ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG DU LỊCH
NGÀNH DU LỊCH
BÀI TIỂU LUẬN
THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CÁC
GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGHỆ THUẬT CA TRÙ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Học phần: TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
Giảng viên: NGUYỄN THỊ NHƯ HOA
Lớp: K52 DU LỊCH 1
Sinh viên thực hiện: NHÓM 6
HUẾ 2022
TRƯỜNG DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ
Câu hỏi : Trình bày việc khai thác và quản lý các tài nguyên văn hóa phi vật thể (tài nguyên
du lịch nhân văn) ở Việt Nam như thế nào? (Chọn 1 ví dụ minh họa để trình bày).
Học phần: TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN
Giảng viên: NGUYỄN THỊ NHƯ HOA
Sinh viên thực hiện: NHÓM 6 –K52DL1
Phan Thị Diệu Hảo
Phan Thị Thuý Hằng
Hà Thị Hồng Lãm
Lê Thị Mỹ Linh
Lê Thị Ái Ly
Lê Thị Cẩm Thanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CA TRÙ – DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ............................................................2
1.1
Khái niệm Ca trù.....................................................................................................................2
1.2
Ca trù – Di sản văn hố phi vật thể.......................................................................................2
1.2.1
Lịch sử hình thành và phát triển của Ca trù..................................................................2
1.2.2
Gía trị nghệ thuật Ca trù..................................................................................................3
1.2.2.1
Giá trị văn học (Lời thơ)....................................................................................................3
1.2.2.2
Giá trị âm nhạc..................................................................................................................4
1.2.2.3
Giá trị văn hoá...................................................................................................................4
1.2.2.4
Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hố, xã hội.............................................4
1.2.2.5
Giá trị giải trí, ngoại giao.................................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CA TRÙ PHỤC VỤ DU
LỊCH..........................................................................................................................................................6
2.1
Công tác tổ chức quản lý.........................................................................................................6
2.1.1
Nhà nước...........................................................................................................................6
2.1.2
Doanh nghiệp....................................................................................................................6
2.1.3
Địa phương........................................................................................................................6
2.2
Cơ sở vật chất...........................................................................................................................6
2.2.1
Sân khấu chuyên nghiệp..................................................................................................7
2.2.2
Câu lạc bộ sinh hoạt ca trù..............................................................................................7
2.2.3
Hội diễn, liên hoan nghệ thuật........................................................................................7
2.3
Nhân lực....................................................................................................................................7
2.4
Thị trường và du khách...........................................................................................................8
2.5
Công tác bảo tồn và phát triển Ca trù hiện nay...................................................................8
2.5.1
Một số hoạt động...............................................................................................................8
2.5.2
Một số vấn đề đặt ra..........................................................................................................9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGHỆ THUẬT CA TRÙ PHỤC VỤ DU LỊCH 12
3.1
Nhận xét các giá trị văn hoá phục vụ du lịch......................................................................12
3.1.1
Những thuận lợi.............................................................................................................12
3.1.2
Những khó khăn.............................................................................................................12
3.2
Giải pháp.................................................................................................................................12
3.2.1
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Ca trù.......................................................................12
3.2.2
Xây dựng môi trường biểu diễn hợp lý..........................................................................13
3.2.3
Đưa nghệ thuật Ca trù vào chương trình du lịch........................................................13
3.2.4
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật ca trù...................................13
3.2.5
Yêu cầu khi khai thác nghệ thuật Ca trù vào hoạt động du lịch.................................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................15
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam có tài nguyên du lịch khá phong phú với nhiều đặc điểm giống các nước trong
khu vực Đông Nam Á – phát triển trên cơ sở nền văn minh nơng nghiệp lúa nước, đồng thời
có những nét riêng biệt. Vì thế người ta thường nói đó là sự thống nhất trong đa dạng giữa các
quốc gia Đông Nam Á.
Để du lịch Việt Nam hấp dẫn du khách thì điều quan trọng chính là chúng ta phải biết tận
dụng phát huy được những nét khác biệt văn hoá, bản sắc dân tộc để khai thác xây dựng các
loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo. Có thể coi đây là yếu tố cơ bản
quyết đinh sức cạnh tranh du lịch của mỗi quốc gia.
Vào 14h45 (giờ Việt Nam, tức 10h45 giờ Abu Dhabi) ngày 1/10/2009, Ca trù của Việt
Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn
cấp. Đây là một tin vui với những người yêu ca trù bởi giờ đây nghệ thuật ca trù không chỉ
được biết tới, được bảo tồn mà còn được khai thác phục vụ cho đời sống văn hóa tinh thần của
người dân. Đây cũng là một sự kiện đánh dấu sự trở lại của ca trù sau nhiều thế kỉ bị quên
lãng và có nguy cơ bị mai một. Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân
tộc và có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời.
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và đang
vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ tăng trưởng cao. Đạt được điều này cũng là
nhờ vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo của đất nước. Và trong xu thế
tồn cầu hóa , khi bản sắc văn hóa dần bị mai một thì du khách ln muốn tìm đến những giá
trị văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Nắm bắt được điều này nên đã có nhiều loại hình
nghệ thuật được đưa vào khai thác kinh doanh du lịch như chèo, múa rối nước, quan họ,… và
đã đạt được những thành công nhất định.
Nhắc đến Ca trù - người ta chỉ lờ mờ hiểu về nó như một thể loại âm nhạc rất khó nắm
bắt, rất khó để thẩm thấu. Khác với quan hệ, múa rối… là những loại hình nghệ thuật dân dã
gần gũi với cuộc sống - Ca trù là một loại hình nghệ thuật bác học. Một loại hình âm nhạc đã
đạt đến trình độ hồn thiện cao, địi hỏi người thưởng thức phải am hiểu và tìm tịi về những
giá trị tinh hoa của nó. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Tại sao ca trù lại rất khó để cảm thụ
được vẻ đẹp tinh anh của nó? Và hơn nữa trước thực trạng ca trù đang đứng trước bờ vực
thẳm của sự mai một đã là động lực để nhóm tiến hành tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này.
Với mong muốn tìm ra giải pháp thiết thực trong việc khơi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát các
giá trị thực tiễn của nghệ thuật ca trù trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như phương
thức khai thác nghệ thuật ca trù trong kinh doanh du lịch. Vì vậy “Thực trạng khai thác và
quản lý các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù phục vụ phát triển du lịch” sẽ là đề tài
mà nhóm chọn cho bài tiểu luận này.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Ca trù – di sản văn hoá phi vật thể
Chương 2: Thực trạng khai thác giá trị nghệ thuật Ca trù phục vụ du lịch
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị
văn hoá của nghệ thuật ca trù trong phát triển du lịch
CHƯƠNG 1: CA TRÙ – DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ
1.1 Khái niệm Ca trù
Ca trù (hay hát Ả đào) là tên gọi thông dụng hơn cả so với các khái niệm khác, cho dù
chưa phải là cách gọi tối ưu. Vậy Ca trù nghĩa là gì? Đó là một khái niệm chỉ một lối hát gồm
rất nhiều điệu (theo thống kê của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề thì Ca trù có 46 điệu): thét
nhạc, non mai, hồng hạnh, hát nói,… Trong cách hiểu thơng thường, khái niệm Ca trù có thể
được thay thế bằng các khái niệm khác như đã nói ở trên mà vẫn được hiểu như nhau. Ở
Thanh Hóa, Ca trù cịn được gọi là hát ca cơng, hát gõ. Về nghĩa chữ thì Ca trù trước nay
được giải thích là hát Thẻ. Thẻ gọi bằng Trù, làm bằng mảnh tre ghi chữ đánh dấu, dùng để
thưởng đào hát hay thay cho trả tiền mặt trực tiếp. Khi ả đào hát, quan viên thị lễ chia ngồi hai
bên, một bên đánh chiêng, một bên đánh trống. Trống đánh chát và chiêng đánh một tiếng khi
thấy hát hay thì thưởng cho đào một cái Trù. Xong tiệc hát, đào kép ứng theo trù thưởng mà
tính tiền, nhận tiền theo đúng quy định. Khái niệm Ca trù sớm nhất hiện biết là thế kỷ 16
trong bài “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” của Lê Đức Mao.
- Ngồi ra cịn có các tên gọi khác:
+ Hát Ả đào
+ Hát Cửa đình (hát Đình mơn)
+ Hát Cửa quyền
+ Hát nhà Tơ
+ Hát Cơ đầu
Tóm lại, Ca trù là tên gọi chung và thông dụng nhất về một loại hình âm nhạc cổ truyền
của Việt Nam. Nó có thể được thay thế bằng nhiều tên gọi khác như: hát ả đào,hát cô đầu,…
Tuy nhiên sự xuất hiện các tên gọi đó cũng như thời điểm xuất hiện, tên nào có trước, tên nào
có sau cho đến nay giới nghiên cứu dường như chưa đặt thành một vấn đề riêng để tìm hiểu.
Và như vậy, mỗi tên gọi được coi là “tấm biển” chỉ đường ý nghĩa nhất định trong việc nghiên
cứu về lịch sử phát triển của nghệ thuật Ca trù.
1.2 Ca trù – Di sản văn hố phi vật thể
1.2.1
Lịch sử hình thành và phát triển của Ca trù
Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cùng với một số trò diễn và múa dân gian.
Chính vì vậy, Ca trù là một bộ mơn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa
dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đơi khi có cả múa.
Ca trù khởi nguồn từ lối hát Đào nương, một lối hát lấy giọng nữ làm trọng và đã xuất
hiện trong đời sống người Việt hơn hai thế kỷ trước Công nguyên:
Thời Tiền Lê, năm Thiên Phúc thứ 8 (987), Đại Hành Hồng đế sai Khng Việt chế
khúc để hát tiễn sứ thần phương Bắc Lý Giác về nước. Khác với lối làm thơ, chế khúc
là viết ca từ cho một ca điệu có sẵn, ca nương dựa vào điệu mà “bẻ thành làn hát” đây
chính là tiền thân của hát ca trù..
Thời Lý, năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) tại Thăng Long vua Lý Thái Tổ định ra hát
xướng, con trai gọi là Quản giáp, con gái gọi là Ả đào (dân gian vẫn gọi là quản –
đào). Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà, nghề ca xướng, và những người làm nghề
ca xướng được nhà nước coi trọng và lập ra tổ chức để họ hành nghề. Do vậy mà nghệ
thuật quản – đào ngày càng phát triển và hồn thiện..
Thời Trần (1225 -1400), âm nhạc có quản giáp, ả đào ngày càng thịnh hành, ngày càng
thể hiện vai trò “bao sân” trong đời sống xã hội.
Thời Lê Sơ, năm thứ 4 Thiệu Bình (1437), vua Lê Thái Tông sai Lương Đăng định ra
quy chế lễ nhạc. Sinh hoạt nhạc quan – đào thu hẹp dần quy mô và phân chia thành hai
bộ phận Nhạc bát âm và Hát ả đào.
Từ niên hiệu Hồng Đức (1470) đến niên hiệu Đức Nguyên (1675), những người hành
nghề âm nhạc phải sinh hoạt trong một tổ chức mới gọi là ty giáo phường. Nghệ thuật
trình diễn phục vụ cúng tế ấy là những canh hát thờ thần, sau này quen gọi là hát cửa
đình.
Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhu cầu nghe hát ca trù phát triển rầm
rộ khắp nước. Nhiều đào nương ở nông thôn đua nhau ra Hà Nội và các tỉnh thành,
phố thị mưu sinh. Người nhiều tiền thì thuê địa điểm mở nhà hát ca trù ngay ven
đường, người ít tiền thì đi hát th. Đó là ngun nhân dẫn đến tình trạng phát triển
q nóng nhà hát ca trù ở các đô thị Việt Nam thời bấy giờ. Để thu hút khách, các chủ
nhà hát đã chiêu mộ thêm những cô gái trẻ không biết hát làm công việc chiêu đãi
khách gọi là cô đầu rượu.
Theo Nguyễn Xuân Diện trong Đặc khảo ca trù Việt Nam thì ca trù được hồn thiện cơ
bản về lối chơi vào thế kỷ thứ XV. Trong khi các tư liệu mỹ thuật và khảo cổ học chưa đủ
chứng lý khẳng định ca trù có từ thời Lý (Thế kỷ XI), thì bài thơ của Lê Đức Mao là tư liệu
sớm nhất về ca trù và đáng tin cậy nhất để có thể chắc chắn vào thế kỷ XV ca trù đã có mặt ở
nước ta.
Dần dần sau đó, Ca trù cịn được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngồi theo học, tìm
hiểu, nghiên cứu và giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Trải qua quá
trình phát triển thăng trầm cùng với những biến cố của lịch sử, cho tới nay, Ca trù đã đạt đến
trình độ thẩm mỹ cao, khẳng định được vị trí quan trọng khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của
cả nhân loại.
Ca trù hiện có ở 14 tỉnh, thành trong cả nước: miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hải Phịng, Hưng n, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc); miền Trung (Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình); miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).
Bên cạnh đó, nhiều nơi trước đây có giáo phường Ca trù ở châu thổ Bắc Bộ hiện vẫn có đền
thờ tổ Ca trù như làng Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) có đình ca cơng; làng
Cổ Đạm (huyện Nghi Xn, tỉnh Hà Tĩnh) có đền Tổ Cơ đầu hay đền Bạch Hoa công chúa;
làng Phượng Cách (xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cũng có di tích đền thờ tổ Ca
trù.
1.2.2
Gía trị nghệ thuật Ca trù
1.2.2.1 Giá trị văn học (Lời thơ)
Ca trù là một loại hình ca hát có giá trị cao về mặt văn chương. Các điệu hát Ca trù ngày
xưa như Đại thạch, Dâng hương, Gửi thư … hãy cịn mộc mạc chất phác; thì về sau với các
điệu Hát nói, Hát mưỡu, Tỳ bà… từ ngữ đã chau chuốt, bóng bẩy hơn.
Trong q trình phát triển của mình, Ca trù bị coi là loại hình âm nhạc phục vụ cho mục
đích chính trị. Đó là những tiếng cười trào phúng, đả kích, những tiếng nói căm thù, vạch tội
bọn cướp nước, bán nước; đó cịn là những lời kêu gọi đồng bào, đồng chí cùng nhau đứng
dậy, đòi lại nước nhà cho bằng được.
Ngày nay, hịa mình vào khơng khí chung của thời đại, chủ đề của Hát nói ngày càng
phong phú hơn. Nội dung chủ yếu là ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, ca ngợi cách
mạng, sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Có thể nói, Ca trù là tiếng hát của thơ Việt Nam. Trong Ca trù có cả cổ kim, có cả chất
dân gian, bình dân đến phong kiến, bác học; có niêm luật thơ cũ mà có cả chất hiện đại của
thơ mới. Thơ ca trù – một lối thơ phong phú, có mẹo luật mà vẫn có thể ra ngồi khn khổ.
Đây là một sự tổng hợp, biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, tinh tế mà khó thể loại thơ nào sánh
nổi.
1.2.2.2 Giá trị âm nhạc
Nghệ thuật Ca trù, theo như nhiều nhà nghiên cứu thì nó mang tính hàn lâm và bác học.
Tính nghệ thuật khơng chỉ thể hiện bằng sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và thơ, sự hòa quyện
âm thanh của tiếng hát, tiếng phách, tiếng đàn, tiếng trống; mà nó cịn thể hiện ở sự đồng điệu
về tâm hồn giữa người biểu diễn (đào, kép) và người thưởng thức (quan viên).
+ Về cách phát âm và cách lấy hơi, mỗi lối hát lại có một phương pháp riêng. Ở ca trù,
nghệ nhân sử dụng “hơi trong” là chủ yếu
+ Về tiết tấu, rất ít tiết tấu có chu kì ngắn và đều như những thứ nhịp điệu của
những bài hát thông thường.
+ Một điều quan trọng cần chú ý là ở lối Ca trù này, chúng ta một hư từ nào xen
vào lời hát, như những chữ: tình bằng, ấy mấy, dẫu, mã,… ở trong các lối hát chèo hay quan
họ.
+ Về phần bạn tấu, tức là nhạc cụ đi kèm với giọng hát đã được tinh giản đến mức tối đa.
+ Các nhạc cụ: phách, đàn đáy, trống chầu
1.2.2.3 Giá trị văn hoá
Ca trù là một bộ mơn nghệ thuật độc đáo của văn hố Việt. Ca trù xưa và cổ kính như
đang giấu mình trong lớp trầm tích của văn hố Việt Nam mà mỗi người dân chúng ta đều có
quyền tự hào, và tự thấy mình phải có trách nhiệm giữ gìn lưu truyền và tìm cho nó vị trí
xứng đáng trong đời sống văn hóa hơm nay.
+ Lối ứng xử linh hoạt trong ca trù là điểm mà nhiều người khi thưởng thức ca trù có thể
dễ dàng nhận thấy
+ Địa điểm sinh hoạt: Trước đây, vào những ngày hội ở các làng quê, Ca trù được mời về
biểu diễn ngay tại sân đình. Các cuộc hát thơ, ca tụng cơng đức của các vị thần, vị thánh được
cất lên thiêng liêng và trang trọng. Và chính nơi đây trở thành “nhà hát nhân dân” của cả cộng
đồng làng xã.
+ Cách thưởng trong ca trù cũng được coi là một nét văn hoá đặc biệt - một nét đẹp trong
văn hoá thưởng thức nghệ thuật của ông cha ta xưa.
+ Một điểm nữa cũng dễ dàng thấy được, Ca trù là cách khán giả thưởng thức thơ và
cũng là cách thơ được phổ nhạc.
1.2.2.4 Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hoá, xã hội
Ca trù xuất hiện trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XI, sau đó được thể hiện
rõ nét ở thế kỷ XV thời nhà Lê. Ca trù với những tên gọi khác như hát nhà tơ, hát cửa đình,
hát cửa quyền, hát ả đào, hát cô đầu,… đều thể hiện những giai đoạn lịch sử khác nhau, những
khơng gian văn hóa khác nhau ở nông thôn, làng xã phong kiến Việt Nam thời xưa hay ở các
đô thị với các tổ chức giáo phường, nhóm, hội. Thực tế, trong các giai đoạn phong kiến, ca trù
không phải là nghệ thuật đại chúng, đa dạng công chúng, đa dạng người nghe nên sẽ có giá trị
phản ánh một số giai đoạn lịch sử nhất định nhưng sức ảnh hưởng khơng lớn.
Ngồi ra, ca trù cịn có giá trị văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng sâu sắc trong những giai
đoạn lịch sử.
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù được xác định là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
cấp thế giới. Đây là Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng tác động rộng lớn, có phạm vi
tới khoảng 16 tỉnh, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam bao gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà
Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng n, Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.. Ca trù là kiệt tác di sản phi
vật thể và truyền khẩu của nhân loại đứng thứ hai sau ả đào pansori của Hàn Quốc.
Ngày 23 tháng 2 năm 2020 vừa qua, nhằm ngày giỗ tổ nghiệp ca trù, Google lần đầu tiên
tôn vinh loại hình nghệ thuật truyền thống này bằng biểu tượng đặc biệt thay thế tạm thời trên
trang chủ.
1.2.2.5 Giá trị giải trí, ngoại giao
Theo Nguyễn Xuân Diện trong Lịch sử và nghệ thuật ca trù thì ngày đó, giáo phường An
Thanh huyện Lập Thạch đã được mời về kinh đơ để hát xướng đón sứ bộ các nước, cho thấy
các giáo phường trong dân gian xưa đã được góp phần tham gia vào các hoạt động lễ tiết
ngoại giao của nhà nước. Giá trị di sản ca trù còn được thể hiện trên 8 khía cạnh giải trí. Thời
xưa, hát ca trù để vua, quan và nhân dân thưởng thức, giao lưu và sinh hoạt cộng đồng làng
xã. Thời Pháp thuộc, hát ca trù ở nội thành Hà Nội bị biến thể thành hát cô đầu, cô đầu rượu
để phục vụ mục đích giải trí (theo khía cạnh giải trí khơng lành mạnh) của giới ăn chơi.
1.3 Q trình Ca trù trở thành di sản văn hoá thế giới
- Trước khi Ca trù trở thành di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp thì Ca trừ
cũng đã có một q trình”đi ra” thế giới qua những băng ghi âm, những cuộc liên hoan âm
nhạc và những giới thiệu của những người yêu ca trù
- Quá trình Ca trù trở thành di sản thế giới
+ Viện Âm nhạc là đơn vị được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch giao nhiệm vụ lập hồ sơ
quốc gia về hát Ca trù người Việt trình UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật
thể của nhân loại
+ Vào ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại Abu Dhab, tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, ca
trù chính thức được UNESCO cơng nhận là di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp
Tổng kết chương 1:
Nghệ thuật ca trù là một môn nghệ thuật độc đáo, có sức sống mãnh liệt qua thăng
trầm của lịch sử dân tộc. Đến nay, nghệ thuật ca trù đã được thế giới công nhận và
vinh danh, mang lại sức sống mới cho ca trù. Về lịch sử ra đời và phát triển nghệ
thuật ca trù vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm và làm phong phú thêm nguồn tư
liệu chứng tỏ các giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca trù. Hiện nay, nghệ thuật ca đang dần trở
thành một sản phẩm du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc thu hút du khách trong và ngoài
nước.Và để thấy được thực trạng của vấn đề này, nhóm xin trình bày cụ thể trong chương 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CA TRÙ PHỤC
VỤ DU LỊCH
2.1 Công tác tổ chức quản lý
2.1.1
Nhà nước
Trong các định hướng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới phát huy
các giá trị văn hoá truyền thống nhằm xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
Nhà nước đã ban hành và xây dựng các cơ quan quản lý mang tầm vĩ mơ với các loại
hình văn hố
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đề ra và xây dựng những chiến lược cụ thể cho phát
triển nghệ thuật ca trù
+ Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, cần tạo
điều kiện để ca trù được trình diễn, thực hành thường xuyên, tạo sức sống bền vững; đưa ca
trù vào giảng dạy trong các tiết học ngoại khóa của nhà trường và quan tâm hơn nữa đến việc
đào tạo kép đàn.
+ Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh cho
biết, trong những năm qua, thành phố Hà Nội luôn nỗ lực để hồi sinh, phát triển nghệ thuật ca
trù.
2.1.2
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp du lịch hiện nay đã đặt ra những kế hoạch cụ thể cho công tác
marketing và thực hiện các chương trình du lịch có liên quan tới các giá trị văn hố truyền
thống nói chung và nghệ thuật ca trù nói riêng
Doanh nghiệp du lịch đã xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên nghệ thuật ca trù và ngày
càng hồn thiện chúng, nhằm mục đích quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long, Ca nương Phạm
Thị Huệ, tâm sự: “Đa phần khách tới nghe hát tại những điểm biểu diễn của câu lạc bộ là
khách lẻ chứ chưa có khách đồn do các công ty lữ hành đưa tới. Chúng tôi đã nhiều lần kết
nối với các cơng ty du lịch nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên điểm biểu diễn ca trù chưa có
mặt trong các tour du lịch. Thậm chí, nhiều người làm du lịch chưa từng nghe ca trù, chưa tiếp
cận được ca trù, đây là một trong những rào cản lớn cho việc đưa ca trù đến với du khách”.
2.1.3
Địa phương
Luôn quan tâm và phát huy các giá trị văn hoá của nghệ thuật ca trù nhằm tạo môi trường
quản lý thuận lợi cho nghệ thuật ca trù đến được với đơng đảo người dân.
Trưởng phịng Văn hóa và Thông tin huyện Đông Anh Nguyễn Thế Mạnh, cho biết, để hỗ
trợ các nghệ nhân hồi sinh, phát triển nghệ thuật ca trù, huyện Đông Anh sẽ tiếp tục tập trung
đầu tư kinh phí mở lớp truyền dạy ca trù cho lớp trẻ; mua sắm nhạc cụ, trang phục biểu diễn,
tạo điều kiện thuận lợi cho câu lạc bộ ca trù phát triển...
2.2 Cơ sở vật chất
2.2.1
Sân khấu chuyên nghiệp
Nhắc đến các sân khấu chuyên nghiệp chuyên phục vụ biểu diễn ca trù cho du khách và
khán giả hiện nay tại miền Bắc chúng ta phải kể đến các câu lạc bộ ca trù như câu lạc bộ ca
trù Thăng Long, câu lạc bộ ca trù Hà Nội và Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long.
Với câu lạc bộ ca trù Thăng Long thì đến thời điểm hiện tại câu lạc bộ ca trù Thăng Long
đã thiết lập được hai điểm biểu diễn cố định phục vụ cho du khách.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tìm thấy một sân khấu biểu diễn ca trù chuyên nghiệp
cho du khách tại Hà Nội chính là câu lạc bộ ca trù Hà Nội tại đình Kim Ngân số 42 Hàng Bạc
do nghệ sĩ Bạch Vân sáng lập.
Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long được xây dựng và thành lập bởi công ty cổ phần
đầu tư và thương mại Nguyên Lai - một đơn vì hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Trung tâm và địa chỉ đầu tiên và duy nhất hiện nay tổ chức biểu diễn ca trù chuyên nghiệp với
phòng diễn đầy đủ trang thiết bị tiện nghi hiện đại nhưng khơng làm mất đi nét văn hóa Việt
và không gian trang trọng tôn quý của ca trù.
2.2.2
Câu lạc bộ sinh hoạt ca trù
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố
trên cả Việt Nam có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca
trù. Một số tỉnh thành phía Bắc, điển hình là các tỉnh có nhiều câu lạc bộ ca trù như:
Hà Nội: CLB Ca trù Hà Nội, CLB Ca trù Lỗ Khê, CLB Ca trù Thăng Long, CLB Ca
trù thơn Chanh (Phú Xun), , CLB Ca trù Bích Câu Đạo quán.
Ninh Bình: Câu lạc bộ Ca trù đền thờ Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cố Viên Lầu
Hà Tĩnh: Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ, CLB Ca trù Cổ Đạm
Bắc Ninh: CLB Ca trù Thanh Khương (Thuận Thành), CLB Ca trù Tiểu Than (Gia
Bình) và CLB Ca trù Đông Tiến (Yên Phong).
2.2.3
Hội diễn, liên hoan nghệ thuật
Một sân chơi dành cho các nghệ sĩ ca trù rất được mong đợi, đó là các hội diễn, liên hoan
nghệ thuật ca trù. Bởi đây là nơi các nghệ sĩ trên khắp cả nước gặp và trao đổi kinh nghiệm,
chia sẻ những vui buồn trong nghề nghiệp, đúc rút những bài học trong việc phát triển nghệ
thuật ca trù. Tuy nhiên đến nay các hội diễn, liên hoan nghệ thuật dành riêng cho ca trù chưa
nhiều.
2.3 Nhân lực
- Các nghệ nhân chuyên nghiệp:
+ Các nghệ nhân cao tuổi:
+ Các nghệ sĩ chuyên nghiệp
+ Các nghệ sĩ trẻ
- Các nghệ nhân không chuyên
- Nhân lực quản lý
- Nhân lực ngành du lịch
- Một số nghệ nhân ca trù
. Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc
. Nghệ nhân Quách Thị Hồ
. Nghệ nhân Nguyễn Thị Khướu
. Nghệ sĩ ưu tú, danh ca Lê Thị Bạch Vân
. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thiệp (Bắc Ninh)
. Nghệ nhân Nguyễn Văn Khôi (Hà Nội)
. Nghệ nhân Phạm Thị Mùi (Lỗ Khê, Đơng Anh, Hà Nội)
. NSND, danh ca Phó Thị Kim Đức
2.4 Thị trường và du khách
Số lượng khách còn rất hạn chế, chưa tạo ra sức hút với đơng đảo du khách trong và
ngồi nước do một số nguyên nhân như: những cản trở trong việc cảm nhận nghệ thuật ca trù,
địi hỏi khơng gian biểu diễn khơng cho phép sự tham gia của số lượng lớn khán giả trong
cùng một thời điểm, hoạt động của các câu lạc bộ biểu diễn, và sự kết nối giữa nhà kinh
doanh du lịch và người biểu diễn.
- Nguồn khách:
+ Nhóm khách du lịch trong nước
+ Nhóm khách du lịch nước ngồi
- Nhu cầu, thị hiếu:
+ Về hình thức biểu diễn
+ Về chương trình du lịch
+ Về các vấn đề liên quan khác
2.5 Công tác bảo tồn và phát triển Ca trù hiện nay
2.5.1
Một số hoạt động
Sau một thời dài trầm lắng, nghệ thuật Ca trù đang từng bước được khôi phục và đi vào
đời sống bằng nhiều cách. Từ năm 2000 tới nay, một số cuộc Liên hoan Ca trù đã đƣợc tổ
chức nhằm quảng bá loại hình nghệ thuật văn hóa truyền thống đặc sắc này tới cộng đồng
rộng rãi hơn nhƣ: Liên hoan Ca trù Hà Nội (2000), Liên hoan Ca trù toàn quốc (2005), Đêm
Ca trù toàn quốc (2006), Thi hát Ca trù toàn quốc và đêm tôn vinh Ca trù (2007), Liên hoan
câu lạc bộ ca trù toàn quốc (10/2009)…
Năm 2002, Cục nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ văn hóa - Thơng tin đã phối hợp với nhạc
viện Hà Nội tổ chức lớp đào tạo diễn viên trẻ Ca trù, bao gồm 41 học viên học hát và 24 học
viên chơi đàn đáy và đánh trống chầu. Sau khi kết thúc đào tạo họ quay về địa phƣơng, tiếp
tục cùng các nghệ nhân mở lớp đào tạo Ca trù, thành lập thêm các câu lạc bộ ca trù ở nhiều
làng, xã. Hiện nay Ca trù bắt đầu sống lại, tiếng hát ca trù đã gây được ấn tƣợng tại các cuộc
hội diễn, hội thi, liên hoan nghệ thuật tổ chức tại các địa phương trong và ngồi nước. Song
song với q trình đào tạo nghề, nhiều hoạt động khác cũng được thực hiện nhằm đóng góp
vào công tác bảo tồn và phục dựng một trong những vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010, cả nước có khoảng 63 Câu lạc bộ
(CLB) Ca trù với khoảng 769 người (bao gồm 513 đào nương, 256 kép đàn và người đánh
trống chầu) thuộc 14 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Hải Phịng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và
TP. Hồ Chí Minh. Các CLB này hoạt động tương đối liên tục và có kế hoạch luyện tập, truyền
nghề cho các thế hệ sau, tuy nhiên, ở đây, số nghệ nhân có thể hát được từ 10 làn điệu trở lên
là rất hiếm.
Hiện nay, tại Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam còn lưu trữ được 7 điệu múa Ca trù, 42
bài bản Ca trù, 26 văn bản Hán Nôm về Ca trù và khoảng 25 cuốn sách viết về Ca trù.
Trong thời gian qua, công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung ở Việt Nam đã được sự
quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế đã đạt được một số thành
tựu sau: tôn vinh và xác định được một số nghệ nhân Ca trù làm nòng cốt trong việc phục hồi
lại những giá trị của ca trù như nghệ nhân Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Thị
Phúc, Ngô Thị Lịch… ; Công tác sưu tầm và phổ biến những cơng trình về ca trù được chú
trọng.
Tư tưởng về phục hồi cũng rõ ràng, đó là kết hợp bảo tồn với phát huy; Xác lập được một
số người hiểu biết về loại hình nghệ thuật này để tham gia quá trình bảo tồn, phát huy loại
hình nghệ thuật này như : Lê Thị Bạch Vân, Bùi Trọng Hiền, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Thị
Huệ…
Tổ chức được nhiều câu lạc bộ, giáo phường ca trù ở nhiều nơi và đã tổ chức được 02
Liên hoan ca trù toàn quốc (năm 2009 và 2014). Một số quỹ phi lợi nhuận đầu tư cho hoạt
động bảo tồn, phát huy ca trù như Quỹ Ford…
Ở đợt xét hồ sơ phong tặng lần thứ ba năm 2021, Hội đồng cấp Bộ đã thông qua danh
sách đề nghị phong tặng danh hiệu với 3 Nghệ nhân Nhân dân và 7 Nghệ nhân Ưu tú
- Cuộc thi ‘Lan tỏa năng lượng tích cực 2021’: Dành trọn tình u cho nghệ thuật ca trù,
đã được tổ chức và nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Dù kén người nghe, dù lịch biểu diễn tại các phòng trà ở Hà Nội hay các chương trình giao
lưu âm nhạc dành cho ca trù hạn hẹp hơn so với các loại hình nghệ thuật khác, song các thành
viên của CLB Ca trù Phú Thị vẫn khơng ngừng tập luyện, ni dưỡng tình yêu và đam mê. CLB
Ca trù Phú Thị thành lập từ năm 2014, đã qua hai cuộc Liên hoan Ca trù toàn quốc (2014, 2018)
và đều đoạt những hạng mục giải cao nhất (giải vàng, giải xuất sắc).
- Hay Liên hoan các CLB ca trù tỉnh Quảng Bình năm 2021 là hoạt động thiết thực nhằm
tạo cơ hội cho các CLB giao lưu, học hỏi nhau trong cách dàn dựng, biểu diễn nghệ thuật ca
trù để qua đó truyền dạy loại hình nghệ thuật độc đáo này cho thế hệ trẻ.
Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều ngày 29.10, tại Trung tâm Văn
hóa và Điện ảnh tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình đã tổ chức Liên hoan các câu lạc bộ
(CLB) ca trù tỉnh Quảng Bình lần thứ V năm 2021.
Liên hoan lần này có hơn 50 ca nương, kép đàn, quan viên… đến từ 5 CLB ca trù trên địa
bàn tỉnh. Cụ thể gồm các CLB ca trù Phong Châu (Tuyên Hoá), Linh Giang (thị xã Ba Đồn),
Đồng Dương (Quảng Trạch), Thôn 2 Quảng Kim (Quảng Trạch) và CLB Trung tâm Văn hố &
Đồn Nghệ thuật truyền thống tỉnh.
Tham gia liên hoan lần này, nghệ nhân các CLB ca trù đã thể hiện nhiều làn điệu như hát
nam, phú, chúc hổ, hát ả phiền, ru, mời rượu, múa bỏ bộ, hát hạm, múa cờ… qua đó góp phần
gìn giữ và trao truyền nét văn hóa đặc sắc của ca trù.
2.5.2
Một số vấn đề đặt ra
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, còn một số hạn chế cần phải khắc phục.
- Thứ nhất, phát triển theo kiểu phong trào và “quần chúng hóa” Ca trù
Để khơi phục lại làn điệu Ca trù, Quỹ Ford tài trợ và Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức
lớp đào tạo diễn viên trẻ đàn và hát ca trù trong hai tháng tại Hà Nội. Lớp học trong 40 buổi
và cho khoảng 80 người của 13 tỉnh thành, chủ yếu là diễn viên hát của các đoàn ca múa nhạc
ở tỉnh. Đây được xem là đội ngũ nòng cốt trong việc quảng bá, biểu diễn nghệ thuật ca Trù tại
địa phương. Sau lớp học, nhiều người về địa phương biểu diễn, mở lớp dạy và nhanh chóng
được “trao xiêm y”, chính thức được cơng nhận là đào nương.
Tuy nhiên, sự nơn nóng mang tính chủ quan này đã tạo nên một kiểu ca trù “quần chúng”
và đi kèm với nó là sự phong tặng huy chương, bằng khen ở nhiều liên hoan, hội diễn đã đưa
đến một hiện thực rằng nhiều đào nương, kép đàn chỉ biết một hai thể cách cũng nhận được
huy chương tại các liên hoan, nhưng thực tế hát chưa đúng giai điệu, phách còn sai lạc. Kết
quả là công chúng phải thưởng thức một ca trù chưa thật là ca trù, hoặc lai căng hoặc thậm chí
biến dạng và méo mó. Điều này cũng làm cho tính nghệ thuật, chất lượng ca trù giảm đi hoặc
biến dạng.
- Thứ hai, hoạt động của các câu lạc bộ Ca trù khơng nhiều và chưa có sự liên kết
Thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập với tỉnh Hà Tây trở thành địa phương có số lượng
người biết đàn, hát Ca trù và tổ chức sinh hoạt Ca trù nhiều nhất, thường xuyên nhất. Có gần
20m câu lạc bộ Ca trù đang hoạt động; hơn 50 người có khả năng truyền dạy với hàng trăm
người theo học, số lượng di tích liên quan tới Ca trù là 49, nhưng thực trạng của hoạt động
của các câu lạc bộ ca trù không đều nhau và mang theo hướng tự phát.
Câu lạc bộ (CLB) Ca trù Chanh Thôn, xã Văn Nhân (Phú Xuyên), hiện nay chưa nhận
được bất cứ sự hỗ trợ nào về kinh phí cũng như chun mơn từ phía Nhà nước. CLB duy trì
hoạt động vào tối thứ năm, thứ sáu và thứ bảy hằng tuần đều do những người dân Chanh Thôn
yêu môn nghệ thuật này tự nguyện tham gia, đóng góp.
Có lẽ hiện nay chỉ có CLB ca trù Hà Nội, giáo phường Ca trù Thăng Long và giáo
phường ca trù Thái Hà mới hoạt động có nguồn thu từ những biểu diễn Ca trù. CLB Ca trù Hà
Nội và giáo phường Ca trù Thăng Long có lịch biểu diễn định kỳ mỗi tuần năm buổi (xen kẽ
nhau) trong khu phố cổ Hà Nội.
CLB Ca trù Hà Nội của ca nương Lê Thị Bạch Vân có sự quan tâm, ủng hộ của cơ quan
hữu quan thành phố Hà Nội trong việc hoạt động và quảng bá Ca trù…
Điểm qua như vậy để thấy nếu các câu lạc bộ, giáo phường trên địa bàn Hà Nội tìm được
tiếng nói chung, cùng chia sẻ những lợi thế của mình và chắc chắn rằng sự kết hợp này sẽ
đem lại nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển Ca trù trong bối cảnh hiện nay.
- Thứ ba, bảo tồn Ca trù theo hình thức mà chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể về công
tác giáo dục, tuyên truyền và quảng bá về Ca trù một cách bài bản.
Khác với một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác, đi thưởng thức Ca trù gọi là đi
“nghe hát”, chứ không phải là đi “xem hát”. Người hát Ca trù khơng có múa và diễn như chèo
hay hát văn. Đào nương Ca trù chỉ ngồi yên gần như bất động trong suốt cuộc hát trên một
mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang. Đạo cụ của đào nương là một cỗ
phách tre đặt trước mặt và “đối thoại” với khách nghe bằng giọng hát và tiếng phách của
mình.
Do đó, các chương trình biểu diễn hay sinh hoạt của các nghệ nhân Ca trù chỉ biểu diễn
hạn chế ở các chương trình mang tính truyền thống, hàn lâm và dành cho đối tượng nghiên
cứu là chính bởi khơng được đơng đảo khán giả quan tâm. Cho nên ở nhiều nơi, do mục đích
phục vụ nhu cầu du lịch – giải trí nên nhiều buổi trình diễn Ca trù có sự kết hợp với các loại
hình nghệ thuật diễn xướng khác nên nhiều khi tạo cho người xem có cảm nhận khác về loại
hình nghệ thuật Ca trù. Sự ngợi khen qua một vài canh hát không thể phản ánh được khả năng
cũng như đúng trình độ của đào nương, kép hát trong Ca trù.
- Thứ tư, chưa có chính sách đãi ngộ, ứng xử với các nghệ nhân Ca trù ở Hà Nội một
cách cụ thể, bền vững
Các nghệ nhân trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian ở Hà Nội nói riêng và ở cả
nước nói chung chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Từ Trung ương, chưa có sự phân cấp
rõ ràng trong đánh giá tiêu chí, thống nhất các danh hiệu.
Trong đợt xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
lần thứ Nhất năm 2015, TP Hà Nội có 39 hồ sơ thì có đến 36 hồ sơ trong lĩnh vực nghệ thuật
trình diễn dân gian. Ngay cả trong đợt xét tặng này, sau 12 năm xây dựng quy chế (2003), các
nghệ nhân cũng mới chỉ được ở mức Nghệ nhân ưu tú, với mức hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng/
tháng cùng chi phí bảo hiểm, mai táng với những nghệ nhân có hồn cảnh khó khăn… Cũng
theo Luật Thi đua khen thưởng thì phải sau 3 năm nữa thì các “cụ” nghệ nhân mới tiếp tục
được xét tặng ở danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”.
Chính điều này có lẽ khơng cơng bằng với các nghệ nhân trong lĩnh vực nghệ thuật trình
diễn dân gian bởi hầu hết các nghệ nhân đã ở tuổi xưa nay hiếm.
Tổng kết chương 2:
Trong “Hội nghị đánh giá kết quả kiểm kê di sản văn hóa ca trù 2009-2010”
vừa diễn ra tại Hà Nội từ ngày 13/10 đến ngày 16/10/2011 , đã có nhiều ý kiến tâm
huyết của các học giả, các nhà quản lý trên địa bàn toàn quốc đối với ca trù-môn nghệ
thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc. Đặc biệt là những đề xuất có giá trị trong công
cuộc bảo vệ ca trù, nhằm đưa ca trù từ vị trí là “Di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”
thành di sản “đại diện của nhân loại”. Như vậy, chúng ta có thể thấy ngay được vấn đề khai
thác du lịch đối với nghệ thuật ca trù đang rất được quan tâm, coi đây như một giải pháp hữu
hiệu cho vấn đề bảo tồn phát huy nghệ thuật ca trù. Và theo tiến trình phát triển, hội nhập
chung của nền văn hóa Việt Nam thì chúng ta thấy rõ việc khai thác nghệ thuật ca trù trong du
lịch là tất yếu, vừa để cộng đồng tiếp cận dễ hơn, vừa giúp cho nghệ thuật ca trù phát
huy hết các giá trị văn hóa của mình.
Qua đây cũng thấy được thực trạng của hoạt động du lịch trong khai thác các giá trị của
nghệ thuật ca trù bằng việc nghiên cứu thực trạng số lượng khách du lịch, cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực và công tác tuyên truyền quảng bá. Thông qua đây nhóm cũng nhận thấy các
vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả khai thác.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA NGHỆ THUẬT CA TRÙ PHỤC
VỤ DU LỊCH
3.1 Nhận xét các giá trị văn hoá phục vụ du lịch
3.1.1
Những thuận lợi
- Nghệ thuật ca trù đã dẹp bỏ được những quan niệm sai lầm do nạn đào rượu trước đây
để lại
- Ngày càng có được sự quan tâm, ưu ái của đông đảo người dân, nhà quản lý và nhà kinh
doanh du lịch
- Nghệ thuật ca trù đã tạo được sự chú ý của không chỉ các nhà nghiên cứu văn hố mà
với cả cộng đồng quốc tế thơng qua các chuyến lưu diễn, những nghiên cứu khoa học và đặc
biệt khi UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2009
3.1.2
Những khó khăn
- Bị cạnh tranh với các hình thức biểu diễn hiện đại
- Nhiều doanh nghiệp du lịch khi nghiên cứu sản phẩm du lịch vẫn chưa hiểu hết các giá
trị văn hố vốn có của nghệ thuật ca trù
- Cơng tác tun truyền quảng bá cịn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tiếp cận với cộng
đồng quốc tế.
3.2 Giải pháp
3.2.1
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật Ca trù
- Tập hợp, lên danh sách các tư liệu, các bài nghiên cứu có liên quan đến Ca trù ở các lĩnh
vực như: khảo cổ học, sử học, âm nhạc học, Hán Nôm, mĩ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ học.
- Rà soát hệ thống văn bản pháp quy liên quan, tạo cơ sở quản lý, chỉ đạo thường xuyên
và đồng bộ
- Việc tổ chức các hội thảo về ca trù để có cái nhìn tồn diện hơn, từ đó đề ra những biện
pháp bảo tồn và phát triển kịp thời, phù hợp.
- Để có thể gìn giữ và đưa nghệ thuật ca trù đến gần với cơng chúng hơn địi hỏi phải có
sự hỗ trợ và quan tâm của Nhà nước. Nhà nước cần có chính sách thiết thực, tạo điều kiện cho
việc khôi phục và phát huy nghệ thuật ca trù về địa điểm biểu diễn hay về mặt kinh phí.
+ Về việc truyền dạy
+ Tổ chức các đợt giao lưu, học hỏi kinh nghiệm truyền dạy
+ Phát động phong trào, mở hội diễn ca trù hàng năm.
+ Hát ca trù được coi là một nghề trong xã hội, được quan tâm một cách thoả đáng; các nghệ
sĩ có thể sống bằng chính nghề của mình.
- Cần đưa hát ca trù trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, rất riêng của Việt Nam vào
trong chương trình du lịch, cũng có thể biểu diễn ca trù trong các khách sạn nhưng phải đảm
bảo về chất lượng, tính nguyên vẹn của các bài hát ca trù cũng như về thời gian, không gian
thưởng thức.
3.2.2
Xây dựng môi trường biểu diễn hợp lý
- Không gian trình diễn ca trù cũng khơng thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc mà cần có đặc
trưng riêng. Lựa chọn địa điểm biểu diễn phải hết sức chú ý về tính đặc thù của loại hình nghệ
thuật này.
- Cần chú ý đến việc sắp xếp chỗ ngồi cho du khách và bục biểu diễn sao cho du khách có
thể quan sát một cách tốt nhất và nghe được rõ nhất.
- Xây dựng đội ngũ các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp đảm bảo phục vụ
thường xuyên liên tục.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí hoạt động trình diễn và truyền dạy
- Về thời gian biểu diễn, ta có thể đưa ca trù vào loại hình du lịch đêm bởi đây là thời
gian thích hợp nhất để ca trù có thể thể hiện và hấp dẫn đặc biệt đối với những người thưởng
thức.
- Các tiết mục biểu diễn
- Về mặt trang phục và nhạc cụ thì tốt hơn cả vẫn phải là đạo cụ, trang phục truyền thống.
- Chính sách giá cả
- Có các dịch vụ bổ sung như bán đồ lưu niệm
3.2.3
Đưa nghệ thuật Ca trù vào chương trình du lịch
- Thế giới biến đổi và phát hiện đời sống ngày càng được nâng cao thì du lịch văn hoá
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Cũng theo xu hướng chung, ở nước ta cũng đã có sự kết hợp khá tốt các di tích
lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo,
đặc thù.
- Việc đưa Ca trù vào hoạt động du lịch là việc nên làm, có tính khả thi. Cùng với
nhiều sản phẩm du lịch khác, nghệ thuật Ca trù sẽ tạo thành một sản phẩm du lịch rất
riêng biệt và có sức hấp dẫn với du khách.
- Với tư cách là một loại hình văn hoá nghệ thuật truyền thống, ca trù xứng đáng là một
sản phẩm du lịch độc đáo.
- Ca trù có thể coi là một sản phẩm du lịch mới để bổ sung nhằm tăng thêm tính đa dạng
và phong phú cho loại hình du lịch đêm.
3.2.4
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, quảng bá nghệ thuật ca trù
- Về mặt xúc tiến quảng cáo, chúng ta có nhiều phương thức như phát hành các tập gấp,
những quyển sách nhỏ giới thiệu một cách khái quát nhất về nghệ thuật ca trù. Giới thiệu ca
trù trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, tivi và cần tăng cường thời lượng
phát sóng hơn nữa.
- Trang bị vốn kiến thức về nghệ thuật Ca trù cho đội ngũ hướng dẫn viên
- Có thể nói, có rất nhiều hình thức quảng bá cho một sản phẩm du lịch, nhưng cách
quảng cáo tốt nhất vẫn là chính bản thân chất lượng của sản phẩm ấy.
3.2.5
Yêu cầu khi khai thác nghệ thuật Ca trù vào hoạt động du lịch
- Các loại hình nghệ thuật truyền thống đã và đang bị các công ty du lịch lợi dụng để kinh
doanh, kiếm lời, thậm chí làm méo mó và làm mất đi vẻ đẹp cổ truyền vốn đã được gìn giũ từ
bao đời nay.
- Truyền dạy nghệ thuật trình diễn ca trù bảo đảm các chuẩn mực, không bị sai lệch, phai
nhạt
- Câu trả lời là bảo tồn, phát triển và phải đưa vào khai thác trong du lịch nhƣ thế nào cho
hiệu quả mà không làm mất đi cái hay, cái đẹp, cái bản sắc của nghệ thuật Ca trù cịn khó hơn.
Đây cũng là u cầu lớn nhất khi khai thác nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật
ca trù nói riêng trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Tổng kết chương 3:
Việc đưa nghệ thuật ca trù vào phục vụ du lịch là một việc làm rất có ý nghĩa trong việc
bảo tồn và phát huy các giá trị của loại hình văn hóa truyền thống này. Tuy nhiên trong cơng
tác bảo tồn vẫn cịn một số vấn đề chưa được giả quyết, vì vậy nhóm đã đưa ra các giải pháp
nhằm cải thiện một phần nào đó trong việc đưa nghệ thuật Ca trù vào du lịch.
Hy vọng trong tương lai gần chúng ta thấy những thay đổi tích cực trong việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù thơng qua khai thác kinh doanh du lịch.
KẾT LUẬN
Văn hố chính là cội rễ của đời sốg dân tộc. Phát triển du lịch văn hố chính là cách để
gìn giữ và phát huy những nét đẹp đó. Trong đó ca trù là một đóng góp khơng nhỏ trong việc
lưu giữ nét xưa hồn cũ của dân tộc. Hơn hết thảy, ca trù là tếng nói đích thực của đời sống
tinh thần của người dân. Là một sinh hoạt âm nhạc gắn với nghi lễ long trọng ở đền miếu, ca
trù là niềm thành kính thiêng liêng của quần chúng. Là một thú chơi tao nhã, ca trù là tiêng
nói cao sang khống đạt của đời sống tâm hồn con người trước chiều sâu thăm thẳm khôn
cùng của đời sống
Không giống như quan họ và nhã nhạc cung đình Huế, ca trù góp mặt trong hoạt động
biểu diễn phục vụ du lịch còn khá khiêm tốn. Tuy vậy, ca trù nếu được phát huy và quảng bá
sẽ góp phần to lớn trong việc nâng tầm giá trị của hoạt động du lịch văn hố ở Hà Nội nói
riêng và cả nước nói chung.
Được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn
cấp vào 1/10/2009. Đây là một thành công quan trọng của việc gìn giữ loại hình này, nhất là
trong phục vụ du lịch văn hoá. Với danh hiệu và những giá trị tinh thần của ca trù, việc biểu
diễn sẽ thu hút được đông đảo lượng du khách quốc tế quan tâm tìm hiểu. Hoạt động biểu
diễn ca trù sẽ giúp làm phong phú hơn các hoạt động biểu diễn phục vụ du lịch. Cùng với múa
rối, quan họ, ca trù sẽ làm đa dạng hơn hoạt động du lịch văn hoá trong nước. Du khách biết
đến nền nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở một vài thể
loại. Nền âm nhạc dân tộc sẽ có cơ hội được tuyên truyền quảng bá rộng rãi ra với bạn bè thế
giới. Khi được đưa vào biểu diễn phục vụ du lịch ca trù sẽ có được sự quan tâm đầu tư nhiều
hơn trong việc phát huy và bảo tồn những giá trị của nó. Sự góp mặt của ca trù sẽ là động lực
trong hành trình nâng ao giá trị truyền thống dân tộc trong phục vụ du lịch.
Trong nhịp sống hối hả ngày nay, những giá trị xa xưa, những giá trị như người ta vẫn nói
chỉ cịn “vang bóng” rất cần được lưu giữ và bảo tồn. Giữa lúc ấy, ca trù được đưa vào biểu
diễn như một gạch nối quan trọng nối quá khứ - hiện tại và tương lai. Du lịch văn hoá sẽ thiếu
đi sức hấp dẫn và tính truyền thống cội nguồn nếu du khách khơng được cảm nhận vẻ đẹp của
ca trù. Việt Nam đang trong quá trình mở cửa, vừa ra nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO - rất
nhiều cơ hội mở ra nhất là trong lĩnh vực du lịch. Làm sao để bên cạnh những tiến bộ, hiện
đại của khoa học kĩ thuật, chúng ta vẫn giữ gìn được những giá trị của bản sắc văn hoá dân
tộc. Bảo tồn đã khó, đưa vào khai thác trong du lịch như thế nào cho hiệu quả mà không làm
mất đi cái hay, cái đẹp, cái bản sắc của nghệ thuật Ca trù cịn khó hơn. Hy vọng trong tương
lai gần các cơ quan ban ngành đồn thể có liên quan sẽ cùng phối hợp để Ca trù mãi mãi là
niềm tự hào của văn hóa Việt và là một điểm sáng thu hút bạn bè du khách bốn phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Ca trù là gì? Đặc điểm và nguồn gốc và bài hát nổi tiếng (amthanhthudo.com)
2. Hà Nội bảo tồn, phát huy nghệ thuật ca trù: Tạo sức sống lâu bền - Hànộimới
(hanoimoi.com.vn)
3. Nghệ thuật Ca trù – Vẻ đẹp thanh lịch của một Di sản văn hóa thế giới
(thinhvuongvietnam.com)
4. Top 10 nghệ nhân ca trù nổi tiếng nhất Việt Nam - Toplist.vn
5. Ca trù - Di sản văn hóa phi vật thể - KhoaHoc.tv
6. Sớm đưa ca trù ra khỏi danh mục cần bảo vệ khẩn cấp (baophapluat.vn)
7. Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đơng Mơn - Thủy
Ngun - Hải Phịng và định hướng khai thác trong du lịch - TaiLieu.VN