Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 171 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

H TH BCH NGC

TRáCH NHIệM CHíNH TRị CủA NGƯờI ĐứNG ĐầU
CHíNH QUYềN CƠ Sở ở VIệT NAM HIệN NAY
(Qua kho sỏt thc t ti tnh Ngh An)

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CHNH TR HC

H NI - 2019


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

H TH BCH NGC

TRáCH NHIệM CHíNH TRị CủA NGƯờI ĐứNG ĐầU
CHíNH QUYềN CƠ Sở ở VIệT NAM HIệN NAY
(Qua kho sỏt thc t ti tnh Ngh An)

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CHNH TR HC
Mó s: 62 31 02 01

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS. NGUYN NG THNH

H NI - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực, đảm
bảo tính khách quan, khoa học, dựa vào kết quả khảo sát thực tế.
Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả

Hồ Thị Bích Ngọc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHLB

: Cộng hòa Liên bang

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTCT

: Hệ thống chính trị

KT-XH


: Kinh tế - xã hội

NNPQ

: Nhà nước pháp quyền

NNPQ XHCN

: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

QLNN

: Quản lý nhà nước

QP-AN

: Quốc phòng - an ninh

TAND

: Tòa án nhân dân

Ủy ban nhân dân : Ủy ban nhân dân
VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang
Bảng 3.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống người đứng đầu
chính quyền cơ sở

119

Bảng 3.2. Bảng những vấn đề bất cập về trách nhiệm chính trị của
người đứng đầu chính quyền cơ sở đang diễn ra tại
Nghệ An

119

Bảng 3.3. Nguyên nhân dẫn đến trách nhiệm chính trị của người đứng
đầu chính quyền cơ sở hiện nay (khảo sát ở Nghệ An) trong
thực tiễn chưa phát huy

120


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƢỜI ĐỨNG
ĐẦU CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

1.1. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước
1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nước
ngoài, trong nước và các nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu

7
7
20
28

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA
NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

2.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm chính trị của người đứng
đầu chính quyền cơ sở
2.2. Nội dung cơ bản về trách nhiệm chính trị của người đứng đầu
chính quyền ở cơ sở

32
32
59

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƢỜI
ĐỨNG ĐẦU CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

3.1. Một số thực trạng về trách nhiệm chính trị của người đứng đầu
chính quyền cơ sở ở nước ta hiện nay
3.2. Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở
ở tỉnh Nghệ An
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH
NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH QUYỀN

CƠ SỞ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

4.1. Phương hướng
4.2. Giải pháp
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

84
84
113

123
124
130
148


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ sự vận động không ngừng của đời sống chính trị, Việt
Nam cũng như thế giới luôn có sự biến đổi không ngừng. Vấn đề quyền lực
của mỗi cá nhân hay một thể chế, ở cấp trung ương hay cấp cơ sở đều chịu sự
tác động, thành quả đạt được luôn song hành kinh nghiệm đúc rút buộc phải
truy cứu ngay đời sống chính trị cấp cơ sở. (ví dụ: một ông chủ tịch UBND và
chủ tịch HĐND xã được đánh giá cao về uy tín tại Liên hợp quốc khi đem lại
cho chính quyền cơ sở những giá trị tích hợp vượt trội về một mô hình nhân
rộng; nhưng ngược lại một ông chủ tịch UBND và chủ tịch HĐND xã trở

thành mẫu hình “kinh nghiệm” tại các nước khi để chính quyền có điểm nóng
chính trị -xã hội).
Quyền lực nhà nước tại cơ sở trước hết của chính người dân cơ sở,
chính quyền là thiết chế bộ máy quyền lực của người dân tại cơ sở và người
đứng đầu chính quyền là người nắm quyền lực chính trị do người dân ủy
quyền. Điều đó đi đến nhân quả của quyền lực chính trị xuất phát từ yêu cầu
của người dân cần thay đổi, cải thiện chính những lợi ích của mình đối với
đời sống chính trị tại cơ sở, thông qua lá phiếu quyền lực mà họ trao. Trách
nhiệm chính trị là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của cán bộ giữ trọng
trách trong bộ máy quyền lực Nhà nước được đặt ra trước cử tri và các tầng
lớp nhân dân. Trách nhiệm đó phải được xác lập dựa trên sự tín nhiệm của
nhân dân là chủ thể đã bầu ra những người được giao chức vụ, quyền hạn.
Xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt đối
với công tác cán bộ đã góp phần quan trọng đối với phương thức lãnh đạo của
Đảng. Tổng kết 20 xây dựng chiến lược cán bộ, Đại hội XII của Đảng, Hội
nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận và ban hành Nghị quyết về “Tập
trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày
19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương được xây dựng trên quan điểm đổi


2
mới, coi yếu tố cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược trong Nghị quyết, là trung
tâm, xuyên qua mọi đổi mới trên các lĩnh vực, có vai trò quan trọng nhất, quyết
định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng của Đảng. Tuy nhiên,
nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ,
đảng viên về cán bộ và công tác cán bộ chưa thật sự sâu sắc, toàn diện. Vẫn
còn tình trạng chưa hiểu rõ về vai trò, tầm quan trọng cũng như yêu cầu tiến
hành thường xuyên, liên tục, toàn diện, đồng bộ của công tác cán bộ. Có tổ
chức đảng và người đứng đầu chưa thấy rõ mối quan hệ biện chứng, sự liên

quan mật thiết giữa xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chưa
ngang tầm nhiệm vụ. Ở nhiều nơi vẫn còn tình trạng người đứng đầu chính
quyền cơ sở thiếu trách nhiệm, chưa gương mẫu, mất dân chủ hoặc nể nang, né
tránh, ngại va chạm, thậm chí có biểu hiện dùng tập thể để hợp lý hóa ý đồ cá
nhân, hiếm một người chỉ huy vượt tầm tại các cấp nói chung và cơ sở nói
riêng... Chúng ta đã có các quy định về trách nhiệm nêu gương trách nhiệm giải
trình, trách nhiệm phản biện hay các kênh quan trọng của nhà nước như trách
nhiệm pháp lý nhưng trách nhiệm chính trị cao hơn ở chổ nó gắn chặt với bản
chất chế độ, gắn chặt với niềm tin của người dân và uy tín của người cán bộ,
lúc vi phạm thì người đứng đầu chịu trách nhiệm cao nhất trước lá phiếu đã bầu
nên mình, xin lỗi người dân cơ sở, luận tội về mặt chính trị… đây cũng chính là
lỗ hổng về việc thể chế hóa quy định của Đảng cũng như hiện thực hóa quyền
dân chủ của người dân cấp cơ sở; sự đổi mới hệ thống chính trị cơ sở.
Xuất phát từ vai trò, thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước (QLNN) của chính quyền cơ sở và yêu cầu đổi mới hệ
thống chính trị cơ sở đã đặt ra đối với trách nhiệm chính trị của người đứng
đầu chính quyền cơ sở. Theo các quy định hiện hành thì trách nhiệm chính trị
của người đứng đầu chính quyền cơ sở trong QLNN của chính quyền cơ sở
vẫn còn mang tính chung chung; bộ máy chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế
bất cập như cồng kềnh, kém hiệu quả, kỷ luật hành chính không chặt chẽ,


3
thực trạng của việc tùy tiện xử lý sự vụ của người đứng đầu, luật được ban
hành nhưng không thực hiện đúng luật mà theo ý chí chủ quan của cấp trên,
các văn bản, quy định ban hành chồng chéo, khó thực thi; các nhiệm vụ thực
thi tại chính quyền cơ sở không kịp thời, không hiệu quả, vẫn còn tình trạng
nhũng nhiễu, hách dịch, chây ì, cấp dưới không nghe cấp trên, cấp trên thì độc
đoán, mất dân chủ; thực thi nhiệm vụ thiếu minh bạch công khai, thiếu định

lượng nên kết quả nhiệm vụ còn chung chung. Vậy, trách nhiệm chính trị của
người đứng đầu chính quyền cơ sở gắn liền với trách nhiệm về một thực trạng
chính quyền cơ sở còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ những lý do lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả lựa chọn
chủ đề “Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở
Việt Nam hiện nay” (qua khảo sát tại tỉnh Nghệ An) làm Luận án Tiến sỹ
chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng luận cứ; làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm chính
trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở; trên cơ sở đó đánh giá thực
trạng trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở (qua
khảo sát thực tế tại tỉnh Nghệ An); đề xuất phương hướng và những giải
pháp nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở
ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa quan điểm và cách tiếp cận; đưa ra quan điểm, cách
tiếp cận về trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở
góp phần thay đổi mô hình, tính chất tổ chức hệ thống chính trị cơ sở ở
Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở chính trị, pháp lý và xã hội, đặc điểm, vai trò, nội
dung, hình thức, cơ chế hoạt động của chính quyền cơ sở từ đó chỉ ra các
hình thức, nội dung, đặc điểm, cơ sở xác định, điều kiện đảm bảo thực hiện
trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở.


4
- Nghiên cứu lý luận thực hiện trách nhiệm chính trị của người đứng đầu
chính quyền cơ sở ở một số nước; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Khảo sát thực trạng; chỉ ra nguyên nhân; những vấn đề đặt ra đối với

việc thực hiện trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở
Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế tại tỉnh Nghệ An).
- Nghiên cứu đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là trách nhiệm chính trị của người
đứng đầu chính quyền cơ sở ở Việt Nam.
Luận án nghiên cứu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính
quyền cơ sở ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 (là năm thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI - có các quy định về trách nhiệm
của người đứng đầu) trở lại đây. Luận án khảo sát, điều tra về thực hiện
trách nhiệm chính trị của chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Đối tượng:
Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở ở Việt Nam.
- Đối tượng điều tra:
Cán bộ xã/ phường.
- Địa điểm: 3 huyện, thị, thành gồm: thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò;
Huyện Quế Phong.
- Phạm vi: Khảo sát 3 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trách nhiệm chính trị của người đứng
đầu chính quyền cơ sở. Đây là vấn đề liên quan công tác xây dựng Đảng, việc
xây dựng đội ngũ cán bộ - công chức, đổi mới hệ thống công vụ, hoàn thiện hệ
thống pháp luật, các thiết chế, nguồn lực xã hội. Do đó, đề tài sử dụng phương


5
pháp tiếp cận liên ngành các ngành khoa học như: Chính trị học, xây dựng

đảng, luật học, lãnh đạo học, hành chính công, xã hội học... để nghiên cứu.
4.2. Cơ sở lý luận
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng đội ngũ cán bộ - công chức, nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở,
xây dựng đảng làm cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu chủ đạo.
Ngoài ra, đề tài cũng tiếp cận những lý thuyết lãnh đạo, hành chính,
chính trị - pháp lý hiện đại, kinh nghiệm của một số nước; kế thừa, tham
khảo các công trình nghiên cứu, số liệu điều tra, tổng kết thực tiễn của các
cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu vấn đề.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp
khoa học liên ngành; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra xã hội
học, sử dụng phần mềm để phân tích.
* Đối tượng điều tra:
+ Cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã;
thôn, bản (30 người).
+ Cán bộ xã đã nghỉ chế độ (10 người).
+ Người dân trên địa bàn xã (20 người).
* Địa điểm điều tra: Được phân thành 3 vùng (vùng núi cao, vùng núi thấp,
đồng bằng); mỗi vùng chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã; mỗi xã lấy 60 mẫu.
* Số lượng mẫu: 3 vùng x 3 huyện x 3 xã x 60 mẫu/xã = 1.620 mẫu.
Quá trình triển khai, nghiên cứu sinh đã thu được kết quả như sau:
* Tổng số phiếu phát ra: 1.620 phiếu.
* Tổng số phiếu thu về: 1.620 phiếu,
Trong đó có 13 phiếu không đầy đủ thông tin cụ thể như sau:
+ Số phiếu hợp lệ: 1.607 phiếu (chiếm 99,1 %);


6

+ Số phiếu không hợp lệ: 13 phiếu (chiếm 0,9%);
- Sử dụng phần mềm để phân tích: Thông tin thu thập được xử lý bằng
phần mềm quản lý và phân tích dữ liệu SPSS. Toàn bộ số liệu đã xử lý được
sử dụng và phân tích trong nội dung của luận án.
5. Những điểm mới của Luận án
5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Luận án tổng quan các công trình khoa học nghiên cứu thế giới và
trong nước, vận dụng những tư tưởng, quan điểm lý luận tiến bộ vào luận
án; làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng và các
nội dung lý luận trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ
sở hiện nay.
- Luận án chỉ ra tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong
việc thực hiện trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở
hiện nay qua việc nghiên cứu thể chế, cơ chế, quyền lực chính trị và các
nguồn lực trong thực tế.
- Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp, nhấn mạnh những
giải pháp đột phá nhằm tăng cường thực hiện trách nhiệm chính trị của người
đúng đầu chính quyền cơ sở hiện nay.
5.2. Những điểm mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về trách nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo được sử dụng vào
nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong khoa học chính trị, các cơ sở nghiên
cứu, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, cán bộ, công chức; trong công
tác xây dựng Đảng, đoàn thể, các tổ chức kinh tế-xã hội, cơ quan hoạch định
đường lối chính sách.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh
mục các công trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến luận án và Phụ
lục, kết cấu của luận án gồm: 4 chương, 9 tiết.



7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TRÁCH
NHIỆM CHÍNH TRỊ CỦA NGƢỜI ĐỨNG ĐẦU CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI

Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu không trở thành hệ thống
nghiên cứu về mặt lý luận trên thế giới, các lý thuyết nghiên cứu không nhiều
như các vấn đề quyền lực chính trị khác. Do thể chế chính trị của mỗi nước,
lịch sử tiền lệ nghiên cứu tư tưởng của các nhà lý luận kinh điển trên thế giới,
sự va đập các yếu tố thời đại như sự hội nhập quốc tế, sự toàn cầu hóa, sự phát
triển về chất và lượng của khoa học kỹ thuật, sự lớn mạnh không ngừng của lực
lượng vật chất thế giới nên hệ thống lý luận của loài người có sự tương thích để
tạo nên giá trị của mình xoay quanh trục quyền lực của loài người.
Ta có thể dễ dàng tiếp cận với tri thức thời đại, hệ thống lý luận, các công
trình nghiên cứu qua các vấn đề quyền lực nhà nước như hệ thống lý luận nhà
nước pháp quyền, hệ thống lý luận dân chủ, tôn giáo, nhân quyền, hệ thống lý
luận về phát triển kinh tế, hệ thống lý luận về các khoa học kỹ thuật, về văn hóa,
xã hội. Tại các nước phương tây hay các nước phương đông với mục đích quyền
lực nhà nước khác nhau, đặc điểm và điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử
khác nhau có cách thiết kế nhà nước khác nhau và thực hành giá trị lý luận hoàn
toàn khác nhau hoặc khác nhau ở những điểm cụ thể. Quyền lực thế giới loài
người không chỉ thể hiện ở địa giới, phạm vi quốc gia, các khu vực quyền lực đo
đếm, tách biệt, phân tầng mà còn đan xen, ẩn sâu vào các tính chất và mức độ
khác nhau, chủ thể quyền lực tùy theo đặc điểm mà thể hiện khác nhau. Tuy
nhiên, với thế giới hiện tại, quyền lực nào cũng do con người phụ trách, từng cá
nhân hay từng nhóm người hay từng bộ phận, từng giai tầng, từng lãnh địa hay
xuyên lãnh địa cũng do con người đảm nhận quyền lực đó, con người lẽ thường

phải nhận trách nhiệm về quyền lực do mình thiết kế và thụ hưởng. Hệ thống lý
luận hay các công trình nghiên cứu về trách nhiệm chính trị trên thế giới không
phổ biến, không nhiều về định lượng nhưng nó luôn là vấn đề được quan tâm
của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các học giả bởi mục đích chính của


8
nó liên quan đến quyền lực của con người thông qua quyền lực nhà nước, quyền
lực xã hội, quyền lực tại chính mỗi quốc gia. Với nội dung luận án của mình tác
giả quan tâm những lý luận, các công trình nghiên cứu liên quan đến các nội
dung cơ bản của luận án, tuy nhiên phải dựa trên tính tổng thể, xuất xứ, tính thực
tiễn của chính các công trình nghiên cứu khoa học đó, nếu những công trình
khoa học đó không có sự áp dụng phổ biến đối với hệ thống lý luận nhưng tác
giả nhận thấy giá trị tinh hoa và khoa học của nó đối với luận án của mình thì tác
giả vẫn đưa vào để tham khảo và phục vụ cho luận án của mình.
1.1.1. Công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm chính trị
của chính quyền cơ sở
Trong cuốn State and LocalGoverment, 8th ed (Boston Learning), at 270,
525 (các tài liệu còn gọi là Quy tắc Dilon) [124]. Bowman &Richard C.Kearney
tiếp cận trách nhiệm chính trị trong hệ thống chính quyền Mỹ, ở đây chính quyền
cấp thấp nhất dưới chính quyền bang là chính quyền địa phương. Hoạt động của
chính quyền cấp thấp nhất này dựa trên chế độ tự quản, chính quyền ở đây, trong đó
có người đứng đầu do địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước cử tri của địa
phương, tuân thủ theo pháp luật chứ không theo các quy định của chính quyền
trung ương. Quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức cho cán bộ hành chính của Mỹ
được xem là bộ quy tắc cho nền hành chính, trong đó quy định cụ thể đối với quyền
hạn, nhiệm vụ, các giá trị của giới hành chính trong đó có người đứng đầu hướng
tới sự tạo uy tín, niềm tin vững chắc của người dân đối với chính phủ. Đây chính là
trách nhiệm của công quyền, giá trị mang tính khuôn mẫu nhưng bao chứa các giá
trị mang màu sắc Mỹ trong sự vận động không ngừng của đời sống chính trị Mỹ

xoay quanh trục quyền lực chính trị, thể hiện trách nhiệm chính trị qua phong cách,
bản chất của cán bộ hành chính, người đứng đầu tổ chức này.
Ngược lại, qua bộ quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức chính là thể
chế hóa Luật và thậm chí là hiến pháp của Mỹ đã thể hiện trong bộ quy tắc
này là cơ sở để người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách
công của Mỹ, người dân kiểm soát các hoạt động công để quy kết trách
nhiệm hành chính, sát với thực tiễn đời sống dân cư cơ sở (trừ bộ phận dân


9
cư thờ ơ chính trị) và khi đối tượng phục vụ người dân có các hành vi không
có đạo đức công vụ như sách nhiễu, de dọa, trục lợi cá nhân, bưng bít thông
tin, thô lỗ, xem thường người khác… thiếu chính trực, thiếu liêm chính,
thiếu kịp thời... thì được xem là không có trách nhiệm trong việc thực hiện
quyền lực công và bị truy xét trách nhiệm trong việc thực hiện công việc
quản lý hành chính khu vực công và cuối cùng đi đến trách nhiệm chính trị
khi chiến dịch bầu cử nổi lên nó sẽ thành vũ khí tối tân (do hiệu ứng công
nghệ bầu cử hiện đại), nhân sức mạnh lên để đánh gục đối thủ của đảng đối
lập, khi đối thủ đó đang đảm nhận lĩnh vực hành pháp này. Như vậy, trách
nhiệm chính trị gắn chặt với trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm hành chính.
Quá trình cai trị: Nghiên cứu về áp lực xã hội (The Process of
Government: A Study of Social Pressures), là cuốn sách đi sâu vào nghiên
cứu áp lực xã hội. Trong các quyền lực được hình thành trong một quốc gia
thì quyền lực chính trị là quyền lực quan trọng nhất, quyền lực này gắn chặt
với cơ quan công quyền. Quyền lực chính trị được hình thành từ chính các
nguồn lực và năng lực của cơ quan công quyền. Điều này cũng được lý giải
quyền lực ở chính quyền cơ sở.
Với “Luận đề Weber” là đại diện tư tưởng chủ nghĩa tinh hoa cạnh
tranh đã có những hạt nhân tích cực liên quan và tác giả luận án kế thừa
một số quan điểm gắn với quyền lực nhà nước. Trước hết và xuyên suốt

trong hệ thống quan điểm về quyền lực là tư duy lý hóa, khoa học kỷ trị
trong đời sống chính trị. Sự phát triển của công nghiệp, khoa học kỹ thuật
làm biến đổi các các phạm trù, lĩnh vực trong xã hội, sự phụ thuộc và mâu
thuẫn ngày càng gia tăng do các nhóm lợi ích và xuất hiện nhiều nhóm,
nhiều tổ chức, nhiều hiệp hội tự quản, bộ mặt của đời sống chính trị thay
đổi do chính tiền thân là sự thay đổi của công nghiệp. Nội dung này hữu
dụng khi hiện thực hóa chính quyền cơ sở hiện đại, chuyên nghiệp, tư duy
lý tính của người đứng đầu chính quyền cơ sở.
Dahl, Robert A, The Concept op Power [126], quan niệm rằng trách
nhiệm chính trị được hình thành từ các chính sách và từ chính các kết quả


10
chính trị, các kết quả chính trị theo Dahl được không được lấy từ quá trình
điều chỉnh trong cấu trúc thứ bậc mà được lấy từ các khu vực lợi ích khác
nhau, quyền lực được chia sẻ từ nhiều nhóm lợi ích khác nhau và từ đây
trong xã hội xuất hiện nhiều trung tâm quyền lực với sự biến đổi của chính
nó. Đối với bầu cử, nguy hại nguyên tắc đa số được thay thế bằng cơ chế
cạnh tranh từ chính nhiều nhóm lợi ích, người đắc cử cũng từ đó nắm được
đại đa số dân cư từ chính sự cạnh tranh của các nhóm lợi ích, dân chủ được
mở rộng tránh được độc tài cá nhân trị.
Trách nhiệm chính trị của người đứng đầu có được khi mà phương
thức dân chủ được phát huy, quyền của người đứng đầu, cơ chế vừa ràng
buộc được mọi thành viên nhưng kiểm soát được chính mình. Trách nhiệm
chính trị của cá nhân đạt được khi quyết định cá nhân đó đảm bảo dân chủ,
nó bao gồm như Bỏ phiếu bình đẳng ở giai đoạn quyết định; sự tham gia có
hiệu quả; hiểu biết thấu đáo; kiểm soát chương trình nghị sự. Có một điểm
để chính quyền vận dụng tư tưởng của Dahl là sự tự quản của các hiệp hội
để giảm bớt chi phí cho chính quyền, đồng thời thêm đại diện khi tranh cử.
Với các cuốn sách Chính trị học hành chính và biến đổi xã

hội (Administation Politics and Social Change) [38], hay Cách cư xử đạo đức:
Những nguyên tắc cho công chức chính quyền, (Ethical Conduct: Guidelines for
Government Employess) [55], các tác giả đã tiếp cận dưới góc độ về cải cách
hành chính là động lực quan trọng để phát triển xã hội, thông qua các khảo sát,
đo lường về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức hành chính
cũng như các quy định của công chức. Trong đó đạo đức công vụ là một dạng
trách nhiệm, thể hiển sự ứng xử của nền công vụ đối với lòng tin của người dân
qua giới công chức.
Why Did the Elites Extend the Suffrage? Democracy and the Scope of
Government, with an Application to Britain’s [129] và tác giả Acemoglu và
Robinson (2012) trong cuốn Why Nations Fail [125], là những công trình
nghiên cứu về sự phân bổ của trách nhiệm chính trị đến các nguồn lực và giá trị
trong một quốc gia. Quyền lực chính trị chính đáng sẽ tạo nên trách nhiệm


11
chính trị cao, thể hiện trong việc hoạch định chính sách theo chiều trên xuống
có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển tăng trưởng. Tác giả
không nghiên cứu theo chiều hướng các nguồn lực trong xã hội. Trong đó,
nguồn lực kinh tế là quan trọng nhất tác động đến đời sống chính trị và ngược
lại, lúc này trách nhiệm chính trị thông qua phương thức như công khai, minh
bạch trở thành giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình tái phân phối nguồn
lực trên các lĩnh vực cụ thể như dịch vụ công; sản xuất cung cấp hàng hóa.
Như vậy, trách nhiệm chính trị lúc này nổi lên là kết quả của chế độ
dân chủ thông qua phương thức như công khai, minh bạch. Tác giả cũng
trình bày hệ thống lý luận trách nhiệm chính trị thể hiện trách nhiệm trước
cử tri chính là căn cứ quan trọng cho dân chủ chính trị phát triển, trách
nhiệm chính trị được các tác giả nhấn mạnh không chỉ là nguồn lực cho
phát triển kinh tế mà còn là bộ giáp ngăn cản sự lạm dụng quyền lực đối
với sự phát triển quốc gia, ngăn cản sự xung đột trong một quốc gia và tạo

nên trật tự văn minh cho quốc gia đó, chính là một sự giải mã quan trọng
để tránh sự thất bại của mỗi quốc gia.
Rodrik (2000), “Institutions for high-quality growth: What they are
and how to acquire them” [127], đã nghiên cứu một phương thức quan trọng
đảm bảo quyền lực công cũng như phát triển quốc gia chính là thể chế nhà
nước có sự tham gia của trách nhiệm giải trình trong chính trị. Trách nhiệm
giải trình sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và thúc đẩy các trách nhiệm khác,
nhân tố đảm bảo trách nhiệm chính trị. Trách nhiệm giải trình một mặt giúp
nhà nước phân bổ các nguồn lực, điều tiết các công cụ trong xã hội, vốn của
kinh tế, phòng chống các tiềm họa về kinh tế.
Accountability through Public Opinion: From Inertia to Public Action [119].
Luận giải về công cụ trách nhiệm giải trình được phát huy khi nắm được những tác
dụng của nó. Dư luận xã hội là áp lực để buộc chính phủ phải có trách nhiệm giải
trình hiệu quả. Dư luận xã hội chính là những yêu cầu từ phía người dân đưa ra
buộc chính phủ phải giải trình, công khai minh bạch trên các lĩnh vực, phương pháp
quản lý hay kết quả đạt được theo từng thời gian nhất định để thực hiện đúng cam


12
kết của mình. Khi chính phủ đã giải trình rồi lại tiếp tục chịu áp lực từ việc giải trình
đó như thế nào và lại tạo ra sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Trách nhiệm
chính trị ở điểm này chính là sự tác động giữa các thiết chế quyền lực trong xã hội
đem đến một kết quả như thế nào, trách nhiệm chính trị lúc này được phát huy khi
mang về giải pháp hiệu quả về mặt chính sách.
Kathe Callahan (2007) trong nghiên cứu Elements of Effective Governance:
Measurement, Accountability and Partici [54], đã chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt
động chính phủ, trách nhiệm của khu vực công và sự tham gia của công dân
bằng chính phương pháp đo lường để đánh giá trách nhiệm chính trị của
chính quyền. Công tác quản trị là cả một hệ thống đòi hỏi nhiều khoa học
tổng hợp để phát huy hết công suất của nền hành chính công, trách nhiệm

chính trị chính là mục tiêu, phương thức, kết quả công suất đó. Nếu có
phương pháp đo lường hiệu suất của chính phủ thì hiệu suất lại càng cao
hơn. Tác giả đã chỉ ra những thách thức liên quan đến hoạt động chính phủ
và sự tham gia của người dân và đề ra cơ chế buộc người ra quyết định
chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
Làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ với công khai, minh bạch và trách
nhiệm chính trị trong hoạt động của cơ quan hành chính, nghiên cứu
Democracy, Accountability and Representat [2], tác giả đã bàn khá sâu về cơ
chế công khai, minh bạch, trách nhiệm chính trị và mối quan hệ giữa nó với
vấn đề dân chủ và đại diện. Cơ sở cho việc xác định trách nhiệm công khai,
minh bạch và trách nhiệm chính trị đó là sự ủy quyền của người dân và tính đại
diện của bộ máy nhà nước. Thực ra, mối quan hệ này đã được đề cập đến trong
các nghiên cứu dưới góc độ chính trị và pháp lý từ thế kỷ XVII-XVIII. Với tư
cách là người chủ, người dân phải có quyền được biết chính quyền đã, đang và
sẽ làm gì cho mình, trước hết để nâng cao nhận thức của mình; thứ hai, vô hình
chung đó là trách nhiệm của người dân; thứ ba, người dân tham gia vào việc
hoạch định và thực thi chính sách trở thành vốn to lớn cho chính quyền. Nghiên
cứu chỉ ra rằng, trách nhiệm chính trị của chính phủ không chỉ thể hiện trách
nhiệm của chính quyền trước người dân, mà nó còn góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động của chính quyền trong quản lý hành chính nhà nước.


13
Khi đề cập đến trách nhiệm chính trị của Chính phủ, tác giả cho rằng công
khai, minh bạch các vấn đề trước người dân ở hai nội dung chính: (i) Trình bày
trước cử tri - về trách nhiệm chính trị của mình đối với các vấn đề liên quan; (ii)
Trình bày các vấn đề liên quan đến thực thi nhiệm vụ công vụ tại các cơ quan
công quyền. Dân chủ lúc này trở thành bản chất của chế độ, trách nhiệm chính trị
được thực thi chính là phương thức quan trọng của nền dân chủ khi mà hai thực
thể chính của chế độ này tương tác để phát triển.

Trong tác phẩm Vận hành nhà nước: các chiến lược tái cân đối phục
vụ giám sát và khuyến khích trong Nhà nước và phát triển: Kinh nghiệm lịch
sử về bế tắc và tiến bộ [118], trách nhiệm chính trị cá nhân người đứng đầu
đạt được dựa được dựa trên cơ sở. Thứ nhất, sự vận hành của bộ máy hành
chính đạt được hiệu quả gì; thứ hai, thị trường và tài khóa như thế nào để
đảm bảo chính sách nhà nước quy chiếu hiệu quả; thứ ba, người dân tham
gia mức độ nào và tham gia như thế nào. Đây chính là ba thành tố cơ bản để
đảm bảo nhà nước cũng như cá nhân các nhà lãnh đạo đạt trách nhiệm chính
trị đạt sức mạnh về nguồn lực phát triển, tránh tha hóa và nhũng nhiễu, trục
lợi của cá nhân. Ba thành tố trên tạo thành các nguồn lực không những
tương tác, hổ trợ nhau mà canh tranh nhau, đối trọng của nhau để giải quyết
những phát sinh trong quá trình chuyển đổi không ngừng.
1.1.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến ngƣời đứng đầu
Trong cuốn Lý thuyết về trách nhiệm cá nhân: Một sự so sánh và phân
tích [64], (Personal responsibility Theories: A Comparative Analysis) tác giả
đã trình bày tương đối đầy đủ các lý thuyết về trách nhiệm, quyền hạn của
người đứng đầu tổ chức hành chính thông qua việc khảo sát các lý thuyết
hành chính về trách nhiệm cá nhân của Augustinus (trong tác phẩm Civis
Dei), T. Aquin, của Marsilus (lý thuyết về quyền lực cai trị, tài phán hành
chính), T. Hobber (nền cai trị, phân công lao động trong tổ chức hành chính)
Mongtesquer (phân quyền, ngăn ngừa lạm dụng quyền lực của hành chính),
Max Weber (trong nền hành chính thư lại), Morstein Marx, N. Luhmanm,
W.F. Willoughby... Ngoài việc giới thiệu các quan điểm cơ bản, cuốn sách


14
còn phân tích, so sánh sự kế thừa và vận dụng các lý thuyết này ở một số quốc
gia cụ thể như: Anh, Đức, Hoa Kỳ, Úc...
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc của thể chế hành chính,
nền công vụ với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu, có

cuốn Tính quan liêu trong xã hội hiện đại [4], (Bureau in Modern Societ),
tác giả đã mô tả các đặc tính quan liêu của thể chế hành chính; xây dựng
các công cụ đo lường tính quan liêu; chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động của công chức bằng phương pháp định lượng.
Cuốn sách cho thấy sự quan liêu sẽ làm cho công chức kém năng
động; giảm sút trách nhiệm, lòng nhiệt tình và nó cũng là môi trường mà ở
đó mọi người sẽ thỏa thuận với nhau nhằm giữ nguyên hiện trạng để trục
lợi. Theo tác giả, để công chức có trách nhiệm hơn thì cần phải xóa bỏ sự
quan liêu của nền hành chính, siết chặt kỷ luật thông qua sự giám sát của
cấp trên, người dân và các tổ chức xã hội dân sự.
1.1.3. Một số tƣ tƣởng, lý thuyết liên quan đến trách nhiệm chính
trị của đứng đầu chính quyền cơ sở ở một số nƣớc tiêu biểu
Tác giả luận án lựa chọn một số tư tưởng, lý thuyết tiêu biểu ở một
số nước để có trị vận dụng và hơn nữa là để kiểm soát các yếu tố ảnh
hưởng về mặt lý luận đến các nội dung trách nhiệm chính trị của người
đứng đầu chính quyền cơ sở, đặc biệt nghiên cứu để tìm ra những giải pháp
của luận án có tính đột phá chứ không phải là những giải pháp thông dụng,
mặc dù có những giải pháp áp dụng được ngay nhưng có những giải pháp
về mặt chiến lược, nhưng trước hết là cơ sở khoa học từ việc rút ra kết luận
xác đáng từ các tư tưởng, lý thuyết đã được vận dụng tại các quốc gia tiêu
biểu. Hiện nay trên thế giới có nhiều cách tiếp cận lý luận chính trị khác nhau,
cách tiếp cận thể chế (Institutional approach) như công trình nghiên cứu: “Xã
hội và nền dân chủ Đức hay “Nền chính trị Anh trong kỷ nguyên của những
người theo chủ nghĩa tập thể” [116]; “Sự biến đổi chính trị ở Anh” [122], đã
nghiên cứu đi sâu vào các quyền lực chi phối trong xã hội, sự biến đổi trong
hệ thống thể chế, trong đó nổi lên quyền lực của nghị viện hay các đảng phái.


15
Với cách tiếp cận chính sách, với tác giả tiêu biểu là Macridis có công trình

“Nghiên cứu so sánh về các chính phủ” [65], đã đi sâu vào quá trình hoạch
định và thực thi chính sách tại các quốc gia chứ không nghiên cứu vào cơ cấu
tổ chức chính quyền tại các nước. Trách nhiệm chính trị được hiện hữu trong
thực tế của mỗi quốc gia khi chính sách của chính phủ xâm nhập vào thực
tiễn, từ đó đánh giá được trách nhiệm chính trị được đặt ra tại mỗi quốc gia
như thế nào. Đặc biệt, trách nhiệm chính trị tại các thể chế chính trị Châu Âu
đã có sự biến đổi nhanh chóng khi đề cao các tư tưởng theo các trào lưu nổi
bật của chủ nghĩa thể chế mới (New- institutionalism) xoay quanh các vấn đề
luôn được quan tâm của hành vi chính trị như bầu cử, quá trình hình thành và
thể hiện quyền lực các đảng phái; xã hội phát triển, tăng trưởng gắn liền với
dân chủ trong chính trị; cái tôi cá nhân các lãnh đạo chính trị sẽ quy định hành
vi chính trị, quy định quyền lực chính trị.
Tác phẩm “Hướng đến một lý thuyết tổng quát cho mọi hành vi” [63]
của Ludwig Von Bertalanffy tiêu biểu cho cách tiếp cận hệ thống trong tư
tưởng chính trị, khái niệm “đáp ứng” là khái niệm cốt lõi yêu cầu một trách
nhiệm chính trị hệ thống bộ máy đặt ra đối với các nhu cầu xã hội, các đòi
hỏi của môi trường bên ngoài đặt ra cần đáp ứng: đó là, yêu cầu cung cấp
dịch vụ công cộng, về sản xuất và phân phối hàng hóa; yêu cầu tham gia vào
hệ thống chính trị; yêu cầu hệ thống điều chính hành vi hay yêu cầu về cung
cấp thông tin. Lý thuyết hệ thống chính là trách nhiệm chính trị được đặt ra
trong đời sống chính trị là một chỉnh thể, một quá trình đồng bộ để hình
thành các quyết định chính trị.
- Tại Anh: khác chính quyền liên bang tại Mỹ, Úc, Đức, đây là chính
quyền tập trung quyền lực ở trung ương mặc dù lãnh thổ chia cắt và trong lịch
sử đầy tính cát cứ địa phương, trách nhiệm chính trị của chính quyền thấp nhất
khác ở Mỹ chịu sự quyết định về mọi quy định của chính quyền bang theo cơ
chế tự quản rất cơ bản. Trách nhiệm chính trị của chính quyền thấp nhất tại
Anh cũng vì thế chịu sự điều hành của chính quyền trung ương, dù có ủy quyền
cho các vùng lãnh thổ nhưng chính quyền các vùng lãnh thổ đó không có



16
quyền riêng đối với chính quyền thấp nhất, tính chất tập quyền là đặc điểm của
thể chế chính trị Anh. Tại đây cũng như các nước lớn khác đều đề cao tính tối
thượng của luật pháp, không có một bản hiến pháp thành văn, luật được thay
đổi nhanh chóng nhưng đều bị trừng trị khi có bằng chứng vi phạm pháp luật,
không có cá nhân người đứng đầu đứng trên luật. Trách nhiệm chính trị tại Anh
được đặt trên vai các thiết chế chính trị, vai trò của người dân, hoạt động công
luận, hoạt động bầu cử, kỷ luật và cơ chế bỏ phiếu, hay hoạt động giám sát,
chất vấn của đảng đối lập đối với đảng chiếm đa số trong nghị viện luôn được
xem trọng, tạo nên áp lực chính trị để hình thành trách nhiệm chính trị tại Anh.
- Tại Mỹ: từ thời lập quốc đến nay với bao biến cố lịch sử chính trị, sự
va đập các giá trị tư tưởng tồn tại đây, tôn trọng cái bản thể, cái đa dạng, sự
dung hợp các yếu tố tích cực hay sự hiện tồn các yếu tố tiêu cực trong đời sống
chính trị Mỹ, con người với tư cách cá nhân chính trị tại Mỹ luôn được xem
trọng, ai có tư chất nổi trội, chịu trách nhiệm cao về tư tưởng chính trị của mình
thì được xem là một dạng tinh hoa. Từ đây, Mỹ đã thiết kế cho mình mô hình
chính trị với các nguyên tắc cơ bản như chế độ liên bang; tự do dân chủ; quyền
của người dân. Dù đề cao vai trò cá nhân chính trị nhưng quan điểm cơ bản của
hệ thống lý luận Mỹ không tập trung quyền lực chính trị vào tay cá nhân mà
được kiểm soát bởi chính các quy định của quyền lực thể chế thông qua cơ chế
kiểm soát và cân bằng quyền lực, tâm quyền phân lập đến mức tối đa. Quyền
lực được kiểm soát bằng quyền lực nên hạn chế hữu hiệu đối với việc lạm
quyền, những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cá nhân hay chính phủ
đều dễ bị phơi bày trước công luận và người dân. Thực chất, trách nhiệm chính
trị của các thủ lĩnh chính trị có sự ổn định không dễ gì phá vỡ khi tham gia vào
chính trường, tự do thể hiện chính kiến, quan điểm, các giải pháp đề ra ngay từ
chương trình tranh cử cho đến khi thực thi quyền lực của mình đều tuân thủ
luật chơi chung, trách nhiệm chính trị của thủ lĩnh chính trị tiêu biểu đều đại
diện cho lợi ích của đảng chính trị, lợi ích các thế lực trong xã hội Mỹ, về hình

thức khá đa dạng nhưng về bản chất phương thức là ổn định theo nhiệm kỳ,
thậm chí là giai đoạn lịch sử nên đất nước Mỹ có cơ sở để phát triển kinh tế.


17
- Nhật Bản: Quốc hội do dân bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất và duy nhất có quyền lập pháp và trong thực tiễn đời sống chính trị
quốc hội luôn đảm bảo quyền lực tối cao khi là cơ quan cao nhất đại diện cho
ý chí, nguyện vọng của người dân Nhật; những thay đổi về hiến pháp thông
qua trưng cầu dân ý khoa học hay hạ viện thường xuyên tuyển cử hơn thượng
viện để tăng thêm trách nhiệm chính trị của người dân, ý thức và sự hiểu biết
về chính trị của đại đa số người dân Nhật. Quyền tự trị địa phương cũng là
điểm nhấn trong việc thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân, tính dân chủ được
mở rộng hơn, địa phương có quyền quyết định đạo luật của một địa phương
bất kỳ khác, tránh sự can thiệp cục bộ của cá nhân thủ lĩnh chính trị ở cấp cao
hơn, để khắc phục sự chủ quan hay tính địa phương chủ nghĩa.
Trách nhiệm chính trị đứng đầu chính quyền tại Nhật chính là năng lực
của chính người đó, nhà chính trị phải có năng lực lãnh đạo, nhà quản lý phải có
năng lực quản lý; nhà doanh nghiệp phải tinh thần doanh nghiệp. Trách nhiệm
chính trị tại Nhật chính là năng lực tổng hợp các năng lực trên. Trách nhiệm
chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở nói riêng cũng trên cơ sở có
năng lực trên; dựa trên tố chất nổi trội như lòng yêu nước Nhật mạnh mẽ. Tại
Nhật, bên cạnh hệ thống luật pháp được họ học tập từ các nước Châu Âu thì có
một khế ước vô cùng quan trọng là sự thương lượng, sự thỏa thuận của cộng
đồng dân cư tạo thành nếp sống, nếp nghĩ, nếp làm việc, tạo thành áp lực buộc
phải tuân thủ trong xã hội cũng như với người đúng đầu, có các sai phạm xảy ra
thì trên tinh thần văn hóa cầu thị, hai bên gặp nhau để thương lượng giải quyết,
tinh thần phương đông được thể hiện rõ để người Nhật phát triển thần kỳ.
- Mô hình Pháp: Người đứng đầu chính quyền cơ sở là xã trưởng nhưng
chịu trách nhiệm trên hai vai trò, là người do hội đồng xã bầu ra, tham gia chấp

hành hội đồng xã, đại diện pháp lý cho xã nhưng nếu bị bãi miễn phải có quyết
định của Trung ương. Vậy trong việc thực thi trách nhiệm được phân những
nhiệm vụ của các cấp ủy quyền quy định trách nhiệm tương ứng của xã trưởng.
Trên các lĩnh vực chịu trách nhiệm trước xã như quản lý tài chính, quản lý tài
sản (các thiết bị trường tiểu học) cấp phép xây dựng, bảo tồn tài nguyên, di sản


18
văn hóa. Xã trưởng có thẩm quyền riêng trong việc ra các quyết định về các
lĩnh vực như điều hành cán bộ, lĩnh vực an ninh, y tế. Với vị thế thay mặt nhà
nước tại chính quyền cấp xã thì xã trưởng thực hiện các nhiệm vụ như đăng ký
kết hôn, khai sinh, khai tử, thủ tục trấn áp tội phạm. Các quyết định hành chính
của xã trưởng nhân danh xã bị kiểm soát bởi Tòa án, nếu nhân danh nhà nước
thì phải được cấp tỉnh trưởng phê chuẩn. Điểm nhấn trong trách nhiệm chính trị
tại Pháp là nhiều lần chứng kiến sự từ chức của cá nhân các vị bộ trưởng, thậm
chí là thủ tướng chính phủ khi các vị này nhận trách nhiệm chính trị về mình
bởi chính các tổ chức xã hội hay các tổ chức nhân quyền khi họ bóc trần những
sai phạm, yêu cầu đặt ra là các cá nhân thủ lĩnh chính trị phải hoạt động chuyên
nghiệp hơn, trách nhiệm hơn khi áp lực xuất hiện không phải từ công quyền mà
chính từ các tổ chức phi chính phủ. Trách nhiệm chính trị tại Pháp trên cơ chế
quyền lực phân công và đối trọng nhau, tổng thống là người quản lý hành pháp,
thủ tướng là người của đảng chiếm đa số nhưng thực tiễn quyền lực cho thấy
trách nhiệm chính trị của tổng thống cao hơn, tổng thống có quyền giải tán hạ
viện nhưng ngược lại, hạ viện có quyền không thông qua chính sách của tổng
thống. Vậy trách nhiệm chính trị của cá nhân các thủ lĩnh gắn liền với thực tiễn
đời sống chính trị của Pháp chứ không hẳn là gắn với lý thuyết chính trị hay hệ
thống luật pháp quy định.
- Trung Quốc: Hương trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, cấp thấp nhất,
gần nhất với đời sống của người dân. Trung Quốc cũng như hầu hết các quốc gia
khác trên thế gới luôn xem trọng cấp cơ sở, đối tượng tiếp nhận, xử lý các chủ

trương chính sách của cấp trên, tương tương với hội đồng nhân dân cấp xã ở Việt
Nam là “Đại hội đại biểu nhân dân hương trấn” và chính quyền nhân dân hương
trấn tương đương như UBND xã, phường, thị trấn ở Việt Nam. Thông qua quy
trình công khai, cơ chế phản biện quần chúng để kiểm soát trách nhiệm của các
vị trí phụ trách các công tác được giao như là Hương trưởng hay Trấn trưởng,
dưới là các cấp phó giúp việc và được bầu theo nhiệm kỳ. Chính quyền Hương
trấn tại Trung Quốc còn thành lập các Ủy ban dân cư và Ủy ban thôn dân quản
lý đến từng điểm dân cư trong vùng. Với việc thông qua Luật Phúc tra hành


19
chính, chính quyền Hương trấn được quy định các nhiệm vụ thực hiện như:
Trách nhiệm của các cơ quan hành chính là những trách nhiệm gì; công tác giám
sát, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân...[120].
- Tại Cộng hoà liên bang Đức: Về cơ cấu tổ chức chính quyền xã Đức
cũng nhiều tương đồng với Việt Nam, họ đặc biệt chú trọng chính quyền cấp
cơ sở, xã và liên xã đều có con dấu, biểu tượng quốc gia. Xã và liên xã hoạt
động theo chế độ tự quản. Trách nhiệm của chính quyền xã có vai trò quan
trọng khi thể hiện những nhiệm vụ cấp cơ sở làm sẽ tạo thành quả cho các cấp
trên chứ không đơn thuần là cấp cơ sở chỉ giải quyết nhiệm vụ tại cơ sở.
Tính thứ bậc trong thiết chế quyền lực không thú vị bằng chính việc
phân loại các công việc trên các lĩnh vực của quốc gia, những việc nào cấp cơ
sở làm được thì cấp cơ sở thực hiện, những việc nào cấp cơ sở không thực hiện
được thì cấp trên thực hiện, chế độ tự quản lúc này gắn liền với một cơ sở hạ
tầng và các nguồn lực đồng bộ tại chính các xã và liên xã. Trách nhiệm chính
trị lúc này của cá nhân các nhà lãnh đạo, quản lý được nhìn rõ hơn về mặt trình
độ chính trị, trình độ quản lý, tính khoa học, tính sáng tạo của người đứng đầu
chính quyền cơ sở, lúc này quyền lực nhìn nhận thực chất hơn là nhìn nhận
thông qua vị thế và cấp bậc của chính cá nhân đó đảm nhận, tính kỹ trị, tính kỷ
luật tạo nên người đứng đầu chuyên nghiệp trên mọi công việc được giao.

- Thái Lan: Hiến pháp Thái Lan có từ năm 1933, với Luật kế hoạch và
quy trình phi tập trung hóa năm 1999 đã quy định chế độ tự quản của chính
quyền địa phương, tiếng nói, yêu cầu từ chính quyền xã (Tambon) được xem
trọng, tuy nhiên trách nhiệm chính trị của người đứng đầu không hẳn được phát
huy như trong lý thuyết. Chính quyền Thái Lan phân thành ba cấp, trung ương,
tỉnh và xã. Cấp huyện không phải là cơ quan hành chính độc lập. Mỗi hình thức
tự quản ở xã đều hoạt động theo một đạo Luật riêng và trong đó đề cao trách
nhiệm chính trị của người đứng đầu chính quyền cơ sở khảo sát với đời sống
người dân cũng như chịu trách nhiệm với cấp cao hơn cấp trung gian là cấp
huyện, tạo sự chủ động trong việc đề ra các sáng kiến cải tiến tại xã. Ở Thái
chức vụ xã trưởng được bầu cử theo phổ thông đầu phiếu, cuộc bầu cử diễn ra
khá sôi động do các ứng cử viên cạnh tranh từ các trưởng thôn, khối xóm.


×