Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHẤP NĂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÀU SẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 20 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHẤP NĂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MÀU SẮC
TRONG BÀI VẼ TRANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, giáo dục Tiểu học với mục tiêu là: "Giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ
sở" (Điều 29: Mục tiêu của giáo dục phổ thông trong luật giáo dục 2019).
Mỗi mơn học ở trường Tiểu học góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành
và phát triển phẩm chất, nhân cách của một con người, trong đó mơn Mĩ thuật có
một vị trí quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
Tiểu học, thông qua môn Mĩ thuật giúp các em học tốt các mơn học khác.
Mĩ thuật đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến con người, đến các lứa
tuổi đặc biệt là lứa tuổi học sinh: Nó khơi dậy khả năng sáng tạo, ham thích vẽ
và vẽ những gì các em nhìn thấy. Thật vậy! Một nhà giáo dục có nói: "Mĩ thuật
nằm trong bản năng di truyền của mỗi con người..." bởi bất kỳ đứa trẻ nào bắt
đầu biết cầm bút đều rất thích vẽ và có thể vẽ bất cứ lúc nào những vạch ngang
dọc trên giấy hay trên đất... Mặc dù những nét vẽ đó cịn ngây thơ, ngộ nghĩnh
nhưng nó đã lơi cuốn các em vào hoạt động vẽ mà khơng ai có thể phủ nhận
được.
Trong cuộc sống, cái đẹp luôn là nhu cầu của mỗi con người, ở mọi tầng
lớp nhân dân. Từ các đồ vật sử dụng trong gia đình đến trang phục cá nhân, nhà
ở...Đều mong muốn mọi vật sở hữu của mình được bày đặt, trang trí thật đẹp và
vui mắt, ưa nhìn...Để có được như vậy thì phải trải qua rất nhiều cơng đoạn từ
thủ cơng đến máy móc, trải qua đơi bàn tay khéo léo, cách nhìn tinh tế của
những nghệ nhân...Nếu để một bài vẽ của các em được đánh giá cao là: đẹp,
thuận mắt bởi màu sắc hài hịa có đậm nhạt, sáng tối rõ ràng... Thì các em phải
biết sắp xếp các hình ảnh, sử dụng màu sắc theo một cách sáng tạo để có thể tạo
ra được những sản phẩm đầu tiên của bản thân mình.
Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy tơi thấy có nhiều em chưa tìm được
hướng đi đúng, chỉ dừng lại ở khi vẽ chì hoặc màu vẽ dàn trải chưa thể hiện


được độ đậm nhạt của màu…
Bản thân là giáo viên chun mơn Mĩ thuật tơi đã có những suy nghĩ, tìm
tịi, nghiên cứu đưa ra các bước để hướng dẫn học sinh thực hiện bài vẽ một
cách thành thạo và sáng tạo. Đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng vì mơn
Mĩ thuật trong trường Tiểu học có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tính cẩn
thận, tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo trong học tập và nhận thức thẩm mĩ của học sinh
khi đứng trước cái đẹp.
Với kinh nghiệm của bản thân, từ thực tế giảng dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu
học tôi đã rút ra được “Một số giải pháp năng cao hiệu quả sử dụng màu sắc
trong bài vẽ tranh cho học sinh tiểu học”, giúp học sinh được làm quen với vẽ
màu, biết sử dụng màu sắc hài hòa hợp lý một cách thành thạo và sáng tạo.

1


2. Mục đích nghiên cứu :
Qua nhiều năm giảng dạy từ THCS đến Tiểu học, với mong muốn là các
em học sinh được tiếp cận với nền nghệ thuật một cách tốt nhất thông qua sự
truyền thụ kiến thức của người giáo viên, Tôi nghiên cứu một số giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng màu sắc nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn mĩ
thuật theo phương pháp mới của trường Tiểu học thị trấn Long Phú A nói riêng
và trường Tiểu học nói chung và đó là mục đích để tơi nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4A1 và 4A2 trường Tiểu học Thị trấn Long Phú A.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh lớp 4A1 và 4A2 trường Tiểu học Thị trấn Long Phú A.
5. Phương pháp nghiên cứu:????????
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát

- Phương pháp luyện tập thực hành
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
6.1. Phạm vi nghiên cứu :
- Chương trình sách giáo khoa mơn mĩ thuật lớp 4 theo sự định hướng và
phát triển năng lực của học sinh.
- Sách giáo viên mĩ thuật 4.
6.2. Kế hoạch nghiên cứu (thời Gian)
????????????????????????????????????
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài:
Cuộc sống, xã hội ngày càng vận động đổi mới từng ngày, phát triển theo
xu thế đi lên, hướng đến cái đẹp, cái toàn diện, nhu cầu thẩm mĩ sáng tạo địi hỏi
ngày càng cao. Trong đó môn mĩ thuật, âm nhạc, thể dục là những môn nghệ
thuật ngày càng được xã hội quan tâm, không chỉ riêng giới chun mơn mà cịn
cả các bậc phụ huynh, các em học sinh và đông đảo các đơn vị ngồi ngành giáo
dục chú trọng, phát huy. Trong đó mơn mĩ thuật nói riêng đã và đang được phát
triển mạnh mẽ, sâu rộng. Các lớp học nghệ thuật, mĩ thuật dành cho thiếu nhi
phát triển không chỉ trên thế giới mà còn phát triển rộng khắp các tỉnh thành của
đất nước Việt Nam đang trong đà hội nhập. Cho dù đi bất cứ nơi đâu, đến bất kỳ
2


một địa danh nào thì tầm mắt của ta bao giờ cũng hướng đến cái đẹp – nghệ
thuật của hình ảnh và màu sắc, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lĩnh vực
nào, từ khoa học đến đời sống nói chung. Và nghệ thuật, mĩ thuật nói riêng được
ứng dụng vô cùng rộng rãi ở khắp mọi nơi: Trên tường, trên khăn vải, trên gốm
sứ, cốc chén... Tranh vẽ là vô cùng cần thiết trong mĩ thuật. Học vẽ tranh và
sáng tạo ý tưởng thành tranh vẽ đối với con người là vô cùng thiết yếu đối với
cuộc sống. Bởi vì mĩ thuật là một mơn nghệ thuật hội tụ đầy đủ các yếu tố:
Sáng tạo, tưởng tượng, logic, quan sát (thị giác), vận động (thực hành), liên kết

(làm việc nhóm), thể hiện nội tâm...
Các nhà quản lý giáo dục thì ln ln phát triển mơn mĩ thuật khơng
ngừng nghỉ, từ việc học tập kinh nghiệm học mĩ thuật theo phương pháp mĩ
thuật Đan Mạch, đến việc tổ chức các cuộc thi lớn dành cho học sinh lứa tuổi
tiểu học như: “Chiếc ô tô mơ ước” , “Ý tưởng trẻ thơ” tập trung vào sức tưởng
tượng của các em thể hiện bằng hình ảnh và màu sắc qua tranh vẽ. Chính vì thế
là giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn Mĩ thuật tơi nhận thấy học sinh có những
ước mơ, sự sáng tạo phong phú, tuy nhiên các em cịn rụt rè trong cách thể hiện
mình, thể hiện nét vẽ và còn nhiều khiếm khuyết trong kiến thức và kĩ năng vẽ
tranh. Nhất là hiện nay môn mĩ thuật được áp dụng theo phương pháp dạy học
mới – phương pháp mĩ thuật Đan Mạch. Nên tôi đã không ngừng phấn đấu, học
hỏi trau dồi kiến thức để giúp học sinh của mình thêm u mến mơn mĩ thuật và
thể hiện tốt nhất khả năng tư duy, trí tưởng tượng của mình tốt nhất thơng qua
tranh vẽ và tơi đã lựa chọn tìm ra : “Một số giải pháp năng cao hiệu quả sử
dụng màu sắc trong bài vẽ tranh cho học sinh tiểu học”, để tìm hiểu và giúp
các em học sinh làm việc hiệu quả, có được những ý tưởng hay độc đáo qua
cách vẽ tranh, vẽ cùng nhau để xây dựng những cốt truyện hay, tạo nên những
sản phẩm 3D độc đáo. Với sáng kiến này tôi hy vọng được đóng góp một phần
nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn mĩ thuật ở Tiểu học đạt kết quả cao.
2. Thực trạng của vấn đề :
2.1. Ưu điểm
2.2. Về phía giáo viên:
Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn, tôi được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo. Đặc biệt là thầy hiệu trưởng, người thầy của tơi khi tơi cịn đang là
học sinh tại ngôi trường nơi tôi giảng dạy, giờ thầy vừa là cấp trên đồng thời
cũng là đồng nghiệp, thầy sẵn sang hỗ trợ nhiệt tình và đưa ra các đóng góp ý
kiến đúng nhất trong công tác giảng dạy của tôi, ngồi ra tơi được các đồng
nghiệp trong tổ bộ mơn, các khối trưởng và giáo viên chủ nhiệm các khối lớp
tạo điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình trong cơng tác, từ đó tơi tìm hiểu về đối tượng
học sinh, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình cho phù

hợp với từng khối lớp.
2.3. Về phía học sinh:
3


Môn Mĩ thuật ở Tiểu học từ lâu đã đem lại cho học sinh sự hứng thú, một
giờ học thoải mái nhẹ nhàng. Các em học mà chơi, chơi mà học thơng qua
những khả năng biết sắp xếp hình ảnh, chọn hình ảnh sắp xếp bố cục, sử dụng
màu sắc, pha trộn, phối hợp màu, hiểu biết về các gam màu, cặp màu bổ túc, cặp
màu tương phản, màu nhị hợp, ... Biết sử dụng màu hài hòa, hợp lý giúp cho học
sinh cảm nhận được cái đẹp trong mọi đồ vật, từ đó mà chính các em đã tạo ra
các sản phẩm bài vẽ có giá trị, các em say mê và thích thú với mơn học
2.4. Tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, khi áp dụng một số giải pháp đã tồn tại
những khó khan như sau:
- Chưa có phịng học dành cho mơn mĩ thuật đa phần là học trên lớp, nên
hạn chế về mặt không gian và trang thuyết bị chuyên dụng của bộ môn
- Đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được với chương trình đổi mới của sách
giáo khoa
- Tâm lý phụ huynh và học sinh chưa coi trọng việc học môn Mĩ thuật
như các mơn học khác, em có màu thì khơng có vở thực hành, em có vở thực
hành thì khơng có bút chì...đây là khó khăn trong tiết dạy của tôi, việc xem nhẹ
bộ môn dẫn đến khả năng tiếp thu giáo dục chưa đạt kết quả tốt.
- Một số em do hồn cảnh gia đình khó khăn nên khơng thể chuẩn bị
dụng cụ trong chương trình giáo dục đã yêu cầu dẫn đến tiết thực hành chưa
hoàn chỉnh theo sự mong đợi của giáo viên
3. Một số giải pháp để thực hiện tiết dạy mĩ thuật đạt hiệu quả
1. Giải pháp thứ nhất:
- Trong việc giảng dạy môn Mĩ thuật tơi rất coi trọng việc sử dụng màu, vì vậy
bao giờ tôi cũng đưa ra yêu cầu học sinh phải đầy đủ dụng cụ học vẽ nhất là màu

vẽ.
- Trước hết cần cho học sinh hiểu được ngôn ngữ của hội họa là: "Màu sắc..."
một cách đơn giản nhất. Đó chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật những
điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của nghệ thuật thể hiện qua bài vẽ, sau đó tơi mới
hướng dẫn sử dụng màu sắc
a. Hướng dẫn học sinh tìm, chọn hình ảnh.
- Thiên nhiên ban tặng cho con người mọi cảnh vật bao la, hùng vĩ, cây cối, cỏ
hoa, ong bướm là những hiện tượng gần gũi với chúng ta. Bước chân vào trường
Tiểu học các em được tiếp xúc với mơn Mĩ thuật thì đây là những hình ảnh ln
gắn liền với các em trong suốt q trình học.
- Bởi từ các hình ảnh có thật trong đời sống hằng ngày như bông hoa, chiếc lá,
con vật, hình cơ bản này tơi hướng dẫn các em biết đơn giản, chắt lọc, cách điệu,
lược bớt chi tiết rườm rà rồi đưa vào trang trí cho sinh động và đẹp hơn.
b. Làm quen với màu sắc
4


- Màu sắc đã làm cho cuộc sống vui tươi, hấp dẫn hơn. Xung quanh ta vạn vật
không sắc màu sẽ làm cho ta thấy buồn tẻ, chán nản. Vì thế trong đời sống hằng
ngày màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng. Hơn thế nữa màu sắc trong bài vẽ là yếu
tố quan trọng vì nó đập ngay vào mắt người quan sát. Chính vì vậy tơi nhắc nhở
các em ln có đầy đủ hộp màu (Màu sáp, màu dạ, màu nước...) trong giờ học
mĩ thuật
Ngồi ra tơi cịn chuẩn bị bút vẽ (bút lông), bảng pha màu, dao nghiền
màu, keo pha màu, màu bột, tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu của họa sĩ... để
hướng dẫn các em quan sát, làm quen với các chất liệu màu khác nhau.
- Đối học sinh trong nhà trường con em nông thơn là chủ yếu nên gần gũi với
các em chính vẫn là hộp màu sáp (chất liệu dễ tìm kiếm). Từ hộp màu của các
em, tôi cho các em nhắc lại kiến thức về màu sắc đã học từ lớp 1- 2 để tìm ba
màu cơ bản. Trên cơ sở đó, tơi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu, làm quen với

màu sắc như sau:
* Hướng dẫn học sinh lớp 4 : ( Chủ đề 1 : Những mảng màu thú vị )
- Màu cơ bản ?
- Màu đỏ, màu vàng, màu lam...
- Từ ba màu trên pha trộn ra những màu nào?
- Màu tím, xanh lục, da cam (màu nhị hợp)
*GV giải thích: hai màu gốc pha trộn với nhau được màu thứ ba (gọi là màu nhị
hợp).
- Cặp màu bổ túc là gì?
- Là hai màu gần nhau, tôn lên nhau
*GV :Hai màu trong cặp bổ túc khi đặt cạnh nhau sẽ tôn nhau thêm rực rỡ.
- Kể tên gam màu nóng?( cảm giác ấm nóng)
- Đỏ, nâu, da cam...
- Kể tên gam màu lạnh? (cảm giác mát lạnh)
-Xanh lam, xanh lục, xanh da trời...
- Khi sử dụng màu sắc cần chú ý gì?
- Vẽ màu đều, mịn, có đậm, nhạt, nóng, lạnh rõ ràng.
- Đây là vịng màu tuần hồn và vịng màu cơ bản, giúp HS nhận biết được gam
màu và các cặp màu..

Khi học sinh được làm quen với màu sắc, giáo viên cần lưu ý trang bị cho
học sinh nắm chắc kiến thức về màu sắc nhất là cách pha trộn từ ba màu cơ
bản, cách sử dụng màu các em không chỉ hiểu biết tốt về màu mà còn thể
hiện màu trên bài vẽ một cách sinh động, sáng tạo.
c. Hướng dẫn học sinh biết pha trộn màu.
5


- Cùng với việc làm quen với màu sắc cần hướng dẫn cho HS một số thao tác
khi cầm bút sử dụng màu với các khái niệm như trèn màu, trộn màu, vẽ màu...

- Dạy cho học sinh cách pha trộn màu sắc giúp các em có vốn kiến thức về màu
sắc để các em nắm được cách sử dụng màu sắc và thể hiện màu sắc một cách rõ
ràng theo các yêu cầu sau:
+ Chọn màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ.
+ Biết cách pha trộn màu.
+ Vẽ màu và chú ý đến độ đậm nhạt trong tranh
+ Vẽ màu đều, mịn theo gam nóng, gam lạnh…
+ Độ đậm nhạt của màu nền và hình ảnh cần khác nhau.
d. Cách sử dụng đối với từng loại màu.
* Màu bột.
- Dùng nước sạch, keo hoặc hồ dán pha loãng để trộn các màu với nhau sẽ tạo ra
màu mới, phải nghiền kỹ trước khi vẽ.
- Nếu thay đổi lượng màu pha trộn, màu pha được sẽ có sắc màu thay đổi khác
nhau.
- Keo là chất giữ cho màu không bị bong, thường được làm từ da trâu, xương
cá...
- Ưu điểm: Vẽ nhanh, chóng khơ, dễ sử dụng trên mọi chất liệu, có thể cọ rửa
trong khi vẽ bài, dễ tạo được sắc độ cho bài vẽ, thể hiện độ đậm nhạt rõ ràng.
- Nhược điểm: Bề mặt thô, không bền với thời gian.
* Màu nước.
- Dùng nước sạch pha trộn các màu với nhau( pha loãng) sẽ tạo ra màu nước.
Khi pha cho lượng nước vừa phải, tránh đặc quá hoặc lỗng q.
- Nếu pha q nhiều màu với nhau thì màu pha được sẽ bị xỉn.
- Ưu điểm: bài vẽ đẹp, mịn có độ trong sáng mềm mại.
- Nhược điểm: lâu khơ, khó dùng trên mọi chất liệu, hay bị loang màu.
* Với hai loại màu này tôi đã vận dụng minh họa, thao tác cho các em vào giờ
học trên lớp chủ đề 9: Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật. Kết quả thu
được là hầu hết các em hứng thú, say sưa và biết cách pha trộn màu tại lớp, đạt
60- 70% số HS thích vẽ màu bột vì màu bột vẽ mạnh dạn, tẩy rửa dễ dàng. Cịn
30- 40% số HS thích vẽ màu nước bởi màu nước vẽ nhẹ nhàng, khi vẽ hay bị

loang màu.

*. Sáp màu, chì màu.
Có thể vẽ chồng các màu lên nhau để tạo ra một màu khác.
6


Nên vẽ đều, mịn có thể phối hợp với màu nước hay bút dạ. Ví dụ: dùng
sáp màu vẽ thêm lên mảng màu nước, vẽ các mảng màu đậm hơn bằng bút dạ
bên cạnh những mảng màu vẽ bằng sáp màu.
Với loại màu này thì học sinh thường xuyên tiếp xúc nên các em vận dụng
trong bài vẽ khá sinh động và phong phú. Để sử dụng tốt loại màu sáp này tôi
yêu cầu các em nắm chắc kiến thức cũ: Từ ba màu gốc pha trộn với nhau tạo ra
ít nhất sáu màu. Tơi đưa ra những câu hỏi:
- Nêu cách pha trộn màu?
- Vẽ một lượt màu này rồi trèn một lượt màu kia.
- Tạo màu mới là màu gì?
- Là màu nhị hợp.
- Đỏ + Vàng = Da cam
- Vàng + Xanh lam = Xanh lục
- Lam + Đỏ = Tím
- Cách vẽ màu như thế nào?
- Vẽ đều tay, mịn, khơng chườm ra ngồi.
Tơi cho học sinh thực hành trên giấy A4. Các em tự vẽ hình quả cam, hình
chiếc lá, hình quả cà tím.
- Bước 1: Dùng bút màu vàng vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu đỏ vẽ lại
một lượt trèn kín hình quả cam
- Cho một sản phẩm quả cam có màu da cam.

- Bước 2: Dùng bút màu vàng vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu lam vẽ lại

một lượt kín hình chiếc lá cho một sản phẩm chiếc lá màu xanh lục.

- Bước 3: Dùng bút màu lam vẽ một lượt kín hình, rồi dùng bút màu đỏ vẽ lại
một lượt kín hình quả cà - cho một sản phẩm quả cà màu tím.

7


Màu sáp được pha trộn khá sinh động và đủ màu để thể hiện được nó các em
khơng pha trộn màu lung tung, tránh sử dụng màu đen, màu trắng.
- Các bước thực hiện từ dễ đến khó
Chì màu

Sáp màu

Kết quả đạt được các em thực hiện được các sản phẩm theo ý thích

Bút dạ.
Bút dạ là chất liệu dễ thấy, học sinh rất thích sử dụng vì có màu sắc rõ ràng. Tôi hướng dẫn
các em dùng vẽ các đường viền họa tiết rất nổi, đẹp. Nhưng khi pha trộn màu khó thể hiện
được độ đậm nhạt hay bị nhịa nên khơng dùng bút dạ để vẽ màu của họa tiết và màu nền.

8


e. Thể hiện (sử dụng) màu trong bài vẽ tranh
Làm quen với màu sắc, thao tác khi sử dụng màu là yếu tố quan trọng.
Nhưng quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm đẹp thì các em phải biết thể hiện màu
trên bài vẽ tranh của mình. Màu sắc cần có đậm có nhạt và phù hợp với nội
dung, vẽ màu làm rõ trọng tâm và có sự hài hịa chung. Tôi hướng dẫn học sinh

cụ thể nội dung từng bài, chia ra các dạng sau:
*Dạng 1:Vẽ các hình cơ bản( Hình vng, hình trịn, đường diềm...)

* Dạng 2: Vẽ đồ vật (Trang trí lọ hoa, chậu cảnh...)

* Dạng 3 : Vẽ tranh theo chủ đề (tranh sinh hoạt, tranh lễ hội….)

9


- Đây là dạng bài thể hiện màu nền sáng, màu tối và ngược lại.
* Với dạng bài trang trí đồ vật này là dạng bài học sinh phải tự phát hiện
được hình dáng đồ vật này phù hợp với kiểu trang trí nào để vận dụng vào bài vẽ
cho hợp lý. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm chắc các yếu tố về hình mảng,
họa tiết, màu sắc vận dụng qua đó học sinh làm bài tốt và cảm nhận được nét
đẹp mọi vật xung quanh biết trân trọng và gìn giữ chúng.
Nét đẹp trong mĩ thuật thì vơ cùng rộng lớn càng lên cao thì sự tìm tịi,
khám phá lại càng đa dạng và phong phú. Các bài vẽ trong chương trỉnh ở Tiểu
học chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng thật đa dạng và hấp dẫn. Trên đây chỉ là một số
ví dụ cụ thể điển hình cho các dạng bài vẽ. Nếu giáo viên biết cách hướng dẫn tỉ
mỉ, cụ thể giúp các em biết cách phát hiện và xác định đúng các dạng bài thì các
em có thể vẽ bài tốt.
Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Đây là kĩ năng rất cần thiết, bởi đó cũng chính là mục tiêu của môn mĩ thuật
ở trường Tiểu học, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung
chung. Vẽ màu thì khơng vẽ hình q chi tiết cụ thể sẽ rất khó để thể hiện, màu
có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng, song cần chú ý. Tương quan giữa các
màu, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu gam màu
để thể hiện được tính chất bài vẽ.
- Giáo viên khi dạy cần quan tâm đến:

Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vẽ màu vào bài vẽ tranh. Kĩ năng này
phát triển sẽ giúp học sinh ln tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận
dụng để làm đẹp những vật dụng trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của
các em, góp phần nâng cao năng lực thẩm mĩ, biết yêu cái đẹp và giáo dục nhân
cách, nếp sống văn minh ở mọi lúc, mọi nơi.
Từ những vận dụng đó tơi đã xây dựng nhiều hoạt động ngoại khóa cho học
sinh, tổ chứ cho học sinh một số cuộc thi vẽ tranh như vẽ tranh về bảo vệ môi
trường, vẽ tranh về chiếc ô tô mơ ước trong tương lai…..
Một số những sản phẩm của học sinh trong các tiết học và các cuộc thi vẽ
tranh thực hiện khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng.

10


Khích lệ học sinh trong các tiết học đúng lúc và kịp thời.
Giáo viên kịp thời động viên tinh thần học tập của các em trong tiết học, tạo
cho học sinh có tính mạnh dạn hơn khi xung phong phát biểu, xây dựng bài.
11


Tránh tình trạng, chê những học sinh bài làm chưa được tốt. Mà giáo viên cần
trao đổi riêng với học sinh đó, và chỉ ra những điểm tốt ở trong bài của em để
khích lệ động viên em làm bài sau cho tốt hơn.
Với môn học này yêu cầu giáo viên phải là người trực tiếp và giúp học sinh
có cái nhìn tổng thể, từ hình vẽ cũng như cách sắp xếp bố cục sao cho vừa với
phần giấy quy định
- Giúp học sinh có hứng thú trong khi vẽ, cũng như có tinh thần hăng say phát
biểu ở những bài như thưởng thức mĩ thuật..
- Tạo được sự thoải mái trong khi vẽ, cũng như giúp học sinh có óc tư duy, sáng
tạo,cũng như óc tưởng tượng của học sinh, nhằm giúp học sinh có những bài vẽ

có kết quả cao, cũng như sự tự tin trong các sản phẩm mà mình làm ra.
Giải pháp thứ hai: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, để giúp học sinh có những hình ảnh học tốt hơn mơn Mĩ thuật.
Với Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước hiện nay, thì cơng nghệ
thơng tin khơng thể thiếu trong giáo dục, nhất là trong giảng dạy Mĩ thuật cũng
như một số môn học khác. Với bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy
được việc ứng dụng, công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật rất hiệu quả như:
giáo viên không phải hoạt động nhiều như khi dạy bằng bảng, mà giáo viên có
thể dạy bằng Powerpoint, Elearning, Draw…. để giúp học sinh có sự thích thú,
say mê với tiết dạy có sử dụng cơng nghệ thơng tin vì có rất nhiều hình ảnh
phong phú, đa dạng và đẹp mắt tạo được sự chú ý cho học sinh nên bài vẽ của
học sinh cũng như sự truyền thụ của giáo viên rất hiệu quả. Giúp cho giáo viên
cũng như học sinh thấy thoải mái và có nhiều hình ảnh đẹp để học sinh thích thú
hơn.

Powerpoint

Draw

Giáo án
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MĨ THUẬT KHỐÍ BỐN
Chủ đề 3: NGÀY HỘI QUÁ TRANG
Thời lượng: 2 tiết
Thời gian thực hiện : Tuần 7- 8
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại mặt nạ sân khấu chèo, tuồng, lễ
hội dân gian Việt Nam và một vài lễ hội quốc tế.
- Biết cách tạo hình mặt nạ.
12



- Tạo hình được mặt nạ, mũ con vật, nhân vật... theo ý thích.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo Viên: Sách học Mĩ thuật lớp 4; tranh minh họa.
- Học Sinh: Sách học Mĩ thuật lớp 4; bút chì, màu vẽ, giấy vẽ, bìa...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV
Tiết 1

Hoạt động của HS

A. Khởi động:
- Hát vui.
HS hát
- Giới thiệu chủ đề “Ngày hội hóa trang”.
HS lắng nghe
- Yêu cầu HS nêu lại tên chủ đề.
HS nhắc lại
B. Nội dung chính:
1. Hướng dẫn tìm hiểu: ( theo nhóm)
- u cầu HS quan sát hình 3.1 trong Sách học Mĩ thuật
lớp 4, để nhận biết hình dạng, kiểu dáng, chất liệu của một
số mặt nạ:
HS quan sát, phát
biểu

+ Em thấy mặt nạ thường có những hình gì?
+ Mặt nạ thường được sử dụng khi nào, ở đâu?

+ Mặt nạ làm bằng chất liệu gì?
HS lắng nghe
- GV tóm tắt: Trong một số loại hình nghệ thuật dân gian
như tuồng, chèo, cải lương... mặt nạ thường được dùng để
thể hiện tính cách đặc trưng của nhân vật.
+ Mặt nạ, mũ sử dụng trong các lễ hội dân gian thường mô
phỏng khuôn mặt của con vật, nhân vật ngộ nghĩnh, hài
hước.
+ Mặt nạ trong các lễ hội hóa trang như Ha-lo-uyn, Cácna-van... thường là những hình ảnh các nhân vật vui vẻ
hoặc gây ấn tượng mạnh.
+ Mặt nạ, mũ hóa trang thường được vẽ, tạo hình ở dạng
cân đối theo trục dọc, màu sắc rực rỡ, tương phản, ấn
tượng. Mặt nạ thường che kín khn mặt hoặc một nửa
khn mặt.
+ Chất liệu của mặt nạ thường là giấy, bìa, giấy bồi, nhựa...
Mặt nạ thường có dạng hai chiều hoặc ba chiều.
2. Hướng dẫn thực hiện:
13


- Yêu cầu HS quan sát hình 3.2, thảo luận nhóm tìm ra
cách tạo hình mặt nạ/ mũ:

HS quan sát, phát
biểu

+ Để làm mặt nạ/ mũ em chuẩn bị những vật liệu gì?
HS lắng nghe
+ Em sẽ thực hiện như thế nào để tạo ra một mặt nạ/ mũ?
- GV tóm tắt: Cách thực hiện tạo hình mặt nạ:

+ Gấp đôi hoặc kẻ trục dọc lên giữa tờ giấy hoặc bìa. Vẽ
hình mặt nạ (ước lượng kích thước vừa với khn mặt).
+ Tìm vị trí hai mắt cân đối qua trục dọc. Vẽ các bộ phận
thể hiện rõ đặc điểm nhân vật, con vật, đồ chơi...
+ Lựa chọn màu sắc hoặc vật liệu khác để trang trí mặt nạ
theo ý thích nhằm tạo ấn tượng cho sản phẩm của mình.
+ Cắt hình mặt nạ ra khỏi giấy (hoặc bìa), buộc dây để đeo HS quan sát
vào khuôn mặt hoặc làm băng đeo cho vừa với khn đầu
của mình để làm mũ.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3.3 trong Sách học Mĩ thuật
lớp 4 để có ý tưởng thực hiện sản phẩm.
3. Hướng dẫn thực hành: (cá nhân hoặc nhóm)
HS thực hành
- Yêu cầu HS tạo hình một sản phẩm hóa trang theo ý
thích.

HS nhận xét
- GV quan sát, hướng dẫn các em thực hành.
C. Nhận xét:
- Chọn một số bài của HS để nhận xét:
+ Bạn tạo hình nhân vật hay con vật gì?
+ Sản phẩm của bạn đã hoàn thành chưa?
- GV tổng kết, tuyên dương.
Tiết 2

HS lắng nghe

HS hát
HS thực hành


A. Khởi động:
14


- Hát vui.
- GV cùng HS kiểm tra lại những sản phẩm đã hoàn thành
và chưa hoàn thành ở tiết 1.
- HS hồn thành có thể hỗ trợ các bạn chưa hồn thành.
B. Nội dung chính:
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
1. Tìm hiểu:
- Hướng dẫn HS cách trưng bày sản phẩm (chọn một số
sản phẩm tiêu biểu để trưng bày).
2. Cách thực hiện:
- Hướng dẫn HS cách thuyết trình sản phẩm của mình:
+ Em có thấy thú vị khi thực hiện sản phẩm này không?
+ Em đã sử dụng màu sắc như thế nào để trang trí cho sản
phẩm của mình?
- Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi cho bạn:
+ Bạn đã lựa chọn hình thức nào để tạo sản phẩm hóa trang
của mình?
+ Sản phẩm của bạn làm ra được sử dụng trong dịp nào?
3. Thực hành:
- HS thuyết trình sản phẩm của mình.
- HS khác đặt câu hỏi cho bạn.
C. Nhận xét:
- Trong các sản phẩm của các bạn, em thích sản phẩm nào
nhất? Em học hỏi được gì qua sản phẩm của bạn?
- GV nhận xét chung.
Tổng kết chủ đề:

- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các
HS chưa hoàn thành bài.
- Chuẩn bị chủ đề tiếp theo: Em sáng tạo cùng những con
chữ.

HS lắng nghe

HS lắng nghe

HS thuyết trình
HS phát biểu
HS lắng nghe

HS lắng nghe

3.4. Kết quả thực hiện:
a. Kết quả đạt được:
* Đối với học sinh: Giúp các em có được kết quả học tập tốt hơn, đồng thời
hình thành các kỹ năng cơ bản về nghệ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dạy
mơn Mĩ thuật trong nhà trường. Sau đây là kết quả cuối năm học 2021 - 2022
được tôi triển khai và áp dụng thực nghiệm ở lớp 4A1 và 4A2
KẾT QUẢ THEO DÕI CHẤT LƯỢN MÔN MĨ THUẬT
CỦA HỌC SINH LỚP 4A1 VÀ 4A2

15


Năn học
( 2021 – 2022)

Trước áp
dụng các giải
pháp
( GHKI)

Hoàn
Tỉ lệ %
thành tốt

Hoàn
thành

Tỉ lệ %

77%

8

23%

32

89%

4

11%

71


59

83%

12

17%

Lớp

TS

4A1

35

27

4A2

36

Tổng cộng
Sau áp dụng
các giải pháp

4A1

35


32

91%

3

9%

(CHKII)

4A2

36

34

94%

2

6%

71

66

93%

5


7%

Tổng cộng

* Đối với giáo viên: Từ các giải pháp thực nghiệm trong sang kiến kinh
nghiệm giúp cho việc dạy và học nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Học sinh hứng thú
học tập môn mĩ thuật hơn.
* Đối với tổ chuyên môn: Các giải pháp giúp giáo viên có thể tìm hiểu,
thu thập được các thông tin thêm và nâng cao tay nghề, kĩ năng trong công tác
của bản thân.
* Đối với nhà trường: Các giải pháp mang lại rất nhiều lợi ích trong
cơng tác giảng dạy, qua việc tìm hiểu nội dung, chương trình, kết quả học tập
của học sinh học mơn mĩ thuật nói chung và phân mơn vẽ tranh nói riêng. Người
giáo viên đóng vai trị dẫn dắt, truyền đạt kiến thức để HS nắm được kiến thức
và vận dụng vào trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy người giáo
viên phải luôn luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng sư phạm, có phương pháp giảng
dạy phù hợp, linh động với nội dung, tâm lí lứa tuổi, trình độ để học sinh dễ
dàng nắm bắt được kiến thức và vận dụng một cách linh động, sáng tạo vào bài
thực hành, đó là hiệu quả mà sáng kiến đã đem lại
b. Nguyên nhân thành công :
* Đối với giáo viên: Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên
phải hiểu được mục đích, u cầu của mơn học, từ đó tìm ra cho mình một định
hướng giảng dạy đúng đắn. Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết
được mức độ cảm nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài

16


học, ln tơn trọng gần gũi học sinh. Phải có tính kiên trì trong cơng tác giảng
dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em.

Sử dụng linh hoạt các phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức
dạy học, hướng các em tới việc được tiếp cận và trải nghiệm với thực tiễn để từ
đó các em được phát huy tối đa tính sáng tạo của chính các em
* Đối với học sinh:
Qua q trình thực hiện sáng kiến, học sinh chủ động tích cực, tơi thấy
hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm
nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các
em vẽ một bức tranh
c. Tồn tại:
* Đối với giáo viên:
Hình thức tổ chức dạy học của giáo viên đang cịn bó hẹp ở trong 4 bức
tường nên việc giáo viên thổi hồn, khơi gợi trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo
trong các em đang còn hạn chế
* Đối với học sinh:
Học sinh chủ yếu là vẽ tranh theo kểu bó hẹp và máy móc, đơi khi vẽ
màu cịn ẩu, mảng chính và phụ thì chưa được rõ ràng. Bên cạnh đó cịn một số
học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một
số em cịn chán nản khơng thích học vẽ
C. PHẤN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp năng cao hiệu quả
sử dụng màu sắc trong bài vẽ tranh cho học sinh tiểu học”, các giải pháp phát
huy khả năng vẽ tranh sáng tạo cao của học sinh, các em hiểu được nội dung,
biết cách vẽ và sắp xếp các nhân vật thành một bức tranh có bố cục cân đối hài
hòa, hợp lý thể hiện được nội dung và ý nghĩa của từng tác phẩm mà các em đã
làm ra. Bên cạnh đó tơi ln tạo ra cho các em những tiết học thoải mái, sinh
động hơn, học sinh được tự do sáng tạo, khám phá ra những điều mới mẻ hơn,
ứng dụng được trong học tập và cuộc sống. Qua đó các em phát triển được khả
năng sáng tạo, phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày sản phẩm của mình
trước đám đơng. Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt
thời gian hoặc sợ mình khơng làm được. Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm

đến việc học lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc
làm theo nhóm. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của
17


mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong mơn mĩ thuật và các môn học khác
được nâng cao.
Không những thế nó cịn mang lại niềm vui cho tơi, người hàng ngày
chứng kiến các em tìm thấy niềm vui, sự sáng tạo, lịng đam mê trong từng sản
phẩm do chính tay các em và bạn làm ra.

2. Khả năng áp dụng, triển khai :
Sáng kiến được áp dụng lần đầu trong phạm vi lớp 4A1 và 4A2 của
trường Tiểu học thị trấn Long Phú A, huyện Long Phú, tỉnh Sóc trăng. Từ hiệu
quả của các giải pháp mang lại ta có thể áp dụng vào nhiều lớp khác nhau trong
cùng một khối, đồng thời có thể áp dụng nhiều khối khác nhau trên cùng một
phân môn mà không ảnh hưởng đến tính chất của phân mơn đó. Đó chính là
minh chứng cho sự thành công của giải pháp khi vận dụng
3. Kết quả ứng dụng của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ kết quả của sáng kiến đem lại qua nhiều lần thực nghiệm trên lớp, cũng xem
như bước đầu thành công ngoài sự mong đợi của người giáo viên giảng dạy bộ
môn mĩ thuật. Sau đây là kết quả cuối năm học 2020 - 2021 được tôi triển khai
và áp dụng thực nghiệm ở lớp 4A1 và 4A2

Cuối HKII
(4A1+ 4A2)

Tổng
số HS


Hoàn
thành tốt

Tỉ lệ

Hoàn
thành

Tỉ lệ

71

66

93 %

5

7%

4. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi luôn xác định được mục tiêu
trong nhà trường Tiểu học, đồng thời cũng hiểu sâu sắc được vai trị của mơn Mĩ
thuật trong việc giáo dục học sinh, phát hiện ra những mặt hạn chế và có sự vận
dụng các phương pháp dạy học nhằm rèn kĩ năng vẽ tranh cho học sinh. Tôi
nhận thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ chức dạy – học có tác dụng và
ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động dạy và học, giúp cho học sinh hứng thú
tìm hiểu, khám phá thế giới thẩm mĩ một cách say mê, hấp dẫn, góp phần giáo
dục cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt: đức – trí – thể - mĩ. Nó giúp cho
các em phát triển hồn thiện nhân cách có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý

trọng mọi người, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp hơn, thêm yêu thương
con người và xa hơn nữa là yêu quê hương, đất nước mình.

18


5. Kết luận chung :
- Có thể nói rằng khơng có phương pháp dạy học nào là vạn năng, vì thế giáo
viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp vào trong từng bài dạy, để phù hợp
với đối tượng học sinh và phát huy được tính sáng tạo của học sinh thì tiết dạy
mới thật sự có hiệu quả.
- Việc thực hiện phương pháp mới không chỉ giúp cho học sinh được trải
nghiệm, được sáng tạo mà thông qua đó cũng giúp cho chun mơn nghiệp vụ
của người giáo viên được nâng cao hơn nữa kiến thức về mĩ thuật cũng như
những bộ môn liên quan.
Trên đây là quá trình nghiên cứu và qua các biện pháp nghiên cứu như
tham khảo ý kiến đồng nghiệp, khảo sát thực nghiệm, tơi càng thấy được vai trị
thiết thực của tranh vẽ trong cuộc sống và việc rèn kĩ năng tưởng tượng, sáng
tạo cho học sinh. Bản thân tôi đã đưa ra những giải pháp cụ thể để giải quyết
những vướng mắc mà học sinh hay mắc phải trong quá trình học, nếu các biện
pháp trên được thường xuyên áp dụng sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Để cho việc dạy – học môn Mĩ thuật được tốt hơn tôi mong các cấp lãnh đạo
quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất và việc giảng dạy, cụ thể là:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, luyện tập về chun mơn nghiệp vụ
để giáo viên có điều kiện học hỏi kiến thức mới, đồng thời trao đổi những kinh
nghiệm giảng dạy cho nhau.
- Nhà trường cung cấp đầy đủ phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, và
những cơ sở vật chất tốt nhất cho việc học và dạy. Cụ thể là cần có giá để sản
phẩm sau khi đã hoàn thành cũng như dụng cụ các em đem đến.....

- Tổ chức cho học sinh được đi thực tế: Thăm quan các đền chùa để biết
được các pho tượng như thế nào, thăm quan các cơng trình kiến trúc đẹp... Để
các em có cơ sở thực tế làm ngân hàng hình ảnh thêm phong phú.
- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng
nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
- Giáo viên phải có lịng say mê nhiệt tình với nghề, ln có ý thức tự học
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Thường xun thăm lớp dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm lên
lớp.
- Quan tâm chú trọng đến việc học Mĩ thuật, khơng phân biệt mơn chính,
mơn phụ.
19


Thị Trấn Long Phú, ngày 26 /05/2021
Người thực hiện

Hiệu trưởng
………………………………………

Vương Tú Trinh
Hội đồng khoa học( hoặc HĐSK)
……………………………………..

………………………………………

……………………………………..

………………………………………


……………………………………..

………………………………………

……………………………………..

………………………………………

……………………………………..

………………………………………

……………………………………..

………………………………………

……………………………………..

………………………………………

……………………………………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Mĩ Thuật 4
2. Sách giáo viên lớp 4
3.
4. Băng đĩa, tranh, ảnh, máy tính.....

20




×