Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Nhóm 5_Lịch sử Đảng_2240HCMI0131

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.82 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÀI THẢO LUẬN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài:
Tìm hiểu về cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc trong những năm 1954 -1975
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Rút ra nhận xét.
Lớp học phần:

2240HCMI0131

Nhóm thực hiện:

5

Giảng viên giảng dạy:

TS. Hồng Thị Thắm

HÀ NỘI – 2022
1


Thành viên nhóm 5
STT

Họ tên



Mã sv

Lớp hc

Vai trị

61

Đặng Thị Hồng Liên

20D140025

K56I1

Slide

62

Nguyễn Thị Linh

20D140026

K56I1

Nội dung II

63

Nguyễn Thị Linh


20D140265

K56I5

Nội dung I

64

Nguyễn Thị Bích Loan

20D140146

K56I3

Nội dung II

65

Nguyễn Tiến Lộc (NT)

20D140266

K56I5

Word

66

Chu Thị Mai


20D140207

K56I4

Thuyết trình

67

Đỗ Thị Thanh Mai

20D140267

K56I5

Nội dung I

68

Nguyễn Thị Thanh Mai

20D140028

K56I1

Nội dung I

69

Ngô Thị Huyền My


20D140148

K56I3

Nội dung III

70

Đào Hoàng Nam

20D140089

K56I2

Nội dung III

71

Đoàn Đức Nam

20D140149

K56I3

Nội dung I

72

Phan Duy Nam


20D140209

K56I4

Nội dung III

73

Hà Thị Nga

20D140269

K56I5

Nội dung II

74

Nguyễn Thanh Thanh Nga

20D140090

K56I2

Nội dung II

75

Trần Thị Ngân


20D140270

K56I5

Nội dung I

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 1

1. Thời gian: 25/03/2022.
2. Địa điểm: Họp online qua ứng dụng Google meet
3. Thành viên tham gia: 15 – Vắng: 0
4. Nội dung thảo luận:
- Nhóm trưởng phổ biến lại đề tài thảo luận của nhóm, phân việc cho từng người.
- Từng thành viên nhận nhiệm vụ, giải đáp thắc mắc.
5. Kết quả đạt được:
Mỗi thành viên đã được giao cơng việc cụ thể.

NHĨM TRƯỞNG

THƯ KÝ

Nguyễn Tiến Lộc


3


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM LẦN 2

1. Thời gian: 04/04/2022.
2.

Địa điểm: Họp online qua ứng dụng Google meet

3.

Thành viên tham gia: 15 – Vắng: 0

4.

Nội dung thảo luận:

-

Tổng hợp lại cơng việc được giao, góp ý bổ sung.

-

Gia hạn thời gian bổ sung công việc.


5.

Kết quả đạt được:
Sản phẩm thảo luận về cơ bản đã hoàn thành.

NHÓM TRƯỞNG

THƯ KÝ

Nguyễn Tiến Lộc

4


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 7
I.

Đảng lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa xã hội

ở miền Bắc từ 1954-1964 .............................................................................................. 8
1.1.

Lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1954-1957 ..... 8

1.1.1.

Hoàn cảnh miền bắc sau năm 1954 ........................................................ 8


1.1.2.

Chủ trương khơi phục kinh tế của Đảng................................................. 9

1.1.3.

Q trình tổ chức thực hiện và kết quả ................................................ 10

1.2.

Lãnh đạo công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 1958-1960 ... 13

1.2.1.

Yêu cầu cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc ....................................... 13

1.2.2.

Chủ trương của Đảng ........................................................................... 13

1.2.3.

Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả ................................................ 13

1.3.

Lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc

(1960-1964) .............................................................................................................. 15
1.3.1.


Đại hội III (9.1960) và chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

miền Bắc .............................................................................................................. 15

II.

1.3.2.

Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ................................................................ 17

1.3.3.

Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả ................................................ 19

Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của

Mỹ ở miền Bắc, hoàn thành nghĩa vụ hậu phương lớn với miền Nam
(1965-1975) .................................................................................................................. 23
2.1.

Lãnh đạo xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại miền Bắc

của Mỹ (1965-1968) ................................................................................................ 23
2.1.1.

Hoàn cảnh lịch sử ................................................................................. 23

2.1.2.


Chủ trương mới của Đảng .................................................................... 24

2.1.3.

Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả ................................................ 25
5


2.2.

Lãnh đạo khôi phục kinh tế, bảo vệ miền Bắc trong những năm

1969 -1975................................................................................................................ 31
2.2.1.

Hoàn cảnh lịch sử mới .......................................................................... 31

2.2.2.

Chủ trương của Đảng ........................................................................... 31

2.2.3.

Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả ................................................ 32

III. Nhận xét chung về công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc (1954-1975) ................................................................................................. 36
3.1.

Thành công và nguyên nhân. .................................................................... 36


3.1.1.

Thành công ........................................................................................... 36

3.1.2.

Nguyên nhân ......................................................................................... 37

3.2.

Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 39

3.2.1.

Hạn chế: ................................................................................................ 39

3.2.2.

Nguyên nhân: ........................................................................................ 42

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 45

6


LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam ta là một dân tộc đã biết bao lần chịu ách thống trị của nhiều
kẻ thù khác nhau, dù vậy nhưng dân tộc ta vẫn kiên quyết đấu tranh, hi sinh biết bao
sương máu của mình để giành được một nền hịa bình, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Giờ đây, đất nước CHXHCN Việt Nam ta đang trong giai đoạn phát triển, hội
nhập, hình thành được nhiều mối quan hệ bền bỉ, chặt chẽ với các dân tộc khác. Dưới
sự dẫn dắt của Đảng, bộ mặt của Việt Nam ngày càng được cải thiện, thu hút được nhiều
đối tác làm ăn phát triển kinh tế, đảm bảo được đời sống của nhân dân.
Là một sinh viên của trường Đại học Thương mại, chúng em càng hiểu rõ hơn
tầm quan trọng của chủ quyền quốc gia cũng như hiểu được công lao của biết bao thế
hệ đi trước đã hi sinh cống hiến cho một nền hịa bình thơng qua mơn “Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam” do cơ Hồng Thị Thắm giảng dạy. Một nội dung mà chúng em
được phân cơng tìm hiểu đó chính là cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
trong những năm 1954 -1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trở lại với chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ (7- 5- 1954) miền Bắc hồn tồn
giải phóng bước vào xây dựng CNXH. Nhưng ở miền Nam đế quốc Mỹ đã nhảy vào
đặt ách cai trị bằng chủ nghĩa thực dân mới nhằm uy hiếp CamPuChia và khống chế
Lào. Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân như thế nào để có thể hồn thành các mục tiêu đặt
ra, tất cả sẽ được chỉ ra một cách chi tiết thơng qua bài thảo luận của nhóm 5 chúng em.
Sự hồn thành của bài thảo luận này khơng mang bất kì dấu ấn của một cá nhân nào mà
chính là của cơng sức làm việc tập thể của cả nhóm 5. Một lần nữa, nhóm 5 chúng em
xin chân thành cảm ơn cơ Hồng Thị Thắm đã giúp chúng em có những tiết học thú vị,
gợi nhớ lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc Việt Nam ta.

7


I.

Đảng lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ 1954-1964
1.1. Lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 19541957
1.1.1. Hoàn cảnh miền bắc sau năm 1954
Mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần đấu tranh kiên quyết của


nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và
ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Sau Hiệp
định Giơ-ne-vơ nước ta đã bị chia thành hai miền. Miền Bắc tiếp tục xây dựng xây dựng
CNXH, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Miền Nam tiếp tục công cuộc kháng
chống Mỹ trường kỳ để thống nhất nước nhà. Ngay sau khi hịa bình lập lại, nhân dân
miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành
thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa
miền Bắc từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, miền Bắc bước vào khôi phục kinh tế trong điều kiện có nhiều khó
khăn. Do hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân kiểu mới làm cho nền kinh tế miền
Bắc vốn lạc hậu càng trở nên tiêu điều sơ xác. Ở vùng nông thơn mới giải phóng , do
hậu quả của chính sách "tam quan" dồn dân lập "vành đai trắng" phần lớn ruộng đất bị
bỏ hoang, đệ đập bị phá huỷ, trâu bò bị giết hại thiếu lương thực, thiếu sức kéo , kỹ
thuật canh tác lạc hậu, nhân dân thấp kém. Ở các đô thị, trước đây là nơi tập trung cơng
nhân nhưng mang nặng tính chất tiêu thụ. Nên cơ sở kinh tế nhỏ bé, nhiều cơ sở kinh tế
(dệt, than, xi măng, trước khi rút pháp tìm cách phá hoại nên không hoạt động được
hoặc hoạt động cầm chừng. Vùng tự do cũ cách mạng - nhà nước tuy có được chú ý
phát triển nhưng quy mơ sản xuất nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu. Sự lạc hậu về kinh tế, năng
suất lao động thấp kém làm đại bộ phận của nhân dân lao động, nhất là CN và nơng dân
gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong
kiến vẫn cịn phổ biến,quan hệ bóc lột chưa bị phá bỏ.
Nhiệm vụ trước mắt là tiếp quản những vùng giải phóng theo quy định của Hiệp
định Giơnevơ. Việc tiếp quản đó bước đầu thuận lợi, nhân dân ta đã làm chủ hoàn toàn
8


Thủ đô từ ngày 10-10-1954. Hướng đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Bắc thời kỳ
này là chống âm mưu dụ dỗ của địch, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam. Trong hoạt
động này, do chậm phát hiện và chưa thấy hết âm mưu thâm độc của Mỹ - Pháp, nên

gần một triệu người miền Bắc đã bị cưỡng ép đi vào miền Nam.
Để ứng phó với những khó khăn, thách thức trên Đảng ta đã đề ra đường lối và
chủ trương nhằm giải quyết cấp bách những khó khăn trước mắt và cũng từ đây con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội dần được hình thành.

1.1.2. Chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Đảng chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên
chủ nghĩa xã hội và đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng từng bước được
hình thành và phát triển.
Tháng 9-1954, Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của miền Bắc
là hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, trước hết là phục hồi và
phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường
và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế... để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau
chín năm chiến tranh.
Hội nghị lần thứ bảy tháng 3-1955 và lần thứ tám tháng 8-1955 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa II) đã nhận định: Mỹ và tay sai đã “hất cẳng” Pháp ở miền
Nam, công khai lập nhà nước riêng chống phá Hiệp định Giơnevơ, đàn áp phong trào
cách mạng. Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất,
hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời
giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Để củng cố miền Bắc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ, trước hết cần
hoàn thành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất cho nơng dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng
đất của giai cấp địa chủ; đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên chủ nghĩa xã hội; kiện
toàn lãnh đạo các cấp và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất.
Hội nghị đề ra kế hoạch 3 năm (1955-1957) với những mục tiêu cụ thể:
9


-


Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, trên cơ sở đó phát triển sản xuất,
nhằm giảm bớt khó khăn cho nhân dân. Phấn đấu phục hồi mức sản xuất năm 1939
- năm có mức sản xuất cao nhất ở Việt Nam thời Pháp thuộc.

-

Chủ trương khôi phục nơng nghiệp là trọng tâm. Ban hành nhiều chính sách khuyến
nơng.

-

Đề ra chính sách khơi phục tiểu thủ cơng nghiệp và cơng thương nghiệp. Ban hành
nhiều chính sách bảo hộ cho các xí nghiệp cơng, tư thương nghiệp được phát triển
sản xuất để phục vụ dân sinh; không vội vàng thủ tiêu những cơng thương nghiệp
tư nhân, nếu thấy có lợi cho nền kinh tế. Coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh,
tạo điều kiện cho thành phần này dần dần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc
dân.
Tháng 12-1957, Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã

đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách
mạng trong giai đoạn mới.

1.1.3. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả
❖ Quá trình tổ chức thực hiện

Nhận rõ kinh tế miền Bắc cơ bản là nơng nghiệp, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khố
I (từ ngày 20 đến ngày 26/3/1955) Đảng đã quyết nghị: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng
cách đẩy mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục
và phát triển kinh tế - văn hố”. Cơng cuộc khơi phục kinh tế được tồn dân tích cực
hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành.

Việc khôi phục sản xuất nông nghiệp được kết hợp với cải cách ruộng đất và vận
động đổi công, giúp nhau sản xuất, đồng thời, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất. Nông
dân hăng hái khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, bảo đảm cày cấy hết ruộng đất vắng chủ,
tăng thêm đàn trâu bị, sắm thêm nơng cụ. Nhiều đập nước được sửa chữa. Nhiều cơng
trình thuỷ nơng mới được xây dựng, có tác dụng mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.
Công cuộc giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất được tiếp tục đẩy mạnh. Để
đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Đảng chủ trương dựa hẳn vào
10


bần cố nơng, đồn kết với trung nơng, đánh đổ giai cấp địa chủ, tịch thu ruộng đất của
họ để chia đều cho dân cày nghèo. Đến tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đã căn bản
hoàn thành ở đồng bằng, trung du và miền núi. Chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến
ở miền Bắc đến đây bị xóa bỏ hồn tồn, nâng cao quyền làm chủ cho nơng dân ở nông
thôn. Hơn 9 triệu người trong hơn 2 triệu hộ nông dân lao động được chia hơn 810.000
ha ruộng đất.
Đến năm 1957, cơ bản nông nghiệp miền Bắc đã đạt được năng suất và sản lượng
của năm 1939 (năm cao nhất dưới thời Pháp thuộc): sản lượng lương thực đạt gần 4
triệu tấn, tăng hơn 1,5 triệu tấn so với năm 1939. Nhờ đó nạn đói bị đẩy lùi, tạo điều
kiện giải quyết những vấn đề cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định chính
trị, trật tự an ninh xã hội.
Trong công nghiệp, chúng ta đã nhanh chóng khơi phục và mở rộng hầu hết các
nhà máy, xí nghiệp bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới như : cơ khí Hà
Nội, diêm Thống Nhất, gỗ Cầu Đuống, thuốc lá Thăng Long, cá hộp Hải Phòng, chè
Phú Thọ,... Đến cuối năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Nhà nước
quản lý.
Các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp nhanh chóng được khơi phục, bảo
đảm cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân và giải quyết phần nào
việc làm cho người lao động. Ngoại thương dần dần tập trung vào Nhà nước. Đến cuối
năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

Trong giao thông vận tải, hệ thống giao thông được cải tạo và nâng cấp, nhất là
các tuyến đường thuỷ, đường bộ và bốn tuyến đường sắt nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh
phía Bắc,... bảo đảm giao lưu giữa các vùng, phục vụ công cuộc khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội. Đã khôi phục 700 kilômét đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn
kilơmét đường ô tô, xây dựng lại và mở rộng thêm nhiều bến cảng như : Hải Phòng,
Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thuỷ. Đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thơng.
Văn hố, giáo dục, y tế được đẩy mạnh. Hệ thống giáo dục phổ thơng theo
chương trình 10 năm đã được khẳng định ; một số trường đại học được thành lập ; hơn
11


1 triệu người được xóa mù chữ. Số học sinh trung học chuyên nghiệp là 7.783 người.
Số sinh viên đại học lên tới 3.664 người, gấp hơn 6 lần số sinh viên thời kỳ chiến tranh,
gần 2.000 học sinh được gửi đi học tại các nước xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được Nhà nước quan tâm xây
dựng. Nếp sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.
Hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở được củng cố, phát huy tốt vai trò là
nhân tố quyết định bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc khôi
phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Chính quyền cách mạng đập tan mọi hành
động chống phá của bọn phản động đội lốt tôn giáo (Quỳnh Lưu, Nghệ An), các vụ xúi
giục dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là nhóm "Nhân văn giai
phẩm" (1956).
Đảng và Nhà nước cịn có nhiều chủ trương, biện pháp để củng cố chính quyền
dân chủ nhân dân, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, mở rộng mặt trận dân tộc
thống nhất và quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới
❖ Kết quả:
Cùng với khôi phục sản xuất nông nghiệp, việc khôi phục công nghiệp, tiểu thủ
cơng nghiệp và giao thơng vận tải cũng hồn thành. Hầu hết các xí nghiệp quan trọng
đã được phục hồi sản xuất và tăng thêm thiết bị, một số nhà máy mới được xây dựng.
Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được phát triển nhanh.

Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành về cơ bản những
nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ (1954-1957), tạo nên những chuyển
biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta.
❖ Ý nghĩa:
-

Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.

-

Tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.

-

Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.

-

Quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
12


1.2. Lãnh đạo công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc 19581960
1.2.1. Yêu cầu cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
Công cuộc khôi phục kinh tế thắng lợi đã tạo cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc vững bước tiến lên.
Tháng 11-1958, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 14 đề ra
kế hoạch ba năm phát triển kinh tế, văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế
cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960). Cũng như tư duy, nhận thức chung của
các nước xã hội chủ nghĩa anh em lúc đó, coi nền kinh tế của chủ nghĩa xã hội là có 2

thành phần, (quốc doanh và tập thể), Hội nghị đã xác định phải cải tạo kinh tế cá thể
của nông dân, thợ thủ công và bn bán nhỏ, tư bản tư doanh, khuyến khích chuyển sở
hữu cá thể về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức
tồn dân và tập thể. Mục tiêu trước mắt là xây dựng, củng cố miền Bắc thành cơ sở
vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

1.2.2. Chủ trương của Đảng
Tháng 4-1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua
Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nơng nghiệp, xác định hình thức và bước đi của hợp
tác xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy hợp tác hóa phải đi đơi với thủy lợi
hóa và tổ chức lại lao động, để phát huy tính ưu việt và sức mạnh của tập thể. Hội nghị
chỉ rõ ba nguyên tắc cần được quán triệt trong suốt quá trình xây dựng hợp tác xã là: tự
nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Về vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản
tư doanh, Hội nghị chủ trương cải tạo hịa bình đối với giai cấp tư sản. Về chính trị, vẫn
coi giai cấp tư sản là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, về kinh tế không tịch thu tư liệu
sản xuất của họ, mà dùng chính sách chuộc lại, thơng qua hình thức cơng tư hợp doanh,
sắp xếp cơng việc cho người tư sản trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành người lao
động.

1.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả
❖ Quá trình tổ chức thực hiện:
13


Trong cải tạo nơng nghiệp, tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp và Đảng coi đây
là khâu chính của cơng tác cải tạo các thành phần kinh tế. Những phương châm hợp tác
hoá được đề ra là "Tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ và bước đi phải từ thấp đến
cao" và "... từ hình thức thấp như tổ đổi công tiếp lên hợp tác xã bậc cao. Quy mô cũng
phải từ nhỏ tiến lên lớn". Thực hiện chủ trương trên, trong năm 1958, phong trào hợp
tác hoá phát triển mạnh và nhanh chóng trở thành cao trào.

Trong cải tạo tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ. Đảng chỉ đạo
tiến hành theo các hình thức tổ chức hợp tác khác nhau. Tuy nhiên, tương tự như trong
phong trào hợp tác hố, về mặt này cịn tồn tại những hạn chế như đồng nhất cải tạo với
xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể.
Song, bên cạnh đó, nhiều hợp tác xã cịn gặp khó khăn, sản xuất sút kém, một số
cán bộ hợp tác xã tham ô, lạm dụng của công... Các nguyên tắc và phương châm cải tạo
tiến hành hợp tác hóa nơng nghiệp của Đảng khơng được tn thủ đúng đắn, có những
sai phạm và cịn gị ép, áp đặt, chạy theo thành tích...
❖ Kết quả:
Một số thành tựu đạt được trong giai đoạn này là:
-

Sau hơn 2 năm (1958-1959), hợp tác hóa nơng nghiệp được coi như hồn thành cơ
bản. Trong 3 năm (1958-1960), sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả, tăng trưởng
trung bình mỗi năm 5,6%.

-

Đối với ngành thủ công nghiệp, 45.000 hợp tác xã đã được xây dựng, thu hút 75%
thợ thủ công ở thành thị và nông thôn, bước đầu tăng thêm đầu tư thiết bị, cải tiến
kỹ thuật. Đến năm 1960, đã có 172 xí nghiệp lớn do trung ương quản lý và trên 500
xí nghiệp do địa phương quản lý.

-

Những tiến bộ về mặt kinh tế tạo tiền đề cho việc phát triển văn hoá, giáo dục, y tế,
chăm lo cải thiện đời sống nhân dân. Năm 1960, cứ 100 người dân có 18 người đi
học (năm 1939 chỉ có 3 người). Các cơ sở y tế tăng 11 lần so với năm 1955, số
giường bệnh tăng lên 2 lần.
14



Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện cịn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục:
-

Đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần cá thể.

-

Thực hiện sai nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ nên
không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất.

➢ Kết quả của ba năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-

1960) đã tạo nên những chuyển biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền
Bắc nước ta, là cơ sở để đề ra kế hoạch, nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo trong công
cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc được củng cố, từng
bước đi lên chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

1.3. Lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc
(1960-1964)
1.3.1. Đại hội III (9.1960) và chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc
❖ Khái quát
Bước vào những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục
có những biến đổi to lớn, tác động sâu sắc đến sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt
Nam. Xu hướng hòa dịu trong quan hệ quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhưng cũng gây nhiều bất lợi cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Nhân dân ta. Vượt qua những

khó khăn to lớn, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do
Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, cách mạng Việt Nam đã không ngừng tiến lên giành
được những thành tựu to lớn ở hai miền Nam, Bắc.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã họp tại Hà
Nội. Sau những ngày họp nội bộ, Đại hội đã họp công khai từ ngày 5 đến ngày 10-91960. Dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt hơn 50
vạn đảng viên trong cả nước, trong đó 50% số đại biểu là các đảng viên đã tham gia
cách mạng từ khi Đảng cịn hoạt động bí mật. Tất cả các đại biểu đã trải qua cuộc kháng
15


chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều đại biểu là anh hùng và chiến sĩ thi đua, là
đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số, là nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, nhà khoa học.
Dự Đại hội cịn có đại biểu của Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ và các đoàn thể quần chúng
trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Gần 20 đoàn đại biểu quốc tế đến dự Đại hội.
❖ Nội dung
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Diễn văn khai mạc Đại hội, nêu rõ: “Thấm nhuần chủ
nghĩa Mác - Lênin, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp vơ sản và của dân tộc;
giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong Đảng và sự đồn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản,
giữa các nước trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, đó là cái bảo đảm chắc chắn nhất cho
cách mạng thắng lợi”
Người nêu khái quát nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam và vạch rõ: “Đại
hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hịa bình
thống nhất nước nhà”. Để bảo đảm thắng lợi của cách mạng, vấn đề có ý nghĩa quyết
định là “phải nâng cao hơn nữa sức chiến đấu của toàn Đảng ta, phát huy hơn nữa tác
dụng lãnh đạo của Đảng ta trên mọi mặt công tác.
Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác
nhau, song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện hịa bình
thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn
giữa Nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Giải quyết mâu thuẫn
chung ấy là trách nhiệm của cả nước, song mỗi miền có nhiệm vụ chiến lược riêng và

có vị trí khác nhau.
“Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc... là nhiệm vụ quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất
nước nhà của nhân dân ta”. Xuất phát từ những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền
Bắc, mà đặc điểm lớn nhất là đi từ một nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa trên cơ sở sản
xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa hết sức kém cỏi tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội, cho nên “công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải là một quá
trình cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa
16


trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất tiến lên nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dựa trên sở
hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn xã
hội chủ nghĩa, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế
cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc tiến bộ mau chóng, thành cơ sở ngày càng vững
chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà”
Từ sự phân tích đó, Đại hội đã xác định đường lối chung của Đảng trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là “đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu
nước nồng nàn và truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta,
đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em do Liên Xô đứng
đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây
dựng đời sống ấm no hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững
mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường
phe xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hịa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
Muốn đạt mục tiêu ấy phải sử dụng chính quyền dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ
lịch sử của chun chính vơ sản để thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa
tư doanh; phát triển thành phần kinh tế quốc doanh, thực hiện cơng nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra
sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa

về tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật; biến nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa có cơng
nghiệp hiện đại, nơng nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học tiên tiến”

1.3.2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
❖ Bối cảnh
Trên cơ sở miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa
(1958-1960), Đại hội lần thứ III của Đảng đã đề ra và chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm
năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội, thực hiện một bước cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hồn thành công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
17


chắc lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
là tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xây dựng một bước cơ sở vật
chất của chủ nghĩa xã hội; cải thiện đời sống nhân dân; bảo đảm an ninh quốc phòng,
làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
mở nhiều hội nghị chuyên đề nhằm cụ thể hóa đường lối, đưa nghị quyết của Đảng vào
cuộc sống.
❖ Nội dung
Để thực hiện một bước cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu
cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ
nghĩa làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,
Đại hội xác định những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất:
-

Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nơng nghiệp tồn diện, cơng
nghiệp thực phẩm, cơng nghiệp nhẹ...


-

Hồn thành cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, củng cố và tăng cường
thành phần kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong
tồn bộ nền kinh tế quốc dân.

-

Nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công nhân
lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, xúc tiến công tác khoa học
và kỹ thuật.

-

Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, mở mang phúc
lợi công cộng, xây dựng đời sống mới ở nơng thơn và thành thị.

-

Ra sức củng cố quốc phịng, trật tự an ninh xã hội.
Các nhiệm vụ đó liên hệ mật thiết với nhau. Đại hội cũng quyết định các chủ

trương tăng cường nhà nước dân chủ nhân dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh
thần của nhân dân miền Bắc, đoàn kết quốc tế và đẩy mạnh xây dựng Đảng.
18


1.3.3. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả

❖ Quá trình tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965), nhiều
cuộc vận động và phong trào thi đua được triển khai sôi nổi ở các ngành, các giới và
các địa phương. Trong nơng nghiệp có phong trào thi đua theo gương của Hợp tác xã
Đại Phong (Quảng Bình), trong cơng nghiệp có phong trào thi đua với Nhà máy cơ khí
Duyên Hải (Hải Phịng), trong tiểu thủ cơng nghiệp có phong trào thi đua với Hợp tác
xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hóa), trong ngành giáo dục có phong trào thi
đua học tập Trường cấp II Bắc Lý (Hà Nam), trong quân đội có phong trào thi đua “Ba
nhất”, v.v...
Đặc biệt, phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào
miền Nam ruột thịt” theo Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt
tháng 3-1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam, đã làm tăng thêm
khơng khí phấn khởi, hăng hái vươn lên hoàn thành Kế hoạch năm năm lần thứ nhất.
Kế hoạch này mới thực hiện được hơn bốn năm (tính đến ngày 5-8-1964) thì
được chuyển hướng do phải đối phó với chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ,
song những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch đã cơ bản hoàn thành.
Trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc
xã hội chủ nghĩa đã không ngừng tăng cường chi viện cách mạng miền Nam. Tuy đường
hành quân và vận tải theo dãy Trường Sơn cịn nhiều khó khăn do đánh đánh phá và địa
hình hiểm trở, nhưng đã trở thành tuyến đường chiến lược huyết mạch nối hậu phương
với chiến trường, liên tục có các đồn cán bộ, chiến sĩ cùng vũ khí đạn dược bí mật đi
“B” vào chi viện cách mạng miền Nam. Đường vận tải trên biển đã bất chấp sự ngăn
chặn của quân thù và thời tiết hiểm nguy, đã có những chiếc “tàu khơng số” chở hàng
chục tấn vũ khí từ miền Bắc vào tận các căn cứ ven biển Phú Yên, Bà Rịa, Cà Mau,...
cung cấp cho bộ đội, du kích chiến đấu. Tính chung, năm 1965 số bộ đội từ miền Bắc
được đưa vào miền Nam tăng 9 lần, số vật chất tăng 10 lần so với năm 1961. Đây là
một thành cơng lớn, có ý nghĩa chiến lược của hậu phương miền Bắc với nhiều sự hy
sinh anh dũng của cán bộ chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trên biển Đông và dãy
19



Trường Sơn huyền thoại, góp phần vào chiến thắng của quân dân miền Nam đánh bại
chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và tay sai giai đoạn 1961-1965…
❖ Kết quả:
-

Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước XHCN, từ năm 1961 đến 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ
bản dành cho công nghiệp là 48%, trong đó cơng nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá
trị sản lượng công nghiệp nặng 1965 tăng ba lần so với năm 1960. Trong những năm
1961 – 1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng. Một số nhà máy cơ khí, điện
được xây dựng hoặc mở rộng: nhà máy cơ khí Hà Nội, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu
Bạch Đằng, điện ng Bí, gang thép Thái Ngun… Các khu cơng nghiệp Việt Trì,
Thượng Đình (Hà Nội), các nhà máy đường Vạn Điểm, sông Lam, sứ Hải Dương,
pin Văn Điển, dệt 8 – 3, dệt kim Đông Xuân… đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ
dân sinh và quốc phịng. Cơng nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% trong tổng
giá trị sản lượng cơng nghiệp tồn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân. Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80%
hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.

-

Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm
1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy
nông phát triển, nhiều cơng trình mới được xây dựng, tiêu biểu như cơng trình Bắc
– Hưng – Hải. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 héc ta gieo
trồng.

-


Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh
được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân.

-

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông,
đường hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận
lợi hơn trước.

20


-

Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Năm học 1964 –
1965, miền Bắc có hơn 9000 trường cấp I, cấp II và cấp III với tổng số trên 2,6 triệu
học sinh. Hệ đại học và trung học chuyên nghiệp có 18 trường, tăng gấp hai lần so
với năm học 1960 – 1961.

-

Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư và phát triển, khoảng 6.000 cơ sở ý
tế được xây dựng.

-

Về quân sự, quốc phòng, trong giai đoạn 1961 -1965 Đảng và Nhà nước ta đã tập
trung cho việc xây dựng quân đội chính quy hiện đại theo kế hoạch quân sự lần hai

để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ
quốc tế. Lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh không ngừng cả về chất lượng và
số lượng.

-

Miền Bắc còn làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trong 5 năm (1961
-1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến
trường. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, giáo
dục, y tế được huấn luyện và đưa vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu
và xây dựng vùng giải phóng. Tổng cộng có 4 vạn cán bộ được chuyển vào Nam.
Song, trong quá trình thực hiện chính trị cũng vi phạm một số sai lầm do tư tưởng

chủ quan, giáo điều, nóng vội như:
Đề ra phương châm tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh, mạnh, vững chắc, đề ra
nhiệm vụ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhanh chóng hiện đại hóa nền kinh tế
nhỏ bé lạc hậu của chúng ta trong điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn chưa có những
tiền đề cần thiết; nêu chỉ tiêu, mục tiêu quá lớn và cao so với điều kiện hiện tại và khả
năng thực tế của ta.
Như vậy, về cơ bản các mục tiêu của kế hoạch 5 năm đã hồn thành, bước đầu
hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế với nền tảng quan hệ sản xuất mới,
trong đó sở hữu quốc doanh và tập thể chiếm vị trí tuyệt đối. Tuy nhiên, do chuyển sang
kế hoạch thời chiến nên một số các chỉ tiêu đã không đạt được như dự kiến ban đầu.
Mặc dù vậy, những thành tựu của kế hoạch 5 năm 1961-1965 có ý nghĩa rất quan trọng
và tiếp tục được phát huy phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiến tới ngày
21


toàn thắng 30-4-1975. Cũng từ đây, đội ngũ cán bộ ngành kế hoạch đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm rất bổ ích, đó là những tiền đề để xây dựng kế hoạch chi viện cho

Miền Nam và mở đường Trường Sơn vận chuyển lương thực, khí tài quân sự phục vụ
chiến trường sau này. Dựa trên những thành tựu to lớn đó, tại Hội nghị chính trị tháng
12/1965, Trung ương Đảng họp đã khẳng định: “Trải qua hơn 10 năm thực hiện cách
mạng XHCN và xây dựng CNXH, miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách
mạng Việt Nam trong cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và
quốc phòng lớn mạnh”.

22


II.

Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, hoàn thành nghĩa vụ hậu
phương lớn với miền Nam (1965-1975)
2.1. Lãnh đạo xây dựng hậu phương, chống chiến tranh phá hoại
miền Bắc của Mỹ (1965-1968)
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
❖ Hoàn cảnh lịch sử trong nước
Từ ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” nhằm lấy cớ, đế quốc

Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra rất ác liệt kể từ đầu tháng 2-1965, với ý đồ đưa miền
Bắc trở về thời kỳ đồ đá; phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, đè bẹp ý chí quyết tâm chống
Mỹ, cứu nước của cả dân tộc Việt Nam, buộc chúng ta phải kết thúc chiến tranh theo
điều kiện do Mỹ đặt ra.
Đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng lớn không quân và hải quân hùng hổ tiến
hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, trút hàng triệu tấn bom đạn, tàn phá,
hủy hoại nhiều thành phố, thị xã, thị trấn, xóm làng, nhiều cơng trình cơng nghiệp, giao

thơng, thủy lợi, nhiều bệnh viện, trường học, nhà ở, giết hại nhiều dân thường, gây nên
những tội ác tày trời với nhân dân ta.
Tuy nhiên, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế
văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng Việt Nam được
thực hiện theo cả đường bộ và đường biển.
❖ Hoàn cảnh lịch sử trên thế giới.
Khi Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thì cách mạng
thế giới đang ở thế tiến công tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình
thế giới lại đang hết sức phức tạp, hai nước Liên Xô và Trung Quốc vẫn không thể
thống nhất hành động chống Mỹ xâm lược Việt Nam sự bất đồng này càng trở nên gay
gắt và gây bất lợi cho cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mỹ đã lợi dụng tình hình đó để
23


leo thang, đưa cường độ cuộc chiến tranh xâm lược lên rất cao ở cả hai miền Nam, Bắc
Việt Nam.

2.1.2. Chủ trương mới của Đảng
Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và lần thứ 12, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể
của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong hồn cảnh cả nước có chiến
tranh:
Một là, kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình địch
tăng cường chiến tranh phá hoại.
Cụ thể, Đảng chủ trương tích cực đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực nông nghiệp,
công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp, giao thông và bưu điện. Xây dựng và phát
triển kinh tế theo từng vùng chiến lược quan trọng để mỗi vùng có thể tự đáp ứng các
nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sản xuất, xây dựng và chiến đấu.
Ngoài ra, các chỉ tiêu xây dựng cơ bản công nghiệp phải điều chỉnh lại cho phù
hợp với tình hình mới.

Hai là, tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả
nước có chiến tranh.
Đảng đưa ra phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ
sự giúp đỡ về mặt quân sự của các nước anh em. Tăng cường lực lượng và năng lực
chiến đấu của bộ đội và dân quân. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh cơng tác phịng khơng
nhân dân, ra sức tăng cường cơng tác phịng thủ, trị an và kiên quyết đánh bại kế hoạch
địch ném bom bắn phá miền Bắc.
Ba là, ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến
trường chính miền Nam.
Nhanh chóng giành thắng lợi ở miền Nam có thể ngăn chặn địch chuyển hướng
chiến tranh đặc biệt thành chiến tranh cục bộ tại miền Nam và âm mưu mở rộng chiến
24


tranh ra miền Bắc. Vì vậy, đối với miền Bắc cơng việc quan trọng là phải tích cực chi
viện cho miền Nam để đánh bại địch.
Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình
hình mới.
Về tư tưởng, Đảng nhận định cơng tác lãnh đạo tư tưởng và nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân có vai trị cực kỳ quan trọng trong tình hình mới.
Tồn Đảng, tồn dân cần nhận thức rõ âm mưu của địch và hành động của chúng cũng
như tương quan lực lượng giữa ta và địch, thuận lợi – khó khăn trong nước và quốc tế.
Cần nhận rõ nhân dân cả nước phải tham gia đánh giặc, miền Nam là tiền tuyến
lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng. vừa chống
địch và ra sức chi viện cho miền Nam.
Về tổ chức, Đảng chủ trương điều chỉnh lại lực lượng công nhân viên giữa các
ngành và các địa phương cho phù hợp với chuyển hướng nền kinh tế và tăng cường
quốc phòng. Cụ thể là tăng cường cán bộ cho các tỉnh trung du, miền núi và các vùng
quan trọng đồng thời cải tiến bộ máy và sửa đổi lề lối làm việc tất cả các cấp.
Chủ trương chuyển hướng và những nhiệm vụ cụ thể nói trên của miền Bắc phản

ánh quyết tâm của Đảng và nhân dân ta trong việc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa,
tiếp tục tăng cường sức mạnh của miền Bắc làm chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quyết tâm đó đã
được thể hiện trong Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, ngày 17-7-1966: “Chiến tranh có thể
kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành
phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết khơng sợ. Khơng có gì
q hơn độc lập, tự do”.

2.1.3. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả
a. Quá trình tổ chức thực hiện
❖ Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa chiến đấu
vừa sản xuất.
25


×