Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM MOT SO BIEN PHAP GAY HUNG THU CHO TRE 5 TUOI MAM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.37 KB, 11 trang )

I. Tên Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
CHO TRẺ 5 TUỔI HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
II. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận:
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú
và quan tâm nhất đặc biệt là với lứa tuổi nhà trẻ. Đây là hoạt động mang lại cho trẻ
nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Trẻ khi tham gia các
hoạt động ngoài trời được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm
hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình.
Qua hoạt động ngồi trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám
phá của trẻ, được quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ
thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động.
Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi
trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đối với trẻ lứa tuổi
nhà trẻ nói chung và trẻ mầm non nói riêng, vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy
trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Qua đó trẻ dần phát triển trí tuệ, thể chất, tình
cảm quan hệ xã hội nhằm phát triển tồn diện nhân cách cho trẻ. Thơng qua các
hoạt động ngồi trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động của mình. Đồng thời
trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngồi hít thở khơng khí trong lành của
thiên nhiên xung quanh trẻ.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Hoạt động ngồi trời là một hoạt động khơng thể thiếu với trẻ mầm non. Dạo
chơi ngoài trời là môi trường giáo dục mà trẻ được “Học bằng chơi- Thơng qua
chơi mà học”, giúp trẻ phát triển tồn diện về trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã
hội. Nhưng muốn tổ chức một giờ dạo chơi ngoài trời cho trẻ mang lại hiệu quả
không phải đơn giản.Với vai trị và trách nhiệm một giáo viên được phân cơng
đứng lớp mẫu giáo 5 tuổi tôi luôn trăn trở làm thế nào để tổ chức hoạt động dạo
chơi ngoài trời cho trẻ có hiệu quả nhất. Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn chọn đề
tài “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 tuổi hoạt động dạo chơi ngồi
trời” . Mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thơng qua mơi


trường ngồi lớp học.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Lớp mẩu giáo lớn 5-6 tuổi. Trường Mầm Non
ABCD
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5 tuổi hoạt động dạo chơi ngoài trời.
Điểm trường chính. Trường Mầm non ABCD
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với mong muốn của bản thân được chung tay góp sức về nâng cao chất lượng
dạo chơi ngồi trời cho trẻ, tìm hiểu thực trạng ở trường mầm non, từ đó xây dựng


2

“Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động dạo chơi ngoài trời”
nhằm chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp về việc tổ chức hoạt động dạo chơi
ngồi trời cho trẻ trong trường Mầm Non, góp phần vận dụng có hiệu quả vào thực
tiễn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non đạt kết quả tốt, đồng
thời tạo niềm tin cho phụ huynh và cộng đồng về chất lượng nuôi dạy trẻ của
trường Mầm Non.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp trọng tâm sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu, sách báo, tập san, các nội dung đề
tài, bài tập và quá trình hoạt động của trẻ, liên quan đến cơng tác tổ chức hoạt động
ngồi trời cho trẻ 5-6 tuổi.
4.2. Phương pháp điều tra: Điều tra số trẻ 5-6 tuổi ở lớp mình phụ trách
4.3. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động hằng ngày của trẻ
4.4. Phương pháp đàm thoại: Dùng hệ thống câu hỏi cho trẻ trả lới
4.5. Phương pháp trò chơi: Sử dụng các trò chơi phù hợp với lứa tuổi
4.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết quá trình nghiên cứu và đúc

rút kinh nghiệm cho bản thân và cho đồng nghiệp.
5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2022
III. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Về mặt khoa học
Hoạt động dạo chơi mang ý nghĩa giáo dục đặc biệt với trẻ mẫu giáo. Hoạt động
dạo chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ với cuộc sống, trẻ tự giác tìm tịi và
khám phá về thế giới tự nhiên và xã hội, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn
đầu tiên của q trình hình thành nhân cách. Thơng qua hoạt động dạo chơi ngồi
trời có tác động giúp trẻ phát triển đầy đủ tồn diện về nhận thức, tình cảm, ý chí,
nguyện vọng cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội.
Hoạt động dạo chơi ngoài trời là một trong những hoạt động khám phá mà trẻ
hứng thú và u thích nhất, dạo chơi ngồi trời mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và
kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng. Mơi trường cho trẻ dạo chơi
ngồi trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt
và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tạo cơ hội cho trẻ quan
sát, khám phá tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ thơng qua các tình huống. Nẩy sinh ở
trẻ hàng loạt câu hỏi: Vì sao? ở đâu? Làm thế nào? Bắt nguồn từ đâu? ... Phát sinh
sự tò mò ham hiểu biết của trẻ. Giáo viên nắm bắt cơ hội chủ động đáp ứng được
nhu cầu hiểu biết, giáo dục trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát
triển tồn diện nhân cách trẻ, giúp trẻ manh dạn tự tin, nhanh nhẹn trong cược sống.
Như vậy hoạt động ngồi trời cũng góp một phần quan trọng đối với cuộc sống
của trẻ giúp trẻ hoà nhập với thế giới xung quanh, đồng thời giúp trẻ hình thành và
phát triển các quá trình tâm lý, tính kỷ luật, tính đồng đội. Đó chính là giai đoạn


3

đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ khi bước
vào trường Tiểu học.

1.2. Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tế việc tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ đã được giáo
viên quan tâm, nhưng sự đầu tư về kỹ năng phương pháp, về hình thức tổ chức cho
trẻ hoạt động ở giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên chưa biết tạo môi trường
trẻ được hoạt động và trải nghiệm, chưa tạo cơ hội hấp dẫn để khai thác kiến thức ở
trẻ. Nhiều giáo viên còn lúng túng, rập khuôn cứng nhắc, thiếu sự linh hoạt chủ
động sáng tạo trong quá trình cho trẻ dạo chơi nên dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa
đạt kết quả như mong muốn.
2. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI
NGỒI TRỜI .
2.1. Tình hình khảo sát điều tra thực trạng:
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát điều tra 31 trẻ mẫu giáo lớp
5 tuổi A3 do tôi phụ trách và điều tra các giáo viên đã từng đứng lớp 5 tuổi đang
dạy tại trường. Từ việc điều tra thực trạng thu được kết quả như sau:
Số cháu của lớp là: 31 trẻ. Trong đó: + Số cháu trai: 16
+ Số cháu gái: 15.
Đạt
Chưa đạt
Tổng
STT Tính tích cực của trẻ
số trẻ
TS
Tỉ lệ
TS
Tỉ lệ
1
Sự tự tin
31
21
67,7%

10
32,3%
2
Khả năng giao tiếp của trẻ
31
18
58,1%
13
41,9%
3
Trẻ tò mò ham hiểu biết
31
25
80,6%
6
19,4%
Trẻ thể hiện về một số
4
hiểu biết về thế giới xung
31
16
51,6%
15
48,4%
quanh
2.2. Mặt mạnh
Địa phương chúng tôi là một xã nằm lân cận thị trấn. Được cấp ủy Đảng và
chính quyền địa phương thật sự quan tâm đầu tư cho giáo dục, nổ lực cố gắng xây
dựng cho trường Mầm non hệ thống cơ sở vật chất ổn định, khang trang, đã đạt
chuẩn quốc gia mức độ I năm 2015, hiện nay đang tiếp tục xây dựng trường Mầm

Non đạt chuẩn quốc gia mức độ II; cơng tác xã hội hố giáo dục được các cấp các
nghành, đoàn thể và toàn thể cán bộ nhân dân trên địa bàn quan tâm có hiệu quả.
Năm học 2017 - 2022, trường Mầm non ABCD được sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của Phòng Giáo Dục - Đào tạo. Sự quan tâm của Đảng ủy chính quyền địa
phương, sự năng động sáng tạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, mua sắm đủ đồ
dùng, trang thiết bị dạy học theo thông tư 02 của Bộ - GD ĐT. Đây là môi trường
thuận lợi tạo cơ hội cho trẻ khám phà tìm tịi lĩnh hội kiến thức tự nhiên và xã hội.
Bên cạnh với sự nhiệt tình năng nổ của đội ngũ giáo viên đứng lớp là những người
lao động sáng tạo và đồng hành cùng thế hệ trẻ, đã không ngừng học hỏi kinh
nghiệm qua các buổi chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thường


4

xuyên nghiên cứu tài liệu để có phương pháp phù hợp trong giáo dục trẻ đáp ứng
với yêu cầu của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Đa số học sinh lớp 5 tuổi đều ngoan
ngoãn, cơ thể khỏe mạnh, tích cực tham gia vào các hoạt động, biết vâng lời.
2.3. Mặt hạn chế và nguyên nhân.
* Hạn chế:
- Trong khi dạo chơi một số trẻ còn nhút nhát, chưa có sự tự tin, chưa thực sự
hịa đồng và tích cực hợp tác với bạn trong nhóm của mình.
- Khả năng chủ động tích cực tìm tịi khám phá, lĩnh hội kiến thức ở một số
trẻ còn hạn chế, thụ động khi tiếp xúc với thế giới xung quanh.
* Nguyên nhân
- Một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động cho trẻ dạo chơi ngoài trời, mà
xem “Dạo chơi ngoài trời” là thời gian “Giải trí” sau hoạt động chung trên tiết học.
- Một số giáo viên chưa chủ động chuẩn bị môi trường và đồ dùng trực quan
chưa hấp dẫn, kiến thức truyền thụ mang tính một chiều, chưa tạo được tình huống
hấp dẫn để khuyến khích động viên trẻ tích cực tìm tịi khám phá. Vì vậy mà hoạt
động dạo chơi ngồi trời cịn mang tính đơn điệu, khơ khan dẫn đến trẻ chóng

nhàm chán,
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ dạo chơi ngoài trời, trên cơ sở
nắm bắt tình hình thực tế, với những ngun nhân hạn chế ở trên, tơi tìm ra một số
biện pháp để tổ chức hoạt động dạo chơi ngoài trời mang lại hiệu quả giáo dục tốt
nhất.
3. CÁC BIỆN PHÁP:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Trên thực tế hoạt động dạo chơi mà toàn trường ở tất cả các độ tuổi cùng thực hiện
vào một thời điểm thì gặp khơng ít khó khăn về cơng tác chuẩn bị khơng gian cho trẻ
hoạt động. Vì vậy địi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch tổ chức một cách hợp lý, và tìm
tịi những nội dung cho trẻ dạo chơi ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân
gian gắn với chủ điểm gắn với mốc thời gian phù hợp để tạo cho trẻ những giờ hoạt
động ngoài trời hiệu quả nhất. Tham mưu với Ban giám hiệu bố trí thời gian hoạt
động ngoài trời giữa các lớp so le nhau để trẻ được hoạt động thoải mái. Cụ thể như
sau:
Bảng 1
Lớp

Mùa hè

Mùa đông

Nhà trẻ

8h35 – 9h05

8h45 – 9h15

Mẫu giáo bé


8h45 – 9h15

9h00 – 9h30

Mẫu giáo nhỡ

9h40 – 10h10

9h55 – 10h25

Mẫu giáo lớn

9h45 – 10h15

10h00 – 10h30

Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ.


5

Mơi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên
thực sự phong phú nhằm khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ.
Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với góc thiên nhiên ở sân vườn, vườn rau, hệ
thống bồn hoa cây cảnh đa dạng và hết sức hấp dẫn lơi cuốc sự đam mê thích tìm tịi
khám phá của trẻ khi dạo chơi ở vườn trường. Khi cho trẻ dạo chơi tôi tận dụng môi
trường tự nhiên tạo không gian hấp dẫn, lôi cuốn trẻ hào hứng hoạt động khám phá
Ví dụ: Với góc thiên nhiên ngồi việc quan sát các cảnh vật thiên nhiên tôi cho
trẻ trải nghiệm thực tế như làm đất, gieo hạt, trồng cây, câu cá, pha màu, chơi cát
nước…tạo kích thích cho trẻ tự tìm tịi và sáng tạo với những hình ảnh cảnh quan

trong góc thiên nhiên.
Vì vậy biện pháp tạo mơi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tịi, khám phá và phát
hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ được củng cố và
bổ sung. Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và
bản thân giáo viên, góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin
giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Biện pháp 3: Gây hứng thú cho trẻ với việc tổ chức dạo chơi quan sát:
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức về môi trường tự nhiên và
mơi trường xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tịi khám phá của trẻ. Nội dung
quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu
cầu tuỳ từng trường hợp quan sát.. Để kích thích hứng thú và tìm tịi cho trẻ tơi
ln đặt câu hỏi mở cho trẻ như: như thế nào? tại sao? Cái gì? Và kết quả ra sao?
Có nhận xét và suy nghĩ gì? Làm sao con biết? cảm giác của con ra sao?.
Khi cho trẻ quan sát giọng điệu của tơi ln có sự nhấn mạnh, lúc trầm, lúc
mạnh, lúc nói với một trẻ lúc nói với cả nhóm và cả lớp.
Ví dụ: Với chủ đề về các phương tiện giao thông đường bộ tôi cho trẻ quan sát
chiếc xe đạp, tôi sẽ để trẻ tự quan sát thảo luận, nhận xét về chiếc xe đạp với bạn
qua đó tơi năm bắt được lượng kiến thức và sự hiểu biết của trẻ để nâng cao yêu
cầu lên nhằm tìm những hình thức tạo hứng thú cho trẻ, kích thích sự hứng thú của
trẻ.
Với đề tài này tôi luôn tổ chức một cách nhẹ nhàng như dạo chơi, vừa dạo chơi
vừa quan sát có sự hướng dẫn của cô. Khi cho trẻ quan sát tôi không cho trẻ đứng
một chổ để quan sát, tôi luôn hướng trẻ đến với việc quan sát cách hấp dẫn bằng
nhiều hình thức như dẫn trẻ đi dạo, chọn nhiều địa điểm cho trẻ quan sát lúc thì ở
khu vực giữa sân, lúc thì ở khu vực có bóng mát.
Ví dụ: Khi cho trẻ trải nghiệm các giác quan tôi vừa dạo chơi vừa cho trẻ trải
nghiệm trên thực tế, khi trải nghiệm về thị giác tôi cho trẻ đến nơi có thật nhiều
hình ảnh hay nơi có khung cảnh đẹp để trẻ trải nghiệm trơng như thế nào?có ý
nghĩa ra sao? khi trải nghiệm khứu giác tôi hướng trẻ đến một nơi khác có khơng
khí trong lành có hương thơm để cho trẻ biết hương thơm như thế nào? mùi đặc

trưng ra sao? Vì sao con biết? con biết nhờ vào gì?… vừa dạo chơi vừa trải nghiệm
đầy đủ các giác quan cho trẻ.


6

Ngoài ra để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước
khi quan sát, ngồi ra cơ cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ … Với
cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất tích cực và khơng những thế tôi đã nhận
được sự tham gia rất nhiệt tình của phụ huynh học sinh.
Biện pháp 4: Tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia trò chơi mới.
Khi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi mới tơi ln chú trọng và làm mới với nhiều
hình thức nhằm gây hứng thú cho trẻ, chuẩn bị những hình ảnh sát thực với trò chơi
để nhằm cho trẻ nắm vững được trò chơi cũng như hiểu được những nội dung ý
nghĩa của trò chơi, hay gây hứng thú bằng bài hát, bài thơ, câu hò, vè,..kết hợp các
âm thanh như tiếng trống, nhạc nền hay đạo cụ khác.
Chẳng hạn như khi giới thiệu trị chơi ‘‘rồng rắn lên mây’’ tơi chuẩn bị hình ảnh
và làm con rồng bằng bóng bay. Trước khi ra sân tôi gợi ý và hướng dẫn trẻ ra sân
và giới thiệu cho trẻ về trò chơi mới. Giới thiệu về hình ảnh con rồng bay lên trời,
gợi cho trẻ nói xem hình ảnh gì và gợi trẻ đến với hình ảnh con rắn. Giới thiệu trị
chơi mới ‘‘rồng rắn lên mây’’. Dẫn dắt cháu vào với trò chơi mới.
Với những trị chơi vận động tự do, tơi kích thích trẻ bằng cách đưa các dụng cụ
thể thao như bóng, cịi, thang, lưới, vịng để trẻ chơi và tôi thường khai thác ở trẻ
xem ý tưởng của trẻ sẽ chơi như thế nào, làm ra sao? để kích thích khả năng cũng
như thu hút trẻ. Như khi chơi với bóng tơi sẽ hỏi trẻ con sẽ chơi trị gì với quả bóng
này? chơi ra sao?
Biện pháp 5: Hoạt động dạo chơi ngoài với giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Trong q trình quan sát tơi ln lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được tự nhận xét
đánh giá, được sờ, nắm… Trẻ tự nói lên ý kiến của mình. Như ở chủ đề động vật
khi quan sát quả trứng, tôi cho trẻ sờ vào cảm nhận, cho trẻ bổ ra và nêu lên nhận

xét của mình về quả trứng mà trẻ đang cầm trên tay trẻ sẽ biết được trong quả trứng
có những gì? lịng trắng, lịng đỏ ở thể gì? màu sắc ra sao? Từ đó trẻ có thể khám
phá thêm vì sao từ quả trứng này có thể nở ra được những chú gà con nhỏ. Hay chủ
đề thực vật khi quan sát các loại quả cho trẻ được sờ mó, được nếm để biết mùi
vị ...hay với các loại hoa, trẻ nhìn, ngửi, cho trẻ nêu nhận xét: hoa có màu gì? Mấy
cánh? Hình dạng ra sao? Mùi hương thế nào?
Biện pháp 6: Lồng ghép chuyên đề giáo dục phát triển vận động
* Trò chơi phát triển thể lực: Trẻ chơi với các đồ chơi sẵn có ở trường.
Thơng qua hoạt động dạo chơi ngồi trời trẻ được chơi các đồ chơi ngoài trời:
cầu trượt, đu quay, bập bênh, các vận động chạy, nhảy lò cị, tung, ném bóng, bóng
chuyền… rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục
trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm.
Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh
hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như: trị chơi đồn kết, trời nắng trời mưa, đổi
chỗ cho bạn, úp cá…
Những chiếc lốp xe hơi bị hỏng có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật, bò,
chui qua, đi thăng bằng trên lốp xe.


7

* Trò chơi phát triển giác quan:
Trẻ lắng nghe tiếng động tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, nghe tiếng chim
hót, nhìn lá rụng, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời
qua trò chơi: “Ai tinh mắt”, “Đoán cây qua lá”, “Đoán vật bằng tay”, “Tai ai thính”,
“Đốn xem tiếng động gì”.
* Trị chơi phát triển nhận thức:
Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá, để biết được tính chất của chúng.
Chơi với lá cây như: xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng
của trẻ như: hình bông hoa, ngôi nhà, con bướm, ông mặt trời…

Qua những trò chơi này giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh,
cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người,
biết yêu quý và kỹ năng chăm sóc bảo vệ thiên nhiên.
* Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngồi trời:
Kho tàng trị chơi dành lứa tuổi mầm non vơ cùng phong phú và đa dạng, tuy
nhiên mỗi trị chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác
nhau. Có thể cùng một trị chơi nhưng khi cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhau
thì mức độ vận động của nó cũng có sự khác biệt. Nhận thức được vấn đề này bằng
nhiều phương tiện như: sách, báo, internet … tôi đã sưu tầm được một số trò chơi
cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Cụ thể như sau:
BẢNG 2 : MỘT SỐ TRỊ CHƠI PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
Chủ đề
Trị chơi vận động
Trị chơi dân gian
Bản thân
Đuổi bắt bóng.
Dung dăng dung dẻ.
Đi đi nhẹ hơn.
Lộn cầu vồng.
Gia đình
Gà tìm mẹ.
Thả đỉa ba ba
Chim mẹ chim con
Chìm nổi
Mơi trường xã hội
Lái máy bay.
Đá bóng trúng lỗ
Làm đồn tàu.
Đẩy gậy

Phi cơng.
Ơ ăn quan
Mơi trường Tự
Gà con tìm mồi.
Tập tầm vơng
nhiên
Nắng và mưa.
Thả đỉa ba ba
Biện pháp 7: Phát huy tính sáng tạo của trẻ trong q trình trẻ chơi tự chọn.
Tạo mơi trường đa dạng, phong phú, an toàn, thoải mái cho trẻ hoạt động, kích
thích sự hứng thú và tránh nhàm chán ở trẻ.
Ngồi việc cho trẻ chơi với những đồ chơi trên sân trường, cơ hướng trẻ tìm tịi
khám phá về các trị chơi mới và kích thích trẻ tự tạo ra những đồ chơi những hình
thức chơi mới.
4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
* Về phía trẻ
Qua một thời gian tiến hành nghiên cứu và sử dụng các biện pháp gây hứng thú
cho trẻ hoạt động dạo chơi ngồi trời tơi nhận thấy đa số cháu đã trở nên nhanh


8

nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính nhút nhát
như : Cháu Xoan Trà, cháu Minh Khánh, cháu Bảo Trâm, Thái Sơn…, các cháu trở
nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và khơng cịn rụt rè nhút
nhát như đầu năm học.
- Trẻ rất hào hứng, tập trung chú ý trong hoạt động, ghi nhớ, chủ động tìm tịi
khám phá, lĩnh hội kiến thức.
- Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động, hợp tác nhịp
nhàng với cô giáo với bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ.

- Trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Qua một năm thực hiện tỉ lệ các chỉ số đều cải thiện đáng kể:
STT Tính tích cực của trẻ
1
2
3
4

Sự tự tin
Khả năng giao tiếp của trẻ
Trẻ tò mò ham hiểu biết
Trẻ thể hiện về một số
hiểu biết về thế giới xung
quanh

Tổng
số trẻ
31
31
31

TS
29
30
31

Đạt
Tỉ lệ
93,5%
96,8%

100%

31

27

87,1%

Chưa đạt
TS
Tỉ lệ
2
6,5%
1
3,2%
0
0%
4

12,9%

* Về phía giáo viên
- Giáo viên đã nắm bắt sự đổi mới về hình thức và phương pháp tổ chức cho trẻ
hoạt động dạo chơi ngoài trời, đáp ứng được nhu cầu ham học hỏi, tìm tịi khám
phá của trẻ. Biết tận dụng môi trường tự nhiên, tạo không gian hấp dẫn, sáng tạo,
linh hoạt, tạo cơ hội để lơi cuốn trẻ hào hứng tích cực tham gia lĩnh hội kiến thức
- Say mê tìm tịi và sưu tầm những trò chơi mới lạ, những đề tài khám phá để
hướng trẻ quan sát trải nghiệm .
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu áp dụng“Một số biện pháp gây hứng thú
cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động dạo chơi ngồi trời” tơi rút ra một số kết luận sau:
- Muốn nâng cao chất lượng hoạt động dạo chơi ngoài trời cho trẻ mẫu giáo lớn.
Điều đầu tiên cô giáo phải nắm vững đặc điểm tâm lý của trẻ, giáo viên phải đọc
và nghiên cứu tài liệu và sách về tâm lý lứa tuổi để có định hướng, lựa chọn biện
pháp hình thức đúng đắn trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ, cập nhật tiếp
cận với việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ
một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo, không ngừng nâng cao học hỏi và trau dồi
kiến thức, vận dụng đổi mới phương pháp tổ chức giao dục trẻ vào thực tiễn có
hiệu quả.


9

- Cơ giáo cần có nhận thức khá đầy đủ về vai trị quan trọng của hoạt động dạo
chơi ngồi trời cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng.
- Cơ giáo cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức phương pháp tạo cơ hội cho trẻ
hào hứng tích cực tự giác tìm tịi, khám phá, đáp ứng nhu cầu tị mị ham hiểu biết
của trẻ.
- Cơ giáo cần bám sát vào sự chỉ đạo của Ban giám hiệu,có ý kiến báo cáo đề
xuất kịp thời cho Ban giám hiệu nhà trường thông qua các buổi họp chuyên môn,
họp định kỳ, họp sơ kết để trên cơ sở đó có kế hoạch, có biện pháp tổ chức các
hoạt động góc phù hợp với đặc điểm tình hình lớp của mình.
- Thường xun làm tốt cơng tác tun truyền, phối kết hợp với phụ huynh tạo
môi trường cho trẻ hoạt động và thống nhất phương pháp giáo dục trẻ.
Qua quá trình điều tra nghiên cứu và thực hiện “Một số biện pháp gây hứng
thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động dạo chơi ngoài trời”, chất lượng giáo dục trẻ ở
mơi trường ngồi lớp học đạt hiệu quả rõ rệt, đó là điều làm tơi phấn khởi, giúp
bản than tự tin hơn, có nghị lực trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2. KIẾN NGHỊ:

2.1. Đối với nhà trường.
Tăng cường xây dựng mơi trường giáo dục trong và ngồi lớp, thường xuyên tạo
dựng cảnh quan sân vườn, đảm bảo nhu cầu dạy học theo phương pháp mới, tạo
điều kiện cho giáo viên có đủ phương tiện dạy học trong quá trình chăm sóc ni
dưỡng và giáo dục trẻ.
2.2. Đối với phòng, sở giáo dục - đào tạo
Mong muốn thường xuyên được đón nhận sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên về các
trang thiết bị phát triển vận động cho trường Mầm non, đặc biệt đối với các trang
thiết bị đồ chơi ngoài trời hiện đại, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi đưa ra cịn nhiều thiếu sót và hạn chế
mong được các cấp lãnh đạo bổ sung và công nhận kinh nghiệm và cách tổ chức
hoạt động ngồi trịi cho trẻ.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

ABCD, ngày 18 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị ABCDE


10


11

MỤC LỤC
Đề mục

I. Tên sáng kiến kinh nghiệm
II. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
III PHẦN NỘI DUNG:
1 Cơ sở lý luận:
2. Cơ sở thực tiễn:
2. Thực trạng việc tổ chức cho trẻ hoạt động dạo chơi ngồi trời
2.1. Tình hình khảo sát điều tra thực trạng:
2.2. Mặt mạnh:
2.3. Mặt hạn chế và nguyên nhân:
3. Các biện pháp :
4. Kết quả đạt được:
Iv. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
Ii. Kiến nghị:
1. Đối với nhà trường:
2. Đối với Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT:

Trang
1
1
1
1
1
2
2

2
2
2
3
3
3
3
4
7
8
8
9
9
9



×