Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo biện pháp tuấn bản đã sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Chương, ngày 25 tháng 12 năm 2020
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Tên biện pháp: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhận thức và tự giác
chấp hành pháp luật cho học sinh thông qua tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo
chủ đề.
Mã số dự thi:…........
1. Lý do chọn biện pháp
a) Thực trạng
Giáo dục tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên là hoạt động và
nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết đối với nhà trường và toàn xã hội. Tuy nhiên,
trong thực tế hiện nay, thực trạng thiếu kiến thức và vi phạm pháp luật trong thanh thiếu
niên ngày càng gia tăng. Điều này chứng tỏ công tác giáo dục tuyên truyền và phổ biến
pháp luật cịn có những hạn chế và khó khăn cần tháo gỡ.
Ở một khía cạnh khác, thực trạng giờ sinh hoạt cuối tuần vẫn chưa thực sự được
giáo viên khai thác triệt để. Phần đông giáo viên vẫn xem giờ sinh hoạt cuối tuần như là
tiết tổng kết, nhắc nhở các trường hợp vi phạm nội quy làm ảnh hưởng thi đua của lớp.
Điều này lâu dần khiến cho giờ sinh hoạt cuối tuần thường diễn ra trong căng thẳng,
nhàm chán.Thậm chí, có trường hợp giáo viên chủ nhiệm độc thoại, học sinh không
được chủ động bày tỏ ý kiến của mình lâu dần trở nên thụ động cũng như ảnh hưởng
tình cảm giữa thầy và trị.
b) Nguyên nhân
Tiết sinh hoạt cuối tuần (SHCT) là tiết cuối cùng của 1 tuần học nên cả giáo viên
và học sinh đều có tâm lý mệt mỏi, muốn nhanh chóng kết thúc để ra về. Tuy nhiên,
nguyên nhân chính của thực trạng nêu trên vẫn xuất phát từ cách tổ chức tiết sinh hoạt
chưa thực sự hấp dẫn, đôi khi cịn mang tính chất là tiết luận tội khiến học sinh cảm
thấy căng thẳng, lo lắng. Giáo viên chưa khai thác tối đa tiềm năng cũng như chưa đầu
tư đúng mức cho nội dung cho tiết SHCT.
c) Yêu cầu cần giải quyết


Từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên, đòi hỏi phải đổi mới cách thức tổ
chức tiết sinh hoạt cuối tuần, đồng thời tìm ra biện pháp tháo gỡ những hạn chế trong
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh. Sau nhiều trăn trở, nghiên cứu,


tôi đã mạnh dạn thực hiện giải pháp sử dụng giờ SHCT thành tiết sinh hoạt theo chủ đề
trong năm học 2019-2020 trong đó điển hình là việc lồng ghép các chuyên đề giáo dục
nhận thức và tự giác chấp hành luật pháp cho học sinh.
2. Mục tiêu
Thông qua việc tổ chức các tiết sinh hoạt theo chủ đề lồng ghép các chuyên đề giáo
dục nhận thức và tự giác chấp hành luật pháp cho học sinh góp phần đưa pháp luật đến
với những công dân trẻ tuổi bằng con đường nhanh nhất và hiệu quả nhất. Các em được
củng cố những tri thức pháp luật đã học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm
tin pháp luật, đồng thời xây dựng hình thành ở các em lối sống, lao động, học tập theo
pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân.
Bên cạnh đó, việc xây dựng tiết sinh hoạt theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực
sáng tạo của học sinh. Tối ưu hóa vai trị của tiết sinh hoạt lớp, giúp học sinh tiếp cận,
củng cố tri thức toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan
của ngôn ngữ văn bản pháp luật.
Rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp chủ nhiệm: 12C2 năm học 2019-2020.
4. Nội dung, cách thức thực hiện
4.1. Xây dựng kế hoạch
Để hiện thực hóa được các tiết SHCT theo chủ đề, ngay từ đầu năm học tơi đã xây
dựng một chương trình mang tính chất tổng thể cho cả năm học, đi sâu vào từng tháng,
từng tuần. Đánh dấu những mốc quan trọng, những dịp lễ lớn để xây dựng chủ đề có
liên quan.
Sau khi đã có kế hoạch tổng thể, giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh
chịu trách nhiệm từng phần của chủ đề

Nhóm 1: Sưu tầm, tổng hợp những hình ảnh, tư liệu liên quan đến từng chủ đề.
Nhóm 2: Xây dựng kịch bản để thực hiện chủ đề dưới sự hướng dẫn giám sát của
giáo viên.
Nhóm 3: Là nhóm hậu cần, chuẩn bị phơng nền, q tặng, nước uống, vệ sinh
phòng học trước và sau khi sinh hoạt.
Giáo viên có thể luân phiên nhiệm vụ cho các nhóm.
Lưu ý: Để tiến hành tốt giờ sinh hoạt theo chủ đề, các vấn đề về nề nếp, vệ sinh,
nội quy của lớp cần được theo dõi chặt chẽ và xử lý hàng ngày, không để kéo dài đến
cuối tuần.
4.2. Nội dung cụ thể


Biện pháp 1: Giáo dục nhận thức sử dụng mạng xã hội lành mạnh cho học sinh
thông qua tổ chức sinh hoạt theo chủ đề “Thanh niên với mạng xã hội”
a) Mục tiêu:
Học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản về giao tiếp, ứng xử qua mạng
Internet, cách làm chủ bản thân về mặt thời gian khi sử dụng mạng xã hội, ứng phó với
những thơng tin trái chiều, đặc biệt là những thông tin xuyên tạc lịch sử chống phá nhà
nước.
b) Chuẩn bị:
- Máy chiếu, maket cho buổi thảo luận.
- Học sinh tìm hiểu trước các kiến thức về luật An ninh mạng, các ảnh hưởng tích
cực cũng như tiêu cực mà mạng xã hội mang lại.
- Bản thuyết trình bằng hình ảnh qua trình chiếu về thực trạng sử dụng mạng xã hội
hiện nay trong thanh thiếu niên.
- Quà tặng cho đội chiến thắng (đồ dùng học tập hoặc bánh kẹo).
c) Tiến trình thực hiện
Hoạt động 1: Đánh giá, tổng kết tuần qua và phương hướng nhiệm vụ tuần tới
Lớp trưởng hoặc bí thư phụ trách, GVCN tổng hợp, kết luận.
Hoạt động 2: Tiến hành phần thảo luận với chủ đề “Thanh niên với mạng xã hội”

Phần 1: Thuyết trình kết hợp hình ảnh qua các Slide trình chiếu minh họa về thực
trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay của một số bộ phận thanh thiếu niên: chửi bậy, đăng
thông tin thất thiệt, lừa đảo, nghiện mạng xã hội....(Nhóm học sinh phụ trách).
Phần 2: Chơi trị chơi “Hộp q bí ẩn”
-Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các tình huống ứng xử trên mạng xã
hội hoặc luật an ninh mạng. Mỗi câu hỏi ứng với một món q bí mật bên trong hộp.
Thể lệ trò chơi: Sau khi nghe câu hỏi, người có câu trả lời nhanh nhất được giành
quyền trả lời. Trả lời đúng được bấm vào hộp quà và nhận phần quà tương ứng, trả lời
sai, cơ hội thuộc về người khác.
Phần 3: Giáo viên tổng kết, nhận xét về buổi thảo luận.
d) Kết quả:
- Về phía học sinh, qua tiết sinh hoạt, hầu hết các em đã rút ra cho mình được
nhiều bài học về ứng xử qua mạng xã hội, biết cách sử dụng mạng xã hội để phục vụ
nhu cầu học tập và giải trí. Các em cũng được trang bị các kiến thức về luật an ninh
mạng từ đó tránh những việc làm mà trước đây các em không hiểu là vi phạm pháp luật
như: tự ý đăng hình người khác, tung tin thất thiệt…Các kiến thức này được phổ biến


một cách tự nhiên, khơng gị bó qua trị chơi nên đạt hiệu quả rất cao. Đồng thời, các em
còn được củng cố khả năng thuyết trình, làm việc nhóm
- Về phía giáo viên với biện pháp tổ chức trị chơi, giáo viên đã biến giờ sinh hoạt
nhàm chán trở nên sôi động, thu hút tất cả các em học sinh tham gia , cung cấp cho học
sinh nhiều kiến thức, kĩ năng cần thiết khi tham gia mạng xã hội.
Biện pháp 2: Giáo dục ý thức tự giác chấp hành các quy định về pháo nổ cho học
sinh thông qua tổ chức sinh hoạt theo chủ đề: “Tết và pháo nổ”
a) Mục tiêu
- Học sinh hiểu được tác hại của việc tàng trữ, vận chuyển và đốt pháo nổ.
- Ngăn ngừa các hành vi sai phạm về pháo trong học sinh như mua bán và đốt pháo
đảm bảo một cái Tết an toàn và lành mạnh.
- Sau buổi sinh hoạt, mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong

việc vận động mọi người chấp hành các quy định về pháo nổ.
b) Chuẩn bị:
- Máy chiếu, maket cho buổi thảo luận.
- Tìm hiểu các kiến thức về tác hại của pháo nổ.
- Quà tặng cho đội chiến thắng (đồ dùng học tập hoặc bánh kẹo).
c) Tiến trình thực hiện
Hoạt động 1: Đánh giá, tổng kết tuần qua và phương hướng nhiệm vụ tuần tới
Lớp trưởng , lớp phó học tập hoặc bí thư phụ trách, GVCN tổng hợp, kết luận.
Hoạt động 2: Tiến hành phần thảo luận với chủ đề “Tết và pháo nổ”
Phần 1:
Xem 1 đoạn phim ngắn do nhóm học sinh biên tập, tổng hợp từ các video về tác
hại của pháo nổ, nguồn từ các kênh ANTV, Tuổi Trẻ, Thanh Niên phát trên Youtube
như: Thảm cảnh trong vụ trẻ em chế pháo gây nổ lớn chết người ở Hà Tĩnh, Ra oai
bằng cách đốt pháo và những hậu quả khơng thể đau lịng hơn, Mua bán pháo nổ bị xử
lý như thế nào.....
Phần 2: Chơi trò chơi “Tiếp sức ”
Dán 4 tờ giấy A4 lên bảng, cách đều nhau, mỗi tờ tương ứng một tổ.
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên trong tổ lần lượt chạy lên viết các tác hại
của pháo nổ vào tờ giấy của tổ mình. Sau thời gian 3 phút, cả 4 tổ dừng lại để ban giám
khảo (GVCN-bí thư-lớp trưởng) kiểm tra, cơng bố kết quả từng tổ. Tổ viết nhiều tác hại
nhất được nhận phần thưởng từ ban tổ chức là 10 quyển vở ứng với số thành viên của
tổ.
Phần 3: Ký cam kết không sử dụng pháo nổ.


Phần 4: Giáo viên tổng kết, nhận xét về buổi thảo luận.
d) Kết quả:
- Với cách tổ chức như trên, sau buổi sinh hoạt các em đã có cái nhìn đúng đắn và
ấn tượng sâu sắc với tác hại của pháo nổ, tránh chủ quan gây hậu quả khó lường về
người và của. Các em cũng nắm được các kiến thức pháp luật quy định đối với các hành

vi mua bán, tàng trữ và đốt pháo nổ.
Biện pháp 3: Giáo dục ý thức tự giác chấp hành các quy định về ATGT cho học
sinh thông qua tổ chức sinh hoạt theo chủ đề “Thanh niên với ATGT”
a) Mục tiêu
- Góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường cho học sinh nhằm
nâng cao ý thức chấp hành và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thơng.
- Hạn chế tối đa tình trạng học sinh vi phạm an tồn giao thơng.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo cho học sinh.
b) Chuẩn bị
- Máy chiếu, maket cho buổi thảo luận.
- Đoạn tiểu phẩm ngắn về ATGT.
- Quà tặng cho đội chiến thắng (đồ dùng học tập hoặc bánh kẹo).
c) Tiến trình thực hiện
Hoạt động 1: Đánh giá, tổng kết tuần qua và phương hướng nhiệm vụ tuần tới
Lớp trưởng hoặc bí thư phụ trách, GVCN tổng hợp, kết luận.
Hoạt động 2: Tiến hành phần thảo luận với chủ đề “Thanh niên với ATGT”
Phần 1: Nhóm phụ trách diễn tiểu phẩm ngắn “Trách ai bây giờ”. Nội dung tiểu
phẩm nói về 3 bạn học sinh uống rượu với nhau trong quán nhậu. Sau khi ra về đi lạng
lách, đánh võng. Khi cơng an u cầu xuất trình giấy tờ thì cả 3 bạn đều khơng có bằng
lái xe, khơng đội mũ bảo hiểm.
Phần 2: Phân tích tình huống
-Trả lời câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến tình huống trong tiểu phẩm nói trên.
Ví dụ: Ba bạn học sinh trên đã mắc những lỗi vi phạm giao thông nào?
A. Không đội mũ bảo hiểm và sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
B. Chở quá số người quy định.
C. Khơng có giấy phép lái xe.
D. Tất cả các ý trên.
- Sau khi nghe câu hỏi, tổ có câu trả lời nhanh nhất được giành quyền trả lời. Trả
lời đúng được 10 điểm, trả lời sai, cơ hội thuộc về tổ khác.



- Kết thúc phần thi, ban giám khảo tổng kết số điểm của mỗi tổ, trao giải NhấtNhì cho 2 tổ có kết quả cao nhất.
Phần 3:Giáo viên tổng kết, nhận xét về buổi thảo luận.
d) Kết quả:
- Với cách tổ chức bằng phương pháp đóng vai, các em biết đặt mình vào tình
huống để hiểu rõ hơn về luật ATGT. Trong và sau tiết sinh hoạt các em rất hào hứng
phân tích các lỗi sai của tình huống giao thơng nói trên, qua đó, khắc sâu các kiến thức
về quy định về ATGT, tránh những lỗi vi phạm mà các e vẫn hay mắc hàng ngày như
không đội mũ bảo hiểm, sử dụng xe gắn máy khi chưa có giấy phép lái xe….
5. Hiệu quả
a) Đối với giáo viên
Thông qua cách tổ chức tiết sinh hoạt theo chủ đề như đã trình bày ở trên, người
GVCN đã làm tốt vai trò là nhà giáo dục chuyên nghiệp phát triển toàn diện cho học
sinh bằng năng lực tư duy và năng lực hành động, tạo ra cơ hội cho học sinh hoạt động
và giao lưu trong lớp học. Ngoài ra, cịn giúp nhà trường giảm bớt khó khăn, vướng mắc
trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, từ đó hạn chế tối đa số lượng học sinh vi
phạm pháp luật.
b) Đối với học sinh
Học sinh được củng cố những tri thức pháp luật đã học trong chương trình, bồi
dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời xây dựng, hình thành lối sống, học tập,
lao động theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người
công dân. Thông qua các hoạt động trong tiết sinh hoạt, học sinh còn được phát huy vai
trị là chủ thể tích cực, sáng tạo, biết tự học, tự hồn thiện bản thân thành người cơng
dân gương mẫu có ích cho xã hội.
c) Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới
Biện pháp tổ chức giờ sinh hoạt cuối tuần thành tiết sinh hoạt theo chủ đề đáp ứng
yêu cầu hình thành và phát triển 5 phẩm chất của người học sinh được quy định trong
chương trình giáo dục phổ thông mới: nhân ái, yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách
nhiệm. Bên cạnh đó, thơng qua các phương pháp thực hiện như: pp thuyết trình, tiếp
sức, pp đóng vai…. cũng phát huy tính tích cực, sáng tạo, kĩ năng làm việc nhóm cho

các em, giúp các em biết xây dựng các mối quan hệ xã hội, có cá tính, biết sống và làm
việc theo pháp luật.
d) Kết quả cụ thể
Trước khi áp dụng biện pháp, các giờ sinh hoạt thường diễn ra trong sự uể oải hoặc
căng thẳng. Cả lớp hầu như nằm gục đầu trên bàn chờ hết tiết để ra về. Từ đó, khiến tâm


lý của học sinh trở nên chán nản, thậm chí tình cảm cơ trị cũng bị ảnh hưởng, nề nếp
cũng như phong trào học tập của lớp khơng có dấu hiệu tiến bộ.
Kể từ khi áp dụng biện pháp đổi mới tiết sinh hoạt cuối tuần, khơng khí của lớp
thay đổi một cách tích cực. Tiết sinh hoạt cuối tuần được các em chuẩn bị chu đáo và
mong chờ, lớp học ln vui vẻ, đồn kết. Tình cảm cơ trị gần gũi và gắn bó hơn. Từ đó
tạo hiệu ứng thúc đẩy các em học tập và lao động theo hướng tích cực mang lại kết quả
cao cuối năm học.
e) Khả năng phát triển, mở rộng vận dụng của biện pháp
Giải pháp tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo các chủ đề có thể áp dụng cho tất cả
các lớp và các tuần trong tháng với nhiều chủ đề có ý nghĩa thiết thực như: Tri ân thầy
cơ, Uống nước nhớ nguồn, Phịng chống tai nạn đuối nước, Tình u tuổi học trị, Hát
cho nhau nghe…Trong đó, tùy tình hình thực tiễn của lớp và nhà trường mà GVCN có
thể lựa chọn phương pháp triển khai phù hợp. Nếu cơ sở vật chất tốt có thể sử dụng máy
chiếu, nếu khơng các phương pháp đóng vai, trả lời câu hỏi tình huống v..v..là những
gợi ý tốt.
6. Minh chứng
a) Thực hiện chủ đề “ Thanh niên với mạng xã hội”

Thuyết trình về tác hại, ảnh hưởng của mạng xã hội

Câu hỏi phần thi “ Hộp quà bí mật”
b) Thực hiện chủ đề “ Tết và pháo nổ”



Xem phim tài liệu về tác hại của pháo nổ

Các tổ chơitrò chơi : Tiếp sức

Đội chiến
nhận phần
quyển vở
c)
đề “ Thanh
ATGT”

thẳng được
thưởng là 10

Thực hiện chủ
niên với


Tiểu phẩm : Trách ai bây giờ?

Câu hỏi phân tích tình huống
d) Minh chứng về hiệu quả của biện pháp
- Trước khi áp dụng biện pháp (Học kỳ 1)
+) Kết quả thi đua của lớp:
Các mốc thời gian
XL Thi đua (thứ hạng)

Đợt 1
Từ 5/9 - 30/10

6

Đợt 2
Từ 1/11 - 31/12
4

+) Kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểmHọc kỳ 1 năm học 2019– 2020 (sĩ số 37)
Xếp loại
Học lực + HK
Giỏi – Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Học lực
Số lượng
30
7
0
0
0

%
81,08%
18,92%
0%
0%
0%


Hạnh kiểm
Số lượng
%
32
86,49%
5
13,51%
0
0%
0
0%

+) Tình hình khác
- 2 học sinh vi phạm ATGT khơng đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện.
- Nhiều em thường xuyên sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng chất lượng học tập và chất
lượng cuộc sống.
-Sau khi áp dụng biện pháp (Học kỳ 2)


+) Kết quả thi đua của lớp
Các mốc thời
gian
XL Thi đua
(thứ hạng)

Đợt 3
Từ 15/1-26/3
1

Đợt 4

Từ 26/3 – 25/5
1

+) Kết quả học lực và hạnh kiểm cuối năm học 2019- 2020
Xếp loại

Học lực
Số lượng

Giỏi – Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

35
2
0
0
0

%
94,60%
5,40%
0.00%
0.00%
0.00%

Hạnh kiểm
Số lượng

%
37
100.00%
0
0%
0
0%
0
0%
0
0%

+) Tình hình khác
-Kết quả xếp loại cuối năm của lớp: Thứ 1/15 khối lớp chọn.
-Giải nhì văn nghệ nhân ngày 20/11.
-Giải nhất KHKT cấp trường và tham gia cuộc thi KHKT cấp tỉnh.
-Khơng có học sinh vi phạm về an tồn giao thơng và an tồn pháo nổ.
-Khơng có học sinh gây gổ, đánh nhau, bỏ học.
-Khơng có học sinh tham gia bình luận chia sẻ những nội dung xấu, chống phá nhà nước.
-Kết quả thi Đại học nhiều em đạt điểm cao.
-Có 2 học sinh vinh dự được kết nạp Đảng.

Một số hình ảnh về hoạt động của lớp 12C2 trong năm học 2019-2020


Giải nhì văn nghệ - tháng 11/2019

Dự thi KHKT cấp tỉnh, tháng 12/2019

Vinh dự được kết nạp vào Đảng CSVNTuân thủ phòng chống CoVid


Đội tuyển HSG cấp tỉnh đi tham quan Lăng Bác Học sinh đạt điểm cao trong kì thi TN THPT


Tổng kết năm học 2019-2020 của lớp 12 C2
7. Kết luận
Trên đây là giải pháp sử dụng giờ sinh hoạt cuối tuần theo chủ đề nhằm nâng cao nhận thức
và tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh. Trong q trình thực hiện, vẫn cịn những điều
cần rút kinh nghiệm, bổ sung và chỉnh sửa. Rất mong được sự góp ý của các anh chị em
đồng nghiệp để giải pháp được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA BGH
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Khắc Điệp

Thanh Chương, ngày 25 tháng 12 năm 2020
Người viết báo cáo

Hoàng Thị Minh Tuấn



×