Tên sáng kiến kinh nghiệm:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ CƠ THỂ CHO HỌC SINH
LỚP 8 THÔNG QUA BỘ MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH
I. MỞ ĐẦU
Cùng với công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giáo dục phổ thông đã và
đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó
là: “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng
chung sống”. Cơng cuộc đổi mới này liên quan đến nhiều lĩnh vực như đổi mới
chương trình, đổi mới SGK, đổi mới thiết bị dạy - học, đổi mới phương pháp
dạy - học, đổi mới cách thức kiểm tra - đánh giá... Trong đó việc nâng cao chất
lượng giáo dục là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết
của môi nhà trường nói chung và môi một giáo viên nói riêng xun suốt q
trình dạy học của mình là cơng việc phải làm thường xuyên.
Cũng như các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông, môn Sinh học là
bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là đi từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đặc biệt chương trình Sinh học 8 nghiên
cứu về cơ thể người, học sinh sẽ được tìm hiểu sâu hơn về chức năng của các cơ
quan, hệ cơ quan, thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa cấu tạo với chức năng của
chúng, tìm ra quy luật hoạt động của các cơ quan. Chương trình đã dành thời
gian giáo dục học sinh về kiến thức vệ sinh liên hệ thực tế trong việc giáo dục
sức khỏe cho tuổi vị thành niên, rèn luyện thân thể, bảo vệ tăng cường sức khỏe
để học tập, lao động có năng suất và hiệu quả.
Tuy nhiên, qua một số năm giảng dạy môn sinh học THCS, tôi nhận thấy
việc giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe được thực hiện
bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục chưa cao do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là giáo viên
chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của các tiết học và sử dụng các phương pháp
giảng dạy chưa hợp lí.
Học sinh lớp 8 ở độ tuổi 13 - 14 tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, giai
đoạn quá độ chuyển từ thiếu niên sang thanh niên cơ thể phát triển mạnh về
kích thước và thể lực, đồng thời có những chuyển biến mạnh về mặt sinh lý.
Chính những chuyển biến đó ở các em là những vấn đề kích thích nhu cầu tìm
hiểu về bản thân mình. Đồng thời sự phát triển cơ bắp khiến các em ham thích
được hoạt động, tính năng động cao. Tuy nhiên mức độ phát triển của hệ thần
kinh chưa đạt đến hoàn thiện, do đó các em chóng mệt mỏi, dễ hưng phấn xong
cũng dễ chuyển sang trạng thái ức chế do đó việc vận dụng kiến thức sinh học
vào việc giữ vệ sinh trong quá trình học tập là điều rất cần thiết.
Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho các em học tốt môn Sinh học ngay từ
những phút đầu tiên, nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, của
Phòng giáo dục, Sở giáo dục đề ra cũng như giúp học sinh có những biện pháp
khoa học để bảo vệ cơ thể. Đó cũng là vấn đề bản thân tơi ln ln trăn trở, suy
nghĩ tìm ra giải pháp thực hiện. Qua một số năm giảng dạy, học tập kinh nghiệm
2
của các đồng nghiệp, tơi mạnh dạn trình bày “Mợt số biện pháp giáo dục bảo vệ
cơ thể cho học sinh lớp 8 thông qua bộ môn Cơ thể người và vệ sinh”.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề
1.1. Thuận lợi và khó khăn
1.1.1. Thuận lợi
Trong quá trình thực hiện giảng dạy việc giáo dục biện pháp giữ vệ sinh và
rèn luyện sức khỏe cho học sinh qua bộ môn học sinh học lớp 8 gặp nhiều thuận
lợi:
- Nhà trường: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà
trường hiện nay tương đối đầy đủ. Nhà trường đã có phịng thực hành cho bộ
mơn Sinh học (tuy chưa được đạt như yêu cầu của phòng thực hành sinh chun
dụng), mơi phịng học có sẵn 1 tivi… đặc biệt Ban giám hiệu, các bậc phụ huynh
luôn quan tâm đến việc học tập của học sinh cũng như con em mình.
- Học sinh: Một số em rất ham thích đọc thêm sách tham khảo, tự tìm tịi
giải thích được các bài tập có liên quan đến thực tế.
- Cấu trúc chương trình thuận lợi cho việc thực hiện đề tài là sau khi nêu
qua ý nghĩa, tầm quan trọng của từng hệ cơ quan trong hoạt động sống chung
của cơ thể, sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu cấu tạo và hoạt động sinh lý của các cơ
quan trong hệ. Cuối cùng, nêu lên các vấn đề vệ sinh dựa trên những hiểu biết về
cấu tạo và chức năng của cơ quan trong hệ cơ quan hoặc ứng dụng vào đời sống,
học tập và lao động.
1.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu trên, thì hoạt động dạy - học vẫn còn
tồn tại nhiều khó khăn:
- Học sinh lớp 8 ở độ tuổi 13-14, tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, giai
đoạn chuyển từ tuổi thiếu niên sang thanh niên, nên tâm sinh lý chưa ổn định,
tính tình bướng bỉnh, hay xấu hổ và ít quan tâm đến vệ sinh cá nhân.
- Phụ huynh: Nhiều phụ huynh cho rằng môn Sinh học là một môn học phụ
nên xem nhẹ cũng như chưa quan tâm đúng mức đến giai đoạn phát triển của
con em họ.
- Năm học 2021 - 2022 là năm dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc
biệt tại địa phương Abc nên tình trạng học trực tuyến diễn ra thường xuyên.
Cùng với đó là việc điều chỉnh chương trình giảng dạy bộ môn Sinh học cơ thể
người và vệ sinh lớp 8 đã giảm tải nhiều bài liên quan đến “vệ sinh” nên giáo
viên có rất ít thời gian để giáo dục các biện pháp bảo vệ cơ thể cho học sinh.
1.2. Khảo sát thực trạng
Cấu trúc chương trình sinh học 8 thể hiện tính logic, khoa học cao. Thơng
qua từng bài học của từng chương, giáo viên lồng ghép giáo dục biện pháp giữ
gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe đối với từng cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể.
3
Từ đó, giúp các em đề ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, phịng
chống các loại bệnh tật học đường tương ứng.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài tơi nhận thấy:
*/ Về phía giáo viên:
- Chưa nghiên cứu sâu khi dạy các bài vệ sinh.
- Đa số giáo viên lựa chọn phương pháp vấn đáp thơng thường khi dạy các
bài vệ sinh. Ví dụ như:
o Em hãy kể tên các bệnh về …….mà em biết ?
o Em hãy cho biết các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ ……….
o Em hãy nêu các biện pháp phòng chống bệnh cho hệ …………
- Với các câu hỏi như thế học sinh có thể trả lời theo sách giáo khoa, chưa
phát huy được tính tích cực nên chưa khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Phần “Câu hỏi và bài tập củng cố”, hay phần “Hướng dẫn học sinh tự
học” chưa giao bài tập rèn luyện vệ sinh.
- Giáo viên thiếu sự kiểm tra, động viên, uốn nắn thường xuyên, nên chưa
giúp học tạo thành các thói quen, tập quán, lối sống tốt.
*/ Về phía học sinh:
- Chưa vận dụng đúng các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện sức khỏe
đã được học vào thực tiễn cuộc sống.
- Thiếu rèn luyện thường xuyên các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn luyện
sức khỏe để tạo thành những thói quen, tập quán tốt.
Tôi tiến hành khảo sát thực trạng học sinh khối 8 (80 học sinh) tại trường
TH&THCS Abc vào tháng 10/2021, kết quả như sau:
Câu 1: Thái độ của em đối với mơn Sinh học lớp 8
Rất thích
Thích
Bình thường Khơng thích Ý kiến khác
2 (2,5%)
10 (12,5%) 31 (38,75%) 37 (46,25%)
0 (0%)
Câu 2: Em có nhận xét vì về phương pháp mà giáo viên đã dạy?
Rất hay
Hay
Bình thường
Khơng hay
Ý kiến khác
3 (3,75%)
14 (17,5%) 35 (43,75%)
28 (35%)
0 (0%)
Câu 3: Em đã quan tâm đến các hệ cơ quan trong cơ thể của mình chưa?
Rất quan
Không quan
Quan tâm
Ít quan tâm
Ý kiến khác
tâm
tâm
2 (2,5%)
11 (13,75%)
40 (50%)
27 (33,75%)
0 (0%)
Câu 4: Em đã biết cách bảo vệ từng hệ cơ quan trong cơ thể của mình
chưa?
Biết rất ro
Biết
Biết ít
Chưa biết
Ý kiến khác
2 (2,5%)
14 (17,5%) 43 (53,75%) 21 (26,25%)
0 (0%)
2. Mơ tả, phân tích các giải pháp áp dụng sáng kiến.
2.1. Mô tả quy trình/quá trình thực hiện.
Để đạt được hiệu quả tốt trong công tác giáo dục biện pháp giữ gìn vệ sinh
và rèn luyện sức khỏe qua mơn sinh học 8 thì trong các bài dạy giáo viên cần
phải thực hiện như sau:
4
2.1.1. Cập nhật các kiến thức về bệnh, tật học đường cũng như đại dịch
có liên quan:
- Trong q trình giảng dạy các kiến thức về “vệ sinh”, giáo viên phải xác
định được tầm quan trọng của các bài “vệ sinh”. Thông qua các bài học này học
sinh được trang bị rất nhiều kiến thức về các biện pháp giữ gìn vệ sinh và rèn
luyện sức khỏe. Vì thế trong phần thiết kế tiết dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ
thông tin, cập nhất các kiến thức về bệnh, tật học đường, đại dịch có liên quan từ
tài liệu, sách báo, các trang web. Qua đó giáo viên sưu tầm tranh ảnh, tư liệu
phục vụ cho tiết học sinh động hơn.
- Ví dụ: Khi dạy chương II. Vận đợng: chúng ta phải tìm hiểu kiến thức vệ
sinh về bệnh cong vẹo cột sống và phải trang bị cho học sinh các biện pháp
phòng chống các bệnh về cong vẹo cột sống và rèn luyện sức khỏe để hệ cơ
xương phát triển khỏe mạnh.
Đối với chủ đề “Hô hấp”, tuy bài “Vệ sinh hô hấp” đã được giảm tải
nhưng giáo viên vẫn phải lồng ghép nhằm giáo dục học sinh các biện pháp bảo
vệ hệ hơ hấp đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid -19 như hiện nay.
5
Đối với bài “Vệ sinh mắt”: chúng ta phải tìm hiểu các kiến thức về tật cận
thị học đường nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức về phòng chống tật cận
thị
o
o
o
Khi dạy chương XI. Sinh sản: Chúng ta phải trang bị cho học sinh những
kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, đây là những vấn đề
hết sức nóng bỏng hiện nay. Tình trạng nạo phá thai ở lứa tuối học đường gây ra
những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho sức khỏe và tương lai của các em.
Thông qua bài “Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai” bên cạnh việc
trang bị kiến thức, giáo viên hết sức quan tâm đến việc giúp học sinh vận dụng
các kiến thức đã học vào đới sống hình thành các kĩ năng sống cho bản thân
như:
Kĩ năng ra quyết định: Tự xác định cho mình một biện pháp tránh thai.
Kĩ năng từ chối: từ chối những lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai
ngoài ý muốn.
Kĩ năng ứng phó với các tình huống ép buộc, dụ dơ, lừa gạt quan hệ tình dục.
2.1.2. Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp vấn đáp khi giảng dạy
các kiến thức về vệ sinh:
- Phương pháp đặc thù của bộ môn sinh học là phương pháp trực quan và
thực hành. Đối với việc vận dụng kiến thức sinh học vào việc giữ vệ sinh và rèn
6
luyện sức khỏe phương pháp này sẽ giúp học sinh phát huy được tính tự giác,
tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo, học sinh tự giành kiến thức dưới sự tổ
chức và chỉ đạo của giáo viên. Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng phương
pháp trực quan nếu giáo viên kết hợp linh hoạt với phương pháp vấn đáp sẽ tăng
hiệu quả lĩnh hội kiến thức lên rất nhiều lần. Kiến thức thu nhận sẽ trở thành tài
sản riêng của các em. Vì các em được tri giác sâu hơn nên giúp các em hiểu bài
hơn, nắm vững kiến thức hơn từ đó vận dụng vào cuộc sống dễ dàng hơn.
- Đặc biệt hơn, trong khi vận dụng phương pháp trực quan kết hợp với vấn
đáp trong phần dạy kiến thức về vệ sinh sẽ giúp chúng ta giải quyết việc sử dụng
phương pháp vấn đáp đơn thuần bằng việc lặp lại nhiều lần các câu hỏi quen
thuộc gây nhàm chán. Từ đó khắc sâu kiến thức cho học sinh, cũng như rèn
được kĩ năng ra quyết định vận dụng các biện pháp vệ sinh vào cuộc sống giúp
học sinh hình thành các thói quen, tập quán nếp sống tốt, có lợi cho bản thân.
- Để có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu cho học sinh quan sát, chúng ta phải
sưu tầm hoặc chụp hình, quay phim tạo tranh ảnh, tư liệu về các chủ đề có liên
quan đến nội dung các bài, các chương đang giảng dạy. Đặc biệt trong thời gian
dạy trực tuyến như hiện nay thì việc sử dụng video cũng như các hình ảnh trực
quan sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Ví dụ: Đối với bài “Vệ sinh da”: giáo viên cần cung cấp tranh ảnh cho
học sinh các bệnh về da, tranh ảnh tai nạn do bị bỏng do điện, nước sôi… giúp
học sinh có kĩ năng chăm sóc da, cẩn thận phòng tránh các tai nạn có thể gây ra
bỏng…
Đối với bài “Vệ sinh tiêu hóa”: Giáo viên sưu tầm các tranh ảnh về hướng
dẫn cách vệ sinh răng miệng; các bước rữa tay đúng cách; tranh ảnh các loại
giun sán sống kí sinh trong cơ thể người; video minh họa các tác nhân gây hại và
các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa. Qua quan sát tranh ảnh kết hợp với câu hỏi
khai thác nhận thức của học sinh giáo viên dễ dàng hình thành những biện pháp
giúp học sinh bảo vệ hệ tiêu hóa. Và vì hiệu quả mang lại từ nội dung tranh ảnh
giúp học sinh hình thành các thói quen ăn uống, vệ sinh khoa học tránh các tác
nhân gây hại cho hệ tiêu hóa.
Đối với chủ đề “Hô hấp”, GV liên hệ với dịch bệnh Covid – 19 cung cấp
video, thông tin về dịch bệnh và yêu cầu học sinh đưa ra các biện pháp phịng
tránh, vệ sinh đường hơ hấp.
2.1.3. Phương pháp giao cho học sinh các bài tập thực hành ở nhà và
tăng cường kiểm tra đánh giá.
Phương pháp này rất phù hợp với tình hình dịch bệnh và thường xuyên dạy
trực tuyến như hiện nay.
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy,
hình thành cho học sinh các kĩ năng vận dụng biện pháp vệ sinh rèn luyện sức
khỏe trong đời sống, hình thành thói quen, tập quán lối sống tốt.
Để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung
kiến thức cần luyện tập, các bài tập và phương án giải quyết các tình huống có
thể xảy ra. Các bài tập cần chọn lọc đa dạng có thể là bài tập vận dụng các biện
7
o
o
o
o
pháp đã học vào đời sống hằng ngày như giữ gìn vệ sinh các hệ cơ quan, bài tập
thể dục thể thao rèn luyện cơ thể…
Ví dụ, khi dạy bài “Vệ sinh hệ thần kinh” giáo viên cần rèn cho học sinh
kĩ năng ứng phó với tình huống bằng cách giao bài tập về nhà như sau:
Em có biết người ta thường dùng những cách nào để dụ dô trẻ em tiêm
chích ma túy hay khơng?
Nếu có người có ý định dụ dô em sử dụng ma túy, em sẽ xử lí tình huống
đó như thế nào?
Để giáo dục có hiệu quả các biện pháp vệ sinh và rèn luyện sức khỏe thì
bên cạnh việc trang bị các biện pháp cho học sinh giáo viên cần phải thường
xuyên kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ, kịp thời động viên nhắc nhở thường xuyên
nhằm giúp học sinh hình thành được các thói quen tốt.
Kiểm tra đánh giá không phải là một vấn đề mới nhưng đa số giáo viên khi
dạy học phần kiến thức về vệ sinh chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này. Việc
kiểm tra đánh giá còn mang tính chiếu lệ, hời hợt khơng kích thích khả năng
thường xuyên luyện tập, vận dụng các biện pháp vệ sinh vào cuộc sống. Đặc biệt
trong quá trình dạy học các kiến thức về vệ sinh nếu chúng ta có trang bị kiến
thức về các biện pháp vệ sinh đầy đủ, khoa học đến đâu mà học sinh không vận
dụng vào thực tiễn hay không thường xuyên rèn luyện theo các biện pháp đã đề
ra thì hiệu quả giáo dục xem như khơng đạt được gì. Đó cũng là một trongg
những lí do mà lâu nay chúng ta vẫn truyền đạt kiến thức đầy đủ theo chuẩn kiến
thức và kĩ năng nhưng hiện tại học sinh không vận dụng được nhiều, các em vẫn
còn nhiều thói quen xấu trong vệ sinh, sinh hoạt ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe.
Giáo viên có nhiều cách để kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra qua các biểu hiện bề ngoài: Vệ sinh cơ thể hằng ngày, móng tay,
móng chân có sạch sẽ hay không? trang phục có gọn gàng hay không? Thể lực
có phát triển hay không? Tập thể dục giữa giờ có đúng động tác hay không? Ăn
quà bánh có đảm bảo chất lượng hay không?
- Kiểm tra tổng quan lớp học: Vệ sinh lớp hằng ngày có sạch sẽ hay
không? Có bỏ rác đúng nơi quy định hay không? Lớp có trang trí cây xanh,
trồng cây xanh cho bầu khơng khí được trong lành hay khơng ?
- Kiểm tra qua trị chuyện trao đổi trực tiếp với các em:
Hiện nay việc tập thể dục thể thao vào môi buổi sáng của em được tiến hành như
thế nào? có gì khó khăn khơng?
Vào những ngày giáp tết, thời tiết lạnh các em có cịn duy trì nếp tập thể dục
buổi sáng hay khơng?
- Kiểm tra tư thế ngồi học của các em: Sau khi đã trang bị cho học sinh các
biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống, giáo viên cần phải kiểm tra thường
xuyên, uốn nắn nhắc nhở các em kịp thời khi các em vận dụng chưa đúng. Trong
quá trình nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy hiện nay có rất nhiều học sinh ngồi học
không đúng tư thế: có em đặt cằm lên bàn và viết bài, có em luôn ngồi với tư thế
quay ra bàn sau 90 độ, bên cạnh đó có em không tự tin với chiều cao do sự phát
triển ở tuổi dậy thì hoặc vì cao quá mà ngồi ở các bàn trên sợ các bạn nhìn bảng
8
o
o
không thấy nên tự ‘hạ độ cao” bằng cách ngồi cong lưng lại. Quả thật ngồi
không đúng tư thế lâu ngày vơ tình các em đã mắc phải tật cong vẹo cột sống.
Chính vì thế để hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống hiện nay của học sinh môi
giáo viên cần có sự quan tâm từng tiết dạy, kịp thời nhắc nhở sửa sai cho các em.
Để kiểm tra đánh giá về hiệu quả giảng dạy chương “Sinh sản” thật khó
khăn vì đây là vấn đề hết sức tế nhị, là giáo viên dạy bộ môn sinh học cần quan
tâm nhiều hơn đền sự phát triển tâm sinh lí, lối sống của các em. Nếu phát hiện
có gì bất thường, lệch lạc để kịp thời giúp đỡ các em. Hãy tạo niềm tin, để các
em thật sự an tâm chia sẽ khi các em cần thiết. Giáo viên có thể cho bài tập về
nhà:
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về quan hệ tình dục và lối sống thử của
giới trẻ hiện nay?
Bản thân em phải làm gì để để đảm bảo sức khỏe sinh sản vị thành niên?
Hiệu quả giáo dục đối với chương “Sinh sản” không chỉ dừng lại ở các bài
học trong chương trình mà cần phải có sự kết hợp với hoạt động ngoài giờ lên
lớp mở các buổi ngoại khóa trao đổi nói chuyện chuyên đề về sức khỏe sinh sản,
nhằm nâng cao nhận thức của các em về vấn đề nhạy cảm này.
2.2. Chỉ ra được tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải
pháp cũ.
- Khai thác được một số biện pháp giáo dục giữ vệ sinh và rèn luyện sức
khỏe cho học sinh qua một số chương, bài cụ thể phù hợp với tình hình dịch
bệnh tại địa phương.
- Các biện pháp trên có thể sử dụng linh hoạt trong các tiết dạy trực tiếp
hoặc online nhằm khắc sâu kiến thức đồng thời lồng ghép hoặc bổ sung hay mở
rộng kiến thức nhưng ln đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn, tránh làm nhàm
chán và làm nặng nề thêm các nội dung sẵn có.
2.3. Tính thực tiễn của sáng kiến.
- Sáng kiến đã đưa ra được một số biện pháp giáo dục bảo vệ cơ thể cho
học sinh lớp 8 thông qua bộ môn Cơ thể người và vệ sinh phù hợp với tình hình
dịch bệnh tại địa phương.
- Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp một các linh hoạt trong quá trình
dạy trực tiếp hoặc online cho học sinh nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của
học sinh đồng thời giúp học sinh có những biện pháp bảo vệ cơ thể của mình.
2.4. Tính hiệu quả của sáng kiến.
Qua số liệu khảo sát đầu năm vào tháng 10/2021 như đã nêu ở phần thực
trạng thì tỉ lệ các em học sinh thích học bộ mơn Sinh học rất ít, các em cũng
chưa quan tâm đúng mức đến việc vệ sinh các hệ cơ quan trong cơ thể mình.
Sau khi sử dụng các biện pháp nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát các em
học sinh khối 8 vào tháng 3 năm 2022.
Kết quả như sau:
Câu 1: Thái độ của em đối với mơn Sinh học lớp 8
Rất thích
Thích
Bình thường Khơng thích Ý kiến khác
27 (33,75%)
40 (50%)
13 (16,25%)
0 (0%)
0 (0%)
Câu 2: Em có nhận xét vì về phương pháp mà giáo viên đã dạy?
9
Rất hay
Hay
Bình thường
Khơng hay
Ý kiến khác
25 (31,25%) 41 (51,25%) 14 (17,5%)
0 (0%)
0 (0%)
Câu 3: Em đã quan tâm đến các hệ cơ quan trong cơ thể của mình chưa?
Rất quan
Không quan
Quan tâm
Ít quan tâm
Ý kiến khác
tâm
tâm
51 (63,75%) 29 (36,25%)
0 (0%)
0 (0%)
0 (0%)
Câu 4: Em đã biết cách bảo vệ từng hệ cơ quan trong cơ thể của mình
chưa?
Biết rất ro
Biết
Biết ít
Chưa biết
Ý kiến khác
64 (80%)
16 (20%)
0 (0%)
0 (0%)
0 (0%)
Từ kết trên ta có biểu đồ so sánh sau:
Biểu đồ 1: Thái độ của học sinh trước và sau khi thực hiện các biện pháp
Biểu đồ 2: Nhận xét về phương pháp mà giáo viên đã dạy trước và sau khi thực
hiện các biện pháp
Biểu đồ 3: Sự quan tâm của học sinh đến các hệ cơ quan trong cơ thể của mình
Biểu đồ 4: Học sinh đã biết cách bảo vệ từng hệ cơ quan trong cơ thể của mình
Kết quả trên cho thấy các em ngày càng hứng thú với bộ mơn Sinh, tham
gia tích cực vào các hoạt động mà giáo viên đã đưa ra. Vì vậy trong các hoạt
động trên lớp các em cũng đã mạnh dạn hơn rất nhiều, có thể dưa ra những ý
kiến, quan điểm của bản thân trước lớp và cô giáo mà không sợ sai và rụt rè như
trước. Nhiều em đã vượt qua được bản thân và tham gia vào các hoạt động để
nhận được những điểm cộng hay những điểm tốt mà cô giáo trao thưởng, từ đó
chất lượng, hiệu quả giờ dạy - học được nâng cao ro rệt.
Các em đã quan tâm đến các hệ cơ quan trong cơ thể mình, từ đó các em
biết cách bảo vệ từng hệ cơ quan để có một cơ thể khỏe mạnh.
Với GV dạy theo phương pháp này cũng nhẹ nhàng, thoải mái hơn ngay từ
những phút đầu tiên vào lớp học vì HS chủ động, tích cực tham gia vào quá trình
học tập, hăng hái thực hiện những hoạt động dạy học mà GV đưa ra. Hơn thế,
học sinh đã tự giác, tích cực, chủ động, bước đầu đã tự tìm tịi và phát hiện được
10
kiến thức. Đồng thời học sinh đã có lòng yêu thích, hứng thú đối với mơn sinh.
Một số học sinh đã say mê với môn học, đầu tư nhiều thời gian và trí ṭ cho
mơn học hơn, điểm số cũng theo đó mà cao hơn.
III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
“Một số biện pháp giáo dục bảo vệ cơ thể cho học sinh lớp 8 thông qua
bộ môn Cơ thể người và vệ sinh” là một cố gắng của bản thân tôi, nhằm nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn, tôi nhận thấy rằng việc vận dụng linh hoạt các
biện pháp nêu trên đã đạt được những kết quả rất khả quan:
*/ Đối với học sinh:
- Tạo khơng khí thoải mái, nhẹ nhàng, tự nhiên trong các giờ học.
- Đã khuyến khích học sinh học tập, hăng hái tìm tịi, khám phá cái mới
dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh khơng cịn rụt rè khi nhắc đến các cơ
quan, bộ phận trên cơ thể.
- Giúp cho học sinh quan tâm đúng mực đối với các cơ quan, hệ cơ quan
trong cơ thể mình từ đó có những biện pháp bảo vệ các hệ cơ quan đó giúp cho
cơ thể khỏe mạnh toàn diện.
*/ Đối với giáo viên:
- GV dạy Sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung nhận thức
đúng hơn về vai trò, tầm quan trọng của “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ cơ
thể cho học sinh lớp 8 thông qua bộ môn Cơ thể người và vệ sinh”.
- Nhận thức ro hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống giáo dục
đào tạo nói chung và trong từng bài giảng cụ thể nói riêng để góp phần tạo
nguồn lực phù hợp với yêu cầu của xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Kiến nghi
Sau nhiều năm mới được quay lại với cơng tác giảng dạy chính thức, với
những kinh nghiệm ít ỏi của mình tơi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp
giáo dục bảo vệ cơ thể cho học sinh lớp 8 thông qua bộ môn Cơ thể người và
vệ sinh”. Kết quả thu được là rất khả quan: Từ chơ học sinh ít hứng thú thậm chí
cịn ngại học mơn Sinh học đến chơ học sinh thích học giờ học Sinh học, chất
lượng, hiệu quả giờ dạy - học được nâng cao ro rệt.
11
Qua đây tôi xin kiến nghị với lãnh đạo cấp trên nên tiếp tục tổ chức những
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh để các GV như chúng tơi có dịp trao đổi và học tập.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp này, mặc dù đã cố gắng song
không tránh khỏi thiếu sót. Mong quý cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp cùng
góp ý để các biện pháp này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Acb, ngày 05 tháng 4 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS – TS Trần Kiều, Bước đầu đổi mới kiểm tra đánh giá, NXB Giáo Dục.
Trần Mạnh Hưởng (2002), Tài liệu trò chơi học tập, NXB Giáo Dục.
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, NXB Giáo dục
(2004).
Dạy học Sinh học ở trường THCS, NXB Giáo Dục.
Sinh học 8, NXB Giáo Dục
Sách giáo viên sinh học 8, NXB Giáo Dục