Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo "Đặc điểm của quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.13 KB, 6 trang )



Xây dựng pháp luật
Tạp chí luật học số 1/2004 59






ThS. Trơng Hồng Hải *
khi Lut phỏ sn doanh nghip c
Quc hi thụng qua ngy 30/12/1993 n
nay ó gn 10 nm ỏp dng. Bờn cnh nhng
vai trũ tớch cc khụng th ph nhn thỡ ng
thi, t ni dung iu chnh cng nh thc
tin ỏp dng ó bc l khụng ớt bt cp.
gúp phn vo vic ỏnh giỏ cng nh xut
sa i lut phỏ sn doanh nghip hin hnh,
bi vit ny phõn tớch v vn xỏc nh ti
sn ca doanh nghip phỏ sn, mt trong
nhng ni dung phc tp ca phỏp lut phỏ
sn v hin ang cũn nhiu cỏch quan nim
khỏc nhau trong gii nghiờn cu cng nh
qun lớ.
1. c im ca quy ch xỏc nh khi ti
sn phỏ sn trong Lut phỏ sn doanh
nghip ca Vit Nam
Vic xỏc nh khi ti sn ca doanh
nghip l vn mu cht ca Lut phỏ sn
bi suy cho cựng mt doanh nghip cú thuc


phm vi iu chnh ca Lut phỏ sn hay
khụng chớnh l vic cú hay khụng vic mt
kh nng thanh toỏn n n hn. ng thi,
vic gii quyt phỏ sn thc cht cng chớnh
l vic x lớ cỏc mi quan h ti sn gia
doanh nghip ú vi cỏc ch n. Mt khỏc,
vic xỏc nh tỡnh trng ti sn ca doanh
nghip cũn cú ý ngha quan trng trong vic
la chn cỏc gii phỏp thm chớ nh mt s
nc cũn l s la chn mụ hỡnh t tng phỏ
sn thớch hp.
Tu thuc vo iu kin phỏt trin kinh t
- xó hi, truyn thng phỏp lut khỏc nhau m
trong lut phỏ sn ca cỏc nc trờn th gii,
vic xỏc nh khi ti sn phỏ sn cú c
im, khuynh hng khỏc nhau.
Th nht, vic xỏc nh khi ti sn phỏ
sn c cn c vo thi im tin hnh cỏc
th tc gii quyt phỏ sn. Trong lut phỏ sn
ca cỏc nc, thi im c xỏc nh cú hai
trng hp l:
- Khi ti sn phỏ sn ch c tha nhn
n thi im m th tc gii quyt vic phỏ
sn doanh nghip (nh c quy nh trong
lut phỏ sn ca Nht Bn);
- Khi ti sn phỏ sn cũn bao gm c
nhng ti sn phỏt sinh trong quỏ trỡnh gii
quyt phỏ sn (nh c quy nh trong lut
phỏ sn ca Hoa Kỡ, c, Nga, Trung Quc,).
Th hai, vic xỏc nh khi ti sn phỏ

sn cú tớnh n phm vi khụng gian (nguyờn
tc hiu lc lónh th) m ti sn ca doanh
nghip ang hin hu. Trong lut phỏ sn ca
a s cỏc nc hoc khụng cú s gii hn
hoc khụng cú s quy nh v vn ny.
Ngc li, lut phỏ sn ca mt s nc li
ch tha nhn nhng ti sn ca doanh nghip
T

* Ging viờn chớnh B mụn lut kinh t
Hc vin ti chớnh


X©y dùng ph¸p luËt

60

T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004

hiện đang nằm trong phạm vi lãnh thổ của quốc
gia đó (ví dụ: Luật phá sản của Nhật Bản).
Thứ ba, việc xác định khối tài sản phá sản
có tính đến loại hình tài sản hay nguồn tài sản.
Ví dụ: Trong luật phá sản của Hoa Kì, tài sản
của doanh nghiệp được xem xét đó là loại tài
sản hiện có tại thời điểm mở thủ tục, hay tài
sản có được do xiết nợ trong quá trình tiến
hành thủ tục tố tụng… Trong luật phá sản của
các nước như Nga, Đức tài sản của doanh
nghiệp được phân loại là bất động sản hay

động sản, tài sản hữu hình hay tài sản vô
hình…, tính chất sở hữu của nguồn tài sản (ví
dụ: Tài sản của tư nhân hay tài sản công) cũng
là căn cứ quan trọng để đánh giá khối tài sản
trong luật phá sản của nhiều nước.
Thứ tư, khối tài sản phá sản cũng được xác
định trên cơ sở loại trừ (tức không thuộc khối
tài sản phá sản). Có các dạng loại trừ khá phổ
biến trong luật phá sản của các nước là:
+ Thời điểm phát sinh tài sản (luật phá sản
Nhật Bản);
+ Phạm vi không gian tài sản tồn tại (luật
phá sản Nhật Bản);
+ Tính chất sở hữu của tài sản (luật phá
sản Trung Quốc, Nga, Đức);
+ Giá trị tài sản, mục đích, công dụng của
tài sản (luật phá sản Hoa Kì, Đức).
Khối tài sản phá sản quy định trong Luật
phá sản doanh nghiệp của Việt Nam được xác
định là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp hoặc thuộc quyền quản lí của
doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà
nước), bao gồm:
- Tài sản cố định và tài sản lưu động của
doanh nghiệp đang hiện có ở doanh nghiệp;
- Tiền hoặc tài sản góp vốn, liên doanh,
liên kết với cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ
chức khác;
- Tiền hoặc tài sản của doanh nghiệp mà
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác đang nợ

hoặc chiếm đoạt;
- Tài sản mà doanh nghiệp đang cho thuê
hoặc cho mượn;
- Các quyền về tài sản.
Tài sản của doanh nghiệp tư nhân còn bao
gồm cả tài sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân
không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh
doanh (Điều 19 Luật phá sản doanh nghiệp).
So sánh với luật phá sản của nhiều nước
(ví dụ: Luật phá sản của Hoa Kì, Nhật Bản,
Nga,…) cách xác định về khối tài sản của
doanh nghiệp mắc nợ như trên trong Luật phá
sản doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung
có sự tương đồng khá cơ bản thể hiện trên các
mặt:
Về phạm vi khối tài sản phá sản bao gồm
các bộ phận chính như tài sản hiện có tại
doanh nghiệp, tài sản thuộc sở hữu (hoặc quản
lí) của doanh nghiệp đang đầu tư, cho vay,
cho thuê mượn trong các doanh nghiệp, cá
nhân khác và các quyền về tài sản.
Về căn cứ chứng minh tình hình tài sản là
các tài liệu kế toán cũng như các giấy tờ
khác chứng nhận về tài sản của doanh nghiệp
theo pháp luật kế toán và các quy định khác
có liên quan.
Về khối tài sản của doanh nghiệp cũng
như trong luật phá sản của các nước, trong
Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam,
khối tài sản không chỉ bao gồm tài sản thực

có tại thời điểm mở thủ tục giải quyết yêu
cầu phá sản mà còn cả những tài sản và
quyền tài sản phát sinh trong quá trình giải


X©y dùng ph¸p luËt
T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 61

quyết vụ việc.
Tuy nhiên, quy định về khối tài sản phá
sản trong Luật phá sản doanh nghiệp của Việt
Nam cho thấy có một số khác biệt là:
- Việc xác định khối tài sản phá sản theo
phương pháp liệt kê các loại hình tài sản (tài
sản cố định, tài sản lưu động, tiền hoặc tài sản
góp vốn liên doanh…). Cách thức này có ưu
điểm là giúp cho cơ quan tố tụng cũng như
các bên có liên quan đánh giá được cụ thể về
tình hình tài sản của doanh nghiệp, thế
nhưng trên thực tế sự liệt kê đó khó có thể
bao hàm được tính toàn vẹn của khối tài sản
và cũng do đó tạo ra sự khó khăn cho việc
tính toán, kiểm soát và tiến hành phân chia
số tài sản này.
- Việc xác định khối tài sản không có
những quy định rõ ràng và thống nhất những
loại tài sản thuộc diện loại trừ như trong luật
phá sản của nhiều quốc gia.
- Cách quan niệm về khối tài sản phá sản
thể hiện trong Luật phá sản doanh nghiệp của

Việt Nam cũng cho thấy không có sự phân
biệt rõ các khái niệm “Tài sản của doanh
nghiệp” (Điều 19) và “Tài sản còn lại của
doanh nghiệp” (Điều 38, 39). Vấn đề đặt ra là
tài sản còn lại của doanh nghiệp mắc nợ có
phải là hệ quả từ việc tính toán các khoản đã
được loại trừ từ khối tài sản của doanh
nghiệp? Các chuyên gia pháp lí hiện vẫn đang
có sự lúng túng khi xác định sự khác biệt này.
Có quan điểm cho rằng tài sản còn lại được
hiểu chính là tài sản của doanh nghiệp ở thời
điểm doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bao
gồm tài sản thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền
quản lí đối với doanh nghiệp nhà nước) của
doanh nghiệp (được liệt kê tại Điều 19 của
Luật phá sản doanh nghiệp).
(1)
Theo quan
điểm này thì ngay trong quyết định mở thủ
tục tuyên bố phá sản đã ấn định thời điểm
phải ngừng thanh toán nợ và thẩm phán ra
quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp
tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp.
Pháp luật cũng quy định khi phân chia tài sản
còn lại theo danh sách chủ nợ phải có cả tên
của chủ nợ có đảm bảo và chủ nợ không có
đảm bảo. Quan điểm khác lại cho rằng tài sản
còn lại của của doanh nghiệp không bao gồm
tài sản có đảm bảo. Thời điểm ấn định thanh
toán nợ chẳng qua chỉ là biện pháp nhằm để

hạn chế tình trạng tẩu tán tài sản. Việc định
giá các tài sản trong bảng kê tài sản chỉ mang
tính chất tạm thời và tương đối để xác định
các khoản nợ phải trả, phải thu của doanh
nghiệp mắc nợ. Bởi vì, nếu quan niệm tài sản
còn lại bao gồm cả tài sản của doanh nghiệp
phá sản đã được dùng để đảm bảo nghĩa vụ
thì trong trường hợp các tài sản không phải là
tài sản bảo đảm có được sử dụng để thanh
toán thuế không? Rõ ràng nếu sử dụng tài sản
bảo đảm để trang trải cho các chủ nợ không có
đảm bảo thì quyền thu nợ theo tài sản đảm bảo
của chủ nợ có đảm bảo là không hiện thực.
- Một đặc điểm cũng đáng chú ý trong
việc xác định tài sản của doanh nghiệp mắc
nợ theo Luật phá sản doanh nghiệp của Việt
Nam là cách phân biệt tính chất sở hữu của tài
sản. Ở đây chúng tôi muốn đề cập việc xác
định khối tài sản của doanh nghiệp nhà nước
thông qua chế định “quyền quản lí tài sản”.
Song khác với tiêu chí sở hữu trong việc phân
loại tài sản như trong luật phá sản của một số
nước, chẳng hạn trong luật phá sản của Hoa
Kì chủ yếu với ý nghĩa là sự loại trừ những tài


X©y dùng ph¸p luËt

62


T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004

sản của các cá nhân nhằm bảo hộ các nhu cầu
sinh hoạt tối thiểu hoặc các khoản tài chính
mang tính nhân đạo xã hội hay các khoản tài
sản loại trừ liên quan đến các công trình sản
xuất, hạ tầng quan trọng đối với đời sống
công cộng như trong luật phá sản doanh
nghiệp của Nga… Sự phân biệt tính chất tài
sản trong cấu trúc tài sản doanh nghiệp nhà
nước của Việt Nam cho thấy có nhiều điểm
tương đồng với luật phá sản doanh nghiệp của
Trung Quốc, đó là việc quy định mang nặng
dấu ấn của sự bảo hộ đối với phần tài sản
thuộc quyền sở hữu nhà nước. Tuy nhiên,
cũng cần lưu ý là phạm vi đối tượng của việc
xử lí phá sản trong luật phá sản doanh nghiệp
của Trung Quốc chỉ giới hạn đối với các
doanh nghiệp nhà nước để có thể nhận thức rõ
hơn về vấn đề mang tính so sánh này.
Với các quy định về khối tài sản của
doanh nghiệp trong Luật phá sản doanh
nghiệp của Việt Nam được áp dụng trong thời
gian qua đang nổi lên một số vấn đề cần giải
quyết là:
- Việc xác định tài sản của hợp tác xã. Tài
sản của hợp tác xã có nguồn gốc hình thành
chính là tài sản do xã viên đóng góp, tài sản
phát sinh trong hoạt động của hợp tác xã và
tài sản do Nhà nước trợ cấp. Thế nhưng trong

Luật hợp tác xã có quy định là trong mọi
trường hợp, đối với tài sản có nguồn gốc từ
Nhà nước, không được chia cho xã viên mà
phải chuyển giao cho chính quyền địa phương.
Như vậy, phần tài sản này không thể được
xem là một bộ phận của khối tài sản phá sản.
Quy định này đã tạo ra sự mâu thuẫn với
nguyên tắc hợp tác xã là loại chủ thể chịu
trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn
bộ số tài sản thuộc sở hữu của mình (nguyên
tắc trách nhiệm hữu hạn về tài sản).
- Việc xác định tài sản của công ti bot. Tài
sản của loại công ti này có đặc điểm là không
thể “hiện kim” trước mắt mà chỉ thu hồi dần
cho tới lúc đến hạn chuyển giao cho Nhà
nước. Thời gian này kéo dài có khi đến hàng
chục năm. Do đó, việc định giá hay để thanh
toán từ tài sản của công ti là cực kì khó khăn.
Thêm nữa trong trường hợp công ti bị tuyên
bố phá sản thì ai là người quản lí và tiếp tục
khai thác nhằm thu hồi tài sản trong nhiều
năm để trang trải cho các chủ nợ?
- Trường hợp các doanh nghiệp nhà nước,
bên cạnh số tài sản có nguồn gốc từ liên
doanh, góp vốn thì bộ phận tài sản chủ yếu
vẫn là nguồn vốn do Nhà nước giao cho
doanh nghiệp quản lí, sử dụng. Thế nhưng
trên thực tế có nhiều tài sản như trụ sở, nhà
xưởng, đất đai tuy đã thực tế giao cho doanh
nghiệp nhưng chưa hoàn tất thủ tục. Khi thấy

doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà
không có khả năng phục hồi, cơ quan quản lí
cấp trên quyết định thu hồi số tài sản đó để
cấp cho cho các đơn vị khác hoặc không cho
phép hoàn tất thủ tục. Rõ ràng với cách thực
hiện quyền sở hữu như thế đã không tạo ra
được cơ sở ổn định và an toàn cho việc xác
định thực trạng tài sản của doanh nghiệp.
- Đối với các công ti trách nhiệm hữu hạn,
trường hợp trong hồ sơ thành lập công ti có
nhiều thành viên nhưng tài sản thực chất chỉ
thuộc một thành viên. Khi công ti làm ăn thua
lỗ và bị khởi kiện yêu cầu giải quyết phá sản
mới phát sinh tranh chấp giữa các thành viên
với nhau. Thực tế này đã đặt ra rất nhiều khó
khăn cho việc xác định quyền về tài sản cũng


X©y dùng ph¸p luËt
T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 63

như sự định giá tài sản của công ti và của các
thành viên công ti.
(2)

- Đối với các doanh nghiệp tư nhân, xuất
phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm vô hạn
của loại doanh nghiệp này, Luật phá sản
doanh nghiệp quy định tài sản của doanh
nghiệp tư nhân bao gồm cả những tài sản

không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh
doanh. Tuy nhiên, việc giải quyết tài sản của
doanh nghiệp tư nhân trong thủ tục phá sản
hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau.
Ví dụ: Trường hợp những quyền lợi về tài sản
từ tài sản riêng của người chồng (hoặc vợ) hay
của người giám hộ tài sản của trẻ vị thành
niên… có được nhập vào khối tài sản phá sản
để phân chia hay không?
(3)

- Việc xác định tài sản của doanh nghiệp
phá sản hiện nay cũng đang đặt ra vấn đề định
giá giá trị quyền sử dụng đất. Theo pháp luật
Việt Nam, đất đai là tài sản thuộc quyền sở
hữu toàn dân, các doanh nghiệp sử dụng đất
đai với cơ chế bao gồm những thủ tục, trình
tự chặt chẽ không như các loại tài sản thông
thường khác. Song tính đặc thù này cũng đã
tạo ra những trở ngại cho việc xác định tài sản
cũng như việc thực hiện một số biện pháp để
thu hồi tài sản. Ví dụ: Khi xác định giá trị tài
sản của doanh nghiệp để bán đấu giá, tổ quản
lí tài sản phải tiến hành kê biên tài sản. Thế
nhưng việc kê biên tài sản là giá trị quyền sử
dụng đất lại chưa có những quy định cụ thể
như: Ai có quyền định giá giá trị quyền sử
dụng đất; giá đất được quy định theo cơ sở
nào (giá khung của Nhà nước hay giá thị
trường); vai trò của doanh nghiệp trong việc

định giá đất; thành phần chuyên gia định giá
đất; quy chế thu hồi đất;
(4)

2. Những giải pháp hoàn thiện quy chế
pháp lí xác định khối tài sản phá sản
Từ những vấn đề nêu trên về đặc điểm
cũng như hiện trạng áp dụng quy chế pháp lí
về việc xác định khối tài sản phá sản trong
Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam, để
góp phần hoàn thiện quy chế này, tôi xin được
nêu một số những giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, cần quy định rõ về thời điểm
xác định khối tài sản. Như đã đề cập, trên thế
giới hiện nay có hai cách xác định thời điểm
đó là thời điểm mở thủ tục giải quyết phá sản
và một thời điểm nhất định trong quá trình
giải quyết phá sản. Quy định của Luật phá sản
doanh nghiệp của Việt Nam có nhiều nét
tương đồng với khuynh hướng xem khối tài
sản của doanh nghiệp phá sản bao gồm cả
những tài sản phát sinh trong quá trình giải
quyết phá sản. Điều này được coi là thích hợp
với bối cảnh mà cơ chế kỉ luật tín dụng cũng
như kỉ luật hợp đồng còn thấp, tình hình tài
chính doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Với
việc mở rộng thời điểm xác định khối tài sản
phá sản đã tạo ra những cơ hội nhất định cho
việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.
Tuy nhiên, Luật phá sản doanh nghiệp sửa đổi

cần thiết phải có sự ấn định rõ khoảng thời
gian bao lâu sau ngày mở thủ tục phá sản để
giảm bới khó khăn cho công việc đánh giá tình
hình tài sản của doanh nghiệp như hiện nay.
Thứ hai, cần có sự quy định rõ về những
tài sản thuộc diện loại trừ. Những quy định về
diện những tài sản loại trừ khỏi khối tài sản
phá sản trong Luật phá sản doanh nghiệp của
Việt Nam có đặc điểm là không rõ ràng và
nhất là không có nguyên tắc nhất quán. Đây
cũng chính là nguyên nhân dẫn đến không ít


X©y dùng ph¸p luËt

64

T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004

khó khăn cho việc thu hồi và đánh giá hiện
trạng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Ở đây
có một số tiêu chí có thể được vận dụng từ
kinh nghiệm của các nước như đã đề cập:
+ Tính chất sở hữu của tài sản: Trước hết
cần sự quy định thống nhất và minh bạch về
quy chế tài sản nói chung trong doanh nghiệp
nhà nước, điều này sẽ góp phần giải quyết
triệt để sự lẫn lộn giữa cái gọi là tài sản thuộc
quyền sở hữu nhà nước và tài sản của doanh
nghiệp nhà nước như hiện nay trong quy trình

xử lí phá sản. Đối với những tài sản thuộc sở
hữu chung (ví dụ: Sở hữu cộng đồng) có liên
quan đến doanh nghiệp phá sản cũng cần được
quy định cụ thể.
+ Công dụng và giá trị của tài sản: Trong
Luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam chỉ đề
cập vấn đề này trong việc xử lí khối tài sản của
doanh nghiệp tư nhân cho dù trong thực tiễn
giải quyết phá sản các doanh nghiệp lại liên
quan đến hàng loạt các đối tượng mà quyền và
lợi ích tài sản của họ là vấn đề cũng hết sức
nhạy cảm (ví dụ: Một số khoản trợ cấp đối với
người lao động trong doanh nghiệp hoặc những
tài sản gắn liền và đảm bảo cho nhu cầu sinh
hoạt tối thiểu của người lao động).
+ Phạm vi không gian lãnh thổ của tài
sản: Vấn đề đặt ra là tài sản của doanh nghiệp
hiện đang nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt
Nam có nên đưa và phạm vi khối tài sản phá
sản hay không? Các quy định của Nhật Bản là
đáng cân nhắc. Tuy nhiên, chúng ta cũng
không loại trừ những khả năng có được từ
triển vọng thông qua các nỗ lực mở rộng mối
quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là trong lĩnh vực
xây dựng pháp luật cũng như hỗ trợ tư pháp
để giải quyết hiệu quả vấn đề này.
- Cần có sự quy định thống nhất các khái
niệm như “tài sản của doanh nghiệp” và “tài
sản còn lại của doanh nghiệp”. Với cách quy
định như hiện tại có thể hiểu là: Các khái

niệm trên được sử dụng để chỉ (hay xác định)
khối tài sản của doanh nghiệp tương ứng với
từng giai đoạn tố tụng (tức trước và sau thời
điểm thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá
sản). Thế nhưng trong các quy định về việc
xác định khối tài sản phá sản lại hoàn toàn
không thể hiện điều đó. Mặt khác, nếu chúng ta
có hướng chấp nhận việc cải cách thủ tục tố
tụng phá sản với việc thừa nhận có loại thủ tục
thanh lí như trong hầu hết luật phá sản của các
nước trên thế giới thì cách quan niệm như trong
Luật phá sản doanh nghiệp hiện tại càng tỏ ra
không thích hợp. Theo ý kiến chúng tôi cần
thống nhất các khái niệm nêu trên thông qua
một khái niệm thống nhất, ví dụ: Có thể gọi là
“khối tài sản phá sản” nhằm chỉ đề cập sự xác
định đến một phạm vi thống nhất của các loại
hình tài sản của doanh nghiệp mắc nợ./.

(1). Những quan điểm đề cập trong bài viết được trích từ
kỉ yếu trong các hội thảo, toạ đàm về Luật phá sản doanh
nghiệp của Việt Nam thuộc khuôn khổ Dự án Jika (Nhật
Bản), Nhà pháp luật Việt - Pháp, Văn phòng Hội đồng tư
vấn chung ADB, Viện KAS (CHLB Đức).
(2).Xem: Nguyễn Văn Dũng, "Luật phá sản doanh
nghiệp - Những nội dung chủ yếu và một số đề xuất
kiến nghị", H. 2001.
(3).Xem: Nguyễn Việt Vương, "Trình tự, thủ tục pháp
lí của việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp", Luận văn
thạc sĩ luật, Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật,

TP. Hồ Chí Minh, 1996.
(4).Xem: Nguyễn Thị Mai, "Giải quyết phá sản, những
vấn đề pháp luật về đất đai Việt Nam và hướng hoàn
thiện", H. 2001.

×