Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN VE SO DO TU DUY TRONG DAY HOC o LOP 4 NH 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 16 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY”
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ 9/2019
4 - Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm được giáo viên chúng ta sử dụng
nhiều năm nay và quan điểm này ngày càng tăng cường mạnh mẽ hơn trong
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Điều này cho thấy Bộ giáo dục và
đào tạo rất quan tâm đến chất lượng học sinh - những thế hệ tương lai của đất
nước. Một trong những phương pháp giúp học sinh có thể hệ thống, khái quát
các kiến thức, ghi nhớ các nội dung đã học một cách khoa học và đặc biệt là sẽ
ghi nhớ lâu và sâu sắc hơn, đó chính là phương pháp sơ đồ tư duy.
Khi tìm hiểu về phương pháp này tôi thấy đây là một phương pháp rất
hay, tơi nghĩ ngay đến các em học sinh của mình nếu ngay bậc tiểu học các em
được làm quen với phương pháp này chắc hẳn sẽ giúp ích cho các em rất nhiều
trong cả con đường học tập sau này của các em.
Thực tế giảng dạy cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng kết
quả lại không cao bởi các em học bài một cách máy móc, chưa biết cách hệ
thống kiến thức, số lượng bài học nhiều làm các em khó ghi nhớ hết; chưa hết
các em còn nhầm lẫn giữa nội dung này và nội dung khác, chưa phân biệt được
nội dung trọng tâm và nội dung phụ. Giáo viên cũng chưa hướng dẫn cho các
em cách kết nối, xâu chuỗi các kiến thức liên quan với nhau. Thường thì học bài
nào biết bài đó, đôi khi sau khi học xong các em dễ dàng qn đi mà chưa có sự
ghi nhớ sâu sắc.Vì vậy, tôi quyết định đưa sơ đồ tư duy vào trong các mơn học
do mình phụ trách tại khối lớp 4.
4.2 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết:
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được phát


triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960 và cho đến nay nó đã và đang được
sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại
với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng
ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh
theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu. Với một sơ đồ tư
duy, một danh sách dài những thơng tin đơn điệu có thể biến thành một bản đồ
đầy màu sắc, sinh động, dễ nhớ, được tổ chức chặt chẽ. Nó kết hợp nhịp nhàng
với cơ chế hoạt động tự nhiên của não chúng ta. Việc nhớ và gợi lại thông tin
sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi sử dụng kỹ thuật ghi chép truyền
thống.
Về cấu tạo, Sơ đồ tư duy có cấu tạo cơ bản như sau:
1


Ở giữa sơ đồ là từ khóa hay hình ảnh miêu tả chủ đề trung tâm, xung quanh
là các ý chính liên quan đến đến chủ đề, mỗi ý lớn sẽ được thể hiện bằng một
màu sắc hoặc kí hiệu khác nhau. Các ý nhỏ trong mỗi ý lớn đó cũng sẽ được
vẽ hoặc viết cùng màu sắc hay cùng ký hiệu với ý lớn mà nó biểu hiện.
Biện pháp 1: Hướng dẫn HS các bước lập sơ đồ tư duy:
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước này học sinh sẽ sử dụng một tờ giấy trắng đặt nằm ngang và vẽ chủ
đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho bạn sáng tạo hơn,
không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của các em. Vẽ trên giấy nằm ngang
sẽ giúp bạn có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý. Cần vẽ chủ đề
ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà các em thích. Chủ đề
trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề.
Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh dày để làm

nổi bật và được gắn liền với trung tâm.
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ khơng nằm ngang, như
vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 3: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3…
Ở bước này, học sinh vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp
3 vào nhánh cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết. Các em nên vẽ nhiều nhánh cong
hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ tư duy của chúng ta nhìn mềm mại,
uyển chuyển và dễ nhớ hơn, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng một từ khóa. Việc này
giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn
có một cách dễ dàng
Không để bị tắc ở một khu vực, nếu khơng nhớ được thì tạm dừng để
chuyển sang nhánh khác.
Bước 4: Thêm các hình minh họa và màu sắc
Ở bước này, các em nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng
cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như
2


lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu
hình ảnh cao hơn chữ viết. Đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì các em
nghĩ, những gì các em liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp các em nhớ
chúng được lâu hơn. Luôn sử dụng màu sắc, vì màu sắc có tác dụng kích thích
não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Sơ đồ tư duy những rung động cộng
hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và rất vui
mắt. Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng một màu. Có
thể dùng gam màu nóng, gam màu lạnh hoặc phối màu hài hòa cho sơ đồ tư duy.
Biện pháp 2: Hướng dẫn HS cách tóm tắt các ý chính thành các từ
khóa để biểu diễn trên sơ đồ tư duy:
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngơn

ngữ của mình; vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách
tích cực, huy động tiềm năng của bộ não. Việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu
điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa,
sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím…),
đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi sơ đồ
tư duy thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức, khả năng sáng tạo của
từng học sinh.
Ở mỗi bài học đều có những nội dung chính, khi dạy, GV giúp HS tóm tắt
các ý chính bằng các từ khóa và biểu diễn trên sơ đồ. Với hệ thống câu hỏi, GV
có thể vừa trình bày vừa làm mẫu thao tác trên sơ đồ để HS quan sát và làm
theo.
Ví dụ để giúp HS hệ thống lại các kiến thức lịch sử nước ta dưới triều Lý
bằng sơ đồ tư duy, GV có thể thực hiện các bước sau:
- Chúng ta cùng ôn lại các nội dung lịch sử đã học của nước ta dưới triều Lý.
Vậy trong biểu tượng trung tâm này các em sẽ chọn từ nào để điền vào đây?
NHÀ


- Dưới thời nhà Lý, nước ta có những sự kiện tiêu biểu nào? Mỗi sự kiện các em
sẽ thể hiện ra các nhánh. Lưu ý chọn cụm từ ngắn gọn. GV thao tác vẽ 1 nhánh,
sau đó cho HS tập vẽ nhánh 2, 3.

Chùa thời Lý

NHÀ


Chống quân Tống xâm lược lần
3thứ 2


Nhà Lý
dời đô ra
Thăng
Long


- Ở sự kiện Nhà Lý dời đô ra Thăng Long sẽ có hệ thống câu hỏi như sau:
+ Từ ở trung tâm sẽ là gì?
+ Ai là người quyết định dời đơ?
+ Lí do dời đơ là gì?
+ Thời gian dời đơ?
+ Tên Thăng Long có nghĩa là gì?

Dời đơ
vào mùa
xn
năm
1010

Lý Cơng Uẩn
quyết định dời đơ
Nhà Lý
dời đơ ra
Thăng
Long

Lí do dời đô:
- Đại La là 1 vùng đất trung tâm, đất
rộng lại bằng phẳng, dân cư khơng
khổ vì ngập lụt.

- Còn Hoa Lư là vùng đồi núi chật
hẹp, tương lai khơng thể phát triển
được.

Thăng Long có
nghĩa là “Rồng
bay lên”

HS trả lời các câu hỏi và ghi nội dung vào các nhánh của sự kiện Nhà
Lý dời đô ra Thăng Long. GV quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc. Tương tự cho
2 sự kiện cịn lại. Các em có thể dùng màu và chọn biểu tượng theo ý thích. Sau
khi hồn thành các nhóm sẽ dựa vào sơ đồ để trình bày. Như vậy các em sẽ khắc
sâu được kiến thức hơn rất nhiều.
Biện pháp 3: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học
Trí tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn nhiều
so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày
dạn nhưng hình ảnh tưởng tượng cịn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi ở
giai đoạn đầu cấp học. Đến cuối giai đoạn này, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu
hồn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng
tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu
phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, ... Đặc biệt, tưởng tượng của các
em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những
hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các
em.
Về khả năng ghi nhớ của học sinh tiểu học, giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ
máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa.
Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các
điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi
nhớ tài liệu. Đến giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được
tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi

4


nhớ có chủ định cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung
trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay
hứng thú của các em...
Về ngơn ngữ, trẻ nói được thành thạo, khả năng diễn đạt thành câu khá
hoàn chỉnh, dùng từ ngữ trong sáng giàu hình ảnh. Tuy nhiên, khả năng phát âm
của nhiều em chưa đúng, viết câu (diễn đạt thành câu) sai ngữ pháp và dùng từ
còn chưa phù hợp với ngữ cảnh.
Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học cho chúng ta thấy được
SĐTD có khả năng khắc phục được những nhược điểm của HS như giúp HS có
thể ghi nhớ, tổ chức sắp xếp các sự kiện theo cách riêng của mình, dùng ngơn
ngữ của mình để trình bày bài nói. Đó là do SĐTD cho phép HS tóm tắt những ý
chính thành những cụm từ ngắn gọn, chính xác.
Để vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: (1) Dạy thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 4 nhằm rèn các kỹ năng
học bằng SĐTD; (2) Quan sát quá trình HS làm việc trên lớp để thu thập các số
liệu; (3) Ghi chép để đánh giá mức độ tiến bộ của HS trong suốt tiến trình thực
nghiệm. Lớp được chia thành 05 nhóm cố định (mỗi nhóm 7 học sinh). Xuất
phát từ việc cần phải cho HS làm quen với sơ đồ, tập vẽ sơ đồ, GV chỉ dẫn cho
HS cách tóm tắt ý nên q trình thực nghiệm được chia làm 3 giai đoạn, giai
đoạn đầu cho HS làm quen với sơ đồ, hướng dẫn HS các thao tác vẽ sơ đồ, giai
đoạn 2 GV hướng dẫn HS cách tóm tắt các ý chính bằng những từ/cụm từ và thể
hiện lên sơ đồ và giai đoạn cuối HS tự vẽ và hoàn thành sơ đồ với nhóm của
mình.
Giai đoạn 1: Cho HS làm quen với sơ đồ tư duy và hướng dẫn các thao
tác vẽ sơ đồ bằng các tiết dạy dùng SĐTD ở các môn học như Tốn, Tiếng Việt,
Khoa học, Lịch sử-Địa lí. Sơ đồ tư duy được sử dụng ở hầu hết các hoạt động
như kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hình thành kiến thức mới, luyện tập,

củng cố. Sơ đồ tư duy có thể vẽ bằng tay hoặc trên máy như vẽ trên Word hoặc
với các phần mềm hỗ trợ như Mindmap, Violet, Xmind,...
Giai đoạn 2: GV hướng dẫn HS cách tóm tắt các ý chính bằng những từ/
cụm từ và thể hiện lên sơ đồ.
Giai đoạn 3: HS tự vẽ và hồn thành sơ đồ của nhóm mình.
Biện pháp 4: Dùng sơ đồ tư duy trong việc giới thiệu kiến thức tổng
quan của môn học/ chủ đề
Vào đầu năm học, trước khi bắt đầu một bài học với bất kì mơn học nào
tơi đều giới thiệu kiến thức tổng quan cho HS và khi vận dụng SĐTD thì điều đó
càng rõ ràng và trở nên dễ hiểu hơn cho HS. Hoặc khi giới thiệu một chủ đề mới
bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp HS có được cái nhìn bao quát hơn.
Chẳng hạn:

5


Biện pháp 5: Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng hoạt động của tiết dạy
* Kiểm tra bài cũ bằng SĐTD:
Vì thời gian kiểm tra bài cũ khơng nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu
cầu của giáo viên thường khơng q khó, khơng địi hỏi nhiều sự phân tích, so
sánh để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần
nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ
đánh giá tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vơ tình để nhiều
học sinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lịng mà khơng hiểu bài. Do đó,
cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh,
yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách
làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời
nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra
được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các sơ đồ thường
được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thơng

tin cịn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ
khóa trung tâm.giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bài học bằng
bản đồ tư duy.
Ví dụ: Kiểm tra bài cũ bài Từ đơn và từ phức:
a/ Em hãy điền thơng tin cịn thiếu vào sơ đồ.

Từ

....................: là
từ do một tiếng
tạo thành

Ví dụ:.......................

Từ phức: là
từ.......
.............................
....

Ví dụ:.......................

* Hình thành kiến thức mới bằng sơ đồ tư duy:
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản
ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi
chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Vì vậy, khi hình thành kiến thức mới,
6


GV sử dụng dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em thứ nhất làm quen được với
phương pháp này; thứ hai các em có được cái nhìn tổng quan về chủ đề/ bài học;

từ cái tổng quan đó các em sẽ học từng nội dung cụ thể. Chẳng hạn, khi dạy về
bài học “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo” phân môn Lịch sử
lớp
4.

Sau khi kết thúc bài học, GV có thể chỉ vào sơ đồ tư duy cho HS hệ thống
lại bài học. Và thực tế cho thấy HS nắm bài kĩ hơn và bước đầu giúp các em có
cái nhìn tổng quan về bài học. Chúng ta có thể sử dụng cách này khơng những
cho phần giới thiệu bài học mà có thể áp dụng trong phần hình thành kiến thức
mới. Khơng những giúp HS khái quát kiến thức, SĐTD còn giúp các em biết
được sự liên kết giữa nội dung với nội dung khác, giữa các bài học với nhau.
* Củng cố kiến thức bài học:
Hoạt động củng cố thường chỉ có thời gian từ 3-5’ nhưng khơng kém phần
quan trọng vì đây là hoạt động khắc sâu kiến thức vừa học của học sinh. Việc tổ
chức cho hoạt động này cần ngắn, gọn và súc tích. Đó có thể là trị chơi nhỏ, là
các câu hỏi theo sơ đồ tư duy. Chẳng hạn, dạy phần củng cố bài Hoạt động sản
xuất của người dân ở Hồng Liên Sơn: Trị chơi Ai nhanh hơn?
- GV phát phiếu in sẵn sơ đồ theo mẫu dưới đây.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Nhóm nào làm đúng nhất và nhanh nhất
sẽ chiến thắng.

Điền vào chỗ chấm. Sau đó tơ màu vào nghề chính của người
7
dân ở Hoàng Liên Sơn.


...................
...................
...........


.................
.................
..............

..................
..................
..............

Người dân ở Hồng Liên
Sơn làm những nghề gì?

Biện pháp 6: Dùng sơ đồ tư duy trong các bài ôn tập:
GV dùng sơ đồ tư duy để giúp HS ôn lại các kiến thức đã học một cách có
hệ thống, khoa học và giúp HS ghi nhớ một cách dễ dàng.
Với hệ thống câu hỏi, GV có thể kiểm tra được kiến thức của HS đồng
thời giúp HS xác định được ý trọng tâm, các ý chính, các ý phụ,...GV kết hợp
ghi lại các ý đó lên bảng bằng SĐTD. Hoặc nếu GV đã chuẩn bị SĐTD trên máy
tính thì có thể chốt để HS nắm bài.
Ví dụ: Dạy bài Ôn tập phân môn Lịch sử lớp 4, bài 6 SGK/24
GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các giai đoạn lịch sử đã học từ
bài 1 đến bài 5 và một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong các giai đoạn này.
1. Kể tên hai giai đoạn lịch sử mà em đã học từ bài 1 đến bài 5:
- Giai đoạn Buổi đầu dựng nước và giữ nước (từ năm 700 TCN đến năm
179 TCN)
- Giai đoạn Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập ( Từ năm 179
TCN đến năm 938)
2. Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu ở mỗi giai đoạn:

+


BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ
NƯỚC
( Khoảng năm 700 TCN đến năm 179
TCN)

Nước Âu Lạc

Nước Văn Lang

8


Hơn một nghìn năm đấu
tranh và
giành lại độc lập
( Từ năm 179 TCN đến
năm 938)
Nước ta dưới ách đô hộ
của các triều đại phong
kiến phương Bắc

Khởi nghĩa
Hai Bà Trưng

Chiến thắng Bạch
Đằng do Ngô Quyền
lãnh đạo

4.3 Nêu các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng
giải pháp:

Để thực hiện được phương pháp này trong dạy học thì điều trước tiên GV
phải là người tìm hiểu, nghiên cứu kĩ, hiểu rõ về Sơ đồ tư duy thì mới có thể
truyền đạt đến HS và hướng dẫn HS thực hiện.
GV phải soạn bài và thiết kế bài dạy theo SĐTD đồng thời chuẩn bị các
đồ dung dạy học như tranh ảnh, sơ đồ, ảnh động, máy chiếu,…với nội dung
tương ứng để minh họa cho sơ đồ.
GV vận dụng SĐTD vào các tiết dạy, môn học một cách linh hoạt nhằm
tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn HS. Các em mới lớp 4 nên yêu cầu, mức độ đơn giản để
tất cả HS đều có thể làm được.
HS phải chuẩn bị bài ở nhà thật chu đáo, đọc nghiên cứu kĩ bài ở nhà, có
thể thiết kế sơ đồ cho riêng mình. Học sinh cần nhiệt tình, chịu khó, tích cực
tham gia và học hỏi, thực hiện theo các yêu cầu của GV.
Ban Hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường nên xen kẽ SĐTD vào trong
các hoạt động giao lưu.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
(nhằm để giải quyết các vấn đề đã nêu trên):
- Khi nhận lớp, phải lên kế hoạch tìm hiểu về tình hình lớp, phân loại đối
tượng học sinh càng cụ thể càng tốt.
9


- Làm quen với lớp, tạo khơng khí thoải mái, nhẹ nhàng, gần gũi nhưng
cũng nghiêm khắc để rèn nề nếp cho học sinh.
- Khảo sát mức độ học tập của các em.
- Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với phụ huynh có con em năng lực tiếp thu cịn
hạn chế để cùng bàn bạc, lên kế hoạch hỗ trợ các em.
- Họp phụ huynh đầu năm, cùng trao đổi về nội dung và chương trình lớp
4, về các phương pháp dạy học tích cực trong đó có sơ đồ tư duy.
- Tăng cường vai trị của nhóm trưởng.
- Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực.

- Thường xuyên tổ chức thi trình bày sơ đồ tư duy giữa các nhóm để tạo
động lực cho các em học tập.
4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến (đã được áp dụng, kể
cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở; khả năng áp dụng
cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức khác):
Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi
kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lịng, học vẹt, thuộc một cách máy móc,
thuộc nhưng khơng nhớ được kiến thức trọng tâm thì nay đã biết nắm được nội
dung chính, nêu được “sự kiện nổi bật” trong bài học, bước đầu biết liên tưởng,
liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Bản chất của dạy học là lấy người học làm trung tâm, là phát huy cao độ
tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Sơ đồ tư duy đã phát huy
được điều đó. Học sinh khơng phải tiếp nhận thông tin một cách thụ động mà
trái lại các em phải động não, sáng tạo và ghi nhớ một cách logic những kiến
thức đã học. Các em có thể trình bày nội dung của bài học một cách khoa học
hơn. Bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc,
chữ viết, học sinh biết tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý
chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề và khi tạo được một tác phẩm
đẹp, ý tưởng hồn chỉnh được cơ và các bạn ngợi khen, các em cảm thấy phấn
khởi và có hứng thú với bài học hơn. Các em học sinh khác cũng cố gắng tự
hồn thiện mình và điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội
dung bài học để học ở nhà, có thể trình bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến
thức bài học.
Sơ đồ tư duy tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể, đặc biệt
hữu ích trong các hoạt động nhóm. Các nhóm làm việc trở nên hiệu quả hơn, có
sự gắn kết cao giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên đều rèn luyện
được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sơ đồ tư duy
giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ
thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư
duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài

học. Cùng một nội dung nhưng mỗi học sinh có thể lập ra một sơ đồ tư duy theo
cách của mình, chính vì vậy nó phát huy tối đa được khả năng sáng tạo của học
sinh.
10


Dưới đây là một số sơ đồ tư duy do chính các em lớp 4 thực hiện:

11


12


5- Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): khơng có
6- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả1:
Đề tài này được áp dụng từ tháng 9 năm 2019 đến hết học kì I (tháng 1
năm 2020. Các em đã được làm quen và học một số môn học với SĐTD. Các
em tỏ ra rất hứng thú và yêu thích phương pháp này. Giờ học trở nên hấp dẫn và
lôi cuốn hơn với các em.
GV đã giúp HS tóm tắt các nội dung trọng tâm bằng một số từ khóa, biết
cách vẽ các nhánh từ ý chính, bước đầu HS hình dung được một sơ đồ tư duy là
như thế nào.
Vận dụng phương pháp này vào học tập đạt hiệu quả cao vì với bất kì điều
kiện cơ sở vật chất nào cũng có thể áp dụng được. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên
giấy vở, giấy bìa, bảng phụ,…với bút chì, chì màu, phấn, tẩy,… hoặc có thể sử
dụng phần mềm trên máy vi tính. Vì vậy bất kì học sinh nào cũng có thể làm
được. Khơng những thế mỗi một SĐTD còn thể hiện được ý tưởng, phong cách
của cá nhân hoặc của nhóm học sinh.

Học sinh cùng với nhóm vẽ được một sơ đồ tư duy, điều này giúp các em
phát triển được năng lực giao tiếp và hợp tác. Hơn thế, phương pháp cịn góp
phần khơng nhỏ vào việc khai thác tiềm năng trí tuệ của học sinh, phát huy tối
đa tính tích cực và sáng tạo của các em.
Đến hết học kì I (tháng 1 năm 2020), một số nhóm HS đã tự thiết kế và
trình bày được một sơ đồ tư duy về nội dung một bài học cụ thể; đã biết dùng
màu sắc làm cho sơ đồ được đẹp hơn và hấp dẫn hơn. Một vài học sinh nổi trội
1

13


của lớp cũng đã tự mình thiết kế một sơ đồ tư duy cho bài học/mơn học mà
mình u thích.
Sang học kì II, do dịch bệnh Covid 19 ngày càng nghiêm trọng nên HS
không thể đến trường, GV không thể lên lớp trực tiếp. Tuy nhiên với những điều
các em được học từ sơ đồ tư duy, các em vận dụng vào việc tự học ở nhà một
cách có hiệu quả. Một số em nói rằng em có thể nhớ bài lâu hơn với phương
pháp này mà không cần phải học thuộc lòng bài học như trước đây em vẫn làm.
Chỉ cần ghi nhớ từ khóa, các ý chính là các em có thể triển khai được các ý cịn
lại. Ngồi ra việc vận dụng hình ảnh và màu sắc vào sơ đồ càng làm cho các em
thêm thích thú và thỏa sức sáng tạo theo cách của riêng mình.
7- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử:
8- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
T Họ và tên
Ngày
Nơi cơng tác

Chức Trình
Nội
TT
tháng
(hoặc nơi
danh độ
dung
năm sinh thường trú)
chuyên công
môn
việc hỗ
trợ
1
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ngày 16 tháng 4 năm 2020
Xác nhận đề nghị của
Người nộp đơn
cơ quan, đơn vị tác giả công tác
(Ký và ghi rõ họ tên)

14


Phụ lục II
(Ban hành theo Quyết định số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND
tỉnh)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Dạy học theo phương pháp sơ đồ tư duy
Tác giả sáng kiến:
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến):
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họvà tên chuyên gia nhận xét: ...............................................................................
Học
vị:
....................
Chuyên
ngành: ......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ............................................................................................
DĐ: .........................................................................................................................
Chứctráchtrong Tổ thẩm định sáng kiến: ...............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

STT
1

1.1
1.2
1.3
1.4

Điểm

Tiêu chuẩn

tối đa


Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30
điểm)
(chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và
cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực hiện sáng kiến
đã được công nhận trước đây, hồn tồn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức
độ khá;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với trước đây với mức
độ trung bình;
Khơng có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã
có trước đây

Đánh giá của
thành viên tổ
thẩm định

30
20
10
0

Nhận xét:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
15


...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................
2
Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
Thực hiện được và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
2.1
10
tác giả sáng kiến;
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ chọn 01 (một)
2.2
trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có khả năng áp dụng trong tồn tỉnh
20
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực công
b)
15
tác và triển khai nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành có cùng điều
c)
10
kiện.
d)
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh vực công tác
5
Nhận xét:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
3

Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho cơ
3.1
quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát minh
10
sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng (chỉ
3.2
chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới)
a)
Có hiệu quả trong phạm vi tồn tỉnh
30
Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, nhiều
b)
20
địa phương, đơn vị
Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có cùng
c)
15
điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực công
d)
10
tác.
Nhận xét:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Tổng cộng

THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH
(Họ, tên và chữ ký)

16



×