HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG NGƠ NINH
GIÁ TRỊ CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM
THỜI TRẦN Ở BẮC GIANG
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUN NGÀNH: TƠN GIÁO HỌC
Mã số: 9229009 (Cũ: 62220309)
HÀ NỘI - 2020
Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Quốc Tuấn
2. PGS,TS Hoàng Thị Lan
Phản biện 1:…………………………………….
Phản biện 2:…………………………………….
Phản biện 3:…………………………………….
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi ……giờ……phút, ngày ………tháng….…..năm 2020.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo thời Trần phát triển trên
nhiều phương diện, biểu hiện qua sự hình thành và phát triển của Phật giáo
Trúc Lâm. Phật giáo Trúc Lâm có nhiều đóng góp quan trọng trong đời
sống xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng của xã hội Đại Việt,
đóng vai trị thiết yếu trong q trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Phật
giáo Trúc Lâm là sợi dây nối kết tình đồn kết nhân dân với tầng lớp lãnh
đạo đất nước, với sức sống bền bỉ trong các tầng lớp nhân dân, tác động
mạnh mẽ đến xã hội bởi tính chất luân lý đạo đức, kêu gọi làm việc
thiện, thương yêu người khác, tôn trọng phép nước; trở thành uy lực
thống nhất ý thức hệ toàn dân, là nhân tố dệt nên hệ tư tưởng và tính
chất xã hội độc đáo, mang đậm tính dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo
Trúc Lâm thời Trần đã để lại nhiều giá trị còn tồn tại đến ngay nay ở các
dạng thức khác nhau.
Tỉnh Bắc Giang có vị trí địa - chính trị, địa - văn hóa, địa - tôn giáo rất
quan trọng đối với lịch sử đất nước ta từ thời dựng nước và càng nổi bật
trong thời kỳ giữ nước hàng nghìn năm lịch sử. Sự hình thành và phát triển
Phật giáo ở tỉnh Bắc Giang đã lưu dấu rất nhiều di sản có giá trị, nổi bật
nhất là chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng). Đây là trung
tâm Phật giáo lớn ở tỉnh Bắc Giang, mang đậm dấu ấn của Phật giáo Trúc
Lâm tồn tại cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó, Bắc Giang cịn là nơi đang lưu giữ dấu tích của các ngôi
chùa của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần bên phía Tây Yên Tử, chứng tích
cho một thời kỳ Phật giáo phát triển hưng thịnh. Qua thời gian lịch sử, hệ
thống di tích Phật giáo Trúc Lâm và chùa Vĩnh Nghiêm trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang đóng một vai trị quan trọng và là một phần không thể tách rời
2
trong quần thể di sản văn hóa và danh thắng Yên Tử gắn với Phật giáo
Trúc Lâm mang đậm bản sắc Việt.
Việc nghiên cứu một cách hệ thống Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang góp phần làm sâu sắc hơn các giá trị di sản Phật
giáo, lịch sử và văn hóa. Thơng qua những giá trị đó góp phần làm rõ vị trí
lịch sử, giá trị văn hóa của những di tích này, cũng như truyền thống lịch
sử, văn hóa của tỉnh Bắc Giang với tư cách là một trung tâm Phật giáo
Trúc Lâm trước đây. Ngoài ra, việc nghiên cứu hệ thống về Phật giáo Trúc
Lâm thời Trần còn ở phương diện sinh hoạt Phật giáo, tư tưởng Phật giáo,
giúp ban ngành chính quyền các cấp đề ra được những giải pháp bảo tồn
và phát huy những giá trị di sản quý báu này trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
góp phần làm rõ giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần đối với lịch sử
dân tộc, với đời sống tinh thần người dân. Trên cơ sở những giá trị đó
đóng góp luận cứ khoa học cho ba tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Hải
Dương hồn thiện hồ sơ trình UNESCO đề xuất cơng nhận Quần thể di
tích - danh thắng n Tử là di sản thế giới; cho tỉnh Bắc Giang hình thành
và phát triển con đường du lịch tâm linh Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với việc kết nối các ngôi chùa Trúc Lâm thời
Trần cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, chắc chắn góp phần phát triển
kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời
Trần ở Bắc Giang” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tơn giáo học,
có tính cấp thiết, có giá trị cả về phương diện khoa học lẫn phương diện
thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa
3
bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát
huy hiệu quả các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang hiện nay, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, khái quát quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo
Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang, làm rõ dấu ấn của Phật giáo Trúc Lâm
thời Trần ở Bắc Giang.
- Thứ hai, tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những giá trị nổi
bật của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang hiện nay (giá trị tôn
giáo, giá trị văn hóa, giá trị lịch sử).
- Thứ tư, đề xuất giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các giá trị của Phật
giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang theo ba nhóm:
giá trị tơn giáo, giá trị văn hóa, giá trị lịch sử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu những giá trị của Phật
giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở khu vực Tây
Yên Tử tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các giá trị của Phật giáo
Trúc Lâm thời Trần qua các thời kỳ lịch sử từ khi hình thành và phát triển
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, NCS sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích
tài liệu; phương pháp nghiên cứu điền dã, phương pháp quan sát tham dự,
4
phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phỏng vấn bảng hỏi, phương
pháp so sánh, đối chiếu.
5. Đóng góp khoa học của luận án
- Luận án làm rõ quá tình hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc
Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đồng thời chỉ ra được dấu ấn
của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang.
- Luận án phân tích, làm rõ những giá trị nổi bật của Phật giáo Trúc
Lâm thời Trần ở tỉnh Bắc Giang như giá trị tôn giáo, giá trị văn hóa, giá trị
lịch sử.
- Bên cạnh đó, luận án đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm bảo
tồn và phát huy những giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ những giá trị nổi bật của
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang hiện nay, đồng thời luận án
đóng góp vào tư liệu nghiên cứu tham khảo, giảng dạy.
- Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy
những giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang phục vụ cho
việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội của địa phương.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết. Nội dung các chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan tới luận án
Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và dấu ấn của Phật giáo
Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang
Chương 3: Giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang
Chương 4: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy giá trị của
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Trúc
Lâm và Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo Trúc Lâm và Phật
giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một số tác phẩm tiêu
biểu như: Tam tổ thực lục, Trúc Lâm Tam tổ giảng giải, Chốn tổ Vĩnh
Nghiêm, Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm trong quá
trình phát triển của Phật giáo Việt Nam..
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến những giá trị
của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến các giá trị của Phật giáo Trúc
Lâm và Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, một số
tác phẩm tiêu biểu như: Những giá trị văn hóa cổ truyền tỉnh Bắc Giang,
Phật hồng Trần Nhân Tơng (1258 - 1308) con người và sự nghiệp, Di tích
và danh thắng Tây Yên Tử…
1.1.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc phát huy
những giá trị của Phật giáo thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc phát huy các giá trị của
Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, một số tác phẩm tiêu biểu như: Bảo tồn và phát huy các giá trị di
sản văn hóa Lý - Trần tỉnh Bắc Giang, Xây dựng và phát triển sản phẩm du
lịch văn hóa, tâm linh - sinh thái vùng Yên Tử, Bảo tồn di sản văn hoá khu
vực Tây Yên Tử gắn với phát triển du lịch…
1.1.4. Các vấn đề đã được nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu
- Những vấn đề nghiên cứu trước chưa tiếp cận:
6
Đã có một số cơng trình đề cập đến Phật giáo thời Trần nói chung và
giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói
riêng, nhưng hầu hết các cơng trình này mới chỉ đề cập đến những khía
cạnh riêng lẻ của những giá trị của Phật giáo thời Trần mà chưa có cái nhìn
tổng thể và tồn diện về những giá trị đó, cũng như chưa có được những
giải pháp tồn diện để phát huy những giá trị Phật giáo thời Trần phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu:
+ Thứ nhất, trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về quá trình hình
thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm nói chung, NCS làm sáng tỏ
quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang nói riêng. Từ đó, chỉ ra dấu ấn của Phật giáo Trúc Lâm thời
Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm
thời Trần như: giá trị tơn giáo, giá trị văn hóa, giá trị lịch sử. Bên cạnh đó,
NCS khảo sát người dân và tín đồ của Phật giáo Trúc Lâm ở Bắc Giang, để
từ đó làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo Trúc Lâm ở Bắc Giang.
+ Thứ hai, nhìn nhận tầm quan trọng của việc phát huy giá trị Phật
giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở quá trình hình thành và phát
triển của Phật giáo Trúc Lâm và các giá trị của của Phật giáo Trúc Lâm
thời Trần ở Bắc Giang, với mong muốn tìm ra những giải pháp hiệu quả
nhất nhằm phát huy những giá trị của Phật giáo Trúc Lâm ở Bắc Giang.
1.2. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sinh nêu một số lý thuyết sử dụng trong luận án như :
Lý thuyết địa tôn giáo, lý thuyết vùng văn hóa, lý thuyết giá trị, lý
thuyết chức năng.
1.3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Nghiên cứu sinh nêu một số khái niệm như : Giá trị, Giá trị tơn giáo,
Giá trị văn hóa, Giá trị lịch sử, Phật giáo Trúc Lâm, Phật giáo Trúc Lâm
7
thời Trần, Tây Yên Tử, Cơ sở thờ tự của Phật giáo Trúc Lâm ở Bắc Giang,
Tăng, ni và Phật tử Phật giáo Trúc Lâm ở Bắc Giang, Lễ hội của Phật giáo
Trúc Lâm ở Bắc Giang.
1.4. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tập trung ở
khu vực Tây Yên Tử gồm 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên
Dũng của tỉnh Bắc Giang.
Tiểu kết chương 1
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tập trung ở
khu vực Tây Yên Tử trải dài qua 4 huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn
và Sơn Động. Vấn đề nhìn nhận các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời
Trần nói chung hiện nay được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về giá trị của Phật giáo Trúc
Lâm Thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay cịn ít được quan tâm,
đầu tư nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào một số đối tượng nhỏ chưa có cái
nhìn đánh giá tổng qt, tồn diện cũng như đưa ra được những thực trạng
về vấn đề này. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các
nhà khoa học đi trước, luận án tập trung vào việc làm rõ các giá trị của
Phật giáo thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đề xuất một số giải
pháp, kiến nghị nhằm phát huy các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời
Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Luận án làm rõ các khái niệm về giá trị, giá trị tơn giáo, giá trị văn
hóa, giá trị lịch sử và một số khái niệm liên quan đến đề tài. Đồng thời,
vận dụng các lý thuyết như lý thuyết địa - tôn giáo, lý thuyết vùng văn hóa,
lý thuyết về giá trị tơn giáo, lý thuyết chức năng, kết hợp sử dụng với các
phương pháp như phân tích, tổng hợp tài liệu, nghiên cứu điền dã, quan sát
tham dự, phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng hỏi, so sánh đối chiếu, để làm rõ
quá trình hình thành và phát triển, dấu ấn, các giá trị của Phật giáo Trúc
Lâm thời Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra một số giải pháp,
khuyến nghị để phát huy các giá trị đó.
8
Chương 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ DẤU ẤN CỦA
PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI TRẦN Ở BẮC GIANG
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT
GIÁO TRÚC LÂM THỜI TRẦN Ở BẮC GIANG
2.1.1. Quá trình hình thành của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở
Bắc Giang
Qua những dấu tích, hiện vật, những truyền thuyết dân gian chứng tỏ
rằng từ thời Lý Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng tới vùng đất Bắc Giang.
Sang thời Trần, Phật giáo Trúc Lâm ra đời và được phân bố trên một địa
bàn rộng lớn, nhưng tập trung nhất là ở 03 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang
và Hải Dương. Ở tỉnh Bắc Giang, bên sườn Tây Yên Tử nằm trên địa phận
huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Dũng địa
bàn gắn liền với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm. Đó là
chùa Vĩnh Nghiêm - điểm nhấn đặc biệt quan trọng, một trung tâm Phật
giáo nổi tiếng dưới thời Trần, cùng hệ thống Phật giáo Trúc Lâm phân bố
suốt dọc triền phía Tây dãy núi Yên Tử. Tính từ Vĩnh Nghiêm ngược lên
là: chùa Mã Yên, chùa Hòn Tháp, chùa Cao, chùa Khám Lạng, chùa Bình
Long, đền Suối Mỡ, đền Trần, chùa Hịn Trứng, chùa Hồ Bấc (ở huyện
Lục Nam), chùa Am Vãi, chùa Đồng Vành, (ở huyện Lục Ngạn) và Khu
bảo tồn Tây Yên Tử, với chùa Đèo Bụt, chùa Cầu, chùa Kim Quy (ở huyện
Sơn Động).
2.1.2. Quá trình phát triển của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở
Bắc Giang
Từ trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm nhiều ngôi chùa bên sườn Tây
Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều cũng được trùng tu và xây dựng mới.
Ngôi chùa được xây mới là chùa Hồ Bấc, chùa Ngọ ở Lục Nam, Bắc
9
Giang. Các ngơi chùa khác: chùa Am Vãi, chùa Bình Long, chùa Cao,
chùa Hòn Tháp, chùa Mã Yên… đến giữa thế kỷ XIV thì mối quan hệ giữa
Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử với cả nước phát triển tới đỉnh cao. Hệ thống
Phật giáo Trúc Lâm với bốn trung tâm là Vĩnh Nghiêm, Thanh Mai, Yên
Tử và Quỳnh Lâm đã hoàn thiện. Ở Bắc Giang trung tâm Phật giáo Vĩnh
Nghiêm đã có mối liên hệ với các chùa trực tiếp như: Chùa Am Vãi, n
Mã, Bình Long, Hịn Tháp, Hồ Bấc, Đồng Vành, chùa Cao, Khám Lạng,
Hang Non và đã có vai trị tích cực trong việc phát triển Phật giáo Trúc
Lâm ở phía Tây Yên Tử.
2.2. DẤU ẤN CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI TRẦN Ở
BẮC GIANG
2.2.1. Về tông phái, tư tưởng, tu tập
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trúc Lâm đã dung hợp
ba Thiền phái đã có ở nước ta trước đó là: Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
(thế kỷ VI), Thiền phái Vô Ngôn Thông (thế kỷ IX) và Thiền phái Thảo
Đường (thế kỷ XI). Phật giáo Trúc Lâm thời Trần chủ trương Thiền - Giáo
song hành, đặt nền tảng trên kinh điển, Thiền và Giáo không tách rời nhau,
tu học luôn đồng hành. Có thể xem đây là một trong những đặc điểm cơ
bản của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần nói chung của Phật giáo Trúc Lâm
thời Trần ở Băc Giang nói riêng.
2.2.2. Về hệ thống di tích, văn bia
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang để lại dấu ấn, dấu tích sâu
đậm ở các chùa thuộc dãy núi Yên Tử và phụ cận, mà cụ thể là các chùa
thuộc huyện Đông Triều (Quảng Ninh), một số chùa thuộc huyện Chí Linh
(Hải Dương) và các di tích thuộc khu vực Tây Yên Tử (Bắc Giang). Trên
địa phận Bắc Giang, có 3 cụm di tích thuộc Phật giáo Trúc Lâm, mà từ
chùa Vĩnh Nghiêm, có thể qua đó để đến với các di tích ở Cơn Sơn, Thanh
10
Mai ở Hải Dương; Quỳnh Lâm, Ngọa Vân, Hồ Thiên, Hoa Yên, chùa
Đồng ở Quảng Ninh.
2.2.3. Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) - Trụ sở trung ương của
Giáo hội Trúc Lâm thời Trần
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở
Bắc Giang là một bộ phận của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, duy trì
chuyển tải tư tưởng Phật pháp của Phật giáo Trúc Lâm. Tiêu biểu là chùa
Vĩnh Nghiêm - một trung tâm quan trọng trong hệ thống Trúc Lâm Yên
Tử. Điều quan trọng là cả ba vị Tổ đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung
tâm truyền bá Phật pháp của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. Chùa Vĩnh
Nghiêm nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm hoằng pháp đạo
tràng an cư kiết hạ, đào tạo tăng tài, thuyết giảng. Chùa đã có tầm ảnh
hưởng cả trong giới Phật giáo và nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội trong lịch sử.
Tiểu kết chương 2
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang. Đó là dấu ấn về tơng phái, tư tưởng và tu tập thể hiện
qua các hoạt động tu tập tại chùa Vĩnh Nghiêm thời Trần như an cư kiết
hạ, Thiền - Giáo song hành. Dấu ấn tiếp theo về văn hóa thể hiện qua
những di tích, tư liệu văn bia thời Trần của Phật giáo Trúc trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang, đã góp phần phác thảo được những dấu ấn của Phật giáo Trúc
Lâm nơi đây. Chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang có vị thế quan trọng thời
Trần từng là trụ sở trung ương của giáo hội Trúc Lâm thời Trần nơi Tam
tổ Trúc Lâm đều lấy làm trung tâm truyền bá Phật pháp. Có thể nhận thấy
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang đã có vị thế quan trọng trong
quá trình phát triển của Phật giáo thời Trần, ảnh hưởng của nó khơng chỉ ở
trong giới thiền mơn mà cịn có tác động ảnh hưởng rộng trên nhiều giới,
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
11
Chương 3
NHỮNG GIÁ TRỊ NỔI BẬT CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM
THỜI TRẦN Ở BẮC GIANG
3.1. GIÁ TRỊ TÔN GIÁO CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI
TRẦN Ở BẮC GIANG
3.1.1. Giá trị tông phái, hệ phái
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần là sự kết hợp của ba dịng thiền đã có
mặt ở Việt Nam trước đó là: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo
Đường. Trên cơ sở tiếp biến, giao lưu từ ba nguồn gốc khác nhau. Sự dung
hợp Thiền - Tịnh - Mật chính là một trong những nét đặc trưng của Thiền
tông Việt Nam, đã thể hiện được giá trị hệ phái, tông phái trong suốt chiều
dài lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Về chương
trình tu học, Phật giáo Trúc Lâm chủ trương Thiền - Giáo song hành, vừa
tu thiền vừa học đạo trong thời gian an cư kiết hạ kể từ Rằm tháng Tư đến
Rằm tháng Bảy theo nội quy của Phật giáo Trúc Lâm, đậm nét Thiền tông
Phật giáo Đại Việt. Với ý nghĩa của việc tu trì giới luật, chính Pháp Loa,
sau khi phụng chiếu về Vĩnh Nghiêm trụ trì đã tổ chức khóa học Luật Tứ
Phần cho các tín đồ tu trì.
Về khảo sát việc thực hiện Thiền - Giáo song hành tại các chùa, Thiền
viện. Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy các ngơi chùa có thực hiện chủ
trương Thiền - Giáo song hành chiếm tỉ lệ cao, cụ thể: số người trả lời Có
chiếm 72,25%, Không (22,25%), Không biết/ Không trả lời 6,25%.
Qua khảo sát cho thấy thực hành nghi thức Tụng kinh, niệm Phật
chiếm tỉ lệ cao nhất 62,75%, tu thiền chiếm 62,25%, nghe giảng pháp
(Kinh, Luận, Ngữ lục) chiếm 60,75%, tiếp theo câu trả lời Khác là 2% số
người cho rằng họ thực hành dâng hương. Số lượng câu kiểm tra lại xác
thực có giảm một chút nhưng đã cho thấy đa số tín đồ đến với các chùa,
12
Thiền viện để sinh hoạt đều thực hành theo chủ trương Thiền - Giáo song
hành. Tụng kinh, niệm Phật, Nghe giảng pháp và Tu thiền đây là cách tu
tập Thiền - Giáo song hành nổi bật của Phật giáo Trúc Lâm để đạt chứng
ngộ, đã được các tín đồ thực hiện.
Khảo sát sự hỗn dung giữa Phật giáo Trúc Lâm và tín ngưỡng dân
gian hiện nay biểu hiện qua thờ Mẫu, thờ thần, thờ người qua đời của tín
đồ và người dân Bắc Giang. Kết quả khảo sát cho thấy có 78,25 % đối
tượng được hỏi đến chùa, sau khi lễ Phật đều lễ Thần, lễ người qua đời và
đến lễ Mẫu tại nhà Mẫu. Chỉ lễ Phật chiếm 18,75 %, chỉ lễ Mẫu chiếm 3%,
người đến chùa chỉ để lễ Thần hay chỉ để lễ người qua đời là khơng có ai.
Có thể thấy rằng tín đồ và người dân đến chùa đều lễ cả Phật, lễ Mẫu, lễ
thần và lễ người qua đời, đây chính là sự hỗn dung giữa Phật giáo Trúc
Lâm với tín ngưỡng dân gian hiện nay, thể hiện tính cởi mở mang bản sắc
văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.
3.1.2. Giá trị tư tưởng, đạo đức
Giá trị tư tưởng, đạo đức của Phật giáo Trúc Lâm là gắn liền với tâm,
toàn bộ hành động của con người đều xuất phát từ tâm. Kết quả khảo sát
tại địa bàn nghiên cứu về tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng “Phật tại tâm”
hiện nay. Số người cho rằng tu dưỡng đạo đức theo tư tưởng “Phật tại
tâm” giúp tâm trong sáng chiếm tỷ lệ cao nhất (92%), trong đó tỷ lệ trả lời
Khơng là 5%; Không biết/ không trả lời chiếm 3%. Kết quả kiểm chứng
thấy rằng có 88,75% người cho đã có hiểu về tư tưởng “Phật tại tâm” của
Phật giáo Trúc Lâm, có thể thấy rằng số người này đã cho rằng tu dưỡng
đạo đức theo tư tưởng “Phật tại tâm” giúp tâm trong sáng trong bảng 3.4.
Chứng tỏ tư tưởng “Phật tại tâm” của Phật giáo Trúc Lâm ở Bắc Giang đã
ăn sâu trong tư tưởng nhiều người dân nơi đây. Tư tưởng này giúp người
dân và tín đồ tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tâm trong sáng, khi đó làm mọi
việc sẽ tốt đẹp hơn.
13
3.1.3. Giá trị phương pháp tu tập
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang thường áp dụng nghi thức
Lục thời sám hối khoa nghi của Trần Thái Tông. Đây là phương thức hành
thiền phù hợp với người Việt, đặc biệt là là các tăng, ni và Phật tử, bằng
cách sám hối, tẩy rửa lục căn đối với lục trần, ứng với lục thời bái sám
trong ngày, không cho bụi bặm đeo bám, từ đó bước vào thế giới hành trì
thiền định.
Khảo sát làm rõ lợi ích khi tu hành theo giáo lý, tư tưởng, nghi lễ của
Phật giáo Trúc Lâm. Số người cho rằng khi tu tập theo Phật giáo Trúc Lâm
sẽ thấy tâm thanh thản, trong sáng hơn chiếm tỷ lệ cao nhất (93,75%) , tiếp
theo tránh xa các tệ nạn xã hội (87,75%), cân bằng cuộc sống (86,5%), làm
nhiều việc thiện hơn (77,75%), nâng cao sức khỏe (72,25%), tăng khả
năng tư duy sáng tạo (40,25%), thu nhập kinh tế tốt hơn (21,25%), không
biết/ không trả lời (3%).
3.2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI
TRẦN Ở BẮC GIANG
3.2.1. Giá trị văn hóa vật thể
3.2.1.1. Hệ thống văn bia, văn tự
Văn bia thời Trần mà phần lớn là văn bia chùa là nguồn tư liệu quý, có
giá trị về nhiều mặt trong nghiên cứu lịch sử văn hóa xã hội đương thời.
Văn bia, văn tự ở phía Tây Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang khá
phong phú và quý giá, là sản phẩm và dấu tích trực tiếp của các hoạt động
và thực hành tơn giáo của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. Đây là chứng tích
xác định đối với các cơ sở thuộc Phật giáo Trúc Lâm, đóng góp giá trị rất
lớn vào di sản văn hóa Việt Nam.
3.2.1.2. Hệ thống di tích thời Trần qua khai quật khảo cổ học
Bên cạnh hệ thống văn bia, văn tự kể trên, giá trị văn hóa của Phật
giáo Trúc Lâm thời Trần còn thể hiện qua hệ thống di tích, di vật khảo cổ
14
các ngôi chùa thời Trần mà nay đã bị tàn phá và trở thành phế tích ở khu
vực Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang. Thơng qua hệ thống di tích khảo cổ học
này, có thể làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong lịch sử, phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, trùng tu, phục dựng con đường văn hóa tơn giáo của
Phật giáo Trúc Lâm. Các chùa như: Chùa Am Vãi, Chùa Hịn Tháp, Chùa
Bình Long, Chùa n Mã, Chùa Hồ Bấc, Cụm di tích Hang Non - Khám
Lạng - Chùa Cao, Chùa Ngọ.
3.2.2. Giá trị văn hóa phi vật thể
3.2.2.1. Văn học Thiền
Thi phú bằng chữ Nơm có mặt rất sớm trong chốn thiền mơn. Điển
hình là hai tác phẩm Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú Lâm tuyền thành đạo
ca của Trúc Lâm Điều Ngự. Tổ Huyền Quang cũng đã để lại bài phú Vịnh
Vân Yên tự. Trong hệ thống mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm, có nhiều tác
phẩm có giá trị văn học như: Thần du Tây phương ký, Tây phương mĩ nhân
truyện, Kính tín lục, n Tử nhật trình - Thiền tơng bản hạnh.
3.2.2.2. Lễ hội của Phật giáo Trúc Lâm
Về lễ hội của Phật giáo Trúc Lâm, tiêu biểu là chùa Vĩnh Nghiêm tổ
chức lễ hội với quy mô to lớn, thể hiện sự ảnh hưởng to lớn của Phật giáo
trong đời sống xã hội, đồng thời cũng thể hiện niềm tin, sự sùng bái của
nhân dân xa gần đối với các vị sư tổ. Bên cạnh lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm,
một số lễ hội khác bên phía Tây dãy Yên Tử, hằng năm, cứ đến ngày hội là
các tín đồ, người dân khắp nơi trong vùng lại tấp nập kéo về chùa, thể hiện
niềm tin, lịng thành tâm của mình đối với Tam tổ.
Lễ hội của Phật giáo Trúc Lâm được tổ chức lâu đời đã có những ảnh
hưởng tới xã hội nhất định, vì giá trị xã hội thể hiện ở cộng đồng, thơng
qua lễ hội đã tạo ra được sự hịa nhập cộng đồng của người dân, mọi người
hướng thiện, tránh xa các tệ nạn xã hội và không vi phạm pháp luật.
15
3.3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI
TRẦN Ở BẮC GIANG
3.3.1. Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang là một bộ phận
của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần
3.3.1.1. Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang đã duy trì,
chuyển tải những tư tưởng Phật pháp thời Trần
Về an cư kiết hạ, theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang,
vào thời Trần thì các tu viện, đại danh lam Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Siêu
Loại, Vĩnh Phúc, Báo Ân, An Lạc, Tàng Viện… là những cơ sở được chọn
làm đạo tràng an cư kiết hạ trọng điểm có sự bảo trợ của triều đình, ưu tiên
cho những ai là tăng sĩ ưu tú thuộc Phật giáo Trúc Lâm. Có thể nói Vĩnh
Nghiêm là một trong những đạo tràng an cư kiết hạ thuộc cấp trung ương
giáo hội, mang tính kiểu mẫu thời đó.
3.3.1.2. Chùa Vĩnh Nghiêm - trụ sở Trung ương của Giáo hội Phật
giáo Trúc Lâm thời Trần nơi Tam tổ Trúc Lâm đều chọn làm trung tâm
truyền bá Phật pháp
Trần Nhân Tông tạo nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Trúc Lâm
thời Trần ở Bắc Giang. Nhị Tổ Pháp Loa xây dựng Vĩnh Nghiêm trở thành
Trung Tâm Phật giáo đời Trần. Tam tổ Huyền Quang tiếp tục phát triển sự
nghiệp Phật giáo tại Bắc Giang. Có thể thấy rằng, Chùa Vĩnh Nghiêm là
trung tâm của Phật giáo Trúc Lâm gắn với những hoạt động tích cực của
Tam tổ Trúc Lâm thời kỳ hưng thịnh nhất. Sau tam tổ trụ trì, có các vị cao
tăng khác kế truyền trụ trì.
3.3.2. Góp phần xây dựng một giáo hội Phật giáo Việt Nam độc
lập, thống nhất mang tinh thần nhập thế
Trong các giai đoạn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Trúc
Lâm thời Trần đã xây dựng và hình thành nên tổ chức giáo hội Trúc Lâm
và có thể coi đây là giai đoạn lịch sử góp phần xây dựng một giáo hội Phật
16
giáo Việt Nam độc lập thống nhất thời Trần. Ngoài ra, giá trị lịch sử của
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần còn là bài học lịch sử cho GHPGVN xây
dựng một giáo hội độc lập, thống nhất qua các thời kỳ. Chùa Vĩnh Nghiêm
ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là trụ sở của giáo hội Trúc Lâm thời
Trần từ khi ra đời, hoạt động có tổ chức, ổn định khẳng định bản sắc dân
tộc, tạo nền tảng củng cố giáo hội Trúc Lâm thời Trần thống nhất. Phật
giáo Trúc Lâm ra đời với tinh thần nhập thế, đoàn kết tồn dân tộc góp
phần cho cơng cuộc dựng nước và giữ nước, gắn đạo với đời.
Tiểu kết chương 3
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần để lại nhiều giá trị trong đó 3 giá trị nổi
bật của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang đó là: giá trị tơn giáo,
giá trị văn hóa và giá trị lịch sử. Các giá trị này đã có ảnh hưởng đến đời
sống tín đồ và người dân Bắc Giang. Qua các di sản văn hóa vật thể là hệ
thống di tích, di vật cịn xót lại cùng với các lễ hội - di sản văn hóa phi vật
thể đã đóng góp giá trị rất lớn vào di sản văn hóa Việt Nam, cùng với đó là
các hoạt động tu tập được tổ chức thường xuyên trên địa bản tỉnh Bắc
Giang đã góp phần tu dưỡng đạo đức, giúp tâm trong sáng, hình thành nên
lối sống mẫu mực, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ổn định xã hội, đồng thời
khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, ý chí bảo vệ nền độc lập dân
tộc, theo tư tưởng yêu nước và nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm truyền lại.
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang là một bộ phận của Phật giáo
Trúc Lâm thời Trần đã duy trì, chuyển tải tư tưởng Phật giáo thời Trần,
góp phần xây dựng giáo hội Phật giáo độc lập, thống nhất mang tinh thần
nhập thế. Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang hiện nay đã có sự hỗn
dung hịa chung với các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh
Bắc Giang, và có những ảnh hưởng tới đời sống người dân Bắc Giang từ
thời Trần tới hiện tại, đó là những biểu hiện tinh thần yêu nước, tự lực tự
cường, ý chí bảo vệ nền độc lập dân tộc, tinh thần nhập thế của Phật giáo
17
Trúc Lâm truyền lại. Nhìn chung, cơng tác hoằng pháp ngày càng khởi
sắc, với nhiều chương trình thuyết giảng, khóa tu phong phú. Đồng thời,
khéo léo kết hợp giữa hoằng pháp, từ thiện xã hội, hướng tín đồ đến tư
tưởng yêu nước, tư tưởng nhập thế. Trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và
phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tỉnh Bắc Giang không
ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống văn hóa và cách mạng,
đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, từ thiện xã hội, đoàn kết và bảo vệ chủ
quyền quốc gia dân tộc.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY GIÁ
TRỊ CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM
THỜI TRẦN Ở BẮC GIANG
4.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
4.1.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của chính quyền các cấp, tín đồ và người dân trong
việc bảo tồn, phát huy các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở
Bắc Giang
Thứ nhất, các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và địa phương
tích cực đưa các bản tin, phóng sự, bài báo có nội dung về các giá trị của
Phật giáo Trúc Lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Thứ hai, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho các chùa
thực hiện tuyên truyền cung cấp các tài liệu (sách, báo, tạp chí, băng, đĩa
v.v...) hoặc tổ chức các buổi nói chuyện về Phật giáo Trúc Lâm.
Thứ ba, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm
công tác tôn giáo hiểu rõ về chính sách tơn giáo và các giá trị của Phật
giáo Trúc Lâm.
18
Thứ tư, khuyến khích trụ trì các chùa trên địa bàn có những hoạt động
sáng tạo để truyền bá giáo lý, tư tưởng, cách thức tu hành của Phật giáo
Trúc Lâm đối với người dân và tín đồ.
4.1.2. Bảo tồn, phục dựng các di tích Phật giáo Trúc Lâm thành
quần thể hồn chỉnh, thống nhất
Thứ nhất, chính quyền các cấp cần tiếp tục lên kế hoạch tổng kiểm tra,
đánh giá thực trạng của từng di tích, đề ra phương án tốt nhất trong biện
pháp bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị.
Thứ hai, chính quyền cần kết hợp với GHPGVN các cấp có kế hoạch
xây dựng, phát triển các trung tâm bảo tồn, phát huy các giá trị của Phật
giáo Trúc Lâm ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Thứ ba, các tổ chức Phật giáo phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức
thường xuyên, hiệu quả các nghi lễ, lễ hội của Phật giáo Trúc Lâm với quy
mô rộng lớn, có thể liên khu vực Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương.
4.1.3. Khai thác, phát huy các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm để
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của toàn địa phương
Thứ nhất, trên cơ sở tuyến đường 293 (đường Tây Yên Tử) đã xây
dựng, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng, mở rộng
các tuyến đường nhánh dẫn tới các di tích Phật giáo Trúc Lâm thuộc vực
Tây Yên Tử.
Thứ hai, tiếp tục khảo sát, trùng tu tôn tạo các ngôi chùa theo con
đường hoằng dương Phật giáo Trúc Lâm của Trần Nhân Tông để phát triển
du lịch sinh thái - tâm linh.
Thứ ba, đối với công tác quản lý, để đảm bảo sự phát triển bền vững,
các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm khi được khai thác không bị biến dạng,
sai lệch mà giữ được hồn cốt, nguyên bản của Phật giáo Trúc Lâm.
Thứ tư, cần bố trí đưa vào khai thác các loại hình dịch vụ du lịch sinh
thái tâm linh có sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương để phục vụ
19
các nhu cầu về tham quan, nghỉ dưỡng, chiêm bái lễ Phật, tìm hiểu về Phật
giáo Trúc Lâm cho du khách trong và ngoài nước.
4.2. KHUYẾN NGHỊ
4.2.1. Đối với Đảng, Nhà nước
4.2.1.1. Đối với Bộ, ngành TW
Thứ nhất, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tỉnh Bắc Giang trong các
hoạt động bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Thứ hai, bên cạnh các di tích đã được xếp hạng, TW tiếp tục xem xét xếp
hạng các di tích, di vật thuộc Phật giáo Trúc Lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4.2.1.2. Đối với tỉnh Bắc Giang
Thứ nhất, tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được trong việc bảo
tồn các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm giai đoạn vừa qua, đồng thời tăng
cường quản lý nhà nước trong việc bảo tồn di tích và xử lý nghiêm kịp thời
các hành vi xâm lại, vi phạm đến di tích.
Thứ hai, các cơ quan báo chí, truyền hình trong tỉnh Bắc Giang tích
cực đưa tin, phóng sự về cơng tác bảo tồn, phát huy các giá trị của Phật
giáo Trúc Lâm.
4.2.1.3. Đối với các huyện có di tích Phật giáo Trúc Lâm
Thứ nhất, đối với các di tích, chính quyền huyện có phương án bảo vệ
giữ nguyên hiện trạng, tránh để các di tích bị xâm hại. Về lâu dài, cần lập
hồ sơ xếp hạng di tích, thu thập cứ liệu phục dựng các di tích.
Thứ hai, tiếp tục phối hợp với các cơ sở Phật giáo trên địa bàn huyện
tổ chức thường xuyên hiệu quả các lễ hội của Phật giáo Trúc Lâm, tạo điều
kiện cho các cơ sở thờ tự phát huy tốt các hoạt động Phật sự.
4.2.2. Đối với Giáo hội Phật giáo
4.2.2.1. Đối với Trung ương GHPGVN
Thứ nhất, quan tâm đào tạo đội ngũ tăng, ni cho GHPGVN tỉnh Bắc
Giang trong đó có tăng, ni của Phật giáo Trúc Lâm.
20
Thứ hai, GHPGVN kết hợp với GHPGVN tỉnh Bắc Giang cùng với
các tổ chức, cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu và các trường Đại học...
cần tiếp tục tổ chức và nhân rộng mơ hình hội thảo khoa học nghiên cứu
tìm hiểu về những giá trị của Phật giáo Trúc Lâm.
4.2.2.2. Đối với GHPGVN tỉnh Bắc Giang
Thứ nhất, tập trung xây dựng hệ thống giáo dục và đào tạo tăng ni.
Tăng cường chất lượng giảng dạy tại các Trường hạ.
Thứ hai, hướng dẫn tín đồ nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị của
Phật giáo Trúc Lâm, tăng cường tuyên truyền vận động, tổ chức cho tăng
ni và Phật tử theo Phật giáo Trúc Lâm tham gia vào các mặt hoạt động
Phật sự của Tỉnh hội.
Thứ ba, phối hợp với chính quyền các cấp bảo tồn, khai thác phát huy
các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương.
Tiểu kết chương 4
Xác định rõ tầm quan trọng các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời
Trần trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong những năm qua, chủ trương của
Nhà nước, cũng như tỉnh Bắc Giang đã rất quan tâm, chú trọng tới công
tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích. Tỉnh Bắc Giang đã phối hợp
với các ban ngành lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng các di tích Phật
giáo Trúc Lâm trên địa bàn. Để bảo tồn và phát huy các giá trị của Phật
giáo Trúc Lâm nhằm lưu giữ truyền thống cho các thế hệ, đặc biệt tạo cho
nhân dân địa phương nơi sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng lành mạnh, các
huyện, xã, thị trấn cần phải thành lập các ban quản lý di tích của địa
phương mình, hầu hết các di tích đều phải có người trực tiếp trơng coi. Họ
phải là người nhiệt tình, có tâm huyết trong việc bảo vệ giữ gìn và phát
huy các giá trị di tích. Tỉnh Bắc Giang cũng cần phải thường xuyên chỉ đạo
các địa phương tổ chức tốt các lễ hội truyền thống hằng năm, để các chùa
21
thuộc Phật giáo Trúc Lâm có những hoạt động thiết thực, lễ hội văn hóa
truyền thống gắn với di tích. Thông qua lễ hội nhằm ôn lại giá trị lịch sử
của dân tộc, tư tưởng yêu nước và tư tưởng nhập thế. Chính quyền các cấp
cũng cần phải tích cực tuyên truyền, thực hiện đẩy mạnh các giải pháp
nhằm làm tốt công tác bảo tồn, giới thiệu, khai thác các giá trị của Phật
giáo Trúc Lâm trong các di tích. Tạo điều kiện thuận lợi cho các du khách
tiếp cận các giá trị của các di tích. v.v… Tuy nhiên, do hệ thống di tích
lớn, phong phú về loại hình, nằm rải rác khắp các địa bàn, nhiều di tích đã
xuống cấp chưa được phục hồi. Đề giải quyết những vấn đề trên cần sự
quan tâm, tạo điều kiện của các bộ, ban, ngành Trung ương hỗ trợ chính
sách về mọi mặt, để tỉnh Bắc Giang phát huy tốt các giá trị của Phật giáo
Trúc Lâm thời Trần.
KẾT LUẬN
1. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, sự ra đời của Phật giáo Trúc
Lâm thời Trần có nhiều giá trị to lớn. Phật giáo Trúc Lâm tự có nét độc
lập, tính nhập thế, tinh thần không phụ thuộc thân ngoại, đã khẳng định là
một tông phái, hệ phái mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Ở bên sườn Tây
Yên Tử tỉnh Bắc Giang là sự phân bố hệ thống Phật giáo Trúc Lâm như:
Chùa Sơn Tháp, chùa Bát Nhã, chùa Hồ Bấc, chùa Bình Long, chùa Am
Vãi... Đặc biệt, với sự tiếp nối các sư tổ, chùa Vĩnh Nghiêm đã trở thành
trung tâm với quy mô lớn để đào tạo tăng đồ của Phật giáo Trúc Lâm. Cho
nên, cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV miền Tây Yên Tử thuộc địa phận
tỉnh Bắc Giang được xem là trung tâm Phật giáo thời Trần. Có thể khẳng
định, Phật giáo Trúc Lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đóng một vai trị
quan trọng, là một phần không thể tách rời trong quần thể Phật giáo Trúc
Lâm Yên Tử.
22
2. Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang đã để lại dấu ấn sâu
đậm. Những tư liệu văn bia, di tích, di vật thời Trần ở khu vực Tây Yên Tử
đa dạng, có nội dung phong phú phản ánh nhiều mặt các hoạt động của
Phật giáo Trúc Lâm, góp phần xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa Việt
Nam. Các giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần đã có ảnh hưởng đến
đời sống tín đồ và người dân Bắc Giang hiện nay. Phật giáo Trúc Lâm ở
Bắc Giang hiện nay đã có sự hỗn dung với các tín ngưỡng dân gian khác.
Trong sự hỗn dung ấy, hiện nay chúng ta vẫn có thể nhận diện ra được
Phật giáo Trúc Lâm, biểu hiện qua cách thức tu tập, bài trí tượng thờ. Với
hệ thống di tích, di vật cịn xót lại, cùng với đó là các hoạt động tu tập của
Phật giáo Trúc Lâm được tổ chức thường xuyên trên địa bản tỉnh Bắc
Giang đã góp phần tu dưỡng đạo đức, giúp tâm trong sáng, hình thành nên
lối sống mẫu mực, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ổn định xã hội.
3. Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang là một bộ phận của
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần đã duy trì chuyển tải những tư tưởng Phật
giáo thời Trần, tiêu biểu là chùa Vĩnh Nghiêm là trụ sở Trung ương giáo
hội của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, nơi tổ chức và thành lập mơ hình
Phật giáo nhất tơng trên cơ sở dung hợp các thiền phái đã có từ trước, đây
là mơ hình đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và là mơ hình giáo
hội Phật giáo Việt Nam đầu tiên cho các tổ chức giáo hội sau này. Trần
Nhân Tông là người có cơng làm cho Phật giáo Trúc Lâm đi vào hiện thực
đời sống Phật giáo từ mơ hình hoạt động, cơ cấu tổ chức cho đến nội dung
tu tập và phương pháp hành trì, sau đó là Pháp Loa và Huyền Quang đã kế
thừa và phát triển Phật giáo tại chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa Vĩnh Nghiêm
nhanh chóng trở thành một trung tâm hoằng pháp, an cư kiết hạ, đào tạo
tăng tài, thuyết giảng giáo lý cho tăng ni mà Tam tổ Trúc Lâm xây dựng.
Việc tổ chức an cư kiết hạ được Tam tổ Trúc Lâm xem là một trong những
Phật sự hàng đầu của một giáo hội Tăng già trong sự nghiệp phát triển
Phật giáo.
23
Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang đã góp phần xây dựng
một giáo hội Phật giáo độc lập, thống nhất mang tinh thần nhập thế, góp
phần bảo vệ và xây dựng đất nước trong các cuộc chiến tranh chống lại
quân xâm lược Nguyên - Mông, đồng thời giá trị của Phật giáo Trúc Lâm
thời Trần ở Bắc Giang đã khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực tự cường, ý
chí bảo vệ nền độc lập dân tộc, mang tinh thần nhập thế, kết hợp chặt chẽ
giữa đạo với đời. Hiện nay Phật giáo Trúc lâm cịn duy trì công tác cứu trợ
xã hội và từ thiện. Việc làm này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà
cịn có ý nghĩa về mặt đạo đức, phù hợp với văn hóa dân tộc. Xét dưới góc
độ tơn giáo, văn hóa, lịch sử thì những giá trị nhân văn, nhân đạo trong các
hoạt động của Phật giáo Trúc lâm ở Bắc Giang hiện nay là những giá trị cơ
bản, bền vững trong lịch sử, văn hóa, lối sống, đạo đức của người Việt
Nam. Có thể nhận thấy Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang đã có
vị thế quan trọng trong quá trình phát triển của Phật giáo thời Trần, ảnh
hưởng của nó khơng chỉ ở trong giới thiền mơn mà cịn có tác động ảnh
hưởng rộng trên nhiều giới, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
qua các giai đoạn của lịch sử.
4. Các chính sách của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua đã có tác
dụng bảo tồn và phát huy giá trị của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử, tác
động mạnh mẽ đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. Bằng chính sách xếp hạng của Nhà nước, nhiều di
tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và khoa học đã được đặt dưới sự
bảo vệ của pháp luật. Chính vì nhận thức được các giá trị của Phật giáo
Trúc Lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không phải chỉ nhằm phục vụ công
tác nghiên cứu, học tập đơn thuần, mà cịn có khả năng đóng góp vào sự
phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, nên ngoài sự quan tâm của
các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các di sản còn nhận