Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học mô đun bảo dưỡng sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát tại trường cao đẳng nghề tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 183 trang )

TÓM TẮT
Thế kỉ 21 chứng kiến sự phát triển vƣợt bậc của khoa học, kỹ thuật. Việt Nam
đã là một thành viên của WTO, tổ chức dựa trên các quy tắc thƣơng mại toàn cầu
giữa các quốc gia. Kinh tế nƣớc ta đang phát triển và năng động hơn. Yêu cầu về
nguồn nhân lực kỹ thuật cao cũng tăng lên, vì vậy Đảng và nhà nƣớc đã yêu cầu
đổi mới và cải cách giáo dục, đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh
đó, sự đổi mới trong giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng nhằm trang bị
cho ngƣời lao động những năng lực tự học, năng lực giải quyết các vấn đề phức
hợp, sự sáng tạo và khả năng làm việc độc lập. Vì vậy cần có sự đổi mới về phƣơng
pháp, hình thức tổ chức dạy học là cần thiết. Trong đề tài này, ngƣời nghiên cứu
tiến hành thực nghiệm đề tài “ Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học
Mô đun bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát tại trƣờng
Cao đẳng nghề Tp. HCM” nhằm giúp ngƣời học có những kỹ năng giải quyết các
vấn đề thực tiễn qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề.
Cấu trúc luận văn gồm những phần chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết học tập trải nghiệm trong dạy học.
Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng dạy học Mô đun bảo BDSC hệ thống bôi trơn
và hệ thống làm mát tại trƣờng Cao đẳng nghề Tp. HCM.
Tìm hiểu thực trạng về hoạt động dạy và học Mô đun BDSC hệ thống bôi trơn
và hệ thống làm mát tại trƣờng Cao đẳng nghề Tp. HCM.
Chƣơng 3: Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm Kolb vào dạy học Mô đun
BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát tại trƣờng Cao đẳng nghề Tp. HCM.
Các hoạt động dạy học, quy trình và thiết kế giáo án để tổ chức dạy học theo lý
thuyết, học tập trải nghiệm. Thực nghiệm sƣ phạm có đối chứng để kiểm nghiệm
giả thuyết của đề tài.
Kết luận và kiến nghị:
Trình bày đƣợc những kết quả đạt đƣợc của quá trình nghiên cứu và hƣớng phát
triển của đề tài.

-vi-



ABSTRACT
The 21st century witnessed the rapid development of science and techology.
Viet Nam has been a member of WTO, which an organization deals with the global
rules of trade between nations. Our economy is growing and more dynamic. The
demand for high-tech human resources has also increased, so the State and
goverment requested innovation and reform of education and training to respone the
human resources. In this context, innovation in education in general and in
particular vocational training to equip workers self-learning capabilities, capacity
solve complex problems, creativity and ability to work independent, so it would
have methodological innovation, organizational form of teaching is necessary.
Therefore, the research carried in teaching out to implement the project “ Applying
the theory of learning experiences in teaching maintenance and repair of lubrication
and cooling system modul subject at Vocation College of Ho Chi Minh City” aims
to help learners with the skills award practical issues which contribute to improving

the quality of vocational training.
The structure of the thesis consists of the main parts:
Chapter 1: Rationale theoretical learning experience in teaching.
Chapter 2: Assessing of the status of teaching maintenance and repair of
lubrication and cooling system modul subject at Vocation College of Ho Chi Minh
City.
Learning about the status of teaching and learning maintenance and repair of
lubrication and cooling system modul subject at Vocation College of Ho Chi Minh
City.
Chapter 3: Applying theory learning experience in maintenance and repair of
lubrication and cooling system modul subject at Vocation College of Ho Chi Minh
City.
The teaching activities, process and design lesson plans for organizational
learning theory learning experience. Experimental pedagogy controlled to test the

hypothesis of topics.

-vii-


Conclusions and recommendations.
Presenting the results of th research and developmentof the subject.

-viii-


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................. xiv
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC .................................................................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN ...................................................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ..............................................................................6
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc ...............................................................................9
1.2. CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ..........................................10
1.2.1. Kinh nghiệm .............................................................................................10
1.2.2. Trải nghiệm ..............................................................................................10
1.2.3. Dạy học.....................................................................................................11
1.2.4. Học tập trải nghiệm ..................................................................................11
1.2.5. Dạy học theo trải nghiệm .........................................................................11
1.2.6. Phƣơng pháp dạy học theo trải nghiệm ....................................................12
1.2.7. Mô đun .....................................................................................................12
1.2.8. Năng lực ...................................................................................................13

1.2.9. Năng lực thực hiện ...................................................................................14
1.3. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM MƠ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM ..............15
1.3.1. Bản chất của học tập trải nghiệm .............................................................15
1.3.2. Đặc điểm của học tập trải nghiệm ............................................................16
1.3.3. Mơ hình học tập trải nghiệm của David Kolb ..........................................18
1.4. THIẾT KẾ DẠY HỌC THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM ...21
1.4.1. Quy trình dạy học theo Lý thuyết học tập trải nghiệm ............................21
1.4.2. Đặc điểm của dạy học theo lý thuyết học tập trải nghiệm .......................24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 25

-ix-


CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN BDSC HỆ
THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM MÁT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ TP.HCM ........................................................................................................ 26
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP. HCM .....26
2.1.1. Thông tin khái quát về lịch sử phát triển ..................................................26
2.1.2. Ngành nghề đào tạo ..................................................................................28
2.1.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi SV học nghề trình độ Cao Đẳng ......................29
2.2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN BDSC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ
HỆ THỐNG LÀM MÁT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP. HCM...........30
2.2.1. Công cụ khảo sát ......................................................................................30
2.2.2. Kết quả khảo sát .......................................................................................31
2.3. NHẬN XÉT CHUNG .....................................................................................47
2.3.1 Ƣu điểm .....................................................................................................47
2.3.2 Hạn chế ......................................................................................................47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 48
CHƢƠNG 3 VẬN DỤNG LÝ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM KOLB VÀO
DẠY HỌC MÔ ĐUN BDSC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG LÀM

MÁT TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP.HCM .............................................. 49
3.1. GIỚI THIỆU MÔ ĐUN BDSC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ THỐNG
LÀM MÁT .............................................................................................................49
3.1.1. Đặc điểm của mô đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát .....49
3.1.2. Vị trí, mục tiêu và nội dung chƣơng trình mơ đun BDSC hệ thống bơi
trơn và hệ thống làm mát ....................................................................................49
3.2. TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔ ĐUN BDSC HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ HỆ
THỐNG LÀM MÁT ..............................................................................................51
3.2.1. Nguyên tắc vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm Kolb vào dạy học mô
đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát ............................................51
3.2.2. Triển khai quy trình dạy học mơ đun BDSC hệ thống bơi trơn và hệ
thống làm mát theo lý thuyết học tập trải nghiệm ..............................................52
3.2.3 Thiết kế giáo án dạy học mô đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm
mát theo lý thuyết học tập trải nghiệm ...............................................................54
3.3. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ .............................................................................78

-x-


3.4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .........................................................................78
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ..............................................................................78
3.4.2. Đối tƣợng thực nghiệm.............................................................................78
3.4.3. Nội dung thực nghiệm ..............................................................................79
3.4.4. Phƣơng pháp kiểm tra- đánh giá kết quả thực nghiệm.............................79
3.5. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...............................79
3.5.1. Kết quả đánh giá của GV dự giờ ..............................................................79
3.5.2. Kết quả khảo sát hoạt động học của SV sau khi dạy thực nghiệm ..........81
3.5.3. Kết quả đánh giá từ các bài kiểm tra của SV sau khi dạy thực nghiệm ...86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................97

1. KẾT LUẬN ....................................................................................................97
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................98
2.1. Về phía lãnh đạo nhà trƣờng và cấp trên .................................................98
2.2. Về phía giáo viên .....................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 99
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT...................................................................................99
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH .................................................................................100
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 102
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH .......................................................102
Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN ......................................................104
Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP ............................................105
Phụ lục 4: ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG..................................................................106
Phụ lục 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ......................................................115
Phụ lục 6: PHIẾU KHẢO SÁT ...........................................................................118
Phụ lục 7: ĐIỂM KIỂM TRA ..............................................................................119

-xi-


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Các từ viết đầy đủ

Các từ viết tắt

1

BLĐTB - XH


Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội

2

TCDN

Tổng cục dạy nghề

3

GDĐT

Giáo dục đào tạo

4

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

5

DH

Dạy học

6

BDSC


Bảo dƣỡng sửa chữa

7

GV

Giáo viên

8

SV

Sinh viên

9

HS

Học sinh

10

STT

Số thứ tự

11

TN


Thực nghiệm

12

ĐC

Đối chứng

13

CBVC

Cán bộ viên chức

14

NXB

Nhà xuất bản

-xii-


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1. 1 Chu trình học tập trải nghiệm (Kolb, 1984) [27] .....................................18

Hình 1. 2 Quy trình dạy học theo lý thuyết học tập trải nghiệm...............................23
Hình 2. 1Hình Trƣờng Cao Đẳng nghề Tp.Hồ Chí Minh .........................................26

-xiii-


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng

Trang

Bảng 2. 1 Thời gian SV chuẩn bị bài trƣớc mỗi buổi học ................................................... 31
Bảng 2. 2 Mức độ SV đƣợc tham gia một hoạt động, trò chơi thực tế ............................... 32
Bảng 2. 3 Mức độ SV liên tƣởng đến những điều đã đƣợc quan sát, tham gia trực tiếp vào
những tình huống hằng ngày có liên quan nội dung học tập ............................................... 33
Bảng 2. 4 Mức độ sinh viên đƣợc tham gia giờ học thực tế tại doanh nghiệp .................... 34
Bảng 2. 5 Mức độ thích thú của SV khi học mơ đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống
làm mát ................................................................................................................................ 35
Bảng 2. 6 Mức độ tự tin của sinh về kiến thức và kỹ năng sau khi học xong ..................... 36
Bảng 2. 7 Mức độ sử dụng các PPDH của GV ................................................................... 37
Bảng 2. 8 Mức độ GV tổ chức cho HS chia sẻ kinh nghiệm cá nhân ................................. 38
Bảng 2. 9 Mức độ GV tổ chức hoạt động, trò chơi thực tế liên quan đến bài học .............. 39
Bảng 2. 10 Mức độ sử dụng phƣơng tiện giảng dạy ........................................................... 40
Bảng 2. 11 Kết quả học tập của SV các lớp đã học xong.................................................... 42
Bảng 2. 12 Sự đáp ứng về kiến thức chuyên môn của mô đun BDSC hệ thống bôi trơn và
hệ thống làm mát.................................................................................................................. 43
Bảng 2. 13 Mức độ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp về kỹ năng nghề................................. 44
Bảng 2. 14 Mức độ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp về thái độ làm việc của SV ................ 45
Bảng 2. 15 Vấn đề cần điều chỉnh để nâng cao hiệu quả giờ học thực tế ........................... 46
Bảng 3. 1 Điểm đánh giá của GV dự giờ ............................................................................ 80

Bảng 3. 2 Mức độ hứng thú học tập của SV sau khi dạy thực nghiệm ............................... 81
Bảng 3. 3 Mức độ tiếp thu bài của SV sau khi tiến hành dạy thực nghiệm ........................ 82
Bảng 3. 4 Mức độ tự tin của SV sau khi dạy thực nghiệm .................................................. 83
Bảng 3. 5 Mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức của SV sau khi dạy thực nghiệm ............. 84
Bảng 3. 6 Cách xử lý của SV khi gặp tình huống có trong thực tế sản xuất sau khi dạy thực
nghiệm ................................................................................................................................. 85
Bảng 3. 7 Số liệu điểm kiểm tra lần 1 của 2 lớp TN, ĐC.................................................... 86
Bảng 3. 8 Bảng số liệu điểm kiểm tra lần 2 của 2 lớp TN, ĐC ........................................... 90

-xiv-


Biểu đồ 3. 1 Điểm đánh giá bài giảng của giáo viên dự giờ ............................................... 81
Biểu đồ 3. 2 Mức độ hứng thú học tập của SV sau khi dạy thực nghiệm ........................... 82
Biểu đồ 3. 3 Mức độ tiếp thu bài của SV sau khi tiến hành dạy thực nghiệm .................... 83
Biểu đồ 3. 4 Mức độ tự tin của SV sau khi dạy thực nghiệm ............................................. 84
Biểu đồ 3. 5 Mức độ ghi nhớ, vận dụng kiến thức của SV sau khi dạy thực nghiệm ......... 85
Biểu đồ 3. 6 Cách xử lý của SV khi gặp tình huống có trong thực tế sản xuất sau khi dạy
thực nghiệm ......................................................................................................................... 86
Biểu đồ 3. 7 Tần suất hội tụ của lớp TN và lớp ĐC trong bài kiểm tra 1 ........................... 89
Biểu đồ 3. 8 Tần suất hội tụ tiến của lớp TN và lớp ĐC trong bài kiểm tra 1 .................... 89
Biểu đồ 3. 9 Tần suất hội tụ của lớp TN và lớp ĐC trong bài kiểm tra 2 ........................... 92
Biểu đồ 3. 10 Tần suất hội tụ tiến của lớp TN và lớp ĐC trong bài kiểm tra 2 .................. 93

-xv-


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trình độ khoa học kỹ thuật thế giới thế kỷ 21 phát triển mạnh mẽ với rất nhiều

thành tựu nổi bật. Ngành công nghiệp ô tô đang liên tục ứng dụng những thành tựu
đó vào các dòng xe thế hệ mới và ứng dụng cơng nghệ vào cơng tác bảo trì , bảo
dƣỡng và sửa chữa ơ tơ.Điều này địi hỏi ngƣời thợ trong nghề cần đƣợc đào tạo tốt,
liên tục cập nhật những kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu của nghề.Không chỉ vậy,
ngƣời học nghề sửa chữa ô tô cần tạo cho mình khả năng tự học, chủ động tìm hiểu
kiến thức mới, có trách nhiệm và tinh thần yêu nghề.
Trong chiến lƣợc phát triển phát triển đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan
tâm đầu tƣ cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế.[1]
Đổi mới toàn diện giáo dục ở các bậc học, cấp học là vấn đề thời sự và cấp bách
hiện nay. Việc đổi mới phải đƣợc tiến hành ở tất cả các yếu tố của quá trình giáo
dục và ở mọi cấp độ từ vi mô đến vĩ mô bao gồm: quan điểm giáo dục, mục tiêu
giáo dục, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện và kiểm tra đánh giá q trình giáo
dục. Trong đó đổi mới quan điểm giáo dục đƣợc coi là điểm xuất phát và là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt quá trình giáo dục, dạy học. Đổi mới PPDH trong từng bài học là sự
cụ thể hóa việc đổi mới các yếu tố khác của quá trình dạy học. Trong nghị quyết
TW 2 (khóa VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục và đào tạo,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học.
Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện hiện đại vào quá trình
dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”. Điều
24.2 Luật giáo dục quy định: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào

-1-


thực tiễn, tác dụng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học

sinh”.[2]
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo, đảm bảo chất lƣợng kiểm định dạy nghề tại trƣờng
Cao Đẳng Nghề tp.HCM, đội ngũ GV không ngừng nâng cao khả năng chuyên môn
và năng lực sƣ phạm. Cá nhân ngƣời nghiên cứu cũng rất tích cực trong việc áp
dụng những PPDH hiện đại vào giảng dạy và luôn cố gắng vận dụng những lý
thuyết trong lĩnh vực Giáo dục học vào thực tế giảng dạy.
Có nhiều lý thuyết là cơ sở cho các phƣơng pháp dạy học hiện đại trong đó có
lý thuyết học tập trải nghiệm. Dạy học theo lý thuyết học tập trải nghiệm tập trung
vào ngƣời học, đề cao vai trò, hoạt động của học sinh nên việc nghiên cứu vận dụng
lý thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học nghề sửa chữa ô tô là điều thực tế và cần
thiết.Phƣơng pháp dạy học dựa trên lý thuyết học tập trải nghiệm giúp ngƣời học
tích cực chủ động tạo kiến thức mới cho bản than qua kinh nghiệm vốn có và tƣơng
tác với môi trƣờng học tập. Phƣơng pháp học tập trải nghiệm không chỉ giúp ngƣời
học nắm đƣợc kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần có mà quan trọng hơn là thúc đẩy khả
năng tƣ duy, sáng tạo của ngƣời học và những trải nghiệm trong thực tế giúp ngƣời
học hoàn thiện nhiệt huyết, tình yêu với nghề.
Hiện nay trong các hƣớng nghiên cứu lý thuyết học tập trải nghiệm thì hƣớng
nghiên cứu vận dụng các tƣ tƣởng, quan điểm của lý thuyết học tập trải nghiệm vào
dạy học vẫn cịn ít do đó cần phải tiếp tục và phát huy việc thực hiện các đề tài theo
hƣớng này. Tại trƣờng Cao Đẳng nghề tp.HCM, trong q trình giảng dạy, các GV
có thể đã sử dụng các hoạt động trải nghiệm, tiếp cận gần với dạy học theo lý thuyết
học tập trải nghiệm. Tuy nhiên, hầu hết các GV đều chƣa hiểu rõ, phân tích đƣợc cơ
sở lý luận của lý thuyết học tập trải nghiệm, do đó chƣa xây dựng đƣợc quy trình
dạy học theo lý thuyết học tập trải nghiệm cụ thể. Trên cơ sở đó, ngƣời nghiên cứu
chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học mô đun BDSC hệ
thống bôi trơn và hệ thống làm mát tại trƣờng Cao Đẳng Nghề tp.HCM” để góp
phần vào cơng cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học nghề, nhằm nâng cao chất lƣợng
dạy học tại trƣờng Cao Đẳng Nghề tp.HCM.

-2-



2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học mô đun BDSC hệ thống bôi
trơn và hệ thống làm mát nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học nghề sửa chữa ô tô tại
trƣờng CĐN tp.HCM.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về Lý thuyết học tập trải nghiệm trong dạy học.
-

Khảo sát thực trạng dạy học mô đun BDSC Hệ thống bôi trơn và hệ thống
làm mát tại trƣờng Cao Đẳng Nghề tp.HCM.

-

Đề xuất phƣơng án dạy học mô đun BDSC Hệ thống bôi trơn và hệ thống
làm mát theo lý thuyết học tập trải nghiệm và vận dụng vào thực tế tại
trƣờng.

-

Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả của đề tài.

4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Q trình dạy mơ đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát tại trƣờng
Cao Đẳng Nghề tp.HCM
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu
-


Lý thuyết học tập trải nghiệm

-

Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào dạy học mô đun BDSC hệ thống
bôi trơn và hệ thống làm mát tại trƣờng Cao Đẳng Nghề tp.HCM

5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và những điều kiện có hạn, Ngƣời nghiên cứu tập trung :
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận và đề xuất phƣơng án dạy học mô đun BDSC hệ
thống bôi trơn và hệ thống làm mát theo Lý thuyết học tập trải nghiệm của
Kolb ( 1984)

-

Khảo sát thực trạng và tổ chức dạy học thực nghiệm tại trƣờng Cao Đẳng
Nghề tp.HCM

-3-


6. Giả thuyết khoa học
Tổ chức dạy học mô đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm theo lý
thuyết học tập trải nghiệm trong điều kiện hiện nay của trƣờng Cao Đẳng Nghề
tp.HCM đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, sƣ phạm, khả thi sẽ góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học nghề sửa chữa ô tơ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, Ngƣời nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp

nghiên cứu sau đây:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
-

Nghiên cứu các tài liệu lý luận nhằm tìm hiểu lý thuyết học tập trải nghiệm
và các phƣơng án dạy học theo quan điểm trải nghiệm.

-

Nghiên cứu chƣơng trình, giáo trình để xác định nội dung, cấu trúc logic của
các kiến thức mà sinh viên cần nắm vững.

7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
-

Phƣơng pháp quan sát: tiến hành tham gia dự giờ, quan sát việc dạy và tổ
chức dạy của giáo viên. Thăm dò, tiếp thu ý kiến của giáo viên và học sinh
đang hoạt động dạy học ở mô đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm
tại Trƣờng Cao đẳng nghề TP. HCM. Qua đó nắm bắt đƣợc thực trạng tại
trƣờng.

-

Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi:

 Tiến hành khảo sát bằng phiếu câu hỏi đối với GV, ngƣời học và để tìm
hiểu thực trạng dạy học mơ đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm
tại Trƣờng Cao đẳng nghề TP. HCM
 Tiến hành khảo sát bằng phiếu câu hỏi đối với doanh nghiệp, nhằm hiểu rõ
hơn thực trạng về chất lƣợng của đội ngũ lao động.

- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: tiến hành thực nghiệm dƣới hình thức tổ
chức giảng dạy mơ đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát theo lý
thuyết học tập trải nghiệm tại Trƣờng Cao đẳng nghề TP. HCM.

-4-


8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và Phụ lục, luận văn gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về lý thuyết học tập trải nghiệm trong dạy học
Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng dạy học mô đun BDSC hệ thống bôi trơn và hệ
thống làm mát tại Trƣờng Cao đẳng nghề TP. HCM.
Chƣơng 3: Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm Kolb vào dạy học mô đun
BDSC hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát tại Trƣờng Cao đẳng nghề TP. HCM.

-5-


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT HỌC
TẬP TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
1.1. TỔNG QUAN
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc
Phƣơng pháp giáo dục “ Lấy học sinh làm trung tâm ” ngày nay đã đƣợc hình
thành và phát triển dựa trên những quan điểm mới về phƣơng pháp giáo dục từ
những năm cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.Từ việc điều hành lớp học, quan tâm
đến HS và một số quan điểm khác về GD liên quan đến môi trƣờng học tập, yếu tố
cá nhân, yếu tố xã hội.
Thế kỷ XVIII, Jean - Jacques Rousseaus (1712-1778) là một nhà giáo dục

ngƣời Pháp cho rằng, phải hƣớng học sinh tích cực tự giành lấy kiến thức bằng cách
tìm hiểu, khám phá và sáng tạo, đặc biệt coi trọng vốn kiến thức, kinh nghiệm của
ngƣời học trong quá trình học tập [5, tr35].
Năm 1938, John Dewey (1859 - 1952), nhà triết học Hoa Kỳ trong thế kỷ XX,
đã tìm kiếm một khái niệm dân chủ trong các lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có
giáo dục. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến giáo dục của Dewey là:
Trƣờng học và Xã hội (School and Society, 1899), Cách chúng ta nghĩ (How we
think, 1910), Dân chủ và giáo dục (Democracy and Education, 1916) và Kinh
nghiệm và giáo dục (Experience and Education, 1938). Dewey đƣợc đánh giá là
“nhà lý luận giáo dục có ảnh hƣởng nhất của thế kỷ XX” [10]. Trong Kinh nghiệm
và giáo dục, Dewey phân biệt giữa nền giáo dục truyền thống và nền giáo dục tiến
bộ, đề cập đến những nhƣợc điểm cơ bản của cả hai nền giáo dục. Ông nhấn mạnh
rằng: “Cả hai nền giáo dục đó đều chƣa đáp ứng đƣợc sự địi hỏi, mỗi nền giáo dục
đều có những sai lầm về mặt giáo dục. Bởi vì, cả hai đều khơng vận dụng những
nguyên tắc của nhận thức dựa trên kinh nghiệm đƣợc phát triển thấu đáo” [11].
Trong cơng trình nghiên cứu này, Dewey đã làm sáng tỏ ý nghĩa của kinh nghiệm
cá nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân ngƣời học với hoạt động dạy học.

-6-


Năm 1946, Zadek Kurt Lewin (1890 - 1947), ngƣời sáng lập của tâm lý
học xã hội Mỹ, đƣợc biết đến với công việc nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi tổ
chức, động lực nhóm và sự phát triển phƣơng pháp luận của nghiên cứu hành
động. Mối quan tâm chính của Lewin là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Qua nghiên cứu, Lewin cho ta thấy việc học tập đạt hiệu quả tối đa khi có một sự
xung đột căng thẳng biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc phân tích giải
quyết nhiệm vụ học tập. Theo ơng, cuộc xung đột này có vai trị rất quan trọng
làm thay đổi và giúp con ngƣời tiến bộ hơn. Công trình nghiên cứu có liên quan
đến học tập dựa vào trải nghiệm của Lewin là “T-nhóm và phƣơng pháp phịng thí

nghiệm”. ”. Lewin đã khẳng định kinh nghiệm chủ quan của cá nhân là một thành
phần quan trọng của học tập dựa vào trải nghiệm.[30]
Năm 1960, Jean Piaget (1896 - 1980), nhà tâm lý học phát triển ngƣời Thụy Sỹ,
một trong những ngƣời theo dòng phái lý luận nền tảng của giáo dục hiện đại, đã
góp phần chỉ rõ bản chất và nguồn gốc của tri thức và trí tuệ. Ông đã nghiên cứu
bản chất và quá trình phát triển của trí thơng minh. Ơng thấy rằng q trình phát
triển của trí thơng minh có liên quan đến tuổi của mỗi ngƣời, cũng nhƣ sự khác biệt
trong cách nghĩ của mỗi trẻ em về những điều trẻ nhận thức. Từ những hiểu biết
này, Piaget đã thực hiện một nghiên cứu về kinh nghiệm và kiến thức của con
ngƣời. Ông đã dành nhiều thời gian để khám phá những ý tƣởng này. Lý thuyết của
Piaget cho rằng: “Trí thơng minh đƣợc định hình bởi kinh nghiệm và trí thơng minh
đó khơng phải là một đặc tính nội bộ bẩm sinh mà là một sản phẩm của sự tƣơng tác
giữa con ngƣời và mơi trƣờng sống của mình” [7].
Năm 1970, Revans mới bắt đầu đƣa vào giảng day thuật ngữ action learning
(AL), đƣợc thể hiện trong bộ sách “Developing Effective Managers” (1971).
Năm 1984, trên cơ sở những nghiên cứu của Dewey, Lewin, Piaget, Lev
Vygotsky và các nhà nghiên cứu khác về kinh nghiệm và học tập dựa vào kinh
nghiệm, David Kolb (sinh năm 1939), nhà lý luận giáo dục Hoa Kỳ, cho rằng học
tập liên quan đến sự tƣơng tác giữa cá nhân và mơi trƣờng, sự trải nghiệm gồm có:
sự trải nghiệm nội tâm và trải nghiệm bên ngồi. Ơng đã nghiên cứu và cho xuất

-7-


bản một cơng trình về học tập dựa vào trải nghiệm: Trải nghiệm học tập: Kinh
nghiệm là nguồn học tập và phát triển (Study experience: Experience is the source of
Learning and Development). David Kolb đã chính thức giới thiệu lý thuyết học tập
dựa vào trải nghiệm, cung cấp một mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để ứng
dụng trong trƣờng học, tổ chức kinh tế và hầu nhƣ bất cứ nơi nào con ngƣời đƣợc
tập hợp với nhau. Ông đã liệt kê các đặc điểm của học tập dựa vào trải nghiệm và

xác định các giai đoạn trong học tập dựa vào trải nghiệm. Đối với Kolb, “Học tập là
q trình mà trong đó kiến thức đƣợc tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh
nghiệm”. Các kinh nghiệm học tập liên quan đến việc áp dụng các thông tin nhận
đƣợc từ giáo dục đến kinh nghiệm của ngƣời học. Các HS khơng tiếp thu kiến thức
của mình chỉ từ các GV, mà thay vào đó, ngƣời học thơng qua q trình trải nghiệm
dựa trên các kinh nghiệm hiện có của bản thân để thu nhận thông tin mới trong mơi
trƣờng học tập thực tiễn và kiểm tra nó lại bằng kinh nghiệm của mình.[27]
Năm 1994, Mumford kế thừa quan điểm từ Kolb, theo quan điểm này cịn có
David Botham.
David Bound, Rosemary Keough và David Walker xuất bản cuốn sách Turning
Experience into Learning, tại London vào năm 1985. Họ quan tâm đến các yếu tố
của quá trình phản hồi trong DH định hƣớng học tập hành động nhƣ: trải nghiệm,
cảm giác.

-8-


1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Việc tiếp cận năng lực của ngƣời học là một trong những yếu tố quan trọng nhất
nhằm phát triển tiềm năng của mọi ngƣời. Chính vì vậy việc áp dụng phƣơng pháp
dạy học hiện đại với những quan điểm mới sẽ giúp ngƣời học phát huy tối đa, tiến
tới hoàn thiện năng lực bản thân.
Tác giả Nguyễn Văn Hạnh và Nguyễn Hữu Hợp (2013) đã nghiên cứu dạy học
dựa vào lý thuyết học tập trải nghiệm trong đào tạo giáo viên kỹ thuật. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb có tiềm năng rất lớn
trong việc phát triển năng lực sƣ phạm cho giáo viên sƣ phạm kỹ thuật. Giảng dạy
theo mơ hình học tập trải nghiệm làm thay đổi vai trò của giảng viên trong giảng
dạy [19].
Tại trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật đã có một số cơng trình nghiên cứu liên
quan đến lý thuyết học tập trải nghiệm nhƣ:

Nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Thùy về việc tổ chức dạy học theo định hƣớng
học tập hành động. Đề tài đã đề cập đến 5 hƣớng học tập về hành động trong trƣờng
học đó là: ngẫu nhiên (Tacit); hợp tác, tự định hƣớng (Collaborative, Self-Directed);
khoa học (Scientific); trải nghiệm (Experiental) và phản hồi (Critical reflection).
Nghiên cứu trên giúp ngƣời nghiên cứu một góc nhìn rộng hơn về học tập trải
nghiệm và những mối quan hệ biện chứng giữa trải nghiệm và phản hồi.
Bài báo: “Dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo lý thuyết học tập
trải nghiệm của David A.Kolb” đăng trên tạp chí khoa học trƣờng Đại học Sƣ Phạm
Hà Nội của TS.Bùi Văn Hồng (2015). Thầy kết luận: “Ƣu điểm của mơ hình này là
ln đảm bảo tính liên tục về mặt nhận thức, qua đó giúp ngƣời học hiểu rõ về nội
dung học tập và thực hiện chính xác các thao tác thực hành để phát triển kỹ năng.
TS. Bùi Văn Hồng đã nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm vào
dạy học các môn nghề một cách hiệu quả, thêm vào đó việc thầy phân tích việc dạy
học theo tích hợp rất phù hợp với yêu cầu của các trƣờng trong đào tạo nghề hiện
nay.

-9-


Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có những nghiên cứu mới về vận dụng Lý
thuyết học tập trải nghiệm vào trong dạy học mô đun nghề sửa chữa ôtô “Bảo
dƣỡng – Sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát” . Vì vậy, vấn đề này sẽ
đƣợc nghiên cứu và trình bày trong luận văn này.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Kinh nghiệm
“Kinh nghiệm” là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải, tiếp
xúc với cuộc sống mà có hoặc là những điều coi nhƣ những kiến thức học đƣợc
bằng lý luận, đã thu nhận đƣợc trong quá trình thực sự hoạt động (cƣ xử, giao thiệp,
thực hành, làm việc…) [12].
Kinh nghiệm liên quan đến những gì đã đƣợc tích lũy hoặc vận dụng những tồn

đọng của những kinh nghiệm trƣớc đây là kinh nghiệm quá khứ. John Dewey đã đề
cập đến việc kinh nghiệm quá khứ có ảnh hƣởng đến kinh nghiệm hiện tại và kinh
nghiệm tƣơng lai. Tất cả những kinh nghiệm ảnh hƣởng đến tƣơng lai của nó
(những kinh nghiệm về sau), hoặc tốt hơn hoặc xấu đi. Kinh nghiệm tích lũy có thể
sẽ bị mai một đi và mở ra cơ hội cho những kinh nghiệm tƣơng lai. [9]
1.2.2. Trải nghiệm
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam "Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất
kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào đƣợc chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại
thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng ngƣời.
Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong,
nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân đƣợc ý thức, chuyển
thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều
chỉnh hành vi của cá nhân. Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới, có thể sáng tạo
trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học (phát minh), nghệ thuật, sản xuất – kỹ thuật
(sáng tác, sáng chế), kinh tế, chính trị,…". [25]
Trải nghiệm là q trình cá nhân tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng, với sự vật,
hiện tƣợng, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tƣơng tác, cảm

-10-


nhận về sự vật, hiện tƣợng đó. Trải nghiệm diễn ra dựa trên vốn kinh nghiệm cá
nhân về sự vật, hiện tƣợng
1.2.3. Dạy học
Dạy học đƣợc xác định nhƣ một nỗ lực để giúp một ngƣời nào đó có đƣợc hoặc
thay đổi, một kỹ năng, kiến thức và các ý tƣởng. Nói một cách khác, nhiệm vụ của
ngƣời giáo viên là tạo ra hoặc gây ảnh hƣởng để có thể dẫn tới một sự thay đổi về
hành vi mong muốn.[5, tr132]
- Vai trò của GV là định hƣớng tổ chức, thực hiện việc truyền thụ tri thức, kỹ
năng kỹ xảo đến ngƣời học một cách hợp lý, khoa học nên ln ln có vai trị và

tác dụng chủ đạo.
- Ngƣời học ý thức, tổ chức quá trình tiếp thu một cách độc lập, sáng tạo các
hệ thống kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, hình thành năng lực và thái độ đúng đắn, tạo ra
động lực cho việc học với tƣ cách là chủ thể sáng tạo, hình thành nhân cách của bản
thân.
1.2.4. Học tập trải nghiệm
Học tập qua trải nghiệm (experiential learning) là một cách học thông qua làm,
với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực
tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.
Trong luận án này, ngƣời nghiên cứu hiểu học tập trải nghiệm là mơ hình học
tập trong đó GV là ngƣời thiết kế, tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động để HS bằng
vốn kinh nghiệm của cá nhân kết hợp tiếp xúc trực tiếp với môi trƣờng học tập, sử
dụng các giác quan, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng và thái độ,
hành vi. [9]
1.2.5. Dạy học theo trải nghiệm
Dạy học đƣợc xác định nhƣ một nỗ lực để giúp một ngƣời nào đó có đƣợc hoặc
thay đổi, một kỹ năng, kiến thức và các ý tƣởng. Nói một cách khác, nhiệm vụ của
ngƣời giáo viên là tạo ra hoặc gây ảnh hƣởng để có thể dẫn tới một sự thay đổi về
hành vi mong muốn.[5, tr132]

-11-


Từ phân tích trên, kết hợp với khái niệm “trải nghiệm” đã đƣợc trình bày ở mục
{1.2.2}, dạy học theo trải nghiệm trong đề tài này đƣợc hiểu “là dạy học đƣợc tổ
chức theo tiến trình trải nghiệm thực tế cho đến khi hình thành năng lực thực hiện ở
ngƣời học”.
1.2.6. Phƣơng pháp dạy học theo trải nghiệm
Phƣơng pháp dạy học đƣợc định nghĩa nhƣ sau: là tổng hợp các cách thức hoạt
động tƣơng tác đƣợc điều chỉnh của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm

vụ dạy học. Hay nói cách khác, phƣơng pháp dạy học là hệ thống các tác động liên
tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để
học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt đƣợc
mục tiêu đã định [14, tr27].
Kết hợp khái niệm phƣơng pháp dạy học nhƣ trình bày ở trên với khái niệm
“dạy học theo trải nghiệm” đã đƣợc trình bày ở mục {1.2.3}, phƣơng pháp dạy học
theo trải nghiệm trong đề tài này đƣợc hiểu “là phƣơng pháp dạy học đƣợc xây
dựng trên tiến trình trải nghiệm thực tế cho đến khi hình thành năng lực thực hiện ở
ngƣời học. Trong đó, ngƣời dạy tạo điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển
năng lực của ngƣời học dựa trên kinh nghiệm đã có và thơng qua tƣơng tác với mơi
trƣờng học tập”.
1.2.7. Mô đun
Theo từ điển giáo dục học, Mô đun là “một phân hệ tự chủ của một chương
trình học tập hoặc một giáo trình” [5, 261].
Mơ đun là “tư liệu sư phạm dùng để hướng dẫn trong những quá trình làm việc
của học sinh” [5, 261].
Ngồi ra cịn một số khái niệm nhƣ sau:
- Mơ đun có nguồn gốc từ thuật ngữ Latinh “ modulus" với nghĩa đầu tiên là
mực thƣớc, thƣớc đo. Trong kiến trúc xây dựng La mã nó đƣợc sử dụng nhƣ một
đơn vị đo. Đến giữa thế kỷ 20, thuật ngữ modulus mới đƣợc truyền tải sang lĩnh vực
kỹ thuật. Nó đƣợc dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của các thiết bị kỹ thuật có
các chức năng riêng biệt có sự hỗ trợ và bổ sung cho nhau, không nhất thiết phải

-12-


hoạt động độc lập. Mô đun mở ra khả năng cho việc phát triển, hoàn thiện và sửa
chữa sản phẩm.
- Trong Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 chƣơng I, điều 5
có nêu “Mơ đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chun mơn, kỹ

năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người
học nghề có năng lực thực hành trọn vẹn một công việc của một nghề.”
Nhận xét: Trong giáo dục đào tạo nghề, mơ đun có thể xây dựng dựa trên những
giáo trình và tài liệu đã có, khi đó những mơ đun này đƣợc liên kết chặt chẽ với
nhau và phụ thuộc vào giáo trình có sẵn. Ngồi ra, mơ đun có thể xây dựng nhằm
bổ sung nội dung cho những giáo trình đang có, làm tăng thêm sự phong phú về
kiến thức.
1.2.8. Năng lực
Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ vào thực hiện
một cơng việc có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Năng lực chính là khả
năng mỗi cá nhân có sự phù hợp giữa một tổ hợp các thuộc tính tâm lý với yêu cầu
của một hoạt động nhất định để hoạt động có kết quả. Mỗi một cá nhân có những
khả năng/ tiềm năng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên theo quan niệm đào tạo
nghề theo năng lực thì mọi học sinh học nghề đều có thể học đạt đến một trình độ
thông thạo (Mastery Learning) cho một nghề nhất định. Do đó trong đào tạo nghề
chúng ta cần tạo mọi điều kiện về sƣ phạm và cơ sở vật chất để các em đạt yêu cầu
của nơi sử dụng lao động.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập III, tr.41): Năng lực là đặc điểm của cá
nhân thể hiện mức độ thơng thạo - tức là có thể thực hiện một cách thuần thục và
chắc chắn hay một số dạng hoạt động nào đó”.
Theo Bộ GDĐT (2015): Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động
trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và
các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân
được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết
các vấn đề của cuộc sống.

-13-


1.2.9. Năng lực thực hiện

“Năng lực thực hiện” hay “năng lực hành nghề” trong một số tài liệu tiếng Việt
hiện nay đƣợc dịch từ thuật ngữ tiếng Anh thƣờng là “Competence” hoặc
Competency”, ví dụ “Competecy Based Training - CBT” có thể đƣợc hiểu là “Đào
tạo theo năng lực thực hiện”.
Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực thực hiện:
- Năng lực thực hiện là khả năng sản xuất của một cá nhân, khả năng đó đƣợc
xác định và đo lƣờng trong các thuật ngữ của sự thực hiện một nội dung lao động
xác định, nó khơng chỉ dừng ở kiến thức, khả năng, thái độ hoặc kỹ năng, những
vấn đề này là cần thiết nhƣng bản thân nó khơng đủ cho một sự thực hiện có kết quả
(Luật Giáo dục nghề nghiệp của Mêhicô).
- Năng lực thực hiện là sự thực thi hiệu quả của các khả năng tập trung vào sự
thực hiện nhiệm vụ của một nghề nghiệp có liên quan đến các cấp trình độ u cầu
của vị trí làm việc. (Học viện Quốc gia Empleo - Tây Ban Nha).
- Năng lực là một sự phối hợp phức tạp của các thuộc tính (kiến thức, thái độ,
các nguyên tắc và kỹ năng) và các công việc phải đƣợc thực hiện trong các hoàn
cảnh xác định (Tổ chức ANTA - Australia).
- Năng lực thực hiện là “khả năng thực hiện đƣợc các hoạt động (nhiệm vụ,
công việc) trong nghề theo các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, cơng việc
đó” ( Tổ chức Lao động thế giới - ILO).
Ở Việt Nam khi nghiên cứu về đào tạo nghề nghiệp theo năng lực thực hiện
cũng có các định nghĩa khác nhau, có hai định nghĩa cần chú ý đó là:
- Năng lực thực hiện (khả năng hành nghề) là khả năng của một ngƣời lao
động có thể thực hiện những công việc của một nghề theo những chuẩn đƣợc quy
định. Khả năng hành nghề bao gồm 3 thành tố có liên quan chặt chẽ với nhau là:
Kiến thức, kỹ năng và thái độ (Nguyễn Minh Đƣờng: Phát triển chương trình giáo
dục kỹ thuật và dạy nghề, 1999).
- Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện đƣợc các hoạt động (nhiệm vụ,
công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó

-14-



(Nguyễn Đức Trí: Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây
dựng tiêu chuẩn nghề, 1996).
Năng lực thực hiện liên quan đến nhiều mặt, nhiều thành tố cơ bản tạo nên nhân
cách con ngƣời, nó thể hiện sự phù hợp ở mức độ nhất định của những thuộc tính
tâm sinh lý cá nhân với một hay một số hoạt động nào đó.
1.3. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM MƠ HÌNH HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
1.3.1. Bản chất của học tập trải nghiệm
Học tập trải nghiệm tiến hành trên vốn kinh nghiệm và việc sử dụng các giác
quan của ngƣời học. Quá trình giáo dục truyền thống thu nhận thông tin thông qua
việc nghiên cứu các chủ đề mà ít trải nghiệm thực tế. Ở học tập dựa vào trải
nghiệm, kinh nghiệm của ngƣời học đƣợc tích lũy và phản hồi thông qua những
kiến thức và hiểu biết mới mà ngƣời học tiếp thu đƣợc từ những trải nghiệm thực tế.
Học tập dựa vào trải nghiệm không đơn thuần là thực hiện một hoạt động học tập
trong môi trƣờng xung quanh, mà trải nghiệm trở thành một quá trình học tập khi nó
đƣợc HS tƣ duy và phản hồi, từ đó rút ra những kết luận để ghi nhớ và vận dụng
vào các tình huống khác nhau . Trong q trình giáo dục này, GV chính là ngƣời tạo
ra môi trƣờng học tập thuận lợi nhất để HS tham gia. Trong trải nghiệm, dƣới sự tổ
chức, hƣớng dẫn của GV, HS tự mình trải nghiệm thực tế nhằm tìm ra kiến thức,
hình thành những kỹ năng, hành vi.
Học tập dựa vào trải nghiệm lấy hoạt động của HS làm trung tâm, tất cả HS đều
trải nghiệm theo một tiến trình cụ thể dƣới sự tổ chức và hỗ trợ của GV. Trong trải
nghiệm, tất cả HS đều huy động tối đa kinh nghiệm có sẵn, cùng với các giác quan
để quan sát, cảm nhận về sự vật, hiện tƣợng; HS đều đƣợc phát huy khả năng làm
việc tự lập, làm việc theo nhóm, tƣ duy sáng tạo, biết so sánh, phân tích, đánh giá
các sự vật, hiện tƣợng dựa trên sự trải nghiệm của bản thân. [8]
Nói tóm lại, bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm là quá trình học tập tập
trung vào các giác quan và kinh nghiệm của ngƣời học.


-15-


×