Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Bộ môn Tài Chính Quốc Tế
Bài nghiên cứu 2:
Việc cho vay của Ngân hàng
trong thời kỳ khủng hoảng tài chính
2008
GVDH: Lê Thị Hồng Minh
SVTH: Nhóm 2 – NH 10
TP. Hồ Chí Minh, 2010
Lời phê của Giảng viên
DANH SÁCH NHÓM
2
STT Họ và tên Lớp Điểm
1 Phạm Mạnh Hiếu NH 10
2 Hứa Nguyễn Thanh Nguyên NH 10
3 Nguyễn Thị Bích Vân NH 10
4 Phan Thị Ngọc Tâm NH 11
5 Nguyễn Hoàng Thiện NH 11
3
MỤC LỤC
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1
A.NỘI DUNG CHÍNH: 5
Tóm tắt 5
2. Dữ liệu: 8
3.Nhân tố cơ bản : 9
4. Những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng:
15
5. Nhận xét cuối cùng 21
B.PHẦN BỔ SUNG 22
1.NHTW các nước hành động như thế nào trong khủng hoảng : 22
2.Bức tranh ngân hàng một năm sau khủng hoảng: 25
3.Tác động của khủng hoảng kinh tế Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam: 27
C.GIẢI THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT & THUẬT NGỮ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
BẢNG BIỂU 33
4
A. NỘI DUNG CHÍNH:
Việc cho vay của ngân hàng suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008
Victoria Ivashina
Trường Đại học kinh doanh Harvard
David Scharfstein
Trường Đại học kinh doanh Harvard và NBER
Phiên bản trước: Tháng 12 năm 2008
Phiên bản này: Tháng 7 năm 2009
Tóm tắt
Tài liệu này cho thấy các khoản vay mới của những người đi vay lớn giảm 47% trong thời kỳ
cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính (quý tư năm 2008) so với quý trước và giảm 79% so với
đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng (quý 2 năm 2007) . Sự cho vay mới dùng để đầu tư thực (như là
vốn kinh doanh và chi tiêu vốn) chỉ giảm 14% trong quý cuối năm 2008, nhưng gần như thu hẹp
dần những khoản vay mới cho việc tái cấu trúc (LBOs, M & A, mua lại cổ phần) liên quan đến
đỉnh điểm của cuộc bùng nổ tín dụng. Sau thất bại của Lehman Brothers trong tháng 9/2008 đã có
một nhu cầu lớn các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, gây khó khăn cho các ngân hàng tái đầu tư các
khoản nợ ngắn hạn của họ. Chúng tôi cho thấy rằng có một nhu cầu rút tiền lớn của những người đi
vay, những người đã rút những hạn mức tín dụng của họ, dẫn tới việc tăng đột biến các khoản vay
thương mại và công nghiệp được công bố trong bảng cân đối của ngân hàng. Chúng tôi khảo sát
xem liệu có phải sự căng thẳng trên tính thanh khoản của ngân hàng đã dẫn đến việc họ phải cắt
giảm cho vay. Đặc biệt, chúng tôi thấy rằng các ngân hàng sẽ cắt giảm các khoản cho vay ít hơn
nếu họ tiếp cận các khoản tiền gửi tốt hơn và không phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn. Chúng
tôi cũng cho rằng các ngân hàng dễ gặp nguy hiểm với việc giải ngân hạn mức tín dụng, vì họ với
Lehman Brothers đồng cung cấp nhiều những hạn mức tín dụng đã làm giảm một lượng lớn các
khoản cho vay của họ.
Chúng tôi rất biết ơn những bình luận hữu ích của Ricardo Caballero, Shawn Cole, Itay Goldstein,
Gary Gorton, Anil Kashyap, Bill Keaton, Arvind Krishnamurthy, Hamid Mehran, Michael Roberts,
Jeremy Stein, Phil Strahan, Amir Sufi, và những người tham gia hội thảo tại Harvard, cuộc họp
thường niên AEA, Darden, Chicago (Booth), NYU (Stern), MIT (Sloan), Đại học Amsterdam,
Columbia, LBS, LSE, Imperial College London, New York Fed, Hội thảo Southwind và Hội nghị
IDC. Chúng tôi cảm ơn Chris Allen đã trợ giúp với các dữ liệu, và Bộ phận nghiên cứu tại trường
kinh doanh Harvard hỗ trợ nghiên cứu.
5
1. Giới thiệu
Các ngân hàng rơi vào khủng hoảng vào năm 2008, đã đẩy các nền kinh tế trên toàn thế giới
vào suy thoái nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này đã được bắt nguồn từ sự bùng nổ tín dụng và
lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2007, theo sau là sự mất kiểm soát của các khoản thế chấp dưới
chuẩn (sub-prime) và tất cả các loại sản phẩm chứng khoán. Điều này lần lượt làm suy sụp và làm
tăng mối quan tâm về khả năng thanh toán và thanh khoản của các tổ chức tài chính, dẫn đến hoảng
loạn toàn hệ thống ngân hàng sau thất bại của Lehman Brothers và Washington Mutual, và chính
phủ tiếp quản Fannie Mae, Freddie Mac và AIG. Mặc dù hoảng loạn giảm xuống trong nửa đầu
tháng 10 sau khi một loạt các hành động của chính phủ để thúc đẩy tính thanh khoản và khả năng
thanh toán của ngành tài chính, giá của hầu hết các loại tài sản và hàng hóa giảm mạnh, chi phí vay
mượn của công ty và ngân hàng tăng đáng kể, và thị trường tài chính đã nhanh chóng bay hơi đến
mức chưa từng thấy.
Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của cuộc hoảng loạn ngành ngân hàng
về việc cung cấp tín dụng cho khu vực doanh nghiệp. Hướng tới mục đích này, chúng tôi kiểm tra
dữ liệu trên các khoản vay tổ hợp - các khoản vay ngân hàng, mà trong đó một ngân hàng chủ trì
“originates” một khoản cho vay và liên kết với các tổ chức tài chính khác để chia sẻ một phần của
khoản vay. Thị trường này phát triển hơn ba mươi năm qua như là phương tiện chính mà qua đó
các ngân hàng cho vay đối với các tập đoàn lớn. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm các thể chế phi
ngân hàng khác - những ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs và các công ty tài chính như GE
Capital - cũng như nhà đầu tư thuộc chính phủ như cho vay cầm cố (CLOs), các quỹ phòng chống
rủi ro, các quỹ tương hổ, các công ty bảo hiểm, và quỹ hưu trí. Như vậy, thị trường cho vay được
xem là một phần của hệ thống “shadow banking” đã phát triển hơn ba thập kỷ qua (Gorton, 2009).
Chúng tôi bắt đầu ghi nhận rằng nguồn cung cho vay đồng tài trợ bắt đầu suy giảm vào giữa
năm 2007, và suy giảm nhanh trong suốt thời kỳ khủng hoảng ngành ngân hàng bắt đầu vào tháng
9 năm 2008. Khối lượng cho vay trong quý IV năm 2008 (2008:Q4) là thấp hơn 47% so với quý
trước và thấp hơn 79% ở đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng (2007: Q2). Hoạt động cho vay đã giảm
trên tất cả các loại hình cho vay: cấp độ đầu tư và không đầu tư; thời hạn vay và các hạn mức tín
dụng; và chúng được dùng để tái cấu trúc doanh nghiệp cũng như chúng được sử dụng cho mục
đích chung của công ty và vốn lưu động.
Trong khi các khoản cho vay đồng tài trợ giảm, các khoản vay thương mại và công nghiệp (C
& I) trên bảng cân đối tổng hợp của khu vực ngành ngân hàng Mỹ thực sự tăng khoảng 100 tỉ USD
từ tháng 9 đến giữa tháng 10/2008, từ một con số ban đầu vào khoảng 1500 tỉ USD (Chari,
Christiano, và Kehoe, 2008). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự gia tăng này đã không được thúc
đẩy bởi sự gia tăng trong các khoản vay mới, mà là do sự gia tăng các khoản giải ngân của công ty
đi vay trên hạn mức tín dụng hiện tại (các cam kết đầu tiên bởi các ngân hàng cho vay đối với các
tập đoàn quy định mức cho vay và mức giới hạn cho vay). Chỉ từ thông tin từ các tài khoản, chúng
tôi có thể xác định các khoản giải ngân vào khoảng 26,8 tỉ USD, chiếm khoảng 25% tổng số gia
tăng các khoản vay C & I được báo cáo trên bảng cân đối tài khoản ngân hàng. Trong hầu hết
trường hợp, các công ty tuyên bố rằng họ đã vạch ra các hạn mức tín dụng của họ để đảm bảo rằng
họ có quyền tiếp cận với các quỹ tại một thời điểm khi có sự quan tâm lớn về khả năng thanh toán
và thanh khoản của ngân hàng. Ví dụ, tập đoàn Dana, một nhà sản xuất phụ tùng xe lớn, mô tả
quyết định của mình để vạch ra các hạn mức tín dụng của họ như là " Đảm bảo sự tiếp cận tính
thanh khoản của chúng tôi đến phạm vi đầy đủ nhất có thể tại thời điểm nhọc nhằng của thị trường
vốn."
1
1
Dana Holding Corp. 8-K report, 2 tháng 10 năm 2008
6
Những khoản giải ngân này là một phần của việc "sự rút tiền hàng loạt" ở các ngân hàng
xảy ra ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng. Không giống như sự việc rút tiền hàng loạt ở các ngân
hàng trước đây – được thúc đẩy bởi những người gửi tiền không có đảm bảo khi mà họ không có
bảo đảm tiền gửi – sự việc đổ xô rút tiền hàng loạt ở ngân hàng này đã được thúc giục bởi những
người cho vay ngắn hạn, các bên đối tác và những người đi vay đã quan tâm về tính thanh khoản và
khả năng thanh toán của ngành ngân hàng.
2
Những người nắm giữ thương phiếu không được bảo đảm từ chối đàm phán về các khoản nợ
của họ, trong khi những người cho vay lại và các đối tác kinh doanh yêu cầu nhiều tài sản thế chấp
hơn để bảo đảm cho các khoản cho vay và mậu dịch, tất cả đều đó làm cạn kiệt tính thanh khoản
toàn hệ thống (Brunnermeier, 2009; Gorton, 2009). Những người đi vay mà đã vạch ra những hạn
mức tín dụng của họ cũng là một phần của sự việc rút tiền hàng loạt này và cũng làm giảm tính
thanh khoản của ngành ngân hàng.
Tài liệu này xem xét tác động của sự việc Ngân hàng này quản lý việc cho vay. Hướng tới
mục đích này, chúng tôi khai thác các biến đổi trong cấu trúc nợ của những ngân hàng để nhận biết
được các ngân hàng dễ bị ảnh hưởng hơn trong việc điều hành. Chúng tôi tập trung vào hai yếu tố:
phạm vi mà một ngân hàng được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn hơn là tiền gửi được bảo hiểm
và sự rủi ro tài chính của nó đối với việc giải ngân hạn mức tín dụng.
Trước hết chúng tôi đã chứng minh rằng những ngân hàng nhận khoản tài trợ tiền gửi nhiều
hơn sẽ cắt giảm khoản cho vay đồng tài trợ ít hơn là những ngân hàng không nhận các khoản tài trợ
từ nguồn quỹ ổn định này. Một ngân hàng với tỷ lệ tiền gửi trên tài sản trung bình giảm số lượng
của nguồn cho vay bằng 36% trong giai đoạn giữa tháng 8 và tháng 12 năm 2008 so với năm trước.
Tuy nhiên, một ngân hàng với một tỷ lệ tiền gửi trên tài sản có độ lệch chuẩn dưới trung bình giảm
nguồn cho vay của nó 49%, trong khi một ngân hàng với tỷ lệ tiền gửi có một độ lệch chuẩn trên
mức trung bình chỉ giảm 21% nguồn cho vay của nó. Qua lịch sử các cuộc khủng hoảng ngân hàng
bị gây ra bởi sự rút tiền gửi tiết kiệm ồ ạt, thật là mỉa mai rằng các ngân hàng với những khoản tiền
gửi tiết kiệm nhiều hơn (mặc dù phần lớn trong số đó bây giờ được bảo hiểm) đã ít bị ảnh hưởng
bất lợi do cuộc khủng hoảng ngân hàng.
Vấn đề quan tâm thứ hai của chúng tôi là về tác dụng của việc giải ngân hạn mức tín dụng
hoặc mối đe dọa của việc giải ngân các khoản vay tổ hợp. Thật không may, chúng tôi không trực
tiếp quan sát việc giải ngân hạn mức tín dụng. Việc phân tích thêm phức tạp hơn bởi thực tế là các
ngân hàng mở rộng thêm các hạn mức tín dụng thì thiên về tài trợ cho họ bằng các khoản tiền gửi.
Điều này đã được thể hiện trong lý thuyết và công tác thực nghiệm của Kashyap, Rajan và Stein
(2002) và Gatev và Strahan (2006). Do đó, các ngân hàng với rủi ro giải ngân hạn mức tín dụng lớn
hơn thì ít có rủi ro rút tiền hàng loạt của các chủ nợ ngắn hạn. Điều này gây khó khăn để nhận ra
một hiệu ứng độc lập của việc giải ngân hạn mức tín dụng. Cách tiếp cận của chúng tôi là để kiểm
tra ảnh hưởng của việc giải ngân hạn mức tín dụng không mong muốn. Đặc biệt, chúng tôi cho
rằng các ngân hàng mà đồng cung cấp hạn mức tín dụng với Lehman Brothers đã có nhiều kinh
nghiệm trong việc giải ngân các khoản tín dụng lớn sau thất bại của Lehman. Những cam kết sẽ có
được hồi đáp bởi Lehman và sau đó sẽ phải được hồi đáp bởi các thành viên khác trong hiệp hội, và
các hạn mức tín dụng với Lehman trong hiệp hội đó sẽ có nhiều khả năng bị rút ra. Thật vậy, chúng
tôi thấy rằng các ngân hàng đồng cung cấp một phần lớn hơn các hạn mức tín dụng của họ với
Lehman, giảm việc cho vay của họ nhiều hơn. Điều thú vị là chúng tôi không tìm thấy một sự giảm
lớn hơn trong cho vay, nếu một ngân hàng đồng cung cấp nhiều các khoản cho vay với Lehman,
2
Nợ ngắn hạn bao gồm Repos. Xem Gorton và Metrick (2009) cho mô tả của họ về "run on repo" trong cuộc khủng
hoảng
7
cho rằng đó là việc giải ngân hoặc là sự đe dọa của việc giải ngân đem lại tác động, không liên
quan với chính Lehman.
Những phát hiện này là phù hợp với sự suy giảm trong việc cung cấp nguồn tài trợ như là kết
quả của việc rút tiền hàng loạt tại ngân hàng. Tuy nhiên, tại cùng thời điểm sự suy thoái kinh tế -
mà Cục nghiên cứu Quốc gia được ghi vào 12/2007 - cũng như viễn cảnh của một cuộc suy thoái
sâu hơn, ngay cả khi cuộc khủng hoảng nổ ra, cũng có khả năng giảm nhu cầu về tín dụng. Trong
khi đó một sự suy giảm trong nhu cầu có thể giải thích sự suy giảm tổng thể trong cho vay suốt thời
kỳ khủng hoảng, nó cũng phải giải thích lý do tại sao nhiều ngân hàng yếu kém cắt giảm cho vay
nhiều hơn những đối tượng khác. Một khả năng là những ngân hàng này có xu hướng để cho các
công ty vay khi mà nhu cầu vay đã giảm hơn trong cuộc khủng hoảng. Ví dụ, các ngân hàng đầu tư,
mà không tài trợ bằng các khoản tiền gửi, có thể cho vay nhiều hơn cho hoạt động mua lại. Nếu
nhu cầu về tài chính đã giảm nhiều trong thời gian khủng hoảng thì việc nghiên cứu của chúng tôi
sẽ là kết quả của một cú sốc về nhu cầu hơn là cung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng kết quả là
tiếp tục giữ cho các ngân hàng thương mại và cho những khoản vay không được dùng cho việc
mua lại. Đây là một trong một số giải thích có thể thay thế mà chúng tôi khám phá. Và trong khi
chúng tôi trình bày bằng chứng cho thấy là không phù hợp với các cách giải thích khác chúng tôi
không thể chứng minh rằng các cú sốc trong cung ứng là không tương quan với nhu cầu vay tiền.
Bài báo này được sắp xếp như sau. Mục 2 mô tả ngắn gọn các dữ liệu. Mục 3 trình bày các
thông tin cơ bản về cho vay của toàn thể ngân hàng về nhiều loại hình cho vay, và các tài liệu quan
trọng của việc tiết giảm các hạn mức tín dụng. Mục 4 trình bày những sự suy thoái điển hình và
mục 5 là kết luận.
2. D ữ liệu:
Dữ liệu dùng cho cuộc phân tích của chúng tôi thì được lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu của những
ngân hàng cho vay lớn
3
. Hầu hết những khoản nợ này được cung cấp qua các hiệp hội, điều đó có
nghĩa là được bắt đầu bởi 1 hoặc nhiều ngân hàng (kể cả các ngân hàng thương mại và các ngân
hàng đầu tư) và được bán cho hiệp hội của các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư khác, đáng chú
ý là những danh mục trái khoán (CDOs) cũng như các quỹ phòng chống rủi ro, các công ty bảo
hiểm, quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí. Kích cỡ trung bình của những khoản nợ giữa năm 2000 và 2006
là 467 triệu USD, đa số là 185 triệu USD và 90% các khoản là lớn hơn 20 triệu USD. Những người
đi vay thì có mức thu nhập trung bình khoảng 3.2 tỷ USD, đa số là 0.5 tỷ USD.
Những tin tức được đưa ra từ dữ liệu của DealScan thì khác với tin về các khoản nợ C&I
được báo cáo bởi hội đồng dữ trữ liên bang của chính phủ (FRB) qua 2 cách chính sau. Trước tiên,
chủ yếu DealScan bao gồm các khoản vay tổ hợp, trong khi dữ liệu FRB thì còn bao gồm cả các
khoản nợ tư nhân. Thứ hai, DealScan báo cáo tổng phát hành nợ mà không để tâm tới người nắm
giữ sau cùng của các khoản nợ (bao gồm các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng nước ngoài và các tổ
chức phi ngân hàng), trong khi dữ liệu FRB chỉ báo cáo các khoản nợ C&I trên bản báo cáo tài
chính theo quy định các ngân hàng
4
. Do đó, đã có sự chồng chéo nhau giữa dữ liệu của FRB và
3
Một bài dịch gần đây của tờ giấy này đã bao gồm 1 sự điều chỉnh trễ của việc báo cáo trong dữ liệu của DealScan.
Tuy nhiên, chúng tôi đã phóng đại việc báo cáo muộn này. Chúng tôi có thể thừa nhận sự khẳng định của DealScan về
việc báo cáo muộn thì không quan trọng,bằng cách tải dữ liệu từ những điểm khác nhau và việc xác nhận đó cũng
không có sự khác biệt đáng kể trong số liệu từ cơ sở dữ liệu. Do đó, chúng tôi không phải điều chỉnh thêm nữa cho việc
trễ không quan trọng của báo cáo.
4
Dựa theo dữ liệu từ chương trình Shared National Credit (SNC)
(www.federalreserve.gov/newsevents/press/bcreg/20081008a.htm), trong năm 2007, gần 58% của toàn bộ lời cam kết
đã được rút lại bởi các cơ quan tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên không kể đến các công ty tài chính, các cơ quan tài
8
DealScan, nhưng mỗi tập hợp dữ liệu thì chỉ chiếm 1 phần nhỏ của các khoản nợ tập thể ở Mỹ.
Trong khi chúng tôi thì không có dữ liệu trên các khoản nợ tư nhân nhỏ, những khoản nợ trong bản
mẫu của chúng tôi chiếm một phần lớn các khoản nợ chưa trả ngân hàng. Trong thực tế, giá trị của
các khoản nợ chưa trả trong mẫu của chúng tôi thì vượt quá giá trị của các khoản nợ C&I trên bản
báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại
5
.
Thêm vào các sự khác biệt của những tin tức này, 2 tập hợp dữ liệu thì khác nhau về tiêu
chuẩn đánh giá trong bản báo cáo tài chính về các khoản nợ C&I của FRB, trong khi dữ liệu của
DealScan bắt nguồn từ tiêu chuẩn của các khoản nợ mới phát sinh. Chúng tôi sẽ thấy được sự thiếu
chuyên môn trong tiêu chuẩn đánh giá bản báo cáo tài chính của FRB, chính nó đã làm khó khăn
trong việc phân loại các khoản cho vay mới từ việc giải ngân trên các khoản nợ có cam kết hiện
nay. Cùng thời điểm đó, các khoản nợ mới phát sinh của dữ liệu DealScan có thể bị sai lệch. Chẳng
hạn như, đã có sự giảm trong các khoản nợ phát sinh chỉ là bởi vì sự suy giảm trong các hoạt động
tái cấp vốn, các hoạt động này đã bị tăng lên quá cao khi mà lãi suất giảm trong suốt thời kì bùng
nổ tín dụng bởi vì các công ty đã giữ lâu hơn nữa mức lãi suất thấp cho các khoản vay tới hạn.
Chúng tôi sẽ đề cập đến những phần này sau khi trình bày những nhân tố cơ bản.
3.Nhân tố cơ bản :
Phần A của biểu đồ 1 biểu thị khối lượng đô la hàng quý của các khoản nợ phát sinh từ năm
2000 đến 2008. Bởi vì có sự hiện diện của những thành phần theo thời kì của các khoản vay tổ hợp
– với sự tăng lên rõ ràng trong việc vay mượn trong quý II của mỗi năm – chúng tôi cũng biểu thị 1
đường điều chỉnh theo từng thời kỳ
6
. Phần B của biểu đồ 1 biểu thị số lượng đô la và số lượng của
các khoản nợ phát sinh trong năm 2007 và 2008, chỗ mà chúng ta ghi chú mục lục cả 2 đường kẻ
của quý I năm 2007. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả 2 đường liên hệ khá chặt chẽ với nhau.
Biểu đồ 1
Yếu tố 1: Các khoản vay mới trong năm 2008 thì xuống thấp 1 cách đáng kể so với các khoản
vay mới trong năm 2007, trước sự hoang mang của các ngân hàng trong quý IV năm 2008.
Có thể dễ dàng thấy được ở cả 2 phần trong biểu đồ 1, các khoản vay mới cho các tập đoàn
lớn đã đạt tới đỉnh cao nhất trong quý II năm 2007. Trong mùa hè năm 2007, sự lo lắng về rủi ro tín
tin dụng của tất cả các hình thức CDOs, dẫn đến việc giảm xuống về nhu cầu của các khoản vay tổ
hợp, nhiều trong số đó đã được cổ phần hóa và đặt trong CLOs. Trong quý I năm 2008, khối lượng
chính phi ngân hàng đã không phát sinh các khoản nợ
5
Dữ liệu từ chương trình SNC của Federal Reserve Boad thì hữu ích cho việc điều chỉnh dữ liệu của
DealScan và FRB. Hệ thống SNC cung cấp dữ liệu hằng năm cho các khoản nợ công 20 triệu đô la trở lên,
những khoản này thì do từ ba cơ quan quản lý thuộc chính quyền liên bang trở lên nắm giữ (chiếm khoảng
95% mẫu DealScan của chúng tôi). Dữ liệu này cho chúng tôi thông tin về vốn của các khoản nợ công và sự
phân phối của nó giữa các cơ quan tài chính. Dựa vào chương trình SNC, trong năm 2007, tổng giá trị của
các khoản nợ công C&I trên bản báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại hoạt động ở Mỹ là 378.3
tỷ đôla, điều đó đã ngụ ý rằng tối thiểu 26% của các tài khoản nợ công trong tổng các khoản nợ C&I được
báo cáo bởi FRB (1437.2 tỷ đôla.) Đáng chú ý là các khoản nợ công thì cơ bản được phát sinh và năm giữ
bởi các ngân hàng lớn (khoản nợ nhỏ nhất tiêu biểu dành cho việc bán là 5 triệu đô). Do đó, xấp xỉ 36% tài
khoản công nợ của các khoản vay C&I trên bản báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn và các ngân hàng
nước ngoài (1041.9 tỷ đô).
6
Chúng tôi dựa trên thủ tục cơ bản dành cho sự điều chỉnh theo từng thời kì đã được phác thảo bởi Nau
(www.duke.edu/~rnau/411outbd.htm ).
9
đô la của các khoản vay đã thấp hơn 64% so với đỉnh cao của quý sự bùng nổ tín dụng, và số lượng
các khoản vay đã thấp hơn 42%. So thời gian đó, khối lượng đô la dùng để cho vay của các công ty
dịch vụ tài chính được ký kết chỉ đạt 32% , điều đó cho thấy rằng hợp đồng tín dụng không chỉ bởi
vì sự lo lắng về chất lượng khoản tín dụng của các tổ chức tài chính.
Yếu tố 2: Sự sụp đổ trong các khoản nợ mới đã tăng nhanh trong tình trạng hỗn loạn của
ngân hàng. Trong quý IV năm 2008, khối lượng đô la cho vay đã thấp hơn 47% so với cùng
kì năm ngoái và số lượng đô la phát hành cũng thấp hơn 33% so với cùng kì năm ngoái.
Khối lượng đôla của các khoản nợ ngân hàng đã rớt từ 701.5 tỷ đô trong quý II năm 2007,
đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng, xuống 281.4 tỷ đô trong quý III năm 2008, và sau đó xuống còn
150.2 tỷ đô trong 3 tháng tiếp sau đó của quý IV năm 2008. Sự sụt giảm trong tháng 10 năm 2008
đã là một con dốc đặc biệt. Khối lượng đôla cho vay tại đỉnh cuộc khủng hoảng tài chính đã nhỏ
hơn ¼ giá trị của nó trong 18 tháng gần đó. Số lượng đôla phát hành cũng đã nhỏ hơn 1/3 giá trị
của nó tại đỉnh cao khủng hoảng. Trong thực tế,sự cho vay trong quý IV năm 2008 đã kém hơn ½
mức cho vay trong suốt tình trạng suy thoái năm 2001.
Trong khi sự sụt giảm của việc cho vay này có thể là kết quả từ cung và cầu của các hợp
đồng cho vay, cũng có thể rằng nó nảy sinh từ sự gia tăng trong các khoản nợ tới hạn thanh toán, tỷ
lệ tái cấp vốn, hoặc cả hai. Nếu những công ty mở rộng những khoản vay tới hạn của họ tại đỉnh
cao của sự bùng nổ tín dụng thì đã có một sự giảm sút trong các khoản nợ và việc đó đã gần tới hạn
trong suốt cuộc khủng hoảng, như một kết quả, chúng tôi có thể thấy ít hơn các hoạt động cho vay.
Thêm vào đó, nếu những công ty thiên nhiều hơn về các khoảng nợ tái cấp vốn của họ trong suốt
sự bùng nổ tín dụng, bởi vì lãi suất đã thấp và các thỏa thuận đã không tiến triển tốt đẹp, thì cũng
sẽ có một sự sụt giảm trong những khoản nợ mới phát sinh trong suốt những quý sau đó. Chúng tôi
đã kiểm tra cả hai khả năng đó và nhận thấy rằng không có cái nào liên quan đến cuộc điều tra của
chúng tôi. Đầu tiên, chúng tôi tìm giá trị các khoản nợ đến hạn được giữ không đổi trong bất kì quý
nào từ nữa năm cuối của 2005 đến tận kì chúng tôi nghiên cứu. Do đó, sự sụt giảm trong những
khoản vay mới trong suốt cuộc khủng hoảng không thể cho là do một sự sụt giảm trong những
khoản vay đến hạn trong suốt thời gian đó. Thứ hai, nếu chúng tôi hoàn toàn loại trừ những hoạt
động tái cấp vốn của các khoản nợ hiện nay thì chúng tôi sẽ vẫn quan sát những mẫu cơ bản như
nhau trong những hợp đồng của những khoản nợ mới phát sinh.
Bảng 1 thì xuất phát từ những dữ liệu dùng trong việc thực hiện các khoản vay. Một phần
lớn các khoản vay đã được dùng trong việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp - LBOs, sát nhập và mua
lại (M&A), mua lại cổ phần. Trong năm 2007, những hình thức của “vay tái cấu trúc doanh
nghiệp” thì xấp xỉ 61% các khoản vay tổ hợp.
7
31% khác của các khoản vay đã được dùng cho
mục đích cổ phần hóa thông thường hoặc cho việc huy động vốn mà những hoạt động này chúng
tôi sẽ quy vào “khoản vsy cho đầu tư thực”. Chúng tôi tạo nên sự khác biệt này để minh họa cho sự
sụp đổ trong việc cho vay đã bị hạn chế bởi hoạt động tái cấu trúc lại doanh nghiệp, cái mà đã có
sự gia tăng rất lớn trong những thập kỉ gần đây.
Yếu tố 3: Trong quý IV năm 2008, khối lượng đô la của các “khoản vay tái cấu trúc lại doanh
nghiệp” đã thấp hơn 84% so với đỉnh cao của cuộc bùng nổ tín dụng, và khối lượng đôla thực
7
DealScan báo cáo mục đích của các khoản vay, tuy nhiên, sự miêu tả này có thể bị sai lệch. Bởi việc đọc các mục
đich đã được đánh dấu trong DealScan và kết hợp nó với dữ liệu SDC dựa trên sự liên kết với những điều thu thập
được, chúng tôi có thể phân loại trên 20 các khoản vay từ mục đích cổ phần hóa thông thường đến những “vay tái cấu
trúc lại doanh nghiệp”
10
tế của các khoản vay đầu tư thực đã thấp hơn 72% soi với đỉnh cao. “Những khoản vay tái
cấu trúc lại doanh nghiệp” đã sụt giảm 60% trong quý IV năm 2008 so với quý trước, trong
khi khoản vay thực sự dùng đầu tư chỉ giảm 14%.
Biểu đồ 2 đã biểu thị giá trị của “khoản vay tái cấu trúc DN” và “khoản vay đầu tư”. Nó chỉ
ra rõ ràng một điều rằng cả “các khoản vay tái cấu trúc DN” và khoản vay đầu từ đều giám sút một
cách đáng kể. Mặc dù sự sụt giảm trong “khoản vay tái cấu trúc DN” từ đỉnh cao của quả bom tín
dụng đã lớn hơn một mức độ nào đó so với sự sụt giảm trong khoản vay đầu tư (84% và 72%),
điều đó thì dễ hiểu rằng sự cho vay đã có sự sụt giảm không chỉ bởi vì hoạt động LBO và M&A đã
bị cạn kiệt.
Chú ý rằng những khoản vay đầu tư đã biểu lộ một sự sụt giảm đều đặn, trong khi có quý
các “khoản vay tái cấu trúc doanh nghiệp” đã gia tăng. Đó là bởi vì có một số LBOs và sự sáp nhập
lớn có thể đã làm chuyển hướng tổng số lượng quý trong bất kỳ, và có một sự chậm trễ lớn giữa
LBO và lời cam kết sáp nhập tài chính và ngày đáo hạn của sự giao dịch. Chẳng hạn như trong
tháng 10 năm 2006 người cho vay đã cam kết 1 khoản nợ 16 tỷ đô la cho LBO của công ty giải trí
Harrah, một trong những hợp đồng mua đứt lớn nhất từ trước đến nay, tuy nhiên, khoản nợ đã
không được thanh toán cho đến tháng 1 năm 2008 khi mà tất cả các thủ tục cần thiết đã được hoàn
thành. Thực tế, số lượng của “các giao dịch tái cấu trúc DN” được chú ý nhiều hơn giá trị của các
giao dịch đó, điều đó chỉ ra một sự sụt giảm đều đặn từ 584 giao dịch trong quý II năm 2007 xuống
125 trong quý IV năm 2008.
[Bảng 1, biểu đồ 2]
Sự sụt giảm mạnh mẽ trong việc cho vay từ đỉnh cao của quả bom tín dụng diễn ra trùng
với sự sụt giảm đáng kể trong sự tham gia đầu tư của các tổ chức vào thị trường cho vay đồng tài
trợ.
Thực vậy, sự phát triển của thị trường cho vay đồng tài trợ trong thập kỉ này là sự giải thích ở
mức độ lớn cho sự đổ xô vào của những nhà đầu tư tổ chức CLOs, quỹ phòng chống rủi ro, quỹ
tương hỗ, công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí. Thật đáng để xem xét liệu rằng sự sụt giảm của việc
cho vay trong suốt cuộc khủng hoảng thì đáng chú ý hơn sự giảm nhỏ trong sự tham gia của các tổ
chức. Nói một cách khác, các ngân hàng đã đóng một vai trò nào đó trong sự sụt giảm của hoạt
động cho vay ? Một cách để trả lời câu hỏi này là nên chia dữ liệu ra các khoản cho vay để đầu tư
và không dùng để đầu tư bởi vì những nhà đầu tư bỏ hầu hết vốn của họ không dùng cho việc đầu
tư (Loan Syndications and Trading Association, 2007; Ivashina and Sun, 2008).
Yếu tố 4: Trong quý IV năm 2008, việc cho vay dùng để đầu tư chiếm 77% ít hơn mức độ của
nó vào thời đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng, và cho vay không dùng cho đầu tư chiếm 91%
cũng thấp hơn đỉnh cao đó. Các khoản cho vay để đầu tư giảm 22% trong quý IV năm 2008
so với quý trước, trong khi các khoản cho vay không dùng cho đầu tư giảm 75%.
Biểu đồ 3 là đồ thị khối lượng đô la của việc phát hành mới của các khoàn cho vay không
dùng cho đầu tư và các khoàn vay cho đầu tư. Đồ thị này được dựa trên các mẫu phân loại sẵn.Cả
hai loại cho vay giảm đáng kể từ đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng. Sự suy giảm trong các khoản
vay dùng cho đầu tư không thể được giải thích do sự thu hẹp trong nguồn quỹ thuộc tổ chức bởi vì
các nhà đầu tư thuộc tổ chức này không phải là một phần lớn của thị trường này. Hơn nữa, sự suy
giảm trong khoàn cho vay không dùng để đầu tư trong 2008: Q4 cũng không hẳn là liên quan đến
việc thu hẹp của nguồn vốn tổ chức bởi các nhà đâu tư đã được cắt giản chi tiêu đáng kể vào cuối
11
năm 2007, chủ yếu là CLOs mà ở đỉnh cao chiếm khoảng hai phần ba thị trường.
8
Thay vào đó, sự
gần như biến mất của các khoản phát hành không dành cho đầu tư là một phần của tổng thể hướng
đến chất lượng, Một dạng đặc biệt được quan sát đặc trưng trong sự suy thoái.
Yếu tố 5: Trong quý IV năm 2008,cả việc phát hành công cụ hạn mức tín dụng và tiền vay
theo kỳ hạn mới đều bị sụt giảm nhưng sự sụt giảm trong tiền vay theo kỳ hạn (67%) vẫn lớn
hơn trong hạn mức tín dụng (27%).
Biểu đồ 4 chỉ ra các mẫu về tiền vay theo kỳ hạn và hạn mức tín dụng. Những công cụ hạn mức tín
dụng cho phép các công ty cho vay lên đến một mức nhất định tại một mức lãi suất được thiết lập
trước (thường là một khoản chênh lệch trên mức LIBOR). Đối với quyền này, các công ty trả thêm
phí hàng năm trên tất cả các phần của khoản vay không sử dụng. Theo thông lệ, hạn mức tín dụng
được tài trợ bởi ngân hàng.
Ở đây cũng vậy, các khỏan tiền theo kỳ hạn và các công cụ tín dụng tuần hòan hỗ trợ lẫn nhau. Ta
có thể thấy một sự suy giảm lớn trong năm 2008 so với năm 2007, dẫn đến một mức thấp trong quý
cuối năm 2008. Sự suy giảm trong hạn mức tín dụng với kỳ hạn thanh toán lớn hơn một năm thì
lớn hơn. Những công cụ này, trong đó bao gồm một phần lớn, yêu cầu các ngân hàng giữ nhiều vốn
lưu động hơn là thực hiện các công cụ với kì hạn ít hơn một năm.Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên
bởi vì rằng khi có một sự sụt giảm lớn trong kỳ hạn dài.
Sự suy giảm trong hạn mức tín dụng cũng dẫn đến sự suy giảm trong cho vay đã không chỉ nhờ
đến sự suy giảm trong việc tham gia thể chế trong các khoản vay được cung từ các ngân hàng là
người cho vay chính trong các hạn mức tín dụng có thời hạn.
[Biểu đồ 4 & 5]
Như đã nói ở phần giới thiệu, mặc dù sự suy giảm rõ ràng trong cung cấp thông tin cho vay
trong thời gian khủng hoảng, đã có một sự gia tăng đột biến khỏan vay C & I trên bảng cân đối
tổng hợp của các ngân hàng Mỹ trong bốn tuần sau khi thất bại của Lehman Brothers (Chari,
Christiano, và Kehoe, 2008). Biểu đồ 5 minh họa cho điều này.
Để điều hoà sự suy giảm trong cho vay được cung với sự gia tăng các khoản vay trên bảng
cân đối ngân hàng ", chúng tôi chú ý công thức sau:
Khỏan vay chưa = khỏan vay chưa + vay mới + giải ngân năm t – khỏan vay
trả của năm t trả của năm t-1 thu hồi ở năm t.
Vì vậy, những khoản vay chưa trả sẽ tăng nếu tổng các khoản cho vay mới và giải ngân hạn
mức tín dụng vượt quá khoản vay đã thanh toán. Kể từ khi dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng sự suy
giảm các khoản vay mới, điều này có nghĩa là có nghĩa là tăng trong giải ngân hoặc giảm trong các
khoản nợ đã thanh toán
9
.
8
Theo thị trường IFR, đã có 1.5 tỷ USD cho các khoản CLO mới phát sinh trong quý cuối của năm 2007 ở
Mỹ khi so sánh với 8.6 tỷ USD của các khoản CLO mới phát sinh trong tháng 6 cùng năm.
/>9
Việc Tăng các khoản vay C & I không thể được giải thích bởi mục tài sản và nợ phải trả của Washington Mutual
(WaMu) trong các số liệu thống kê FRB. WaMu là một tổ chức tiết kiệm trước khi nó đã được mua lại bởi Chase, và
do đó không phải là một phần của số liệu thống kê báo cáo bởi FRB. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc sáp nhập này
vềmột loạt khoản cho vay C & I đã được tối thiểu vì WaMu chỉ có $ 1.9 tỷ của việc cho vay C & I vay như năm 2008:
Q2.
12
Khoản nợ thu hồi:
Công ty có thể chọn để thanh toán sớm nợ với dòng tiền dư thừa hoặc phát hành cổ phiếu.
Trong thực tế, trong nhiều trường hợp LBOs, có nhiều kế hoạch rõ ràng để trả nợ sớm với dòng
tiền dư thừa. Mặc dù chúng tôi không có bằng chứng trực tiếp của một giảm trong các khoản vay
đã thu hồi, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu các công ty chọn cách không trả nợ sớm gia tăng.
Đây sẽ là trường hợp của LBOs đang gặp rắc rối, các công ty mà muốn bảo đảm cho việc có thêm
tiền mặt trên bảng cân đối của họ, hoặc những người miễn cưỡng trả nợ bằng việc phát hành cổ
phiếu trong thị trường suy giảm. Bên cạnh sự sụt giảm của các khoản vay đã thanh toán là sự gia
tăng trong các khoản cho vay gia hạn. Một số nợ ngân hàng dùng để tài trợ cho LBOs có "Pik
Toggles", điều mà cho phép các công ty tăng nợ chưa trả chính trên khoản vay thay cho thanh toán
lãi bằng tiền mặt (ví dụ: để chọn lãi suất trả nợ tốt nhất). Trong tháng 7 năm 2008, Harrah's
Entertainment chọn cho chuyển về cho vay ngân hàng $1.4 tỷ cho vay của nó như một số doanh
nghiệp khác. Điều này cho thấy sự tăng các khoản nợ chưa trả.
Giải ngân hạn mức tín dụng.
Giải ngân của hạn mức tín dụng còn tồn tại không tính là khoản cho vay mới trong dữ liệu
của chúng tôi, nhưng sẽ tính là khoản vay bổ sung C & I trên bảng cân đối của các ngân hàng Mỹ.
Trong khi chúng tôi không có dữ liệu tổng hợp về giải ngân hạn mức tín dụng, thì có dấu hiệu
rõ ràng từ dữ liệu chương trình phân phối tín dụng quốc gia của FRB (SNC), từ khảo sát của FRB
của Khoản cho vay kinh doanh, và từ những báo cáo về việc các công ty tăng giải ngân đáp lại mối
quan tâm ngày càng cao về khả năng tiếp cận đến nguồn tín dụng.
Theo dữ liệu của chương trình SNC của FRB, trong năm 2008, các phần hạn mức tín dụng
chưa dùng đến được tính tăng tỷ lệ phần trăm của tổng số cho vay được cam kết bởi các ngân hàng
giảm xuống 9% so với mức trung bình của lịch sử. Đưa ra tổng hạn mức tín dụng chưa thanh toán,
điều này ngụ ý rằng sự tăng thêm 119 tỷ $ có thể đã được rút ra từ các hạn mức tín dụng chưa dùng
đến, khoản tiền mà gần với mức tăng 100 triệu $ trong khoản vay C & I sau thất bại của Lehman
Brothers.
Một hiện tượng tương tự được biết đến từ Khảo sát của các công ty về các khoản cho vay
kinh doanh, có báo cáo lưu chuyển dữ liệu của các dòng cho vay trong tuần đầu tiên của tháng thứ
hai của mỗi quý dương lịch. Số tiền rút ra trên hạn mức tín dụng trong tuần đầu tiên của tháng
mười một năm 2008 là $ 13,6 tỷ lớn hơn nó đã được ba tháng trước đó. Chia con số này theo tỷ lệ
trên toàn quý ngụ ý việc giải ngân tốt cũng vượt quá mức tăng trong C & I trên bảng cân đối tài
khoản vay ngân hàng.
Cuối cùng, Bảng 2 liệt kê ra 34 ngân hàng giải ngân hạn mức tín dụng báo cáo từ giữa tháng
8 và tháng 12 năm 2008. Những thông báo đã được tìm thấy trong Factiva hay Reuters bằng cách
sử dụng các từ tìm kiếm (“rút” hay “bơm”) và (“quay vòng” hoặc “RC” hay “cam kết” hoặc “tín
dụng” hoặc “vay”). Không có thông báo tương đương trong 3 tháng trước, gợi ý rằng có sự gia tăng
trong giải ngân. Các mức độ giải ngân được xác định trong cuộc khảo sát này đạt $ 26.8 tỷ, tăng
24% trong các khoản cho vay C & I trên bảng tổng hợp số dư ngân hàng. Lưu ý rằng, không giống
như dữ liệu từ Chương trình SNC hay Khảo sát của các khoản cho vay kinh doanh, giải ngân được
thu thập từ các báo cáo không trực tiếp so sánh với các khoản cho vay C &oi I được báo cáo bởi
FRB vì: chúng tôi không quan sát tất cả việc giải ngân và bởi vì một số trong những hạn mức tín
dụng này được tài trợ bởi các tổ chức phi ngân hàng.
Thật thú vị, 20 trong số 30 ngân hàng được đánh giá trong mẫu đã dưới mức đầu tư vào cuối
năm 2008. Vào thời điểm giải ngân, hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS) trải rộng trong 29 ngân hàng
mà đã có sẵn dữ liệu đã được 1.509 điểm cơ sở và trung bình là 1.007 điểm cơ sở, cho thấy xác
13
suất mặc định cao. Mặc dù có sự lan truyền CDS cao, 13 trong số 20 ngân hàng có mức độ tỷ lệ
đầu tư thấp có thể rút và trả lãi suất dưới mức lãi suất phổ biến cho các khoản nợ không dùng cho
đầu tư (LIBOR + 270 điểm cơ sở cho BB). Mặc dù vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ
có thể ngăn một công ty rút hạn mức tín dụng của nó (Sufi, 2009), nhiều khoản vay bắt nguồn hai
năm trước được "giao ước-kém chất lượng" chúng có các điều khoản nới rộng, điều đó sẽ không
ngăn chặn họ rút hạn mức tín dụng khi mà điều kiện tài chính trở nên tệ hơn.
10
[Bảng 2]
Nó cung cấp các thông tin lý do tại sao các công ty rút hạn mức tín dụng. Trong 20 trường
hợp, các công ty tuyên bố rằng họ đã rút hạn mức tín dụng để tăng cường tính thanh khoản của họ
và tính linh hoạt tài chính trong cuộc khủng hoảng tín dụng.
Ví dụ, trong một tập hồ sơ 8-K với SEC, công ty Tribune ghi rằng nó đang vay bằng công cụ
ở tín dụng quay vòng để tăng vị thế tiền mặt của nó để giữ được linh hoạt tài chính trong tình trạng
không chắn chắn hiện tại của thị trường tín dụng. Trong khi sự phá sản của Tribune được đệ trình
trong tháng 12 năm 2008 và vấn đề tín dụng của các các công ty khác được liệt kê trong bảng 2 đã
làm rõ sự hỗn loạn của thị trường tài chính thì không chỉ do cho việc gia tăng trong giải ngân, nó
dường như là sự kết hợp của các công ty – cụ thể là vấn đề tín dụng và thị trường – tính bất ổn định
lớn về tài chính đã dẫn đến sự đẩy nhanh các khoản giải ngân.
Lý do khác, mà nó được đưa ra để giải thích đỉnh cao của các khoản vay C&I trên bản cân đối
kế toán, là trong suốt cuộc khủng hoảng các ngân hàng phải mang những tài sản trước đây trên bản
cân đối nội bộ chuyển vào sổ sách của họ. Ví dụ như, một ngân hàng tài trợ cho một thương phiếu
được bảo đảm bằng tài sản (ABCP) tiêu biểu sẽ cung cấp sự hỗ trợ về tính thanh khoản, cái mà nếu
được sử dụng, có thể sẽ kết thúc việc mang những tài sản cơ sở vào bảng cân đối kế toàn của ngân
hàng. Mặc cho sự hỗ trợ về tính thanh khoản ít phổ biến trong công cụ đầu tư cấu trúc (SIVs), các
ngân hàng cũng có thể cung cấp cho những quỹ có tác động như nhau trên bảng cân đối kế toán của
họ. Có 3 lý do để tin rằng điều này không thể giải thích cho cái mũi nhọn trong các khoản vay C&I
trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng sau sự phá sản của Lehman. Trước tiên, tài sản tiêu biểu
được dùng trong những công cụ này thì không phải là các khoản vay C&I. Thứ hai, vấn đề chính
trong thị trường này thì đã được chứng minh trong hầu hết một năm trước sự phá sản của Lehman.
Quả thực vậy, Citibank đã tạo nên những tin tức trong tháng 12 năm 2007 cho việc mang lại 49 tỷ
đôla của việc thế chấp nhà ở trở lại chứng khoán trên bảng cân đối kế toán của nó.
11
Cuối cùng, là
do sự phơi bày các khoản vay C&I của các ngân hàng từ các công cụ này nhỏ hơn so với sự phơi
bày của họ về các khoản giải ngân hạn mức tín dụng. Theo như Fitch Ratings, tài thời điểm cuối
quý III năm 2007: tổng số lượng của những công cụ thanh khoản được phát hành bởi ngân hàng
Mỹ liên quan tới việc phát hành ABCP là 357 tỷ đôla, và dòng thanh khoản bảo đảm cho SIVs thấp
nhất là 191 tỷ đôla (52% của tổng dư nợ)
12
. Ngược lại, chương trình SNC ước tình rằng tại cuối
năm 2007 xấp xỉ 1.4 triệu đôla của dòng chu chuyển được tài trợ bởi các ngân hàng được mở rộng,
tạo ra cho nó một khoảng cách biệt lớn nhất so với bản cân đối nội bộ của các ngân hàng.
10
Một hợp đồng vay vốn điển hình cũng bao gồm một (MAC) cung cấp cho phép người cho vay để chấm dứt hợp đồng
cho vay nếu bên vay có một thay đổi vật liệu trong tình trạng tài chính của mình. Những quy định rõ ràng loại trừ các
thay đổi bất lợi trong điều kiện chung về kinh tế, thị trường tài chính hoặc các ngành công nghiệp thực hiện rộng. Từ
một sự thay đổi vật liệu bất lợi là phải giải thích, cách gọi nó thường dẫn đến kiện tụng. Vì vậy, mặc dù tình trạng tài
chính của nhiều công ty xấu đi, sự suy giảm rõ ràng là không đủ cho ngân hàng để gọi việc cung cấp MAC và nguy cơ
kiện tụng. Lưu ý rằng các ngân hàng không có thể gọi một điều khoản MAC bởi vì họ sở hữu điều kiện tài chính làm
cho nó khó khăn cho họ để tài trợ cho vay; MAC mệnh đề liên quan đến sức khỏe của bên vay, không phải là người
cho vay.
11
“Citigroup Says It Will Absorb SIV Assets”, MarketWatch, 13 tháng 12 năm 2007.
14
Mặc dù các khoản vay C&I trên bảng cân đối tài khoản vay ngân hàng tăng từ tháng 9 đến
giữa tháng 10, biểu đồ 5 cho thấy nó chỉ giảm sau ngày 14 tháng 10 năm 2008, khi kho Kho bạc
Mỹ đã mua lại cổ phần và chứng quyền tại 9 ngân hàng lớn như một phần của Chương trình cắt
giảm những vấn đề về tài sản (TARP) và FDIC đã giới thiệu Chương trình bảo lãnh thanh
khoản tạm thời để đảm bảo các vấn đề cấp phát nợ mới. Veronesi và Zingales (2008) đã chứng
minh điều này dẫn đến một sự suy giảm lớn trong xác suất vỡ nợ tiên đoán khi đo bằng chênh lệch
hoán đổi tín dụng ngân hàng không trả nợ đúng hạn. Vì vậy khi mối quan tâm về khả năng thanh
toán và tính thanh khoản của ngân hàng giảm, các công ty chậm giải ngân hạn mức tín dụng. Điều
này cung cấp một số hỗ trợ thêm để thấy rằng giải ngân hạn mức tín dụng tạo nên một hiện tượng
“đóng băng” của ngân hàng.
4. Những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc cho vay của Ngân h à ng trong thời kỳ khủng
hoảng:
Trong phần này, chúng tôi khảo sát những yếu tố điển hình ảnh hưởng đến việc cho vay của
ngân hàng trong suốt thời kỳ khủng hoảng. Điều thú vị là có khả năng những ngân hàng yếu, có
khả năng đi theo sự thất bại của Lehman Brothers, đã giảm việc cho vay nhiều hơn so với những
ngân hàng khác. Về mặt lý luận, chúng tôi tập trung chủ yếu vào 2 nhân tố làm cho một số ngân
hàng này dễ bị tác động hơn những ngân hàng khác: (i) Phạm vi cung cấp nợ ngắn hạn nhiều hơn
những khoản tiền gửi được bảo đảm và (ii) sự sụt giảm giải ngân các hạn mức tín dụng. Như đã nói
trong phần giới thiệu, những ngân hàng đã có thời kỳ hết sức khó khăn trong việc gia hạn những
khoản nợ ngắn hạn (bao gồm cả việc cho vay lại) bởi vì mối quan tâm về khả năng trả nợ và tính
thanh khoản của hệ thống ngân hàng (Brunnermeier, 2009; Gorton, 2009). Những ngân hàng này
cũng phải đối mặt với sự sụt giảm không mong đợi trong giải ngân hạn mức tín dụng tuần hoàn của
họ. Cả 2 nhân tố này làm tăng nhu cầu về tính lỏng của ngân hàng. Có lẽ điều này đã dẫn đến việc
ngân hàng cắt giảm những khoản cho vay không có tính thanh khoản.
Theo điều tra, chúng tôi nhận thấy những ngân hàng ít gặp vấn đề về vốn ngắn hạn là những
ngân hàng tốt hơn trong việc đem vể cho họ những khoản tiền gửi. Chúng tôi cho rằng những
khoản tiền gửi, đặc biệt là những khoản tiền gửi có bảo đảm, là những nguồn ít biến động hơn của
vốn so với những khoản nợ ngắn hạn. Thực vậy, Gatev và Strahan (2006) nhận thấy rằng những
khoản tiền gửi tăng trong điều kiện thị trường nợ ngắn hạn diễn biến xấu đi, trong khi những thể
loại vốn khác không đi theo hướng này. Do đó, chúng tôi dự đoán rằng những công ty (những ngân
hàng) với số lượng tiền gửi lớn so với tài sản sẽ cắt giảm việc cho vay ít hơn trong suốt thời kỳ
khủng hoảng của ngân hàng.
Để kiểm tra dự đoán đó, chúng tôi đã tính tổng khoản tiền gửi như một phần giá trị nguồn vốn
được tính vào tháng 12 năm 2007. Giả sử rằng chúng tôi sử dụng những khoản tiền gừi có bảo
đảm, tuy nhiên chúng tôi không thể lấy những dữ liệu đó từ những ngân hàng nước ngoài (như là
Royal của Scotland, Societe Generale). Bảng 3 đã cho thấy những ngân hàng tầm trung đã có đến
56% vốn huy động từ tiền gửi. Ngân hàng tại vị trí thứ 25 (P25-25
th
percentile) của mẫu chúng tôi
có tiền gửi chiếm 26%. Thực tế, 12 trong số 38 ngân hàng trong mẫu này là những ngân hàng đầu
tư (như Goldman Sachs) hay những công ty tài chính (CIT Group va GE Capital) có mức tiền gửi
rất thấp. Chúng tôi đã bỏ qua ngân hàng đầu tư Bear Stearns, đã phá sản vào tháng 3 năm 2008.
Chúng tôi vẫn giữ Lehman Brothers, đã sụp đổ vào tháng 9 năm 2008 và Merrill Lynch và
Wachovia, cả 2 đều được mua trong tháng 10 năm 2008. Không có kết quả nào phụ thuộc vào
những quyết định đưa ra và loại trừ.
12
“Thương phiếu được bảo đảm bằng tài sản và sự phơi bài của ngân hàng Global”, Fitch Ratings, 12 tháng 9 năm
2007; “SIVs – đánh giá sự phơi bày của ngân hàng Sponsor”, Fitch Ratings, 14 tháng 11 năm 2007.
15
Crisis Obs. P25 P50 P75 Mean SD
Deposit/Assets 38 0.26 0.56 0.65 0.45 0.25
%Revolving lines with Lehman 37 0.03 0.04 0.06 0.06 0.06
All loans
% ∆ Total number of loans II vs. I 38 -0.56 -0.49 -0.36 -0.47 -0.16
% ∆ Total number of loans II vs. Pre 38 -0.75 -0.65 -0.49 -0.59 0.22
% ∆ Total number of loans (lead bank) II vs. I 38 -0.55 -0.36 -0.23 -0.34 0.33
% ∆ Total number of loans (lead bank) II vs. Pre 38 -0.70 -0.50 -0.33 -0.42 0.49
% ∆ Total amount of loans (lead bank) II vs.I 38 -0.67 -0.54 -0.36 -0.50 0.31
% ∆ Total amount of loans (lead bank) II vs.Pre 38 -0.80 -0.62 -0.37 -0.50 0.53
Real investment loans:
% ∆ Total number of loans II vs. I 38 -0.51 -0.38 -0.21 -0.36 0.24
% ∆ Total number of loans II vs. Pre 38 -0.64 -0.55 -0.38 -0.49 0.28
% ∆ Total number of loans (lead bank) II vs. I 38 -0.60 -0.17 0.26 -0.13 0.62
% ∆ Total number of loans (lead bank) II vs. Pre 38 -0.77 -0.54 -0.02 -0.15 0.97
% ∆ Total amount of loans (lead bank) II vs. I 38 -0.71 -0.49 -0.25 -0.44 0.39
% ∆ Total amount of loans (lead bank) II vs. Pre 38 -0.82 -0.6 -0.2 -0.31 0.97
Chúng tôi tính toán trên việc cho vay trung bình hàng tháng của mỗi ngân hàng trong 3 thời
kỳ: trước khủng hoảng (08/2006 - 07/2007), khủng hoảng đợt I (08/2007 – 07/2008) và khủng
hoảng đợt II (08/2008 - 12/2008). Thời kỳ trước khủng hoảng là những năm dẫn đến việc sụp đổ
của việc bùng nổ tín dụng. Khủng hoảng đợt I bắt đầu từ việc sụp đổ của những thị trường dưới
chuẩn trong mùa hè năm 2007. Khủng hoảng đợt II bắt đầu từ tháng 8 năm 2008 khi hợp đồng
hoán đổi nợ xấu căng thẳng trong tổ chức tài chính bắt đầu tăng và nó bao trùm thời kỳ mà những
mối quan tâm lớn thuộc về tính thanh khoản và khả năng trả nợ của hệ thống tài chính (khủng
hoảng ngân hàng).
Chúng tôi đo lường việc cho vay của ngân hàng theo 3 cách khác nhau: (i) số lượng quy trình
cho vay đồng tài trợ mà một ngân hàng tham gia, (ii) số lượng quy trình cho vay đồng tài trợ mà
ngân hàng là người dẫn đầu, (iii) tổng số lượng đôla của quy trình cho vay đồng tài trợ mà ngân
hàng là người dẫn đầu
13
. Chú ý rằng chúng tôi không quan sát những lượng thực tế được ngân hàng
cho vay, mà chỉ quan sát lượng tiền quy trình cho vay và có khả năng một ngân hàng là người dẫn
đầu cho vay hoặc những loại khác của thành viên hiệp hội. Để chỉ ra sự thay đổi trong việc cho vay
của ngân hàng trong giai đoạn II của khủng hoàng, chúng tôi tính phần trăm thay đổi trên mỗi biến
trong thời kỳ cơ sở là giai đoạn I của khủng hoảng hoặc tiền khủng hoảng.
Như chúng ta có thể thấy được từ bảng 3, trong giai đoạn II của khủng hoảng những ngân
hàng tầm trung đã cắt giảm nhanh chóng việc cho vay. Ví dụ như trong giai đoạn II của khủng
hoảng, những ngân hàng tầm trung đã giảm số lượng của nó trong số dẫn đầu xuống 36% so với
giai đoạn I của khủng hoảng và 50% so với giai đoạn tiền khủng hoảng. Có sự giảm đi 54% trong
13
Nếu việc cho vay nhiều hơn một ngân hàng, chúng tôi phân phối những phần bằng nhau của số lượng tiền vay cho
mỗi ngân hàng đứng đầu.
16
khối lượng đôla của số dẫn đầu so với giai đoạn I của khủng hoảng và giảm đi 62% so với tiền
khủng hoảng.
Câu hỏi được đặt ra là liệu việc giảm đi đó có liên quan đến những khoản tiền gửi hay không.
Bảng 4 cho thấy kết quả của việc giảm tăng trưởng các khoản vay trên các khoản tiền gửi (được
bình thường hóa bởi tài sản). Ở những cột lẻ, biến phụ thuộc của chúng tôi là tăng trưởng vay liên
quan đến giai đoạn I của khủng hoảng trong thời kỳ cơ sở và ở những cột chẵn, biến phụ thuộc là
tăng trưởng vay liên quan đến giai đoạn tiền khủng hoảng trong thời kỳ cơ sở. Chú ý rằng đây một
giai đoạn suy giảm tiêu biểu trong 38 quan sát. Bất kể chúng tôi xác định sự thay đổi trong những
khoản vay, hệ số trên tiền gửi là xác định và có ý nghĩa thống kê trong hầu hết những chi tiết. Ví dụ
trong cột 3, bảng 4, phần A, biến phụ thuộc là phần trăm thay đổi từ giai đoạn I đến giai đoạn II
tính trên số khoản vay nợ ở những ngân hàng có vay trò quyết định. Những ngân hàng tầm trung
giảm 34% trong số lượng cho vay đồng tài trợ, tuy nhiên hệ số ước lượng nói lên độ lệch chuẩn
tiền gửi của những ngân hàng trên mức giảm trung bình đôla cho vay 14%, trong khi độ lệch chuẩn
của những ngân hàng dưới mức giảm trung bình 51% trong khối lượng đôla cho vay.
[Bảng 4]
Những ngân hàng với lượng tiền gửi thấp trãi qua những sự suy giảm lớn nhất trong vấn đề
cho vay. Tuy nhiên, có thể những ngân hàng mà rất nhiều trong số đó là ngân hàng đầu tư hay
những công ty tài chính, chuyên về những thể loại vay đã có kinh nghiệm trong việc sụt giảm
nhanh về nhu cầu. Đặc biệt, có sự giảm mạnh về hoạt động mua quyền kiểm soát công ty và mua
bán sát nhập trong suốt giai đoạn I và II. Nếu những ngân hàng đầu tư tạo ra nhiều khoản vay trước
khủng hoảng (có lẽ đã đóng góp vào vốn cổ phần và kinh doanh tư vấn mua bán sát nhập), nó có
thể tạo ra mô hình mà chúng ta quan sát. Phần B nói đến vấn đế này bằng việc tập trung vào những
khoản cho vay đầu tư thực tế (real investment loan) - nó được dùng cho những mục đích hợp
tác hay vốn hoạt động. Chúng tôi quan sát những mẫu kết quả cơ bản, với những hệ số xác định
và có ý nghĩa thống kê trên biến tiền gửi.
Phân tích sử dụng tổng những khoản tiền gừi trong những biến giải thích chính của chúng tôi.
Bởi vì những khoản tiền gửi có bảo đảm là một khoản cung cấp vốn ít biến động hơn so với những
khoản tiền gửi không bảo đảm, nó có lợi để chứng minh mối liên hệ giống nhau chứa đựng trong
biến đó. Không may chúng tôi không có được thông tin đáng tin cậy về những khoản cho vay có
bảo đảm của những ngân hàng nước ngoài trong mẫu. Tuy nhiên, về những ngân hàng đó chúng tôi
có được 18 ngân hàng, chúng tôi tìm kiếm sự so sánh có hệ thống giữa việc tăng cho vay và các
khoản tiền gửi an toàn. Sự so sánh giữa sự thay đổi trong số lượng cho vay đồng tài trợ từ tiền
khủng hoảng đến giai đoạn II của khủng hoàng và phần trăm của tiền gửi có bảo đảm tính được
trong tháng 12 năm 2007 là 0.58.
Lưu ý rằng trong khi chúng ta sử dụng những khoản tiền gửi để tính trong tháng 12 năm 2007
thì khủng hoảng bắt đầu vào nửa cuối năm 2007. Việc tìm kiếm của chúng tôi sẽ bị sai lệch nếu
suốt thời kỳ khủng hoảng, những khoản tiền gửi được phân phối lại cho những ngân hàng ít gặp
vấn đề hơn. Để giải quyết khả năng này, bảng 4, phần C trình bày phân tích của chúng tôi sử dụng
những khoản tiền gửi tại thờ điểm cuối năm 2006. Những thông tin không đổi một cách định tính.
Bây giờ chúng ta đi đến những phân tích tác động của khả năng sụt giảm của việc thanh toán
những công cụ tín dụng tuần hoàn trong hành vi cho vay của những ngân hàng. Như đã nhắc đến
trong phần giới thiệu và ở bảng 2, những công ty rút tiền từ hạn mức tín dụng của họ chủ yếu bởi vì
mối quan tâm về ngân hàng thực hiện những cam kết này. Một cách để xác định những tác động
của việc giải ngân hạn mức tín dụng trong việc cho vay để ước tính mối liên hệ giữa tăng cho vay
và cổ phiếu hiện hữu của việc chưa thanh toán tín dụng tuần hoàn. Vấn đề với sự tiếp cận ở đây là
những hạn mức tín dụng và những khoản tiền gửi thì được đối chiếu một cách rất rõ ràng. Biểu đồ
17
6 chỉ ra mối quan hệ giữa tiền gửi được đo bởi tổng tài sản và những khoản tín dụng tuần hoàn như
là một phần của tổng cho vay. Sự so sánh có hệ thống của họ là 0.69. Kashyah, Rajan và Stein
(2002) tranh luận rằng chúng tôi nên quan sát như là một mối quan hệ bởi nó hiệu quả cho những
tập đoàn tài chính trong việc giữ những tài sản có tính lỏng để đáp ứng cho những nhu cầu thanh
khoản không chắc chắn của những người gừi tiền và những người vay tiền, miễn là những nhu cầu
về tính thanh khoản không tương quan hoàn hảo Gatev và Strahan (2006) cho rằng khi thị trường
thương phiếu ảm đạm, những công ty rút những hạn mức tín dụng của họ, trong khi những quỹ bị
rút tiền từ thị trường tiền tệ và gửi vào ngân hàng. Do đó, những ngân hàng mạnh về cơ sở tiền gửi
có một vị trí tốt nhất để tài trợ cho hạn mức tín dụng.
Hình 6. Mối quan hệ giữa Tiền gửi/Tài sản và Những vòng quay/Tổng cho vay.
Những ngân hàng được nêu tài trợ cho những khoản tiền gửi, chọn có nhiều rủi ro hơn trong
hạn mức tín dụng, chúng tôi cần xác định một cú sốc bất ngờ trong việc giải ngân hạn mức tín
dụng. Việc đo lường của chúng tôi trên phạm vi những ngân hàng có chung hạn mức tín dụng với
Lehman Brothers. Chúng tôi cho rẳng có ít nhất 2 lý do những ngân hàng có chung nhiều hạn mức
tính dụng với Lehman sẽ yếu kém trong việc giải ngân hạn mức tín dụng sau sự sụp đổ của
Lehman. Đầu tiên, nếu một công ty rút ít hơn số lượng tối đa trong hạn mức tín dụng của nó, sau
đó những ngân hàng khác trong hiệp hội phải tài trợ những phần lớn hơn sau khi Lehman sụp đổ.
Để thấy rằng tại sao, giả sử rằng Lehman và JPMorgan có cùng những cam kết 150 triệu đô bằng
nhau trong 300 triệu đô công cụ tín dụng tuần hoàn. Trước khi Lehman sụp đổ, nếu một công ty rút
100 triệu đô từ công cụ này, mỗi ngân hàng chỉ phải trả 50 triệu đô. Sau khi Lehman sụp đổ, JP
Morgan phải trả 100 triệu đô. Do đó, sự sụp đổ của Lehman mang lại gánh nặng tài trợ cho những
thành viên khác trong hiệp hội
14
. 5 ngân hàng trong bảng 2 đã nói rõ trường hợp đó
15
.
14
Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu một công ty yêu cầu 300 triệu đô và Lehman đáp ứng được giao kết của nó, JPMorgan vẫn
sẽ chỉ chịu trách nhiệm 150 triệu đô.
15
Trường hợp của Marriott 10-Q, thứ 3 ngày 3 tháng 10 năm 2008; “Chesapeake Energy gửi vào 460 triệu đô tín dụng
và rút ra trên RC “, Reuters, ngày 16 tháng 10 năm 2008; Báo cáo của Parker Drilling 8-K, 22 ngày 22 tháng 10 năm
2008; “FreeScale rút 460 triệu đô “, Reuters ngày 24 tháng 10 năm 2008, Accuride Corporation 8-K, 30 tháng 10
năm 2008.
18
Lý do thứ hai tại sao sự thất bại của Lehman dẫn đến việc những thành viên cho vay đồng
tài trợ lại có những khoản giải ngân thêm, lý do vì việc sụp đổ của Lehman làm tăng khả năng các
công ty được tài trợ bởi Lehman sẽ rút hạn mức tín dụng của họ. Một công ty luôn phải đối mặt với
những rủi ro mà ngân hàng của mình sẽ không thể hoặc không sẵn sàng tài trợ cho hạn mức tín
dụng của nó. Nhận được cam kết từ những nhà cho vay đa năng (như trong hiệp hội cho vay), là
một cách để giảm bớt nguy cơ này, nhưng cách này không loại trừ hẳn rủi ro. Trong ví dụ trên, sau
khi Lehman thất bại, bây giờ công ty chỉ có cam kết $ 150 triệu từ Morgan. Vì vậy, rủi ro mà công
ty sẽ không thể rút hạn mức tín dụng của nó cũng tăng lên. Thay vì phải chịu thêm rủi ro này, công
ty có thể lựa chọn hợp lý để rút hạn mức tín dụng của mình, thậm chí nếu nó không có một nhu cầu
trước mắt cho nguồn tài trợ. Trong thực tế, công ty truyền thông FairPoint giải thích ngắn gọn việc
giải ngân của nó ở trên như là hành động “cần thiết để bảo vệ quyền tiếp cận của nó đến nguồn vốn
bởi vì mức độ tham gia của Lehman Brothers trong công cụ nợ của công ty và sự không sẵn bao
bọc cả công ty đó và các thị trường tài chính nói chung”. Việc khuyến khích rút hạn mức tín dụng
được tăng thêm, nếu công ty phỏng đoán rằng những người khác cũng sẽ được rút trong hạn mức
tín dụng của họ vì nó làm tăng cơ hội mà các ngân hàng sẽ không thể hoặc không sẵn sàng tài trợ
cho các hạn mức tín dụng của họ. Điều này là hợp lý khi dẫn tới những người gửi tiền đổ xô tới
ngân hàng như trường hợp Diamond và Dybvig (1983). Tổng quát, người ta ước tính rằng tại thời
điểm nộp đơn phá sản của Lehman đã có 30 tỷ $ các cam kết luân chuyển chưa được rút.
16
Vì những lý do này, chúng tôi dự đoán rằng các ngân hàng đồng cung cấp với Lehman sẽ
phải giải ngân hạn mức tín dụng nhiều hơn và sẽ chịu áp lực nhiều hơn để cắt giảm việc cho vay
hợp tác. Để kiểm tra dự đoán này, chúng tôi đo lường số lượng chưa thanh toán của hạn mức tín
dụng đồng hợp tác với Lehman khi mà một phần trăm của tất cả các hạn mức tuần hòan được bắt
đầu trước khi kết thúc năm 2007 và chưa thanh toán suốt quý IV năm 2008. Chúng tôi chỉ tính
những khoản vay, nơi Lehman là một trong những người cho vay chính vì Lehman sẽ không có
khả năng bán được những cam kết trong thị trường thứ cấp
17
. Tuy nhiên, rất quan trọng để nhớ
rằng sự ủy nhiệm của chúng ta là một thước đo cơ bản bởi vì chúng ta hiếm khi biết sự phân phối
hiện tại trong việc cho vay đồng tài trợ và bởi vì chúng tôi không biết liệu rằng có sự giải ngân
trước đây trong các hạn mức tín dụng đang tồn tại.
Theo báo cáo tại Bảng 3, theo mức trung bình, 6% của những hạn mức tuần hoàn là đồng
cung cấp với Lehman. Các kết quả ở Bảng 5 cho thấy rằng các ngân hàng đồng cung cấp một phần
lớn hơn các hạn mức tín dụng với Lehman, cắt giảm cho vay của mình nhiều hơn các ngân hàng ít
cung cấp với Lehman. Cột 3 của Bảng 5, Phần A báo cáo kết quả, trong đó biến phụ thuộc là sự
thay đổi tỷ lệ phần trăm thay đổi trong số lượng các khoản vay có nguồn gốc từ các ngân hàng
trong giai đọan II so với giai đọan I. Ước tính điểm cho thấy rằng các ngân hàng có độ lệch tiêu
chuẩn cao hơn chịu rủi ro của Lehman thông qua những hạn mức tuần hoàn giảm 44%, trong khi
các ngân hàng với độ lệch chuẩn thấp hơn chịu rủi ro từ Lehman giảm 25% trong cho vay. Một so
sánh các cột 3 và 4 cho thấy rằng nó tác động thấp hơn trong thời kỳ tiền khủng hoảng, phù hợp với
thời gian Lehman sụp đổ.
Một trong những mối quan tâm trong phân tích này là việc đồng cung cấp các hạn mức tuần
hoàn với Lehman có thể để lại những rủi ro khác cho các ngân hàng cung cấp với Lehman. Trong
16
Phần trình bày của Loan Syndications và Hiệp hội Kinh doanh "Kiểm tra pháp lý và thực tế kinh doanh của vay
Syndicated thừa hưởng", WilmerHale, Boston, 15 tháng 7 năm 2009.
17
Chúng tôi sử dụng cụm từ cho vay hợp tác 'để xác định các khoản cho vay với nguồn quỹ đáng kể từ Lehman. Nói
chung, cho vay với các cam kết nhỏ được gọi là “participants”, một tiêu đề mặc định. Khác hơn là “participant” - ví dụ
như đề, “đại lý chứng minh tài liệu”, “đồng sắp xếp”, “đồng tác quản lý”, vv - Xác định cam kết lớn và được sử dụng
bởi xx để tính toán những người nắm chính trong thị trường cho vay đồng tài trợ, được báo cáo trong “bảng xếp hạng”
19
phạm vi các ngân hàng bị mất tiền như là kết quả của các rủi ro này, cuộc nghiên cứu của chúng tôi
chỉ đơn giản là phản ánh một thực tế là các ngân hàng kinh doanh với Lehman đang chịu tình hình
tồi tệ hơn và do đó phải cắt giảm cho vay. Trong khi sự giải thích này thật thú vị, chúng tôi nghi
ngờ rằng đó không phải là lời giải thích. Bảng 5, phần C chỉ ra rằng các ngân hàng mà đồng cung
cấp nhiều hơn các khoản cho vay kỳ hạn với Lehman không cắt giảm cho vay nhiều hơn. Điều này
cho thấy đó là giải ngân – hay mối đe dọa từ giải ngân - đó là thúc đẩy sự tác động, không phải là
mối quan hệ với tự bản thân Lehman.
[Bảng 5]
Một mối quan tâm chung từ những phát hiện của chúng tôi có lẽ chúng được dẫn dắt bởi bản
chất của người vay hơn là cấu trúc tài chính ngân hàng và rủi ro hạn mức tín dụng. Ví dụ, có thể
nhận biết rằng các công ty vay từ ngân hàng ký quỹ đáng tin cậy, thì ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái
và vì thế ít chịu một cú sốc tiêu cực từ nhu cầu vay tiền. Để giải quyết vấn đề này, Bảng 6 cung cấp
các số liệu thống kê tóm tắt về người đi vay trong thời kỳ tiền khủng hoảng. Dữ liệu doanh thu của
DealScan, trong khi phần còn lại của dữ liệu là của Compustat. Kết hợp với Compustat làm giảm
số lượng người đi vay các thống kê này dựa trên đó. Chúng tôi tính trung bình cho mỗi ngân hàng
và sau đó trung bình trên toàn ngân hàng. Cột đầu tiên cung cấp trung bình cho tất cả 38 ngân hàng.
Cột 2 giới hạn các mẫu cho 10 ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi trên tài sản cao nhất trong tháng 12 năm
2007, trong khi cột 3 chỉ ra dữ liệu trên 10 ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi trên tài sản thấp nhất. Không
có sự khác biệt rõ ràng qua hai hệ thống ngân hàng về doanh thu, tài sản đi, đòn bẩy, Q, hay lợi
nhuận trên tài sản của người đi vay. Nó thể hiện rằng nếu người đi vay của những ngân hàng ký
quỹ đáng tin cậy ít bị rủi ro bởi suy thoái, nó không xuất phát từ một trong những đặc trưng này.
Cột 4 và 5 chỉ ra đặc thù của người đi vay trong 10 ngân hàng có rủi ro hạn mức tín dụng cao
nhất với Lehman và 10 ngân hàng với rủi ro hạn mức tín dụng thấp nhất với Lehman. Có vẻ là
doanh thu trung bình của người đi vay được tài trợ bởi các ngân hàng có mức chu chuyển từ
Lehman thì lớn hơn nhiều so với được tài trợ bởi ngân hàng có rủi ro với Lehman thấp. Điều ngược
thì đúng đối với tài sản (Lưu ý rằng các dữ liệu tài sản đến từ tiểu mẫu phù hợp với Compustat).
Không có các đặc tính nào khác trên toàn tiểu mẫu.
Để xem liệu sự khác biệt về kích cỡ có thể ảnh hưởng đến hành vi cho vay trong thời khủng
hoảng – bởi vì những người đi vay lớn đã có một cú sốc lớn từ nhu cầu vay tiền - chúng tôi tính
đến cả doanh thu trung bình của những người đi vay ngân hàng trong thời kỳ tiền khủng hoảng.
Các kết quả được báo cáo trong phần A của Bảng 7. Biến doanh thu thì không có ý nghĩa thống kê,
và việc đưa nó vào không có nhiều ảnh hưởng đến biến tiền gửi và biến rủi ro với Lehman. Thước
đo kích thước của tài sản (không ghi trên báo cáo) cũng không có hiệu lực đối với hệ số lãi suất.
Cuối cùng, chúng tôi lưu ý rằng các ngân hàng có khoản tiền gửi thấp trong mẫu chủ yếu là
các ngân hàng đầu tư. Những ngân hàng đã trãi qua việc tăng cho vay nhiều hơn trong suốt sự bùng
nổ tín dụng phần vì sự hiện diện mạnh mẽ của mình trong việc tài trợ cho các hoạt động LBO và M
& A. Do đó, sẽ không ngạc nhiên nếu việc cho vay của họ đã giảm nhiều trong cuộc khủng hoảng
vì các hoạt động LBO và M & A cạn kiệt. Để kiểm soát khả năng này chúng tôi đã tính đến danh
nghĩa ngân hàng đầu tư trong những suy thoái cơ sở. Những sự suy thoái này được báo cáo tại
Phần B, Bảng 7. Các hệ số danh nghĩa của ngân hàng đầu tư thì không có ý nghĩa thống kê, không
có thay đổi đáng kể so với các hệ số khác. Chúng tôi kết luận rằng trong khi có khả năng bản chất
của bên vay có thể điều khiển nhu cầu vay vốn - và những đặc trưng này có thể có tương quan với
các khoản tiền gửi tin cậy và rủi ro hạn mức tín dụng - chúng sẽ dường như không tuân theo
nguyên tắc. Chúng tôi biết chẳng có lý thuyết cụ thể nào kết hợp giữa bên vay và ngân hàng là phù
hợp với những phát hiện của chúng tôi.
[Bảng 6 & 7]
20
5. Nhận xét cuối cùng
Những khoản vay mới sụt giảm rõ rệt trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính trên tất cả các
loại khoản cho vay. Một số suy giảm này có thể đã phản ánh một sự giảm nhu cầu khi các công ty
có kế hoạch mở rộng quy mô trở lại trong thời gian suy thoái. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ ra rằng
cũng có thể có được một hiệu ứng cung cấp: các ngân hàng ít tiếp cận nguồn tài trợ tiền gửi và rủi
ro hơn trong việc giải ngân hạn mức tín dụng thì giảm cho vay của mình các ngân hàng khác.
Sự sụt giảm trong việc cung cấp tín dụng có ý nghĩa quan trọng. Nếu không có sự suy giảm
trong việc cung cấp hạn mức tín dụng, có khả năng sẽ giảm bớt sự suy giảm trong nhu cầu vay vốn
do áp lực giảm trên chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, việc giảm cung cấp, gia tăng áp lực đi lên của
chênh lệch lãi suất, và dẫn đến sự giảm lớn hơn trong cho vay hơn người ta có thể nhìn thấy trong
một cuộc suy thoái điển hình. Sự kết hợp của tình trạng suy thoái và khủng hoảng ngân hàng là một
vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Thực tế là một số ngân hàng bị ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến việc phân
phối tín dụng trong nền kinh tế. Nếu vấn đề mối quan hệ giữa ngân hang và người vay có ý nghĩa
cho quá trình cho vay, sau đó người đi vay của một ngân hàng hạn chế về tính thanh khoản có thể
không dễ dàng chuyển đổi cho một ngân hang ít hạn chế hơn về thanh khoản. Vì vậy, một số ngân
hàng có thể có đủ vốn để cho vay, nhưng không sẵn sàng mở rộng tín dụng cho các công ty mà họ
không có mối quan hệ trước đó. Khả năng chuyển đổi người cho vay có thể giảm nhẹ những tác
động của việc giảm cung cấp tín dụng. Kinh nghiệm từ sự thất bại của Continental Illinois National
Bank vào năm 1984 cho thấy chuyển đổi như vậy là không dễ dàng (Slovin, Sushka và Polonchek,
1993). Liệu vấn đề trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là một câu hỏi mở và xứng đáng để
nghiên cứu nhiều hơn hay không?
21
B. PHẦN BỔ SUNG
1. NHTW các nước hành động như thế nào trong khủng hoảng :
Khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn tiếp tục lan rộng. Danh sách các quốc gia chịu ảnh hưởng
ngày một tăng. Hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều tụt dốc. Tuy vậy, tác động của
cuộc khủng hoảng đến mỗi quốc gia là không giống nhau và hãy xem chính phủ các nước đang làm
gì để giảm nhẹ tác động từ cuộc khủng hoảng này.
Hành động chung
Sáu ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới ngày 8/10 đã đồng loạt hạ tỷ lệ lãi suất cơ bản 0,5%
trong nỗ lực ổn định nền kinh tế toàn cầu trước cơn sóng gió trên thị trường tài chính.
Đây là một việc chưa từng có tiền lệ, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương
châu Âu, Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Canada, Thụy Điển và Thụy sỹ đã
cùng phối hợp hành động.
Với lần cắt giảm này, lãi suất cơ bản đồng USD được đưa về mức 1,5%, lãi suất cơ bản Euro
giảm còn 3,75%, lãi suất Đô la Canada còn 2,5%, lãi suất cơ bản đồng Bảng Anh còn 4,5%, lãi suất
đồng Krona của Thụy Điển giảm còn 4,25%.
Trung Quốc
Dù được đánh giá là chịu tác động không lớn của cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng Trung
Quốc cũng đã gia nhập làn sóng cắt giảm lãi suất khi hạ tỷ lệ lãi suất cơ bản thêm 0,27% xuống còn
6,93%. Hồng Kông cũng giảm lãi suất cơ bản xuống 2%.
Như vậy, đây là lần thứ hai trong vòng 3 tuần, Trung Quốc tiến hành cắt giảm lãi suất.
Áo
Chính phủ Áo đã chính thức thông báo một sự bảo đảm cho tất cả các khoản tiền gửi tiết kiệm
cá nhân, có hiệu lực từ 1/10.
Thủ tướng Áo Alfred Gusenbauer khẳng định: “Các khoản tiền gửi tại các ngân hàng của Áo
đang an toàn và Nhà nước đứng ra đảm bảo cho chúng”
Anh
Chính phủ Anh đã công bố một kế hoạch trị giá 50 tỷ Bảng (88 tỷ USD) để cứu trợ 8 trong số
các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhất nước này. Đổi lại, chính phủ sẽ nhận được cổ phiếu của
các tổ chức này.
Một khoản tài chính trị giá 200 tỷ Bảng cũng sẽ được Ngân hàng trung ương Anh sẵn sàng
cung cấp cho hệ thống ngân hàng trong trường hợp cần thiết phải tăng khả năng thanh toán bằng
tiền mặt.
Một công ty đặc biệt cũng sẽ được thành lập để cung ứng 250 tỷ bảng đảm bảo các khoản vay
cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Kế hoạch này đã được đưa ra sau khi cổ phiếu của các ngân hàng Anh bổ nhào trong phiên giao
dịch ngày 7/10 và Phòng Thương mại Anh cảnh báo nền kinh tế nước này đã thực sự rơi vào suy
thoái, số người thất nghiệp có thể tăng thêm 350.000 ngàn người trong năm tới.
Từ ngày 7/10, Chính phủ Anh cũng tăng mức đảm bảo cho các tài khoản tiết kiệm từ 35.000
Bảng (62.000 USD) lên 50.000 Bảng.
22
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính tại Anh là việc ngân hàng
Northern Rock và Ngân hàng cho vay thế chấp Bradford & Bingley đã bị quốc hữu hoá và hai ngân
hàng lớn khác là HBOS và Lloyds TSB đã phải sáp nhập.
Đức
Tại Đức, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã tiếp nhận một “cơn lũ” các khoản tiền gửi
mới do những người gửi tiền tìm kiếm nơi gửi an toàn hơn.
Tuần trước, Hypo Real Estate, ngân hàng thương mại chuyên cho vay bất động sản lớn thứ hai
của Đức, đã đứng trước nguy cơ sụp đổ khi số nợ khó đòi của họ quá lớn.
Nếu Hypo Real Estate sụp đổ sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong hệ thống
ngân hàng của Đức. Đứng trước tình cảnh này, chính phủ Đức đã phản ứng nhanh chóng bằng kế
hoạch cứu trợ cho Hypo Real Estate trị giá 35 tỷ euro. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị đổ bể sau khi
liên minh các ngân hàng rút lại sự ủng hộ của mình.
Tuy nhiên sau đó, một kế hoạch mới đã được dàn xếp giữa chính phủ và các ngân hàng tư nhân
chỉ vài giờ trước khi thị trường chứng khoán mở cửa trở lại sáng 6/10. Theo đó, các ngân hàng tư
nhân đã đồng ý cung cấp thêm 15 tỷ euro, đưa tổng số tiền bơm cho HRE lên 50 tỉ euro.
Chính phủ Đức cũng đã thông báo sẽ bảo đảm không giới hạn cho các tài khoản tiền gửi cá
nhân. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khẳng định, lãnh đạo/ các nhà quản lý của
các tổ chức tài chính sẽ phải chịu trách nhiệm về “việc kinh doanh vô trách nhiệm” của mình.
Iceland
Thủ tướng Iceland Geir Haarde khẳng định rằng, các cuộc đàm phán đang diễn ra với Nga về
một khoản vay khổng lồ để hỗ trợ hệ thống ngân hàng của nước này.
Ông Haarde cho biết, một phái đoàn từ Iceland sẽ tới Moscow trong hai ngày tới để hoàn tất
thoả thuận. Thủ tướng Iceland cũng cảm ơn phía Nga đã hỗ trợ khoản vay khẩn cấp hơn 5 tỷ USD.
Trong động thái mới đây nhất, chính phủ Iceland đã nằm quyền kiểm soát Landsbanki, ngân
hàng lớn thứ hai nước này, và sa thải toàn bộ ban lãnh đạo của ngân hàng.
Quốc hội Iceland cũng đã thông qua một dự luật khẩn cấp cho phép chính phủ có quyền lực lớn
hơn để can thiệp sâu vào hoạt động của các ngân hàng.
Ông Haarde cho biết, dự luật này sẽ giúp quốc đảo này tránh được một làn sóng phá sản.
Iceland cũng sẽ đưa ra sự bảo đảm không hạn chế đối với tất cả các tài khoản tiền gửi.
Đồng Krona của nước này đã giảm mạnh giá so với USD sau khi chính phủ quốc hữu hoá ngân
hàng lớn thứ ba Glitnir hồi tuần trước. Tính đến ngày 3/10, đồng tiền này đã mất đi một phần năm
giá trị của nó.
Chính phủ Iceland cũng đã nhất trí các biện pháp cho phép các ngân hàng bán một số tài sản ở
nước ngoài để củng cố hệ thống tài chính của họ
Bỉ
Chính phủ Bỉ đã nhất trí tăng mức bảo đảm cho các khoản tiền gửi ngân hàng lên tới 100.000
euro (136.000 USD) từ 20.000 euro trước đó.
Tập đoàn ngân hàng lớn nhất nước này Fortis đã lâm vào khó khăn kể từ sau khi Fortis cùng
với hai ngân hàng khác tiến hành mua lại ngân hàng Hà Lan ABN Amro, ngay trước thời điểm
khủng hoàng tài chính toàn cầu bùng phát.
23
Sau nhiều cố gắng cứu trợ thất bại, tập đoàn BNP Paribas của Pháp đã nhất trí mua lại 75%
hoạt động của Fortis tại Bỉ và Luxembourg. Riêng hoạt động của BNP tại Hà Lan đã bị quốc hữu
hoá.
Ailen
Ailen là chính phủ đầu tiên thực hiện các biện pháp cứu nguy cho các ngân hàng với cam kết
đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các khoản nợ tại 6 ngân hàng lớn của
nước này trong 2 năm. Cam kết này được đưa ra vào ngày 30/9.
Ban đầu, động thái này đã khiến một số quốc gia châu Âu ngạc nhiên, tuy nhiên sau đó nhiều
nước đã “theo bước” Ailen.
Tây Ban Nha
Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero hôm thứ ba (7/10), đã tăng mức đảm
bảo tiền gửi tại các ngân hàng lên 100.000 euro (136.000 USD) từ mức 20.000 euro trước đó.
Thủ tướng Zapatero khẳng định với các ngân hàng hàng đầu nước này rằng, chính phủ sẽ thực
hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm tăng mức bảo đảm tiền gửi để củng cố niềm tin trong hệ thống
tài chính.
Tây Ban Nha cũng đã kêu gọi các quốc gia châu Âu nên hành động chung để giải quyết những
vấn đề của cuộc khủng hoàng tài chính thế giới hiện nay.
Italy
Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi cho biết, chính phủ nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để mua
lại cổ phần của những ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản trong nỗ lực đảm bảo sự ổn định của
hệ thống tài chính.
Phát biểu sau một cuộc họp của nội các nhằm đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng
tín dụng toàn cầu đối với nền kinh tế nước này, ông Berlusconi nói: “Sự can thiệp cuối cùng sẽ
được thực hiện bởi Bộ Tài chính” .
Hà Lan
Hà Lan đã tăng gấp ba mức đảm bảo cho các tài khoản tiền gửi lên 100.000 euro.
Hi Lạp
Chính phủ Hi Lạp cho biết vào cuối tuần trước, họ sẽ bảo đảm hoàn toàn cho tất cả các khoản
tiền gửi của công dân nước này tại các ngân hàng, tuy nhiên một quan chức cũng khẳng định rằng,
đây chỉ là một “cam kết chính trị” và hệ thống ngân hàng nước này không ở trong tình trạng rủi ro.
Đan Mạch
Hôm chủ nhật vừa qua, Chính phủ Đan Mạch và các ngân hàng nước này đã đồng thuận thông
qua một kế hoạch trong đó xoá bỏ mức trần bảo đảm tiền gửi.
Nga
Tổng thống Dmitry Medvedev đã thông báo một kế hoạch cứu trợ trị giá 950 tỷ rúp (36,4 tỷ
USD) về dài hạn để hỗ trợ các ngân hàng trong cuộc họp khẩn cấp tại điện Kremli hôm 7/10.
Hai sở giao dịch chứng khoán hàng đầu của Nga là RTS và Micex đã buộc phải đóng cửa ngày
8/10 sau khi chứng khoán giảm giá thê thảm. Giá trị mỗi sàn đã giảm hơn 10% ngay đầu phiên giao
dịch. Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tuần, hai sàn này phải đóng cửa.
24
Trong một thông báo, Tổng thống Medvedev đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra các biện
pháp khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Ông nói: “Cuộc khủng hoảng trong hệ thống tài chính quốc tế hiện nay cần có sự phối hợp
hành động nhanh chóng. Đây rõ ràng là thời điểm để cùng đưa ra những quyết định mới”.
Australia
Ngân hàng trung ương Australia đã cắt giảm tỷ lệ lãi suất cơ bản từ 7% xuống còn 6%, lớn hơn
rất nhiều so với dự đoán được đưa ra trước đó.
Ngân hàng trung ương Australia cho biết, sự cắt giảm đáng kể này là hợp lý dựa trên triển vọng
tăng trưởng hiện nay, mặc dù lạm phát hiện cao hơn mục tiêu.
Thủ tướng Kevin Rudd cho biết, động thái này sẽ duy trì sự ổn định tài chính và giúp Australia
đối mặt với “thời điểm khắc nghiệt phía trước”.
Đây là lần cắt giảm lãi suất lớn nhất của ngân hàng trung ương nước này kể từ tháng 5/1992.
Động thái này đã nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán.
Các nhà quan sát trước đó đưa ra dự đoán, tỷ lệ lãi suất chỉ giảm xuống 6,5%.
Hungary
Chính phủ Hungary đã đề xuất tăng mức bảo hiểm tiền gửi ngân hàng lên hơn gấp đôi, từ 6
triệu forint hiện tại lên 13 triệu forint (51.000 euro) sau cuộc thảo luận với chủ tịch Ngân hàng
trung ương nước này.
Đề xuất này sẽ được trình lên quốc hội thông qua vào thư hai tới.
2. Bức tranh ngân hàng một năm sau khủng hoảng:
Một năm sau khủng hoảng, giật mình nhìn lại quá khứ, đã có "kẻ được, người mất"
Kẻ chiến thắng
Tại Mỹ, ngân hàng Goldmans Sachs có lịch sử hình thành lập từ năm 1869 đã trở thành một
trong hai ngân hàng lớn nhất của Mỹ, cùng với Morgan Stanley, đứng về phía những "người chiến
thắng".
Trong quý II/2009, khi kinh tế thế giới suy thoái nặng nhất, ngân hàng này đã đạt một thành công
vượt bậc, lợi nhuận tăng 65% so với cùng kỳ năm trước, khoảng 3,4 tỷ USD.
Kết quả này đã gây ra nhiều chỉ trích từ những người cho rằng nó nắm trong tay những quỹ đầu
cơ khổng lồ sống nhờ các hoạt động không liên quan gì tới cung cấp tài chính cho nền kinh tế.
Những phê phán này càng nổi lên khi mà Goldmans Sachs công bố cam kết về các khoản tiền
thưởng hậu hĩnh, trị giá tới 11,4 tỷ USD, bắt đầu "rót" từ đầu năm 2010.
Lợi nhuận của ngân hàng hàng đầu nước Mỹ không phải đến một cách ngẫu nhiên. Đó là kết
quả của một lựa chọn chiến lược đã có từ lâu: tuyển mộ các chuyên gia có chất lượng cao.
Goldmans Sachs là ngân hàng đầu tiên tuyển dụng những người tốt nghiệp có kết quả tốt từ những
năm 1930, và có chính sách tiền lương hợp lý, vừa hào phóng với các nhân viên giao dịch, lại vừa
kiểm soát được rủi ro, một yếu tố then chốt khiến nhiều ngân hàng bị mất giá trị.
Một ngân hàng khác, JP Morgan Chase, cũng bước ra khỏi khủng hoảng với vị thế của kẻ
thắng. Thiết chế tài chính này nhờ sự hỗ trợ của chính quyền Mỹ đã mua lại ngân hàng tín thác
Washington Mutual rơi vào khó khăn trong tháng 9/2008, nhờ đó biến đổi quy mô hoạt động. Sau
vụ này, JP Morgan sở hữu mạng lưới đại lý mạnh hơn, trong khi thị trường bị co hẹp lại chỉ sau vài
25