Tải bản đầy đủ (.docx) (142 trang)

(142 TRANG) BỘ ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPTQG MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.56 KB, 142 trang )

BỘ ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA
Năm học 2020 - 2021
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các u cầu:
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, cịn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được
trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn khơng bao giờ chịu chấp nhận sự thành cơng của cá
nhân mình trong hồn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, khơng đáng kể, ln
ln tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài
nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự
hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến
đâu cũng ln ln phải học thêm, học mãi mãi.
Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hồn tồn biết mình, hiểu người, khơng tự mình đề cao vai trị,
ca tụng chiến cơng của cá nhân mình cũng như khơng bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc
cảm tự ti đối với mọi người.
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành cơng trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường,
Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)
Câu 1. Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tớn có biểu hiện như nào?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là
những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng ln ln phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:
“Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.
Câu 2.
Cảm nhận về nỗi nhớ về những cuộc hành quân gian khổ gắn với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội qua
đoạn thơ sau:


Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Mai hâu mùa em thơm nếp xôi
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần

Câu

I

Nội dung
ĐỌC HIỂU

1

Người có tính khiêm tớn có biểu hiện:
-Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau
dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.
- Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân
mình trong hồn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành cơng của mình là tầm
thường, khơng đáng kể, ln ln tìm cách để học hỏi thêm nữa

2

Điểm
3.0
0.25

0.25
0.25


- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tớn: tự cho mình là kém, phải phấn
đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm…

0.25

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện
của lịng khiêm tớn.
3

Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước”
trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao
la. Vì thế cần khiêm tớn để học hỏi.

1.0


4

II

-Đồng tình với quan điểm trên
-Vì:
+ Tài năng là cái vốn có, nó chỉ thực sự phát huy khi ta có kiến thức và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn.
+ Kiến thức là đại dương, không chỉ vậy mỗi ngày lượng kiến thức mới lại có thêm. Bởi
vậy chúng ta cần liên tục trau dồi để làm phong phú tri thức của bản thân.

1.0


LÀM VĂN
1

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về ý kiến: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn
thành công trên đường đời”.

2.0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho
những ai muốn thành công trên đường đời”.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động về vấn
đề nghị luận. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
- Khiêm tớn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, khơng đề cao cái mình có và luôn coi
trọng người khác.
- Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.
⟹ Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lịng
khiêm tớn mới đạt được thành cơng thực sự trên đường đời.
*Bàn luận vấn đề
- Vì sao phải khiêm tớn mới đạt được thành công thực sự.

+ Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của
bản thân.
+ Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề
cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến
thất bại.
+ Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lịng khiêm tớn, khơng ngừng học hỏi
thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn.
- Ý nghĩa của lịng khiêm tớn:
+ Khiêm tớn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, trơng rộng.
+ Khiêm tớn giúp hiểu mình, hiểu người.
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
+ Phê phán những kẻ thiếu khiêm tốn, luôn tự cao tự đại, cho mình tài giỏi hơn những
người khác.
+ Học lới sớng khiêm tớn giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng
phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

1.0

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề cần
nghị luận

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu theo quy tắc

0.25

2
* Đặt vấn đề:

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc nhưng thành
công hơn cả là ở lĩnh vực thi ca, với hồn thơ hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng và tài
hoa. Quang Dũng tham gia đoàn quân Tấy Tiến từ năm 1947 đến ći năm 1948 thì
chủn sang đơn vị khác. Trong một đêm liên hoan mừng công, ông viết bài thơ Tây
Tiến, in trong tập Mây đầu ô.
- Khổ thơ đầu là nỗi nhớ của tác giả về những cuộc hành quân gian khổ gắn với thiên


nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
* Triển khai:
- Hai câu đầu khái quát nỗi nhớ :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
+ Sông Mã là con sông lưu giữ nhiều kỉ niệm về đồng đội cũ, được nhắc đến như một
cái cớ khơi gợi cảm xúc. Cụm từ xa rồi, cảm giác tiếc ńi, xót xa đến quặn lịng như bị
mất mát một điều gì lớn lao. Lời thơ cảm thán Tây tiến ơi, là tiếng kêu xé lòng, day dứt
về đồng đội.
+ Điệp từ nhớ lặp lại hai lần làm cho nỗi nhớ cháy bỏng, da diết đến quặn lòng. Nhớ
rừng núi là nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, nhớ về con đường hành quân cũng là nhớ về
Tây Tiến. Từ láy chơi vơi diễn tả cảm giác bồng bềnh, huyền ảo, lơ lửng. Đó là nỗi nhớ
xóa nhịa khơng gian, thời gian, đưa con người đắm vào quá khứ, sống với kỉ niệm. Với
cách sử dụng điệp vần ơi trong các tiếng ơi, chơi, vơi tạo âm hưởng mênh mang như
kéo dài thêm nỗi nhớ.
- Nhớ Tây Bắc khắc nghiệt :
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
+ Tác giả liệt kê các địa danh Sài Khao, Mường Lát để tạo ấn tượng về sự xa xơi, heo

hút, bí ẩn của những vùng đất lạ, chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách ý chí của con
người. Hình ảnh sương lấp và đồn qn mỏi là những hình ảnh miêu tả hiện thực. Các
chiến sĩ hành quân trong sương mù giá lạnh. Sương dày đặc, sương che lấp cả đoàn
quân. Chữ mỏi nói lên bao gian khó mà người lính phải trải qua.
+ Hình ảnh hoa về trong đêm hơi thật đẹp, vừa khắc họa vẻ thơ mộng của núi rừng
Tây Bắc vừa gợi nét lạc quan ở những người lính trẻ. (so sánh: Nhà thơ không nói hoa
nở mà nói hoa về; không nói đêm sương mà nói đêm hơi). Người lính như đi ở chốn
bồng lai tiên cảnh, xứ sở thần tiên, ở cõi mộng chứ không phải nơi trần thế)
- Nhớ địa hình Tây Bắc hiểm trở :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
+ Điệp từ dốc và từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm diễn tả sự quanh co, hiểm trở của dốc
núi, đường lên rất cao và xuống rất sâu. Câu thơ có năm thanh trắc (dốc lên khúc khuỷu
dốc thăm thẳm) tạo âm điệu trúc trắc, vừa gợi con đường ghập ghềnh cheo leo vừa gợi
hơi thở gấp gáp của người lính khi vượt dốc.
+ Từ láy heo hút gợi nét hoang sơ, vắng vẻ đồng thời vẻ ra thế núi hùng vĩ. Núi cao
ngập vào trong những cồn mây.
- Hình ảnh súng ngửi trời là cách nói nhân hóa thú vị, vừa tả núi, dốc như cao đến tận
trời vừa thể hiện nét tinh nghịch của người lính. Từ ngửi có hiệu quả nghệ thuật cao,
thể hiện tư thế hiên ngang, vững chãi của người lính bảo vệ vùng trời, vùng đất của Tổ
quốc.
+ Điệp ngữ ngàn thước chỉ độ cao vô cùng, vô tận của núi. Câu thơ ngàn thước lên cao
ngàn thước xuống như bị bẻ làm đôi, diễn tả hai sườn núi dốc dựng đứng, vút lên cao
rồi đổ đổ xuống sâu rất nguy hiểm.
+ Câu thơ Nhà Pha Luông mưa xa khơi mở ra một không gian xa rộng, thoáng đãng.


Người lính tạm dừng chân bên dớc núi, phóng tầm mắt ra xa. Trong màn mưa giăng mịt

mù, những ngôi nhà sàn như bồng bềnh ẩn hiện. Câu thơ toàn thanh bằng gợi tả niềm
vui, một chút bình yên trong tâm hồn người lính.
- Nhớ những gian khổ hi sinh của đồng đội:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
- Từ láy dãi dầu nghĩa là chịu đựng gian khổ, vất vả lâu ngày. Người lính phải hành
quân trong thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, thiếu thớn mọi thứ khiến nhiều
người kiệt sức vì mỏi mệt. Nghệ thuật nói giảm,nói tránh không bước nữa, bỏ quên đời
diễn tả cái chết nhẹ nhàng. Đó là cách nói còn thể hiện thái độ trân trọng, tự hào về
đồng đội. Câu thơ này còn có cách hiểu khác là, người lính tạm dừng chân, nghỉ ngơi
lấy lại sức để tiếp tục hành quân.
+ Các từ láy nhấn mạnh chiều chiều, đêm đêm chỉ thời gian nhiều chiều, nhiều đêm,
người lính phải đới mặt với hiểm nguy.
- Nhớ tình cảm sâu nặng của người dân Tây Bắc:
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
+ Đảo ngữ Nhớ ôi nhấn mạnh nỗi nhớ thấm thía, sâu sắc của tác giả. Hình ảnh cơm lên
khói vừa chân thật vừa trữ tình nói lên tình quân dân ấm áp.
+ Cách dùng từ sáng tạo mùa em chứ không phải là mùa của quê em, gợi nét trẻ trung,
tình cảm sâu nặng của nhà thơ.
- Mười bốn câu thơ đầu, với sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn, Quang Dũng
đã dựng lại cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội trong nỗi nhớ miên man. Đoàn quân
Tây Tiến đã vượt những chặng đường dài gian khổ, có mất mát, hi sinh nhưng vẫn ánh
lên niềm tin, nét trẻ trung kiêu dũng.
* Đánh giá:
- Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành cơng
hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội,
mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ mãi

còn hấp dẫn mọi thế hệ.
- Đọc đoạn thơ, ta càng biết ơn, trân trọng quá khứ hào hùng của cha ông để từ đó sống
tốt, sống có trách nhiệm hơn với quê hương đất nước.
Đề 2
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.
Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không
phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ,
chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tơi cũng
cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tơi hiểu ra rằng khơng ai có thể kiểm sốt được những biến cố xảy đến,
nhưng mỗi người ln có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.
Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do khơng có tiền, khơng
có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ
hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình.
Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ khơng phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở
khóa để thốt khỏi nơi giam cầm, nhưng lại khơng biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân
mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của
sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để
làm mới là quan trọng hơn cả.


(Theo />Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách
chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ khơng phải do may rủi” khơng?
Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của

mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.
Câu 2.
Cảm nhận về những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ
mộng qua đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Xi dịng nước lũ hoa đong đưa.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
PHẦN A
(3 điểm)

Câu
1
2
3

4

PHẦN B
(7 điểm)

Nội dung
Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa,
chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn
- Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do
để biện minh…
- Không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình.
Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối
phó với nó
- Bản chất của sự việc xảy đến rất đa dạng, bất ngờ, không thể lường trước
được.

- Con người cần chọn cách ứng phó phù hợp với hoàn cảnh để vượt qua,
mới là điều quan trọng.
(Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng)
Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi
- Đồng tình hoặc khơng đồng tình
- Lí giải
- Chính tả, dùng từ, ngữ pháp

Câu 1. Suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống
a. Đảm bảo cấu trúc thân mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
b. Nội dung.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Suy nghĩ về vấn đề nghị luận
+ Trong cuộc sống, luôn có rất nhiều điều xảy ra, đôi khi là những trở ngại rất lớn nên
phải tính tốn, tìm ra những giải pháp hợp lí nhất đề giải quyết.
+ Từ những định hướng đã được xác định, con người bắt đầu q trình thực hiện cơng
việc.
+ Đới với giải quyết sự việc, nghĩ và làm là một quá trình liên tục, có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau,..
- Bài học bản thân

Điêm
0,5
0,5

0,5
0,5

0,25
0,5

0,25

2,0
0,25
0,25
1,0

0,25

2

c. Chính tả, dùng từ, đặt câu
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ nhưng phải hợp
lí.
(Đây là phần điểm mang tính khuyến khích, khi tổng điểm chưa đạt tới 2,0 điểm)
* Đặt vấn đề:
- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… nhưng thành công nhất

0,25
+ 0,25
hoặc +
0,0


vẫn là thơ. Ông có nhiều vần thơ hay viết về người lính trong đó tiêu biểu có bài Tây
Tiến. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng sáng tác năm 1948 ở Phù Lưu Chanh. Thông
qua nỗi nhớ da diết chơi vơi, bài thơ tái hiện lại chặng đường hành quân đầy gian khổ với
những hi sinh oanh liệt của người lính.
- Với cảm hứng lãng mạn hướng về cái cao cả, phi thường và nhạy cảm với những vẻ
đẹp mang màu sắc xứ lạ phương xa, Quang Dũng đã khắc họa được những bức tranh về

cảnh sinh hoạt văn nghệ mang đậm tình qn dân và cảnh sơng nước mờ ảo hoang dại
mà chứa chan thi vị:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa.
* Triển khai:
- Nếu như phần thứ nhất của bài thơ là bức tranh vừa dữ dội hoang sơ vừa hùng vĩ nên
thơ của núi rừng miền Tây và con đường hành quân đầy gian khổ được vẽ bằng nét bút
gân ǵc khỏe khoắn, thì đến phần thứ hai này bài thơ Tây Tiến lại mở ra một thế giới
khác của Tây Bắc, một Tây Bắc mĩ lệ tài hoa, duyên dáng với những nét vẽ tinh tế mềm
mại.
- Bốn câu đầu là kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ mang đậm tình quân dân: Hình ảnh
một đêm liên hoan văn nghệ được tổ chức tại doanh trại bộ đội được gợi lên với vừa hiện
thực, lại vừa huyền ảo:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ
- Đêm liên hoan văn nghệ ấy có thể được tổ chức tại doanh trại bộ đội có đồng bào dân
tộc để thắt chặt tình quân dân thì hình ảnh em chính là những cơ gái người dân tộc Mèo,
Mường, Thái… Cũng có thể hiểu cách khác, đêm liên hoan văn nghệ ấy được tổ chức tại
doanh trại bộ đội chỉ toàn người lính và em đó là những chàng trai đóng giả những cô gái
múa những điệu múa dân tộc. Hiểu như thế càng làm nổi bật vẻ đẹp lãng mạn và tinh
thần lạc quan của những chiến binh Tây Tiến.
- Vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến thể hiện rõ nét
qua tâm hồn lãng mạn và lạc quan của họ. Cách cảm nhận về cảnh và người của người
lính Tây Tiến mang đậm màu sắc lãng mạn.
- Nhà đại văn hào nước Pháp V.Huygo có nói: Chữ nào đặt đúng chỗ là chữ đó hay nhất.
Từ bừng vừa gợi hình, vừa gợi cảm. Bừng là bừng sáng lên bởi ánh lửa từ ngọn đuốc
trong đêm của bộ đội liên hoan văn nghệ cùng nhân dân; hay là tưng bừng rộn rã của

niềm vui của tiếng khèn bản nhạc man điệu, cùng giọng hát vừa ngọt ngào vừa mê say,
tình tứ của các cơ gái dân tộc. Đuốc hoa là một từ cổ để chỉ ngọn nến đốt lên trong
phịng cưới đêm tân hơn. Hình ảnh này x́t hiện trong đêm vui liên hoan của người lính
đã tạo nên một màu sắc vừa cổ kính, vừa hiện đại, vừa thiêng liêng, vừa ấm áp keo sơn
tình quân dân gắn bó.
- Không chỉ cảm nhận về cảnh lãng mạn mà còn là say đắm trước vẻ đẹp của những bóng
hồng sơn cước - những thiếu nữ Tây Bắc: Kìa em xiêm áo tự bao giờ. Câu thơ như một
tiếng trầm trồ đầy trìu mến, thích thú vui sướng đến ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa e ấp,
vừa tình tứ nàng e ấp với bộ xiêm y lộng lẫy đủ mọi sắc màu trong một vũ điệu mang
màu sắc xứ lạ (man điệu). Tâm hồn người lính hịa theo bản nhạc, điệu múaCâu thơ
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ có sáu thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng chới với như
có thể đưa tâm hồn người lính phiêu diêu về chốn Viên Chăn, thủ đô nước bạn xa xôi để
xây hồn thơ.
- Như vậy chỉ bằng bốn câu thơ mà Quang Dũng đã khắc họa được một bức tranh vừa
phong phú về màu sắc, đường nét (đuốc hoa xiêm áo); vừa đa dạng về âm thanh (tiếng
khèn man điệu). Với tâm hồn lãng mạn tài hoa, bằng cảm hứng nhạy cảm với cái lạ
thường, cái thi vị, tác giả không chỉ cho ta thấy được vẻ đẹp đầy bản sắc văn hóa phong
tục của đồng bào miền biên cương Tổ q́c, mà cịn cho ta thấy được tình qn dân đằm


thắm keo sơn và tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống kháng chiến gian khổ mà vui
tươi của người lính Tây Tiến.
- Bớn câu sau miêu tả cảnh sông nước Tây Bắc vừa hiện thực vừa huyền ảo:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Xi dịng nước lũ hoa đong đưa.
+ Nếu khung cảnh một đêm liên hoan đem đến cho người đọc khơng khí mê say ngây
ngất thì cảnh sơng nước Tây Bắc lại gợi lên được cảm giác mênh mang hoang dại mờ ảo
tĩnh lặng và chứa chan thi vị. Ở đây một lần nữa càng khẳng định rõ hơn nét tài hoa lãng

mạn giàu mộng ảo của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên ở nơi chốn chỉ có bản sương
giăng, đèo mây phủ, khi chiều về vốn mờ ảo lại càng mờ ảo hơn khi có lớp sương mờ
bảng lảng choáng lên như thực như mơ. Qua hoài niệm, khung cảnh Tây Bắc như đang
sớng dậy trong kí ức của tác giả làm cho giọng thơ của ơng cất lên như tiếng thì thầm,
như lời tự hỏi có thấy- có nhớ, day dứt càng gợi lên cảm giác bâng khuâng xa vắng đầy
lưu luyến. Con người có tâm hồn tài hoa và lãng mạn ấy thấy bạt ngàn hồn lau trong gió
trong cây như xôn xao một nỗi niềm.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
+ Từ người được tác giả sử dụng thật tài tình. Ở đây nó mang tính chất vừa cụ thể, vừa
phiếm chỉ, vừa là tác giả vừa là đồng đội, những người tri âm, tri kỷ đã từng đồng cam
cộng khổ sống chết có nhau:
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
+ Khi viết câu này hẳn tác giả lại nhớ đến lời ca quan họ: Người ơi người ở đừng về
- một lời ca nặng tình, nặng nghĩa nhờ có từ người - một đại từ thần diệu của Tiếng Việt.
Từ ấy không xác định được thời gian, nhưng lại gợi về thời khắc khó quên, một đi không
trở lại, đã in đậm trong trái tim, trong nỗi nhớ đầy vơi của Quang Dũng và những người
lính Tây Tiến. Chữ ấy đó lại bắt vần với chữ thấy ở câu dưới tạo nên một vần lưng đầy
quyến luyến, vấn vương.
+ Có lẽ, trong những hình ảnh làm cho người lính Tây Tiến Nghìn năm chưa dễ mấy ai
quên ấy thì hình ảnh hồn lau nẻo bến bờ là hình ảnh gợi cảm nên thơ nhất. Theo thi sĩ
Chế Lan Viên thì “Lau”là biểu tượng cho mùa thu. Cịn thi sĩ Hoàng Hữu thì hồn lau
trong gió qua hoài niệm lại gợi cảm giác buồn vắng, lặng tờ nhạt nhòa như khói pha như
thời tiền sử huyền thoại:
Trường vắng mưa mờ bng dốc xa
Dây leo nửa mái,sắc rêu nhịa
Người xa phơ phất hồn lau gió

Thổi trắng chân đồi như khói pha.
(Hoa lau trường cũ)
+ Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Cỏ lau lại có hình ảnh bơng lau; lơ thơ
như thực, như mơ, ở miền rừng núi hoang vu được diễn tả bằng những áng văn tuyệt
hay ở đây, bầu trời, mặt đất thanh vắng hoang dại, hoa lau phơ phất trên nền xanh uyển
chuyển của rừng lau. Những triền cỏ lau mới nhú mang một vẻ hiu hắt, vài đọt hoa hiếm
hoi, điểm xuyết giữa hồng hơn vùng rừng một sắc tím bâng quơ. Những hồn lau như thế
xuất hiện trong làn sương chiều mờ ảo nơi bến bờ sông suối hoang sơ hẻo lánh của miền
Châu Mộc, Châu Mai đã nói với ta rất nhiều về vẻ đẹp tâm hồn của một thi sĩ tài hoa
lãng mạn đã có cách nhìn, cách cảm thiên nhiên rất lạc quan yêu đời và có phần mộng


mơ.
+ Tâm hồn lãng mạn mộng mơ đó còn phát hiện ra trong cảnh sông nước chiều sương
mang đậm màu sắc cổ tích huyền thoại ấy, hình ảnh con thuyền độc mộc với dáng mềm
mại của cô gái và bông hoa trơi theo nước lũ:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa.
+ Đúng là thi chung hữu họa. Ngòi bút tinh tế của Quang Dũng chấm phá vài nét không
chỉ gợi được cái hồn của những bơng lau, mà cịn cả cái dáng rất tạo hình của cơ gái lái
đị người Mường,người Thái,…cái dáng ngả nghiêng rất tình tứ đong đưa chứ khơng
phải đung đưa của những bông hoa rừng như muốn làm duyên bên dòng nước lũ. Đung
đưa chỉ thuần túy tả chuyển động đưa đi đưa lại mang tính chất Vật lý, cịn đong đưa vừa
tả chuyển động, tả cảnh vừa tả tình làm cho bông hoa trở thành một sinh thể duyên dáng
và rất đa tình. Cặp mơi hồng con mắt ướt đong đưa (Thị Mầu - Anh Ngọc)
+ Với một chữ trôi mà tác giả dùng ở đây cũng rất tinh tế, gợi lên sự nhẹ nhàng thanh
thốt Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa. Phải có tay lái ra hoa thì chiếc thuyền độc mộc
vượt qua śi lũ ghềnh thác mới êm nhẹ đến thế. Với một chữ trôi tinh tế và một
chữ đong đưa hơi phong tình, dịng nước lũ dữ dằn bỗng trở thành suối mơ êm đềm n
ả, để con thuyền lướt nhẹ êm trơi.

- Tìm hiểu kĩ đoạn thơ của Quang Dũng, chúng ta thấy hai từ thấy và nhớ được tác giả
dùng trong hai câu thơ giữa cũng thật tài tình. Dường như cái hồn thiêng của bơng hoa
lau đã in hình rõ nét trong mắt tác giả, còn cái dáng mềm mại, thon thả của cơ gái lái đị
đẹp như hoa cùng bơng hoa rừng đong đưa trên dòng nước lũ lại khắc sâu vào tâm trí nhà
thơ vớn giàu tình u non sơng đất nước, vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây này. Không có
một tâm hồn nhạy cảm, tài hoa thì khơng thể nắm bắt được những hình ảnh giàu hình sắc
của hoa như thế. Đoạn thơ khơng chỉ được khắc, trạm hình sắc, đường nét vào người và
cảnh, mà còn được tác giả phổ vào câu thơ những nốt nhạc tinh tế. (Nhạc điệu thể hiện ở
vần chân: Bờ - đưa, vần lưng: ấy-thấy; ở điệp âm, điệp thanh: Châu Mộc, độc, dòng,
đong). Nhưng đây là nhạc điệu được cất lên từ một tâm hồn say đắm với cảnh và người
miền Tây Tổ q́c của người lính Giữa chiến trường nhiều khi thay cho nhạc; là những
tâm hồn có nhạc ở bên trong (Phạm Tiến Duật). Cho nên rất có lý khi Xuân Diệu nhận
xét: Đọc bài thơ Tây Tiến, ta có cảm giác như ngậm âm nhạc trong miệng.
* Đánh giá:
- Như vậy hùng vĩ gắn với thơ mộng, những nét vẽ bạo khỏe, gân guốc; gắn với nét vẽ
uyển chuyển, tinh tế, mềm mại là cái nhìn riêng của tâm hồn lãng mạn và hào hoa Quang
Dũngtrước khung cảnh núi rừng Tây Bắc hoang sơ mà nên thơ đẹp đẽ. Xuyên qua cảnh
vật và con người, là một niềm hoài niệm chơi vơi mà sâu nặng, bâng khuâng da diết một
tình u nói khơn cùng của tác giả với một miền thiên nhiên Tổ Quốc đã gắn bó tha thiết
với người lính về một thời oanh liệt:
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau; cịn đủ sức soi đường.
(Trích Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên)
- Đoạn thơ như một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ chấm phá tinh tế, mềm mại, tài
hoa đã truyền được cái hồn của cảnh vật Tây Bắc. Với bút pháp thiên về cảnh vật và con
người ấy của Quang Dũng, bức tranh của cảnh và nguời miền Tây Tổ quốc hiện lên thật
duyên dáng, thơ mộng dễ làm đắm say lòng người đọc. Đằng sau bức tranh đó, ta thấy
nổi rõ tâm hồn lạc quan, yêu đời, lãng mạn, giàu mộng mơ của tác giả nói riêng và của
người lính Tây Tiến nói chung trong Những năm tháng khơng thể nào quên của cuộc
kháng chiến chống Pháp gian khổ mà vô cùng oanh liệt.

Đề 3
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Jonathan, một người có bộ óc thơng minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ơng
sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí thơng
minh khơng kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh
trong vịng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur


đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine cịn Authur
thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành
cơng và thất bại?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên
cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phịng và mỗi em được phát
một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được
thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có
phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo
dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng
đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần
là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời.
Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành
công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn,
cùng kiệt. (…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như
thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.
(Joachim de Posada & Ellen Singer – Khơng theo lới mòn,
NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2016, tr.03)
Câu 1. Theo tác giả,ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm nào?
Câu 2. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chớt giữa thành cơng và thất
bại là gì?

Câu 3. Ngoài sự lí giải của tác giả, anh/chị hãy chỉ ra ít nhất 2yếu tớ khác tạo nên thành cơng theo quan điểm của
mình.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt” khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về khả năng trì
hỗn những mong muốn tức thời của bản thân để vươn tới thành cơng.
Câu 2.
Cảm nhận vẻ đẹp của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
Tây tiến đồn binh khơng mọc tóc
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
Phần
I

Câu
1
2

3

4

II

Đáp án
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Ơng Jonathan và ơng Authur giớng và khác nhau ở chỗ:
- Giống: đều có bộ óc thông minh, nhanh nhạy

- Khác: Ông Jonathan là tỉ phú. Ông Authur là người lái xe cho Jonathan.
Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu
chốt giữa thành công và thất bại là: khả năng trì hỗn những mong ḿn tức
thời, kiềm chế được sự cám dỗ trên đường đời.
Ngoài sự lí giải của tác giả, chỉ ra một điểm khác biệt tạo nên thành cơng và
thất bại theo quan điểm của mình: Học sinh chọn ít nhất 2 lí giải khác, miễn
là hợp lí (mỗi lí giải đúng đạt 0.5 điểm):
- Những mục tiêu và quyết định đúng đắn.
- Sự đam mê và kiên trì.
- Sử dụng thời gian khơn ngoan…
Học sinh nêu ý kiến của mình và lí giải được quan điểm đó. Học sinh có thể
trả lời:
- Đồng tình, vì: tác giả cho rằng cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt là một
ví von để chỉ cuộc đời rất nhiều cám dỗ ngọt ngào đòi hỏi con người phải
tỉnh táo kiềm chế để vươn tới thành cơng.
- Đồng tình nhưng bổ sung thêm ý kiến riêng: vì cuộc đời có thể như viên
kẹo thơm ngọt nhưng cũng có thể như viên thuốc đắng, quan trọng là thái độ
ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành cơng.
- Nếu học sinh trả lời khơng đồng tình, nhưng giải thích hợp lí vẫn cho
điểm.
LÀM VĂN

Điểm
3.0
0.5
0.5

1.0

1.0


7.0


1

2

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về khả năng trì hỗn những mong ḿn tức thời của
bản thân để vươn tới thành công.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: khả năng trì hỗn những mong
ḿn tức thời của bản thân để vươn tới thành công.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các ý sau:
- Giải thích vấn đề:
+ Khả năng trì hỗn những mong muốn tức thời: Cái có thể làm được trong
điều kiện nhất định là làm chậm lại, kéo dài những ham muốn, mong muốn
đang diễn ra ngay lúc đó.
+ Vấn đề nghị luận: là khả năng kiềm chế cám dỗ, ham ḿn tức thì của bản
thân để đạt được kết quả, mục tiêu xa hơn.
- Bàn luận:
+ Cuộc đời ẩn chứa rất nhiều cám dỗ ngọt ngào mà con người khó vượt qua,
dễ dẫn đến ham ḿn tức thì, hưởng thụ tạm thời và dễ dẫn đến thất bại.
+ Nếu biết vượt qua những cám dỗ tức thì đó có thể đưa con người tới
những mục tiêu xa hơn, những kết quả to lớn hơn.

- Bài học: Để làm được điều đó đòi hỏi con người phải hiểu rõ điểm yếu,
điểm mạnh của bản thân, phải có mục tiêu, kế hoạch và quyết tâm hành
động, phải biết kiên nhẫn, tỉnh táo trước cám dỗ,…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
* Đặt vấn đề:
- Quang Dũng (1921-1988 ) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ơng viết về những người lính Tây Tiến
và xứ Đoài của mình. Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời
thơ, phong cách sáng tác của ông.
- Bài thơ bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngơn ngữ, giọng
điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính
Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói,
nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng
đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến:
Tây tiến đồn binh khơng mọc tóc

Sơng Mã gầm lên khúc độc hành.
* Triển khai:
- Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô ( xuất bản năm 1986 )
nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc.
- Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông
đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác.
Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp
với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại
Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn
quânTây Tiến khá rộng; chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội,
có nhiều học sinh, sinh viên, trong đó có Quang Dũng.


2.0
0.25
0.25

1.0

0.25
0.25


- Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét
hoành hành nhưng vẫn lạc quan và chiến đấu anh dũng. Hoạt động được hơn
một năm thì đơn vị Tây Tiến trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52. Lúc
đầu, nhà thơ đặt tên tác phẩm là Nhớ Tây Tiến, nhưng sau đó lại đổi lại là
Tây Tiến. Bài thơ được sáng tác dựa trên nỗi nhớ, hồi ức, kỉ niệm của Quang
Dũng về đơn vị cũ. Thế nên toàn bài thơ là một nỗi nhớ cồn cào, da diết.
- Đoạn thơ thứ ba, Quang Dũng tái hiện lại chân dung người lính Tây Tiến:
+ Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng
trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, mĩ lệ. Nhớ
Tây Tiến, Quang Dũng không chỉ nhớ núi rừng mà còn nhớ những người
đồng đội cùng trèo đèo lội suối, vượt qua muôn ngàn thử thách, vào sinh ra
tử.
+ Nhà thơ đã hồi tưởng và vẽ lại bức chân dung của họ với vẻ đẹp đậm chất
bi tráng. Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người
lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể, khái quát được gương mặt
chung của cả đoàn quân.
- Quang Dũng đã khắc họa thành công những khó khan, thiếu thớn mà
người lính phải trải qua:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc

Qn xanh màu lá dữ oai hùm.
+ Hai câu thơ gợi nhắc đến hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của
Chính Hữu:
Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hơi.
Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày.
+ Những câu thơ của Quang Dũng đề cập đến một hiện thực, đó là căn bệnh
sốt rét hiểm nghèo mà người lính thường mắc phải. Quang Dũng trong bài
thơ cũng không che giấu những gian khổ, khó khăn, căn bệnh quái ác đó và
sự hi sinh lớn lao của người lính Tây Tiến, nhưng hiện thực nghiệt ngã ấy lại
được nhìn qua một tâm hồn lãng mạn. Những cái đầu cạo trọc để thuận lợi
cho việc đánh giáp lá cà, nhữnh cái đầu bị rụng tóc, vẻ xanh xao vì đói khát,
vì sớt rét của những người lính qua cái nhìn của Quang Dũng lại trở nên oai
phong, dữ dằn, lẫm liệt như những con hổ chớn rừng thiêng.
- Những người lính ấy một mặt đầy oai hùng, một mặt lại rạo rực tình yêu
thương:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
+ Mắt trừng là đơi mắt mở to, nhìn thẳng, hướng về phía trước để quan sát
kẻ thù. Các chàng trai Tây Tiến với đôi mắt thao thức trừng lên quyết tâm
hoàn thành nhiệm vụ nhưng trái tim vẫn để dành chỗ cho những dáng kiều
thơm chốn Hà thành, những người em, những người bạn gái thân thương


quê nhà.
- Quang Dũng với cái nhìn nhiều chiều, đã khắc hoạ chân dung người lính
khơng chỉ ở dáng vẻ bên ngoài mà còn thể hiện được thế giới nội tâm, tâm

hồn mộng mơ lãng mạn, phong phú của họ.
- Trong chiến tranh, mất mát hi sinh là không tránh khỏi. Quang Dũng đã
nêu lên hiện thực này không che giấu theo cách riêng của ông:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
+ Những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng: biên cương, mồ, viễn xứ, chiến
trường kết hợp với từ láy rải rác đã làm giảm nhẹ yếu tố bi thương, làm
những đau thương vì mất mát lắng x́ng.
+ Điều nổi bật lên là vẻ đẹp lãng mạn của lí tưởng qn mình, xả thân vì Tổ
q́c của những người lính Tây Tiến. Cách nói chẳng tiếc đời xanh vang lên
khảng khái khẳng định vẻ đẹp hào hùng của các chàng trai Tây Tiến.
- Hai câu thơ :
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
+ Nhắc đến một sự thật bi thương: những người lính Tây Tiến gục ngã bên
đường hành quân chiến đấu không có đến cả manh chiếu bó thân, qua cái
nhìn của Quang Dũng lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng mang
dáng dấp của những tráng sĩ oai hùng thuở xưa, coi cái chết nhẹ tựa lông
hồng. Cách nói giảm anh về đất làm vơi đi cái bi thương, rồi cái bi ấy bị lấn
át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của sơng Mã. Nhà thơ đã mượn âm
thanh của dịng sông, của thiên nhiên, của hồn thiêng Tây Bắc để nói lời từ
biệt, lời biết ơn ngợi ca đồng đội. Câu thơ mang âm hưởng vừa dữ dội, vừa
hào hùng khiến cho sự hi sinh của người lính khơng hề bi luỵ mà thấm đẫm
tinh thần bi tráng.
* Đánh giá:
- Đoạn thơ thứ ba có giọng điệu chủ đạo là trang trọng, thể hiện tình cảm
đau thương vơ hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh
của đồng đội. Đoạn thơ với, cảm hứng lãng mạn, ngòi bút sắc sảo, táo bạo,
trên nền hiện thực nghiệt ngã đã chạm khắc chân dung tập thể những người
lính Tây tiến đậm chất bi tráng.

- Đoạn thơ Tây Tiến thơ có nhạc, họa; bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh
mất mát, đau thương là anh hùng. Chính vì vậy mà nửa thế kỉ đã qua, bài thơ
ngày một thêm sáng giá và đoạn thơ khắc họa đoàn quân Tây Tiến đã trở
thành một hoài niệm khó quên của một thời kì lịch sử hào hùng trong buổi
đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đề 4
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


“Theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý giáo dục, các “giang hồ” mạng truyền cảm hứng cho giới
trẻ chẳng khác nào sự nguy hại của trò chơi “Cá voi xanh”, “Thử thách momo” mà phụ huynh lo lắng bấy lâu.
“Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm, bởi việc học sinh thần tượng những "giang hồ" mạng có thể là một trong
những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng. Những hành vi vi phạm pháp luật được cổ vũ như hành
động anh hùng sẽ góp phần làm tăng các vụ án nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng”, Tiến sĩ Vũ Thu Hương
phân tích (.....).
Tâm lý lứa tuổi với sở thích vượt khỏi sự hiểu biết của phụ huynh cùng những ảnh hưởng của đám đơng bạn bè
khiến cho “văn hóa thần tượng” của giới trẻ ngày càng khó nắm bắt, khó kiểm sốt. Nhiều xu hướng thần tượng
lệch lạc hiện diện rõ hơn. Hành động của giới trẻ với cộng đồng cũng có nhiều biểu hiện không giống với thế hệ
trước (.....).
Xu hướng thần tượng đến mê muội, cảm tính đang trở thành mối lo ngại về những hành vi lệch chuẩn của một bộ
phận thanh niên. Để ngăn chặn xu hướng này, không chỉ trông cậy sự vào cuộc, quản lý của cơ quan chức năng
mà hơn hết là sự chung tay của gia đình, nhà trường trong tuyên truyền, nâng cao khả năng thẩm mỹ và nhân
cách, đạo đức đối với giới trẻ”
(Trích “Thần tượng” lệch lạc - Hồi chng báo động trong giới trẻ,
theo Hoàng Lân, báo Hà Nội mới)
Câu 1 (0.5điểm) Xác định nội dung chính của văn bản trên ?
Câu 2 (0.5điểm) Theo tác giả, hậu quả của việc giới trẻ thần tượng các hiện tượng giang hồ “mạng” là gì ?
Câu 3 (1.0điểm) Theo anh chị, tại sao một bộ phận giới trẻ ngày nay lại thần tượng các hiện tượng “giang hồ” trên
mạng xã hội ?

Câu 4 (1.0điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm cho rằng : “ việc học sinh thần tượng những "giang hồ"
mạng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng” ? Vì sao ?

II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ những thông tin của văn bản phần đọc hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng
200 chữ ) bàn về lẽ sống đẹp cho giới trẻ ngày nay.
Câu 2.
Cảm nhận lời người Việt Bắc và nỗi lòng của cán bộ lúc chia tay qia đoạn thơ sau:
Mình về mình có nhớ ta.
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…


Phần

Câu
1
2

I

3

4

1

II

2


Nội dung
ĐỌC HIỂU
- Nội dung chính bàn về xu hướng thần tượng lệch lạc đáng báo động trong giới trẻ
- Hậu quả : khiến bạo lực học đường gia tăng. ; sẽ góp phần làm tăng các vụ án
nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng
- Nguyên nhân: do thiếu hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đua địi
theo đám đơng, tâm lý tị mị, thích nổi loạn để khẳng định bản thân, khơng ý thức
được hậu quả...
- Học sinh trả lời ngắn gọn rõ ý theo quan điểm cá nhân
- Học sinh giải thích hợp lí, tránh lới diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng
(hiện tượng giang hồ mạng thường gắn liền với hành vi bạo lực và các tệ nạn xã hội
khác; từ đó sẽ kích động giới trẻ adua, học địi dùng bạo lực để giải quyết các mâu
thuẫn, hoặc khẳng định bản thân,...)
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn với chủ đề : lẽ sống đẹp cho giới trẻ ngày nay
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp,
móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lẽ sống đẹp
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo
nhiều cách nhưng cần làm rõ
Có thể theo hướng sau:
- Giải thích được lẽ sống đẹp là gì (tuân theo các chuẩn mực đạo đức pháp luật, phát huy
được năng lực sở trường của bản thân, sớng nhân hậu, sớng có ích,..)
- Bàn luận được về vai trị, giá trị của lẽ sớng đẹp :
+ Sống đẹp mang lại hạnh phúc cho bản thân và những điều tốt đẹp cho người thân,
bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng nói chung (dẫn chứng..)
+ Sống đẹp không đồng nghĩa với một cuộc sống giàu có dùng tiền bạc để làm từ thiện

nhằm đánh bóng tên tuổi , hay một cuộc sống nổi tiếng mà tai tiếng,... (dẫn chứng..)
- Rút ra được bài học cho bản thân – làm thế nào để hình thành nếp sớng đẹp
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng cần phù
hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
* Đặt vấn đề:
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông gắn liền với từng
chặng đường lịch sử của đất nước.
- Việt Bắc là một trong những bài thơ hay của ông viết sau chiến thắng Điện Biên Phủ,
là khúc ca hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, là khúc hát ân nghĩa thủy
chung của tình quân dân thắm thiết. Tám câu thơ đầu là những giai điệu mở đầu của
cuộc chia li:
Mình về mình có nhớ ta.

Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay.
* Triển khai:
- Bớn câu thơ đầu là lời của người Việt Bắc:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi nhìn sơng nhớ nguồn ?
+ Nhà thơ để cho người ở lại lên tiếng trước. Hai đại từ mình - ta được lặp lại nhiều

Điểm
3.0
0.5
0.5
1.0


0.5
0.5
7.0
2.0
0.25
0.25

1.0

0.25
0.25


lần. Đó là cách xưng hô thân mật lấy trong ca dao, dân ca, là lời xưng hơ trong tình yêu
lứa đôi, nghe thiết tha bâng khuâng được Tố Hữu sử dụng rất linh hoạt.
- Trong ca dao:
Mình nói với ta mình hãy cịn son
Ta đi ngang ngõ thấy con mình bị
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi ghánh nước tắm cho con mình.
Hay:
Mình về có nhớ ta chăng?
Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời.
+ Trong bài thơ Việt Bắc, mình là người cán bộ về xi, ta là người Việt Bắc. Cụm từ
Mười lăm năm ấy gợi nhắc câu Kiều của Nguyễn Du: Mười lăm ấy biết bao nhiêu tình.
Đó là sự kế thừa thơ ca truyền thớng của dân tộc của Tố Hữu. Câu hỏi tu từ có nhớ ta,
có nhớ khơng nghe da diết, nhắn nhủ, tâm tình. Lời hỏi cũng là lời nhắc nhở, nhắn gửi
người về đừng quên Việt Bắc.
- Bốn câu thơ tiếp là lời cán bộ về xuôi.

Tiếng ai tha thiết bên cồn,
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi.
Áo chàm đưa buổi phân ly,
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
+ Ai là đại từ phiếm chỉ, chỉ người Việt Bắc. Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn
đặc tả chính xác tâm trạng vấn vương, lưu luyến, bịn rịn. Hình ảnh áo chàm là nghệ
thuật hoán dụ để chỉ đồng bào Việt Bắc, vì người Việt Bắc thường mặc áo loại áo này.
Màu chàm là màu đơn sơ, chân thực, khơng lịe loẹt mà giản dị, chân thành, chung
thủy. Câu hỏi tu từ và dấu chấm lửng ở cuối câu: Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…
Thể hiện tình cảm tha thiết, mặn nồng, ấm áp. Ngôn ngữ bàn tay nóng ấm gắn với trái
tim đầy xúc động. Cụm từ Biết nói gì, khơng phải là cả người ra đi và người ở lại
khơng biết nói gì, khơng có gì để nói mà là khơng biết nói sao cho thỏa nỗi nhớ
thương.
- Việt Bắc chỉ với tám dòng thơ mở đầu, người đọc cảm nhận một cách khá đầy đủ âm
hưởng chung của cả bài thơ, âm hưởng khúc hát đối đáp, khúc hát ru nhẹ nhàng sâu
lắng. Cùng với ngơn ngữ đậm màu sắc trữ tình của ca dao chúng ta có thể cảm nhận
một cách sâu sắc đặc trưng trữ tình chính trị của thơ Tớ Hữu.
* Đánh giá:
- Đoạn thơ được viết bởi thể thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc. Lối hát đối đáp tạo ra
giai điệu phong phú cho đoạn thơ. Nhiều biện pháp tu từ được tác giả vận dụng khéo
léo (Điệp từ, hốn dụ, câu hỏi tu từ). Ngơn ngữ trong sáng, nhuần nhị và có nhiều nét
cách tân.
- Tám câu thơ đầu khái quát cảm xúc bao trùm bài thơ: Tình cảm gắn bó, ân tình, thủy
chung sâu nặng giữa người dân Viết Bắc và chiến sĩ cách mạng được diễn tả chân thật,
tha thiết, trìu mến bằn âm điệu thơ lục bát. Chính tình qn dân cao q này đã góp
phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Đề 5
I ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
“Nhiều người chúng ta từ lâu đã quen đối phó với cuộc sống và hồn cảnh thay vì hãy hành động. Chúng

ta để thái độ người khác chi phối cảm nhận của mình về bản thân. Để có sự lựa chọn hành động một cách kín đáo
thay vì đối phó, chúng ta cần có sự suy nghĩ chín chắn. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững
lập trường thay vì sự phụ thuộc vào ý kiến người khác là điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng qt về bản
chất của mỗi cá nhân. Đối với nhiều người đây là một bước tiến vĩ đại.


Khi quyết định chịu trách nhiệm về bản thân và cố gắng kiểm soát mọi hành động và cảm xúc cho phù hợp
với từng hoàn cảnh, chúng ta đã tạo tiền đề cho việc hình thành những mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người tỏ ra
khơng thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ khơng cịn có khả năng kiểm
sốt hành động của chúng ta nữa. Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm sốt của người khác có lợi cho cả hai
bên. Mỗi lần áp dụng cách cư xử này, bạn sẽ cảm nhận được nguồn sức mạnh tiềm ẩn mà bạn chưa từng biết mình
đang sở hữu.
Hành động thay vì đối phó khơng chỉ hữu ích trong những cuộc chạm trán gây go. Và việc tự giác chịu
trách nhiệm về hành vi của mình là một yêu cầu quan trọng.”
( “Khi thay đổi thế giới sẽ đổi thay”- Karen Casey,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2010, tr.72)
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Dựa vào đoạn trích hãy cho biết điều “góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá
nhân” là gì?
Trả lời: Điều góp phần thiết lập nên cái nhìn tổng quát về bản chất của mỗi cá nhân: “Sẵn sàng chịu trách
nhiệm về bản thân, cam kết giữ vững lập trường thay vì sự phụ thuộc vào ý kiến người khác.”(0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, tại sao “Nhiều người tỏ ra khơng thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn”? (0.5 điểm)
Trả lời:Theo tác giả, “Nhiều người tỏ ra khơng thích “sự độc lập” mà chúng ta lựa chọn” vì nó đồng nghĩa với
việc họ khơng cịn có khả năng kiểm soát hành động của chúng ta nữa.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm sốt của người khác có lợi cho
cả hai bên” ?
Trả lời: Có thể hiểu về ý kiến: “Việc giải phóng bản thân khỏi sự kiểm sốt của người khác có lợi cho cả
hai bên”như sau:
-Đới với người bị kiểm sốt: khiến họ tự tin, phát huy ưu thế của bản thân.(0.5 điểm)
- Đối với người kiểm sốt: học được cách tơn trọng người khác, từ đó có được mới quan hệ bình đẳng, hài

hịa.(0.5 điểm)
Câu 4. Bài học có ý nghĩa mà anh/chị rút ra cho bản thân từ việc đọc văn bản trên?
Trả lời: Có thể rút ra những bài học khác nhau:
Phải có sự độc lập trong suy nghĩ và hành động; chịu trách nhiệm về suy nghĩ và bản thân,… (1.0 điểm)
.II LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, anh/chị viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của mình về
sự cần thiết của “việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi” đối với bản thân của mỗi người trong cuộc sống.
Trả lời:
a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:
HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân- hợp, móc xích, song hành.(0,25 điểm).
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:(0,25 điểm)
Nêu kiến của bản về sự cần thiết của “việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi” đối với bản thân của mỗi người
trong cuộc sống
c.Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm)
Học sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề một cách mạch lạc sáng rõ. Có thể trình bày
theo hướng sau:
-“Việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi” là một biểu hiện của lòng tự trọng, khiến con người trưởng thành hơn,
không dựa dẫm vào người khác…
-“Việc tự giác chịu trách nhiệm về hành vi” là cần thiết để cải thiện các mới quan hệ, giúp xã hội phát triển
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,25 điểm)
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới lạ, suy nghĩ sâu sắc.(0,25 điểm)
Câu 2.
Cảm nhận lời nhắn nhủ thiết tha của Việt Bắc – người ở lại qua đoạn thơ sau:
Mình đi có nhớ những ngày,

Tân Trào Hồng Thái mía đình cây đa.
* Đặt vấn đề:
- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thi ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông gắn liền với từng chặng đường lịch sử của đất
nước.

- Việt Bắc là một trong những bài thơ hay của ông viết sau chiến thắng Điện Biên Phủ, là khúc ca hào hùng của
cuộc kháng chiến chống Pháp, là khúc hát ân nghĩa thủy chung của tình quân dân thắm thiết. Nhớ về Việt Bắc là
nhớ về cái nơi của cách mạng:
Mình đi có nhớ những ngày,



Tân Trào Hồng Thái mía đình cây đa.
* Triển khai:
- Hình thức lặp mình đi, mình về, có nhớ đặt trong hàng loạt câu hỏi khiến đoạn thơ tràn đầy cảm xúc, gợi nhớ về
những kỉ niệm đẹp đầy tự hào và yêu thương. Hai tiếng mình đi, mình về được luân phiên, chuyển đổi, gợi hình ảnh
người cán bộ kháng chiến về xi mỗi lúc một xa dần:
Mình đi có nhớ những ngày,
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù.
- Hình ảnh ẩn dụ mưa nguồn, suối lũ, mây mù nhằm miêu tả thời tiết Việt Bắc thật khắc nghiệt, mưa lớn gây lũ
sông suối, trời luôn u ám đầy mây đen. Thời tiết càng khắc nghiệt, họ càng gắn bó đoàn kết để vượt qua và chiến
đấu. Ngoài ra, những hình đó nhằm hàm chỉ những gian khó, thử thách mà cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc
phải trải qua trong những năm tháng dài máu lửa.
- Nhớ về cuộc sống khó khăn, vất vả, mối thù đè nặng lên đơi vai:
Mình về có nhớ chiến khu,
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai.
- Chi tiết có thực miếng cơm chấm muối nhằm phản ánh cuộc sống thiếu thốn gian khổ về vật chất nhưng họ vẫn
lạc quan chiến đấu bởi người cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Bắc có chung một lý tưởng, một mối thù. Cách
nói mối thù nặng vai nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ chống thực dân Pháp đang đè nặng lên đơi vai dân tộc ta.
- Tình cảm của người ở lại được dấu kính trong lịng:
Mình về rứng núi nhớ ai
Trám búi để rụng măng mai để già.
- Nghệ thuật hoán dụ rừng núi nhớ ai, người ở lại đã lấy nỗi buồn của núi rứng để thổ lộ thầm kính nỗi b́n của
mình trong niềm vui chung đất nước được giải phóng. Việt Bắc có nỗi buồn riêng, có nỗi nhớ riêng đó là phải chia
tay với cán bộ cách mạng. Họ buồn đến nỗi khơng cịn tha thiết trong lao động Trám bùi để rụng măng mai để già.

Trám, măng là những nguồn lương thực vô tận của núi rừng Việt Bắc để nuôi cán bộ đánh giặc, nay cán bộ về xi
thì họ đi hái trám, bẻ măng để làm gì?. Câu thơ gợi nỗi buồn thiếu vắng trong lòng người ở lại.
- Nỗi nhớ về bản làng nghèo khó mà thủy chung:
Mình đi có nhớ những nhà,
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
- Cụm từ những nhà được nhà thơ nhắc đến ý chỉ đồng bào Việt Bắc. Câu tiểu đối hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
chứa đựng sự tương phản giữa cuộc sống nghèo khó về vật chất và phẩm chất cao đẹp cuả người Việt Bắc, đó là
nhiệt tình và thủy chung cách mạng.
- Nhớ Việt Bắc là nhớ cội nguồn quê hương cách mạng cùng với những địa danh lịch sử:
Mình đi có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật thuở cịn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
- Điệp từ nhớ và hình ảnh liệt kê Tân Trào, Hồng Thái mài đình cây đa nhằm nhắc nhở người cán bộ cách mạng
luôn nhớ đến cội nguồn, nhớ đại điểm thành lập quân đội đầu tiên của nước ta đó là cây đa Tân Trào. Nhớ đình
Hồng Thái là nơi hội họp q́c dân lần đầu khai sinh ra chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Đây là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười mấy năm với biết ba kỉ niệm ân tình, từng chia
sẻ mọi cay đắng ngọt vùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định tình cảm thủy chung và hướng về
tương lai tươi sáng.
- Chụn ân tình cách mạng được Tớ Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng tình tình đơi lứa. Diễn biến tâm trạng
được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca, mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và
kháng chiến gian khổ mà annh hùng.
* Đánh giá:


- Tóm lại, đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc. Đoạn thơ trên tiêu biểu sắc thái phong
cách Tố Hữu, giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm, mang đậm phong vị ca dao dân gian, đề cập đến con người và
cuộc sống kháng chiến.
- Thơng qua hình tượng Việt Bắc, tác giả ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa
tình thuỷ chung son sắt của người cán bộ, chiến sĩ đối với Việt Bắc.

Đề 6
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[...]Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin
lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời
xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất
nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những
áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì
các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi
vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ
vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải
trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn
năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng cịn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể
tiếp.Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.
(Thương cịn khơng hết..., ghét nhau chi,
Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ, tr.31-32)
1.Chỉ ra những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻđược nêu trong đoạn trích. (0.5 điểm)
2.Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về
chủ đềơn nghĩa sinh thành? (0.5 điểm)
3.Theo anh/chị, nguyên nhân nào dẫn tới những lời xin lỗi mang tính phong trào và những áy náy ray rứt theo làn
sóng trong ứng xử của một bộ phận không nhỏ những người trẻ ngày nay? (1.0 điểm)
4. Theo anh/chị, điều gì quan trọng nhất trong một lời xin lỗi? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ thơng điệp của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề:
Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
Câu 2.
Cảm nhận nỗi nhớ nhung da diết của người cán bộ về xi qua đoạn thơ sau:
Ta với mình, mình với ta
Ngịi Thia sơng Đáy suối Lê vơi đầy.

Phần

Câu/Ý

I
1

2
3

4

GỢI Ý ĐÁP ÁN
Nội dung
Đọc hiểu
Những nghịch lí trong những lời xin lỗi của các bạn trẻđược nêu trong
đoạn trích:
- Nội dung lời xin lỗi na ná nhau, không xuất phát từ tình cảm chân
thành của con cái với đấng sinh thành;
- Tâm trạng của người xin lỗi: áy náy ray rứt theo làn sóng, xuất hiện
rồi tan biến ngay sau đó.
- Người được nhận lời xin lỗi: khó có thể vui hơn.
Trước thực trạng những lời xỉn lỗi phong trào tràn ngập mỗi dịp làm về
chủ đề về ơn nghĩa sinh thành, tác giả thể hiện tâm trạng băn khoăn, lòng ngậm
ngùi buồn.
Học sinh có thể để xuất những nguyên nhân khác nhau. Yêu cầu hợp lí và
thuyết phục
Gợi ý:
-Tâm lí e ngại thể hiện tình cảm của người Á Đơng.
-Lới sống hời hợt, thiếu sâu sắc.

- Bị cuốn theo nhịp sống vội vã khiến con người dễ quên đi những việc ân
nghĩa.
Học sinh có thể có nhiều lựa chọn trả lời.
Gợi ý: Sự chân thành; Thái độ hối lỗi...

Điể
m
3.0
0.5

0.5
1.0

1.0


II
1

2

Ví dụ: Điều quan trọng nhất trong một lời xin lỗi là thái độ chân thành.
Vì một lời xin lỗi chân thành cho thấy sự hối lỗi thực sự, tỏ rõ người xin lỗi
muốn được cảm thông, tha thứ và ḿn khắc phục, sửa chữa lỗi lầm mình mắc
phải.
Làm văn
Từ thơng điệp của đoạn trích, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ
với chủ đề: Giá trị của lời xin lỗi đúng cách.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề,

phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì khơng cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Giá trị của lời
xin lỗi đúng cách.

2.0
0.25

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ
và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
c.1. Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc
hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
c.2. Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích: Lời xin lỗi là lời nói, hành động thể hiện sự nhận thức và hối
lỗi của mình khi có những suy nghĩ, hành động sai trái.
- Bàn luận:
+ Có nhiều cách để thực hiện lời xin lỗi, tuy nhiên để lời xin lỗi có giá trị
cao nhất, cần thực hiện nó đúng cách.
+ Xin lỗi đúng cách sẽ dễ nhận được sự đồng cảm tha thứ hơn.
+ Xin lỗi đúng cách sẽ giúp bạn thoải mái hơn vì được giải tỏa mặc cảm
tội lỗi.
+ Xin lỗi đúng cách cũng góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách của
bạn.
c.3. Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Cần rèn
luyện cho mình một cái tâm chân thành để khi sai lỗi, biết nhận lỗi và thực hiện
việc hối lỗi đúng đắn.


1.00

d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
* Đặt vấn đề:

0,25

- Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam.
Có thể nói, những tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tư tưởng, lẽ sớng của
bản thân mình mà qua đó ta còn thấy được những sự kiện quan trọng của cách
mạng nước nhà.
- Tháng 10- 1954 sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ bộ đội ta phải chuyển lực
lượng thủ đô và chia tay với chiến khu Việt bắc. Kẻ ở người đi lịng khơng khỏi
nhớ thương ńi tiếc tình qn dân trong mười lăm năm khánh chiến. Trước
những lời chia tay thương nhớ thiết tha của đồng bào Việt Bắc, người chiến sĩ
cách mạng cũng như trải lịng mình nói lên những tâm tư tình cảm gắn bó:
Ta với mình, mình với ta

Ngịi Thia sơng Đáy suối Lê vơi đầy.
* Triển khai:
- Khúc tâm tình của người cán bộ kháng chiến:
Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
+ Cách ngắt nhịp 3/3 ta với mình/mình với ta làm cho người đọc cảm nhận, ta
với mình tuy hai mà một gắn bó không thể tách rời. Cấu trúc so sánh, tăng tiến


kết hợp với từ láy mặn mà, đinh ninh nhằm nhấn mạnh tình cảm của người ra

đi đới với Việt Bắc bao la và sâu nặng.
+ Câu thơ gợi nhớ câu Kiều của Nguyễn Du:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
- Nỗi nhớ được cụ thể hóa:
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.
+ Từ mình được dùng đa nghĩa thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong việc bộc lộ
tình cảm. Từ lại như nhân tình cảm lên gấp đôi.
+ Nghệ thuật so sánh Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu thể hiện cụ
thể và sinh động hơn nghĩa tình sâu đậm của người cán bộ kháng chiến với quê
hương Việt Bắc. Câu thơ gợi liên tưởng đến câu ca dao:
Qua đình ngả nón trơng đình
Đình bao nhiêu ngói em thương mỉn bấy
nhiêu.
- Nỗi nhớ lại được khắc họa cụ thể:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ tùng bản khói cùng sương
sớm khuy bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngịi Thia sơng Đáy suối Lê vơi đầy.
+ Qua hồi tưởng của cán bộ cách mạng, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật
đẹp, vừa hiện thực lại vừa thơ mộng, tạo nét đẹp riêng biệt không nơi nào có
được. Nỗi nhớ Việt Bắc được tác gỉa so sánh nhớ gì như nhớ người yêu, mà
nhớ người yêu thì thật da diết, cồn cào. Ca dao có viết:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Hay:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai.
- Đó là nỗi nhớ bao trùm lên mọi không gian và thời gian, nhớ ánh nắng ban
chiều, ánh trăng buổi tối, bản làng mờ trong sương sớm, bếp lửa hồng trong
đêm khuya lạnh. Núi rừng sông suối mang những tên quen thuộc được thể hiện
bằng hàng loạt hình ảnh liệt kê ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê.
- Sau khi khẳng định tấm lòng trước sau như một, người ra đi nhớ về một Việt
Bắc ắp đầy kỉ niệm. Hình ảnh chiến khu càng sớng động bao nhiêu càng cho
thấy nỗi nhớ, tình cảm kẻ đi với người ở tươi mới bấy nhiêu. Cảnh sắc thiên
nhiên, cuộc sống sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến lần lượt hiện hình nổi sắc.
* Đánh giá:
- Trong mọi khoảnh khắc thời gian và không gian lung linh kỉ niệm, núi rừng
Việt Bắc đã thể hiện rất chân thực mà cũng rất thơ mộng, thú vị.
- Chỉ những người đã từng gắn bó với Việt Bắc, coi Việt Bắc là quê hương thân
thiết của mình thì mới có nỗi nhớ thật da diết,có những cảm nhận thật sâu sắc,
thấm thía về ánh nắng ban chiều, về ánh trăng buổi tối,về những bản làng mờ
trong sương sớm, về những bếp lửa hồng trong đêm khuya, về núi rừng, sông
suối thân thương.
Đề 7
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Nhà tâm lí học Angela Lee Duckworth đã bỏ ra nhiều năm tìm hiểu về chìa khố để thành cơng. Sau thời
gian nghiên cứu, bà chỉ ra rằng: Điều cơ bản làm nên thành công của con người là sự bền bỉ. Bà nói: “Bền bỉ là
sự đam mê, tính kiên trì cho những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là có khả năng chịu đựng khó khăn. Bền bỉ là tập


trung vào tương lai của mình một cách liên tục, khơng phải tính theo tuần, theo tháng mà là năm. Bền bỉ là làm
việc thật chăm chỉ để biến tương lai thành hiện thực. Bền bỉ là việc sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy
marathon, chứ không phải là một cuộc đua nước rút”. Không phải chỉ số IQ, khơng phải ngoại hình, hay sức mạnh
thể chất, hay kỹ năng xã hội. Sự bền bỉ là yếu tố quyết định để thành công.
Sân vườn nhà tôi có bày những cái ghế đá, trên một trong những cái ghế ấy có khắc dịng chữ: “Cây kiên

nhẫn đắng chát nhưng quả nó rất ngọt.” Nếu khơng có những giờ ngồi kiên trì từ ngày này qua ngày khác trong
phòng suốt nhiều năm liền của những con người bền bỉ cống hiến như thế, chúng ta đã khơng có Hesman, One
Piece, Sherlock Holmes, Tarzan, Doraemon. Khơng có sự bền bỉ, sẽ khơng có bất cứ thứ gì vĩ đại được sinh ra trên
đời. Bóng đèn điện, định luật bảo toàn năng lượng, thuyết tương đối, máy bay và nhiều phát minh khác. Nếu khơng
có những giờ kiên tâm hy sinh thầm lặng hay nhẫn nại làm việc của con người, nhân loại sẽ tổn thất biết bao.
Hôm trước một anh bạn gửi cho tôi câu danh ngôn: “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những
người bình thường với ý chí phi thường.” Nên ta làm gì khơng quan trọng. Quan trọng là ta có làm cho đến khi ra
được kết quả mong muốn hay không. Người ta thường nhấn mạnh tới việc sống phải có ước mơ, hồi bão nhưng
theo tơi cái khó là kiên trì từng ngày vươn tới nó.
(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn,
NXB Nhã Nam, 2017)
Câu 1. Tác giả đề cập đến yếu tố nào được coi là điều cơ bản làm nên thành công của con người ?
Câu 2. Theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằng bền bỉ là sống một cuộc đời như thể nó là một cuộc chạy marathon?
Câu 3. Việc tác giả liệt kê các nhân vật văn học nổi tiếng: “Hesman, One Piece, Sherlock Holmes, Tarzan,
Doraemon” có tác dụng gì?
Câu 4. Anh chị đồng tình hay khơng đồng tình với ý kiến “Những người đứng đầu trên thế giới đều là những
người bình thường với ý chí phi thường.”? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn( khoảng 200 chữ) về điều quan
trọng nhất để có được thành công trong cuộc đời?
Câu 2.
Cảm nhận nhớ tình người Việt Bắc đậm đà, sâu lắng qua đoạn thơ sau:
Ta đi ta nhớ những ngày
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
ĐÁP ÁN

Nội dung

Điểm


Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Cơ Điều cơ bản làm nên sự thành công của con người là sự bền bỉ.
Câu 1
Câu 2

Câu 3

0,5
Vì cuộc chạy marathon là một cuộc chạy dài, người muốn chiến thắng cần nỗ lực
liên tục trong śt cuộc hành trình . Bền bỉ cũng cần cố gắng liên tục không ngừng
nghỉ như thế

0,5

Tác dụng của việc liệt kê:

1,0

+ Các nhân vật văn học đều rất nổi tiếng, rất quen thuộc và gần gũi với người đọc,
do đó khiến lập luận chặt chẽ, thuyết phục hơn.
+Nhấn mạnh vào dẫn chứng lập luận, tăng sức thuyết phục bởi các nhân vật ấy đều là
kết quả của sự bền bỉ, nỗ lực của các nhà văn.
Câu 4

- Đồng tình.
- Phải có nghị lực phi thường thì những con người đó mới có thể vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để đi đến thành công

1,0



Câu 1

Phần làm văn ( 7,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều quan
trong nhất để có được thành công trong cuộc đời.
* Về hình thức yêu cầu
- Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
* Về nội dung, đoạn văn cần thể hiện được những ý cơ bản sau:
a. Câu mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghi luận
b. Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích: Thành công là kết quả quý giá mà con người đạt được sau một quá trình
lao động, đấu tranh mất nhiều công sức.
- Bàn luận:
+ Điều quan trọng nhất để có được thành công : …
+ Lý do :
+ Dẫn chứng minh họa
- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay không dám đương đầu với thử thách, chỉ
biết sống nhờ, sống gửi, lệ thuộc vào người khác…
c.Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:

0.25
0,25

0.5
0.5

0,25

0,25
* Đặt vấn đề:
2
- Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, trung ương Đảng và chính phủ đã rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnh
đạo phong trào cách mạng. Trước sự kiện đó, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc.
- Bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòng người, trở nên gần gũi, đằm thắm
hơn với những cung bậc lan toả của nó. Trước lúc về xuôi, người cán bộ kháng chiến
khẳng định một điều đinh ninh tình nghĩa của mình vẫn rất sâu nặng, dẫu có thế nào
thì sự keo sơn, gắn bó bền chặt vẫn không phai nhạt theo thời gian:
Ta đi ta nhớ những ngày

Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
* Triển khai:
- Nhớ sự gần gũi, quấn quýt chia ngọt sẻ bùi của tình quân dân:
Ta đi ta nhớ những ngày,
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi.
+ Nhớ Việt Bắc không phải là nỗi nhớ chung chung mà rất cụ thể. Nhớ những ngày
gần gũi mình đây ta đó, cùng chia sẻ đắng cay ngọt bùi. Có những ngày lũ rừng về
xối xả, mưa rừng ào ào, gạo ḿi bị ćn trơi, địch phục kích sau lưng…Những đêm
bị sốt rét rừng hành hạ được các mẹ, các chị chăm sóc…thấm thía vơ cùng tình qn
dân keo sơn gắn bó.
+ Hàng loạt tính từ đắng cay, ngọt bùi thể hiện những khó khăn tột cùng của cuộc
sống trong kháng chiến. Nhờ tinh thần đồng cam cộng khổ giữa nhân dân Việt Bắc và
cán bộ cách mạng, họ đã thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chia từng củ khoai, sẻ từng
bát cơm và cùng đắp chung chăn để vượt qua mùa đông lạnh lẽo.
Thương nhau chia củ sắn lùi,
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
- Nhớ hình ảnh người lao động khó nhọc:



Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngơ.
+ Hình ảnh người mẹ giúp người đọc cảm nhận hình ảnh người dân Việt Bắc lao
động tạo ra của cải vật chất thật khó nhọc, thế mà họ vẫn sẵn sàng nuôi dưỡng cách
mạng. Nhớ Việt Bắc là nhớ những hình ảnh mộc mạc, thân thương, chân thực:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
+ Điệp ngữ nhớ sao được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh nỗi nhớ của tác giả càng
lúc càng day dứt. Nhớ cảnh học tập của lớp bình dân học vụ, nhớ niềm vui trong đêm
liên hoan, nhớ tinh thần lạc quan yêu đời của nhân dân Việt Bắc, đặc biệt là nhớ âm
thanh đặc trưng của núi rừng với tiếng mõ, tiếng chày giã gạo. Nếu thờ ơ nhà thơ sẽ
chẳng thấy có gì nên thơ nhưng sự lưu luyến gắn bó yêu thương thực sự khiến tác giả
thấy có ngọn lửa lung linh, bền bỉ của sự sống.
- Cả đoạn thơ mang đậm màu sắc dân tộc, thể hiện rõ hồn thơ của Tố Hữu. Điệp từ
nhớ cùng lối so sánh đặc biệt để bộc lộ một cảm xúc thương nhớ dạt dào. Cách gieo
vần, sử dụng tài tình thể thơ lục bát đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm
ái.
* Đánh giá:
- Sự gắn bó sâu nặng với Việt Bắc đã làm cho khung cảnh và con người Việt Bắc tái
hiện trong nỗi nhớ của người về xuôi đã đẹp lại càng trở nên đẹp hơn, càng trở nên
lung linh huyền ảo .
- Nỗi nhớ trong lòng người đi day dứt, thiết tha đến độ cồn cào, ám ảnh như nhớ
người yêu. Lấy nỗi nhớ trong tình yêu lứa đôi để đo nỗi nhớ về ngọn nguồn kháng
chiến, về nghĩa tình cách mạng, đó là một sáng tạo của hồn thơ Tố Hữu.
Đề 8

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản:
Điều cơ chưa nói
Trời đã khơng mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến q” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé


Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh,
Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai?
Câu 2: Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào?

Câu 3: Tác giả ḿn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ:
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “Sau sân trường này sẽ là những ngã ba/ Các
em phải đi và tự mình chọn lựa” khơng? Vì sao?
II. Phần Làm văn
Câu 1.
Từ nội dung phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh /chị về: Vai trò của nghị lực, sự kiên
trì, biết chấp nhận thất bại trên con đường vươn đến mục tiêu trong cuộc sống.
Câu 2.
Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh tứ bình qua đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.


Phần

I

Câu
Nội dung
ĐỌC HIỂU
1
Bài thơ là lời của người cô, nói với các em học sinh chuẩn bị ra trường
2

Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh : em cầm sen tạo
dáng, thướt tha áo dài điệu múa
3
Qua hai câu thơ: Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ/Ngoài cửa sổ này, chân trời

mới đợi em, người cơ bộc lộ tình cảm u mến, xúc động, niềm tin, niềm hi vọng vào
các em học sinh cuối cấp- thế hệ trẻ của đất nước. Đó cũng là lời nhắn nhủ, động viên
các em về con đường rộng mở, tương lai tươi sáng phía trước.
4
Học sinh trả lời ngắn gọn rõ ý theo quan điểm cá nhân và giải thích hợp lí, tránh lới
diễn đạt chung chung hoặc sáo rỗng.
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về: Vai trò của nghị lực, sự kiên trì, biết chấp
nhận thất bại trên con đường vươn đến mục tiêu trong cuộc sớng.

II

a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp,
móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trên con đường vươn đến các mục tiêu trong
cuộc sống mỗi cá nhân cần có nghị lực, sự kiên trì, biết chấp nhận thất bại
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo
nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trị của ý chí, nghị lực, lịng kiên trì, biết chấp nhận
thất bại trên con đường vươn đến mục tiêu trong cuộc sớng.
Có thể theo hướng sau:
- Giải thích được có nghị lực, sự kiên trì là gì, thế nào là biết chấp nhận thất bại?
+ Có nghị lực, sự kiên trì: có bản lĩnh, khơng nản chí, lùi bước, quyết tâm với mục tiêu
đề ra
+ Biết chấp nhận thất bại: bình thản trước khó khăn, thử thách, biết chấp nhận dù kết
quả ra sao
 Ý nghĩa cả câu: Để đi đến thành công, đạt được mục tiêu trong cuộc sớng mỗi cá
nhân cần có ý chí, bản lĩnh, bình thản chấp nhận thất bại, quyết tâm khơng nản chí lùi

bước.
- Bàn luận được về vai trò, giá trị của ý chí, nghị lực, lịng kiên trì, biết chấp nhận thất
bại trên con đường vươn đến mục tiêu trong cuộc sống.
- Rút ra được bài học cho bản thân.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng cần phù
hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
2

* Đặt vấn đề:
- Việt Bắc là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu. Lời thơ như khúc hát ân
tình tha thiết về Việt Bắc, quê hương của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp.
- Ở đó, bên cạnh cách những bức tranh hùng tráng, đậm chất sử thi về cuộc sống đời
thường gần gũi, thân thiết được bao bọc bởi thiên nhiên vơ cùng tươi đẹp:
Ta về, mình có nhớ ta
....
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
* Triển khai:
- Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ về Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Điểm
3.0
0.5
0.5
1.0

1.0
7.0
2.0
0.25
0.25

1.0

0.25
0.25


×