Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TIỂU LUẬN quản trị marketing đề tài NGHIÊN cứu CHIẾN lược MARKETING của CÔNG TY TNHH TM DV tân HIỆP PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 35 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
--------------------

BÀI TIỂU LUẬN
Quản Trị Marketing

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA
CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT

GVHD : Th.S Hồ Thanh Trúc
SVTH : Lê Gia Tâm Nguyên
MSSV : 1921003621
Lớp HP: 2021101009903

TP.HCM, NGÀY 15 THÁNG 07, NĂM 2021

0

1


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
--------------------

BÀI TIỂU LUẬN
Quản Trị Marketing

ĐỀ TÀI:


NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA
CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT

GVHD : Th.S Hồ Thanh Trúc
SVTH : Lê Gia Tâm Nguyên
MSSV : 1921003621
Lớp HP: 2021101009903

TP.HCM, NGÀY 15 THÁNG 07, NĂM 2021

0

1


BẢNG VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2


TM-DV

Thương mại – Dịch vụ

3

THP

Tân Hiệp Phát

4

F&B

5

NCK

Food and Beverage
(Đồ ăn và thức uống)
Nước giải khát

0

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ........................................................... 2

1.1 Đặc điểm ngành nước giải khát không cồn ...................................................... 2
1.2 Các yếu tố tác động tới ngành nước giải khát tại Việt Nam ............................ 2
1.3 Thị phần ............................................................................................................ 5
1.4 Phân tích đặc điểm khách hàng của ngành nước giải khát ............................... 8
CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT 9
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát 9
2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát .............. 11
2.3 Các dịng sản phẩm của Cơng ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát .................. 12
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CƠ HỘI KINH DOANH CỦA
CƠNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT .................................................... 14
3.1 Ưu điểm .......................................................................................................... 14
3.2 Nhược điểm .................................................................................................... 15
3.3 Thời cơ ............................................................................................................ 16
3.4 Thách thức ...................................................................................................... 16
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÁC SẢN
PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP PHÁT ............................. 17
4.1 Phân tích ma trận BCG của Cơng ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát ............ 17
4.2 Phân tích chiến lược Marketing – mix (4P) áp dụng cho sản phẩm Trà xanh
Không Độ của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát....................................... 19
CHƯƠNG 5: CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
TM-DV TÂN HIỆP PHÁT. ................................................................................... 24
5.1 Chiến lược hợp tác để tăng thêm sức mạnh ................................................... 24
5.2 Chiến lược mở rộng nhà máy – mở rộng hệ thống phân phối ........................ 25
5.3 Tăng cường tham gia các hoạt động xã hội để tăng cường quảng bá thương
hiệu ..................................................................................................................... 25
5.4 Chiến lược tồn cầu hóa sản phẩm ................................................................. 27
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ...................................................................................... 29

0


1


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Biểu đồ thị phần nước giải khát tại thị trường Việt Nam ............................. 6
Hình 2: Doanh thu các thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam ................................. 7
Hình 3: Logo chính thức của Cơng ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát....................... 9
Hình 4: Logo trà xanh không độ và chiến lược sản phẩm của trà xanh khơng độ
(Nguồn: Tbe.vn) ........................................................................................................ 20
Hình 5: Chiến lược marketing của Tân Hiệp Phát – Giá cao hơn đối thủ cạnh tranh
của trà xanh không độ lúc mới ra mắt (Nguồn: Petrotimes) ................................... 22
Hình 6: Chiến lược phân phối của trà xanh khơng độ (Nguồn: NDH.vn) ............... 23
Hình 7: Buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược của THP GROUP và Yeah1 (Ảnh:
viettimes) ................................................................................................................... 24
Hình 8: Giải đua xe đạp tranh Cup Truyền hình TP.Hồ Chí Minh – HTV .............. 26
Hình 9: Giải Billiards Carom 3 băng quốc tế Bình Dương ..................................... 26
Hình 10: Đồn sinh viên quốc tế đến thăm nhà máy Tân Hiệp Phát ....................... 27

0

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trên đà phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh
nghiệp sản xuất được hình thành và phát triển rất thành cơng. Các doanh nghiệp
phát triển theo nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nước giải khát, hàng
may mặc, hàng tiêu dùng… Một trong số đó thì doanh nghiệp sản xuất mặt hàng về
nước giải khát ln có sự phát triển không ngừng và ngày càng sản xuất ra nhiều
sản phẩm hơn. Đối với chúng ta thì nước giải khát đóng chai hay lon ắt hẳn khơng

cịn xa lạ gì nữa. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất nước
giải khát. Họ ln tìm tịi và làm ra những loại nước giải khát mới. Một trong những
doanh nghiệp đứng đầu khơng thể khơng nói đến về sự thành cơng của ngành nước
giải khát là Tập đồn Tân Hiệp Phát. Và dù là doanh nghiệp nào đi chăng nữa, đã
chọn kinh doanh thì chắc chắn cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Đây sẽ là
thời điểm các chiến lược truyền thông được sẵn sàng nổ ra để thu hút khách hàng sử
dụng sản phẩm của mình. Dù là miếng bánh ngon, cuộc chạy đua giành thị phần đòi
hỏi nhiều yếu tố mà nếu sảy chân doanh nghiệp dễ bị đuối sức.. Cho nên, việc
nghiên cứu được điểm yếu, điểm mạnh của thị trường là điều cần thiết để có thể tạo
ra được chiến dịch hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Marketing chính là một
trong những cơng cụ hữu ích giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh
hiệu quả, đúng đắn và sáng tạo vừa phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và thực
tế của thị trường. Chính vì vậy, qua bài viết này, tơi muốn tìm hiểu thêm về đề tài: “
Nghiên cứu chiến lược marketing của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát” để
biết thêm nhiều kiến thức thực tế những cách mà doanh nghiệp nỗ lực tìm chỗ đứng,
khẳng định uy tín của mình với khách hàng và thị trường giải khát đầy cạnh tranh
như hiện nay.

1

0

1


CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1.1 Đặc điểm ngành nước giải khát không cồn
Ngành nước giải khát không cồn tại thị trường Việt Nam là ngành sản xuất
các loại nước khống tinh khiết, nước khống đã qua các quy trình sàng lọc và các
loại nước có mùi vị khi cho vào một số thành phần hóa học được đóng chai kĩ

lưỡng, tạo cảm giác đã khát cho những người tiêu dùng. Các sản phẩm chính của
ngành nước giải khát là nước khống đóng chai, nước ngọt khơng gas – có gas,
nước ép hoa quả, nước tăng lực, các loại nước thanh lọc cơ thể, , ........
Theo một thống kê đáng tin cậy đến từ hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải
khát, trong thị trường nước giải khát thì có tới 85% lượng tiêu thụ đến từ nước ngọt
không gas – có gas, 15% cịn lại là các loại nước khác mà chiếm đa phần là nước
uống đóng chai. Lý giải cho điều trên có thể cho rằng, Việt Nam là một đất nước có
khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường thời tiết thường khá nóng ẩm phù hợp cho các
sản phẩm nước có gas mang đến cho khách hàng sự đã khát. Ngoài ra, dân số Việt
Nam hiện nay đa phần là dân số trẻ nên cần sự nhanh chóng trong việc giải khát và
nước uống đóng chai đã giải quyết được vấn đề trên.

1.2 Các yếu tố tác động tới ngành nước giải khát tại Việt Nam
1.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đây là những doanh nghiệp có cùng đối tượng khách hàng, cùng sản phẩm,
cùng mức giá và một phân khúc thị trường tương đương. Trên thị trường kinh
doanh và dịch vụ ngày nay, hầu như hình thức kinh doanh nào cũng có đối thủ cạnh
tranh, chỉ khác nhau nhiều hay ít, đối thủ mạnh hay yếu. Trên thị trường, tâm lý
khách hàng rất dễ thay đổi khi sử dụng các sản phẩm nước khát. Điều đó làm cho sự
cạnh tranh của các cơng ty kinh doanh ngành hàng này càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Dù khách hàng đã có thời gian dài sử dụng các sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát
nhưng không loại trừ khả năng nếu khơng chăm sóc khách hàng kĩ lưỡng, khách
hàng hồn tồn có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm mới của các đối thủ cạnh
2

0

1



tranh như Real Leaf của Coca Cola, Vfresh của Vinamilk, Lipton Pure Green của
PepsiCo, C2 của URC,…. Các sản phẩm trên được bảo vệ bởi các ông lớn trong
ngành nước giải khát. Các công ty ấy liên tục sử dụng các chiến dịch Marketing
nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng như tung ra những đoạn quảng cáo,
TVC có nội dung hấp dẫn và những chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho những
khách hàng trung thành… thì khả năng khách hàng trung thành của THP sẽ chuyển
sang sử dụng các sản phẩm của URC, Coca Cola, Vinamilk để tìm sự mới lạ là rất
lớn.

1.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những công ty chưa tồn tại trong ngành hoặc
mới gia nhập ngành nhưng chưa cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm và có thể ảnh
hưởng đến ngành và thị trường trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của các đối thủ
tiềm ẩn được đánh giá thông qua các rào cản gia nhập ngành. Khi các cơng ty có ý
định thâm nhập thị trường thì cần chi phí gia nhập ngành và phải vượt qua nhiều rào
cản rất lớn. Các công ty lớn thường sẽ giảm giá sản phẩm, tăng cường quảng cáo,
khuyến mãi... để các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn không dám tiếp cận thị trường, dần
nhục chí rồi rút lui . Các cơng ty tiềm ẩn này có điểm yếu là mới gia nhập ngành
nên sẽ mất thời gian để hòa nhập, ngồi ra những cơng ty này có nguồn ngân sách
khơng lớn, có thể dễ dàng bị các “ơng lớn” đá ra khỏi ngành bằng một vài chiêu trò
kinh doanh. Tân Hiệp Phát hồn tồn có thể tận dụng những lợi thế của mình như số
lượng nhà máy sẵn có, uy tín trên thị trường... để có thể đối đầu với các đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn.

1.2.3 Khách hàng
Do giá bán của các sản phẩm là khác nhau nên khách hàng có thể dễ dàng
thay đổi lựa chọn tiêu dùng giữa các cơng ty đồ uống với chi phí thấp. Khách hàng
muốn mua những sản phẩm với giá cả phải chăng. Điều đó buộc nhà sản xuất cũng
cần định giá bán hợp lý, mức chiết khấu phù hợp cho các nhà phân phối như đại lý,
siêu thị... Trung bình, người Việt Nam uống đồ uống năm lần một ngày, trong đó có

3

0

1


ba lần ở nhà và hai lần ở bên ngoài. Uống trà vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong
văn hóa Việt Nam, nhưng với nhịp sống ngày càng năng động và hiện đại, các sản
phẩm trà tiện lợi và tốt cho sức khỏe luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng
Việt Nam.
Thị trường kinh tế mở giúp khách hàng ngày càng hiểu rõ hơn về những sản
phẩm mình đang sử dụng. Khi khách hàng biết quá nhiều về thơng tin các sản phẩm
thì áp lực lớn được đặt lên vai các nhà phân phối nước giải khát. Khách hàng bắt
đầu có cái nhìn khắt khe hơn về những thơng tin liên quan đến vệ sinh an tồn thực
phẩm. Khi phát hiện những vụ lùm xùm về vệ sinh như vết nhơ “con ruồi” thì khách
hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng các mặt hàng của đối thủ cạnh tranh, thậm chí
là các sản phẩm thay thế. Khách hàng ngày nay dường như chọn sử dụng những sản
phẩm quen thuộc, cơng ty có uy tín trên thị trường.

1.2.4 Nhà cung cấp
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát hiện nay có đến 23 nhà cung cấp
chiến lược và các nhà cung cấp khác nhau cho từng nguyên liệu. Tân Hiệp Phát có
được nhiều lợi thế trong việc lập trạng thái quan hệ với các nhà cung cấp khi Việt
Nam là nước có thế mạnh về nơng nghiệp và là một trong những nước xuất khẩu
nhiều mặt hàng nông sản có chất lượng cao như trà xanh, gạo, tiêu, cafe ... Vì vậy,
nhà cung cấp cho các nguyên liệu mà Tân Hiệp Phát mong muốn thường ở “cửa
dưới”. Do nhập các nguyên liệu khác nhau từ những nhà cung cấp khác nhau nên
Tân Hiệp Phát không phải lo đến chuyện các nhà cung cấp tham gia vào thị trường
hay chí ít là hủy hợp đồng ngang.


1.2.5 Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có mức độ hữu ích như nhau cho các
sản phẩm. Ví dụ cụ thể như các công ty sản xuất nước giải khát không gas là sản
phẩm thay thế của các loại nước giải khát có gas. Mặc dù sản phẩm kinh doanh là
khác nhau nhưng các sản phẩm này hồn tồn có thể thay thế cho nhau. Thêm một
ví dụ khác thì các cơng ty sản xuất thức uống trà, café hồn toàn là sản phẩm thay
4

0

1


thế cho nước giải khát có gas. Giá của các sản phẩm cơng ty trong ngành này có thể
tác động đến giá của các sản phẩm công ty trong ngành kia nếu như hai sản phẩm
này là hai sản phẩm thay thế. Nếu giá cà phê quá cao so với trà và nước giải khát,
thì người uống sẽ chuyển từ uống cà phê sang các sử dụng trà và nước giải khát.
Điều đó làm cho các doanh nghiệp trong ngành hàng nước giải khát phải cẩn trọng
hơn trong các chiến lược kinh doanh, bên cạnh đó cịn nhanh chóng cho ra các sản
phẩm giải khát có thể thay thế lẫn nhau mang thương hiệu riêng doanh nghiệp mình.
Từ đó vừa có thể đa dạng hóa các sản phẩm, chiếm trọn sự tín dụng của khách hàng
thân thiết, nhằm hạn chế sự cạnh tranh mạnh từ các sản phẩm thay thế từ công ty
của các đối thủ khác.

1.3 Thị phần
Những năm gần đây, thị trường nước giải khát tại Việt Nam tăng trưởng với
tốc độ từ 5-7% so với cùng kì năm trước, đối chiếu với các thị trường các nước
Châu Á xung quanh Việt Nam thì đây được coi là “miếng bánh” ngon cho nhà đầu
tư đến từ các tập đoàn đa quốc gia ở Mỹ và các nước liên minh Châu Âu – EU. Hơn

90% thị phần nước giải khát được chiếm lĩnh bởi các cơng ty nước ngồi, đây quả là
con số khiến cho giới kinh doanh mặt hàng này trong nước khơng khỏi chạnh lịng.
Bất chấp các tác động ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, năm 2020, Việt Nam
đứng thứ 24 trên thế giới về tiêu thụ nước giải khát không cồn, với doanh thu vượt
9,5 ngàn tỷ đồng, giảm 1,7% so với năm 2019. Mức tiêu thụ nước giải khát bình
quân đầu người ở Việt Nam là gần 1.219.000đ/năm, tương đương với 53,5 lít nước,
giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Coca-Cola và Pepsi là hai nhãn hiệu nước giải khát quen thuộc với người dân
Việt Nam khi gia nhập thị trường lần lượt vào các năm 1994 và 1995. Về các nhãn
hàng nội địa, Tân Hiệp Phát là đối thủ quan trọng nhất của hai tập đồn này. Cơng
ty Red Bull của Thái Lan chỉ tham gia lĩnh vực nước tăng lực và thu về hàng nghìn
tỷ đồng. Cơng ty Masan của tỷ phú đơ la Nguyễn Đăng Quang tham gia thị trường
muộn nhưng đã sớm lọt vào nhóm đầu ngành.
5

0

1


Hình 1: Biểu đồ thị phần nước giải khát tại thị trường Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát, thị phần ngành nước
giải khát hiện đang do Coca-Cola thống trị với 41,3% thị phần so với toàn ngành.
Trong khi đó, con số này của Pepsi là 22,7%, Tân Hiệp Phát là 25,5%, còn lại
10,5% là các doanh nghiệp nội địa có quy mơ vừa và nhỏ khác. Ông Nguyễn Văn
Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu nước giải khát cho biết, thị trường nước giải khát
không cồn tại Việt Nam đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư bởi các quốc gia
thuộc khối liên minh EU khi thị trường trong nước của họ đang phát triển ở mức tốc
độ khoảng 2% / năm, nhưng Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong
những năm gần đây một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc là 6-7%. Chính vì vậy,

sức hút này cũng là niềm mơ ước của nhiều ngành công nghiệp lớn trên thế giới.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một trong những nhà sản xuất hàng tiêu dùng tư
nhân lớn nhất tại Việt Nam, với các loại nước đóng chai nổi tiếng như Trà xanh
Không độ, nước tăng lực Number One... Từ năm 2012, THP GROUP đã có thêm
nhà máy Number One Chu Lai và nhà máy Number One Hà Nam ở để mở rộng thị
trường.
6

0

1


Nhận thức được nhu cầu tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng tốt tại thị trường
Việt Nam, bắt đầu từ năm 2010-2015, Công ty Coca-Cola đã công bố kế hoạch đầu
tư thêm 300 triệu đô la Mỹ vào thị trường Việt Nam để tăng tổng vốn đầu tư tại Việt
Nam đến 500 triệu đô la Mỹ. Giữa năm 2014, Coca-Cola đã mở thêm 4 dây chuyền
sản xuất mới tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm bao phủ quy mô lên khắp
lãnh thổ Việt Nam.
Kể từ khi vào Việt Nam năm 1994, PepsiCo đã đầu tư khoảng 500 triệu đô la
để xây dựng 5 nhà máy sản xuất nước giải khát. Tháng 10/2012, Pepsi-Cola mua lại
nhà máy SanMiguel Đồng Nai để biến nhà máy này trở thành nhà máy PepsiCo lớn
nhất khu vực Đơng Nam Á.

Hình 2 :Doanh th u các thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam
Ba công ty hàng đầu trên thị trường hiện nay là Suntory Pepsi, Coca-Cola và
Tân Hiệp Phát. Năm 2019, doanh thu rịng của liên doanh Suntory-Pepsi vượt 18,3
nghìn tỷ đồng, tăng hơn 14% so với năm 2018. Coca-Cola và Tân Hiệp Phát tụt lại
phía sau với doanh thu vượt 9,0 nghìn tỷ đồng mỗi cơng ty, tăng khoảng 10% so với
năm trước. Vào tháng 4 năm 2013, PepsiCo và Suntory thành lập một công ty liên


7

0

1


doanh làm cho dịng sản phẩm của cơng ty vượt trội hơn so với hai đối thủ cạnh
tranh trực tiếp, đặc biệt là “kẻ thù truyền kiếp” Coca Cola.
Những năm gần đây, ngồi đồ uống có ga và các sản phẩm nước giải khát
không ga, nhu cầu tiêu dùng nước giải khát của người dân còn được đáp ứng bằng
nhiều sản phẩm được quảng cáo là tự nhiên, tốt cho sức khỏe như nước mát, trà
giảm béo, nước khoáng, nước bổ sung nguyên tố vi lượng, nước tăng lực ... Điều
này làm cho thị trường nước giải khát không cồn tại Việt Nam ngày càng đa dạng,
phong phú, đáp ứng kịp thời các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
Chiếm phần lớn thị phần nước giải khát Việt Nam, doanh số tăng trưởng phi
mã, nhưng kể từ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, Coca-Cola chưa từng đóng
một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp cho Chính phủ Việt Nam do liên tục báo lỗ.
Mặc dù báo lỗ liên tục nhưng Coca-Cola vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy mới,
mở rộng thị phần nên các cơ quan thuế và giới truyền thông Việt Nam nghi ngờ
công ty đang sử dụng một số chiêu trò kinh doanh nhằm trốn thuế. Một số người
tiêu dùng trong nước đã có những hành động ban đầu để tẩy chay Coca-Cola. Vào
tối ngày 9-1-2021, ơng Đặng Ngọc Minh, Phó cục trưởng Cục Thuế Nhà nước, đã
ký quyết định xử phạt hành chính về việc kiểm điểm tuân thủ thuế đối với Công ty
TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam với tổng số tiền hơn 821 tỷ đồng. Cục
Thuế cho rằng Coca-Cola Việt Nam đã vi phạm trong việc kê khai sai dẫn đến
không nộp thuế theo quy định của pháp luật.

1.4 Phân tích đặc điểm khách hàng của ngành nước giải khát

Theo một thống kê mới nhất đến từ Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam tính
tới ngày 1/7/2021 rơi vào khoảng 98,2 triệu người, chiếm xấp xỉ 1,25% dân số toàn
thế giới với độ tuổi trung bình là 32,9 tuổi. Cơ cấu dân số của Việt Nam chủ yếu là
dân số trẻ khi độ tuổi từ 15-35 tuổi chiếm tới 38,5% dân số của cả nước. Độ tuổi
này là độ tuổi khá năng động, nhạy cảm với cái mới và là nhóm khách hàng mục
tiêu chủ yếu của các cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực đồ uống giải khát. Người
tiêu dùng thường quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm nước giải khát dựa vào các
8

0

1


tiêu chí như chất lượng sản phẩm, giá cả, sự nổi tiếng của công ty..... Phần lớn
khách hàng ngày nay bắt đầu chú trọng đến vấn đề sức khỏe nên thường thích thú
với các sản phẩm được chế biến từ trà xanh, hoa quả có hương vị mới lạ, cảm giác
sảng khối. Người tiêu dùng ở Việt Nam thường có xu hướng sử dụng nước giải
khát sau những giờ học, những buổi hoạt động ngoài trời mệt mỏi. Ngoài ra, một bộ
phận khách hàng không nhỏ sử dụng nước giải khát tại các quán café, các buổi dã
ngoại...

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM-DV
TÂN HIỆP PHÁT
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát
2.1.1 Sơ lược về Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát
Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là một trong số ít các doanh nghiệp
“gia đình” thành công trong việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nước giải khát
không cồn trên thị trường Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các công ty đa quốc
gia lớn mạnh như Coca Cola, Suntory PepsiCo....


Hình 3 :Logo chính th ức của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát
9

0

1


Cơng ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát
- Trụ sở chính: 219 Đại lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, Thành phố Thuận
An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Tên viết tắt: THP GROUP
- Nhà sáng lập: Ông Trần Quý Thanh
- Người đại diện pháp luật: Bà Trần Ngọc Bích
- Mã số thuế: 0301387752
- Ngày đi vào hoạt động: 15/10/1994
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất, chế biến và kinh doanh đồ uống không
cồn.
- Điện thoại: 0670 775 161
- Email: hoặc
- Website: www.thp.com.vn
Ngồi trụ sở chính và 3 nhà máy khác lần lượt ở Hà Nam, Quảng Nam và
Hậu Giang, THP GROUP cịn có cho mình một văn phịng đại diện ở Thành phố Hồ
Chí Minh tại địa chỉ: 151 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Thành phố
Hồ Chí Minh do bà Trần Ngọc Bích làm người đại diện.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Năm 1994, THP GROUP được thành lập với tên gọi đầu tiên là nhà máy bia

và nước giải khát Bến Thành. Năm 1995, Công ty công bố nghiên cứu thành công
và sản xuất hàng loạt sữa đậu nành dạng chai 220ml. Năm 1999, Cơng ty chính
thức đổi tên thành Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát. Năm 2001, Number One
đã lọt vào Top 5 sản phẩm được sử dụng nhiều nhất năm mặc dầu chỉ vừa ra mắt.
10

0

1


Có thể nói, sản phẩm nước tăng lực Number One là sản phẩm ghi dấu ấn rõ nét của
THP trong lòng khách hàng khi sản phẩm này vinh dự lọt vào top 10 sản phẩm
nước giải khát được yêu thích nhất khu vực Đông Nam Á. Năm 2006, công ty cho
ra mắt sản phẩm Trà xanh Không Độ. Năm 2008, công ty tiếp tục cho ra mắt sản
phẩm Trà thảo mộc Dr. Thanh. Từ thời điểm đó đến nay, cơng ty ngày càng phát
triển khi tiếp tục sản xuất những sản phẩm đã thành cơng trước, cùng với đó là liên
tục nghiên cứu, tìm ra những sản phẩm phù hợp với thị trường đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
Năm 2015, Tân Hiệp Phát vinh dự được trao giải thưởng “Thương hiệu hàng
đầu – Top brands 2015”. Năm 2019, công ty được tờ báo danh tiếng hàng đầu Châu
Á HR Asia Magazine trao giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2019”.
Năm 2020, Tân Hiệp Phát là một trong số ít các cơng ty tại Việt Nam có lần thứ 6
liên tiếp (các năm 2010, 2012, 2014, 2016, 2018, 2020) đạt giải thưởng Thương
hiệu Quốc Gia do chính Thủ tướng Chính phủ trao tặng. Ngồi ra, Tân Hiệp Phát
cịn có 10 năm liên tiếp nhận được giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Cùng với đó, Tân Hiệp Phát nhận được vô số giải thưởng lớn nhỏ cả trong và ngồi
nước. Điều đó có thể thấy, Tân Hiệp Phát là một trong những thương hiệu Việt có
những đóng góp nhất định cho ngành nước giải khát nói riêng và q trình phát
triển của cả nước nói chung.


2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của Cơng ty TNHH TM-DV Tân
Hiệp Phát
Tầm nhìn: Cơng ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có nguyện vọng xây dựng
Tập đồn có Thương hiệu Quốc gia lớn mạnh tầm cỡ để đóng góp cho xã hội, đem
lại niềm tự hào cho toàn bộ người dân Việt Nam. Cơng ty có tầm nhìn trở thành tập
đồn hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực F&B.
Sứ mệnh: THP GROUP có sứ mệnh sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
nước giải khát đóng chai có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe của người
tiêu dùng với hương vị nhẹ nhàng và chất lượng sản phẩm được các hội đồng kiểm
11

0

1


duyệt đánh giá cao. Đồng thời, tập đồn cịn có sứ mệnh đáp ứng được các nhu cầu
hiện có và phát hiện những nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu dùng.

2.3 Các dịng sản phẩm của Cơng ty TNHH TM-DV Tân Hiệp
Phát
2.3.1 Nước tăng lực (Number One)
Nước tăng lực Number One là một
trong ba sản phẩm thành công nhất của
Tân Hiệp Phát. Được chính thức ra mắt
vào năm 2001, Number One chỉ cần vỏn
vẹn 3 tháng để chiếm 30% thị phần nước
giải khát lúc bấy giờ. Đặc biệt, Number
One còn đưa Tân Hiệp Phát ra hào quang

khu vực khi nằm trong top 10 sản phẩm
nước giải khát được sử dụng nhiều nhất tại Đông Nam Á.

2.3.2 Sữa đậu nành (Soya)
Sữa đậu nành Soya được làm từ hạt
đậu nành tự nhiên kết hợp cùng các vinamin
và chất khoáng khác giúp bổ sung năng
lượng tức thì. Người tiêu dùng rất thích thú
với sữa đậu nành Soya vì sản phẩm có
hương vị đậu nành tự nhiên, dễ uống. Để
khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ngồi sản
phẩm chính là sữa đậu nành Soya hương tự
nhiên, THP còn cho sản xuất thêm sữa đậu
nành hương dâu, hương bắp, hương đậu
xanh..

12

0

1


2.3.3 Nước ép trái cây Juicie (Cam, đào, ổi, mãng cầu...)
Các loại nước ép trái cây như nước ép cam, ổi, mãng
cầu... của Tân Hiệp Phát được các chị em phụ nữ vơ cùng ưa
chuộng vì các sản phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất
giúp đảm bảo sức khỏe, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ muốn
giảm cân và làm đẹp. Ngồi ra, THP cam kết sản phẩm khơng
sử dụng màu nhân tạo, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.


2.3.4 Trà (Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr. Thanh)
Trà xanh Không Độ là một sản
phẩm quen thuộc của mọi người dân Việt
Nam gần 10 năm trở lại đây. Được chiết
xuất từ lá trà xanh thiên nhiên của vùng đất
Thái Nguyên, Trà xanh Không Độ mang
đến cho người tiêu dùng cảm giác thoải
mái, giảm căng thẳng mệt mỏi. Bị ám ảnh
bởi văn hóa Trà Đạo vơ cùng đặc sắc của Nhật Bản, Tân Hiệp Phát đã nỗ lực phát
triển sản phẩm Trà xanh Khơng Độ đóng chai nhưng vẫn giữ được những giọt trà
xanh thơm ngon. Sản phẩm này đã tạo nên một điểm nhấn mới trong văn hóa
thưởng thức trà vốn chỉ được ưa chuộng với những người trung niên. Tân Hiệp Phát
đã chứng minh cho người tiêu dùng thấy thưởng thức trà không chỉ nhàm chán đơn
điệu theo phong cách người lớn mà có thể thưởng thức trà theo một cách năng động,
cá tính hơn. Thành phần chủ yếu của Trà xanh Không Độ là những lá trà xanh,
nước, đường, vitamin... nhưng tuyệt đối khơng có chất tạo màu, làm cho người tiêu
dùng an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm.
“Trà thảo mộc Dr. Thanh – Thanh lọc cơ thể,
khơng lo bị nóng”. Đây có thể là một trong những câu
slogan được gây ấn tượng mạnh nhất của sản phẩm này.
Sản phẩm Trà thảo mộc Dr. Thanh được Công ty Tân
13

0

1


Hiệp Phát giới thiệu là sản phẩm chứa tới 9 loại thảo mộc đến từ thiên nhiên. Dr.

Thanh có tác dụng giúp người dùng thanh lọc cơ thể, làm cho cơ thể thoải mái,
hứng khởi. Chính vì vậy, đây là một trong những lý do quan trọng giúp sản phẩm dễ
dàng tiếp tận đến tay người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3 : NHẬN ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CƠ HỘI
KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH TM-DV TÂN HIỆP
PHÁT
3.1 Ưu điểm
Nguồn nhân lực có chất lượng cao
THP có nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yếu tố quan trọng
như có kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc chuyên nghiệp, cố gắng hoàn
thành các mục tiêu mà ban giám đốc đề ra... Ngồi ra, đội ngũ nhân viên của THP
cịn có kỹ năng làm việc nhóm rất tốt, điều này giúp cho các bộ phận trong Công ty
phối hợp thực hiện công việc một cách nhịp nhàng, vui vẻ...
Ban giám đốc có năng lực và tầm nhìn
Cần phải nhấn mạnh lại tầm nhìn của THP là trở thành tập đồn hàng đầu
Châu Á trong lĩnh vực F&B. Để thực hiện được mục tiêu trên, Ban giám đốc của
Cơng ty đã có những chiến lược vô cùng cụ thể qua từng. Mặc dù là công ty nội địa
nhưng THP đã vô cùng thành công khi đang là đối trọng lớn của hai gã khổng lồ
Coca Cola và PepsiCo. Ban giám đốc của THP có năng lực cao khi đang lèo lái
doanh nghiệp ngày càng phát triển mà không bị hai ông lớn của Mỹ bỏ lại phía sau
như các doanh nghiệp nội địa khác.
Đã xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngồi
Tính đến nay, THP đã có mặt ở trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy
nhiên, THP chưa có ý định dừng lại mà đang tìm thêm những thị trường mục tiêu
phù hợp để đưa sản phẩm Việt ngày càng gần hơn với thế giới.
14

0


1


Đạt được nhiều giải thưởng có uy tín trong và ngồi nước
Năm 2020, Tân Hiệp Phát có lần thứ 6 liên tiếp đạt giải thưởng Thương hiệu
Quốc Gia do chính Phó Thủ tướng thường trực Trương Hịa Bình trao tặng. Giải
thưởng như một lời tri ân với đóng góp của THP trong ngành nước giải khát nói
riêng và góp phần cho sự đi lên của đất nước nói chung.
Có một lượng khách hàng trung thành nhất định
Sau hơn 25 năm có mặt trên thị trường, thương hiệu Tân Hiệp Phát ngày
càng có chỗ đứng trong tim người tiêu dùng Việt. Tân Hiệp Phát có một lượng
khách hàng khá lớn đang là khách hàng trung thành khi tỉ lệ khách hàng quay lại
mua hàng hiện đang ở mức cao.

3.2 Nhược điểm
Chưa làm chủ được nguyên vật liệu
THP hiện nay vẫn chưa thể làm chủ được nguyên vật liệu khi họ chủ yếu
nhập khẩu các loại trà xanh và thảo mộc đến từ các vùng miền núi phía Bắc. Ngồi
ra, những ngun vật liệu còn lại họ vẫn phải bị phụ thuộc, chưa xây dựng được
một khu vực sản xuất nguyên liệu riêng.
Sự cố “con ruồi” và cách xử lý gây nhiều tranh cãi
Cuối năm 2014, một nam thanh niên phát hiện trong chai Number One có
ruồi, anh đã đe dọa và yêu cầu bên Công ty phải bồi thường cho anh một số tiền.
Sau khi thống nhất, đầu năm 2015 THP phải bồi thường cho anh số tiền là 500 triệu
đồng. Tuy nhiên, tới ngày nhận tiền thì THP có hành động không đẹp là báo cáo
công an, tố cáo anh với tội danh “cưỡng đoạt tài sản”. Sau khi sự việc bị phanh
phui, THP chịu sự tẩy chay và chỉ trích nặng nề từ dư luận. Từ đó đến nay, người
tiêu dùng vẫn chưa quên được sự việc này và xem đó là nỗi xấu hổ của Tập đồn
Tân Hiệp Phát .
15


0

1


Liên tục dính các bê bối về sản phẩm và đời tư
Khơng chỉ sự cố có sự cố “con ruồi”, THP cịn bị người tiêu dùng chỉ đích
danh khi nhiều sản phẩm của cơng ty có vấn đề như chai nước chưa mở nhưng chứa
ống hút bên trong, sản phẩm bị lỗi khi cịn hạn sử dụng, ... Ngồi ra, con của Chủ
tịch Cơng ty cịn bị tố cáo “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

3.3 Thời cơ
Xu hướng tiêu thụ các sản phẩm không gas
Ngày nay, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn nên
ngày càng nhiều chuyển từ sử dụng ngọt có gas sang các sản phẩm không gas. Đây
là một cơ hội không thể tốt hơn để THP có thể gia tăng sản lượng bán ra
Thị trường mở giúp tiếp cận các công nghệ tiên tiến
Khi bước vào thị trường kinh tế mở, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận
được các cơng nghệ hiện đại đến từ nước ngồi. Qua đó áp dụng, phát triển, sáng
tạo các công nghệ trên giúp cho doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí.
Nguồn ngun vật liệu dồi dào
Các sản phẩm của THP chủ yếu lả các sản phẩm đến từ thiên nhiên nên
nguồn nguyên liệu của Công ty khá dồi dào, gặp ít khó khăn trong việc tìm kiếm.

3.4 Thách thức
Tồn cầu hóa làm tăng tính cạnh tranh
Khi thị trường kinh tế mở được hình thành, tính cạnh tranh giữa các đối thủ
trong ngành ngày càng khắc nghiệt. Những doanh nghiệp ngày càng dễ thành lập thì
đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều.

Người tiêu dùng ngày càng khó tính

16

0

1


Sau khi thốt khỏi thời kì bao cấp đen tối, người dân bắt đầu được sống trong
cuộc sống đầy đủ về cơm ăn áo mặc. Các nhu cầu của con người ngày càng nâng
cao trong đó bao gồm cả nước giải khát. Doanh nghiệp phải không ngừng phát triển
những sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Sản phẩm thay thế ngày càng đa dạng
Hiện nay, sự trung thành của người tiêu dùng đã ngày càng giảm dần. Sản
phẩm nào phù hợp với nhu cầu, dễ sử dụng sẽ được ưu tiên. Các doanh nghiệp
không ngừng suy nghĩ ra những sản phẩm mới thay thế những sản phẩm đã lỗi thời.

CHƯƠNG 4 : XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING
CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV
TÂN HIỆP PHÁT
4.1 Phân tích ma trận BCG của Cơng ty TNHH TM-DV Tân
Hiệp Phát
Ma trận BCG cho ngành NCK là ma trận thể hiện mối quan hệ giữa tỉ lệ tốc
độ tăng trưởng ngành NCK và thị phần tương đối của ngành. Ma trận BCG cho biết
được sản phẩm nào của công ty đang được bán chạy nhiều nhất (ngôi sao), sản
phẩm nào đang mang về lợi nhuận chính cho cơng ty (bị sữa), sản phẩm nào đang
có cơ hội tiềm năng phát triển trong tương lơi (dấu hỏi) và sản phẩm nào đang lỗi
thời, khơng cịn khả năng phát triển nữa (con chó).


4.1.1 Ơ “Dấu hỏi” (Sữa đậu nành, nước ép trái cây)
Trong ơ “Dấu hỏi” của Tập đồn Tân Hiệp Phát thì sản phẩm đó là sữa đậu
nành và các loại nước ép trái cây. Các sản phẩm trong ơ “Dấu hỏi” là những sản
phẩm có thị phần tương đối hẹp, tuy nhiên lại có tỷ lệ tăng trưởng ngành khá cao.
Theo quy hoạch phát triển của ngành nước giải khát khơng cồn ở Việt Nam, tầm
nhìn đến năm 2025, ngành sản xuất NCK tại Việt Nam có xu hướng phát triển theo
hướng lâu dài, chú trọng đến chất lượng sản phẩm cao và đảm bảo vệ sinh an toàn
17

0

1


thực phẩm. Sau đợt bùng dịch Covid-19, người dân bắt đầu có xu hướng lựa chọn
sản phẩm đồ uống có lợi cho sức khỏe, điều đó làm cho hai sản phẩm sữa đậu nành
và nước ép trái cây đang dần chiếm ưu thế và có cơ hội vươn mình trong tương lai.
Sữa đậu nành và nước ép trái cây ngày càng được đón nhận. Rất nhiều người Việt
đã lựa chọn hai sản phẩm trên trở thành thức uống được sử dụng hằng ngày. Do thị
trường này tương đối hẹp, nên đối thủ cạnh tranh trực tiếp của sản phẩm là khơng
nhiều, vì vậy cần tận dụng cơ hội mà phát triển sản phẩm.

4.1.2 Ơ “Ngơi sao” (Trà xanh Khơng Độ, Trà thảo mộc Dr. Thanh)
Trong ơ “Ngơi sao” thì hai sản phẩm được chọn là Trà xanh Không Độ và
Trà thảo mộc Dr. Thanh. Các sản phẩm trong ô “Ngôi sao” là những sản phẩm có
thị phần tương đối rộng và tỉ lệ tăng trưởng ngành cao. Đây là ô có doanh thu nhiều
nhất so với các ơ cịn lại. Trà xanh Không độ được hàng triệu người trẻ sử dụng mỗi
ngày với mục đích giải nhiệt cuộc sống, xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Nhờ giữ được
hương trà xanh đặc trưng, Trà xanh Không độ đã là một sản phẩm không thể thiếu
của giới trẻ khi tham gia các buổi dã ngoại, buổi khám phá.. Một số doanh nghiệp

lớn cũng có các sản phẩm trà xanh như Lipton, PepsiCo, URC... Tuy nhiên, Tân
Hiệp Phát cũng tự tin là một doanh nghiệp đi đầu trong thị trường này khi cùng với
sản phẩm Trà xanh C2 của công ty URC bỏ xa các đối thủ phía sau tính theo thị
phần. Sự uy tín của sản phẩm này càng được tăng lên khi đây là một trong số ít sản
phẩm F&B được chứng nhận FDA của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ.
Trong một cuộc khảo sát ngắn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có tới 65% người tiêu
dùng thường xuyên sử dụng Trà xanh Không Độ trong tối thiểu một tuần gần nhất.
Điều đó có thể thấy, sức hút của Trà xanh Không Độ là vô cùng lớn.
Trong ô này ngồi sản phẩm Trà xanh Khơng Độ, Tân Hiệp Phát cịn có cho
mình Trà thảo mộc Dr. Thanh. Sở dĩ thành cơng như vậy là vì trà thảo mộc Dr.
Thanh nắm bắt được nhu cầu cần NCK khi Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có độ ẩm cao, làm cho mọi người khó chịu. Cùng với đó, người Việt
Nam thường thích những món nướng, chiên gây nóng trong người, vì vậy sự ra đời
của Trà thảo mộc Dr. Thanh là vơ cùng thích hợp. Dr. Thanh là một trong những
18

0

1


sản phẩm bán chạy nhất của Tân Hiệp Phát. Có hơn 120.000 chai trà thảo mộc Dr.
Thanh được tiêu thụ mỗi ngày. Để đạt được những thành cơng đó, khơng thể không
nhắc đến việc Tân Hiệp Phát sử dụng các phương pháp Marketing hiệu quả như đầu
tư đúng đắn vào quảng cáo bằng TVC, báo chí... giúp cho sản phẩm ngày càng gần
gũi với người tiêu dùng.

4.1.3 Ơ “Bị sữa” (Number One)
Trong ơ “Bị sữa” thì Tân Hiệp Phát có sản phẩm nước tăng lực Number
One. Number One là sản phẩm mang lại phần lớn lợi nhuận cho Tập đoàn Tân Hiệp

Phát. Nước tăng lực Number One có thành phần chính là caffeine, vitamin B3,
inositol giúp cho người dùng “ Tăng thêm sức mạnh, tỉnh táo tức thì”. Number One
được sản xuất theo cơng nghệ hiện đại, mơ hình khép kín, được kiểm sốt chặt chẽ
giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng. Number One được Tân Hiệp Phát tập
trung quảng cáo, làm sự kiện ráo riết vào những năm 2010 và hiện tại là thời điểm
họ thu lại lợi nhuận.

4.1.4 Ơ “Con chó” (Bia Laser)
Cuối cùng là ô “Con chó” mà đại diện là sản phẩm Bia Laser. Năm 2013,
Tân Hiệp Phát gây bất người tiêu dùng khi sản xuất bia Laser – bia tươi đóng chai
đầu tiên của Việt Nam. Bia tươi Laser ra đời khi sản lượng rượu – bia của thị trường
có tốc độ tăng trưởng cao. Laser hy vọng sản phẩm của mình có thể thay đổi cách
thức uống bia của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong tâm trí người tiêu dùng bia tươi
là sản phẩm bia rẻ tiền, nhưng Tân Hiệp Phát lại định vị Laser là một sản phẩm cao
cấp. Điều đó làm cho Laser chịu thất bại trong thị trường này.

4.2 Phân tích chiến lược Marketing – mix (4P) áp dụng cho
sản phẩm Trà xanh Không Độ của Công ty TNHH TM-DV
Tân Hiệp Phát.
Chiến lược Marketing- mix (4P) của Trà xanh Khơng Độ đã cho thấy được
mình làm rất tốt trước các đối thủ. Mặc dù phải cạnh tranh với những đối thủ có
19

0

1


được vị thế cực lớn, thêm vào đó ngành nước giải khát rất dễ bị “mất chỗ”, cho nên
những bước đi của Tân Hiệp Phát dành cho trà xanh không độ ngay từ lúc ra mắt rất

thận trọng và có nhiều điểm sáng.
P1-Product : Sản phẩm chú trọng đánh vào Insight của khách hàng
Tập đoàn chú trọng phát triển sản phẩm với khẩu ngữ : “ TRÀ XANH
KHÔNG ĐỘ -GIẢI NHIỆT CUỘC SỐNG”
Có thể thấy một điều rất rõ ràng rằng người Việt Nam có tần suất sử dụng trà
rất lớn, đơi khi là hàng ngày. Chính bởi lý do đó mặt hàng trà đã gắn liền vào đời
sống, thêm vào đó trà xanh có nhiều cơng dụng tốt cho sức khỏe, mà người Việt
Nam trong nhiều năm trở lại đây tập trung vào những sản phẩm có lợi cho sức khỏe
hơn. Nắm bắt được tâm lý đó, Trà xanh Không Độ được ra đời và được chiết xuất
từ những loại trà xanh tươi đặc trưng của Việt Nam, quá trình sản xuất qua hàng
trăm cơng đoạn vơ trùng trước khi đến tay khách hàng mục tiêu của Trà xanh
Không Độ. Trà xanh Không Độ giúp người tiêu dùng bảo vệ sức khỏe của chính họ,
đồ uống giúp người sử dụng đã khát tức thì. Ngồi ra, sản phẩm cịn giúp các chị
em phụ nữ chăm sóc làn da của mình, chống lão hóa, chống ung thư... Đặc biệt, câu
slogan “ TRÀ XANH KHÔNG ĐỘ -GIẢI NHIỆT CUỘC SỐNG” đã nói lên được
lợi ích cao nhất của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

Hình 4: Logo trà xanh khơng độ và chiến lược sản phẩm của trà xanh
không độ (Nguồn: Tbe.vn)
Vì là một sản phẩm tốt cho sức khỏe nên loại nhựa đóng chai cũng được
chọn lựa tốt nhất với nhựa kết tinh PET chứa được nước trà 86 độ C đảm bảo cho
quá trình pha chế đúng cách tạo ra được chất lượng tốt nhất. Chiến lược Marketing
20

0

1



×