Mục lục
Danh mục bảng biểu, sơ đồ.................................................................................4
Lời mở đầu...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1. Khái quát về gia công xuất khẩu................................................7
1.1 Quy trình gia công xuất khẩu hàng may mặc..................................................7
1.1.1 Nghiên cứu và tìm đối tác kinh doanh........................................................7
1.1.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu.....................................8
1.1.3 Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu......................................................9
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc...10
1.2.1 Tỷ giá hối đoái...........................................................................................10
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp......................................................................10
1.2.3 Đặc điểm thị trường Mỹ đối với hàng may mặc.......................................11
1.2.3.1 Kênh phân phối đối với hàng may mặc của Mỹ.............................11
1.2.3.2 Chính sách đối với hàng may mặc của Hoa Kỳ ............................13
1.2.3.3 Rào cản thương mại đối với hàng may mặc của công ty ............14
1.2.3.4 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trên thị trường đối với hàng may
mặc........................................................................................................................16
1.2.3.5 Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc trên thị trường Mỹ...........19
1.2.4 Rào cản thương mại đối với hàng may mặc.............................................22
1.2.5 Quan hệ thương mại Việt - Mỹ .................................................................22
1.2.6 Mối quan hệ giữa các bên đối với hàng may mặc xuất nhập khẩu..........23
1.3 Xu hướng và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc.......25
1.3.1 Xu hướng đối với hàng may mặc gia công xuất khẩu............................25
1.3.2 Vai trò của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu........................25
CHƯƠNG 2 Thực trạng quy trình gia công xuất khẩu hàng may mặc sang
thị trường Mỹ của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên....................................27
1
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần may 2 Hưng Yên...........................................27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần may 2 Hưng
Yên..........................................................................................................................27
2.1.2 Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
............................................................................................................................29
2.1.3 Hình thức và mặt hàng gia công xuất khẩu...............................................30
2.1.4 Thị trường xuất khẩu của công ty..............................................................30
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty........................................................................31
2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh...........................................................................33
2.3 Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ
của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên...................................................................36
2.3.1 Mục tiêu hoạt động của công ty................................................................36
2.3.2 Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua...............................37
2.3.2.1 Mặt hàng xuất khẩu của công ty.....................................................37
2.3.2.2 Tài chính của công ty...........................................................................37
2.3.2.3 Nguồn nhân lực của công ty.............................................................39
2.3.2.4 Kỹ thuật và công nghệ.........................................................................39
2.4 Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu của công ty cổ phần may 2 Hưng
Yên..........................................................................................................................41
2.4.1 Thực trạng gia công tại công ty................................................................41
2.4.1.1 Thực trạng ký kết hợp đồng gia công tại công ty cổ phần may 2
Hưng Yên................................................................................................................41
2.4.1.2 Quy trình các bước làm hàng gia công sản xuất sản phẩm tại công ty
cổ phần may 2 Hưng Yên......................................................................................43
2.4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu vào Mỹ của
công ty cổ phần may 2 Hưng Yên.........................................................................44
2
2.4.2 Thành tựu đạt được của công ty................................................................45
2.4.3 Hạn chế của công ty...................................................................................46
CHƯƠNG 3 Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động gia công
xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị
trường Mỹ..........................................................................................................49
3.2 Phương hướng đẩy mạnh hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của
công ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ trong thời gian tới...49
3.1.1 Cơ hội phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc............49
3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty....................................................51
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công
ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ..................................................53
3.2.1 Nguồn nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động gia công xuất
khẩu.........................................................................................................................53
3.2.2 Tài chính tín dụng của công ty.................................................................55
3.2.3 Phát triển nguồn lao động ........................................................................55
3.2.4 Tham gia tích cực vào sàn giao dịch thương mại điện tử.......................56
3.2.5 Tích cực nghiên cứu và tìm đối tác kinh doanh mới .............................56
3.2.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của
doanh nghiệp..........................................................................................................57
Kết luận.................................................................................................................60
Tài liệu tham khảo..............................................................................................62
3
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Bảng 1: Một số số liệu thống kê về Hoa Kỳ
Bảng2 : Kim ngạch nhập khẩu một số hàng dệt may
Bảng3 : Bảy nhóm hàng may mặc có kim ngạch nhập khẩu vào Hoa Kỳ đạt trên
2 tỷ USD năm 2005
Bảng4 : Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2005
Bảng5 : Các nước xuất khẩu dệt may chính vào Hoa Kỳ
Bảng 6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng7 : Trang thiết bị của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
Sơ đồ 1: sơ đồ tổ chức
Sơ đồ2: quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
4
Lời mở đầu
Dệt may là một trong những ngành được coi là trọng điểm, có tiềm lực phát
triển cao trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Với những lợi thế
của đất nước như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút
nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may
đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như phải cạnh tranh ngang bằng với
các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn
Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006 thuế xuất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước
Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50%, hiện nay xuống tối đa còn 5% nên hàng
dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong
khu vực. Ngành dệt may Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu với những ưu thế về
nhân lực thì hiện nay không còn là ưu thế nữa bởi hiện nay thị trường các nước
Châu phi, Malaixia… cũng có nguồn lao động lớn mà giá thuê lao động rẻ hơn ở
Việt Nam đồng thời trình độ lao động có thể bằng và cao hơn ở nước ta. Mặt
khác, hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đang còn gặp nhiểu rào
cản thương mại ở các nước nhập khẩu đặc biệt là ở thị trường Mỹ. Hiện nay, Hoa
Kỳ đang áp đặt biện pháp tự vệ với hàng may mặc nhập khẩu Việt Nam gây trở
ngại cho hàng mặc của các doanh nghiệp nước ta đặc biệt là khi mà doanh
nghiệp chưa hiểu biết rõ về luật pháp của Mỹ.
Trước tình hình này, nhận thức được tầm quan trọng của gia công Việt Nam
với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn và công ty cổ phần may 2 Hưng Yên, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát
5
triển gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ ở công ty cổ phần
may 2 Hưng Yên” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề được chia làm ba chương:
CHƯƠNG 1. Khái quát về gia công xuất khẩu
CHƯƠNG 2.Thực trạng quy trình gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị
trường Mỹ của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên
CHƯƠNG 3. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động gia công xuất
khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ.
6
CHƯƠNG 1. Khái quát về gia công xuất khẩu
“Gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó,
người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu
hay bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công
trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia
công để nhận tiền công”(kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB thống kê,
11/2002,T99)
Gia công xuất khẩu hàng may mặc thực ra là hoạt động gia công trong đó
hàng hóa , sản phẩm được gia công hoàn thành là hàng may mặc, cụ thể hơn là
quần áo may gia công xuất khẩu, bao gồm có 2 bên chủ yếu là bên gia công và
bên nhận gia công. Bên nhận gia công có thể tự gia công hoặc ký hợp đồng
chuyển giao gia công với một doanh nghiệp may khác để trực tiếp gia công sản
phẩm.
1.1 Quy trình gia công xuất khẩu hàng may mặc
1.1.1 Nghiên cứu và tìm đối tác kinh doanh
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của một quốc gia luôn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường khách quan và chủ quan. Những yếu tố này bao gồm
các yếu tố chính trị, văn hóa – xã hội, sự biến động của chính sách kinh tế, các
quan hệ quốc tế, …. Nghiên cứu giúp cho giảm bớt rủi ro, tránh những sai lầm,
làm cho khả năng của doanh nghiệp phù hợp với cơ hội quốc tế;cần thiết cho
quyết định thị trường thâm nhập của doanh nghiệp hay đối tác kinh doanh nào có
lợi và có biện pháp nào tốt nhất cho việc tiếp cận đối tác kinh doanh đó để dễ
dàng đàm phán đi đến ký hợp đồng xuất khẩu.
7
Đối tác kinh doanh của doanh nghiệp có thể là nhà đầu tư, đối tác sản xuất
hay là nhà tài trợ cho doanh nghiệp. Hoạt động này bao gồm có hai hình thức là
thu thập và xử lý thông tin nghiên cứu, trong quá trình tìm hiểu sẽ có rất nhiều
thông tin gây “nhiễu” thông tin mà doanh nghiệp cần tìm hiểu do đó cần phải xử
lý thông tin sao cho hợp lý, chọn lọc. Sau khi đã tìm thấy thông tin cần thiết thì
tiếp đó là đánh giá thông tin đó xem thông tin đó tốt hay xấu với doanh nghiệp,
nếu tốt thì doanh nghiệp có thể tiến hành bước tiếp theo còn xấu thì doanh
nghiệp tiến hành hoạt động khắc phục đó hoặc bỏ qua nó không cần tập trung
vào tìm hiểu nhiều tránh mất thời gian và kinh phí của doanh nghiệp.
1.1.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu
Sau khi doanh nghiệp đã nghiên cứu thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và
đã xác định được đối tác kinh doanh thì công việc tiếp theo là giao dịch, đàm
phán và ký hợp đồng thương mại.
Giao dịch kinh doanh nhằm mục đích trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và
đối tác đồng thời nhằm mục đích cao hơn là đi tới đàm phán ký hợp đồng thương
mại
“Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để
cùng nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan
đến các bên kinh doanh”( Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh, NXB
thống kê, T181). Sau khi tạo được mối quan hệ thì doanh nghiệp tiến hành đàm
phán giải quyết các vấn đề liên quan. Bước cuối cùng là đi đến ký hợp đồng.
Trong quá trình ký hợp đồng doanh nghiệp cần chú ý tới các vấn đề sau:
Thứ nhất là phương thức ký: doanh nghiệp có thể ký trực tiếp với đối tác và
thực hiện toàn bộ công việc hay một phần công việc rồi chuyển giao cho bên thứ
3 hay công ty chỉ đại diện ký và thu phí hoa hồng từ nhà máy sản xuất trực tiếp
8
Thứ hai là nội dung của hợp đồng gồm có mục đích ký hợp đồng và các điều
khoản đi kèm về thành phẩm, nguyên nhiên vật liệu, giá gia công, thanh toán,
giao hàng, kiểm tra, vận chuyển, bảo hiểm,khiếu nại và thanh khoản hợp đồng
(nếu có)…
1.1.3 Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
Sau khi đã ký xong hợp đồng thì doanh nghiệp bắt đầu đi vào thực hiện hợp
đồng từ khâu nhận nguyên vật liệu, mẫu hàng từ đối tác để tiến hành gia công
sản xuất.
Công việc đầu tiên là làm thủ tục hải quan nhận nguyên vật liệu: khi doanh
nghiệp đã tiếp nhận hợp đồng gia công thì làm thủ tục khai báo hải quan( có thể
khai báo theo phương pháp truyền thống nghĩa là đến trực tiếp trụ sở hải quan để
đăng ký hoặc khai báo hải quan điện tử), tiếp đó là xuất trình nguyên vật liệu để
hải quan kiểm tra cho thông quan.
Tiếp đó, doanh nghiệp tiến hành nhận và kiểm tra nguyên vật liệu từ tàu biển
hoặc theo đường hàng không.
Sau đó, vận chuyển về kho chứa của doanh nghiệp để tiến hành gia công sản
phẩm và giao hàng. Tùy vào điều kiện trong hợp đồng doanh nghiệp phải thuê
phương tiện vận tải và mua bảo hiểm hay không mà tiến hành thuê phương tiện
vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Khi đến ngày giao hàng, doanh nghiệp và đối tác sẽ tiến hành kiểm tra sản
phẩm và làm thủ tục xuất sản phẩm, đóng sản phẩm vào container và giao tới địa
điểm đích.
Doanh nghiệp có thể làm thủ tục thanh toán trước, trong hoặc sau quá trình
giao hàng. Để đảm bảo an toàn thì doanh nghiệp thường yêu cầu thanh toán hợp
đồng trước khi giao hàng, tuy nhiên với đối tác quen thuộc thì thường thanh toán
sau khi giao hàng.
9
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Bước cuối cùng là thanh khoản hợp đồng gia công
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
1.2.1 Tỷ giá hối đoái
Trong xuất nhập khẩu, vấn đề thanh toán bằng ngoại tệ hay nội tệ luôn được
các doanh nghiệp quan tâm, thông thường các doanh nghiệp sẽ chọn đồng ngoại
tệ nào ổn định, ít bị biến động để đảm bảo cho giá trị của hợp đồng và ít bị thiệt
hại nhất khi mà thị trường tiền tệ thay đổi.
Do yêu cầu thanh toán của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nên thường xuyên
phải trao đổi ngoại tệ sao cho việc thanh toán là thuận tiện và an toàn nhất với cả
hai bên. Sự chuyển đổi giữa hai đồng tiền với nhau phải dựa trên một tỷ giá gọi
là tỷ giá hối đoái. “ tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng
tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia”( Thanh toán quốc tế, NXB thống
kê, năm 2006, T49). Tỷ giá này sẽ bị ảnh hưởng của cung và cầu tiền tệ trên thị
trường do vậy doanh nghiệp cần phải chọn tỷ giá sao cho đảm bảo an toàn, tránh
rủi ro gây thiệt hại cho hợp đồng.
1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp
Khi nghiên cứu thì điều đầu tiên là cần tìm hiểu để nhận biết xem doanh nghiệp
đang có những lợi thế gì để phát huy, và những bất lợi gì để có thể khắc phục
chúng.
Tùy vào điều kiện về vốn kinh doanh, trình độ lao động, giá nhân công, công
nghệ sản xuất,…mà doanh nghiệp chọn cho mình thị trường nghiên cứu, quy mô
sản xuất phù hợp. Với doanh nghiệp có vốn lớn, trình độ tay nghề cao, công
nghệ sản xuất tiên tiên tiến…thì sẽ lựa chọn phân đoạn thị trường có thu nhập
cao; còn những doanh nghiệp ít vốn thì lựa chọn đoạn thị trường ngắn hơn. Ở
Việt Nam hiện nay, các công ty vừa và nhỏ vẫn chiếm đại đa số do vốn ít, trình
10
độ chuyên môn còn yếu kém; còn các tập đoàn thì quy mô vốn cũng chỉ tương
đương với doanh nghiệp vừa của nước ngoài.
Giá thuê nhân công của nước ta vẫn còn thấp do vậy đây là một lợi thế cho các
doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên lợi thế này cũng đang bị mất đi
bởi thị trường lao động của các nước kém phát triển.
1.2.3 Đặc điểm thị trường Mỹ đối với hàng may mặc
1.2.3.1 Kênh phân phối đối với hàng may mặc của Mỹ
Hiện nay thị trường thị trường bán lẻ của Mỹ phát triển mạnh mẽ. Tại Hoa
Kỳ, các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự làm tất cả các khâu
từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và nhập khẩu. Các tập đoàn và công
ty lớn có tác động mạnh đến chính sách của Chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ
vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính
phủ hỗ trợ.
Các công ty vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hoá và bán theo một số cách
thức sau:
Thứ nhất là bán xỉ cho các cửa hàng bán lẻ, cách bán hàng này rất có hiệu quả
khi hàng hoá có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao.
Thứ hai là bán hàng cho nhà phân phối. Các nhà phân phối thường có hệ thống
phân phối rộng khắp một khu vực hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào
đó. Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong thời điểm ngắn. Nhưng qua
cách này người bán phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân phối.
Thứ ba là bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp. Cách này có thể làm được khi
các nhà máy trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ trong nước khi họ
không có điều kiện để mua trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua
qua các nhà nhập khẩu.
11
Thứ tư là bán xỉ qua đường bưu điện. Với những sản phẩm nhỏ và giá trị không
lớn có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi là
bán hàng theo diện rất rộng và không phải qua khâu trung gian phân phối hay
bán buôn.
Thứ năm là bán lẻ qua đường bưu điện. Một số nhà nhập khẩu không cần qua
trung gian mà trực tiếp gửi bưu kiện đến cho người mua. Để làm được cách này
phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao.
Thứ sáu là có một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalogue qua các nhà buôn
theo kiểu này hay trực tiếp thành lập công ty để bán hàng theo catalog. Phương
thức này đòi hỏi phải biết được địa chỉ của khách hàng có nhu cầu thường xuyên.
Thứ bảy là bán lẻ, nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hoá
theo khả năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro.
Thứ tám là bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền
hình là hình thức mới và phải có hàng tức thời
Ở Hoa kỳ có những người chuyên làm trung gian đi đặt hàng nhập khẩu cho các
tập đoàn hay các công ty lớn. Họ nghiên cứu và hiểu rõ thị trường cùng các thủ
tục về nhập khẩu và có thể mang hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh
chóng. Do vậy các công ty xuất khẩu lúc đầu đỡ mất công cũng như chi phí cho
nghiên cứu thị trường.
Nhưng cách này có một số nhược điểm:
- Phải nắm được cơ cấu thị trường tốt thì mới có vị thế trong đàm phán.
- Có khi giá bán lẻ và giá nhập khẩu chênh nhau hàng nhiều lần có khi lại cũng
rất sát nhau tuỳ thuộc vào cơ cấu giá thành, thuế nhập khẩu đối với từng mặt
hàng.
12
- Khách hàng hay đòi làm đại lý độc quyền vì sợ người xuất khẩu cung cấp cho
nhiều khách khác. Trước khi quyết định cần đi khảo sát thị trường để nắm vững
cơ cấu giá cả và đàm phán để chia sẻ lợi ích trên thị trường.
Một trong những khó khăn nhất của người xuất khẩu là tìm ra người mua hàng vì
tên công ty và việc kinh doanh của công ty là thông tin bí mật không được tiết lộ
ở Hoa kỳ. Tuy nhiên có nhiều cách để tìm ra nhưng đều phải mua thông tin. Thí
dụ: Hiệp hội thường bán danh sách hội viên với giá cao cho những người ngoài
hội, hoặc đặt mua thông tin của các công ty tư nhân hay một số cơ quan của
Chính phủ có cơ sở dữ liệu do họ tự xây dựng.
1.2.3.2 Chính sách đối với hàng may mặc của Hoa Kỳ
Tất cả các luật thương mại ở Hoa Kỳ đều do Quốc hội ban hành và giám sát,
chính sách thương mại là nhân tố cơ bản của chính sách kinh tế và ngoại giao.
Quốc hội có thể điều tiết và kiểm soát việc thực hiện các luật và chương trình
thương mại thông qua quyền phân bổ ngân sách của mình cho các cơ quan chính
quyền về thương mại. Do các quyết định về chính sách thương mại có ảnh hưởng
sâu rộng đến cả lợi ích trong và nước ngoài nên có nhiều cơ quan chính phủ Hoa
Kỳ có vai trò trong hoạch định các chính sách thương mại. Nhiều cơ chế phối
hợp liên ngành đã được sử dụng để phối hợp các quan điểm và lợi ích khác nhau
nhằm đảm bảo cho chính sách thương mại quốc gia được nhất quán và cân bằng.
Uỷ ban chính sách thương mại (TPC) chịu trách nhiệm chính trong phối hợp
chính sách thương mại. Năm 1974, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập hệ thống uỷ
ban cố vấn khu vực tư nhân để đảm bảo rằng các chính sách thương mại và các
mục tiêu đàm phán thương mại của Hoa Kỳ phản ánh thoả đáng các lợi ích
thương mại và kinh tế của Hoa Kỳ.
Các chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ ngoài thuế quan, hạn ngạch nhập
khẩu và visa còn có các chính sách về xuất xứ hàng hóa, nhãn hiệu thương mại,
13
…các chính sách trong nước ảnh hưởng tới doanh nghiệp như chế độ đối xử
quốc gia, biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch và vệ sinh môi trường, mua
sắm chính phủ và các vấn đề khác ảnh hưởng tới thương mại;
1.2.3.3 Rào cản thương mại đối với hàng may mặc của công ty
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền
phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền
hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Mỗi
bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến
pháp của Liên bang. Hiện nay, công ty đang phải đối đầu với các rào cản thuế
quan và phi thuế quan của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện tồn tại các luật sau mà công ty
cần quan tâm:
Thứ nhất là luật bảo vệ người tiêu dùng, các công ty kinh doanh tại Hoa Kỳ
cần phải biết rằng Hoa Kỳ có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng. Những
luật này được áp dụng cho gần như mọi sản phẩm sản xuất, phân phối hay bán
trên thị trường này.Các doanh nghiệp cũng cần biết rằng sản phẩm của mình có
thể là đối tượng của rất nhiều luật và quy định của bang mà trong một số trường
hợp có thể còn khắt khe hơn các quy định tương ứng của luật liên bang. Trước
khi đưa một sản phẩm nào đó vào một bang cụ thể, việc xem xét cẩn thận các
luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng của bang đó là một việc làm rất cần
thiết.
Thứ hai là luật thuế chống bán phá giá, đây là bộ luật quan trọng bởi hàng may
mặc của Việt Nam đang trong cơ chế giám sat của Hoa Kỳ. Luật thuế chống phá
giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Thuế chống phá giá được
áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được
bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá
trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào
14
Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3
thay thế thích hợp.
Thứ ba là các quyền hạn chế nhập khẩu tự vệ, gồm Các Mục từ 201 đến 204
của Luật Thương mại năm 1974, được sửa đổi tại Mục 1401 của Luật Thương
mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và các Mục 301-304 của Luật về các
Hiệp định vòng Đàm phán Uruguay qui định quyền và trình tự cho Tổng thống
có thể tiến hành một số biện pháp, kể cả biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm hỗ
trợ một ngành sản xuất nào đó trong nước đã và đang bị thiệt hại nghiêm trọng,
hoặc bị đe dọa thiệt hại nghiêm trọng do hàng nhập khẩu với khối lượng lớn gây
nên. Quyền này có thể sử dụng ngay cả khi hàng nhập khẩu được coi là không
bán phá giá.
Thứ tư là luật thuế chống trợ giá, mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu
lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài được chính
phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Do vậy, mức thuế chống trợ giá
được áp đặt bằng với mức trợ giá. Luật của Hoa Kỳ cũng như qui định của WTO
cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp dụng luật chống trợ giá như một
số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, một số trợ cấp cho những vùng khó khăn,
một số trợ cấp bảo vệ môi trường... WTO gọi những loại trợ cấp được phép này
là “trợ cấp đèn xanh”.Thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện
(1) Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập
khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất,
hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ. Trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp
cho sản xuất các yếu tố đầu vào của sản phẩm cũng là đối tượng điều tra theo
luật này (thường gọi là trợ giá ngược chiều), và (2) Uỷ ban Thương mại Quốc tế
Hoa Kỳ (USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật
15
chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công
nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ
Thứ năm là Hiệp định Đa sợi/Hiệp định hàng dệt may
Hiệp định đa sợi là một hiệp định quốc tế có hiệu lực tháng 1 năm 1974, cho
phép các thành viên ký kết GATT đàm phán các hiệp định song phương nhằm
hạn chế về số lượng đối với hàng dệt và quần áo nhập khẩu. Được gia hạn thêm
6 lần, hiệp định MFA đã hết hạn ngày 31/12/1994 và ngay lập tức được thay thế
bằng Hiệp định hàng dệt may (ATC) trong khuôn khổ Vòng đàm phán Urugoay.
Trong khuôn khổ ATC, các hạn ngạch và hạn chế đối với việc buôn bán hàng dệt
may được dỡ bỏ dần trong 3 giai đoạn và hết hạn vào ngày 1 tháng 1 năm 2005.
Tất cả các thành viên WTO là đối tượng áp dụng của Hiệp định ATC, cho dù họ
có phải là nước đã ký kết MFA hay không, và chỉ các nước thành viên của WTO
mới đủ tiêu chuẩn được hưởng các lợi ích của hiệp định này.
Hiệp định dệt may song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ký tháng 4 năm 2003 và bắt
đầu có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2003. Theo hiệp định này, 38 cát hàng dệt may
từ Việt Nam phải chịu hạn chế về số lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Vì Việt Nam
chưa phải là thành viên WTO, nên xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào Hoa
Kỳ sau 1/1/2005 vẫn bị hạn chế bằng hạn ngạch.
Các luật này quy định về nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, thuế quan và phí,
số lượng – chất lượng hàng hóa nhập khẩu, ….
1.2.3.4 Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng trên thị trường đối với hàng may
mặc
16
Bảng 1: Một số số liệu thống kê về Hoa Kỳ
Dân số (năm 2003) 290.809.777
Lực lượng lao động(năm 2001) 141,8 triệu
Tuổi thọ trung bình 77,4 năm
Sắc tộc
Da trắng 71,1%
Da đen 12,9%
Người Châu Á 4,2%
Thổ dân và các dân tộc khác 11,8%
Tỷ lệ biết chữ ( từ 15 tuổi trở nên) 97%
Số người sử dụng internet (năm 2003) 170 triệu
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại hợp chủng quốc Hoa Kỳ - VINATRADEUSA
Với dân số: 290.809.777 (năm 2003), trong đó 21% ở độ tuổi 0 -14, 66,4% ở
độ tuổi 15 - 64 và 12,6% ở độ tuổi trên 65. Tốc độ tăng dân số năm 2002 ước
tính 0,89% tạo ra thị trường rộng lớn cho ngành dệt may. Lực lượng lao động:
141,8 triệu (kể cả những người thất nghiệp – số liệu năm 2001, trong đó: lao
động quản lý và chuyên gia 31%, lao động hành chính và bán hàng 28,9%, lao
động dịch vụ 13,6%, lao động trong ngành công nghiệp chế tạo, khai khóang,
giao thông vận tải và thủ công nghiệp 24,1%, lao động trong nông, lâm, ngư
nghiệp 2,4%, tuy lực lượng lao động lớn nhưng chủ yếu là những lao động tập
trung vào sản xuất các ngành khác mà không phải là lao động trong ngành may
mặc. Tuổi thọ trung bình 77,4 năm, trong đó đối với nam trung bình là 75,5 năm
và với nữ là 80,2 năm. Khoảng 30% dân số Hoa Kỳ là người nhập cư. Hiện nay,
hàng năm Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu người nhập cư. Tỷ lệ biết chữ: 97% (tính từ
15 tuổi trở lên). Số người sử dụng Internet: khoảng 170 triệu (năm 2003). Những
yếu tố này tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành may mặc xuất khẩu phát
triển.
17
Người Mỹ luôn coi trọng thời gian, với họ “thời gian là vàng” do vậy thời gian
dành cho việc mua sắm cũng ít đi, họ luôn chọn phương thức mua sắm nào tiết
kiệm thời gian cho họ mặc dù chi phí để trả cho món hàng đó có thể cao hơn.
Nghiên cứu được vấn đề này công ty có thể tìm ra được phương thức phân phối
hiệu quả nhất cho người tiêu dùng Mỹ.
Tiếp đó là việc trang phục của người Mỹ, nhìn chung người Mỹ mặc rất thoải
mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác.
Trên đường phố, đôi khi rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc
nghề nghiệp dựa vào quần áo bề ngoài. Nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị
có thể mặc đẹp và đắt tiền hơn một nữ luật sư giỏi có mức lương cao hơn gấp
nhiều lần.
Tuy nhiên, trong công sở tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp
khách các doanh nhân Mỹ cũng mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước khác.
Khách đến thăm và làm việc thường mặc com lê thẫm mầu và cravát. Mùa hè,
mùa xuân, hoặc những dịp không trang trọng lắm có thể mặc com lê sáng mầu.
Doanh nhân nữ cũng thường mặc com lê với màu sắc đa dạng hơn so với nam
giới, mặc gọn gàng và chỉnh tề quan trọng hơn là kiểu cách. Một số thương nhân
dùng chất lượng giầy và đồng hồ đeo tay để thể hiện mình. Thứ Sáu hàng tuần
thường là ngày người Mỹ ăn mặc ít nghi lễ nhất tại các công sở. Mặc dù nhìn
chung người Mỹ không cầu kỳ trong ăn mặc nhưng nếu một doanh nhân đến
giao dịch mặc một bộ com lê quá cũ chắc chắn sẽ tạo ấn tượng ban đầu không
hay đối với đối tác. Nghiên cứu được kiểu trang phục theo nhu cầu của người
tiêu dùng công ty có thể có được hướng xuất khẩu mặt hàng phù hợp cho công ty
và cho cả thị trường Mỹ.
18
1.2.3.5 Tình hình xuất nhập khẩu hàng may mặc trên thị trường Mỹ
Hoa Kỳ là thị trường tiêu dùng và nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt
may. Theo thống kê của của Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ, năm 2003,
tổng trị giá sản phẩm dệt may tiêu thụ ở Hoa Kỳ (bao gồm xơ, sợi, vải, thảm,
hàng dệt trang trí và dùng trong nhà, quần áo…) xấp xỉ 190 tỷ USD, trong đó
105 tỷ là hàng sản xuất nội địa, còn lại là nhập khẩu.
Về sản xuất trong nước, Hoa Kỳ là nước sản xuất lớn hàng dệt may. Năm 2005,
giá trị sản lượng công nghiệp quần áo của nước này đạt 30,2 tỷ USD, công
nghiệp dệt vải đạt 24,3 tỷ, công nghiệp xơ sợi đạt 17,2 tỷ, và công nghiệp dệt
thảm đạt 14 tỷ. Công nghiệp dệt may Hoa Kỳ tập trung chủ yếu ở các bang phía
Nam, trong đó North Carolina và South Carolina là hai bang có ngành công
nghiệp dệt may lớn nhất.
Về hoạt động xuất khẩu, sản phẩm ngành công nghiệp dệt may Hoa Kỳ
chủ yếu được tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Kim ngạch xuất
khẩu năm 2005 đạt xấp xỉ 17,9 tỷ USD trong đó vải và xơ sợi chiếm khoảng
60%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước trong khu vực (đặc biệt là
Canada và Mêhicô). Vải (kể cả đã cắt) được chuyển sang các nước này để gia
công thành quần áo và các sản phẩm khác, sau đó được nhập khẩu trở lại vào
Hoa Kỳ.
Về nhập khẩu, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ lên
tới 100,5 tỷ USD và thâm hụt tới 82,6 tỷ.
Có thể thấy, thâm hụt mậu dịch hàng dệt và may của Hoa Kỳ ngày càng lớn
do nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu. Phần lớn sự gia tăng nhập khẩu trong
năm 2005 là do kết quả của việc loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu từ ngày 1/1/2005
đối với hàng dệt may từ 39 nước là thành viên WTO. Trong khi đó, sản xuất nội
địa giảm 0,5% đối với hàng dệt và 3% đối với hàng may. Tăng nhập khẩu từ các
19
nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc là nguyên nhân chính làm tăng thâm hụt.
Hoa Kỳ là thị trường lớn đứng thứ hai nhập khẩu chính của thế giới sau EU.
Năm 2005, trong số 100,5 tỷ USD nhập khẩu hàng dệt may thì 76,5 tỷ USD là
hàng quần áo, chiếm 76%, trong số 82,6 tỷ USD nhập siêu hàng dệt may thì
nhập siêu hàng may chiếm khoảng 72,4 tỷ.
Bảng2 : Kim ngạch nhập khẩu một số hàng dệt may
(Đơn vị: triệu USD)
Tên nhóm hàng 2001
2002
2003
2004
2005
Thảm và chiếu 1.410 1.531 1.662 1.829 1.993
Chăn 230 353 391 459 514
Vỏ gối và vải trải giường 765 903 1.046 1.353 1.904
Vải trải bàn/bếp và khăn 1.080 1.236 1.418 1.646 1.864
Rèm 397 576 725 858 1.017
Vải trải giường và các hàng
nội thất khác
515 735 1.001 1.144 1.284
Gối, đệm và túi ngủ 340 417 437 645 860
Thảm thêu và các vật treo
tường
5 6 4 3 6
Quần áo
Comple nam và quần áo
thể thao
1.026 974 1.143 1.139 1.359
Áo khoác nam 1.992 1.876 2.001 2.134 2.255
Quần nam 6.980 6.973 7.459 7.568 7.776
Quần nữ 7.668 7.996 8.923 9.325 9.663
Áo sơ mi 19.676 19.765 21.285 22.474 23.664
Áo len 2.933 2.959 2.729 2.632 2.809
Vét, váy và áo khoác nữ 4.417 4.235 4.803 5.866 6.941
Váy nữ 1.675 1.550 1.524 1.465 -59
Váy ngủ, đồ mặc ngủ và đồ
lót
4.796 4.961 5.044 5.246 5.418
Tất 923 1.031 1.091 1.316 1.366
20
Quần áo hỗ trợ thân thể 1.434 1.648 1.579 1.800 1.854
Khăn quàng cổ, mùi xoa 457 432 494 698 748
Găng tay và găng tay thể
thao
2.119 2.176 2.386 2.533 2.757
Đồ đội đầu 1.288 1.279 1.358 1.526 1.509
Quần áo da và phụ kiện 2.121 1.869 1.743 1.605 1.512
Quần áo lông thú và phụ
kiên
264 245 285 334 314
Quần áo cao su, nhựa và
vải tráng phủ
381 349 371 462 470
Quần áo không dệt 411 401 401 395 419
Các loại đồ mặc khác 3.433 3.287 3.630 3.828 4.204
Các hàng dệt khác 3.198 3.340 3.754 4.319 4.651
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - VINATRADEUSA
Bảng3 : Bảy nhóm hàng may mặc có kim ngạch nhập khẩu vào Hoa
Kỳ đạt trên 2 tỷ USD năm 2005
Đơn vị: Tỷ USD
Sơ mi nam nữ 23,7 Quần nữ 9,7
Áo khoác váy và áo khoác
ngoài nữ
6.9 Quần áo lót và đồ ngủ 5,4
Áo len 2,8 Găng tay 2,7
Áo jacket và khoác ngoài
nam
2,6
Nguồn: thương vụ Việt Nam tại hợp chủng quốc Hoa Kỳ - VINATRADEUSA
1.2.4 Rào cản thương mại đối với hàng may mặc
21
Hiện nay Việt Nam tham gia WTO nên hàng rào thuế quan đã được thu hẹp
lại thay vào đó là các hàng rào phi thuế quan ngày càng mở rộng hơn. Đó là các
hàng rào kỹ thuật, luật bảo vệ người tiêu dùng, thuế chống bán phá giá… đang
ngày càng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có vị trí
thấp hơn. Đặc biệt là thuế chống bán phá giá, ở các nước nhập khẩu hàng dệt
may thì đây là biện pháp quan trọng để bảo vệ hàng dệt may của nước đó. Tiếp
đó là rào cản kỹ thuật, sản phẩm dệt may phải đảm bảo an toàn với người tiêu
dùng và đạt tiêu chuẩn của nước nhập khẩu đề ra.
1.2.5 Quan hệ thương mại Việt - Mỹ
Tình hình nhập khẩu trên một thị trường phần nào cho ta biết về quy mô thị
trường, cung - cầu của thị trường đó từ đó doanh nghiệp có hướng đi cụ thể hơn.
Với thị trường Mỹ, đây là một thị trường mà cung về hàng may mặc ở trong
nước vẫn chưa đủ để đáp ứng cầu thiết yếu về của người dân, hầu hết hàng may
mặc ở Hoa Kỳ đều được nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ thị trường
Trung Quốc. Hiện nay, hàng Việt Nam được nhập khẩu vào đây chiếm tỷ lệ nhỏ
so với hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ bởi một vấn đề lớn là về thương hiệu
vẫn chưa có, đa số là hàng may gia công ở Việt Nam nhưng nhãn hiệu lại của
nước khác.
Nếu cung lớn hơn cầu thì cơ hội cho hàng may mặc của Việt Nam xâm nhập
vào thị trường Mỹ là rất ít, bởi các nhà sản xuất may mặc của ta vẫn chưa có đủ
trình độ cũng như kinh nghiệm khi tham gia vào thị trường này, đa số các doanh
nghiệp hiểu biết về luật rất yếu do vậy rất dễ bị “áp bức” ở thị trường lớn này.
1.2.6 Mối quan hệ giữa các bên đối với hàng may mặc xuất nhập khẩu
Đó là mối quan hệ giữa Nhà Nước với Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp
với Nhà Nước của hai quốc gia. Nếu quan hệ trên mà bền vững và tốt đẹp thì sẽ
22
dễ dàng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước đặc biệt là về
mặt luật pháp.
Về mặt chính trị và ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính
thức về bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ
cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào
ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm
1997. Tháng 12 năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước
(BTA) bắt đầu có hiệu lực. Sự kiện quan trọng gần đây nhất đánh dấu bình
thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước là ngày 20 tháng 12 năm 2006,
Tổng thống Bush đã ký luật thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
(PNTR) với Việt Nam. Tiếp đó là ngày1/1/2007 Việt Nam chính thức là thành
viên của tổ chức thương mại thế giới(WTO), sự kiện này đã mở ra cơ hội lớn cho
các doanh nghiệp giữa hai nước cũng như giữa hai quốc gia.
Bên cạnh đó quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã
không ngừng phát triển. Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai
nước đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 - năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối
với Việt Nam - lên 1,4 tỷ USD năm 2001 - năm trước khi BTA có hiệu lực - và
có thể đạt xấp xỉ 9,5 tỷ USD năm 2006. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành bạn
hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhanh chóng sau khi hai nước
thiết lập quan hệ. Năm 2007, tổng khối lượng xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam sang Hoa Kỳ ước đạt khoảng 2,5 tỷ USD (trong đó cơ cấu quần áo dệt kim
chiếm khoảng 54%).Nếu tính riêng về xuất khẩu hàng hóa, hiện nay, Việt Nam
là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào thị trường Hoa Kỳ.
Bảng4 : Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ
năm 2005
23
Đơn vị: % tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ
Dệt may 44,8
Giày dép 11
Đồ gỗ 10,7
Thủy hải sản 9,6
Nông lâm sản và thực phẩm 6,1
Dầu khí và các sản phẩm dầu khí 7,7
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ - VINATRADEUSA
Năm 2005, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1,15 tỷ USD. Các mặt
hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu gồm máy bay dân dụng, máy
móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp
như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công giầy,v.v. Nói chung, xu hướng nhập
khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng công nghệ cao, mặc
dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác, hoặc các nguyên
liệu, phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu.
1.3 Xu hướng và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
1.3.1 Xu hướng đối với hàng may mặc gia công xuất khẩu
Ngày nay, do cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, vai trò của gia công hàng
may mặc giảm đi, lợi thế về giá lao động rẻ ở nước ta đã bị thay thế bởi các nước
kém phát triển, giá nguyên – nhiên liệu tăng mạnh, các chi phí đầu vào tiếp tục
tăng cao; tình trạng biến động lao động, thiếu những lao động lành nghề, có trình
độ; cơ chế giám sát hàng may mặc Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ;
cạnh tranh gay gắt với các cường quốc dệt may trên thế giới… đặc biệt là Trung
Quốc trên cả thị trường xuất khẩu và nội địa.
Chính vì vậy, xu hướng tất yếu hiện nay của các nhà kinh doanh, sản xuất hàng
may mặc là chuyển sang tự sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng cho doanh
nghiệp mình. Tập đoàn Dệt May Việt Nam đó đặt ra một số mục tiêu tổng quát
24
như: tăng cường các chỉ tiêu chính đạt 17%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 16%;
hoàn thành việc tư vấn CPH và xác định giá trị Tập đoàn trong Quý IV/2008;
xem xột IPO trong Quý IV/2008 hoặc Quý I/2009; triển khai hiệu quả 3 chương
trình chiến lược về vải, cây bông và đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện và vận
hành hiệu quả mô hình tổ chức mới của tập đoàn.
1.3.2 Vai trò của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Trong thời kỳ trước khi hội nhập quốc tế, ngành gia công hàng may mặc xuất
khẩu được Nhà Nước đặc biệt quan tâm và là lợi thế của Việt Nam về giá lao
động. Các doanh nghiệp lúc này không phải quan tâm đến nhiều vấn đề như
mẫu mã sản phẩm, thị trường xuất khẩu,…
Ngày nay, tuy hoạt động may gia công xuất khẩu đang có xu hướng ngày
càng hạn chế nhưng vẫn có vai trò quan trọng với nền kinh tế và xã hội. Hoạt
động này tạo ra việc làm cho hàng nghìn lao động của Việt Nam, giải quyết vấn
đề khó khăn về việc làm cho xã hội; giải quyết khó khăn về nguồn vốn kinh
doanh bởi gia công xuất khẩu không cần nguồn vốn lớn để mua nguyên vật liệu,
tiền cước phí vận chuyển, thiết kế sản phẩm,…tất cả đều do bên đặt gia công
cung cấp, doanh nghiệp nhận gia công chỉ cần thực hiện hoạt động sản xuất gia
công sản phẩm theo yêu cầu của đối tác; ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiếp
thu được nhiều kinh nghiệm, thành tựu khoa học, phương thức quản lý tiên tiến
từ nước ngoài;…
25