Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường yên phụ, quận tây hồ, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.06 KB, 87 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN
CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG ĐỘ TUỔI LAO
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG YÊN PHỤ, QUẬN TÂY
HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành đào tạo: Công tác xã hội
Mã số ngành: 7760101

Họ và tên sinh viên: Đinh Huyền Trâm
Người hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp
TS. Tiêu Thị Minh Hường

Hà Nội - năm 2020


2

2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện khóa luận



Đinh Huyền Trâm


3

3

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trong q trình nghiên cứu
ngồi sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các
nhân và tổ chức.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy, cô khoa
cơng tác xã hội nói riêng và các thầy cơ trong Trường Đại học Lao Động &
Xã hội nói chung đã dùng kiến thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường, từ đó em
có cách nhìn tiếp cận thực tế một cách khoa học, sâu sắc hơn.
Và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên
hướng dẫn TS. Tiêu Thị Minh Hường suốt thời gian qua cô đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ bọn em rất nhiều để em có thể hồn thành khố luận này.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các cán
bộ nhân viên thuộc sở Ủy Ban Nhân Dân Phường Yên Phụ - quận Tây Hồ
thành phố Hà Nội những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong q trình em
nghiên cứu khóa luận.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng thời gian nghiên cứu có hạn, trình
độ năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ để đề tài nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm
2020

Sinh viên thực hiện
Đinh Huyền Trâm


4

4

MỤC LỤC


5

5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

CTXH

Công tác xã hội

2


CSSK

Chăm sóc sức khỏe

3

NKT

Người khuyết tật

4

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

5

NVXH

NVXH

6

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

7


TP

Thành phố


6

6

DANH MỤC BẢNG


7

7


8

8

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với bất cứ quốc gia nào, muốn đảm bảo xã hội phát triển bền vững,
ngoài các yếu tố đảm bảo về mặt kinh tế, chính trị… vấn đề đảm bảo An sinh
xã hội cũng được coi là một nhân tố cốt yếu. Để đảm bảo được điều đó, việc
quan tâm tới các đối tượng yếu thế trong xã hội là một trong những ưu tiên
hàng đầu. Một trong những đối tượng an sinh được hướng tới là người khuyết
tật (NKT).

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc 2016 ước tính có khoảng 10 – 15%
dân số thế giới ( tức là khoảng 700 triệu cho đến 1 tỉ người ) là NKT và 80%
trong số họ đang sống ở các nước đang phát triển. NKT chiểm khoảng 20%
trong số người nghèo nhất trên thế giới và họ đang rất khó khăn trong việc
tiếp cận giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội khác.
Tại Việt Nam, ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO0 năm 2017
NKT Việt Nam chiểm khoảng 8% dân số tương đương 8,6 triệu người. Tỉ lệ
NKT trên dân số dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao do những nguyên nhân xuất phát
từ ảnh hưởng của quá trình phát triển xã hội, tai nạn. ơ nhiễm mơi trường, do
bom mìn cịn thất lạc sau chiến tranh… NKT phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn khi hịa nhập đời sống xã hội, trong đó là vấn đề việc làm.
Nhằm hỗ trợ NKT phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu của
bản thân, tạo điều kiện để vươn lên tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội,
góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề
án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020. Theo đó mục tiêu đề ra đến năm
2020, cả nước ta có 300.000 NKT trong độ tuổi lao động cịn khả năng lao
động được học nghề và tìm được việc làm phù hợp. “Được lao động, được có
việc làm” không chỉ là một trong những nhu cầu cơ bản mà còn là quyền của
mỗi con người. Việc làm cho NKT ngoài đem lại thu nhập, tự chủ về kinh tế
mà cịn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với NKT. Họ được tự khẳng định
mình, hịa nhập cộng đồng, lạc quan, xóa tự kỉ và mặc cảm.
Theo báo cáo tổng kết năm 2019 của hội NKT quận Tây Hồ, chi hộ
NKT phường Yên Phụ là chi hội có số hội viên cao so với các phường khác
trong quận Tây Hồ, chi Hội gồm 54 hội viên có độ tuổi 18 – 55 chiếm 57%
tổng số NKT còn có khả năng lao động là 54%. Có thể thấy, số lượng NKT đa
phần nằm trong độ tuổi lao động, tuy nhiên những hoạt động tạo việc làm để


9


9

đáp ứng nhu cầu cho NKT chưa nhiều. Do đó hoạt động hỗ trợ việc làm cho
NKT ở chi hội phường Yên Phụ đang trở thành vấn đề rất cần thiết trong tình
trạng hiện nay.
Cơng tác xã hội (CTXH) ở Việt Nam vẫn là ngành cịn non trẻ nhưng
có nhiều tiềm năng. Việc vận dụng các tri thức, phương pháp và kĩ năng
CTXH vào thực tiễn hết sức cần thiết. Nó góp phần tích cực vào việc xử lý
những vấn đề và tình huống xã hội một cách hiệu quả.
Chính vì những lí do nêu trên đã gợi mở cho tôi đề tài: “ Công tác xã
hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại
phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” nhằm đưa ra một số
khuyết nghị và giải pháp nhằm giúp hoạt động hỗ trợ tạo việc làm cho NKT
đạt hiệu quả cao hơn nữa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lí luận về CTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT trong độ
tuổi lao động.
Tìm hiểu thực trạng hoạt động CTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT
tại địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động CTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT.
3. Đối tượng nghiên cứu
CTXH trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao
động tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
4. Khách thể nghiên cứu
26 Nam giới khuyết tật độ tuổi từ 18 – 55 tuổi
22 Nữ giới khuyết tật độ tuổi từ 18 – 55 tuổi
02 Thành viên cán bộ trong ban lãnh đạo chi hội NKT
06 Người thân của NKT
5. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Thực trạng CTXH trong hỗ trợ việc làm cho
NKT trong độ tuổi lao động.
Không gian: phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP Hà Nội
Thời gian: Từ năm 2018 – 2020


10

10


11

11

6. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Là phương pháp thu thập thông tin qua những tài liệu sơ cấp và thứ cấp.
Đây là phương pháp sử dụng trong luận văn nhằm nắm bắt được những thông
tin liên quan đến vấn đề, từ đó thấy được tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề
tài. Nguồn tư liệu như các cơng trình nghiên cứu, bài tập, báo chí, sách và các
bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở thu thập và phân tích
nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Trong bài luận văn này sinh viên đã sử dụng phương pháp thu thập
thông tin qua báo chí, các cơng trình nghiên cứu qua mạng internet. Bên cạnh
đó nghiên cứu thêm về các vấn đề việc làm cho người khuyết tật tại các tỉnh
thành phố. Các mẫu sách nghiên cứu:
Sách tham khảo chuyên ngành. Các tạp chí và bài báo có liên quan đến

đề tài đã được công bố.
Các báo cáo tổng kết về vấn đề việc làm ở quận Tây Hồ - Thành phố
Hà Nội, giai đoạn 2017- 2019.
Thu thập số liệu báo cáo của Sở LĐTB và XH ở quận Tây Hồ.
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi: Điều tra 48 người khuyết tật trong độ tuổi lao động từ 18 –
55 tuổi.
Bảng hỏi được xây dựng nhằm thu thập thông tin về thực trạng nhu cầu
hỗ trợ việc làm của người khuyết tật trong độ tuổi lao động trên địa bàn
phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Bảng hỏi là một cơng cụ quan
trọng trong q trình làm bài nghiên cứu.
Nó thể hiện được vấn đề nghiên cứu của bảng hỏi, bảng hỏ là một hệ
thống các câu hỏi được sắp xếp đặt dựa trên cơ sở nguyên tắc, tâm lý, logic và
theo nội dung nhât địnhnhằm tạo điều kiện cho người hổ được thể hiện quan
điểm của mình với những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu và người nghiên
cứu thu nhận được các thông tin cá nhân đầu tiên đáp ứng của đề tài và mực
tiêu nghiên cứu.
Cũng tuân theo những nguyên tắc cơ bản cảu việc xây dựng bảng hỏi,


12

12

tuy nhiên phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi có những yêu cầu tỉ mỉ
và chi tiết hơn như: tất cả những câu hỏi phải được diễn đạt sao cho khi đọc
lên ai cũng hiểu được ý nghĩa của nó va sẵn sàng cung cấp thơng tin, việc
trình bày cũng phải rõ ràng, sạch đệp để thể hiện sự tôn trọng đối với người
đọc nghiên cứu.
Đề tài xây dựng bộ công cụ bảng hỏi dành cho khách thể nghiên cứu là

NKT với các câu hỏi nhằm khai thác thông tin phục vụ cho việc tổng
howpjsoos liệu nghiên cứu.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập những thơng tin
mang tính chiều sâu, những vấn đề chưa được đề cập, cần được làm rõ hơn
thông qua chia sẻ của nững người được phỏng vấn. Thơng qua q trình
phỏng vấn, người nghiên cứu cũng có khả năng kiểm chứng mức độ tin cậy
của thơng tin thu được và có thể dẫn dắt nguời được phỏng vấn theo định
hướng của nhà nghiên cứu, nhằm thu được những thông tin cần thiết cho đề
tài nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bản chất của
nhu cầu hỗ trợ viêc làm cho người khuyết tật tại phường Yên Phụ, quận Tây
Hồ những thuận lợi khó khăn trong q trình nghiên cứu đề tài.
Trong đề tài này, tôi thực hiện tiến hành phỏng vấn sâu người khuyết tật
phường Yên Phụ, từ đó thu thập thông tin bổ sung cho kết quả nghiên cứu.
6.4. Phương pháp quan sát
Khi phỏng vấn sâu sinh viên sử dụng phương pháp quan sát để quan sát
hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...của người được phỏng vấn, đối tượng. Qua
đó, nhận biết được những diễn biến tâm lý, suy nghĩ, thái độ và đặc biệt là
cách cảm nhận, lời kể của những bạn sinh viên đã trải qua khoảng thời gian
thực hành từ đó thấy được những vai trò của thực hành đã đem lại cho sinh
viên.
Trong quá trình làm đề tài đây, phương pháp này giúp sinh viên kiểm
chứng, xác thực thông tin những hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho NKT trong độ
tuổi lao động. Quan sát làm cho thông tin thu được qua phân tích tài liệu được
đầy đủ hơn.
6.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS nhằm khai thác hiệu quả các số liệu sau khi



13

13

thực hiện bảng hỏi. Rút ra được những nhận xét, kết luận khoa học khách
quan đối với vấn đề nghiên cứu.
Cách thức chọn mẫu:
Tiến hành chọn ngẫu nhiên để đạt tổng 48 người khuyết tật và phải đáp
ứng những yêu cầu sau:
Thể hiện sự đa dạng về trình độ học vấn, nghề nghiệp và điều kiện kinh
tế.
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, bảng biểu thì nội dung của bài
khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu hỗ trợ việc làm cho Người
khuyết tật trong độ tuổi lao động
CHƯƠNG 2: Thực trạng nhu cầu hỗ trợ việc làm cho Người khuyết tật
trong độ tuổi lao động tại Phường Yên Phụ - Quận Tây Hồ - TP Hà Nội
CHƯƠNG 3: Giải pháp, kết luận kiến nghị


14

14

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ
TRỢ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG ĐỘ TUỔI
LAO ĐỘNG
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội
Công tác xã hội (CTXH) được xem như là một nghề mang tính chuyên
nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động kho
xuất hiện những vấn đề cần giải quyết như tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng
giới, giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật,
trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng,..
Theo hiệp hội quốc gia (NASW): “Công tác xã hội là hoạt động nghề
nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi
phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra điều
kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ.”[ Zastrow, 1996] “CTXH tồn
tại để cung cấp các dịch vụ mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia
đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc
sống” [Zastrow, 1999]
Theo Hiệp hội cán bộ Xã hội quốc tế và Hiệp hội các trường đào tạo
công tác xã hội quốc tế định nghĩa: “ Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự phát
triển xã hội, giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và
giải phóng con người nhằm thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về
hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp vào
những thời ðiểm khi con ngýời týõng tác với các môi trường . Nhân quyền và
công lý trong xã hội là những nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội
”[ Đặng Thị Thúy, 2016]
Theo định nghĩa này, có thể thấy: Cơng tác xã hội là một hoạt động trợ
giúp, một dịch vụ xã hội và là một chuyên ngành hướng đến sự phát triển con
người và công bằng xã hội. Trong phạm vi của luận văn sử dụng khái niệm
CTXH của hiệp hội xã hội học làm công cụ nghiên cứu.
1.1.2. Khái niệm người khuyết tật
1.1.2.1. Khái niệm
Hiện nay có nhiều quan niệm về người khuyết tật trên thế giới và Việt



15

15

Nam:
Tại Trung Quốc, Luật về bảo vệ người khuyết tật ban hành năm 1990
định nghĩa: người khuyết tật là người bị “mất khả năng về nghe, nhìn, nói
hoặc thể chất, mất khả năng về trí não, rối loạn tâm thần, khuyết tật bị đa tật
và các khuyết tật khác” [ Đinh Cẩm Hà, 2011].
Tại Đức, sách sổ chín của Bộ Luật Xã Hội định nghĩa: người khuyết tật
là người có các chức năng về thể lực, trí lực hoặc tâm lý khơng bình thường
so với những người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự khơng
bình thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào
cuộc sống xã hội [ Đinh Cẩm Hà, 2011].
Tại Ấn Độ, Luật về người khuyết tật ban hành năm 1995 ( về cơ hội
bình đẳng, bảo vệ quyền và đảm bảo cho người khuyết tật tham gia mọi hoạt
động xã hội) định nghĩa: khuyết tật bao gịm những tình trạng mù, nghe kém,
lành bệnh phong, thính lực kém, suy giảm khả năng vận động, chậm phát
triển về trí óc và mắc bệnh tâm thần [ Đinh Cẩm Hà, 2011].
Tại Nam Phi, Luật bình đẳng về việc làm của người Nam Phi định
nghĩa người khuyết tật là người bị suy giảm về khả năng thể lực hoặc trí lực
trong một thời gian dài hoặc liên tiếp nhiều lần, khiến người đó bị hạn chế
đáng kể khả năng tham gia hoặc phát triển trong nghề nghiệp[ Đinh Cẩm Hà,
2011].
Tại Việt Nam: người khuyết tật được xem là người khơng bình thường
về sức khỏe do các khuyết tật, hoặc bệnh tật làm hủy hoại, rối loạn các chức
năng của cơ thể, hoặc do hậu quả của những chấn thương dẫn đến những khó
khăn trong đời sống và cần được xã hội quan tâm giúp đỡ, bảo vệ. Người
khuyết tật là người bị mất toàn phần hay một phần khả năng, điều kiện để tự
phục vụ mình, học tập và tham gia lao động, họ phải tự vận động di chuyển,

giao tiếp và tự kiểm sốt hành vi của mình[ Đinh Cẩm Hà, 2011].
Ngày 17/06/2010 Luật người khuyết tật tại Việt Nam đã đưa ra cách
giải thích thuật ngữ về người khuyết tật như sau: “Người khuyết tật là người
bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể bị suy giảm chức năng được
biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó
khăn”. Theo như quy định này thì NKT là những cá nhân có đủ các điều kiện
là: (i) Có khiếm khuyết hoặc suy giảm chức năng một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể, (ii) các khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức


16

16

năng phải được biểu hiện ở sáu dạng tật và (iii) các khiếm khuyết bộ phận cơ
thể hoặc suy giảm chức năng là nguyên nhân khiến người đó gặp khó khăn
khi tham gia lao động, sinh hoạt, học tập. Đây được coi là khái niệm phổ biến
nhất Việt Nam hiện nay.
Như vậy có nhiều các khái niệm hiểu biết khác nhau về người khuyết
tật, trong nghiên cứu này tôi xin chọn cách hiểu về người khuyết tật theo quy
định của luật người khuyết tật được Quốc Hội Việt Nma thông qua ngày
17/6/2010
1.1.2.2 .Phân loại người khuyết tật
Phân loại khuyết tật dựa trên các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Khái niệm dạng khuyết tật
Theo điều 2 Nghị định số 28/2012/NĐ – CP ngày 10/4/2012 thì dạng
khuyết tật được hiểu là những biểu hiện bên ngoài của NKT và là căn cứ để
xếp các loại nhóm khuyết tật. Theo quy định dạng khuyết tật hiện nay gồm 6
dạng như sau:
Khuyết tật vận động; là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động

đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế vận động, di chuyển [UNFPA,
2011].
Khuyết tật nghe nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói
hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong
giao tiếp, trao đổi thơng tin bằng lời nói [UNFPA, 2011].
Khuyết tật nhìn: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm
sốt hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất
thường [UNFPA, 2011].
Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hiawcj không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật,
hiện tượng, giải quyết sự việc[UNFPA, 2011].
Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thẻ
khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn mà khơng thuộc
các dạng khuyết tật trên[UNFPA, 2011].
Khái niệm mức độ khuyết tật
Mức độ khuyết tật được hiểu là các tiêu chí hay căn cứ để xác định và
xếp loại mức độ khuyết tật của NKT theo mức độ khó khăn trong lao động,


17

17

sinh hoạt của NKT. Theo quy định hiện nay ( Khoản 2 Điều 3, Luật Người
khuyết tật ), thì mức độ khuyết tật được chia làm 3 mức độ như sau:
Khuyết tật đặc biệt nặng: mất hoàn toàn các chức năng, khơng tự khiểm
sốt hoặc thực hiện các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và
những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có
người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hồn tồn.
Khuyết tật nặng: mất một phần hoặc suy giảm chức năng, khơng tự kiểm

sốt hoặc khơng tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ
sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng
ngày mà cần có người theo dõi trợ giúp, chăm sóc.
Khuyết tật nhẹ: khuyết tật nhưng vẫn thực hiện các chức năng hoạt
động bình thường.
1.1.3. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến
đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của
con người.
Lao động là yếu tố đầu tiên, cần cho sự phát triển của một xã hội, là
yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất.
Lao động là yếu tố quyết định sự giàu có của một xã hội, là một yếu tố
giúp mỗi cin người trở lên hoàn thiện hơn. [Ngọc Anh – 2016]
1.1.4. Khái niệm độ tuổi lao động
Để có thể sống và phát triển, con người phải tiêu dùng một lượng của
cải nhất định dưới nhiều dạng như: lương thực, thực phẩm, vải vóc, nhà cửa,
phương tiện thơng tin liên lạc… những tư liệu sinh hoạt này không phải là
quà tặng tự nhiên mà do con người sáng tạo ra thông qua quá trình lao động.
Tuy vậy khơng phải tồn bộ dân số đều tham gia vào quá trình sản xuất mà
chỉ một bộ phận có đủ sức khỏe và trí tuệ mà thơi. Khả năng đó chỉ gắn với
một giới hạn tuổi nhất điịnh, gọi là “độ tuổi lao động”.
Một số nước quy định “độ tuổi lao động” đối với nam từ 15 đến 64
tuổi, một số khác lại từ 15 đến 59 tuổi, thậm chí từ 10 đến 19 tuổi tùy theo
trình độ phát triển về thể lực cũng như trí lực của người dân mỗi nước và nhu
cầu lao động của họ. Đối với lao động nữ giới hạn về độ tuổi lao động thường
ngắn hơn.


18


18

Theo bộ Luật Lao động của nước Việt Nam tại điểm 1 điều 3 luật lao
động 2012 thì độ tuổi lao động được tính từ đủ 15 tuổi đến thời điểm nghỉ
hưu. Trong khi đó tuổi nghỉ hưu được xá định như sau:
1. Người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã
hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu
khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, người lao động
làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở độ
tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.
Như vậy độ tuổi lao động tại Việt Nam là 15 – 60 tuổi đối với nam và
15 – 55 tuổi đối với nữ. Trường hợp người lao động làm công tác quản lý và
một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không
quá 05 năm.
Trong khóa luận này tơi xin chọn cách quy định cuả Bộ luật lao động
nước Việt Nam tại điểm 1 điều 3 Luật lao động 2012. Và tại phường Yên Phụ
người khuyết tật trong độ tuổi lao động sẽ bao gồm những người khuyết tật từ
15 – 60 tuổi đối với nam và nữ từ 15 – 55 tuổi.
1.1.5. Khái niệm công tác xã hội với người khuyết tật
CTXH với NKT là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên CTXH giúp
đỡ những NKT tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội
của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người
khuyết tật, gia đình và cộng đồng triển khai những hoạt động chăm sóc giúp
đỡ họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảo bảo sự tham gia đầy đủ
vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác
trong xã hội [Lê Văn Phú, 2005].
Mục đích của CTXH với NKT là: Trợ giúp, khuyến khích, thúc đẩy và
tăng cường việc thực hiện các chức năng xã hội của cá nhân, nhóm các tổ
chức và các cộng đồng NKT. Tham gia vào việc hoạch định, xây dựng và thực

thi các chính sách xã hội, các dịch vụ xã hội, các nguồn tài nguyên và các
chương trình để đáp ứng nhu cầu của NKT và hỗ trợ cho sự phát triể của họ,
theo đuổi những chính sách, dịch vụ, tài nguyên và chương trình thơng qua
cơng tác biện hộ trong phạm vi cơ sở hay trong phạm vi quản trị cơ sở hoặc
hành động chính trị để tăng quyền lực cho người khuyết tật nhằm đảm bảo sự
công bằng và tham gia đầy đủ của họ vào các hoạt động xã hội.


19

19

Do vậy NVCTXH có vai trị trực tiếp là người thu thập thông tin, lập kế
hoạch, thực hiện kế hoạch, giám sát, đánh giá, lượng giá,… và vai trò gián
tiếp là người tham vấn, tư vấn, người hoạch định chính sách, người nghiên
cứu, quản lý, điều phối các hoạt động… thì NVCTXH cần hỗ trợ NKT, gia
đình NKT giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thơng qua việc tìm kiếm,
cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người khuyết tật: phối hợp vận động các
nguồn lực tài nguyên hỗ trợ NKT và gia đình họ, xây dựng các chương trình,
kế hoạch hành động giúp đỡ NKT và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt
động, kế hoạch đã xây dựng, đề xuất soạn thảo chính sách về NKT, làm công
tác biện hộ cho NKT; cung cấp cho NKT và người nhà họ các loại dịch vụ hỗ
trợ từ tâm lý đến mạng lưới liên kết để phát triển.
1.1.6. Khái niệm hỗ trợ việc làm
Để hiểu được khái niệm hỗ trợ việc làm, trước hết ta cần phải nắm được
khái niệm hỗ trợ và khái niệm việc làm.
Khái niệm hỗ trợ:
Theo từ điển Tiếng Việt thì hỗ trợ là: giúp đỡ nhau, giúp thêm vào: hỗ
trợ cho bạn bè, cho đồng đỗi kịp thời.
Hỗ trợ về khía cạnh xã hội là sự tương trợ giữa người với người, những

người biết hỗ trợ cho những người chưa biết. Kẻ mạnh có thể hỗ trợ cho kẻ
yếu để tạo ra mỗi quan hệ tốt đẹp cùng phát triển, tiến tới xã hội văn minh
hơn.
Hỗ trợ về khía cạnh kinh tế: Người có tiền sẽ hỗ trợ cho những người
khơng có tiền, người có tiềm lực kinh tế hỗ trợ cho những người có trí tuệ để
cùng phát triển vào mục tiêu chung.
Tóm lại, có thể hiểu hỗ trợ là sự giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người,
những người có năng lực và khả năng sẽ giúp đỡ những người yếu thế, sự
giúp đỡ ở đây có thể là vật chất hoặc tinh thần nhằm tạo một cuộc sống ổn
định, góp phần thúc đẩy an sinh nước nhà.
Khái niệm việc làm:
Theo ILO định nghĩa việc làm như sau: “ Người có việc làm là người
đang làm những việc pháp luật không cấm, được trả tiền công hoặc lượi
nhuận, hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc tham gia vào các hoạt động
tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình khơng được nhận tiền cơng
hau hiện vật”.


20

20

Với những định nghĩa trên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc làm là
công việc hợp pháp mà người lao động tiến hành để nhận tiền công, tiền
lương hoặc hiện vật, hoặc để thu lợi nhận cho bản than để tạo ra các thu nhập
trực tiếp dưới các sản phẩm cần thiết để ni sống bản thân và gia đình, đồng
thời góp một phần cho xã hội.
Như vậy, theo Điều 13 chương II Bộ Luật Lao động của nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì việc làm được quy định rõ: “ Mọi hoạt động
tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Khái niệm này nhằm giải tỏa quan điểm cũ cho rằng chỉ việc làm trong khu
vực Nhà nước mới được coi là việc làm, lao động tạo ra nguồn thu nhập
không chỉ trong khu vực khinh tế quốc doanh mà cả trong khu vực ngoại quốc
doanh trong gia đình cũng đều được coi là việc làm.
Từ 2 khái niệm trên tác giả đưa ra khái niệm về hỗ trợ việc làm là:
“Hỗ trợ việc làm là các hoạt động của Nhà nước, các tổ chức xã hội,
nhằm tạo ra các cơ hội, các hướng đi mới, giúp cho người lao động, mất việc
làm có được việc làm, đồng thời giúp cho người lao động có thể định hướng
được nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp điều kiện, năng lực của bản
thân từ đó ổn định đời sống hạn chế tình trạng thiếu việc làm và thất
nghiệp”.
1.1.7. Khái niệm công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm
Khái niệm cơng tác xã hội trong việc làm đóng vai trị chủ động tích cực
giải quyết vấn đề việc làm một cách hiệu quả. Để đến được mục tiêu có việc
làm, CTXH thực hiện việc đánh giá những khả năng, xác định nguồn lực và
những thế mạnh, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống, phát
triển các kế hoạch để giải quyết và ủng hộ các nỗ lực của người khuyết tật để
tạo ra những thay đổi trong cuộc sống của họ. Kết nối NKT với các nguồn lực
cần thiết .Giúp đỡ NKT sử dụng các nguồn lực cần thiết để thay đổi có hiệu
quả tình trạng của họ. Đồng thời CTXH là cơng cụ để chính sách và dịch vụ
cung cấp phúc lợi tốt nhất, nâng cao chất lượng, chun nghiệp hóa các dịch
vụ cơng tác xã hội, xác định các lỗ hổng, những trở ngại trong các dịch vụ xã
hội cần giải quyết.
Công tác xã hội thúc đẩy mơi trường bao gồm: chính sách, pháp luật,
cộng đồng thân thiện, đóng vai trị xúc tác, biện hộ cá nhân, gia đình, người
khuyết tật được hưởng những chính sách an sinh xã hội dành cho họ.


21


21

Đồng thời, CTXH có các hoạt động tư vấn để chính quyền có những
chính sách phù hợp nhằm ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội, đảm bảo
quyền và sự tham gia vào thị trường việc làm của người lao động.
CTXH còn thực hiện các hoạt động như giáo dục phòng ngừa, tập huấn,
cung cấp kiến thức cho gia đình, người thân cách chăm sóc người khuyết tật
để giúp đối tượng nâng cao năng lực, nâng cao chức nằn của họ, có khả năng
tự chăm sóc, phịng ngừa các vấn đề trong cuộc sống, tự tin và trở nên chủ
động tìm kiếm tiếp cận việc làm, hịa nhập xã hội dễ dàng hơn.
1.2. ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.2.1. Đặc điểm tâm lý của người khuyết tật
Tâm lý của khá đông NKT là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình
so với những người bình thường khác. Họ rất dễ bị kích động, khó kiểm soát
phản ứng khi bị phân biệt đối xử và thiếu tơn trọng. Ở những người khuyết tật
mà nhìn thấy được – chẳng hạn như khuyết chi – họ có biểu hiện như mặc
cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder) tức là sự chú trọng quá mức đến
khiếm khuyết cơ thể. Mặc dù vậy trong tâm lý họ, mặc cảm ngoại hình khơng
được chuẩn đốn cho người có khiếm khuyết cơ thể nghiêm trọng, rối loạn
tâm lý này chỉ ảnh hưởng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại
cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét đến là ám ảnh xã
hội một kiểu trốn tránh sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang mang tính
cộng đồng như giao lưu gặp gỡ chỗ đông người. Tuy nhiên điều này không
phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều NKT nỗ lực tồn tại và phát
triển đặc biệt cao.
Do sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của
NKT có thể bị suy giảm. Ở NKT có cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan
cảm giác
Tâm lý bi quan, chán nản, tự ti, mặc cảm, tủi phận, cho mình là người
bỏ đi, gánh nặng của gia đình, người thân, ngại giao tiếp với mọi người. Tuy

nhiên họ lại là người rất giàu nghị lực để vượt qua những khó khăn, tật
nguyền để đạt được hiệu quả cao trong lao động và học tập nếu họ nhận được
sự quan tâm phù hợp của gia đình và tồn xã hội
Đời sống nội tâm của NKT là những người rất nhạy cảm, tinh tế, dễ
thơng cảm với những khó khăn của người khác.
Đặc điểm tâm sinh lý của một số dạng khuyết tật


22

22

Người khiếm thính: là những người bị phá hủy cơ quan thính giác ở các
mức độ khác nhau, khơng nghe được hoặc suy giảm chức năng nghe, đối với
trẻ mới tập nói sẽ khơng tri giác được ngơn ngữ âm thanh khơng bắt chước và
tự hình thành tiếng nói.
Người khiếm thị: các cơ quan phân tích phát triển bình thường (trừ cơ
quan thị giác bị khuyết tật); có hai cơ quan phân tích là thính giác và xúc giác
đất phát triển; ngơn ngữ thiếu hình ảnh, khơng thể viết và đọc bằng chữ
phẳng; ít di chuyển nên thể lực có bị giảm sút, thiếu linh hoạt, chậm chạp...
Người khuyết tật trí tuệ: phần lớn người khuyết tật trí tuệ chỉ dừng lại ở
tư duy trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng rất ít; người khuyết tật trí tuệ có
khó khăn khi phải tập trung và duy trì sự chú ý vào một cơng việc nào đó, đặc
biệt là chú ý đến lời nói, việc tiếp nhận thơng tin, xử lý thơng tin thường gặp
khó khăn; họ thường gặp khó khăn trong việc gợi nhớ, nhớ một cách máy
móc, dễ qn những gì khơng gần gũi với cuộc sống và nhu cầu của bản thân;
gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt,
hiểu tốt hơn là diễn đạt; người khuyết tật trí tuệ yếu kém về mặt các kỹ năng
xã hội, rất ít có nhu cầu giao tiếp; về hành vi người khuyết tật trí tuệ thường
có hành vi tự làm dụng, q hiếu động, q lùn lì, giảm chú ý...

Khuyết tật ngơn ngữ: là người khơng thể để nói hoặc khó khăn trong
việc phát âm, ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp và học tập của họ, gặp khó
khăn đọc viết.
Khuyết tật vận động: những người có cơ quan vận động bị tổn thương,
khó khăn khi ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm,...
1.2.2. Nhu cầu của người khuyết tật
Mỗi cá nhân NKT là một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về nhân
cách, có khả năng, nhu cầu và sở thích riêng. Tuy nhiên, điểm chung của họ là
đều có nhu cầu được tơn trọng, được đối xử bình đẳng, hịa nhập cộng đồng.
Và một trong những biểu hiện cụ thể là họ mong muốn có được việc làm phù
hợp tự ni sống bản thân, không phụ thuộc vào bất cứ ai.
Chỉ khi họ có thể tự tạo ra thu nhập, bản thân họ mới cảm thấy tự tin vì
mình khơng phải là người vơ dụng và mình có khả năng ni sống bản thân
và những xung quanh. Điều đó sẽ là động lực để NKT vươn lên trong cuộc
sống. Tuy nhiên khơng phải NKT nào cũng biết cách để tìm kiếm việc làm, do
đó họ rất cần được hỗ trợ. Có nhu cầu được tư vấn, học tập dạy nghề, có việc


23

23

làm ổn định.
Những định kiến từ xã hội, với suy nghĩ NKT là vơ dụng, là gánh nặng
của gia đình và xã hội. Những lười trêu trọc về hình dáng bên ngoài của NKT
càng làm cho họ cảm thấy mặc cảm về ngoại hình, chú trọng quá mức đến khiếm
khuyết trên cơ thể đó là ngun nhân chính làm cản trở NKT có cuộc sống tốt
đẹp, nó là rào cản vơ hình tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề cuộc sống.
Bất cứ một sự hỗ trợ nào đều xuất phát từ nhu cầu của đối tượng. Nhận
thấy được nhu cầu và vai trò to lớn của NKT, NVXH cần thực hiện nhiều biện

pháp phù hợp để giúp đỡ NKT, giúp họ ổn định được cuộc sống, bù đắp lại
những thiệt thòi mà họ phải gánh chịu.
1.3 LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG
1.3.1. Khái niệm về công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật trong độ tuổi lao động
CTXH với NKT là hoạt động chuyên nghiệp cuả NVCTXH giúp đỡ
những NKT tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội
của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để trợ giúp
NKT, gia đình cộng đồng triển khai hoạt động chăm sóc họ một cách hiệu
quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động
xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội [Lê
Văn Phú, 2005].
CTXH trong hỗ trợ NKT chính là đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội
của đối tượng; đồng thời NVCTXH đóng vai trị là người quản lý trường hợp,
hỗ trợ NKT tiếp cận các hoạt động phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các
hoạt động phối hợp tốt nhất. Bên cạnh đó, NVCTXH cũng cung cấp hỗ trợ
tâm lý cho NKT và gia đình của họ. Như vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng
và phương pháp, NVCTXH hỗ trợ cá nhân, gia đình và nhóm NKT phục hồi
các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm [Lê Văn Phú, 2005].
1.3.2. Ý nghĩa tầm quan trọng của việc làm đối với người khuyết tật tại
phường Yên Phụ
Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là một trong những nhóm người
chịu nhiều thiệt thịi trong xã hội. Sự mặc cảm, tự ti và cảm thấy là gánh nặng
luôn tồn tại trong họ bởi những cái nhìn hay sự thương hại và coi thường mà
xã hội dành cho họ. Và việc làm là một cách để giúp họ thoát khỏi những rào


24


24

cản đó, chính vì vậy việc làm có ý nghĩa cực kì to lớn đối với bản thân người
khuyết tật. Điều đó được thể hiện ở những mặt cơ bản sau:
Thứ nhất, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người khuyết tật là nhằm
giúp họ hòa nhập tốt với cộng đồng, xóa nhịa khoảng cách giữa các nhóm
người. Bởi khi có việc làm, người khuyết tật sẽ làm việc trong mơi trường
cộng đồng, khơng cịn cơ độc và lẻ loi, từ đó khả năng quan hệ, giao tiếp với
những nhóm người khác được nâng lên. Bên cạnh đó, việc làm là một cơ hội
để họ chứng minh năng lực của bản thân, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống,
và những người xung quanh sẽ biết đến họ không phải vì những khiếm
khuyết mà họ mắc phải mà biết đến họ như những tấm gương sáng biết vươn
lên, vượt qua số phận và biết sống có ích.
Thứ hai, tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ giảm tỉ lệ thất nghiệp
phường Yên Phụ, từ đó tạo nguồn thu nhập, nâng cao mức sống của họ. Hiện
nay số người khuyết tật thất nghiệp tại phường Yên Phụ là rất lớn, điều đó dẫn
đến nhiều hệ quả mà cái ta có thể thấy đó là mức sống của họ thấp, bởi khơng
có việc đồng nghĩa với khơng có thu nhập, chỉ có thể sống bằng tiền trợ cấp
tuy nhiên số tiền đó lại khơng đủ để trang trải cho chi phí sinh hoạt thì làm
sao họ có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ khác. Do đó, tạo việc làm sẽ giúp
họ có cơng việc ổn định, có một khoản thu nhập để phụ giúp gia đình, giúp họ
cải thiện cuộc sống, và xã hội sẽ giảm bớt được một phần gánh nặng ngân
sách trong việc chi trả các khoản bảo hiểm, trợ cấp hàng tháng.
Thứ ba, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người khuyết tật cũng là giải
pháp mang tính chiến lược để xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an ninh, trật tự,
lành mạnh hóa các quan hệ xã hội ở phường Yên Phụ. Bởi khi thất nghiệp,
thiếu việc làm gia tăng sẽ dẫn đến hai quả: Về mặt kinh tế, hiện tượng này sẽ
gây lãng phí sức lao động xã hội, mất đi nguồn thu nhập cho bản thân người
lao động và gia đình của họ dẫn đến tình trạng nghèo đói, nhưng mặt khác
nhà nước cũng mất đi một số khoản thu lớn về thuế và bỏ ra một khoản lớn

cho trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội và hàng loạt các khoản chi khác. Về
mặt xã hội, nó sẽ làm gia tăng hàng loạt các vấn đề như tệ nạn xã hội, tình
trạng di dân tự do, ơ nhiễm mơi trường,... Có thể thấy, khi khơng có việc làm,
thu nhập cũng khơng thì họ sẽ dễ rơi vào tình cảnh túng quẫn, nhất là những
gia đình có người thân thường xun đau ốm, cần tiền chạy chữa, hay những
gia đình đơng con,…chính những lúc đó họ dễ rơi vào tình cảnh khốn khó,
cùng quẫn, khủng hoảng tinh thần, thiếu niềm tin vào cuộc sống, mặc cảm tự


25

25

ti, dễ bị tổn thương, thậm chí bất mãn về chính trị,…do đó, họ dễ bị kẻ xấu lơi
kéo, gây mất ổn định chính trị, an ninh xã hội, ngồi ra khi cùng đường họ sẽ
tìm mọi cách để kiếm tiền dù phi pháp nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản,
cần thiết trong cuộc sống.
Từ những lí do trên có thể thấy, hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại
phường Yên Phụ có ý nghĩa to lớn trên tất cả các mặt từ kinh tế đến lĩnh vực
văn hóa xã hội; từ việc tăng thu nhập, cải thiện đời sống bản thân người lao
động đến sự phồn vinh của mỗi khu vực, quốc gia từ vấn đề có tính cấp thiết
trước mắt đến chiến lược phát triển bền vững lâu dài.
1.3.3. Các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người
khuyết tật trong độ tuổi lao động tại phường Yên Phụ
Trong CTXH có rất nhiều những hoạt động để hỗ trợ việc làm cho
NKt, tuy nhiên trong giưới hạn của khóa luận, tơi chỉ tập trung nghiên cứu sâu
vào 3 hoạt động đó là: hoạt động hỗ rợ tâm lý, hoạt động cung cấp kiến thức
thông tin cho người khuyết tật, hoạt động dạy nghề
1.3.2.1. Hoạt động hỗ trợ tâm lý:
Tâm lý là hiện tượng tinh thần, là đời sống nội tâm của con người. Tâm

lý khơng phải những gì cao siêu xa lạ mà chính là những gì con người suy
nghĩ, hành động, cảm nhận…hàng ngày. Tâm lý giúp con người có thêm sức
mạnh để vượt qua khó khăn nhưng cũng chính là yếu tố khiến con người trở
nên yếu đuối sống khép kín.
Người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng yếu thế, trong họ
luôn mang những mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh của bản thân nên rất cần được
hỗ trợ về tâm lý.
Hỗ trợ về tâm lý cho NKT có thể là những hoạt động giúp cho NKT
cảm thấy thoải mái tinh thần hơn, trở nên vui vẻ, lạc quan, có cái nhìn tích
cực về cuộc sống, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập với cộng
đồng.
Các biểu hiện thường gặp về tâm lý của NKT


Biểu hiện qua nhận thức:
NKT ln cho rằng mình bị người khác coi thường, kì thị, xa lánh.
Ln có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, cảm thấy mình là người có số
phận bất hạnh.


×