Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

TINH THẦN PHÁP TRỊ ĐỨC TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.97 KB, 75 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở bất kì quốc gia nào, cũng như dưới bất kì thể chế xã hội có nhà nước
nào, muốn quản lý được xã hội, người đứng đầu chính thể phải đưa ra được
những đạo luật phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa của đất nước
và phù hợp với lòng dân. Pháp luật phong kiến Việt Nam ra đời ngay lập tức
đã thể hiện vai trò đắc lực giúp vua chúa phong kiến trong việc điều hành và
quản lý đất nước.
Các văn bản pháp luật Việt Nam thực sự là những kho báu chứa đựng
những giá trị văn minh của đất nước và con người Việt Nam. Pháp luật phong
kiến Việt Nam đã kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa của các nước phương
Đơng, đặc biệt là Trung Quốc. Pháp luật phong kiến Trung Quốc đã ảnh
hưởng sâu sắc đến pháp luật phong kiến Việt Nam cả về cách thức thể hiện và
nội dung. Bên cạnh việc dùng đức trị, tức là dùng lễ để đưa dân chúng hướng
tới một chuẩn mực đạo đức đề ra trong xã hội thì pháp trị cũng là một cơng cụ
hữu hiệu giúp nhà nước phong kiến bảo vệ được địa vị, quyền lợi và củng cố
trật tự xã hội.
Tư tưởng pháp trị chủ trương xây dựng một xã hội được cai trị, điều
khiển bằng pháp luật. Phải có pháp luật xã hội mới đi vào trật tự kỷ cương.
Ngược lại, tư tưởng đức trị là học thuyết chủ trương cai trị đẹp, thu phục lịng
người bằng nhân, lễ, nghĩa, khơng dùng gươm súng. Hai hệ tư tưởng này rất
khác nhau về cách cai trị đất nước: Pháp trị coi trọng Pháp, Thế, Thuật; đức
trị coi trọng Nhân, Lễ, Nghĩa. Tuy nhiên điểm chung của chúng là đều ủng hộ
chế độ quân chủ chuyên chế. Vì vậy các triều đại phong kiến Việt Nam đã kết
hợp hai tư tưởng để xây dựng nên hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh.


2



Với tinh thần tiếp thu có chọn lọc, các nhà làm luật phong kiến phong
kiến Việt Nam đã phát triển tư tưởng đức trị và pháp trị cho phù hợp với hoàn
cảnh đất nước và con người Việt Nam.
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, hai hệ tư tưởng pháp trị
và đức trị có giá trị ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, ở từng thời điểm, từng triều
đại, sự ảnh hưởng lại khác nhau. Có triều đại chủ trương “đức chủ pháp bổ”,
có triều đại thì chủ trương “pháp chủ đức bổ”. Dù vậy tất cả đều kết hợp chặt
chẽ giữa hai yếu tố đức trị và pháp trị để quản lý đất nước.
Việc xem xét, nghiên cứu tinh thần pháp trị và đức trị trong luật pháp
Việt Nam thời phong kiến là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, trải qua mấy chục thế
kỉ dựng nước, giữ nước và xây dựng nền móng cai trị, các thế hệ đi trước đã
để lại nhiều bài học quý báu về cách cai trị đất nước. Hay nói cách khác, đó là
cách xây dựng và điều hành đời sống nhân dân. Ơn cố tri tân, đó là điều rất
đúng và nó khơng có gì mâu thuẫn với chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng
nhà nước pháp quyền.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề “Tinh
thần pháp trị, đức trị trong luật pháp Việt Nam thời phong kiến” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Pháp luật phong kiến Việt Nam là một vấn đề quan trọng, được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay đã có
nhiều cơng trình như:
Tác phẩm “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh
Tông đến Minh Mệnh” đề cập đến ảnh hưởng của Nho giáo trong quá trình
quản lý đất nước của các ông vua Lê Thánh Tông, Minh Mệnh. Trong đó đã ít
nhiều đề cập đến việc cai trị đất nước bằng lễ (đức trị).


3


Tác phẩm “Nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền
con người” chỉ ra một số đặc trưng, giá trị lịch sử và giá trị pháp lý tiêu biểu
về nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người, đồng
thời tổng hợp những đặc trưng cụ thể đó để chỉ ra một số giá trị đương đại.
“Sơ thảo lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam, từ nguồn gốc đến
thời kỳ phong kiến” của tác giả Đinh Gia Trinh là cuốn chuyên khảo đầu tiên
ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình hình thành và phát
triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945. Trong đó, tác giả cũng đã giới thiệu sơ lược về nội dung của
các bộ luật phong kiến Việt Nam như luật Hồng Đức, luật Gia Long.
Tác phẩm “Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV –
XVIII” là cơng trình nghiên cứu sâu về một giai đoạn phát triển rực rỡ nhất
của pháp luật Việt Nam thời phong kiến mà đỉnh điểm là sự ra đời và tồn tại
của Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật nhà Lê). Tình trạng và nội dung
của pháp luật thời kỳ này đã được các tác giả phân tích một cách khá tồn
diện và cụ thể.
Tác phẩm “Nước Văn Lang thời đại Hùng Vương đến nước Việt Nam
thời đại Hồ Chí Minh” đề cập đến tất cả các lĩnh vực trong việc xây dựng nhà
nước của các triều đại, trong đó có đề cập đến các chiếu, dụ, quy định của các
ông vua Việt Nam thời phong kiến.
Trong “Lịch triều hiến chương loại chí” cũng có chép về luật lệ, hình
phạt trong Hình luật chí và chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự trong
Lễ nghi chí.
Các cơng trình trên đề cập đến pháp luật phong kiến Việt Nam dưới các
góc độ khác nhau nhưng chưa có cơng trình nào đề cập đến vấn đề về tinh
thần pháp trị, đức trị trong luật pháp Việt Nam thời phong kiến.


4


3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là hệ thống hóa những chính sách, biện pháp cai trị
đất nước của các triều đại phong kiến Việt Nam thông qua pháp luật của từng
giai đoạn. Qua đó tác giả hi vọng có thể bổ sung tư liệu góp phần vào việc
nghiên cứu lịch sử pháp luật Việt Nam thời phong kiến cũng như khẳng định
giá trị mà pháp luật phong kiến Việt Nam để lại đến ngày nay.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu những nội dung của tư tưởng pháp trị và đức trị trong luật
pháp phong kiến Việt Nam.
- Trên cơ sở tìm hiểu những biểu hiện của tinh thần pháp trị và đức trị
trong luật pháp Việt Nam thời phong kiến, tác giả bước đầu rút ra một số nhận
xét, đánh giá về giá trị của nó đối với thời đại ngày nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tìm hiểu biểu hiện của tinh thần pháp trị và đức trị trong luật
pháp Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Phạm vi thời gian khóa luận
nghiên cứu là từ thế kỉ XI khi nhà Lý ban bố luật pháp thành văn đến nửa đầu
thế kỉ XIX (thời Nguyễn). Tuy nhiên, khóa luận chủ yếu tập trung tìm hiểu tinh
thần pháp trị và đức trị được thể hiện rõ trong hai bộ luật tiêu biểu là “luật
Hồng Đức” (Quốc triều hình luật) và “luật Gia Long” (Hồng Việt luật lệ).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là
phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra khóa luận
cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: so sánh, đối chiếu,
phân tích, thống kê để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.


5


6. Đóng góp của khóa luận
- Khát quát những biểu hiện của tinh thần pháp trị và đức trị trong luật
pháp Việt Nam thời phong kiến.
- Mặc dù đã được ban hành cách đây hàng trăm năm, song luật pháp Việt
Nam thời phong kiến có rất nhiều giá trị đối với đương đại mà chúng ta cần
kế thừa, tham khảo để hoàn thiện hơn việc vận dụng tư tưởng pháp trị và đức
trị trong luật pháp hiện nay, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử pháp luật
Việt Nam thời phong kiến.
7. Kết cấu của khóa luận
Với nguồn tư liệu thu thập được, dựa vào mục đích, phạm vi nghiên cứu
của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tư tưởng pháp trị và đức trị ở Việt Nam.
Chương 2: Biểu hiện của tinh thần pháp trị trong luật pháp Việt Nam thời
phong kiến.
Chương 3: Biểu hiện của tinh thần đức trị trong luật pháp Việt Nam thời
phong kiến.


6

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ VÀ ĐỨC TRỊ Ở VIỆT NAM

1.1. Khái quát tư tưởng pháp trị và đức trị
1.1.1. Tư tưởng pháp trị
Tư tưởng đức trị của Khổng Tử và pháp trị của Hàn Phi Tử xuất hiện ở
Trung Quốc vào thời kì Xuân Thu – Chiến quốc. Đức trị là học thuyết về cai
trị của phái Nho gia, pháp trị là học thuyết về cai trị của phái Pháp gia. Về cơ

bản, đây là hai phương thức cai trị tiêu biểu của Trung Quốc và có ảnh hưởng
đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Vào cuối thời Chiến Quốc, quá trình phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ
cùng với sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc đã cho ra đời một tầng lớp
mới là địa chủ và thương nhân. Do áp dụng phương thức sản xuất tiên tiến và
chính sách kinh tế phù hợp nên tầng lớp này đã nắm giữ, chi phối nền kinh tế
đất nước. Tuy vậy, tầng lớp quý tộc cũ vẫn nắm giữ quyền lực chính trị và
đang trở thành vật cản của sự phát triển xã hội. Yêu cầu bức thiết lúc này là
tập trung kinh tế và quyền lực để kết thúc tình trạng phân tranh cát cứ, mở
đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Pháp gia ra đời đã đáp ứng được yêu
cầu trên. Tư tưởng Pháp gia được áp dụng thành công và đã đưa nước Tần trở
thành bá chủ, có sức mạnh thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước Công
nguyên. Phái Pháp gia gồm nhiều nhà tư tưởng, nhiều trường phái khác nhau
như: phái trọng Pháp (gồm Quản Trọng, Thương Ưởng), phái trọng Thuật
(Thân Bất Hại), phái trọng Thế (Phật Đáo). Tuy nhiên, đến Hàn Phi Tử, cả ba
yếu tố là Pháp, Thuật, Thế mới được kết hợp hài hòa trong một thể thống
nhất. Nhờ đó pháp trị đã trở thành đường lối cai trị của triều đại đầu tiên ở


7

Trung Quốc. Hàn Phi Tử là người tổng kết và phát triển tư tưởng của những
nhà Pháp gia tiền bối để hoàn thiện học thuyết này.
Hàn Phi Tử cho rằng, bản chất con người là mang tính ác “nhân tri sơ
tính bản ác” và do con người mang tính bản ác nên phải dùng hình phạt để
ngăn ngừa những hành động xấu (ác), ông phủ nhận cả thuyết “tam cương’
của Khổng Tử. Xã hội lồi người ln biến đổi, phát triển theo hướng đi lên.
Bản tính con người ta là ham lợi. Điều lợi ảnh hưởng và chi phối các mối
quan hệ trong xã hội. Quản lý xã hội không nên bàn chuyện nhân nghĩa cao
xa mà cần có biện pháp cụ thể cứng rắn, kiên quyết. Từ nhận thức đó, học

thuyết của ơng đã được xây dựng trên cơ sở thống nhất Pháp - Thuật - Thế.
Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo
(vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức Trị), ông cho rằng
cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo
người sang... Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khơn cũng khơng từ, kẻ dũng
cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng
cái đúng khơng bỏ sót của kẻ thất phu” [22, tr.7]. Ơng khun các nhà quản lý
nói chung phải cứng rắn và cứ theo pháp mà làm. Pháp luật là những quy ước,
khuôn mẫu, chuẩn mực do vua ban ra, được phổ biến rộng rãi để nhân dân
thực hiện. Pháp luật phải hợp thời, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của
xã hội rõ dàng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ dân chúng. Pháp luật phải công
bằng, để kẻ mạnh không lấn áp kẻ yếu, đám đông không hiếp áp số yếu.
Quyền lực cần phải tập trung vào một người là vua. Vua đề ra pháp luật, quan
lại theo dõi việc thực hiện, dân là người thi hành pháp luật.
Nếu Nho gia nói về Pháp ở mức độ quy tắc thì Hàn Phi Tử xem Pháp
cao hơn, nó là pháp luật, là tiêu chuẩn để công nhận đúng sai: Pháp luật
không tách rời cái thế và cái thuật, nó là kiềng ba chân. Vua có quyền đặt ra
luật pháp, nhưng vua không được tùy tiện mà phải tuân thủ các nguyên tắc


8

sau: Pháp luật phải kịp thời, phù hợp vì: thời thay đổi mà pháp luật không
thay đổi sẽ loạn. Pháp luật theo thời mà đổi, lệnh theo đời mà biến. Pháp luật
phải làm cho dân dễ hiểu, dễ thi hành do vậy pháp luật phải thống nhất, phải
cố định. Pháp luật phải công bằng (bênh vực kẻ yếu và thiểu số), có tính phổ
biến (ban hành cơng khai và truyền bá đi tất cả mọi người), và đội ngũ tất cả
những nhà quản lý phải lấy pháp luật để dạy dân.
Hàn Phi Tử quan niệm Thế là uy quyền, quyền lực của người cầm
quyền. Người quản lý phải biết dựa vào Thế để ban hành mệnh lệnh để người

bị quản lý phải tuân thủ và thế không liên quan đến đạo và tài trí của con
người. Cái Thế đứng trên đạo đức, trên tài. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành nhà
quản lý nếu họ có Thế. Quần thần phục tùng nhà vua khơng cần phải theo tình
cốt nhục, mà chịu sự ràng buộc bởi quyền uy của vua. Yếu tố để quần thần
buộc phải tuân theo đó là Thế. Thế là quyền lực đảm bảo cho việc thi hành
pháp luật. Thế phải tuân theo nguyên tắc tập trung, không được chia sẻ, không
được để rơi vào tay người khác. Vua phải nắm chắc hai phương tiện cưỡng
chế đó là: thưởng, phạt. Thưởng phạt phải căn cứ trên cơ sở pháp luật chứ
không thể tùy tiện. Vua cũng phải phục tùng pháp luật. Khi có thế, quyền uy
của vua cũng sẽ tăng lên, lời nói, uy quyền có thêm sức mạnh. Ơng quan niệm
chính sách thưởng phạt là phương tiện để cai trị và qua đó người quản lý giữ
được cái thế của mình.
Theo Hàn Phi Tử, Thuật là thủ đoạn hay thuật cai trị, đó là: Kỹ thuật,
biện pháp kiểm tra quan lại. Đó là phương pháp tuyển chọn, sử dụng người
đúng chức năng, bổ trợ và làm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh.
Thuật phải được giữ bí mật, kín đáo, khơng được tiết lộ với bất cứ ai. Vua
không được để lộ sự yêu, ghét của mình, đề phịng quần thần lợi dụng.
Hàn Phi Tử cho rằng: Pháp, Thuật, Thế cần phải kết hợp làm một, trong
đó Pháp là trung tâm, Thuật và Thế là những điều kiện tất yếu trong việc thi


9

hành pháp luật. Pháp luật phải vì lẽ phải và phục vụ lợi ích chung “Việc phạt
tội khơng trừ bậc đại thần, việc thưởng cơng khơng bỏ sót cơng thất phu”.
Pháp trị đối lập với tư tưởng Nhân trị của Nho gia. Theo Hàn Phi Tử nguồn
gốc làm rối loạn Pháp luật là do bọn du sĩ và các học thuyết chính trị đua nhau
làm hỏng pháp độ, cho nên phải dùng pháp luật để ngăn cấm và không cho họ
tham gia chính trị.
Như vậy, Pháp, Thuật, Thế là ba bộ phận hợp thành của tư tưởng pháp

trị, chúng liên quan chặt chẽ và không thể tách rời nhau. Pháp chỉ có thể được
thực hiện khi dựa vào Thế và Thuật. Thuật và Thế chỉ phát huy tác dụng và
được giữ vững khi pháp được thiết lập rõ ràng, minh bạch, cơng khai. Bản
thân Thế và Thuật cũng gắn bó hữu cơ với nhau.
1.1.2. Tư tưởng đức trị
Tư tưởng đức trị được khởi nguồn từ khát vọng chính trị của Khổng Tử.
Cuối thời Xuân Thu (770 – 403 trước Công nguyên), hệ thống tổ chức chính
trị, xã hội của nhà Tây Chu xây dựng trên một chế độ phân phong, chế độ
tơng pháp và chính sách cai trị lễ kết hợp với hình đã suy yếu nghiêm trọng.
Trật tự đẳng cấp xã hội theo danh phận được quy định bằng lễ bị rối loạn,
mâu thuẫn xã hội gay gắt, nội chiến đẫm máu và quyết liệt giữa các nước chư
hầu để tranh giành quyền lực kéo dài hàng thế kỉ. Trong tình hình đó, Khổng
Tử xuất phát từ địa vị của một quý tộc bị sa sút đã hệ thống hóa các quan
điểm triết học, đạo đức chính trị của người Trung Quốc cổ thành học thuyết
chính trị mà xuất phát điểm là đạo Nhân. Mục đích của Khổng Tử là dùng học
thuyết đó để ổn định tình hình chính trị - xã hội, thiết lập lại chế độ chính trị xã hội thời Tây Chu. Với ông, xã hội lí tưởng đó được nâng cao và củng cố
trên nền tảng đạo đức vững chắc từ cả hai phía là người thống trị và kẻ bị cai
trị. Toàn bộ học thuyết chính trị - đạo đức xã hội của Khổng Tử được phản
ánh trong Luận ngữ, tác phẩm đứng đầu Tứ thư. Khổng Tử không tách rời đạo


10

đức và chính trị, ơng đã đạo đức hóa chính trị, tư tưởng chính trị Nho giáo
được phản ánh thơng qua lăng kính đạo đức với một hệ thống khái niệm:
nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; với các mối quan hệ giữa trời – vua (thiên tử) – quan
(quân tử) – dân (tiểu nhân). Chủ trương dùng đức để cai trị của ông sau này
được các môn đệ của đạo Nho phát triển ở các khía cạnh khác nhau.
Trong sách Đại học, Tăng Tử - người học đạo đức trị nước đã vạch ra
công thức của chủ trương đức trị là tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Đến

thời Chiến Quốc (403 – 221 trước Công nguyên), Mạnh Tử xuất phát từ tính
thiện, vương đạo để đưa ra chủ trương đức trị. Theo ơng, tính người vốn
lương thiện nhưng sở dĩ con người trở nên xấu là vì con người thiếu suy nghĩ,
bỏ mất lương tâm của mình. Vì vậy con người phải tu dưỡng không ngừng.
Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử đề cao sự học hành. Theo ông, mọi người nếu
chịu khó học tập tu dưỡng đạo đức thì đều có thể trở thành người tốt và trở
thành thánh hiền. Nền chính trị vương đạo phải sử dụng những người có đức,
có tài tham chính; phải giáo hóa nhân dân đạo cương thường trên cơ sở bồi
dưỡng sức dân. Cuối thời Chiến Quốc, xuất phát từ thuyết tính ác, Tuân Tử
phát triển chủ trương đức trị ở khía cạnh trọng lễ, dùng lễ để tu thân, chính
danh phận, cai trị và giáo hóa dân.
Khổng Tử đã từng nói: “Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào
khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không
biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ
thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lịng quy phục. Hơn nữa, bề trên mà trọng lễ thì
dân khơng ai dám khơng phục tùng, bề trên trọng tín thì dân khơng ai dám
khơng ăn ở hết lịng” [13, tr.68]. Mạnh Tử trong nhận định và đánh giá về tính
người đã cho rằng: “Tính thiện sẵn có từ khi con người mới lọt lịng mẹ. Do
tính thiện tự nhiên mà con người biết thương xót, biết hổ thẹn, biết căm ghét,
biết nhường nhịn, biết phải trái. Những nhận thức ấy là nguồn gốc của đạo


11

đức con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Khi mới sinh ra ai cũng có tính thiện.
Nhưng nếu khơng được dạy dỗ thì tính thiện mất dần đi. Trái lại nếu được dạy
dỗ, vun đắp thì tính thiện trong mỗi con người được phát huy và trở nên thánh
thiện” [13, tr.68]. Như vậy, vào thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc, Khổng Tử và
các môn đệ của đạo Nho đã đề xướng chủ trương đức trị nhằm ổn định tình
hình chính trị, xã hội; xây dựng, củng cố nhà nước tập quyền thống nhất theo

cơng thức tu, tề, trị, bình với những nội dung cơ bản:
Nhà vua và giai cấp thống trị phải tu thân, nêu tấm gương sáng về đạo
luân thường cho dân chúng noi theo. Người cai trị dân phải vừa có đức vừa có
tài. Nhà vua tu thân là phải kính trời, noi theo thiên tính, thực hành thiên đạo.
Phải giáo hóa nhân dân theo đạo luân thường bằng lễ và nhạc.
Đặt ra lễ và dùng để củng cố trật tự nhà nước phong kiến, trật tự đẳng
cấp xã hội phong kiến, trật tự gia đình gia trưởng phong kiến.
Muốn dân trọng lễ nghĩa thì phải chú ý bồi dưỡng sức dân như giảm
thuế, khuyến khích sản xuất nơng nghiệp.
Khi giáo hóa và bồi dưỡng sức dân mà dân khơng tn phục mới dùng
hình phạt, việc dùng hình phạt phải theo hướng khoan giảm.
Đến thế kỉ II trước Công nguyên, Đổng Trọng Thư đã dùng thuyết “thiên
nhân hợp nhất”, thuyết “thiên mệnh” để thần bí hóa cương vị. Đồng thời, ơng
cịn dùng thuyết âm dương, thuyết “thiên nhân tương cảm” để thần bí hóa
vương đạo và biến nó thành đường lối cai trị tất nhiên. Chủ trương đức trị
được thần bí hóa của ơng vừa góp phần củng cố, đề cao, thống nhất được
vương quyền vừa ru ngủ được nơng dân, góp phần xoa dịu mâu thuẫn xã hội,
thu phục được nhân tâm. Bởi vậy, chủ trương đức trị của đạo Nho trở thành
đường lối cai trị chủ yếu của nhà Tây Hán và của nhà nước phong kiến Trung
Quốc trong hơn hai thiên niên kỉ.


12

1.2. Ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị và đức trị trong đường lối trị nước
của các triều đại phong kiến Việt Nam
Tư tưởng về đường lối trị nước là sự phản ánh ý chí, chủ trương của các
triều đại phong kiến trong lịch sử, đồng thời quyết định sự tồn vong của mỗi
triều đại. Trong lịch sử Việt Nam, tư tưởng về đường lối đức trị được hình
thành và phát triển cùng với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước phong kiến.

Chính vì vậy có thể khẳng định, sự kết hợp giữa tư tưởng đức trị với pháp trị
trong đường lối trị nước đã có ngay từ khi đất nước giành được độc lập.
Nhà Trần đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc về lĩnh vực
đấu tranh bảo vệ đất nước, làm nên hào khí “Đơng A” vẻ vang. Hào khí ấy
mang đậm tinh thần Nho giáo, được khởi nguồn từ ý trời, lòng dân trong
“Chiếu dời đô” và chủ quyền quốc gia trong “Nam quốc sơn hà” thời Lý.
Đồng thời được tiếp sức bởi đường lối đồn kết tồn dân, tư tưởng tơn trọng
những giá trị thiêng liêng của con người và đặt ra những vấn đề vinh nhục
trong cuộc sống của nó dưới thời Trần. Đó là tiền đề quan trọng để nhà Trần
duy trì sự thống trị trong thời gian dài. Sự thịnh trị và suy vong của các triều
đại phong kiến trong lịch sử không chỉ phản ánh sự kết hợp mạnh hay yếu,
hợp lý hay bất hợp lý giữa hai yếu tố đức trị và pháp trị trên bình diện lý luận,
mà còn thể hiện việc thực hiện chủ trương đó như thế nào trong đời sống hiện
thực của xã hội.
Đường lối trị nước của nhà Trần so với thời Lý là một bước phát triển
mạnh mẽ. Đó khơng còn đơn thuần là đường lối đức trị với tinh thần “từ bi
bác ái” của nhà Phật như thời Lý mà là đường lối kết hợp đức trị với pháp trị
trên tinh thần “đức chủ, pháp bổ” (cai trị bằng đạo đức là chủ yếu nhưng có sự
bổ trợ của pháp luật). Ở thời Trần, Phật giáo khơng cịn giữ được vị trí như nó
vốn có ở thời Lý mà đã từng bước nhường lại vị trí đó cho Nho giáo. Dưới
thời Trần Nho giáo chưa phát triển đến mức thịnh trị nhưng do nhu cầu xây


13

dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền nên nhà Trần phải dựa vào
Nho giáo. Ở thời kì này, đường lối đức trị giữ vai trò chủ đạo trong cách cai
trị của nhà Trần. Nội dung đức trị thể hiện tập trung ở hai vấn đề: một là sự tu
thân sửa đức của nhà vua làm gương cho dân chúng, là cơ sở giáo hóa tồn xã
hội; hai là sự chăm lo của nhà vua và những người đứng đầu đến đời sống của

người dân thơng qua các chính sách giáo hóa, dưỡng dân và chăm lo đời sống
vật chất của nhân dân. Ý thức được tầm quan trọng của yếu tố đạo đức trong
nhân cách nhà vua, các vua nhà Trần đã đặc biệt chú trọng đến việc tu thân
sửa đức của bản thân và giáo dục con cái về đạo đức để có được những người
kế vị sáng suốt. Điều này được thể hiện thông qua sự uốn nắn, nhắc nhở, quở
phạt của Thượng hoàng đối với các vị vua đương triều. Vua Trần Thái Tơng
đích thân viết bài minh để dạy hoàng tử về trung hiếu, hịa tốn, ơn, lương,
cung, kiệm… nhằm rèn giũa nhân cách, lý tưởng cho người kế vị.
Sự đề cao tư tưởng đức trị thời Trần cũng là quá trình hiện thực hóa từng
bước sự phát triển của Nho giáo. Bản thân các quân vương nhận thức rõ vai
trò của hành động tu thân sửa đức trong việc xây dựng những quan hệ đạo
đức cho toàn xã hội. Sửa đức đề từ đó làm gương cho việc giáo hóa dân, huệ
dân khơng chỉ bằng những chủ trương lớn mà còn bằng cả những hành vi thiết
thực. Chẳng hạn như Trần Khắc Chung - một nho sĩ dưới thời Trần Minh
Tông đã thẳng thắn bác bỏ quan điểm của quan ngự sử đài khi cho rằng nhà
vua chỉ nên chăm sửa đức chính, đắp đê là chuyện nhỏ. Ông đã khuyên vua
Trần Minh Tông rằng “phàm dân gặp nạn lụt, người làm vua phải cứu cấp
cho, sửa đức chính khơng có việc gì to bằng việc ấy, cần gì phải ngồi yên lặng
nghĩ mới gọi là sửa đức chính” [1, tr.351]. Cùng với đó là những chính sách
huệ dân, quan tâm đến lợi ích của dân như giảm nhẹ tô thuế, đắp đê chống lụt,
bảo vệ sản xuất nơng nghiệp, giảm nhẹ hình phạt… đúng như điều mà Trần
Hưng Đạo từng nhắc nhở phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền.


14

Ở Việt Nam thời Trần, giai cấp thống trị trên bước đường xây dựng triều
đại của mình đã đề cao đường lối đức trị và coi nó là cơ sở để trị nước yên
dân. Nhưng đường lối đức trị của nhà Trần có điểm khác với đường lối đức trị
của phong kiến Trung Quốc. Sự khác nhau đó thể hiện ở chỗ, đường lối đức

trị của nhà Trần được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa truyền thống nhân văn
của dân tộc với tinh thần từ bi bác ái của Phật giáo và tư tưởng tiến bộ của
Nho giáo nhằm mục đích cuối cùng là đồn kết tồn dân để xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc.
Dưới thời Trần, giai cấp thống trị mặc dù giương cao ngọn cờ và kiên trì
nguyên tắc đức trị, coi đức trị là đường lối chủ đạo trong cách trị dân trị nước,
nhưng đó khơng phải là đường lối đức trị thuần túy mà đã có sự kết hợp nhất
định với pháp trị theo tinh thần “đức chủ pháp bổ”. Chỉ mấy năm sau khi lên
ngôi, năm 1230, Trần Thái Tông đã lập tức cho khảo xét các luật lệ của triều
trước soạn thành Quốc triều thơng chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20
quyển. Đến thời Trần Dụ Tông, vua lại sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung
Ngạn biên định bộ Hình thư. Đồng thời với việc biên soạn luật pháp, nhà Trần
cịn quan tâm đến việc hồn chỉnh các cơ quan chuyên trách về tư pháp và thể
lệ xét xử. So với thời Lý thì thời Trần có bước phát triển hơn cả về việc biên
soạn luật lẫn việc kiện toàn bộ máy pháp luật. Ở trung ương, nhà Trần có cơ
quan chuyên xét xử việc kiện tụng gọi là viện Thẩm hình, ngồi ra cịn có
viện Đăng văn Kiểm pháp làm nhiệm vụ xét hỏi của các cơ quan xét xử. Cùng
với việc làm đó là sự tuyển chọn và bổ nhiệm những quan lại thanh liêm vào
các cơ quan pháp luật. Những người được lựa chọn vào làm việc ở các cơ
quan pháp luật phải thông qua thi cử, trong đó có thi về hình luật.
Đường lối kết hợp đức trị với pháp trị từ nhà Trần đến nhà Lê sơ là một
bước phát triển mới trong lĩnh vực chính trị - xã hội so với các thời kì trước
đó. Nếu ở nhà Trần đường lối đức trị là chủ đạo có sự hỗ trợ của pháp luật thì


15

đến thời Lê sơ, vai trò của pháp luật đã được nâng lên ngang tầm với yếu tố
đức trị. Nói cách khác, đó là đường lối trị nước đức trị kết hợp với pháp trị
theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, có khi tư

tưởng pháp trị đã vượt lên trên và được đề cao hơn cả đức trị. Chẳng hạn vua
Lê Thái Tổ khẳng định: “Từ xưa đến nay trị nước phải có pháp luật, người mà
khơng có phép để trị thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra pháp luật để
dạy các quan, dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác, điều thiện thì
làm, điều ác thì lánh, chớ có phạm pháp” [5, tr.81]. Chính vì vậy, ngay từ
những ngày đầu lên ngôi, việc lập pháp đã được vua Lê Thái Tổ đặc biệt chú
trọng. Năm 1428, ông đã hạ lệnh cho các quan bàn định pháp lệnh cai trị quân
dân, để người làm tướng biết phép trị dân, quan các lộ biết phép trị dân, cũng
để răn quân dân biết có pháp luật.
Nổi bật trong đường lối pháp trị của Lê Thái Tổ là việc đề cao pháp luật
mà trọng tâm là việc thưởng phạt nghiêm minh. Hình phạt dưới thời Lê Thái
Tổ mặc dù chưa chặt chẽ song có thể nói là rất nghiêm khắc, bởi tình hình đất
nước khi đó hết sức phức tạp, chưa ổn định sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.
Dù rất coi trọng pháp luật trong việc trị nước nhưng nhà Lê sơ không để các
yếu tố pháp trị chiếm ưu thế triệt để. Cùng với tư tưởng pháp trị, Lê Thái Tổ
đặc biệt chú ý đến yếu tố đức trị trong đường lối cai trị của mình. Tư tưởng đức
trị của nhà Lê sơ tập trung vào những nội dung chính là tu thân sửa đức của
người đứng đầu và chăm lo đến đời sống dân chúng. Đường lối này được sử
dụng nhất quán dưới triều Lê sơ. Đặc biệt, dưới thời vua Lê Thánh Tông,
đường lối trị nước dựa trên sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị có bước phát
triển mạnh mẽ. Vì vậy triều đại này đã trở thành triều đại phong kiến trung
ương tập quyền nổi tiếng nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
Đường lối trị nước của Lê Thánh Tông chính là sự kế thừa và phát triển
đến đỉnh cao những quan điểm chính trị của các nhà vua triều Lê sơ trước. Đó


16

là việc “ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc” của Lê Thái Tổ, tinh thần “bên trong
chế ngự quần thần, bên ngoài đánh dẹp di lịch, trọng đạo sùng Nho, mở khoa

thi chọn kẻ sĩ” của Lê Thái Tông, quan niệm “thương người làm ruộng, yêu
nuôi muôn dân” của Lê Nhân Tông. Đường lối trị nước của Lê Thánh Tông là
đường lối đức trị kết hợp với pháp trị một cách nhất qn trong suốt thời gian
ơng trị vì. Điểm khác biệt giữa ông với các vị vua khác là ở chỗ ơng đã khẳng
định được vai trị cá nhân của mình về ý chí kiên định và hành động quyết
đoán trực tiếp trong việc điều hành bộ máy nhà nước toàn trị, cực quyền, sẵn
sàng can thiệp vào mọi mặt cơng việc của triều đình và hàng ngũ quan liêu.
Như vậy, nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời Lê sơ dưới sự
ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với những quy tắc cơ bản về cương, thường
của nó đã được tầng lớp cai trị vận dụng thành những điều huấn, thậm chí nó
cịn được nâng lên ở tầm quy phạm phát luật trong bộ luật nổi tiếng dưới thời
vua Lê Thánh Tông - bộ Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức). Đó cũng là nét
đặc sắc trong đường lối cai trị của nhà Lê sơ nói riêng và là bước phát triển
của lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung.
Đường lối trị nước kết hợp giữa đức trị và pháp trị dưới thời Lê sơ được
các triều đại sau kế thừa. Nhà Mạc đã kế thừa gần như trọn vẹn các chủ
trương, đường lối của thời vua Lê Thánh Tông về tổ chức bộ máy nhà nước
quan liêu cũng như hệ thống giáo dục khoa cử. Nhà Nguyễn, triều đại phong
kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ngay từ khi nắm quyền cai trị đất nước
đã thực hiện sự độc tôn Nho giáo lần thứ hai. Việc độc tôn này một lần nữa
thể hiện sự tiếp tục phát triển đường lối trị nước của nhà Lê sơ. Việc vua Gia
Long ra lệnh cho các quần thần biên soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia
Long) trên cơ sở kế thừa luật Hồng Đức và tham khảo luật lệ nhà Thanh là
một minh chứng cho thấy ảnh hưởng của đường lối trị nước thời Lê sơ đối với
triều Nguyễn.


17

Chương 2

BIỂU HIỆN CỦA TINH THẦN PHÁP TRỊ TRONG LUẬT PHÁP VIỆT
NAM THỜI PHONG KIẾN

2.1. Quy định chặt chẽ trách nhiệm của quan lại
Đội ngũ quan lại trong nhà nước phong kiến là những người giúp nhà
vua thực thi quyền lực trong các lĩnh vực. Mọi chủ trương, chính sách cai trị
do nhà nước đề xuất và ban hành được thực thi đến đâu hoàn toàn phụ thuộc
vào đội ngũ quan lại. Bởi vậy nhằm xây dựng đội ngũ quan lại vừa trung
thành với triều đại, vừa có tư cách và năng lực thực hiện được các mục tiêu
cai trị của nhà nước, nhà vua thường quy định chặt chẽ trách nhiệm của quan
lại ở từng cương vị cụ thể.
2.2.1. Quy định trách nhiệm của quan lại đối với vua
Trách nhiệm của quan lại trước nhà vua được quy định thành những
nghĩa vụ mà quan lại phải thực hiện.
Nghĩa vụ phải báo cáo trung thực với nhà vua kết quả và tình trạng của
cơng việc, của lĩnh vực được giao thực hiện hay quản lý: Quốc triều hình luật
quy định viên quan sai đi cơng cán, xem xét việc gì khi về tâu trình khơng
đúng sự thực thì phải tội biếm (1) hay đồ(2); nếu vì tình thân nhân hay thù ốn
mà cố ý làm sai sự thực thì sẽ chiếu theo sự tình nặng nhẹ mà tăng thêm tội;
nếu ăn tiền hối lộ thì xử tội tăng thêm hai bậc (Điều 120). Những người hầu
cận trong cung, tiếp nhận tờ tâu, nếu vì sợ kẻ quyền thế hay vì muốn che chở
người thân, không tâu lên vua tường tận hết tờ tâu, có điều giấu giếm hay
(1)(1) Biếm: Hạ tư cách, phẩm cách của người bị phạt.
(2)(2) Đồ (Đồ hình): Tội giam cấm bắt làm việc khổ sai


18

thêm bớt thì phải tội đồ; sự tình nhẹ thì cho giảm mà nặng thì thêm tội nói
trên (Điều 211). Những quan tâu việc hay dâng thư mà trước sau điên đảo

khơng giống nhau, xét ra là việc nặng thì xử tội đồ hay lưu (1), việc nhẹ thì xử
biếm (Điều 236). Kẻ tâu lại lời chế thư, tâu việc hay dâng thư mà dối trá
khơng đúng sự thực thì phải xử tội biếm hay đồ; không phải là việc mật mà
tâu bậy là việc mật thì phải xử tội nặng hơn một bậc (Điều 520). Điều 64
Hoàng Việt luật lệ cũng quy định kẻ nào vâng chế sắc đi sứ, việc đi sứ đã
xong khơng về trình báo lại can dự vào việc khác khơng lien can gì đến việc
đi sứ thì phạt đánh 100 trượng.
Nghĩa vụ phải tơn kính và quy phục vua cả trong lời nói, việc làm: Vua là
người thay trời trị dân, có quyền lực, thần khí thiêng liêng vì vậy các quan
phải tơn kính và quy phục vua. Năm 1034, vua Lý Thái Tông xuống chiếu
quy định các quan tâu việc trước vua thì gọi vua là “Triều đình”. Năm 1059,
vua Lý Thánh Tơng quy định các quan vào chầu đội mũ phốc đầu (mũ cánh
buồm, có hai dải cánh giương ra hai bên), đi hia. Dưới thời Trần, vua Trần
Thuận Tông cấm các quan mặc áo thụng tay, quy định màu sắc, kiểu áo quần,
mũ giày của các quan văn võ. Trong Quốc triều hình luật quy định sứ thần đi
sứ nước ngồi hay sứ thần nước ngồi vào trong nước mà trị chuyện riêng
hoặc lấy hối lộ mà tiết lộ công việc nước nhà thì đều phải tội chém. Nhân dân
dọc đường mà thông đồng riêng tư cũng đồng tội (Điều 79). Quan lại ở kinh
đô hay địa phương mà mưu kết bè đảng thì bị tội lưu, mưu đồ làm việc phản
nghịch bị tội chém (Điều 103). Viết những chữ húy phải bớt nét, mà khơng
bớt nét thì xử phạt 60 trượng. Miệng nói tên phạm húy thì xử tội xuy. Người
nào cố ý đặt tên chính hay tên tự phạm vào chữ húy thì xử tội lưu, tội tử hình
(Điều 125). Các quan tâu việc mà nói lầm, ví như khơng nói “tâu” mà lại nói
“thưa”, khơng xưng “thần” mà lại xưng “bộc” thì xử phạt tiền 5 quan. Dâng
(1)(1) Lưu

(Lưu phóng): đày người có tội đi nơi xa.


19


thư mà viết lầm thì xử phạt 50 roi, biếm một tư; nói những câu đùa bỡn, động
chạm đến nhà vua tỏ ra bất kính bị tội đồ hay lưu (Điều 126).
Hoàng Việt luật lệ quy định quan viên đến nhậm chức muộn, ở trong
kinh bắt đầu tính từ ngày bổ nhậm, ở ngồi bắt đầu tính từ ngày hạn định nêu
trong văn bằng được lĩnh, nếu khơng có lý do, quá hạn một ngày đánh 10 roi,
cứ 10 ngày bị thêm một mức tội. Tội chỉ đánh đến 80 trượng và cho lưu
nhiệm (Điều 54). Còn điều 55 quy định các quan viên lớn nhỏ khơng có lý do,
ở trong kinh khơng vào chầu, bên ngồi khơng đến cơng sở làm việc, một
ngày bị đánh 10 roi, cứ 3 ngày bị tăng thêm một mức tội. Điều 60 quy định kẻ
nào vâng chế thư phải thi hành mà cố ý làm sai, khơng thi hành thì bị phạt
đánh 100 trượng. Điều 62 quy định kẻ nào dâng thư hoặc tấu trình sự việc ngộ
phạm ngự danh hay miếu húy thì bị phạt đánh 80 trượng, Các văn thư khác kẻ
nào ngộ phạm thì bị phạt đánh 40 roi. Nếu kẻ nào đặt tên mà xúc phạm thì bị
phạt đánh 100 trượng.
Nghĩa vụ phải làm tròn bổn phận ở cương vị được giao: Năm 1042, vua
Lý Thái Tông xuống chiếu quy định các quan chức đô (chỉ huy quân cận vệ)
nếu bỏ trốn bị phạt 50 trượng, thích 50 chữ vào mặt và xử đi đày.
Quốc triều hình luật có tới 260/722 điều quy định quan lại (cả văn và võ)
phải hồn thành chức trách của mình, mọi vi phạm đều bị nghiêm trị. Việc
công đáng phải làm mà để chậm lại, hay những việc phải định do hội đồng mà
làm trái lệ (như việc họp chầu hay tính sổ thuế…) thì xử tội biếm hay bãi
chức theo tội nhẹ. Các quan sảnh, quan viện duyệt sổ hộ khẩu, chức sách nha
dịch nếu có sai lầm, hạn trong một năm phải trình lại để cải chính, nếu để
ngồi hạn mới cải chính thì xử tội phạt hay biếm, những thuộc lại thì bị biếm
một tư; quá hạn lâu thì quan chủ ty bị xử bãi chức, những thuộc lại bị xử tội
đồ làm khao đinh. Sau khi đã duyệt định mà không biên chép thành sổ sách
cất vào trong tủ cơng, cứ để bản thảo thì xử tội xuy đánh 50 roi, biếm một tư,



20

nếu để mất mát thì theo việc nặng nhẹ mà định tội, nếu có người phát giác ra
thì xử nặng them một bậc (Điều 151). Các quan sảnh, quan viện và hình quan
xét việc thuế khóa và việc kiện cáo, quá hạn không xét xử xong để công thuế
phải thiếu thì phạt 30 quan tiền. Nếu người giữ kho giấu số thiếu mà khơng
tâu thì phạt 20 quan tiền (Điều 156). Các quan đang tại chức mà trễ nhác việc
công thì bị phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức (Điều 199). Quan coi việc
thu thuế, nếu để quá hạn rồi mà khơng nộp vào kho thì xử tội biếm hay phạt..
Các quan sảnh, quan viện trình sổ điệu phát (1) của các làng xã mà không khai
tên từng xã thì xử phạt tiền 10 quan; nếu thay đổi sổ sách để ăn tiền thì phải
ghép vào tội làm trái pháp luật. Thuộc lại thì xử tội đồ và bồi thường trả lại
cho dân (Điều 328).
Điều 53 Hoàng Việt luật lệ cũng quy định các quan văn võ trong và
ngồi triều tự ý bỏ cơng việc bị đánh 40 roi. Nếu né tránh những việc khó
khăn (như áp tải lương tiền, trộm cướp đầu sỏ khó bắt, kẻ có liên quan) nhân
đó mà bỏ trốn bị đánh 100 trượng và bãi chức không cho làm nữa.
Các quan chức ở cương vị nào khơng những phải làm trịn bổn phận của
mình mà cịn khơng được vượt qua chức phận. Pháp luật phong kiến Việt
Nam có nhiều điều khoản nghiêm trị hành vi lạm quyền của quan lại. Quốc
triều hình luật quy định quan chức thấy trong chế thư có chỗ sai lầm, khơng
tâu ngay mà tự ý sửa lại thì bị xử phạt 80 trượng. Trong văn thư việc quan có
chỗ sai lầm khơng trình quan mà tự sửa chữa thì xử phạt 40 roi (Điều 124).
Những quan chức địi số tiền lương quá phận của mình bị xử 50 roi, biếm một
tư và bãi chức; thuộc lại thì bị tội đồ (Điều 193). Những người viết sắc lệnh
ban chức tước mà cố ý thêm bớt phẩm trật thì bị tội đồ; quan đối chiếu xem
xét khơng thấu suốt thì bị tội biếm. Những quan sảnh, quan viện phê vào sổ
bạ không đúng lệ đã định mà lại thay đổi theo ý riêng, đổi nặng thành nhẹ thì
(1)(1) Sổ


điệu phát: Sổ ghi tên người gọi ra tòng quân hay làm việc công.


21

bị xử như tội thêm bớt tội người, tùy theo việc nặng nhẹ (Điều 235). Kẻ làm
giả hay thêm bớt vào cơng văn thì xem xét định trốn tránh việc gì hay tội gì
mà xử nặng hơn tội ấy hai bậc; chưa thi hành thì được giảm một bậc (Điều
521). Các quan ở lộ, huyện làm các sổ bạ tịch khơng trình thì xử biếm hay
phạt (Điều 618).
Hồng Việt luật lệ cũng quy định quan đại thần tự ý tuyển dụng các quan
viên bị tội chém (Điều 47). Những quy đinh trên với các chế tài nghiêm khắc
đã đảm bảo được trật tự hành chính trong hoạt động cơng vụ của bộ máy nhà
nước, hạn chế được tình trạng lạm quyền vì vụ lợi của quan lại.
2.1.2. Quy định trách nhiệm của quan lại đối với bản thân và đồng liêu
Quan chức là bậc “phụ mẫu chi dân” nên quan chức phải nêu tấm gương
sáng cho dân chúng noi theo. Vì vậy pháp luật thể chế thành những nghĩa vụ
cụ thể của bản thân và đồng liêu.
Nghĩa vụ giữ mình thanh liêm của quan lại được quy định gián tiếp
thông qua các điều khoản nhằm trừng trị quan lại có hành vi tư lợi khi thực
hiện công vụ hoặc ăn hối lộ. Năm 1044, vua Lý Thái Tông xuống chiếu cho
Quyến khố ty (ty trông coi kho lụa) quy định ai nhận riêng (nhận hối lộ) một
thước ruộng bị phạt 100 trượng, từ một đến mười tấm trở lên bị phạt trượng
theo số tấm, gia thêm khổ sai 10 năm. Vào thời Trần, năm 1292, vua Trần
Nhân Tông bổ nhiệm Phí Mạnh làm An phủ sứ Diễn Châu, giữ chức chưa
được bao lâu đã có tiếng đồn tham ơ, vua triệu về đánh trượng rồi lại sai đi
trấn trị, sau Phí Mạnh được tiếng là vị quan cơng bằng thanh liêm.
Quốc triều hình luật quy định quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ
1 quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì xử tội
đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc cơng thần quý thần

cùng những người có tài được dự vào hàng bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 quan
đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan, từ 10 quan đến 19 quan thì xử phạt tiền


22

60 quan đến 100 quan, từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ
xử phạt gấp đôi nộp vào kho (Điều 138). Những quan thu thuế không theo
ngạch đã định mà thu, lại giấu bớt số thuế thì cũng coi như tội giấu đồ vật
cơng; nếu thu thêm thuế để làm của riêng thì tội cũng như thế lại bồi thường
gấp đôi số thuế lạm thu để trả lại cho dân (Điều 206). Những quan đem cháu
người khác làm cháu mình để được ấm sung hạng sắc dịch thì cũng coi như
tội giấu giếm dân đinh, nếu nhiều người thì tội nặng, cịn người được làm ấm
phải bắt ra lính, nếu cịn ít tuổi thì bắt về làm dân thường (Điều 214). Các
quan vâng mệnh đi sứ nước ngoài mà chỉ chăm về việc mua bán thì phải tội
biếm hay đồ (Điều 221). Những quan coi đốc việc chở đồ vật công mà chở
lẫn đồ vật riêng để bn bán thì xử tội đồ, nếu mang những đồ vật cấm thì xử
tội lưu (Điều 224).
Quốc triều hình luật cũng nghiêm trị những hành vi cậy chức quyền lạm
chiếm ruộng đất, tài sản của công. Những vị đại thần và bách quan trong kinh
thành, nhà cửa vườn tược chỉ được ba mẫu trở lại; quan nhất phẩm ba mẫu;
quan nhị phẩm hai mẫu; quan tam phẩm một mẫu; quan tứ phẩm năm sào;
quan ngũ phẩm ba sào; quan lục phẩm, quan thất phẩm hai sào; quan bát
phẩm, cửu phẩm hay người khơng có phẩm hàm chỉ được một sào; những nhà
ở khu qn lính đóng thì diện tích đất đai kém hơn một bậc. Trong Quốc triều
hình luật quy định nếu người nào lạm chiếm quá phần đất đã định thì bị tội
đánh 50 roi, biếm một tư; người nào có vườn ao rồi mà lại chiếm đất nơi khác
thì bị tội thêm một bậc (Điều 226).
Quốc triều hình luật nghiêm trị những hành vi sách nhiễu vay mượn,
chiếm đoạt tài sản từ dân chúng của quan lại. Các nhà quyền quý chiếm đoạt

nhà cửa ruộng đất đầm ao của lương dân từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt, 5
mẫu trở lên thì xử tội biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tội tăng thêm hai
bậc và phải bồi thường như luật định (Điều 370). Các quan cai quản quân dân


23

cùng những nhà quyền quý mà sách nhiễu vay mượn của cải đồ vật của dân
thì khép vào tội làm trái pháp luật và phải trả lại tài vật cho dân (Điều 638).
Các quan ty tự tiện lấy của cải đồ vật của quân dân dùng vào việc riêng thì xử
như tội ăn hối lộ và phải bồi thường gấp đôi trả cho quân dân. Nếu lấy mà
dùng vào việc cơng mà khơng có chiếu chỉ của vua thì xử giảm tội hai bậc
(Điều 639). Những quy định trên cho thấy Quốc triều hình luật đã quy định
chi tiết, chặt chẽ về các tội tham nhũng và trừng phạt nặng quan chức tham
nhũng nhằm xây dựng đội ngũ quan chức trong sạch, vì đó là yếu tố quyết
định để đảm bảo sức mạnh và hiệu quả hoạt động của nhà nước.
Nghĩa vụ giữ lễ nghi, phép tắc nghiêm cẩn: Muốn làm trịn bổn phận
giáo hóa dân chúng, quan lại phải giữ nghiêm lễ nghi, phép tắc. Quốc triều
hình luật trừng phạt nghiêm khắc quan lại vi phạm nghĩa vụ này. Các quan
viên làm việc ở sở mình mà ngồi đứng khơng đúng phép thì xử tội biếm hay
phạt (Điều 129). Những vị quan trong khi hội họp bàn việc ở cơng đường mà
nói càn khơng hợp lễ, cười dùa ồn ào, làm rối trật tự, xét lỗi nhẹ thì bị trượng
hay phạt, lỗi nặng thì xử biếm hay bãi chức (Điều 239). Các quan ty ở trong
kinh hay ở ngoài trấn không làm việc công ở nha môn mà lại làm việc ở nhà
riêng thì xử biếm hay cách chức. Khi ra công đường lại để đầu trần, áo cánh,
không khăn áo chỉnh tề thì bị xử đánh trượng hay biếm (Điều 240). Vì phải
nêu gương cho dân chúng trong việc giữ gìn lễ nghi phép tắc nên quan lại bị
cấm thực hiện nhiều hành vi như không được lấy đàn bà con gái hát xướng
làm vợ (Điều 323); không được say mê tửu sắc để phương hại đến việc quan
(Điều 637); không được vay mượn đồ đạt của cải của dân (Điều 638). Trong

Hoàng Việt luật lệ cũng quy định nhà cửa, xe cộ, quần áo của quan đều có thứ
bậc, kẻ nào trái với quy chế tiếm dụng thì phạt đánh 100 trượng.
Đội ngũ quan lại của nhà Lê sơ được xác lập theo trật tự thứ bậc bằng
chế độ cửu phẩm, trong đó quan lại có phẩm hàm thấp hơn phải tơn kính quan


24

lại có phẩm hàm cao hơn và sự hịa mục là tiêu chí cho cách ứng xử giữa
đồng liêu với nhau. Vì vậy quan cấp dưới mà ngạo mạn, khơng lễ phép, hễ
kém quan trên mình một bậc thì bị phạt; từ hai bậc, ba bậc thì bị biếm; bốn
năm bậc trở lên thì bị đồ. Nếu vì cơng việc mà tranh biện sẽ xử khác. Khi
tranh biện mà lời lẽ kiêu căng thì tội nhẹ hơn tội ngạo mạn hai bậc (Điều
216). Quan chức mà lăng mạ hoặc đánh nhau thì bị xử biếm hoặc phạt.
Đương nhiên có phẩm hàm thấp hơn mà đánh hoặc lăng mạ quan có phẩm
hàm cao hơn sẽ bị xử phạt nặng hơn quan có phẩm hàm cao hơn đánh quan có
phẩm hàm thấp hơn và ngược lại (Điều 472, 473). Quan chức cùng làm việc
một nơi mà bất hịa với nhau thì xử tội phạt hay tội biếm (Điều 620). Hoàng
Việt luật lệ cũng quy định nhân viên công sai ở các tỉnh ngồi khơng tn
theo lễ pháp, nói năng ngạo mạn khinh thường quan Thủ ngự và quan Tri phủ,
Tri châu. Tri huyện thì phạt đánh 60 trượng. Nếu quan Hiệu úy phạm tội này
thì phạt 70 trượng, quan Chi hầu, Cấm tử phạm tội này thì phạt 80 trượng
(Điều 156).
Những quy định chặt chẽ trên đã xác định đúng danh phận của quan
chức khi làm việc tại cơng sở, qua đó nâng cao ý phận của quan chức đối với
bản thân, với đồng liêu và công vụ, đồng thời xây dựng một tác phong, lề lối
làm việc nghiêm túc, cẩn trọng. Qua đó vừa đề cao tính uy nghiêm của cơ
quan cơng quyền vừa góp phần hình thành một văn hóa ứng xử văn minh
chốn công đường.
2.1.3. Quy định trách nhiệm của quan lại đối với dân

Vào thời Lý, năm 1129 vua Lý Thần Tông xuống chiếu quy định nô tỳ
của các vương hầu và các quan không được cậy thế đánh đập quân dân, kẻ
nào phạm thì gia chủ bị tội đồ. Năm 1146, vua Lý Anh Tông xuống chiếu quy
định các quan quản giáp và chủ đô khi sung bổ cấm quân phải chọn những hộ
nhiều người, không được lấy những người cô độc, làm trái bị trị tội.


25

Quốc triều hình luật đã có nhiều điều khoản quy định cụ thể trách nhiệm
của quan lại đối với dân qua các nghĩa vụ sau:
Nghĩa vụ phải làm cho dân giàu: Các điều 181, 182 quy định nghĩa vụ
quản lý, giữ gìn tơn tạo và đắp đê của các quan, nếu để vỡ đê làm mất hoa
màu của dân thì quan lộ và quan giám đương bị xử biếm hai tư, bãi chức.
Quan lại còn phải bảo vệ dân khỏi sự hà hiếp quấy nhiễu của các gia đình
quyền thế. Đầy tớ nhà quyền thế làm hại dân mà xã quan bỏ qua khơng trình
báo thì bị xử tội biếm một tư. Đã trình báo mà quan lộ, quan huyện khơng tâu
lên để trị tội thì xử tội biếm (Điều 296). Quan chức địa phương phải khuyến
khích dân chăm lo sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chia ruộng công cho dân
kịp thời vụ (Điều 347). Những ruộng đất công hoang hóa phải tâu xin để chia
cho dân khai khẩn, cày cấy (Điều 350). Các quan đại thần và các quan tâu
việc biết có điều bất tiện hại đến quân dân mà không hết sức giãi bày để bỏ
điều ấy đi thì bị xử tội biếm hay bãi chức (Điều 625).
Nghĩa vụ phải làm cho dân nhiều: muốn làm cho dân nhiều phải biết
hưng lợi, trừ hại cho dân để dân an cư lạc nghiệp, không phải lưu tán. Các
quan không làm tròn nghĩa vụ này sẽ bị bãi chức hay tội đồ (Điều 284). Trong
kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà khơng ai ni
nấng thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà giữ gìn, săn sóc và cho họ cơm
cháo thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống, không được bỏ mặc họ rên rỉ khốn
khổ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tùy điều kiện chơn

cất, không được để phơi lộ thi hài, nếu trái lệnh này thì quan phường xã phải
tội biếm hay bãi chức. Nếu người ốm đau đến ở những chùa quán mà người
trụ trì chùa qn khơng trình lên quan biết và tùy tiện ni nấng giữ gìn cho
người ta thì cũng phải phạt (Điều 294). Những người góa vợ góa chồng, mồ
cơi và người tàn tật nặng, nghèo khổ khơng có người thân thích để nương tựa,


×