Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

KINH DOANH BUFFET TRÀ SỮA SOU - KHỞI NGHIỆP HUTECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ DU LỊCH – NHÀ HÀNG- KHÁCH SẠN

KẾ HOẠCH KINH DOANH

BUFFET TRÀ SỮA SOU

PHÁ VỠ MỌI GIỚI HẠN
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Yến
Trần Ngọc Ánh Linh
Trần Quốc Bảo
Chức danh: Đồng sáng lập
Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH TM DV SOU
Địa chỉ: Đường Tên Lửa , phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân
66 Đường Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình
Số điện thoại: 0795804185
Email:


TP.Hồ Chí Minh ngày 21 tháng 06 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN.............................................2
1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng kinh doanh.........................................................2
1.2. Điểm đặc sắc khác biệt của ý tưởng....................................................................2
1.2.1. Điểm đặc sắc...............................................................................................2
1.2.2. Sự khác biệt.................................................................................................2
1.2.3. Khái quát ngành nghề kinh doanh...............................................................3


1.3. Khát quát lịch sử.................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP..................................................7
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp.................................................................................7
2.1.1. Sơ lược về công ty.......................................................................................7
2.1.2. Điều kiện kinh doanh, hình thức pháp lí......................................................7
2.2. Logo và Slogan...................................................................................................9
2.2.1. Ý nghĩa của Logo......................................................................................10
2.2.2. Ý nghĩa của Slogan....................................................................................10
2.3. Mục tiêu............................................................................................................10
2.3.1. Mục tiêu ngắn hạn.....................................................................................10
2.3.2. Mục tiêu dài hạn........................................................................................10
2.4.Tầm nhìn và sứ mệnh.........................................................................................10
2.4.1. Tầm nhìn...................................................................................................10
2.4.2. Sứ mệnh.....................................................................................................11
2.5. Địa điểm dự kiến kinh doanh............................................................................11
2.5.1. Địa điểm dự kiến.......................................................................................11
2.5.2. Lý do chọn địa điểm..................................................................................11
2.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự............................................................................12
2.6.1. Chức năng của từng bộ phận.....................................................................12
CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH KINH DOANH..............................................................14
3.1. Kế hoạch tìm kiếm khách hàng.........................................................................14
3.1.1. Nhu cầu thị trường.....................................................................................14
3.1.2. Khách hàng mục tiêu.................................................................................14


3.1.3. Khách hàng tiềm năng...............................................................................14
3.2. Kế hoạch sản phẩm...........................................................................................15
3.2.1. Quy trình hình thành sản phẩm..................................................................15
3.2.2. Đặc tính cơng dụng lợi ích của sản phẩm..................................................17
3.2.3. Lựa chọn nguyên vật liệu..........................................................................18

3.2.4. Bao bì đóng gói.........................................................................................22
3.3. Đối thủ cạnh tranh.............................................................................................22
3.3.1. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................22
3.3.2. Đối thủ hiện tại..........................................................................................22
3.3.3. Đối thủ tiềm năng......................................................................................22
3.4. Thiết kế quán.....................................................................................................23
3.5. Phân tích ma trận SWOT, BCG........................................................................24
3.5.1. Ma trận SWOT..........................................................................................24
CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH DỰ PHÒNG RỦI RO....................................................25
4.1. Các rủi ro trong quá trình kinh doanh................................................................25
4.1.1. Rủi ro marketing........................................................................................25
4.1.2. Rủi ro thị trường........................................................................................25
4.1.3. Rủi ro tài chính..........................................................................................25
4.1.4. Rủi ro về xu hướng....................................................................................25
4.1.5. Rủi ro về nhân sự.......................................................................................25
4.2. Biện pháp khắc phục rủi ro................................................................................26
4.2.1. Biện pháp khắc phục rủi ro marketing.......................................................26
4.2.2. Biện pháp khắc phục rủi ro thị trường.......................................................26
4.2.3. Biện pháp khắc phục rủi ro tài chính.........................................................26
4.2.4. Biện pháp khắc phục rủi ro xu hướng........................................................26
4.2.5. Biện pháp khắc phục rủi ro nhân sự...........................................................26
4.3. Cơ hội trong rủi ro.............................................................................................26
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.........................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................28


BUFFET TRÀ SỮA SOU
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trà sữa là một trong những thức uống phổ biến của giới trẻ trên toàn thế
giới , ra đời bắt nguồn từ nghệ thuật uống trà thuần túy có từ rất lâu đời và trải qua nhiều

thời kỳ thay đổi và biến tấu đã hình thành nên tên gọi trà sữa và có mặt tại Việt Nam vào
năm 2006 từ nhưng xe bán trà sữa đơn sơ cho đến nhưng thương hiệu trà sữa lớn đang
làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam cũng như tồn thế giới, với nhiều hình thức đa
dạng cũng như phong phú về mùi vị tạo nên một chỗ đứng vững chắc trong lòng giới trẻ
hiện nay. Mặc dù thị phần trà sữa là rất lớn tuy nhiên mức độ canh tranh khá khóc liệt từ
những quán trà sữa mơ hình kinh doanh nhỏ cho đến những thương hiệu trà sữa đến từ
Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản….với các mức giá từ thấp đến cao rất nhiều sự lựa chọn
cho người tiêu dùng vì thế nếu đặt chân vào sân chơi này một cách bình thường thì khó
có thể cạnh tranh về thương hiệu lẫn về giá sản phẩm Tuy nhiên nếu khắc phục được một
số nhược điểm nhỏ của các mơ hình trà sữa bình thường, cộng với sự độc đáo và mang lại
trải nghiệm mới cho khách hàng thì thị phần trà sữa là một thị phần đầy tiềm năng vì thế
chúng tơi cho ra đời mơ hình buffet trà sữa mang cho khách hàng một cách uống trà sữa
mới, sự trải nghiệm mới, phong cách mới, cộng với sự sang trọng nhất định sẽ nâng trà
sữa lên tầm cao mới.
Tính khả thi của ý tưởng
Với mơ hình kinh doanh mới lạ độc đáo cộng với thị trường trà sữa lớn mạnh tạo
nên mức độ khả thi của dự án khá cao với tiềm năng phát triển lớn mạnh Nguồn nguyên
liệu đa dạng với các loại trà nổi tiếng từ nhiều nước sẽ tạo nên thành công của dự án
Càng ngày người ta càng hướng tới ăn uống tốt cho sức khỏe và đó là lợi thế của buffet
SOU vì chất lượng kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa vào buffet cho khách.

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

1


BUFFET TRÀ SỮA SOU
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1. Nguồn gốc hình thành ý tưởng kinh doanh

Thứ 1: Có những lần khi đi uống trà sữa với bạn thân ở những qn trà sữa nổi tiếng
vì ít thời gian quay lại quán nên cũng muốn uống hết menu của quán để biết được nhiều
mùi vị cũng như trải nghiệm từng loại thức uống của quán vì thế muốn hình thành một
loại hình trà sữa có thể nếm hết menu trong 1 ngày.
Thứ 2: Khi muốn thử hết menu của một qn trà sữa nào đó thì chi phí ước tính rất
lớn đối với nhiều bạn trẻ đó là một điều rất khó khăn vì thế lẩu trà sữa sẽ giải quyết được
yếu điểm đó.
Thứ 3: Đối với những bạn đang khát nước khi cùng bạn bè vào quán trà sữa và khi
trà sữa được mang ra khi đó bạn sẽ uống hết rất nhanh và cuộc trò chuyện sau đó bạn chỉ
có thể uống trà đá hoặc khơng có nước để uống, và một lần nữa mơ hình Buffet trà sữa có
thể giải quyết được, bạn có thể uống nhiều ly trà sữa và không lo sợ khá.
1.2. Điểm đặc sắc khác biệt của ý tưởng
1.2.1.

Điểm đặc sắc

Điểm đặc sắc của Buffet trà sữa đến từ 5 yếu tố:
- Tạo ra đa dạng loại trà sữa ngon mới lạ.
- Với công thức pha trà sữa độc quyền
- Phá bỏ định kiến về loại thức uống không tốt cho sức khỏe
- Nơi mọi tinh hoa đều có thể thưởng thức
- Nơi đẳng cấp là chính bạn
Ngồi các yếu tố trên lẩu trà sữu còn mang cho bạn sự thư giản tận hưởng những ly
trà sữa trong không gian sang trọng cao cấp, với thái độ phục nhiệt tính coi sự thỏa mãn
của khách hàng là yếu tố hàng đầu, nơi bạn có thể giao lưu tham gia nhiều sự kiện cũng
như có thể có thêm nhiều mối quan hệ mới, tạo sự tươi mới trong cả thể chất lẫn tinh
thần.
1.2.2.

Sự khác biệt


Khách hàng sẽ được trải nghiệm lẩu về trà sữa đầu tiên ở việt nam khác hẳn so với
các tiệm trà sữa thơng thường, ngồi ra sự khác biệt mà lẩu trà sữa muốn mang tới cho
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

2


BUFFET TRÀ SỮA SOU
khách hàng của mình là niềm tin khi uống trà sữa, sẽ là những loại trà sữa tốt cho sức
khỏe với nguồn gốc rõ ràng và những công dụng được nghiên cứu kĩ lưỡng từ các loại trà
trước khi đưa vô thực đơn của Buffet.
1.2.3.

Khái quát ngành nghề kinh doanh

Trà sữa ra đời từ nhưng năm 2000 ở Đài Loan , biến tấu từ văn hóa uống trà từ xa
xưa của văn hóa Á Đơng, được du nhập vào Việt Nam những năm 2005 với các mô hình
xe đẩy nhỏ và cách pha chế cịn đơn giản với mùi vị chưa đa dạng và phong phú, thời
điểm đó tạo nên cơn sốt và dần trở thành một thức uống không thể thiếu của giới trẻ.
Trải qua sự phát triển mạnh của xã hội trà sữa dần phát triển và mọc lên những cửa
hàng trà sữa lớn hơn đa dạng hơn về loại nước uống cũng như chăm chút hơn về hình
thức. Tuy nhiên có những thời kỳ thị trường trà sữa lâm vào tình trạng trì trệ do những tai
tiếng về an toàn vệ sinh cũng như nguồn ngun liệu khơng rõ ràng làm mất lịng tin của
người tiêu dùng, cùng lúc đó một số thương hiệu trà sữa uy tín của Đài Loan, Hàn quốc,
Nhật bản nhảy vào thị trường trà sữa to lớn và phát triển cho đến ngày nay .
Tuy nhiên hiện giờ thị trường trà sữa khá bão hịa chưa có sự đột phá nên chúng tơi
mới nghĩ ra mơ hình kinh doanh đi theo một hướng khác biệt tạo sự độc đáo cũng như
nâng trà sữa lên tầm cao mới với mô hình buffet trà sữa. Buffet trà sữa là nơi bạn có thể
thoải thích uống mà khơng giới hạn số lượng, có thể pha nhiều loại khác nhau mà khơng

cần theo một chuẩn mực nhất định nào, là nơi bạn có thể tạo ra một thứ thức uống cho
riêng bạn. Buffet trà sữa khơng những là nơi bạn có thể những nước uống ngon mà còn
mang lại cho bạn một đẳng cấp riêng biệt, sự sang trọng và thái độ phục vụ chu đáo nhất.
1.3. Khát quát lịch sử
Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2000, đến hiện tại đã là 17 năm, từ một loại thức
uống mới lạ, trà sữa đã trải qua cả một cuộc hành trình rất dài. Giờ đây, cụm từ trà sữa đã
trở nên thân thuộc và được nhắc đến hằng ngày trên mọi phương diện.
Những ai là fan cuồng trà sữa đều biết nguồn gốc xuất xứ của thức uống này là từ Đài
Loan, nơi gắn liền với tên gọi “Milk Tea Heaven – Thiên Đường Trà Sữa”. Nhưng đã ai
từng thắc mắc vì sao trà sữa trân châu lại xuất hiện ở Đài Loan mà khơng phải là một đất
nước khác? Và vì sao lại phải là trân châu? Trân châu từ đâu ra mà có?
Châu Âu trong thời kỳ xâm lược các nước Châu Á đã bị ảnh hưởng nền văn hóa Á
Đơng và trong đó có văn hóa uống trà. Tuy nhiên, người Châu Âu không quen với hương
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

3


BUFFET TRÀ SỮA SOU
vị chát đắng đậm đà nên đã nảy ra sáng kiến pha trà cùng với sữa và đường để cân bằng
lại vị đắng. Khi Hà Lan đô hộ Đài Loan, những thương buôn Hà Lan đã lựa chọn vùng
đất này để làm nơi nhập khẩu trà. Món trà pha với sữa tươi và đường của người Châu Âu
từ đó đã được du nhập vào Đài Loan. Khoảng thời gian bị Nhật Bản đô hộ, Đài Loan
cũng trở thành vùng đất trồng trà đen cho người Nhật. Từ đó về sau, Đài Loan trở thành
một trong những đất nước nổi tiếng về trồng trà khơng thua gì Nhật Bản, Trung Quốc hay
Ấn Độ. Đây là lý do vì sao trà và trà sữa đã đến với Đài Loan.
Vào những năm 1980, khi mà ngành kinh doanh trà bắt đầu phát triển rầm rộ, Đài
Loan xuất hiện rất nhiều những kiosk nhỏ bán trà như một loại nước giải khát. Họ cạnh
tranh nhau trên từng con phố, ngõ hẻm. Theo nhiều tư liệu, trong số đó có một tiệm đã trở
nên nổi bật hơn khi chủ tiệm cho thêm một số nguyên liệu trái cây vào công thức trà của

họ. Hương vị thơm ngon đặc biệt và mới lạ này nhanh chóng được các tiệm khác bắt
chước và trở thành một trào lưu.
Tên gọi “Bubble Tea” cũng bắt đầu được hình thành từ câu chuyện trên. Khi cho
các nguyên liệu khác vào ly trà, để có được vị ngon đều, người pha chế phải lắc hỗn hợp
trà thật mạnh cho nguyên liệu và trà hòa quyện lại với nhau. Hành động lắc trà đã tạo ra
những bọt bong bóng gọi là “bubble”. Và đây là bí mật đầu tiên cũng chính là nguyên
nhân cái tên “Bubble Tea” ra đời. Trước đây, nhiều người vẫn tưởng rằng chữ “bubble”
xuất phát từ những hạt trân châu, nhưng sự thật thì khơng phải thế!
Năm 1983, ông Liu Han – Chieh, người sáng lập ra thương hiệu Chun Sui Tang Tea
House tại Đài Trung, một thành phố của Đài Loan, đã mang ý tưởng trà sữa uống lạnh
đến với đất nước này. Một lần du ngoạn đến xứ sở hoa anh đào, khi ông chứng kiến cách
người Nhật uống cà phê lạnh, ông đã về và pha trà lạnh cho khách hàng của mình thưởng
thức. Khơng ngồi mong đợi, ý tưởng mới của ơng đã được đón nhận rất tích cực và từ
đó, món trà sữa lạnh lại tiếp tục được phổ biến rộng rãi như một trào lưu mới.
May mắn tiếp tục đến với ông Liu khi một quản lý nữ của ơng đã vơ tình phát minh
ra trà sữa có thể kết hợp với các loại hạt dai dai, còn gọi là “Fen Yuan”, một món tráng
miệng phổ biến của Đài Loan thời đó. Trong một lần họp nhân viên, bà vơ tình bỏ những
hạt Fen Yuan dai dai vào trong ly trà sữa như một thú vui. Khi thưởng thức, bà tỏ ra ngạc
nhiên với sự kết hợp tuyệt vời này. Sau đó, bà đưa cho tất cả nhân viên trong tiệm uống
thử thì mọi người đồng lịng đưa món trà sữa kết hợp với Fen Yuan, bây giờ là trân châu
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

4


BUFFET TRÀ SỮA SOU
vào menu bán cho khách. Hiện nay, thương hiệu Chun Sui Tang Tea House vẫn trụ vững
sau 20 năm thành lập. 80-90% doanh số đến từ trà sữa trân châu truyền thống và họ đã có
khoảng 30 cửa hàng trên khắp đất nước Đài Loan mặc cho sự canh trạnh khốc kiệt của thị
trường trà sữa.

Hạt trân châu thường có màu đen, nâu đậm hoặc màu trắng trong tùy vào thành
phần nấu. Trân châu trắng trong làm từ chính thành phần bột năng nguyên chất. Trong
khi trân châu đen có thể làm từ bột năng, hoặc tinh bột sắn dây nấu cùng đường nâu và
caramel để tạo ra màu đen hoặc nâu đậm. Nhưng hãy nhớ nhé, những hạt trân châu xinh
xinh này không phải là lý do cho tên gọi “bubble” mà chính là những hạt bong bóng nhỏ
li ti do trà sữa được lắc đều. Sau này khi trà sữa đã trở thành thức uống q phổ biến thì
cái tên “bubble tea” ln được gắn liền với trà sữa trân châu.
Một ly trà sữa 500ml chứa khoảng 220 calories (chưa bao gồm các loại topping).
Nếu bạn thích một ly đầy trân châu thì hàm lượng calo có thể tăng thêm tới 90 calories.
Đây quả là con số khơng mấy thân thiện với những ai có nhu cầu giảm cân. Tuy nhiên,
đối với các bạn đang cần tăng cân thì trà sữa là một thức uống giàu chất dinh dưỡng. Với
thành phần từ trà đen hoặc trà ô long, sữa tươi, kem béo thực vật và sữa đặc, trà sữa là
nguồn năng lượng dồi dào cho suốt một ngày lao động miệt mài. Vì thế, nếu ai đang có
vấn đề với cân nặng thì cần tiết chế lại việc uống trà sữa hoặc các topping và thay vào đó
là các loại trà trái cây chỉ chứa khoảng 100-120 calories. Cịn ai cần tăng cân hay có dấu
hiệu suy nhược thì có thể thỏa thích thưởng thức trà sữa.
Khi đã hiểu hơn về thức uống “ngon nhất quả đất” này thì bạn sẽ cảm nhận một
hương vị khác khi cầm ly trà sữa trân châu trên tay mà khơng chỉ đơn thuần là thức uống
giải trí vơ bổ. Đó là cả một giá trị lớn của quá trình phát triển và sự tiến hóa trong văn
hóa trà của người Đài Loan.
Và cứ như thế, cứ phát triển và tồn tại sau chừng ấy năm, trà sữa bây giờ đã trở
thành một "mặt hàng" thiết yếu của giới trẻ, các cửa hàng kinh doanh loại thức uống này
mọc ra nhiều như nấm. Khơng những vậy, đã có khơng ít những cửa hàng mạnh dạn đầu
tư, phát triển mô hình trà sữa dạng chuỗi và gặt hái được nhiều thành cơng rực rỡ.
Có một sự thật rằng, những ai đã từng uống trà sữa chắn hẳn sẽ không thể nào lý
giải được, tại sao bản thân lại có cảm giác thèm thuồng một ly trà sữa đến mức kinh
khủng với tần suất ít nhất là một lần - một tuần.
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

5



BUFFET TRÀ SỮA SOU
Và những người kể trên rất ít ai có thể kiềm chế được "cơn khát" đó và bắt buộc
phải chạy ngay ra tiệm để rinh ngay một ly trà sữa về nhằm giải tỏa sự thèm khát của cơ
thể.
Bí mật gây nghiện của trà sữa: Nếu chúng ta để ý, vị beo béo và ngọt ngọt của kem
sữa chính là hương vị được rất nhiều người yêu thích. Chúng thường được kết hợp với
bánh bơng lan và chỉ thường xuất hiện vào những dịp đặc biệt.
Nhược điểm lớn nhất của kem sữa đó chính là dễ gây ngán. Nhưng vị đắng và chát
nhẹ của trà cùng hòa quyện cùng cái hương vị vừa béo vừa ngọt dễ gây ngán kia, đã tạo
ra một sự cân bằng tuyệt vời khiến người uống khơng cịn cảm thấy ngán khi uống trà sữa
nữa.
Từ đó, ta có thể thấy được rằng kinh doanh trà sữa chưa bao giờ ngừng hot và ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Vậy tại sao chúng ta lại khơng thử làm giàu với loại hình kinh
doanh này?

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

6


BUFFET TRÀ SỮA SOU
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
2.1.1.

Sơ lược về công ty


Tên công ty: Công ty TNHH TM DV SOU
Mã số thuế: xxxxxxxxxxxxxxx
Địa chỉ: Tên Lửa, P.Bình Trị Đơng B, Q.Bình Tân
Đại diện pháp lý: Nguyễn Thị Hồng Yến
Website: www.buffetsou.com
Sđt: 0795804185
Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán 200/2014/TT-BTC
2.1.2.

Điều kiện kinh doanh, hình thức pháp lí

Các giấy tờ và thủ tục pháp lý cần biết khi tiến hành kinh doanh trà sữa:
-Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế
Đối với loại hình kinh doanh trà sữa, thường sẽ có hai loại hình kinh doanh đó là:
Kinh doanh hộ cá thể và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Lời khuyên cho bạn, với quy mô kinh doanh ban đầu nhỏ và ít vốn bạn nên chọn
loại hình kinh doanh hộ cá thể vì thủ tục đăng ký sẽ đơn giản và phát sinh ít loại giấy tờ
hơn cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng nếu ngược lại thì cơng ty trách nhiệm hữu hạn
chính là một lựa chọn tốt dành cho bạn.
Ngồi ra, có ba loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể cần phải đóng khi đăng ký.
Loại thuế thứ nhất chính là thuế mơn bài, cần phải đóng theo chu kỳ một năm/lần,
có nhiều bậc thuế mơn bài khác nhau dựa trên doanh thu hằng năm của bạn.
Loại thuế thứ hai là thuế giá trị gia tăng (GTGT): được tính bằng Doanh thu tính
thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Loại thế thứ ba là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): được tính bằng Doanh thu
tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN.
Sau khi khai thông tin và hồn tất các thủ tục đăng ký, sẽ có cán bộ thanh tra xuống
địa điểm kinh doanh của bạn để kiểm tra tính chính xác của những thơng tin bạn khai
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo


7


BUFFET TRÀ SỮA SOU
báo. Sau đó cơ quan sẽ cấp cho bạn 2 loại giấy là giấy phép kinh doanh và chứng nhận
đăng ký thuế.
Ủy Ban Nhân Dân địa phương bạn đang sinh sống chính là nơi đăng ký hai loại giấy
phép này. Khi đi đăng ký, các bạn lưu ý cầm đem theo những giấy tờ như: CMND, sổ hộ
khẩu, hợp đồng thuê nhà, đến nơi các bạn sẽ được hướng dẫn hướng dẫn tận tình để hồn
tất thủ tục.
-Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với loại giấy tờ này thì quy trình khá đơn giản:
1. Đầu tiên, bạn cần đến cơ quan có thẩm quyền về phân cấp giấy phép an toàn vệ
sinh thực phẩm để lấy mẫu, sau đó điền đầy đủ thơng tin và nộp lại.
2. Cơ quan sẽ cử người đến cơ sở kinh doanh của bạn để kiểm tra, nếu bạn đạt đủ
yêu cầu cơ quan sẽ cấp phép cho bạn.
3. Nếu cơ sở của bạn chưa đạt yêu cầu, cơ sở của bạn sẽ được đoàn thẩm định lại
sau 3 tháng, nếu vẫn chưa đạt đồn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động kinh
doanh của cơ sở do bạn sở hữu.
-Hợp đồng thuê nhà
Khi đăng ký giấy phép kinh doanh và các thủ tục liên quan để kinh doanh trà sữa,
cơ quan chức năng sẽ yêu cầu bạn xuất trình hợp đồng thuê nhà.
Do vậy, sau khi tìm được mặt bằng kinh doanh phù hợp, bạn cần ký hợp đồng thuê
nhà với bên cho thuê, sau đó mang hợp đồng th nhà đi cơng chứng, vì sau khi hợp
đồng được cơng chứng thì mới có đủ pháp lý để sử dụng.
Ngoài ra, bạn nên photo hợp đồng thành nhiều bản rồi đem đi công chứng một lần
để tiết kiệm thời gian nếu như sau này bạn cần dùng đến thì khơng cần phải đi cơng
chứng nữa.
-Giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng điện và chuyển đổi tên người sở hữu
điện kế

Nếu bạn không nhận được yêu cầu từ phía điện lực thì bạn khơng cần phải làm loại
giấy tờ này.
Nhưng nếu bạn được bên phía điện lực u cầu thì buộc bạn phải hồn tất các giấy
tờ để thay đổi mục đích sử dụng điện để tránh bị phạt nhé.
-Bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh trà sữa hiệu quả
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

8


BUFFET TRÀ SỮA SOU
Bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh trà sữa quả thật là rất nhiều, nhưng đối với
những người đang tìm hiểu về kinh doanh trà sữa thì đầu tiên hãy suy nghĩ về bạn sẽ kinh
doanh theo hướng nào. Lúc này, bạn có thể lựa chọn hai hướng đó là tự xây dựng thương
hiệu và hoạt động độc lập, hoặc bạn có thể tham gia vào các chuỗi trà sữa nhượng quyền
nếu như muốn chắc ăn về thương hiệu và lượng khách.
-Tiếp theo, chúng ta cần xác định thêm khi bắt đầu kinh doanh trà sữa sẽ có rất
nhiều vấn đề khác nhau nảy sinh. Theo các kinh nghiệm ban đầu về kinh doanh trà sữa
thì các vấn đề hàng đầu mà bạn cần phải quan tâm đến đó là: Vốn, xác định phân khúc
khách hàng, địa điểm, thương hiệu và thiết kế & trang trí quán.
-Tất nhiên, khi kinh doanh trà sữa thì các loại máy móc và nguyên vật liệu dùng để
pha chế là những thứ thiết yếu và không thể thiếu.
-Áp dụng phần mềm quản lý quán trà quán trà sữa sẽ giúp cho cơ sở của bạn trở nên
chuyên nghiệp và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, phần mềm cịn có
thể giúp bạn quản lý tồn bộ các tác vụ liên quan đến việc kinh doanh trà sữa như: Tính
tiền nhanh, in hóa đơn, tính doanh thu lợi nhuận tự động, quản lý nguyên vật liệu và nhân
viên từ xa.
Người xưa thường nói "Phi thương bất phú", sau bao nhiêu thế hệ câu nói đó vẫn
đúng. Hy vọng rằng những kinh nghiệm được chia sẻ trên sẽ có ích và giúp cho sự khởi
đầu của bạn thêm suôn sẻ. Ngoài những kiến thức và kinh nghiệm được nêu ở trên, đây là

món q cuối cùng chúng tơi muốn dành cho bạn, đó là gói sử dụng 14 ngày phần mềm
quản lý quán trà sữa, mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn.
2.2. Logo và Slogan

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

9


BUFFET TRÀ SỮA SOU
2.2.1.

Ý nghĩa của Logo

Logo có hình 2 bình trà sữa với màu xanh và màu hồng hịa quyện vào nhau với các
ý nghĩa sau:
+ 2 bình tượng trưng cho những sự kết hợp tạo nên những thứ nước uống mới lạ
độc đáo.
+ 2 màu chủ đạo xanh và hồng , màu xanh tượng trưng cho những loại trà thơm và
màu hồng tượng trưng cho sự ngọt ngào của sữa.
2.2.2.

Ý nghĩa của Slogan

Slogan “ Phá vỡ mọi giới hạn “ ở đây có nghĩa là đến với Buffet SOU bạn sẽ khơng
có bất cứ khái niệm nào về giới hạn lượng trà sữa từ mùi vị cũng như số lượng ly trà sữa
bạn uống.
2.3. Mục tiêu
2.3.1.


Mục tiêu ngắn hạn

-Trong năm 2019 thương hiệu buffet SOU sẽ được mọi người biết đến.
-Mở thêm chi nhánh ở các tỉnh thành.
-Hợp tác với các loại hình ăn uống khác tạo nên một quy mơ chun nghiệp.
- Doanh thu ước tính trong năm 2019 là 10 tỷ/1 năm.
2.3.2.

Mục tiêu dài hạn

- Sau 5 năm sẽ vươn vai ra các nước Châu Á.
- Phát triển nhiều loại hình khác nhau về trà sữa.
- Phát triển đội ngũ chuyên nghiên cứu về trà và sữa
-Mở rộng quy mô lớn hơn để phục vụ nhiều khách hơn.
2.4. Tầm nhìn và sứ mệnh
2.4.1.

Tầm nhìn

Sẽ là mơ hình buffet trà sữa đi đầu về chất lượng cũng như bảo vệ sức khỏe cho
khách hàng.
Sẽ phát triển them nhiều loại hình trà sữa mới bắt kịp với xu hướng phát triển của
thế giới.

2.4.2.

Sứ mệnh

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo


10


BUFFET TRÀ SỮA SOU
Sứ mệnh của SOU là sẽ phát triển các loại trà ngon ở Việt Nam, nâng cao giá trị
trà, tăng tính cạnh tranh và tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, gầy dựng lại lòng tin
về một thương hiệu Việt chất lượng.
2.5. Địa điểm dự kiến kinh doanh
2.5.1.

Địa điểm dự kiến

Địa điểm: đường Tên Lửa , phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân
2.5.2.

Lý do chọn địa điểm

- Giá mặt bằng vừa phải không cao và đắt đỏ như các quận 1, quận 3, quận 10, quận
11 sẽ giúp giảm chi phí nâng cao sự cạnh tranh về giá của sản phẩm.
- Đây là khu ăn chơi nhất nhì sài gịn với các qn xá dịch vụ san sát nhau tạo nên
môi trường kinh doanh tốt hơn.
- Gần các trung tâm lớn như : AEON.
- Mức sống của người dân tại đây cao.

2.6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

11



BUFFET TRÀ SỮA SOU

2.6.1.

Chức năng của từng bộ phận

-Giám đốc :
+Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm
vụ của trung tâm.
+ Bổ nhiệm các quản lí chun mơn, nghiệp vụ
+ Giám sát quản lý và nhân viên
+ Quản lý cơ sở vật chất và tài sản của trung tâm, quản lý tài chính; quyết định
thu, chi và phân phối các thành quả hoạt động của trung tâm theo quy định.
-Kế toán:
+ Lập các báo cáo thuế
+ Lập BCTC
+ Lưu giữ hồ sơ chứng từ
+Theo dõi NXT
+ Tính lương và chế độ bảo hiểm
-Quản lý:
+ Tuyển dụng nhân sự
+ Theo dõi hoạt động của nhân viên
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

12


BUFFET TRÀ SỮA SOU
+ Kiểm sốt chu trình trong mơ hình
+ Điều tiết mơ hình

-Bộ phận marketing:
+ Nghiên cứu các kế hoạch dài hạn
+ Tìm hiễu thị trường
+ Các chiến lược quảng cáo Pr
+ Các sự kiện của quán
+ Đưa ra các chiến lược khuyến mãi
-Bộ phận nghiên cứu:
+ Tìm hiếu xu hướng trà sữa của thị trường
+ Nghiên cứu và đưa ra những nguyên liệu mới
+ Cải thiện chất lượng sản phẩm
-Nhân viên:
+ Tư vấn cho khách hàng về trà và sữa
+ Lau dọn mỗi khi xong
+ Pha chế trà sữa khi khách cần

CHƯƠNG 3
KẾ HOẠCH KINH DOANH
Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

13


BUFFET TRÀ SỮA SOU
3.1. Kế hoạch tìm kiếm khách hàng
3.1.1.

Nhu cầu thị trường

Với xã hội ngày càng phát triển thì mức tỉ lệ 30% của phân khúc tầm trung và cao
cấp sẽ tăng lên theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.1.2.

Khách hàng mục tiêu

Vì thế việc lựa chọn khách hàng mục tiêu là một cách tiếp cận thị trường tốt hơn và
buffet SOU đang hướng về phân khúc khách hàng cận cao cấp, đây là một phân khúc tuy
số lượng cịn ít nhưng đang phát triển từng ngày và dần dần sẽ mất đi 2 khái niệm “ Ăn
no mặc ấm “ và “ Ăn sang mặc đẹp “ và sẽ chuyển hướng lên ăn mặc để thể hiện mình.
3.1.3.

Khách hàng tiềm năng

Và trong tương lai buffet sẽ hướng tới khách hàng tiềm năng là những người khi họ
ăn uống sẽ ưu tiên đầu tiên về sức khỏe cũng như đảm bảo mức sang trọng cần thiết
ngoài ra cịn hướng đến những khách hàng nước ngồi trong nước cũng như ngoài nước
nhầm quảng bá cho họ thương hiệu trà việt cũng như tạo chỗ đứng vững chắc trong lịng
người tiêu dùng.
3.2. Kế hoạch sản phẩm
3.2.1.

Quy trình hình thành sản phẩm

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

14


BUFFET TRÀ SỮA SOU

-Khách sẽ lấy ly và lấy loại trà mình ưa thích với tùy theo sở thích của mình.

Vd: Lấy trà ơ long 1 nước hoặc 2 nước hoặc nếu thích sữa đậm hơn thì lấy lần nước
thứ 3.
-Khách có thể lấy 2 loại trà khác nhau có 2 đặc tính chát và thơm trộn lẫn tạo ra một
hương vi trà khác và sẽ có nhân viên tại đó tư vấn để khách hàng hiểu rõ về đặc tính cũng
như cơng dụng của từng loại trà.
Vd: Lấy trà xanh matcha pha với chút vị thơm của trà sen tạo nên vị đắng nhẹ của
matcha hòa quyện cùng hương thơm của trà sen.

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

15


BUFFET TRÀ SỮA SOU

-Sau khi chọn xong loại trà mình thích khách có thể bỏ hoặc khơng bỏ sữa và nếu
khách bỏ sữa để tạo hương vị béo ngọt pha lẫn vị dắng chat thơm của trà tạo nên một ly
trà sữa ngon lành theo ý mình.
-Tỉ lệ chuẩn của công ty chúng tôi sẽ giúp tạo sự độc đáo riêng biệt mà chỉ có tại
buffet trà sữa Sou
4 trà + 1 sữa + 0.75 đường + 2 nước = SOU
-Tuy nhiên với sở thích khách hàng khác nhau có người thích nghe mùi trà nhiều
hơn mùi sữa hoặc thích độ béo của sữa thì tỷ lệ có thể thay đổi tùy theo sở thích của mọi
người.
-Đối với khách hàng chỉ mê trà thì vẫn có thể khơng bỏ sữa sẽ giúp thưởng thức hết
nét tinh túy mộc mạc trong từng loại trà.

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

16



BUFFET TRÀ SỮA SOU

-Thạch là một phần không thể thiếu trong ly trà sữa, bạn sẽ có 2 lựa chọn: có thể để
thạch trong ly hoặc để thạch riêng ra.
-Thạch giúp tạo them vị phong phú cho ly trà sữa là thạch giúp chúng ta đỡ buồn
miệng tạo điểm nhấn riêng cho ly trà sữa.
3.2.2.

Đặc tính cơng dụng lợi ích của sản phẩm

-Với tỷ lệ cùng công thức pha trà sữa mới , thì hương vị trà sẽ nổi trội hơn tạo
hương vị thơm ngon của ly trà truyền thống kết hợp sự hiện đại phá cách của ly trà sữa
hiện hành tạo lên nhiều mùi vị thơm ngon khác nhau.
-Ngoài mang lại sự ngon miệng cho khác hàng mà trà vị thuốc giúp trị được nhiều
bệnh và những tác dụng tốt cho sức khỏe.
-Giúp người yêu mến trà cũng như trà sữa có thể uống hết tất cả mùi vị và trải
nghiệm thú vị chỉ trong 1 lần tới.
-Ly trà sữa bạn có thể pha chế cho người thân bạn bè người yêu giúp họ cảm nhận
được vị ngon của trà sữa lẫn tình cảm của bạn dành cho họ.

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

17


BUFFET TRÀ SỮA SOU
3.2.3.


Lựa chọn nguyên vật liệu
Trà Việt
Ghi

Tên trà

Trà móc câu

Đặc tính
Thơm như mùi cốm non
Sắc nước xanh tao nhã
Mùi vị chát nhẹ đầu lưỡi

Giá

chú

600.000/1kg

1

120.000/1kg

1

110.000/1kg

1

243.000/1kg


1

270.000/1kg

1

360.000/1kg

1

390.000/1kg

1

219.000/1kg

1

sau đó ngọt
Hương thơm ngát
Trà sen

Vị chát vừa
Nước có màu vàng
Hương thơm ấn tượng

Trà sâm dứa

Vị ngọt ngào tươi mát

Có thể giữ mùi thơm rất lâu

Trà Ô Long nhân
sâm

Hương thơm từ hoa mộc
Vị ngọt dễ chịu rất
tốt cho sức khỏe
Chát nhẹ

Trà nõn tôm

Chống ung thư , giảm cân
Tăng vitamin, chống lão
hóa
Mùi thơm nhẹ

Trà thiết quan âm

Khi uống tê nhẹ đầu lưỡi
sau đó ngọt
Nước có màu xanh lục
Nước màu vàng sáng

Trà tuyết

Hương thơm ngọt
Phản phức mùi núi rừng
Loại trà tự nhiên


Trà cổ thụ

Hương thơm lạ
Màu nước vàng mùi mật
ong

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

18


BUFFET TRÀ SỮA SOU
Nước màu đỏ sáng
Trà phỗ nhĩ

Hương thơm nồng hậu

196.000/1kg

1

Mùi gỗ thông
Với sứ mệnh quảng bá thương hiệu trà việt buffet SOU đã lựa chọn những loại trà
việt được đưa vào menu trong buffet trà sữa đây là những loại trà nổi tiếng nếu ai đam mê
trà sẽ biết được hương vị thơm ngon đặc trưng riêng của từng loại, nay được mang vào
kết hợp thành một ly trà sữa thơm ngon.

Tên Trà

Sencha


Trà Nhật
Đặc tính
Giàu chất dinh dưỡng
axit amin
Vị trà thơm ngon vị ngọt

Giá

Ghi chú

1.100.000/1kg

2

980.000/1kg

2

1.150.000/1kg

2

1.200.000/1kg

2

880.000/1kg

2


Vị chát nhẹ
Chống quá trình lão hóa
Gyokuro

Tiêu hóa tốt
Tốt cho làn da
Vị ngọt thanh

Houjicha

Lưu lại hương thơm lâu
Tốt cho sức khỏe
Biểu tượng trà của nhật
bản

Matcha

Nguyên liệu trong khá
nhiều thực phẩm Tốt
cho sức khỏe và da
mặt
Tiếp xúc trực tiếp ánh

Kabuse-cha

sáng mặt trời Hương
thơm tinh tế
Vị ngọt nhẹ


Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

19


BUFFET TRÀ SỮA SOU
Lọi trà phổ thông
Bancha

Vị chát đậm

750.000/1kg

2

860.000/1kg

2

950.000/1kg

2

Dùng để làm bánh kem
Hương thơm nhẹ tươi
kukicha

Vị trà ngọt nhẹ
Nước màu xanh vàng
Trộn gạo lứt


Genmaicha

Giảm cân hiệu quả
Thường uống sau bữa
cơm

Và không thể thiếu các loại trà đến từ nhật đã chiếm được lịng tin u của các tín
đồ trà tại việt nam, hương vị cùng thơm ngon cùng với chất lượng cao cấp hứa hẹn sẽ làm
cho ly trà sữa tự pha chế của bạn thơm ngon và bổ dưỡng.
Đây là một số loại trà mà quấn sẽ đưa vô trước mơ hình kinh doanh của qn và sẽ
thay đổi theo ngày trong tuần tạo cho khách hàng cảm giác luôn mới mẽ và đa dạng.
Dự kiến quán sẽ nhập theo các loại trà ngoại nổi tiếng nhăm năng cao chất lượng
phục vụ khách hàng.

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

20


BUFFET TRÀ SỮA SOU

STT
1
2

Tên Sản phẩm
Sữa đặc DutchLady
Sữa


đặc

morinaga

nhật bản

Giá

Ghí chú

20.000

3

129.000

3

3

Sữa đặc ông thọ

20.000

3

4

Sữa đặc Delipure


38.000

3

5

Sữa đặc Teapot thái

21.000

3

Sữa đặc là nguyên liệu không thể thiếu trong ly trà sữa, tuy buffet SOU chú trọng
cao về trà nhưng sữa được chọn vẫn là các tốt trong nước cũng như nước ngoài giúp tăng
độ quyến rũ của ly trà sữa.

Nguyễn Thị Hồng Yến – Trần Ngọc Ánh Linh – Trần Quốc Bảo

21


×