Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO NGUỒN PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.93 KB, 10 trang )

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO NGUỒN PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
TRONG HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
---------------

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây
dựng tổ chức đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung, nhằm củng cố, xây dựng,
nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của Đảng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo
nguồn thừa kế cho các tổ chức cơ sở đảng tại địa phương, đơn vị.
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25-7-2008, của Ban Chấp hành Trung ương, về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công


nghiệp hóa, hiện đại hóa, khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ
nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng vạch rõ tính tất yếu, yêu cầu, phương
châm, phương pháp của công tác phát triển đảng là: “Để làm tròn nhiệm vụ rất nặng
nề nhưng rất vẻ vang… Đảng phải phát triển tổ chức của mình một cách thận trọng,
vững chắc và rộng rãi trong quần chúng”. Các Nghị quyết Đại hội Đảng cũng luôn
nhấn mạnh đến công tác này. Đặc biệt, Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 21/1/2000 của Bộ
Chính trị BCH T.Ư Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác xây dựng Đảng cũng như
trong quá trình phát triển, hoạt động lãnh đạo của Đảng, nhằm tăng thêm sức chiến

đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng”. Thực tế hơn 80 năm qua, nhờ làm
tốt công tác phát triển đảng viên, Đảng ta đã không ngừng lớn mạnh, từ chỗ chỉ có
hơn 5.000 đảng viên trước khi giành chính quyền, Đảng ta đã phát triển lên hàng triệu
đảng viên, với hàng vạn cơ sở đảng, đủ sức lãnh đạo quân và dân ta làm nên những
thắng lợi thần kỳ, đánh đổ những tên đế quốc, thực dân đầu sỏ, hùng mạnh nhất của
thời đại, hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến
hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập
của Tổ quốc.
Trong trường học, công tác phát triển đảng viên mới cũng là một nhiệm vụ
quan trọng được Đảng ta quan tâm. Chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính
1



trị (khóa VIII) về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng,
đoàn thể, quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học” đã yêu cầu
cần: “Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo
viên, học sinh, sinh viên, nhất là ở cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên”.
Như vậy, có thể nói, công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên và
quan trọng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng
và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Đảng. Trong trường học, với yêu cầu, nhiệm
vụ phát triển toàn diện học sinh, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước vừa “hồng”,
vừa “chuyên” thì công tác phát triển đảng trong học sinh là rất quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác phát triển Đảng trong học sinh ở nhiều
trường THPT còn hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều: chi bộ trường chưa quan tâm

đúng mức, tâm lý học sinh không thích vào Đảng, nhưng chủ yếu do công tác tạo
nguồn chưa tốt….
Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, Chi bộ trường THPT Trần
Phú luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên mới trong đối tượng học sinh.
Từ thực tiễn về công tác này, với vai trò, trách nhiệm của mình là Bí thư chi bộ và
Hiệu trưởng nhà trường, tôi xin đề xuất một vài kinh nghiệm về công tác phát triển
đảng viên trong học sinh với đề tài: “Một số biện pháp tạo nguồn phát triển Đảng
viên trong học sinh ở trường THPT Trần Phú”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền
phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là

đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng gồm những người giác ngộ tiên tiến, gương mẫu,
dũng cảm và hy sinh nhất trong giai cấp công nhân, trong nông dân lao động, trí thức
cách mạng và các tầng lớp nhân dân lao động khác, tự nguyện đứng trong hàng ngũ
Đảng mà phấn đấu. Vì thế, Đảng ta đã xác định, mỗi đảng viên là tế bào của Đảng và
khẳng định chất lượng đảng viên là yếu tố quan trọng nhất, giữ vị trí quyết định tạo
thành chất lượng đội ngũ đảng viên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc nhở: “Đảng không phải chỉ
cần số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên”. Có
đảng viên nhiều và chất lượng, cơ sở đảng sẽ trong sạch vững mạnh. Khi đó, mỗi cơ
sở đảng - vốn là tổ chức lãnh đạo cao nhất trong một cơ quan - sẽ phát huy vai trò của
mình, hoạch định những chủ trương, đường lối đúng đắn, đưa đơn vị đi lên.


2


Trong trường học, khi chi bộ đảng lớn mạnh, khi mỗi đảng viên trong chi bộ
phát huy được tính tiên phong, gương mẫu trong các lĩnh vực công tác của mình thì sẽ
có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy được nhiều hoạt động khác của đơn vị. Đặc biệt, lực
lượng đảng viên mới trong học sinh sẽ là nòng cốt trong các phong trào thi đua ở các
chi đoàn lớp. Đảng viên là học sinh sẽ là tấm gương cho các đoàn viên thanh niên
phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Vì vậy, trong công tác xây dựng đảng, phát triển
đảng viên mới, trong đó có đảng viên được phát triển từ học sinh, luôn là nhiệm vụ
quan trọng ở mỗi chi bộ đảng trường học.
Tuy nhiên, ở nhiều chi bộ đảng trường THPT, việc phát triển đảng trong đối

tượng học sinh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Dù vậy, các chi bộ đảng vẫn chưa
tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho vần đề này.
2. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Trần Phú là một trong hai trường trung học phổ thông công lập
của thị xã Long Khánh nhưng có nhiều nét đặc thù. Trường đóng chân trên địa bàn xã
Suối Tre, thị xã Long Khánh, Đồng Nai – sát bên QL 1A và cách trung tâm thị xã
Long Khánh 3 km – vị trí địa lí đẹp nhưng có nhiều bất lợi cho công tác tuyển sinh.
Đối tượng tuyển sinh của trường rộng (cả tỉnh Đồng Nai) nhưng chất lượng đầu vào
không cao. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên của nhà trường hàng năm được bổ
sung, trẻ hoá. Giáo viên trẻ đều đạt chuẩn về trình độ nhưng thiếu kinh nghiệm trong
công tác, giảng dạy. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục
của nhà trường và là mối quan tâm hàng đầu của người làm công tác quản lý.

Chính vì vậy, những năm qua, chi bộ - Ban Giám hiệu luôn xác định nhiệm vụ
trọng tâm, mang tính sống còn của nhà trường là nâng cao chất lượng dạy và học. Một
mặt, phải nâng dần chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm; mặt khác, chú ý xây
dựng đội ngũ không chỉ có tay nghề giỏi mà còn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên
định trước khó khăn, thử thách; không chỉ biết dạy mà còn phải biết “dỗ” học trò,
động viên các em học tập, tu dưỡng; không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người, quan
tâm giáo dục toàn diện học sinh…
Đặc biệt, thấy rõ tầm quan trọng của công tác phát triển đảng trong đối tượng
học sinh, trong những năm qua, chi bộ nhà trường rất quan tâm đến công tác phát
triển đảng viên trong học sinh. Năm học 2014-2015, chi bộ đã thành lập được lớp
cảm tình đảng gồm 11 học sinh. Đó là những đoàn viên ưu tú được chọn cử từ
các chi đoàn lớp 12. Cái gì cũng phải từ gốc, rễ. Số đoàn viên học sinh ưu tú này

sẽ là nguồn phát triển đảng của chi bộ trong năm học 2014-2015.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1.

Giải pháp 1: Xây dựng nghị quyết của chi bộ

Nghị quyết là văn kiện chính trị trọng yếu của các cấp bộ đảng từ cơ sở đến
Trung ương. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: đánh giá tình hình, kết quả
công tác lãnh đạo của chi uỷ, chi bộ trong nhiệm kỳ, quý hoặc tháng trước; đánh giá
3



tình hình, xác định phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo cho nhiệm kỳ, quý hoặc tháng
tiếp theo; phân công nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện công tác lãnh đạo. Chính vì
vậy, công tác xây dựng nghị quyết luôn là khâu trọng tâm, là một nội dung quan trọng
trong hoạt động lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ các cấp. Chất lượng nghị quyết lãnh đạo
liên quan mật thiết đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, quyết định đến
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trên tất cả các mặt công tác.
Ở trường chi bộ trường THPT Trần Phú, trong mỗi cuộc họp chi bộ, trong phần
xây dựng đảng, bao giờ cấp ủy đảng cũng chú ý triển khai công tác phát triển đảng
viên mới. Sau khi rà soát đối tượng đảm bảo các tiêu chí, cấp ủy phân công đảng viên
phụ trách công tác phát triển đảng lập danh sách cảm tình đảng và trình trong cuộc
họp chi bộ để lấy biểu quyết.
Trong những năm qua, nghị quyết về phát triển đảng, trong đó có nghị quyết về

phát triển đảng viên trong học sinh luôn được chi bộ nhà trường quan tâm xây dựng.
Khi đã có nghị quyết, mọi tổ chức, cá nhân sẽ có cơ sở để tổ chức thực hiện. Quá trình
thực hiện luôn có sự soi chiếu từ nghị quyết để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Thực tiễn
sẽ cũng luôn được tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện nghị quyết.
2.

Giải pháp 2: Xây dựng bộ tiêu chí
Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau:

2.1. Quá trình và kết quả học tập
Nhiệm vụ chính của học sinh ở trường là học tập. Vì vậy, đối tượng học sinh
được chọn đưa vào nguồn phát triển Đảng phải là những học sinh có quá trình học tập

tốt, xếp loại học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt. Đó phải thực sự là nhân tố tích cực
trong phong trào học tập ở lớp, được các giáo viên bộ môn đánh giá cao, được bạn bè
tin yêu.
2.2. Việc tham gia hoạt động phong trào
Bên cạnh nhiệm vụ học tập, học sinh còn phải tích cực tham gia các hoạt động
phong trào của lớp, của trường. Nhiệt tình, năng nổ là phẩm chất cần có ở những học
sinh này.
Như vậy, kênh thu thập thông tin về đối tượng học sinh dự kiến đưa vào nguồn
phá triển đảng gồm:
+ Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm trong hồ sơ học bạ của học sinh
+ Đánh giá, nhận xét của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp
+ Đánh giá, nhận xét của BCH Đoàn thanh niên

3.

Giải pháp 3: Làm tốt công tác theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng

Khi đã có nguồn, cần phải chú ý theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng. Công tác này tập
trung vào một số khâu then chốt sau:
3.1. Phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng
4


Theo quy định, mỗi quần chúng sẽ được 02 đảng viên chính thức theo dõi, giúp
đỡ, bồi dưỡng. Đối với quần chúng là học sinh, cấp ủy phân công đảng viên theo dõi,

giúp đỡ, bồi dưỡng là giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc giáo viên có dạy bộ môn ở lớp có
quần chúng đang được theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng phát triển đảng và thêm một cán
bộ Đoàn phụ trách công tác này. Hàng tháng, trong cuộc họp chi bộ, các đảng viên
được phân công phải báo cáo trước người phụ trách công tác phát triển đảng tiến trình
thực hiện có vướng mắc, khó khăn gì không để có biện pháp kịp thời can thiệp.
3.2. Công tác theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng gắn với công tác học tập, hoạt động
Nếu đối với giáo viên, người được phân công theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng
thường xuyên nhắc nhở việc thực hiện quy chế chuyên môn, các quy định của nhà
trường… hướng dẫn giáo viên trong xếp loại, đánh giá học sinh, công tác ra đề, kiểm
tra, vào điểm, ghi học bạ, ghi sổ đầu bài, công tác hồ sơ sổ sách chuyên môn, chủ
nhiệm…thì đối với học sinh, người được phân công theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng cần
tham mưu cho giáo viên chủ nhiệm để cơ cấu học sinh vào ban cán sự lớp, giao cho

một số nhiệm vụ trong công tác Đoàn.
Bên cạnh đó, quá trình học tập, rèn luyện của học sinh ở lớp cũng phải được
theo dõi sát sao. Lứa tuổi cuối cấp học có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý, vì vậy
người theo dõi giúp đỡ cũng phải quan tâm để định hướng, giúp cho học sinh kiên
định và phấn đấu.
4. Giải pháp 4: Quan tâm công tác hoàn chỉnh hồ sơ học lớp trung kiên và kết
nạp đảng
4.1. Hồ sơ lí lịch học lớp trung kiên
Hồ sơ lí lịch là một khâu quan trọng trong quá trình xét kết nạp đảng viên. Tất
cả các khâu chuẩn bị đã tốt nhưng hồ sơ lí lịch còn vướng mắc thì vẫn chưa thể xét
kết nạp được.
Người phụ trách phát triển đảng của chi bộ cần hướng dẫn chi tiết để học sinh

là những đoàn viên ưu tú được chọn dự học lớp trung kiên, viết lí lịch tự khai đầy đủ
theo yêu cầu. Phần này phải có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh.
4.2. Hồ sơ lí lịch kết nạp đảng
Sau khi được Thị ủy chấp thuận, có danh sách các học sinh dự học và học đạt
kết quả thì chi bộ tiếp tục phân công 01 đảng viên chính thức giúp đỡ và xác minh lí
lịch.
Kinh nghiệm cho thấy, cần hướng dẫn kĩ học sinh khai lí lịch kết nạp đảng đầy
đủ, rõ ràng, tránh viết đi viết lại nhiều lần làm học sinh nản lòng.
Liên hệ thường xuyên với Ban tổ chức Thị ủy để bổ sung kịp thời những thiếu
sót cần phải làm rõ thêm trong lí lịch kết nạp đảng.
5. Giải pháp 5: Coi trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên
5.1. Công tác chuẩn bị

5


Để tổ chức lễ kết nạp đảng viên, công tác chuẩn bị phải kĩ càng, bao gồm việc
chọn ngày, chọn địa điểm, trang trí, …
Ở chi bộ trường THPT Trần Phú, ngày chọn để làm lễ kết nạp đảng viên mới
thường lồng ghép vào ngày sinh hoạt chi bộ định kỳ vào đầu tháng. Có thể tổ chức lễ
kết nạp cho đảng viên mới trước, thời gian còn lại sẽ sinh hoạt chi bộ định kỳ.
Địa điểm kết nạp là phòng truyền thống nhà trường. Phòng truyền thống trường
THPT Trần Phú có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Đảng Trần Phú, có
cờ Đảng, cờ Tổ quốc và được trang hoàng vừa ấm cúng, vừa trang nghiêm.
Trang trí buổi lễ kết nạp đúng quy định của Điều lệ Đảng. Bảng Lễ kết nạp

đảng viên mới được treo trong phòng truyền thống ở vị trí thích hợp xuyên suốt cả
năm học. Dưới chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và di ảnh đồng chí Trần Phú có hoa
tươi.
5.2. Lễ kết nạp
Lễ kết nạp được thực hiện đúng quy định của Điều lệ Đảng, tuần tự các bước:
chào cờ, Quốc ca, Quốc tế ca, người được kết nạp đọc đơn xin vào Đảng, tuyên thệ,
Bí thư chi bộ đọc Quyết định, trao Quyết định và giao nhiệm vụ cho đảng viên mới,
đảng viên được giao nhiệm vụ giúp đỡ, bồi dưỡng đảng viên mới nhận nhiệm vụ tiếp
tục giúp đỡ đảng viên mới trở thành đảng viên chính thức…
Lễ kết nạp đảng viên mới phải được diễn ra trong không khí trang trọng, thiêng
liêng. Trang trí và thực hiện đúng tuần tự các bước theo quy định chưa hẳn đã tạo
được sự trang trọng, thiêng liêng. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ đúng những quy

định về trang trí, các bước tổ chức kết nạp, người đứng đầu chi bộ cần phải chú ý
thêm một số điểm sau đây:
- Tổ chức hát Quốc ca và Quốc tế ca hùng hồn, long trọng.
- Yêu cầu toàn thể đảng viên phải có mặt đông đủ, trang phục chỉnh tề.
- Yêu cầu người được kết nạp phải học thuộc lời tuyên thệ (chính là bốn nhiệm
vụ của người đảng viên) trước khi được tổ chức kết nạp. Sự ngắc ngứ do “không
thuộc bài” của người được kết nạp sẽ gây cười cho mọi người và do vậy, làm mất đi
không khí trang nghiêm, thiêng liêng của buổi lễ.
- Người được kết nạp, sau khi tuyên thệ và nhận quyết định kết nạp đảng, có
thể tới trước bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trần Phú để dâng hương.
Đây là hành động thể hiện rõ quyết tâm phấn đấu của đảng viên mới và làm cho
không khí buổi lễ trở nên thiêng liêng hơn, tạo dấu ấn sâu sắc cho người được kết nạp

và cả chi bộ.
- Sau khi kết nạp đảng viên cho học sinh, cần thông báo rộng rãi trên các
phương tiện thông tin của trường như: thông báo trước cờ, công khai trên trang web
của trường… để qua đó giáo dục lý tưởng sống cao đẹp cho các lớp học sinh kế tiếp.
IV.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
6


Công tác phát triển đảng viên mới ở đối tượng học sinh trong trường THPT
Trần Phú nhiều năm qua được chú ý quan tâm nên đã đáp ứng được chỉ tiêu phát triển

đảng viên mới do Đảng ủy thị xã Long Khánh giao. Tổng số đảng viên của chi bộ
hiện nay là 27/60, tỷ lệ 44,26%. Bên cạnh đó, chất lượng đảng viên ngày càng được
nâng cao. Đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, 100% đảng viên trong chi bộ đều
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Từ giải pháp của đề tài, công tác tạo nguồn phát triển đảng viên trong năm
2015 được thực hiện đúng với tinh thần của nghị quyết chi bộ. Năm học 2014-2015,
chi bộ đã có 11 học sinh trong danh sách cảm tình đảng, dự kiến sẽ kết nạp trong năm
2015. Số học sinh này đã hoàn tất lý lịch kết nạp đảng và đang trong quá trình chờ
quyết định của Ban tổ chức Thị ủy Long Khánh.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Qua thực tế áp dụng các giải pháp của đề tài, tôi xin đưa ra một số đề xuất,
khuyến nghị sau:

Thứ nhất, để nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, sức chiến đấu của chi bộ
đảng và đội ngũ đảng viên, cần chú ý quan tâm đến công tác phát triển đảng viên mới
trong học sinh.
Thứ hai, trong công tác tạo nguồn, cần chú ý đến việc xây dựng nghị quyết,
công tác bồi dưỡng, xác minh lí lịch, công tác tổ chức kết nạp và giao nhiệm vụ cho
đảng viên mới.
Thứ ba, cần mạnh dạn phát triển đảng viên từ đối tượng học sinh để tạo động
lực thúc đẩy các phong trào thi đua trong học sinh, đồng thời, giúp thế hệ trẻ nhận
thức được sứ mạng thiêng liêng, cao cả của người đảng viên trong thời đại mới.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ chính trị (khóa VIII) về “Tăng
cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng

và công tác phát triển đảng viên trong trường học”.
2. Nghị quyết Chi bộ nhà trường THPT Trần Phú năm học 2014-2015.
3. Nghị quyết đại hội Chi bộ trường THPT Trần Phú nhiệm kỳ 2005-2020.
4. Phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015 của trường THPT Trần Phú.
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 của trường THPT Trần Phú.

7


VII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách đối tượng trung kiên tham gia lớp bồi dưỡng kết nạp đảng viên
mới 2015


Phụ lục 2: Thống kê số liệu phát triển đảng viên mới từ năm 2013 đến nay:

Năm 2013

Năm 2014

4

5

Năm 2015

(dự kiến kết nạp)
7

Đồng chí Nguyễn Đình Thiện - Bí thư chi bộ
đọc quyết định kết nạp đảng

8


Phụ lục 3: Một số hình ảnh kết nạp đảng viên

Đọc quyết định kết nạp đảng viên mới


Trao quyết định kết nạp đảng viên mới
Tháng 5/2015
NGƯỜI THỰC HIỆN

9


Nguyễn Đình Thiện

10




×