Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

(LUẬN án TIẾN sĩ) KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO dục TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 288 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG NGUYÊN QUỐC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH LONG AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG NGUYÊN QUỐC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH LONG AN
Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN ĐỨC DANH
2. GS.TS. NGUYỄN LỘC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022



uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Dương Nguyên Quốc, cam đoan rằng: Kết quả nghiên cứu được
trình bày trong Luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh và Giáo sư Tiến sĩ
Nguyễn Lộc. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung
thực và hồn tồn khơng sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu
nào tương tự. Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2022

Tác giả luận án

Dương Nguyên Quốc

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


ii

MỤC LỤC
Mục lục ........................................................................................................................ i

Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................ viii
Danh mục bảng .......................................................................................................... ix
danh mục hình, sơ đồ ................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
3. Khách thể, đối tượngnghiên cứu ............................................................................. 5
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6
8. Luận điểm cần bảo vệ ............................................................................................. 9
9. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 10
10. Cấu trúc luận án .................................................................................................. 10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................. 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 11
1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................ 12
1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 17
1.1.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 21
1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 22
1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thơng ................... 22
1.2.2. Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông ......... 31
1.2.3. Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
dựa trên tiêu chuẩn .................................................................................. 32
1.2.4. Đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục dựa trên tiêu chuẩn .... 35

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :



iii

1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông dựa trên tiêu chuẩn ..... 37
1.3.1. Cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
trường trung học phổ thông ..................................................................... 37
1.3.2. Hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung
học phổ thông .......................................................................................... 39
1.3.3. Sử dụng các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục vào mục
tiêu phát triển nhà trường ........................................................................ 50
1.4. Vận dụng mơ hình quản lí dựa trên tiêu chuẩn để quản lí kiểm định chất
lượng trong trường trung học phổ thơng .......................................................... 50
1.4.1. Mơ hình quản lí dựa trên tiêu chuẩn ........................................................ 50
1.4.2. Nguyên tắc tiếp cận và điều kiện vận dụng mơ hình SBM-R trong quản
lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thơng ........... 53
1.4.3. Nội dung quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung
học phổ thơng theo Mơ hình SBM-R ...................................................... 55
1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng trong
trường trung học phổ thông.............................................................................. 60
1.5.1. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 61
1.5.2. Yếu tố khách quan .................................................................................... 62
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 63
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH
LONG AN ............................................................................................ 65
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, giáo dục và hoạt động kiểm định chất lượng
giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Long An. ................................. 65
2.1.1. Vài nét về kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Long An .............................. 65
2.1.2. Hệ thống trường trung học phổ thông tỉnh Long An ............................... 68
2.1.3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh................................................. 69
2.1.4. Cơ sở vật chất ........................................................................................... 69

2.1.6. Chất lượng giáo dục ................................................................................. 70

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


iv

2.1.7. Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tỉnh
Long An qua các giai đoạn ...................................................................... 70
2.1.8. Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục cấp trung
học phổ thông tỉnh Long An ................................................................... 72
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ............................................................................... 74
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 74
2.2.2. Nội dung khảo sát..................................................................................... 74
2.2.3. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 74
2.3. Thực trạng về chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông
tỉnh Long An .................................................................................................... 79
2.3.1. Về tổ chức và quản lí nhà trường ............................................................. 79
2.3.2. Về đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên ................................................. 82
2.3.3. Về cơ sở vật chất ...................................................................................... 83
2.3.4. Về sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội ........................................ 85
2.3.5. Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục ............................................. 86
2.3.6. Tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An .......................................................... 87
2.4. Thực trạng về quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An ................................................................... 89
2.4.1. Thực trạng quản lí q trình mục tiêu hoá các các tiêu chuẩn của
kiểm định chất lượng giáo dục ................................................................ 89
2.4.2.Thực trạng quản lí các hoạt động thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu
chuẩn ....................................................................................................... 92

2.4.3. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn ...... 93
2.4.4. Thực trạng cơng nhận thành tích đạt được mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn ..... 95
2.4.5. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lí kiểm định chất lượng giáo dục
trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An .............................. 96
2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng giáo
dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An ................................ 99
2.5.1. Thực trạng các yếu tố khách quan .......................................................... 100

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


v

2.5.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan ............................................................. 101
2.6. Đánh giá chung ................................................................................................ 103
2.6.1. Ưu điểm .................................................................................................. 103
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 103
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 106
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH LONG AN ............................................................................... 109
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................... 109
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ......................................................... 109
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả ................................. 110
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 110
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ......................................................... 111
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ........................................................ 111
3.2. Biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường trung
học phổ thông tỉnh Long An dựa trên tiêu chuẩn .......................................... 112
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về kiểm

định chất lượng giáo dục cho toàn thể cán bộ - giáo viên – nhân
viên của trường ...................................................................................... 112
3.2.2. Biện pháp 2: Cụ thể hóa mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục của
nhà trường ............................................................................................. 114
3.2.3. Biện pháp 3: Kế hoạch hóa hoạt động của nhà trường theo tiêu
chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục ...................................................... 115
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường
theo mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục .......................................... 117
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức kiểm định chất lượng bên trong nhà trường
theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục ....................................... 119
3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài nhằm tăng
cường hiệu quả đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường .................... 121

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


vi

3.2.7. Biện pháp 7: Cơng nhận thành tích và thúc đẩy chất lượng giáo dục
nhà trường ............................................................................................. 123
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo dục
trường trung học phổ thông............................................................................ 125
3.3.1. Mối quan hệ nối tiếp .............................................................................. 125
3.3.2. Mối quan hệ cấu trúc – chức năng ......................................................... 125
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lí kiểm định
chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thơng tỉnh Long An .... 126
3.4.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 126
3.4.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................. 126
3.4.3. Nội dung khảo sát................................................................................... 126
3.4.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 127

3.4.5. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ......... 130
3.5. Tổ chức thực nghiệm biện pháp Kế hoạch hóa hoạt động của nhà trường
theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục ................................................ 133
3.5.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................ 133
3.5.2. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................... 133
3.5.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 133
3.5.4. Phương pháp thực nghiệm ..................................................................... 134
3.5.5. Giả thuyết thực nghiệm .......................................................................... 134
3.5.6. Tiến trình thực nghiệm ........................................................................... 135
3.5.7. Phương pháp xử lí số liệu....................................................................... 135
3.5.8. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 136
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................. 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149
PHỤ LỤC 1: khảo sát thực trạng ............................................................................... 1
Phụ lục 1.1. Phiếu khảo sát chất lượng giáo dục ...................................................... 1
Phụ lục 1.2a Phiếu khảo sát thực trạng quản lí ......................................................... 13
Phụ lục 1.2b Phiếu khảo mức độ tác động đên quản lí ............................................. 17

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


vii

Phụ lục 1.3 Phiếu phỏng vấn ................................................................................... 19
Phụ lục 1.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 23
Phụ lục 1.5 ................................................................................................................ 27
Phụ lục 1.6 ................................................................................................................ 30
Phụ lục 1.7 ................................................................................................................ 33
Phụ lục 1.8 ................................................................................................................ 36

Phụ lục 1.9 ................................................................................................................ 39
Phụ lục 1.10 .............................................................................................................. 44
Phụ lục 1.11 .............................................................................................................. 44
Phụ lục 1.12 .............................................................................................................. 45
PHỤ LỤC 2: đánh giá biện pháp .............................................................................. 47
PHỤ LỤC 3: đánh giá thực nghiệm.......................................................................... 56
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ XỬ LÍ PHIẾU ĐIỀU TRA .............................................. 58
Phụ lục 4.1. Xử lí kết quả điều tra thực trạng chất lượng các tiêu chuẩn theo
KĐCLGD ............................................................................................ 59
Phụ lục 4.2. Xử lí kết quả điều tra thực trạng quản lí KĐCLGD ............................. 69
Phụ lục 4.3. Xử lí kết quả điều tra tính khả thi và tính cần thiết các biện pháp ....... 79
Phụ lục 4.4. Xử lí kết quả thực nghiệm .................................................................. 118

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CBQL

Cán bộ quản lí


2

CB – GV – NV

Cán bộ - giáo viên – nhân viên

3

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

4

ĐNGV

Đội ngũ giáo viên

5

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

6

ĐBCLGD

Đảm bảo chất lượng giáo dục


7

GD

Giáo dục

8

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

9

GV

Giáo viên

10

HS

Học sinh

11

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


12

KĐCLGD

Kiểm định chất lượng giáo dục

13

MBO

Management By Objectives

14

MBP

Management by Process

15

NXB

Nhà xuất bản

16

NV

Nhân viên


17

QLGD

Quản lí giáo dục

18

SBM-R

Standards-Based Management and Recognition

19

TH

Tiểu học

20

THCS

Trung học cơ sở

21

THPT

Trung học phổ thông


22

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thống kê mô tả thực trạng về tổ chức và quản lí nhà trường các
trường THPT tỉnh Long An .................................................................. 80

Bảng 2.2.

Thống kê mô tả thực trạng về chất lương đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên các trường THPT tỉnh Long An .................................. 82

Bảng 2.3.

Thống kê mô tả thực trạng về cơ sở vật chất các trường THPT
tỉnh Long An ......................................................................................... 83

Bảng 2.4.


Thống kê mô tả thực trạng về quan hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội các trường THPT tỉnh Long An ............................................ 85

Bảng 2.5.

Thống kê mô tả thực trạng về chất lượng hoạt động GD và kết quả
GD các trường THPT tỉnh Long An ..................................................... 86

Bảng 2.6.

Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục các
trường THPT tỉnh Long An .................................................................. 88

Bảng 2.7.

Thống kê mô tả thực trạng quản lí q trình mục tiêu hố các các
tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục ...................................... 90

Bảng 2.8.

Thực trạng quản lí các hoạt động thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu
chuẩn ..................................................................................................... 92

Bảng 2.9.

Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu
chuẩn trong các trường THPT tỉnh Long An ........................................ 94

Bảng 2.10. Thực trạng quản lí hoạt động cơng nhận thành tích đạt được các
mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn của các trường THPT tỉnh Long An ....... 95

Bảng 2.11. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD của các trường
THPT tỉnh Long An .............................................................................. 97
Bảng 2.12. Mức độ tác động của các yếu tố khách quan đến quản lí KĐCLGD
của các trường THPT tỉnh Long An ................................................... 100
Bảng 2.13. Thống kê mô tả mức độ tác động của các yếu tố chủ quan đến
quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An ................... 102
Bảng 3.1.

Thống kê mơ tả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lí
KĐCLGD của các trường THPT tỉnh Long An .................................. 130

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


x

Bảng 3.2.

Thống kê mơ tả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lí
KĐCLGD của các trường THPT tỉnh Long An theo đối tượng ......... 130

Bảng 3.3.

Thống kê mơ tả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lí
KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An ............................... 131

Bảng 3.4.

Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lí
KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An theo đối tượng ...... 132


Bảng 3.5.

Thống kê mô tả đánh giá nội dung các biện pháp trước thực
nghiệm ................................................................................................. 136

Bảng 3.6.

Thống kê mơ tả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lí
sau thực nghiệm .................................................................................. 137

Bảng 3.7.

Thống kê so sánh đánh giá tính khả thi của biện pháp trước và sau
thực nghiệm ......................................................................................... 139

Bảng 3.8.

Thống kê mô tả chất lượng kế hoạch hoạt động thực hiện mục tiêu
dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD ............................................................ 140

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


xi

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1.

Biểu đồ biểu thị các tiêu chuẩn quản lí KĐCLGD trong các

trường THPT tỉnh Long An .................................................................. 99

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chất lượng GDĐT ngày nay đã trở thành vấn đề quốc gia. Vấn đề này đã được
Đảng và Chính phủ đưa vào chiến lược phát triển đất nước trong từng giai đoạn của
lịch sử. Nhiều cuộc nghị đàm, nghị sự của các cấp lãnh đạo cao nhất được tổ chức
và đã đưa ra những quyết sách quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐT đáp ứng
yêu cầu của đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Giải quyết
vấn đề chất lượng GDĐT không chỉ là mục tiêu và nhiệm vụ của ngành GDĐT mà
còn là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể xã hội. Đối với GD phổ thông, chất lượng
GD trong mỗi bậc học của từng địa phương cịn có ý nghĩa phản ánh trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. Bởi thế, Luật giáo dục hiện hành đã phân
cấp quản lí về mặt tổ chức nhân sự cho các cấp chính quyền địa phương ở các bậc
học của GD phổ thông. Đảm bảo chất lượng của GD phổ thông là nhiệm vụ, đồng
thời cũng là một trong các biện pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mỗi địa
bàn nhất định.
Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường bao gồm (a) Các chủ
trương của nhà trường, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, một bộ phận chuyên
trách về đảm bảo chất lượng, các hoạt động và sự phối hợp giữa các đơn vị bên
trong nhà trường; (b) Cơ chế phê duyệt, giám sát và định kỳ rà soát đánh giá các
hoạt động giáo dục. Thông thường những yếu tố sau đây được xem là có vai trị tác
động đến chất lượng của một cơ sở giáo dục: đội ngũ CBQL và biện pháp quản lí
của họ, đội ngũ nhà giáo, sinh viên/học sinh, quá trình dạy và học, nghiên cứu khoa
học (nếu là trường đại học, cao đẳng) cơ sở vật chất; tài chính; các lĩnh vực khác

(hợp tác quốc tế, dịch vụ, ...). Ðây được xem là tám lĩnh vực (tiêu chuẩn) quan trọng
nhất, tác động trực tiếp chất lượng GD. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động
KĐCLGD trường THPT hiện nay chưa chú trọng đến việc xây dựng và hình thành
hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường.
KĐCLGD là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng, đồng thời là một
trong các biện pháp để nâng cao, thúc đẩy và cải thiện chất lượng GD của mỗi cơ sở
GD. Trong giai đoạn hiện nay, nền GD nhân dân đang dần dần chuyển từ nền GD

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


2

bao cấp sang GD tiếp cận kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự
quản lí của Nhà nước. Điều này đã tạo ra một sự dịch chuyển mục tiêu, từ định
hướng học thuật của nhà trường sang nền GD theo định hướng của thị trường lao
động. Vì thế, chất lượng GD phải khơng ngừng nâng cao mà cịn để duy trì các
chuẩn mực chất lượng GD và thúc đẩy đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada hay Singapore đã tổ chức triển
khai kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT từ những nhiều năm trước. Họ
cũng đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, đối với kiểm định chất lượng
giáo dục trường THPT thì khơng phải quốc gia nào cũng tổ chức kiểm định cả, họ
xem giáo dục phổ thông là giáo dục bắt buộc và việc đảm bảo chất lượng giáo dục
cấp nhà trường là điều hiển nhiên. Nếu có đánh giá chất lượng thì họ quan tâm đến
chất lượng của học sinh phổ thơng nhiều hơn.
Nhóm các tác giả Fairman, Peirce và Harris (2009) với cơng trình “Kiểm định
chất lượng giáo dục trường THPT tại Maine: Nhận thức về chi phí và lợi phí” (High
school accreditation in Maine: Perception of cost and benefits) thuộc trung tâm
Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục và Phát triển con người thuộc Đại học Maine –
Mỹ. Với cơng trình này, nhóm tác giả đã trình bày rất rõ quy trình kiểm định chất

lượng giáo dục trường THPT tại Mỹ, gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài theo bộ tiêu
chuẩn và công nhận kiểm định chất lượng thông qua các nghiên cứu điển hình, thực
tế từ 40 trường THPT được kiểm định bởi NEASC (The New England Association
of School and Colleges). Cơng trình đã rút ra những kinh nghiệm thực tiễn rất giá trị
trong quá trình KĐCLGD trường THPT và đề ra các giải pháp quan trọng để nâng
cao chất lượng hoạt động KĐCLGD trường THPT.
Bài báo ‘Kiểm định chất lượng giáo dục ở Mỹ: Đáp ứng với thách thức của
việc giải trình trách nhiệm và thành quả của sinh viên’ (U.S.Accreditation: Meeting
the Challenges of Accountability and Student Achievement). Nghiên cứu này đã chỉ
rõ ra được những thách thức lớn đối với kiểm định chất lượng các trường đại học
Mỹ hiện nay là kết quả của KĐCLGD có tác động như thế nào đến thành quả của
người học trong nhà trường. Bởi lẽ, KĐCLGD của Mỹ hiện nay được cho là có lịch
sử lâu đời với sự phân quyền, đa dạng và phức tạp cùng với cách thức, qui trình, tổ

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


3

chức quản lí. Ngồi ra bài báo cũng nêu lên được cơ cấu tổ chức phức tạp giữa các
tổ chức KĐCLGD và chính quyền liên bang (Eaton, 2011).
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả ở Mỹ, trong cuốn Hướng dẫn thực địa
đối với SBM-R trong Giáo dục Tiền công tác, Sheena Currie, Mary Drake, Udaya
Thomas (2016) đã giới thiệu về ứng dụng mơ hình SMB-R, Quản lí và cơng nhận
dựa trên tiêu chuẩn (Standards-Based Management and Recognition - SBM-R),
“Hướng dẫn này sẽ chứng minh cách tiếp cận quản lí của JHPIEGO dựa trên các
tiêu chuẩn có thể được áp dụng để thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và củng cố hệ thống cải
tiến, đảm bảo hoặc công nhận chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và khu
vực” (Currie, Drake, Thomas, 2016).
Mơ hình này ngày càng được các nhà khoa học phát triển, hoàn thiện để trở

thành chương trình đào tạo các nhà quản lí hiệu quả. Quy trình phương pháp của mơ
hình SBM-R có thể tóm tắt như sau: Bước 1. Thiết lập các tiêu chuẩn; Bước 2. Thực
hiện các tiêu chuẩn; Bước 3. Đo lường tiến độ; Bước 4. Ghi nhận thành tích. Mơ
hình SBM-R cho đào tạo ngành y tế là một cách tiếp cận thực tế để cải tiến chất
lượng. Tác giả luận án sẽ tiếp cận lí luận và kinh nghiệm triển khai thực tiễn từ
nghiên cứu này để đưa vận dụng vào luận án.
Kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam đã được đưa vào Điều 17, Luật
Giáo dục từ năm 2005. Từ năm 2008 đến nay, Bộ GDĐT đã ban hành nhiều văn
bản qui phạm pháp luật đối với cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, chu kì và
quy trình kiểm định; hệ thống các văn bản quy định về công tác đánh giá và kiểm
định cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục cùng các hướng dẫn cụ thể các tiêu
chuẩn dùng để làm công cụ thực hiện. Hệ thống văn bản quy định về công tác đánh
giá và kiểm định các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục ngày càng đầy đủ,
đánh dấu sự hồn thiện về q trình chuyển giao các phương pháp đánh giá của Bộ
GDĐT đối với các cơ sở trên cả nước, chuẩn bị tiến đến kiểm định chất lượng toàn
diện.
Tuy nhiên, nhận thức về KĐCLGD ở các cấp quản lí đang cịn mơ hồ, khơng
tránh khỏi chạy theo thành tích bằng cách đối phó hơn là xây dựng. Việc KĐCLGD
để đạt mục tiêu thành tích khơng những khơng phản ánh đúng chất lượng mà còn

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


4

gây trở ngại cho quản lí nâng cao chất lượng ở các cơ sở GD, làm lệch lạc thông tin
cho việc đưa ra những quyết sách quan trọng của chính quyền địa phương đối với
lĩnh vực GDĐT.
Ngoài những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục có thể kiểm định được,
chất lượng GD phổ thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ bên ngoài như điều kiện

kinh tế- xã hội, dân cư, môi trường tự nhiên và xã hội, lối sống và văn hóa, ... tức là
những yếu tố mang tính địa phương và khu vực.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, giáp với thành phố Hồ
Chí Minh nên có điều kiện kinh tế- xã hội đặc trưng và đại diện cho Nam Bộ. GD
phổ thơng của Long An có xu hướng giảm về số lượng, gia tăng chất lượng và qui
mô. Đối với cấp THPT, năm 2011 có 48 trường cơng lập thì đến đầu năm học 2018
– 2019, chỉ còn 43 trường, giảm 5 trường do sát nhập (Ủy ban Nhân dân tỉnh Long
An, 2019). Trong Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2018 và kế hoạch phát triển năm
2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An có nêu "Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị cho ngành giáo dục, tiếp tục đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí
mới; năm 2019, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới đạt 48%" (Ủy ban
Nhân dân tỉnh Long An, 2019); và công tác KĐCLGD chưa thực sự hướng đến đảm
bảo chất lượng. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐT, chính quyền tỉnh
Long An đã đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng GD và thực hiện
KĐCLGD. Đây chính là vấn đề đặt ra đối với cơng tác quản lí chất lượng GD, trong
đó KĐCLGD trở thành khâu then chốt để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nâng cao
chất lượng giáo dục phổ thơng ở Long An.
Từ những lí do nêu trên, nên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm định
chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông, tỉnh Long An” cho luận án Tiến
sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác lập cơ sở lý luận về KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông và
khảo sát, đánh giá thực trạng KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An, luận
án đề xuất các biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


5


3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí chất lượng giáo dục trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác KĐCLGD trường THPT đã được qui định chặt chẽ thông qua các
văn bản pháp qui của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, có thể vẫn chưa có phương pháp tiếp
cận thích hợp nên hiệu quả của công tác này chưa thúc đẩy mạnh mẽ đến chất lượng
của các cơ sở giáo dục. Luận án ứng dụng mơ hình Quản lí và cơng nhận dựa trên
tiêu chuẩn để đánh giá, chỉ rõ những hạn chế thực trạng về quản lí q trình mục
tiêu hố các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục, thực trạng về quản lí các
hoạt động thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn, thực trạng về đánh giá kết quả
thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn, thực trạng về công nhận thành tích đạt được
mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động
KĐCLGD theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các trường THPT tỉnh Long An thì
sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long
An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận KĐCLGD để xây dựng khung lí thuyết
về quản lí KĐCLGD trong các trường THPT.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD trong các trường THPT
tỉnh Long An.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh
Long An.
5.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
5.5. Thực nghiệm một biện pháp trong hệ thống các biện pháp quản lí
KĐCLGD được đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi của biện pháp.
6. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau:

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


6

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng KĐCLGD, quản
lí KĐCLGD và các biện pháp quản lí KĐCLGD của trường THPT tỉnh Long An
dựa trên mơ hình SBM-R. Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường THPT.
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát: Thu thập số liệu khảo sát về chất lượng
giáo dục nhà trường dựa trên tiêu chí của KĐCLGD đối với đối tượng là cán bộ
quản lí, cán bộ kiêm nhiệm cơng tác KĐCLGD, giáo viên của 13 trường THPT
(chọn mẫu ở 2.2.3- chương 2) là 500 người. Thu thập số liệu khảo sát về quản lí
KĐCLGD trong các trường THPT bao gồm cán bộ quản lí, GV, NV tham gia cơng
tác kiểm định của 13 trường (theo chọn mẫu ở phần sau là 156 người).
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Tổ chức khảo sát tại 13 trường THPT ở
thành phố Tân An và các huyện của tỉnh Long An (xem Phụ lục 1.4).
6.4. Giới hạn về thử nghiệm: 2 trường, gồm: Trường THPT Đức Huệ, Trường
THCS&THPT Hà Long.
6.5. Giới hạn về mốc thời gian thu thập kết quả: từ năm 2016-2020.
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận theo mơ hình quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn
(SBM-R)
Đây là tiếp cận chủ yếu của luận án sử dụng để thực hiện nghiên cứu hoạt
động KĐCLGD. Mơ hình Quản lí và công nhận dựa trên tiêu chuẩn gồm bốn bước
theo qui trình: cụ thể hóa tiêu chí đánh giá thành tiêu chuẩn của mục tiêu quản lí
chất lượng, thực hiện và đánh giá các tiêu chuẩn, đo lường tiến độ và đối chiếu các
tiêu chuẩn với các tiêu chí đánh giá, công nhận kết quả và khen thưởng.

7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Vấn đề nghiên cứu KĐCLGD trường THPT được đề cập trong Luận án này có
nguồn gốc xuất phát từ thực tiễn. Chiến lược phát triển của GD&ĐT đáp ứng sự
nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu nâng
cao chất lượng GD. Cán bộ quản lí và giáo viên của nhà trường cần nâng cao nhận
thức về KĐCLGD là một hoạt động đảm bảo chất lượng phù hợp với xu thế phát
triển hiện nay.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


7

7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết để:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết có liên quan,
tìm hiểu những cốt lõi của vấn đề nghiên cứu để nhận ra những mối quan hệ biện
chứng giữa đảm bảo chất lượng GD và KĐCLGD.
- Phân tích, làm rõ các khái niệm cốt lõi, các vấn đề lí thuyết liên quan đến
KĐCLGD.
- Làm rõ tính chất và những vấn đề đặc thù của quản lí KĐCLGD trong các
trường THPT tỉnh Long An.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tỉnh Long
An được khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu sản phẩm,
phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thực nghiệm và phương pháp xử lí số
liệu.
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Mục đích: Dựa trên những vấn đề lí thuyết về KĐCLGD, xây dựng các bảng
hỏi để thu thập thông tin về thực trạng chất lượng GD và quản lí KĐCLGD trong
các trường THPT ở tỉnh Long An; tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lí để khắc phục những hạn chế của thực trạng này; tính khả thi của biện pháp
thực nghiệm được đề xuất.
+ Nội dung: Thu thập kết quả đánh giá của CBQL, GV, NV về thực trạng chất
lượng GD và quản lí KĐCLGD trong các trường THPT ở tỉnh Long An; nghiên cứu
đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết, khả thi đối với các biện pháp được đề
xuất; tính khả thi của biện pháp thực nghiệm được đề xuất.
+ Đối tượng:
Khảo sát thực trạng về chất lượng giáo dục nhà trường dựa trên tiêu chí của
KĐCLGD đối với đối tượng là cán bộ quản lí, cán bộ kiêm nhiệm cơng tác
KĐCLGD, giáo viên của 13 trường THPT (chọn mẫu ở phần sau) là 500 người.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


8

Khảo sát thực trạng về quản lí KĐCLGD trong các trường THPT bao gồm CBQL,
GV, NV tham gia công tác KĐCLGD của 13 trường (theo chọn mẫu ở phần sau là
156 người).
Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (khảo
sát 156 CBQL, GV, NV). Khảo sát tính khả thi của biện pháp 3 bằng thực nghiệm
(khảo sát 117 CBQL, GV, NV ở 2 trường thực nghiệm).
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích: Thu thập thông tin thông qua việc hỏi và trả lời về chất lượng
giáo dục và quản lí KĐCLGD tại các trường THPT tỉnh Long An.
+ Nội dung: Phỏng vấn CBQL, GV về một số vấn đề cần xác minh tính trung
thực, khách quan của kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.

+ Đối tượng: Mẫu phỏng vấn chỉ dành cho CBQL và GV để phỏng vấn ngẫu
nhiên các đối tượng này trong các trường được chọn khảo sát tại phụ lục 1.3, số
lượng là 52 người.
7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
+ Mục đích: Thu thập thơng tin về thực trạng chất lượng giáo dục và quản lí
KĐCLGD tại các trường THPT tỉnh Long An song song với kết quả có được từ
khảo sát.
+ Nội dung: Xem xét, nghiên cứu hồ sơ KĐCLGD so với thực tiễn và kết quả
điều tra.
7.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm
+ Mục đích: Nhằm thu nhận thông tin sự thay đổi về lượng và chất trong
nhận thức và hành vi của các đối tượng được tác động bằng những phương thức đã
được kiểm tra. Xem xét tính khả thi của biện pháp được đề xuất.
+ Nội dung: Nghiên cứu và thu nhận kết quả trước và sau khi thực nghiệm
biện pháp 3 trong năm 2020 và xử lí kết quả thực nghiệm.
+ Mẫu thực nghiệm: CBQL, GV, NV tại 2 trường trên địa bàn tỉnh Long An.
+ Công cụ: Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát dành cho các đối tượng được thực
nghiệm tại phụ lục 3.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


9

7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
+ Sử dụng phương pháp mơ tả để phân tích thực trạng về chất lượng GD và
quản lí KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long An.
+ Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lí số liệu và đánh giá kết quả thu
được.
+ Sử dụng phần mềm SPSS nhập và xử lí các số liệu thu được để phân tích và

đưa ra kết luận từ các kết quả thu được.
+ Mã hóa các đối tượng được phỏng vấn, những thông tin phỏng vấn được tác
giả ghi lại và sắp xếp vào từng nội dung liên quan đến khảo sát thực trạng bằng
phiếu hỏi. Thơng tin phỏng vấn được sử dụng trong q trình phân tích số liệu bảng
hỏi, đối chiếu nó để đưa ra nhận định cuối cùng.
8. Luận điểm cần bảo vệ
8.1. Đảm bảo chất lượng giáo dục được hiểu là một cơ chế quản lí nhằm duy
trì các chuẩn mực và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.
KĐCLGD trong các trường THPT là một hoạt động của quản lí chất lượng. Những
vấn đề lí luận sẽ được làm rõ luận điểm này.
8.2. Hoạt động KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An hiện nay dựa trên
các tiêu chuẩn đánh giá của Qui định về kiểm định chất lượng giáo dục và công
nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thơng tư
18/2018/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT. Để hoạt động này có hiệu quả, luận án bổ
sung điều chỉnh các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng GD trường THPT
với 5 tiêu chuẩn 30 tiêu chí.
8.3. Các biện pháp quản lí KĐCLGD dựa trên mơ hình SBM-R của các trường
THPT được xây dựng dựa trên sự kết hợp của cơ sở lí luận và những vấn đề đặt ra
từ thực trạng. Nó phải được kiểm chứng bằng các phương pháp khảo sát và thực
nghiệm.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


10

9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí thuyết
Trên cơ sở lí thuyết về KĐCLGD, luận án xây dựng cơ sở lí thuyết quản lí

KĐCLGD của trường THPT theo mơ hình Quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu
chuẩn (SBM-R).
9.2. Về thực tiễn
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng GD, quản lí
KĐCLGD trong trường THPT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý KĐCLGD
trong các trường THPT tỉnh Long An.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí KĐCLGD trong trường THPT góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục THPT tỉnh Long An.
- Thực nghiệm 01 biện pháp để đánh giá mức độ khả thi cơng tác quản lí hoạt
động KĐCLGD trong trường THPT hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận án gồm
có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lý kiểm định chất lượng giáo dục trường
trung học phổ thơng
Chương 2. Thực trạng về quản lí kiểm định chất lượng giáo dục các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An
Chương 3. Biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


11

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
KĐCLGD bắt đầu với GD đại học gần 100 năm nay, theo đó giáo dục đại học

đã được chuyển đổi từ một tổ chức ưu tú sang một hệ thống tham gia đông đảo
(Ibrahim, 2014, p.107). KĐCLGD mở rộng phạm vi của nó từ những năm 90 của
thế kỉ XX, khi vấn đề chất lượng khơng cịn là sở hữu của GD Đại học. Đây cũng là
thời điểm để khoa học GD mở rộng nghiên cứu sang lĩnh vực của đảm bảo chất
lượng. Có nhiều người tham gia vào việc điều tra, nghiên cứu, kiểm toán, áp dụng,
phân tích, kiểm sốt, đánh giá và viết về chủ đề này hơn bao giờ hết. Điều này chắc
chắn đã dẫn đến kiến thức nhiều hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về các chính sách và
thực hành chất lượng trong ngành GD" (Roffee, 1996).
Chất lượng GD trở thành vấn đề cần được kiểm sốt và đặt nó trong bối cảnh
của các dịch vụ mang tính cạnh tranh đã được các nhà khoa học nghiên cứu cách
đây hơn nửa thế kỉ. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, Selden đã từng phê phán về
các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của các cơ sở GD đại học ở Mỹ, trong đó chất
lượng của cơ sở GD đại học được đánh giá bởi số lượng HS phổ thông ghi danh vào
học, kể cả HS dự bị.
"Bức tranh toàn cảnh của giáo dục ở thời điểm chuyển giao thế kỉ qua cho thấy
một khung cảnh của sự sôi động: HS được ghi danh ngày càng nhiều từ nhiều
trường trung học hơn bởi các cơ sở được thành lập tại các trường bình thường
nhanh chóng, trường Cao đẳng sư phạm, trường Cao đẳng cơ sở học viện kỹ thuật,
trường nghệ thuật, nhạc viện, trường chuyên nghiệp, tự do, nghệ thuật, các trường
đại học - cung cấp các khóa học từ nơng nghiệp đến động vật học. Tất cả những
điều này, nhưng không có tiêu chuẩn học thuật được chấp nhận phổ biến hoặc yêu
cầu nhập học,...” (Selden 1960, tr.28). Như vậy, những thập kỉ đầu của thế kỉ XX,
chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục được đo lường bởi số lượng HS chọn ghi
danh vào trường đó, chưa tính đến hiệu quả giáo dục mà cơ sở giáo dục mang lại.

uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


12


Cuộc tranh luận về chất lượng giáo dục dựa trên uy tín và chất lượng GD dựa trên
hiệu quả của quá trình giáo dục kéo dài nhiều thập kỉ ở đầu thế kỉ XX.
Những tranh luận về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ở các nước
phương Tây cũng đã đến lúc dừng lại khi các vấn đề đã được làm sáng tỏ,
ĐBCLGD và KĐCLGD tồn tại tương hỗ như là một mối quan hệ biện chứng giữa
nội lực và ngoại sinh trong mỗi cơ sở giáo dục. Nhiều vấn đề về đảm bảo chất lượng
và KĐCLGD đã được cơng bố trong những cơng trình học thuật và các bài báo
khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Vào những thập niên cuối của thế kỉ
XX, xu hướng quốc tế hóa giáo dục đặt ra nhiều thách thức đối với KĐCLGD, nhất
là ở các cơ sở GD đại học. Từ những vấn đề nghiên cứu đối với chất lượng và cách
tiếp cận chất lượng, các nghiên cứu về quản lí giáo dục vận dụng để mở rộng phạm
vi nghiên cứu đối với KĐCLGD. Sang đầu thế kỉ XXI, trong xu hướng tồn cầu hóa
về chất lượng giáo dục, cùng với sự mở rộng các dịch vụ giáo dục và sự di chuyển
xuyên quốc gia của người học, KĐCLGD không chỉ được đề cập bởi cấu trúc nội tại
của chất lượng mà chính là cách tiếp cận nó và sự xuất hiện ngày càng nhiều mơ
hình quản lí và đảm bảo chất lượng chi phối cách tiếp cận KĐCLGD ở mỗi quốc
gia.
Trong phần tổng quan tài liệu của luận án này, chúng tôi quan tâm đến 02 vấn
đề: Xu hướng tiếp cận KĐCLGD và các mơ hình KĐCLGD
1.1.1. Ở nước ngoài
Theo Damme, từ những năm 80 của thế kỉ XX, với sự xuất hiện của các cơ
quan đảm bảo chất lượng đầu tiên đã làm cho “đảm bảo chất lượng đã trở thành
mục tiêu trọng tâm của các chính sách của chính phủ và là cơ chế chỉ đạo quan
trọng trong hệ thống giáo dục đại học trên toàn thế giới” (2002). Kiểm định chất
lượng là một trong các yếu tố quan trọng của đảm bảo chất lượng. Vì thế, KĐCLGD
trở thành xu hướng phát triển của giáo dục ở các nước phương Tây từ những thập
niên cuối của thế kỉ XX. Damme cho rằng, sự gia tăng của KĐCLGD trở thành xu
hướng đảm bảo chất lượng bởi những lí do sau đây:
Thứ nhất, có những lo ngại về sự sụt giảm tiềm năng của các tiêu chuẩn học
thuật so với nền tảng của việc đại chúng hóa trong giáo dục đại học.


uan an tien si TIEU LUAN MOI download :


×