Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----˜˜˜-----

TRẦN THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

-----˜˜˜-----

TRẦN THỊ THU HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM XUÂN HÙNG

HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương” là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời
gian nghiên cứu và học tập tại Học viện Quản lý giáo dục.

Tác giả

Trần Thị Thu Huyền


ii

LỜI CÁM ƠN

Xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Xn Hùng, đã trực tiếp
hướng dẫn Tơi hồn thành Luận văn này;
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, cán bộ Phòng Đào tạo Sau Đại
học, Học viện Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện cung cấp thông tin, hỗ trợ
tôi thực hiện Luận văn này.


Tác giả

Trần Thị Thu Huyền

MỤC LỤC


iii

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết khoa học 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 5
8. Đóng góp của luận văn 6
9. Cấu trúc của luận văn 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1. Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên...............7
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp

cho giáo viên tiểu học................................................................................................9
1.1.3. Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu của Đề tài..................................12
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 13
1.2.1. Dạy học tích hợp............................................................................................13
1.2.2. Năng lực dạy học tích hợp.............................................................................13
1.2.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên....................14
1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên............15
1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học
16
1.3.1. Sự cần thiết bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu
học............................................................................................................................16
1.3.2. Mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên tiểu học
..................................................................................................................................17


iv
1.3.3. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên tiểu học.............................................................................................................20
1.4. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên tiểu học 22
1.4.1. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học.....................................................................................................................23
1.4.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học.....................................................................................................................24
1.4.3. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học.....................................................................................................................25
1.4.4. Chỉ đạo tổ chức các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên tiểu học..............................................................................................26
1.4.5. Xây dựng điều kiện đảm bảo hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên tiểu học.......................................................................................26

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên tiểu học.....................................................................................................27
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp cho giáo viên tiểu học 27
1.5.1. Nhận thức của đội ngũ GV và CBQL............................................................27
1.5.2. Năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học.........................................28
1.5.3. Năng lực của giảng viên/báo cáo viên, giáo viên tiểu học cốt cán................28
1.5.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ GV các trường tiểu học..........................28
1.5.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường tiểu học......................29
1.5.6. Chế độ, chính sách về hoạt động BD CMNV cho GV..................................29
Tiểu kết Chương 1 30
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG 31
2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 31
2.1.1. Về quy mơ phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học......................................31
2.1.2. Chất lượng giáo dục tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương...............32
2.1.3. Thực trạng ĐNGV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương..................34
2.2. Giới thiệu tổ chức khảo sát 35
2.2.1. Mục đích khảo sát..........................................................................................35
2.2.2. Phạm vi đối tượng khảo sát............................................................................35
2.2.3. Công cụ và nội dung khảo sát........................................................................36


v
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo
viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương hiện nay 38
2.3.1. Nhận thức về mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho GV các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương....................38
2.3.2. Thực trạng tổ chức triển khai các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học

tích hợp cho GV các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.................45
2.3.3. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
GV các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương..................................46
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả BD năng lực DHTH cho GV các trường tiểu
học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương..................................................................48
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 49
2.4.1. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương...........................................................49
2.4.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV tiểu học
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.........................................................................50
2.4.3. Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương....................................................53
2.4.4. Chỉ đạo tổ chức các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương..............................................54
2.4.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương....................................................56
2.4.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng bồi dưỡng NL DHTH cho
GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương....................................................57
2.4.7. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp cho GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương........................59
2.5. Đánh giá chung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
60
2.5.1. Những ưu điểm...............................................................................................60
2.5.2. Những hạn chế...............................................................................................62
2.5.3. Nguyên nhân..................................................................................................63
Tiểu kết Chương 2 66
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN BÌNH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG 67


vi
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 67
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ....................................................................................67
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn...................................................................................67
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi......................................................................................68
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 69
3.2.1. Biện pháp 1. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học tích hợp cho
giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.........................69
3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
cho giáo viên tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương....................................73
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương theo Khung năng lực dạy học tích hợp..............................80
3.2.4. Biện pháp 4. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu
chủ đề dạy học tích hợp các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương......................................................................................................................89
3.2.5. Biện pháp 5. Huy động các nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương.......................................................................................................................93
3.2.6. Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học
tích hợp cho giáo viên tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương......................96
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 99
3.4. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất 100
3.4.1. Mục đích thăm dị........................................................................................100
3.4.2. Nội dung thăm dò.........................................................................................100
3.4.3. Phương pháp đánh giá..................................................................................101
3.4.4. Kết quả thăm dò...........................................................................................101

Tiểu kết Chương 3 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105
1. Kết luận 105
2. Khuyến nghị 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc đầy đủ

BD
BDNL

Bồi dưỡng
Bồi dưỡng năng lực

CBQL
CNTT

Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin

CM

Chuyên môn


CT
DH
DHTH
ĐNGV

Chương trình
Dạy học
Dạy học tích hợp
Đội ngũ giáo viên

ĐHSP
GD&ĐT
GDPT
GVTH
HS
HS TH
KH

Đại học sư phạm
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục phổ thông
Giáo viên tiểu học
Học sinh
Học sinh tiểu học
Kế hoạch

KHTN
NLDHTH


Khoa học tự nhiên
Năng lực dạy học tích hợp

NXB
QLGD

Nhà xuất bản
Quản lý giáo dục

SH

Sinh hoạt

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Mô tả khung năng lực DHTH của GV tiểu học 19

Bảng 1.2.

Quy trình, hình thức, phương thức bồi dưỡng GV tiểu học
21


Bảng 2.1:

Quy mô phát triển trường, lớp, học sinh tiểu học 31

Bảng 2.2:

Trình độ đào tạo GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương 34

Bảng 2.3:

Xếp loại GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 34

Bảng 2.4:

Thang đánh giá khảo sát 38

Bảng 2.5:

Ý kiến đánh giá của ĐNGV về mục tiêu bồi dưỡng NL DHTH
cho GV tiểu học 39

Bảng 2.6:

Ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL về mục tiêu bồi dưỡng
NL DHTH cho GV tiểu học 40

Bảng 2.7:

Ý kiến đánh giá của ĐNGV về nội dung cần bồi dưỡng năng

lực DHTH cho GV tiểu học 41

Bảng 2.8:

Ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL về nội dung cần bồi
dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học 42

Bảng 2.9:

Ý kiến đánh giá về triển khai nội dung bồi dưỡng NL DHTH
cho GV các trường tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương 45

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về sử dụng các hình thức bồi dưỡng NL
DHTH cho GV các trường tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương 47
Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng NL
DHTH cho GV tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
48
Bảng 2.12: Thực trạng xác định nhu cầu bồi dưỡng NL DHTH cho GV
tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 49


ix
Bảng 2.13: Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho GV
tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 51
Bảng 2.14: Thực trạng về thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NL DHTH cho
GV các trường tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
53
Bảng 2.15:


Ý kiến đánh giá về chỉ đạo thực hiện KH bồi dưỡng NLDHTH
cho GV các trường tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương 55

Bảng 2.16: Ý kiến đánh giá về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
năng lực dạy học tích hợp cho GV tiểu học huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương 56
Bảng 2.17: Ý kiến đánh giá về quản lý các điều kiện bồi dưỡng
NLDHTH cho GV các trường tiểu học Huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương 57
Bảng 2.18:

Ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng
NLDHTH cho GV các trường tiểu học Huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương 59

Bảng 3.1:

Chỉ số đánh giá năng lực DHTH của GV các trường tiểu học
huyện Bình Giang, Hải Dương 71

Bảng 3.2:

So sánh KHGD tiểu học theo Chương trình hiện hành và
CTGDPT 2018 74

Bảng 3.3:

Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất 102



x


xi

DANH MỤC HÌNH
(Hình vẽ, đồ thị và sơ đồ)

Hình 1.1.

Các phẩm chất chủ yếu cần phát triển cho học sinh 18

Hình 1.2.

Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh 18

Hình 1.3.

Tóm tắt cấu trúc về năng lực DHTH của giáo viên tiểu học
19

Hình 1.4.

Quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu
học 23

Biểu đồ 2.1. Nhận thức về mục tiêu bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu học
40

Biểu đồ 2.2. Nhận thức về nội dung bồi dưỡng NL DHTH cho GV tiểu
học 44
Hình 3.1.

Tóm tắt các năng lực DHTH của giáo viên tiểu học 70

Hình 3.2.

Các kĩ năng DHTH cần bồi dưỡng cho GV tiểu học 82


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh đổi mới GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh thì hoạt động thực tiễn của người học, quản lý bồi
dưỡng năng lực dạy học tích hợp (NLDHTH) cho GV nói chung và đội ngũ
GV các trường tiểu học nói riêng theo chương trình hiện hành và chương trình
GDPT 2018 là một yêu cầu cấp bách.
Ở cấp tiểu học nội dung, phương thức bồi dưỡng GV phải gắn với việc
thực hiện Chương trình sách giáo khoa. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực chuyên
môn cho GV đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, am hiểu về nội
dung, hình thức tổ chức dạy học với mục tiêu nhằm phát triển năng lực người
học; trong đó bồi dưỡng NL DHTH là xu hướng tất yếu.
Điểm mới nổi bật của chương trình GDPT 2018 nói chung và Chương
trình giáo dục Tiểu học 2018 là xây dựng “chủ đề mơn học” theo hướng tích
hợp đa mơn (Multidisciplinary integration), tích hợp trong nội bộ mơn học
(Intradisciplinary), tích hợp liên mơn (Interdisciplinary) và tích hợp xun
mơn (Transdisciplinary). Như vậy, ngay từ cấp tiểu học, học sinh (HS) sẽ

được trang bị kiến thức, kĩ năng của các môn khác nhau nhưng chúng có mối
quan hệ đến một chủ đề chung theo nguyên lý “đồng tâm”, “đồng trục” [4],
[9]
Với phương pháp dạy học tích hợp phổ biến nhất trong giáo dục hiện
đại nhằm giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo, giúp học sinh chủ động tham
gia nhiều hoạt động, phát triển/vận dụng kiến thức để có thể giải thích, phát
triển tư duy phê phán về các vấn đề trong thực tiễn, cuộc sống trên cơ sở tích
hợp các mơn học như: Giáo dục cơng dân, Khoa học xã hội, Tốn học,

Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý,
Hoạt động trải nghiệm...


2

Từ cấp tiểu học, học sinh được trang bị kiến thức và kĩ năng của
các môn học khác nhau, nhưng lại có mối quan hệ đến một chủ đề chung gắn
liền chuỗi các hoạt động “Viết - Nói - Làm - Đánh giá” theo nguyên lý “tích
hợp”: tích hợp đa mơn, tích hợp trong nội bộ mơn học, tích hợp liên mơn và
tích hợp xun mơn, cụ thể:
Dạy học tích hợp là phải xử lý các nội dung kiến thức trong mối quan hệ
với nhau, là tổ chức các hoạt động phát triển phẩm chất và năng lực, tư duy của
người học thơng qua các chủ đề tích hợp liên mơn [3], [14].
Hiện nay, Phịng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương đã đổi mới hình thức bồi dưỡng như: Tổ chức các chuyên đề đổi
mới công tác quản lý dạy học; đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo định
hướng nghiên cứu bài học; sinh hoạt chuyên môn theo cụm liên trường. Tổ
chức tốt các Cuộc thi, Hội thi: Thi sáng tạo kĩ thuật, GV tổng phụ trách đội
giỏi. Qua đó, kiến thức, sự hiểu biết của GV về DHTH cũng dần dần được
nâng cao hơn.

Tuy nhiên, so với yêu cầu chương trình GDPT 2018, hiện nay, năng lực
dạy học tích hợp của đội ngũ GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
vẫn cịn một số hạn chế, bất cập từ khâu: xác định tên chủ đề (nội môn, liên

môn, đa môn, xuyên môn) xây dựng kế hoạch DHTH, thiết kế tiến trình
dạy học, tổ chức dạy học và đánh giá phân tích, rút kinh nghiệm ... Những
khó khăn, bất cập nêu trên có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau; nhưng

nguyên nhân cơ bản nhất là do khả năng hiểu biết nội dung, kiến thức liên
quan đến NL DHTH của đội ngũ giáo viên tiểu học. Điều này, nhất thiết cần
đặt ra yêu cầu về bồi dưỡng NL DHTH và quản lý bồi dưỡng NL DHTH cho
GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu của chương
trình GDPT 2018. [13, tr 157].


3

Có nhiều nguyên nhân của những khó khăn trên; song, nguyên nhân chính
là do hoạt động bồi dưỡng/tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn của bản thân mỗi
GV; đáng lưu ý là Nội dung quản lý hoạt động này cho GV các trường tiểu học,
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương có một số hạn chế như: (1) khảo sát, nắm
vững nội dung bồi dưỡng DHTH, hướng dẫn xây dựng các chủ đề dạy học (nội
môn, liên môn, đa môn, xuyên môn); (2) xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng
lực DHTH cho GV (năm, tháng, tuần); (3) Tổ chức thực hiện chương trình bồi
dưỡng năng lực DHTH cho GV; (4) chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi
dưỡng năng lực DHTH cho GV...,(5) kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kĩ năng sử
dụng tin học của mỗi GV...
Xuất phát từ những bất cập nêu trên về công tác bồi dưỡng năng lực
DHTH cho đội ngũ GV tiểu học ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; xuất
phát từ cơ sở lý thuyết khoa học quản lý đã được học trong chương trình đào

tạo, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng NLDHTH
của giáo viên tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực; từ đó, đề xuất biện pháp
quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV các trường tiểu học huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương hiện nay đáp ứng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề bồi dưỡng NLDHTH cho giáo viên
tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực
DHTH cho GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương hiện nay.


4

4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tiểu học còn
một số hạn chế so với yêu cầu. Nếu đề xuất và sử dụng đồng bộ các biện pháp
bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tiểu học theo chương trình hiện hành và
Chương trình GDPT 2018 như: Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học
tích hợp; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp; Tổ chức
bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học theo Khung năng lực dạy học tích hợp; Chỉ
đạo sinh hoạt chun mơn theo hướng nghiên cứu chủ đề dạy học tích hợp;
Huy động các nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp; Chỉ
đạo kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tiểu học sẽ
giúp cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương phát triển năng lực
dạy học tích hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và phân tích cơ sở lý thuyết về quản lý bồi dưỡng
NLDHTH cho GV tiểu học.
- Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng
NLDHTH cho GV theo yêu cầu chương trình GDPT của các trường tiểu học
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương , đánh giá các ưu nhược điểm và tìm hiểu
nguyên nhân.
- Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo yêu cầu chương trình GDPT cấp tiểu học.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDHTH cho
GV các trường tiểu học ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo chương
trình hiện hành (TT 16-2006) và CTGDPT 2018.


5

6.2. Chủ thể quản lý
Chủ thể chính quản lý bồi dưỡng NLDHTH huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương là Trưởng Phịng Giáo dục và Đào tạo; tiếp đến là Hiệu trưởng các
trường Tiểu học và các chủ thể cấp kĩ thuật/tác nghiệp là Phó Hiệu trưởng, tổ
chun mơn, GV tiểu học cốt cán và GV
6.3. Thời gian nghiên cứu: năm học 2020 - 2021 đến năm học 2021 2022.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về quản lý bồi dưỡng NLDHTH theo chương
trình hiện hành và chương trình GDPT 2018, gồm:
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, thông tư hướng dẫn
về bồi dưỡng NLDHTH theo chương trình hiện hành và chương trình GDPT

2018.
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý bồi dưỡng
NLDHTH theo chương trình hiện hành và chương trình GDPT 2018 như
sách, báo, luận án, luận văn...
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn để nghiên cứu
thực tiễn; xây dựng bảng hỏi điều tra với các nội dung: Thực trạng bồi dưỡng
và quản lý bồi dưỡng NLDHTH của GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng NLDHTH cho
GV các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo chương trình
hiện hành và chương trình GDPT 2018.
Đối tượng điều tra gồm các lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, cán
bộ QLGD các trường tiểu học, các GV, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo
dục. Chọn mẫu gửi phiếu điều tra; Phỏng vấn sâu các đối tượng điều tra về
các nội dung cần điều tra.


6

7.3. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu
Đối với các tài liệu thứ cấp, luận văn phân tích, hệ thống các khái niệm
và nội dung cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bồi dưỡng
NLDHTH cho GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo chương
trình GDPT cấp tiểu học.
Đối với các số liệu sơ cấp thu thập được qua điều tra, phỏng vấn, Luận
văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phần mềm excel để xử
lý các kết quả điều tra theo nội dung nghiên cứu.
8. Đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLDHTH
cho GV nói chung, GV tiểu học nói riêng theo chương trình hiện hành và

chương trình GDPT 2018;
- Xác định được “khoảng trống” giữa thực trạng bồi dưỡng NLDHTH
cho GV tiểu học hiện nay và yêu cầu bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương theo chương trình hiện hành và chương
trình GDPT 2018.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy
học tích hợp cho giáo viên tiểu học;
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực
dạy học tích hợp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh
Hải Dương;
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Theo nghiên cứu của tác giả Drake, S. M. & Reid, J. L. (2020) [32]. J.
A.Beane [35], Tổ chức Kinh tế Hợp tác và Phát triển OECD (2013) [35], Cao
Thị Hiên (2021) [11], Vũ Thị Thu Hoài (2021) [12], Đỗ Hương Trà (2015)
[27], [28]... Các cơng trình nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết của DHTH
và bồi dưỡng NLDHTH cho GV là xu thế chung của GDPT các nước, phù
hợp với sự phát triển của giáo dục thế kỷ XXI [16, tr 211-223]. Bản thân tính

chất phổ biến của mơn học tích hợp được coi là nền tảng trong thực hiện
chương trình GDPT theo tiếp cận năng lực [12].
Việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho người giáo viên ở các quốc gia và
vùng lãnh thổ có nền giáo dục phát triển, như: Anh, Australia, Hàn Quốc, Hoa
Kì, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, Thụy Sỹ, Xứ Wales... được coi “chìa
khóa” trong thực hiện chương trình GDPT theo tiếp cận năng lực người học.
Đến nay, nghiên cứu DHTH và đào tạo/bồi dưỡng năng lực DHTH cho
giáo viên được xem là một xu hướng trong giáo dục và đào tạo gắn với thực
hành được tiếp cận từ các lý thuyết kiến tạo của J. Piaget, L. Vygosky, J.
Dewey; lý thuyết về “vùng phát triển gần nhất” của nhà nghiên cứu L.
Vygotsky; lý thuyết đa thông minh của học giả Howard Gardner; Thuyết học
tập trải nghiệm của nhà nghiên cứu Edgar Dale; thuyết học tập dựa trên kinh
nghiệm của học giả David Kolb…[21, tr 115-126].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với bộ sách Dạy học tích hợp phát
triển năng lực HS của NXB ĐHSP Hà Nội với hai cuốn: Quyển 1 (dành cho

cán bộ quản lý, GV các môn học thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên);


8

Quyển 2 (dành cho cán bộ quản lý, GV các môn học thuộc lĩnh vực
Khoa học Xã hội) cung cấp những vấn đề cơ bản để tổ chức dạy học các chủ
đề tích hợp liên mơn/phân mơn đáp ứng tốt sự phát triển đa dạng các năng lực
của HS phổ thơng, góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy và học ở
các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT [23], [24]
Tác giả Đỗ Hương Trà với bộ sách Dạy học tích hợp phát triển năng lực
HS của NXB ĐHSP Hà Nội phát hành (2015) với hai cuốn: Quyển 1 (dành
cho cán bộ quản lý, GV các môn học thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên);
Quyển 2 (dành cho cán bộ quản lý, GV các môn học thuộc lĩnh vực Khoa học

Xã hội) cung cấp những vấn đề cơ bản để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp
liên mơn/phân mơn đáp ứng tốt sự phát triển đa dạng các năng lực của HS
phổ thơng, góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy và học ở các
trường phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT [27], [28].
Tác giả Nguyễn Đức Vũ trong “Kết quả khảo sát chương trình bồi

dưỡng GV dạy tích hợp mơn khoa học tự nhiên ở bậc trung học” đã khẳng
định quan điểm chủ đạo trong xây dựng chương trình đào tạo, BDGV dạy học
tích hợp 9 mơn KHTN là dạy học tích hợp phát triển năng lực HS. Nhóm tác
giả đã tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng dạy học tích hợp mơn KHTN của
GV trung học và đưa ra kết luận đa số GV đều có nhu cầu cao về bồi dưỡng
các kiến thức về dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng phát triển năng lực,
thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp. Đồng thời, tác giả đưa ra các module cần
xây dựng cho BDGV trung học dạy tích hợp mơn KHTN [28].
Tác giả Chu Thị Hảo - Trường Đại học Hùng Vương (2020) trong “Kết
quả khảo sát chương trình bồi dưỡng GV dạy tích hợp các trường trung học cơ
sở tỉnh Phú Thọ” đã khẳng định quan điểm chủ đạo trong xây dựng chương
trình đào tạo, BDGV dạy học tích hợp mơn KHTN là dạy học tích hợp phát
triển năng lực HS. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát nhu cầu bồi dưỡng dạy


9

học tích hợp mơn KHTN của GV trung học và đưa ra kết luận đa số GV đều có
nhu cầu cao về bồi dưỡng các kiến thức về dạy học tích hợp, dạy học theo định
hướng phát triển năng lực, thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp [10, tr 19].
Chung quy lại là những nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên có thể có các cách tiếp cận khác nhau, song các tác giả đều
nhận thức khi đề xuất các module đào tạo (đối với SV sư phạm) và bồi dưỡng
(cho đội ngũ GV) 10 năng lực DHTH sau đây: 1) Hiểu biết chung về dạy học

tích hợp (khái niệm, các cấp độ tích hợp, đặc trưng, tầm quan trọng của dạy
học tích hợp); 2) Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp;
3) Năng lực thiết kế bài dạy theo hướng tích hợp nội mơn; 4) Năng lực thiết
kế bài dạy theo hướng tích hợp liên mơn; 5) Năng lực xây dựng chủ đề dạy
học tích hợp; 6) Năng lực tổ chức dạy học tích hợp; 7) Năng lực ứng dụng
cơng nghệ thơng tin trong dạy học tích hợp; 8) Năng lực kiểm tra đánh giá
kết quả học sinh theo hướng tích hợp; 9) Năng lực xây dựng mơi trường/hệ
sinh thái dạy học tích hợp; 10) Năng lực chuyển giao kinh nghiệm dạy học
tích hợp cho đồng nghiệp.
Như vậy, để DHTH ngồi những năng lực chun mơn sâu, kiến thức liên
ngành và sự hiểu biết văn hóa, xã hội (theo chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT)
được đào tạo trong các trường Sư phạm; người GV tiểu học cần được bồi dưỡng
thêm các năng lực cơ bản đó là: Năng lực hiểu biết về dạy học tích hợp, Năng
lực lựa chọn nội dung, chủ đề, phương pháp dạy học theo định hướng tích hợp;
Năng lực thiết kế dạy học tích hợp; Năng lực tổ chức dạy học tích hợp; Năng lực
ứng dụng công nghệ thông tin; Năng lực kiểm tra đánh giá học sinh trong dạy
học tích hợp…
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên tiểu học
Vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng NL DHTH là những hoạt động của
Hiệu trưởng, thông qua các chức năng: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo


10

và kiểm tra, để liên tục bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh
vực các môn học khác nhau qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng phát
triển những năng lực DHTH cần thiết cho mỗi người GV.
Trong bối cảnh đổi mới GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và
năng lực thì hoạt động thực tiễn của người học, quản lý bồi dưỡng năng lực dạy

học tích hợp GV nói chung và đội ngũ GV các trường tiểu học nói riêng theo
chương trình hiện hành và chương trình GDPT 2018 là một yêu cầu cấp bách.
Ở cấp tiểu học nội dung, phương thức bồi dưỡng GV phải gắn với việc
thực hiện Chương trình sách giáo khoa. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực chuyên
môn cho GV đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục, am hiểu về nội
dung, hình thức tổ chức dạy học với mục tiêu nhằm phát triển năng lực người
học; trong đó Quản lý bồi dưỡng NL DHTH là xu hướng tất yếu. Có các cơng
trình tiêu biểu sau đây:
Trong những năm 70 và 80 thế kỷ XX, theo UNESCO, đã có những hội
thảo về quan điểm tích hợp trong dạy học với nhiều quốc gia trên thế giới tham
gia, các quốc gia tập trung vào xu hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ
thơng. Chương trình hành động này là nhằm thúc đẩy DHTH bao gồm 4 hoạt
động cơ bản sau đây [4; tr 6-8]:
Một là, tuyển dụng những giáo viên có năng lực DHTH giỏi, linh hoạt
trong DHTH, theo đó, DHTH khơng chỉ là một GV dạy nhiều mơn học một
lúc, mà các GV các môn học khác nhau phải hợp tác, cùng xây dựng bài giảng
để HS có thể vận dụng kiến thức và kĩ năng của nhiều môn để giải quyết một
vấn đề.
Hai là, bồi dưỡng phát triển năng lực DHTH cho đội ngũ GV.
Ba là, cải tiến, xây dựng và làm phong phú chương trình DHTH cả trong
và ngoài lớp học.
Bốn là, phát triển cơ sở vật chất hỗ trợ, đảm bảo điều kiện DHTH
đạt hiệu quả.


11

Ở Việt Nam, đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu Báo cáo kết
quả nghiên cứu tại Hội thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tháng 12/2012 thống
nhất: “Quản lý bồi dưỡng DHTH được hiểu là những hoạt động của nhà


quản lý nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực
các môn học khác nhau qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng phát
triển những năng lực DHTH cần thiết cho mỗi GV”.
Đỗ Hương Trà (2015) với nghiên cứu “Phương thức và nguyên tắc tích
hợp các mơn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, tác giả
Huỳnh Văn Sơn (2016) nghiên cứu “Phát triển năng lực dạy học tích hợp phân hóa cho giáo viên các cấp học phổ thơng”, tác giả Nguyễn Thị Thanh
Thủy (2018), với hai tác phẩm “Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS” đều
nhấn mạnh ưu điểm của phương thức bồi dưỡng GV truyền thống, trực tuyến
và kết hợp trực tuyến với trực tiếp vẫn được xem là phương thức còn được sử
dụng tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của GV. Tuy nhiên, trong thế kỉ
XXI, cần làm sao để mỗi GV có các kĩ năng khơng chỉ dạy học mà cịn là
người tự bồi dưỡng, trang bị năng lực sử dụng ICT, các kĩ năng dạy học kiến
tạo, khám phá để phát triển phong phú các năng lực DHTH [24], [27], [28].
Tác giả Trần Kiều Dung, Đinh Thị Kim Loan, Trường Cán bộ quản lý giáo
dục TP. Hồ Chí Minh (2020), trong nghiên cứu về“Thực trạng năng lực quản lý
hoạt động DHTH ở các trường tiểu học Đồng bằng Sông Cửu Long” cho rằng:
bồi dưỡng và nâng cao NLDHTH cho GV là một mục tiêu quan trọng; nhóm tác
giả phân tích nguyên nhân ảnh hưởng năng lực DHTH cho GV từ nhiều phía:
về nhận thức, chương trình, phương pháp, tài liệu, chính sách, thời gian... Từ
đó, đề xuất: cần nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của DHTH trong
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, phải hiểu dạy học tích hợp là phương pháp
tạo ra năng lực cho người học; cần tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho cả
đội ngũ cán bộ quản lý, GV [19, tr 21].


12

1.1.3. Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu của Đề tài
Các cơng trình nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng NL DHTH

cho giáo viên nói chung, GV tiểu học nói riêng đã thể hiện tương đối khái quát
vấn đề bồi dưỡng NLDHTH và quản lý bồi dưỡng NLDHTH. Các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến NL DHTH của các nhà khoa học như phân tích nêu
trên đã đề cập các vấn đề cơ bản về các năng lực cần thiết để dạy học tích hợp,
mục tiêu dạy học tích hợp làm cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng GV và quản lý
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV; đưa ra một số định hướng cơ bản trong xây
dựng và quản lý hoạt động bồi dưỡng DHTH cho GV tiểu học.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu chưa chỉ ra đặc thù về cấu trúc hệ thống
các môn học, sự kết nối mạch các chuyên đề (thể hiện sự đồng tâm, đồng
trục) cấp tiểu học là gì? Từ đó, đề xuất Khung năng lực DHTH cho GV tiểu
học với đặc thù của địa phương và cuộc Cách mạng cơng nghệ 4.0 nói chung
và u cầu thay đổi của thực tiễn DHTH, và quản lý bồi dưỡng NL DHTH
cho đội ngũ GV ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
nói riêng.
Do đó, việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện bồi dưỡng NL DHTH; Vận
dụng, tổ chức các mơ hình bồi dưỡng NLDHTH có hiệu quả và xây dựng tiêu
chí và đánh giá bồi dưỡng NLDHTH cho GV hiện nay là vấn đề mà các nhà
quản lý cần quan tâm chỉ đạo thực hiện nhằm thực hiện thành cơng sự nghiệp
đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT.
Theo tác giả, hướng nghiên cứu của Đề tài này là kế thừa các nghiên
cứu đi trước để xác định khung lý luận của Đề tài; đồng thời, căn cứ thực
trạng, yêu cầu mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng
NLDHTH cho GV tiểu học theo Chương trình hiện hành (TT số 16/2016) và
Chương trình GDPT 2018 đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động
bồi dưỡng NLDHTH cho GV tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.


×