Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Điều Trị Cấp Cứu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.08 KB, 9 trang )

Điều Trị Cấp Cứu
BS Nguyễn Ý Ðức , Kiều bào Mỹ




Bệnh của cơ thể thường xuất hiện dưới hình thức các triệu chứng và dấu hiệu khác
nhau.

Triệu chứng (Symptom) là những biểu lộ mà bệnh nhân nhận ra và cảm thấy là
chúng đang gây khó khăn cho các sinh hoạt thường lệ của mình.

Chẳng hạn khi không mà ho rũ rượi, đau tức ngực, hụt hơi thở, mỏi mệt trong
nhiều ngày thì chắc là ta phải đi bác sĩ để tìm nguyên nhân rồi từ đó điều trị.

Dấu hiệu (Sign) là những rối loạn, tổn thương do bác sĩ tìm ra khi khám bệnh mà
bệnh nhân không thấy được.

Như trong trường hợp kể trên, bác sĩ nghe tim phổi, thấy có tiếng khò khè khi bệnh
nhân thở, nhìn cuống họng thấy sưng đỏ, nhiệt độ cơ thể cao. Tất cà đều là dấu
hiệu của cơ quan hô hấp bị nhiễm trùng.

Các triệu chứng có thể báo hiệu một căn bệnh nhẹ hoặc trầm kha sẽ xảy ra và cần
được chẩn đoán rồi điều trị càng sớm càng tốt .

Sau đây là một số trường hợp cần phải lưu ý:

1- Tai biến mạch máu não

Một người đang khỏe mạnh:


- Bất chợt cảm thấy tê dại hoặc yếu ở mặt, chân tay, đặc biệt là ở nửa thân mình.

- Bất chợt mất phương hướng (confusion), không hiểu sự việc xảy ra ở xung quanh
và không diễn tả được bằng lời nói.

- Đột nhiên không nhìn thấy ở một hoặc cả hai mắt .

- Đột nhiên có khó khăn đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng và rối loạn phối hợp các
cử động của cơ thể.

- Đột nhiên nhức đầu như búa bổ mà không rõ nguyên nhân.

Y giới Úc dùng ký tự (acronym) F.A.S.T. để tóm tắt cấp cứu này cho dễ nhớ:

F là Facial paralysis tê liệt mặt, huýt sáo không ra hơi, miệng lại méo xệch;

A là Arm weakness cánh tay yếu, không dơ cao lên khỏi đầu;

S là Speech difficulties nói khó khăn, không ra tiếng;

T có ý nói Time to act fast cần hành động, cấp cứu ngay, kẻo quá trễ.

Các triệu chứng này là báo hiệu của Tai biến động mạch não stroke gây ra do một
mạch máu não bị đứt vỡ hoặc tắc nghẽn với cục máu khiến cho tế bào não bị tiêu
hủy.

Bệnh nặng hay nhẹ là tùy theo phần não bị tổn thương. Nếu là một động mạch lớn
bị tắc nghẽn thì nửa thân người bị tê liệt, không nói được. Ngược lại nếu chỉ là
mạch máu nhỏ thì chỉ có bại suội ở chân tay.


Tai biến cần được điều trị tức thì tại bệnh viện với các phương thức và dược phẩm
cấp cứu để giảm thiểu sự hủy hoại tế bào thần kinh, ngăn ngừa các hậu quả trầm
trọng.

Kêu số điện thoại 911 và tới phòng cấp cứu ngay nếu thấy các dấu hiệu này.

2- Cơn đau tim

Với :

- Cảm giác khó chịu, đau quặn như có gì đè ở giữa ngực, kéo dài vài ba phút.

- Cơn đau lan xuống vai, cổ, cánh tay.

- Chóng mặt, quay cuồng muốn xỉu .

- Hụt hơi thở, nhịp tim nhanh và không đều .

- Cảm thấy lo sợ, nóng nảy, đổ mồ hôi, da nhợt nhạt.

- Buồn nôn, muốn ói.

Không phải mỗi cơn đau tim đều có các triệu chứng này. Đôi khi chúng hết đi rồi
tái xuất hiện.

Khi có các dấu hiệu vừa kể cần kêu 911 và tới phòng cấp cứu ngay.

3- Khối máu cục

Sau một thời gian ngồi lâu không cử động như là ở trên máy bay, xe hơi hoặc nằm

nghỉ lâu ngày sau khi giải phẫu mà cảm thấy căng đau ở bắp chuối, tức ngực, khó
thở, ho ra máu thì cần nghĩ tới trường hợp bị máu cục ở tĩnh mạch dưới chân.

Cục máu có thể tự tan nhưng cũng có thể gây tổn thương cho các bộ phận quan
trọng của cơ thể. Chẳng hạn, khi cục máu di chuyển tới động mạch tim sẽ gây ra
cơn đau trim, tới não đưa tới tai biến não hoặc tới phổi với máu cục phổi.

Cần đi bác sĩ ngay để chẩn khám, điều trị.

4- Cơn hen suyễn

Cơn hen suyễn ( Asthma attack ) là do lớp cơ bắp ở ống phổi đột nhiên co hẹp,
lòng ống phổi viêm, sưng đầy chất đàm nhớt. Tất cả khiến cho bệnh nhân có hơi
thở khò khè, hổn hển đứt đoạn như gà nuốt dây thung, ngực đau tức, miệng ho
không ngừng, đổ mồ hôi hột, tim đập nhanh, da tái mét, sợ hãi.

Nhiều khi chỉ một dị ứng với thời tiết, phấn hoa, một viêm mũi, nhiễm virus cũng
khiến người hen suyễn bị cơn tấn công hen này.

Nếu cơn hen không giảm với các trị liệu có sẵn do bác sĩ cho như thuốc hít, thuốc
viên, bệnh nhân cần tới bệnh viện ngay. Trì hoãn sẽ làm cho cơ bắp lồng ngực suy
yếu, hơi thở ngắn, cơ thể tích tụ nhiều thán khí, ít dưỡng khí, bệnh nhân bị hôn mê,
có thể thiệt mạng.

5- Buồn rầu, nghĩ tới quyên sinh

Những dấu hiệu của trầm buồn tuyệt vọng là chán nản, đờ đẫn, không quan tâm tới
mọi chuyện xung quanh, trong người mệt mỏi suy nhược, mất ngủ…Nếu tình trạng
kéo dài thì tương tự như “giết nhau chẳng cái lưu cầu; giết nhau bằng cái u sầu,
độc chưa”. Người bệnh có thể vì quá tuyệt vọng mà tự tử, quyên sinh.


Ở trong tình trạng này thì nên gặp bác sĩ ngay, để trình bày tự sự cứu chữa. Hãy
mạnh dạn, trước khí quá trễ.

Phòng Cấp Cứu

Trong các hoàn cảnh kể trên hoặc khi có các bệnh cần chữa trị ngay thì bệnh nhân
phải tới Phòng Cấp Cứu ( Emergency Department ).

Phòng Cấp Cứu là một phần của bệnh viện được trang bị với đấy đủ nhân viên và
dụng cụ nhằm cung cấp các loại chăm sóc, điều trị những bệnh khẩn cấp, đặc biệt
là trường hợp bị chấn thương trầm trọng. Bệnh nhân được sàng lọc, phân loại rồi
uu tiên điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ chứ không phải cứ tới trước là được
khám trước.

Điều cần làm khi tới phòng cấp cứu:

- Mang danh sách tất cả các thuốc đang dùng và bản tóm tắt các điều trị trước đây.

- Chi tiết các bệnh đã được chích ngừa.

- Bình tĩnh kể cho nhân viên cấp cứu biết đầy đủ về tình trạng căn bệnh mà hiện
nay mình đang mắc phải.

Nhân viên y tế cần có các dữ kiện liên quan tới bệnh để áp dụng phương pháp điều
trị thích hợp và càng sớm càng tốt.

Dưới đây là danh sách các trường hợp cần điều trị cấp cứu, theo Hội Cấp Cứu Y
khoa Hoa Kỳ :


- Chảy máu liên tục .

- Khó thở, hơi thở ngắn .

- Thay đổi tâm trạng, như mất định với không gian và thời gian .

- Đau ngực, ho hoặc ói ra máu .

- Xỉu hoặc bất tỉnh nhân sự .

- Có ý nghĩ quyên sinh, tự tử .

- Chấn thương cột sống hoặc não bộ .

- Ói mửa hoặc tiêu chảy trầm trọng .

- Bất thình lình bị chóng mặt, suy nhược hoặc rối loạn thị giác .

- Uống nhằm độc chất, hít hơi khói nguy hại .

- Đau tức phía trên bụng.

Kết luận

Các cụ ta thường nói: “Cứu bệnh như cứu hỏa”.

Trong y khoa cấp cứu, có khái niệm “Giờ Vàng- Golden Hour” giữa sự sống và sự
chết do bác sĩ R Adams Cowley, Đại học Y Maryland, phổ biến cũng được y giới
chú ý.


Theo khái niệm này, nếu bị chấn thương trầm trọng thì nạn nhân có 60 phút để
sống. Đương sự có thể không thiệt mạng tức thì mà có thể là 3 ngày hoặc 2 tuần lễ
sau đó. Nhưng trong cơ thể đã có vài đổi thay không chữa được.

Nếu trong thời gian vàng này mà được điều trị đúng cách thì sinh mạng người bệnh
có thể được bảo toàn.

Bác sĩ Cowley là nhà tiền phong lừng danh Hoa Kỳ về phẫu thuật mở-tim ( open-
heart surgery ) .

Như vậy thì Đông phương và Tây phương đã có cùng ý tưởng vậy về nhu cầu cấp
cứu nan bệnh.






















Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×