Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN TINH THẦN DOANH NHÂN VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.89 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN TINH THẦN DOANH NHÂN VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

………

GVHD
HV
LỚP
MSHV

: TS. NGÔ MINH HẢI
: Nguyễn Sơn Hà
: GDU.eMBA 2 – 2022
: 22012007

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08 NĂM 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................


.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi thầy Ngơ Minh Hải,
Đầu tiên, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành Thầy Ngô Minh Hải đã truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập vừa qua. Tuy thời gian học đủ so với
nội dung, nhưng trong quá trình giảng dạy, Thầy đã hết mình truyền những điểm cần lưu
ý, những kinh nghiệm và kiến thức cơ đọng nhất có thể. Sự hướng dẫn nhiệt tình từ thầy
đã giúp em có thêm cho mình nhiều điều cần thiết trong việc cơ bản để xây dựng một đề
cương nghiên cứu là như thế nào, và qua đó tạo tiền đề hướng đến cho khóa luận cuối

chương trình. Bên cạnh đó, những thông tin thầy chia sẻ chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang giúp em có thể áp dụng trong cơng tác quản lý của mình trong
cơng việc hằng ngày.
Bộ môn TINH THẦN DOANH NHÂN VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO là môn học rất thú vị, vô
cùng bổ ích và có tính thực tế cao, với bộ môn này giúp cho học viên hiểu sâu hơn về
những phẩm chất của một doanh nhân, cách tư duy và hình thành những mơ hình kinh
doanh, cũng như sự sáng tạo đổi mới trong quá trình hoạt động kinh doanh của 1 doanh
nghiệp . Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của học viên.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là thời lượng chương trình khơng cho phép có thêm thời
gian để thầy có thể chia sẻ và giảng dạy nhiều hơn. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng
chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa
chính xác, kính mong Thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Sơn Hà


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................ 3
1. ĐỀ TÀI BÀI TIỂU LUẬN ........................................................... 5
2. TỔNG QUAN ĐỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM QII_ 2022 ... 5
3. TỔNG QUAN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM SAU ĐẠI DỊCH
COVID ........................................................................................... 7
4. NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP THIẾT ............................................. 8
A. GIẢI PHÁP VĨ MÔ ......................................................................................... 8
B. GIẢI PHÁP VI MÔ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH. ...................... 9
C. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TẠI DOANH NGHIỆP ............................................ 9

5. KẾT LUẬN .............................................................................. 12

6. THÔNG TIN THAM KHẢO ..................................................... 12


1. ĐỀ TÀI BÀI TIỂU LUẬN
Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn hoạt động kinh tế - xã hội của các quốc
gia trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, trong năm 2021 nền
Kinh tế thế giới đã suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử của tất cả các nước
kể cả các nền kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu
cực của dịch Covid-19.
Có thể thấy, Covid-19 đang làm thay đổi hoàn toàn về mội trường kinh
doanh tại Việt Nam, đặc biệt tại đơn vị đang công tác, ngành kinh doanh dịch vụ
lưu trú, nếu bạn là doanh nhân bạn phải ứng phó như thế nào?

2. TỔNG QUAN ĐỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM QII_ 2022
Bước qua làn sóng Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã và đang thích nghi
trong trạng thái “bình thường mới”. Bức tranh kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm 2022 có nhiều điểm sáng đáng ghi nhận, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục
phục hồi trên nhiều lĩnh vực, như kim ngạch xuất khẩu, tình hình đầu tư, thu
ngân sách nhà nước, khách quốc tế đến Việt Nam...
Du lịch có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, vì thế đã
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, đối
với Việt Nam, ngành du lịch hiện nay được xem như là một trong 3 ngành kinh tế
mũi nhọn, được chú trọng đầu tư, khơng ngừng phát triển và có những đóng góp
tích cực vào tăng trưởng của toàn nền kinh tế.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Chỉ
số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp (IIP) tháng 7-2022 ước tăng 1,6% so với
tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến,
chế tạo tăng 12,8%. Tính chung 7 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,8% so với
cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 7,6%). Trong đó, ngành chế biến,
chế tạo tăng 9,7% (cùng kỳ năm 2021 cũng tăng 9,7%).



Ngồi ra, tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
ước đạt 216,35 t

D; tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nhóm

hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2022, nhóm hàng cơng nghiệp chế biến chiếm
nhiều nhất với 88,7%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022 thì ước đạt 215,59 t
USD - tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại ước tính xuất
siêu 764 triệu

D (cùng kỳ năm 2021 nhập siêu 3,31 t

D).

Bình quân 7 tháng năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,54% so
với cùng kỳ năm trước. Biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và
giá xăng dầu.


Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt gần 15,54 tỷ USD,
giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vốn thực hiện ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng
10,2%. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm
qua.

3. TỔNG QUAN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM SAU ĐẠI DỊCH COVID
au gần 8 tháng mở cửa du lịch Việt Nam sau đại dịch, lượng khách quốc
tế đến Việt Nam trong tháng 7 đạt 352,6 nghìn lượt người, tăng 49% so với

tháng trước và gấp 47,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm
2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 954,6 nghìn lượt người, gấp 10 lần so với
cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 90,3% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa
xảy ra dịch Covid-19. Đặc biệt, trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam thời
gian qua, khách đến bằng đường hàng không chiếm gần 87,1% - gấp 13,5 lần
so với cùng kỳ năm trước.


Như vậy, có thể khẳng định, sau khi mở cửa du lịch quốc tế (chính thức mở
cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15-3-2022), ngành du lịch Việt Nam đã
đạt được những tín hiệu tích cực. Những kết quả trên của ngành du lịch đã góp
phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện doanh thu và lợi nhuận đối
với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, lưu trú du lịch và
vận tải du lịch...

4. NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP THIẾT
Trong các ngành kinh tế, ngành du lịch được coi là ngành bị ảnh hưởng
nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.
A. GIẢI PHÁP VĨ MÔ
Để hoạt động du lịch được phục hồi hiệu quả sau dịch Covid-19 và thích
ứng với trạng thái bình thường mới, ngành du lịch Việt Nam cần xây dựng một
mơ hình phát triển bền vững hơn, linh hoạt hơn, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp. Theo đó, Chính phủ cần sớm ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ cho
doanh nghiệp trong ngành du lịch để có điều kiện hoạt động tốt nhất, sản phẩm
du lịch được quảng bá rộng rãi đến người dân với giá thành phù hợp, ví dụ như


giảm phí các điểm tham quan từ 30% – 50%, trợ giá cho du khách để ngành du
lịch sớm phục hồi sau đại dịch.
B. GIẢI PHÁP VI MÔ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH.

Để tiếp tục khắc phục khó khăn, phát triển ngành du lịch, trong năm 2022,
ngành du lịch cần đồng thời triển khai nhiều nhóm giải pháp. Trong đó, du lịch
tập trung thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/20217 của Bộ Chính trị
về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch còn triển
khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch được đưa vào hoạt
động. Đổi mới nhận thức, tư duy, hồn thiện thể chế, chính sách phát triển du
lịch, nguồn nhân lực…
Theo đó, doanh nghiệp du lịch cần chủ động sẵn sàng thích ứng, có cơ chế
chuyển đổi linh hoạt, hiệu quả, giữa các hoạt động du lịch nội địa và quốc tế
nhằm kiểm soát, hạn chế tác động ảnh hưởng và quản trị khủng hoảng hiệu quả
hơn. Các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại cần liên doanh, liên kết, phối hợp
với nhau để cùng xây dựng những chuỗi sản phẩm dịch vụ mang tính bổ trợ
trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh.
C. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TẠI DOANH NGHIỆP
-

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN:
Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh linh hoạt hơn để tập trung khai

thác tối đa lượng khách nội địa. Mở rộng chính sách về giá và các gói dịch vụ bổ
trợ kèm theo như: Khách lưu trú tại khách sạn sẽ được sử dụng các dịch vụ
miễn phí kèm theo như: pa, nhà hàng, hồ bơi, phịng Gym, dịch vụ giặt ủi, dịch
vụ đưa/đón sân bay (khách thường xuyên bị lừa bởi những taxi dù, taxi cố tình đi
đường vịng để tăng thêm cước phí hoặc khó khăn khi phải đón taxi tại sân bay),
hay các địa điểm lân cận (khách đi công tác).
Tập trung cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ của khách sạn, kiểm
tra rà sốt các khâu qui trình làm việc để tối ưu hóa hoạt động của doanh


nghiệp, nhưng không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hành. Ví dụ:

Khách thường phải ngồi chờ làm thủ tục C/I trước khi nhận phịng tại khách sạn,
nếu có thể ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt hoặc khách gửi thơng tin
hình ảnh ID-PP tại bước đặt phịng và khách sẽ tự hồn thành thủ tục C/I tại
phịng hoặc tại quầy lễ tân, qui trình việc này sẽ giúp giảm thời gian, rút ngắn qui
trình, nhanh và an tồn cho khách.
Đổi mới, Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Liên kết với các công ty du
lịch và khách sạn, bệnh viện xây dựng những chương trình tham quan du lịch
cho khách đang lưu trú tại khách sạn với các địa điểm du lịch địa phương. Hoặc,
các chương trình nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng. Tạo ra
một sản phẩm bổ trợ nhưng mang tính đặc trưng riêng của khách sạn như: City
tour, Chương trình tour tham quan các danh lam thắng cảnh, địa điểm văn hóa
lịch sử quốc gia, kết hợp hỗ trợ liên kết đặt phòng nghỉ cho khách lẻ hoặc khách
mua tour trọn gói.
Tìm kiếm giải pháp marketing, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hậu mãi tốt
nhất đến với những khách hàng trung thành và khách hàng tìm năng.
-

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ẨM THỰC:
Doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình chính sách kinh doanh bán

hàng như: Phục vụ tại chỗ, phục vụ mang về, các chương trình tiệc bên ngồi,
ngồi trời.
Xây dựng qui trình đặt hàng, chính sách hỗ trợ giao hàng, đa dạng các
phương thức thanh toán để tối đa hóa kinh doanh.
Khảo sát thu thập thơng tin về trải nghiệm của khách hàng, những những ý
kiến cải thiện chất lượng dịch vụ, sản phẩm, giá cả để có những điều chỉnh kịp
thời hợp lý, sáng tạo những sản phẩm mới để nâng cao dịch vụ và trải nghiệm
cho thực khách.



Liên kết với các nhà hàng trong khu vực để hỗ trợ khách hàng trong việc
trải nghiệm ẩm thực địa phương, khơng cứng nhắc trong việc phục vụ những gì
nhà hàng có, thay vào đó là phục vụ những gì khách hàng cần.
-

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP:
Đánh giá về nguồn nhân lực: Có thể nói, sau khủng hoảng về đại dịch

Covid-19, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khan về nguồn nhân lực. và,
ngành du lịch cũng khơng nằm ngồi. Do dó, doanh nghiệp cần ưu tiên đầu tiên
sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy các phịng ban, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào
trong một số qui trình cơng việc, xác định chính xác vị trí, số lượng nhân viên, ca
làm việc phù hợp trong tình hình.
Xem xét các nhóm và cá nhân phụ thuộc vào những quy trình hoặc dịch vụ
quan trọng nào? Có những người lao động với các kỹ năng phù hợp có thể đảm
nhận các vai trị quan trọng nếu cần? Những cơng việc hoặc vị trí cơng việc cần
ứng dụng khoa học cơng nghệ thay thế tồn phần hoặc một phần?
Với sự không chắc chắn tiềm ẩn và COVID-19 và COVID-19 không phải là
mối đe dọa duy nhất trong tương lai. Ví dụ, an ninh mạng ln phải được quan
tâm hàng đầu. Do đó, cần có những kế hoạch cho những tình huống có khả
năng ảnh hưởng đến mọi bộ phận của doanh nghiệp, lập kế hoạch kịch bản sẵn
sàng tình huống tốt nhất và trường hợp xấu nhất để có được trang bị để đối phó.
Những Điều gì có thể là tác động trong dài hạn?
Cần có chính sách rõ ràng để giải quyết các vấn đề chính sách phúc lợi để
giữ chân nhân viên, như: Lương, thưởng, các phục lợi dành cho thân nhân, kế
hoạch và chính sách đào tạo và phát triển nhân viên. Đặc biệt, trong tình hình
dịch vẫn cịn nhiều tiểm ẩn, rủi ro, sự lạm phát của vật giá - kế hoạch ứng phó
trong trường hợp xấu - chuẩn bị liên tục làm mới và cập nhật các chính sách này
khi tình hình phát triển.
Đánh giá về chuỗi cung ứng để giúp phát hiện ra bất kỳ lỗ hổng tiềm ẩn.

Điều này có nghĩa là bắt đầu với những sản phẩm quan trọng nhất và nhìn xa


hơn các nhà cung cấp cấp một và cấp hai, ngay đến ngun liệu thơ, nếu có thể.
Ví dụ: Vì lý do nào đó, nhà cung cấp sản phẩm cho khách sạn khơng thể tiếp tục
hợp tác, liệu có nguồn cung cấp thứ cấp khơng? Các kế hoạch dự phịng có thể
gặp khó khăn nhanh chóng.
Quan trọng hơn hết, doanh nghiệp sẽ phải xem xét, điều chỉnh kiểm sốt
chi phí doanh nghiệp như: Tối ưu hóa và tinh giản các hoạt động để giảm giá
(chi phí đầu vào – đầu ra, giảm hàng tồn kho), tối ưu hóa chi phí nhân sự (bố trí
nhân sự cho cơng việc phù hợp, tận dụng các nguồn lực nội bộ thay vì gia cơng
bên ngồi; tiết giảm những cuộc họp khơng cần thiết, các chuyến cơng tác…),
kiểm sốt các chi phí chung khác (các thiệt bị điện, đèn, quạt, máy điều hòa…).

5. KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng, với
mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng, tạo lá chắn để phục hồi và phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, những chính sách thích nghi với “bình thường mới”, cũng như áp
dụng “hộ chiếu vaccine” cũng đang là một xu hướng, coi đây là “đòn bẩy” phát
triển ngành du lịch Việt Nam.
Quan trọng nhất trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh du lịch
cần có tư duy đổi mới trong kinh doanh, tìm kiếm giải pháp thích ứng trong tình
hình mới để có thể tồn tại, duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

6. THÔNG TIN THAM KHẢO
1. Tổng cục thống kê: />2. Tổng cục du lịch: />


×