Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý thiết bị giáo dục ở Trường mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.05 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG MẦM NON KỲ SƠN,
HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG MẦM NON KỲ SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Thùy Dương


HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Học viện
Quản lý giáo dục, xin được trân trọng cảm ơn các cán bộ, giảng viên đã giảng dạy
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS.Ngô Thị Thùy Dương - người
đã định hướng, tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình lựa chọn và thực hiện đề tài
luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện
Thủy Nguyên, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Trường mầm non Kỳ Sơn đã
cung cấp tài liệu, số liệu, tham gia đóng góp nhiều ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành bản luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song khó
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ
dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để giúp tác giả hoàn thiện bản luận
văn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hường


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả của bản thân tôi về độ trùng lặp. Kết quả nghiên
cứu này là trung thực. Các kết quả trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hường


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
CBQL
CSVS
GD
GD&ĐT
GV
MN
NV
TBGD
XNHGD
UBND

Viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên

Mầm non
Nhân viên
Thiết bị giáo dục
Xã hội hóa giáo dục
Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.............................................................ix
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................2
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.........................................................................2
6. Giả thuyết khoa học........................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
8. Cấu trúc của luận văn.....................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở
TRƯỜNG MẦM NON............................................................................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.....................................................................4
1.1.1. Nghiên cứu ở ngoài nước........................................................................4
1.1.2. Nghiên cứu trong nước............................................................................6

1.2. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.......................................8
1.2.2. Thiết bị giáo dục, quản lý thiết bị giáo dục...........................................11
1.3. Một số vấn đề lý luận về thiết bị giáo dục ở trường mầm non................12
1.3.1. Phân loại thiết bị giáo dục ở trường mầm non......................................12
1.3.2. Tính chất của TBGD trong trường mầm non.........................................14
1.3.3. Vai trò của thiết bị giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
........................................................................................................................ 15
1.3.4. Nguyên tắc sử dụng thiết bị giáo dục trong trường mầm non...............16
1.3.5. Chuẩn thiết bị giáo dục trong trường mầm non....................................19
1.4. Nội dung quản lý thiết bị ở trường mầm non...........................................19
1.4.1. Lập kế hoạch phát triển TBGD.............................................................19
1.4.2. Tổ chức mua sắm, trang bị, bổ sung, bảo quản TBGD.........................20


v

1.4.3. Chỉ đạo, hướng dẫn khai thác, sử dụng TBGD.....................................21
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc mua sắm, trang bị, bổ sung, bảo quản và sử
dụng TBGD......................................................................................................23
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thiết bị dạy học ở các
trường mầm non................................................................................................23
1.5.1. Yếu tố khách quan.................................................................................23
1.5.2. Yếu tố chủ quan.....................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ Ở TRƯỜNG MẦM
NON KỲ SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
................................................................................................................................. 27
2.1 Khái qt về vị trí địa lý, kinh tế-xã hội và giáo dục mầm non của
huyện Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng....................................................27

2.1.1. Vị trí địa lý và kinh tế xã hội huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phịng.............................................................................................................. 27
2.1.2. Quy mơ phát triển giáo dục mầm non huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng................................................................................................28
2.3. Giới thiệu khái quát về trường MN Kỳ Sơn huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phịng........................................................................................32
2.3.1. Q trình thành lập và phát triển..........................................................32
2.3.2. Quy mô, chất lượng giáo dục................................................................33
2.3.3. Đội ngũ giáo viên, nhân viên trường mầm non Kỳ Sơn.........................34
2.3.4. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc, ni dưỡng trẻ................34
2.4. Tổ chức khảo sát thực trạng......................................................................35
2.4.1. Mục đích khảo sát.................................................................................35
2.4.2. Nội dung khảo sát.................................................................................36
2.4.3. Khách thể khảo sát................................................................................36
2.4.4. Phương pháp khảo sát...........................................................................36
2.4.5. Tiêu chí và thang đánh giá....................................................................36
2.5. Thực trạng thiết bị giáo dục ở trường mầm non Kỳ Sơn, Huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng...............................................................37
2.5.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở
Trường mầm non Kỳ Sơn về tầm quan trọng của thiết bị giáo dục.................37


vi

2.5.2. Thực trạng đồ dùng đồ chơi ngoài trời ở trường mầm non Kỳ Sơn,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.....................................................38
2.5.3. Thực trạng đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trong lớp ở trường mầm
non Kỳ Sơn......................................................................................................39
2.5.4. Thực trạng đồ dùng, dụng cụ phục vụ chăm sóc ni dưỡng ở
Trường mầm non Kỳ Sơn................................................................................40

2.5.5. Thực trạng đồ dùng thiết bị giáo dục phục vụ cho các hoạt động
chung ở Trường mầm non Kỳ Sơn...................................................................41
2.6. Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở trường MN Kỳ Sơn, huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng...............................................................43
2.6.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch về thiết bị giáo dục ở trường mầm
non Kỳ Sơn......................................................................................................43
2.6.2. Thực trạng tổ chức thiết bị giáo dục ở trường mầm non Kỳ sơn...........45
2.6.3. Thực trạng chỉ đạo thiết bị giáo dục ở trường mầm non Kỳ Sơn..........50
2.6.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thiết bị giáo dục ở trường mầm non
Kỳ Sơn............................................................................................................. 52
2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lý thiết bị giáo dục ở trường
mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.....................54
2.8. Đánh giá chung quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non Kỳ
Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng............................................55
2.8.1. Những điểm mạnh.................................................................................55
2.8.2. Những mặt hạn chế...............................................................................56
2.8.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................59
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC Ở
TRƯỜNG MẦM NON KỲ SƠN, HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG................................................................................................60
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.............................................................60
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống..........................................................................60
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..........................................................................60
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi.............................................................................61
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả..........................................................................61
3.1.5. Bám sát định hướng phát triển giáo dục mầm non của thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2020 - 2025...................................................................61



vii

3.2. Biện pháp quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non Kỳ Sơn,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng....................................................62
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên về thiết bị giáo dục trong trường mầm non Kỳ Sơn................62
3.2.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, sửa chữa thiết bị giáo dục để
đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa ở trường MN.......................................................65
3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng thiết bị giáo dục
cho cán bộ quản lý, giáo viên ở trường mầm non Kỳ Sơn...............................68
3.2.4. Hiệu trưởng tăng cường chỉ đạo nhà trường mầm non quản lý
TBGD phù hợp với yêu cầu đổi mới GDMN...................................................71
3.2.5. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua về quản lý
........................................................................................................................ 73
3.2.6. Huy động nguồn lực xã hội hóa nguồn đầu tư thiết bị giáo dục ở
trường mầm non..............................................................................................76
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ở trương MN Kỳ Sơn...........................78
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất..............................................................................................79
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..........................................................................79
3.4.2. Các bước tiến hành...............................................................................79
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm.............................................................................80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................87
1. Kết luận..........................................................................................................87
2. Khuyến nghị...................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................90
PHỤ LỤC



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Quy mô số lớp, học sinh các trường mầm non cơng lập huyện
Thủy Ngun......................................................................................28

Bảng 2.2.

Trình độ đào tạo của CBQL và giáo viên các trường mầm non
công lập Huyện Thủy Nguyên (37 trường MN)..................................29

Bảng 2.3.

Bảng đánh giá xếp loại cán bộ quản lý theo quy định chuẩn hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng ở các Trường mầm non cơng lập huyện
Thủy Ngun, thành phố Hải Phịng...................................................30

Bảng 2.4.

Bảng đánh giá xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non ở các trường mầm non công lập
Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.......................................30

Bảng 2.5.

Thống kê cơ sở vật chất của trường mầm non công lập huyện
Thủy Nguyên......................................................................................31


Bảng 2.6.

Quy mô học sinh, lớp học trong 3 năm học từ 2019 -2022.................33

Bảng 2.7.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trường mầm non Kỳ Sơn..........34

Bảng 2.8.

CSVC, thiết bị giáo dục trường mầm non Kỳ Sơn..............................34

Bảng 2.9.

Thang đánh giá...................................................................................36

Bảng 2.10. Thực trang đồ dùng đồ chơi ngoài trời ở Trường mầm non Kỳ
Sơn (tính đến tháng 9 năm 2021)........................................................38
Bảng 2.11. Thực trạng thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong lớp (tính đến tháng 9
năm 2021)...........................................................................................40
Bảng 2.12. Quy mơ, chất lượng đồ dùng, dụng cụ thiết bị phục vụ cho việc
chăm sóc ni dưỡng trường MN Kỳ Sơn (tính đến tháng 9/2021)
............................................................................................................41
Bảng 2.13. Thực trạng số lượng và chất lượng đồ dùng thiết bị phục vụ cho
các hoạt động chung ở trường MN Kỳ Sơn (tính đến tháng
9/2021)................................................................................................42
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV, NV về lập kế hoạch quản lý TBGD...........43
Bảng 2.15. Thực trạng kinh phí đầu tư, mua sắm TBGD và số lượng thiết bị
tự làm ở trường MN Kỳ Sơn, huyện Thủy Ngun Hải phịng
(tính đến năm học 2020 – 2021).........................................................45



ix

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL, GV, NV về sử dụng TBGD ở trường mầm
non Kỳ Sơn.........................................................................................48
Bảng 2.17. Thực trạng việc bảo trì, bảo dưỡng TBGD ở trường mầm non Kỳ
Sơn......................................................................................................48
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL, GV, NV về chỉ đạo quản lý TBGD ở trường
mầm non Kỳ Sơn................................................................................50
Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL, GV, NV kiểm tra, đánh giá quản lý thiết bị
giáo dục ở trường mầm non Kỳ Sơn...................................................52
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL, GV, NV về các yếu tố ảnh hưởng quản lý
thiết bị giáo dục ở trường mầm non Kỳ Sơn.......................................54
Bảng 3.1.

Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp.........................80

Bảng 3.2.

Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp...........................82

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và nhân viên về tầm quan
trọng của TBGD..................................................................................37
Sơ đồ 3.1:

Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.............................................79

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp.........................81

Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp............................83
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp..............85


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhận định giáo
dục và đào tạo nước ta trong thời gian qua: “Đã xây dựng được hệ thống giáo dục
và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Trong các cơ sở giáo dục
và đào tạo (GD&ĐT) thì các điều kiện cơ sở chính là TBGD của nhà trường, bao
gồm: nhà và cơng trình xây dựng; các máy móc, trang bị, thiết bị phục vụ các hoạt
động chăm sóc, giáo dục và các tài sản cố định vơ hình... Chất lượng đội ngũ giáo
viên được xác định là điều kiện quyết định góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục
của nhà trường đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Nếu điều kiện thiết bị giáo dục,
đào tạo trong nhà trường được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa”. “Tuy
nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu,... đầu tư
cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và
đào tạo chưa phù hợp. Các cơ sở giáo dục nếu từng bước được hiện đại hóa đặc biệt
là hạ tầng công nghệ thông tin. Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không
vượt quá quy định của từng cấp học” [26].
Trong các trường mầm non, trẻ được tham gia các hoạt động giáo dục để từ
đó phát triển tư duy khám phá, và phát triẻn toàn diện nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi
mầm non. Vì vậy thiết bị giáo dục khơng chỉ là thiết bị trong dạy học mà còn là các
điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ. Tuy nhiên
việc sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả, khơng lãng phí, đồng thời phải bảo quản
và sửa chữa, bổ sung, hiện đại hóa là vấn đề quan tâm của lãnh đạo trường

mầm non.
Việc quản lý TBGD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hiệu
trưởng các trường MN. Trong khi đó, việc quản lý TBGD tại trường mầm non Kỳ
Sơn còn chưa được quan tâm thích đáng. Trường mầm non Kỳ Sơn đã không ngừng
đầu tư mua sắm các trang thiết bị cho nhà trường theo từng năm học, nhưng vấn đề
quản lý chưa đạt hiệu quả cao. Việc quản lý TBGD ở trường mầm non Kỳ Sơn,
huyện Thủy Nguyên được thực hiện bằng sổ sách ghi chép, tổng hợp dẫn đến khó
khăn trong việc lưu giữ, tìm kiếm, phân tích, tổng hợp dữ liệu về TBGD phục vụ
cho hoạt động giáo dục và các lĩnh vực liên quan. Việc bảo quản, bảo trì cịn bị coi


2

nhẹ, dẫn đến việc TBGD xuống cấp một cách nhanh chóng và khơng được sửa
chữa. Việc quản lý TBGD của trường MN Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên nói riêng,
trong đó có cấp học mầm non nói chung cịn khơng ít bất cập, hạn chế, làm ảnh
hưởng đến hoạt động giáo dục và yêu cầu chất lượng ngày càng cao.
Với mong muốn khắc phục những bất cập trong quản lý TBGD ở trường Mầm
non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, tác giả chọn nghiên cứu đề tài
“Quản lý thiết bị giáo dục ở Trường mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý TBGD ở trường
Mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đề xuất các biện pháp
quản lý TBGD ở Trường Mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phịng nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của trường Mầm
non trên địa bàn thành phố Hải Phòng
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý TBGD ở trường mầm non.
3.2. Đánh giá thực trạng quản lý TBGD trường mầm non Kỳ Sơn, huyện

Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý TBGD trường Mầm non Kỳ Sơn,
huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Thiết bị giáo dục và công tác quản lý thiết bị giáo dục ở trường mầm non
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý TBGD ở trường mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy
Nguyên thành phố Hải phòng
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý TBGD ở Trường mầm non
Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
- Giới hạn thời gian khảo sát: Năm học 2021 - 2022.
6. Giả thuyết khoa học
Quản lý TBGD tại trường Mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải Phòng đã được quan tâm nhưng vẫn còn một số hạn chế: nhận thức chưa


3

đúng, đầy đủ về ý nghĩa, vị trí, vai trị của TBGD; kế hoạch đầu tư, trang bị, mua
sắm, bổ sung, bảo quản và sử dụng TBGD chưa phù hợp với đổi mới giáo dục
mầm non….Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý TBGD theo hướng chuẩn hóa
đảm bảo phù hợp thực tiễn và có tính khả thi, sẽ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục và ni dưỡng trẻ ở trường mầm non Kỳ Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành
phố Hải phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích lịch sử - logic để tổng quan, chọn lọc các quan
điểm, lý thuyết, quan niệm khoa học có liên quan đến quản lý TBGD theo hướng

chuẩn hóa.
Phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lý luận để xây dựng hệ thống
các khái niệm, căn cứ lý luận quản lý TBGD theo hướng chuẩn hóa.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa đàm, quan
sát về hoạt động quản lý TBGD ở nhà trường MN.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý TBGD, phân tích, đánh giá hồ
sơ quản lý của trường.
7.3. Các phương pháp khác
Phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến đánh giá khảo nghiệm các giải pháp
quản lý TBGD theo hướng chuẩn hóa.
Phương pháp sử dụng thống kê để xử lý số liệu, đánh giá và trình bày kết quả
nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý TBGD ở trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý TBGD ở Trường mầm non Kỳ Sơn, huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp quản lý TBGD ở Trường mầm non Kỳ Sơn, huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở ngoài nước

Các chủ đề nghiên cứu về giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục đã được
quan tâm bởi nhiều học giả và các tổ chức quốc tế. Trong đó có thể kể đến như: Hội
nghị quốc tế lần thứ 39 về giáo dục được tổ chức năm 1984 tại Giơ-ne-vơ (Thụy sĩ),
và nhiều hội nghị quốc tế khác về giáo dục cũng đã đi đến các mục tiêu chung có
tính thống nhất: “Để nâng cao chất lượng giáo dục thì ngành giáo dục cần thường
xuyên đổi với về nội, dung, cấu trúc, mục đích, phương pháp giảng dạy…để nâng
cao chất lượng đào tạo cho người học ở các cấp nói chung và trẻ em nói riêng” [34].
Một trong những học giả tiêu biểu nghiên cứu về giáo dục đó là học giả JeanJacques Rousseau, các kết quả nghiên cứu và đóng góp của học giả này đã làm cơ
sở tiền đề cho học giả Johann Heinnich Pestalozzi (1746-1827), một học giả nghiên
cứu về giáo dục của Thụy Sĩ, Johann Heinnich Pestalozzi đã đưa ra quan điểm và
cách tiếp cận về phát triển phương pháp dạy học dựa trên thế giới tự nhiên và giác
quan, từ đó học giả đã chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả cao thì cần ứng dụng tốt
quan điểm và phương pháp dạy học trực quan. Nội dung và phương pháp dạy học
trực quan đó là vận dung sự cảm nhận của các giác quan để cảm nhận được các sự
vật, hình ảnh trong quá trình học (cách dạy học này thay thế cho phương pháp có
tính truyền thống đó là nhồi nhét tri thức mà khơng có những hình ảnh, sự vật để
người học có thể cảm nhận, chứng thực).
Học giả người Séc Jan Amos Komenski (1592-1670), trong một tác phẩm
nghiên cứu của mình với chủ đề “Thơng báo về một nhà trường mẫu giáo” đã chỉ ra
những quan điểm đầu tiên về dạy học trực quan thông qua các hoạt động, hành
động, sự quan sát, tiếp xúc một cách trực tiếp những đồ vật tiếp xúc hang ngày...
Trong nghiên cứu này, học giả đã chỉ ra những phương pháp học tập ở nhà trường
mẫu giáo, nơi đó diễn ra các hoạt đông như “học mà chơi, chơi mà học”. Học giả
này cũng đề cập đến một số vẫn đề như: đưa ra những quan điểm về nững chỉ dẫn
về giáo dục thẩm mỹ; đối với trẻ em thì theo học giả cần phải giáo dục cả âm nhạc,
hội họa, thơ ca….. Không chỉ dừng lại ở các quan điểm trên, học giả còn xây dựng


5


cả “chương trình mẫu giáo dục cho trẻ em” và một bộ sưu tập tranh được ông đặt
tên “Thế giới bằng tranh”, tác phẩm này đã được xuất bản năm 1658. Có thể nói đây
là một cuốn sách bằng tranh vẽ đầu tiên trên thế giới. Qua đó cho thấy, việc bắt đầu
dạy học thì rõ ràng khơng thể chỉ dựa vào những giải thích bằng lời nói về các sự
vật, hiện tượng mà đề người học hiểu biết rõ hơn phải trên cơ sở từ sự quan sát trực
tiếp các sự vật, hiện tượng, bời vì “Lời nói khơng thể thay thế và phản ánh được đầy
đủ về sự vật và hiện tượng, không bao giờ được đi trước sự vật, hiện tượng.
Học giả Komenski đã đánh giá cao về phương pháp dạy học trong đó khuyến
khích người học thơng qua các giác quan, cảm giác của mình đề tiếp tu và hình
thành những tri thức cho chính mình về sự vật, hiện tượng. Học giả này đã đề cao
quan điểm “Hãy đề cho trẻ tri giác, cảm nhận bằng các giác quan của trẻ khi trẻ em
có thể tri giác được, cái nhìn được hay nghe được hãy để chúng tự nhìn, nghe để
cảm nhận và hình thành tri thức. Đây có thể coi là quy tắc rất quan trọng đối với
người dạy học và trẻ em” [32].
Học giả này cũng đã để cao việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng phục vụ
giáo dục trực quan trong quá trình dạy học “…Việc dạy học phải bằng sự vật, hiện
tượng. Vì sự vật là những đối tượng, chủ thế hiện hữu có thể cảm nhận được trong
khi lời nói chỉ có tính mơ tả (ảo), nó khơng tồn tại và hiện hữu như sự vật mà chỉ có
những thông tin về sự vật thông qua vở bọc ngôn ngữ”.
Cùng với sự phát triển của giáo dục, nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu đã
thấy được và đánh giá được vai trò của phương tiện, thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục
vụ quá trình giảng dạy là quan trọng, bởi vì, những dụng cụ, phương tiện này khơng
chỉ giúp cho trẻ nhận biết thế giới xung quanh mà còn giúp trẻ nắm được bản chất
cơ bản của vấn đề, từ đó xác định sử dụng TBGD có hiệu quả giúp cho trẻ khơng
cảm thấy bị gị bó ép buộc, cảm tính và để khám phá bản chất của đối tượng khi
tham gia vào tiết học. Thực tế trẻ tiếp thu kiến thức trực tiếp thông qua các giác
quan như: như nghe, nhìn thấy và cảm nhận khác, tuy nhiên chỉ thơng qua các giác
quan thì hiệu quả nhận thức đối với trẻ là không cao dễ quên hơn là két hợp với việc
cho trẻ hoạt động và tiếp xúc trực tiếp với đồ vật thì dễ ghi nhớ, ấn tượng và khắc
sâu kiến thức lâu hơn.

Với vai trò và tầm quan trọng như vậy nên nghiên cứu về vị trí, vai trị, của
TBGD đối với q trình giảng dạy và học tập đã được nhiều học giả, các nhà nghiên


6

cứu, các nhà khoa học cũng như các chuyên gia quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm.
Trong quá trình học, thơng qua TBGD sẽ có tác dụng đó là khuyến khích trẻ nhận
thức được thế giới, được các sự vật, hiện tượng xung quanh thông qua các giác quan
của trẻ, trẻ tự cảm nhận. Có thể nói đây là phương pháp dạy học có tác dụng lớn đối
với trẻ và phù hợp với điều kiện thực tế giáo dục trẻ khi ở lứa tuổi đang hình thành
nhận thức xung quan, quan sát xung quan…để hình thành tri thức, phương pháp này
cũng phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của người học. Phương pháp giáo dục
này rõ rang phát huy hiệu quả thông qua việc giúp cho trẻ hình thành và phát triển
tư duy, trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng và từ đó cùng với người dạy trẻ sẽ
dần dân nhận thức và đi đến bản chất của sự vật, hiện tượng cần nhận thức để từ đó
ghi nhớ và vận dụng vào trong quá trình học và quá trình sống sau này. Như vậy, có
thể thấy rằng muốn hiệu quả cao q trình dạy và học, trong quá trình truyền đạt và
lĩnh hội kiến thức, đối với trẻ cần phải phải thông qua các giác quan để trẻ có thể
cảm nhận như: như quan sát để nghe, nhìn và thực hành, từ đó sẽ dần dần tiến đến
nhận thức chân lý, phản ánh đúng được bản chất hiện thực khách quan.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm rất nhiều đến nâng cao
chất lượng giáo dục. Có thể thấy thơng qua Nghị quyết 29/NQ-TW được ban hành
ngày 4/11/2013 tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI trong đó đề cập về đổi mới căn
bản, tồn diện về giáo dục và đào tạo ở nước ta: Nghị quyết đã nêu cần chuyển đổi
mạnh mẽ quá trình giáo dục từ mơ hình chủ yếu trang bị kiến thức sang mơ hình
giáo dục phát triển tồn diện năng lực và phẩm chất của người học; Ứng dụng mạnh
mẽ nguyên lý học đi đôi với hành; lý luận cần gắn liền và chặt chẽ với thực tiễn; kết
hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội [1].

Nước ta đã và đang thực hiện đổi mới một cách chủ động và quyết tâm đối
với chương trình giảng dạy và học tập, nội dung giảng dạy, phương pháp dạy học,
truyền đạt kiến thức để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện nền giáo
dục nước ta. Trong đó, vấn đề đổi mới quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo nói
chung và ở các nhà trường nói riêng, vấn đề quản lý CSVC nói chung và quản lý
TBGD nói riêng đã và đang trờ thành một nhu cầu cấp thiết.
Ngành giáo dục đã xác định các mục tiêu quan trọng, trong đó có xác định
các mục tiêu: Đối với giáo dục ở bậc học mầm non, bậc học này cần giúp trẻ phát


7

triển tốt về thể chất, phát triển nhận thức về tình cảm, giúp trẻ hiểu biết các kiến
thức cơ bản về thẩm mỹ và giúp trẻ hình thành các yếu tố ban đầu để xây dựng và
hình thành nhân cách cho trẻ. Cần chuẩn bị những điều kiện làm tiền đề để trẻ bắt
đầu tham gia bậc tiểu học. Mục tiêu phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015 đã được thực hiện, nâng cao chất lượng giáo dục
tiểu học và phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí cho bậc học này
trước năm 2020. Để hoàn thành các mục tiêu đó thì việc quan trọng cần tập trung đó
là từng bước chuẩn hóa hệ thống nhà trường mầm non, phát triển giáo dục mầm non
dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng khu vực, lãnh thổ và từng
địa phương và cơ sở giáo dục. [3].
Ở bậc học mầm non thì đồ dùng, đồ chơi- thiết bị giáo dục có vai trị quan
trọng trong hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Điều này có thể thấy, những
ĐDĐC này sẽ hỗ trợ và giúp trẻ được thao tác, được hoạt động với chúng, trải
nghiệm thực hành, trẻ có thề thể hiện những nhu cầu của cá nhân khi trẻ muốn; trẻ
có cơ hội để phát triển một cách cân đối hài hòa…những yếu tố đó sẽ giúp trẻ phát
triển một cách hài hịa và toàn diện nhất. Đối với trẻ nhỏ ở tuổi mầm non thì việc
chơi và học khi chơi là cách học phù hợp nhất với tuổi này, khi chúng ta muốn trẻ
thơng qua q trình chơi để tìm tịi khám phá hình thành những hiểu biết, tri thức cho

bản thân. Thơng hoạt động chơi trẻ có thể phát triển những kỹ năng, kiến thức trong
thực tiễn cuộc sống. Như vậy, có thêt thấy thiết bị, công cụ hỗ trợ dạy học ở trường
học mầm non là yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy trẻ em thực hiện các hoạt động, thao tác khác
nhau, điều đó sẽ có tác dụng đối với việc rèn luyện thể lực cho trẻ. TBGD cũng có tác
dụng rất nhiều đối với việc tạo điều kiện trực tiếp cho trẻ phát huy tính chủ động khi
tham gia các hoạt động, hỗ trợ phát triển năng lực sáng tạo trong tiếp thu kiến thức
của trẻ và từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
Một số tác giả nghiên cứu có thể kể đến như: Học giả Trần Yến Mai trong
nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học lớp mẫu
giáo lớn trong nhà trường mầm non”, kết quả nghiên cứu về vai trò của thiết bị dạy
học ở trường MN cho trẻ và thực trạng việc sử dụng thiết bị dạy học. Từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học trong nhà
trường mầm non [21]. Học giả, Phan Văn Nhân (2013), trong nghiên cứu: “Quan
niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu quả sử dụng học liệu, phương tiện,


8

TBGD”, tác phầm này đã đề cập về hiệu quả của việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy
học cho học sinh, đặc biệt là khối trẻ mầm non, thực trạng việc sử dụng thiết bị dạy
học. Từ đó, nghiên cứu này cũng đã khuyến nghị giáo viên các trường mầm non
trong giáo dục trẻ phải sử dụng thiết bị dạy học là những đồ dùng, đồ chơi có thể
khuyến nghị giáo viên tự làm để giáo dục trẻ hiệu quả [22].
Qua các nghiên cứu của các học giả đều đi đến khảng định về vai trò của
TBDH và quản lý thiết bị dạy học. Các nghiên cứu cho đến nay, nhìn chung đã đánh
giá được thực trạng quản lý thiết bị bao gồm: từ khâu bảo quản; mua sắm hoặc được
tiếp nhận đến khâu khai thác; bảo trì sửa chữa ở các địa phương, vùng miền khác
nhau. Qua nghiên cứu, đã đề ra những biện pháp quản lý phù hợp đối với từng địa
phương. Tuy nhiên, các vấn đề nghiên cứu trên được thực hiện ở các cơ sở giáo dục,
địa phương, vùng miền trong cả nước là không giống nhau do điều kiện thực tế ở

các địa phương khác nhau. Khảo sát về thực tế quản lý thiết bị dạy học tại một số
trường mầm non ở Kỳ Sơn tại huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng) cho thấy
thực trạng hiện nay cịn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn về trang thiết bị. Hơn
nữa, công tác quản lý trang thiết bị cũng chưa khoa học, trên thực tế, cơng tác quản
lý chưa được duy trì thường xuyên; thực tế trang thiết bị được trang bị nhưng thiếu
đồng bộ, nhiều trang bị thiết cho đến nay đã bị lạc hậu; hơn nữa, đội ngũ quản lý và
ứng dụng chưa thích ứng với q trình sử dụng, chưa phù hợp hoặc chưa được đào
tạo tốt để khai thác tốt những trang thiết bị mới đầu tư trong những năm gần đây.
Đối với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta, để đáp ứng yêu cầu đổi mới
một cách căn bản, toàn diện như mong muốn đề ra thì khơng thể tách rời thiết bị
dạy học với hoạt động dạy học, đây là điểm quan trọng đối với nâng cao hiệu quả và
chất lượng dạy và học. Một điều đáng chú ý nữa là tại Thủy Ngun (Hải Phịng)
cho đến nay chưa có cơng trình, tài liệu nào nghiên cứu về vấn đề "quản lý thiết bị
giáo dục theo hướng chuẩn hóa ở các trường miền núi Kỳ Sơn, huyện Thủy
Nguyên, thành phố Hải Phòng
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Có nhiều nghiên cứu về quản lý và đưa ra nhiều khái niệm ở các khía cạnh
khácnhau như:


9

Theo những nghiên cứu của học giả Bùi Minh Hiền, ông đã chỉ ra rằng: Quá
trình quản lý là sự tác động một cách có tổ chức, có hướng đích của một chủ thể
quản lý đến đối tượng của quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra [15].
Cùng những quan điểm tương tự, theo học giả Trần Kiểm: Quá trình quản lý
là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử
dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (bao gồm có: nhân lực, vật lực, tài lực…)

có thể ở trong và ở ngoài tổ chức (nhưng chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu hóa
nhằm đạt được những mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [18, tr 15].
Khái niệm phụ thuộc vào sự quan niệm của từng cá nhân, tuy mỗi một nhà
khoa học hay độc giả đều đưa ra những quan niệm khác nhau về quản lý nhưng xét
về bản chất đều đã đưa ra được những luận chứng có ý nghĩa về quản lý ở nhiều góc
độ khác nhau, trong đó mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hoạt động quản
lý có mối quan hệ chủ thể và khách thể trong đối tượng nghiên cứu. Đó là mối tác
động có tính tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau giữa con người với con người
trong quá trình hoạt động.
Trong nghiên cứu luận văn này, kế thừa và tham khảo những khái niệm đã
có, chúng tơi quan niệm: Quản lý được coi là một phương thức tác động có mục
đích được xác định trước nhằm giúp một tổ chức, cá nhân hay một đơn vị cụ thể đạt
được những mục tiêu, mục đích, kế hoạch đề ra thơng qua các hoạt động mà chủ thể
quản lý tác động đến đối tượng quản lý để đạt đến mục tiêu chung của tổ chức hay
cá nhân mong muốn.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Nhà trường là một tổ chức, do đó khi nghiên cứu vê fnhà trường các nhà
quản lý coi:
Đối với lĩnh vực giáo dục thì theo quan niệm của học giả Nguyễn Ngọc
Quang: Quản lý giáo dục được quan niệm là hệ thống những tác động có mục đích,
có kế hoạch và phù hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận
hành tới mục tiêu đã được dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất [31].
Theo học giả Trần Kiểm: Trong giáo dục, quản lý giáo dục được coi là hệ thống
những tác động có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý với mục đích
đảm bảo sự hình thành nhân cách cho các thế hệ trẻ trên cơ sở các quy luật của quá
trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực của trẻ em [18, tr.341].


10


Luận văn này sử dụng khái niệm: Quản lý giáo dục được coi là một hệ thống
bao gồm những tác động có tổ chức, có mục đích, có định hướng của chủ thể quản
lý đến đối tượng quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và
đạt mục tiêu đề ra trên cơ sở phù hợp với các quy luật khách quan.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Cũng có thể hiểu rằng một cách hình tượng răng “Nhà trường được coi như
là vầng trán của cộng đồng” và đến lượt mình “Cộng đồng được coi như là trái tim
của nhà trường”. Với xu hướng xã hội học tập, học tập suốt đời tạo nên sự đồng
thuận trong dư luận xã hội là đưa giáo dục đến với mọi nhà và mọi người được
tham gia học tập nhằm mục tiêu nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy sự phát triển
đất nước.
Trường học được coi là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục của hệ
thống giáo dục quốc dân, trong đó hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà
trường, đối tượng của giáo dục là con người nên thể hiện tính đa dạng, phức tạp.
Theo học giả Phạm Minh Hạc: “Hoạt động quản lý nhà trường là việc thực
hiện đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Có nghĩa là đưa nhà trường vận hành theo các nguyên lý giáo dục, để từ đó tiến tới
mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ
và từng học sinh” [16, tr.6]
Trong Luật Giáo dục đã quy định rất rõ: Nhà trường nằm trong hệ thống
Giáo dục quốc dân và được thành lập theo các quy hoạch, kế hoạch của nhà nước đề
ra, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình trường
cơng lập, trường bán cơng, trường tư thục… [14].
Như vậy, có thể thấy nhà trường là đơn vị hoạt động một cách có tổ chức của
những nhóm người, những cá nhân nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động dạy học, rèn luyện của giáo viên và học sinh… trên cơ sở quản lý của cơ quan chủ quản
cấp trên bằng các quy định của pháp luật về GD&ĐT cùng với các mối quan hệ của
các lực lượng giáo dục khác.


11


1.2.2. Thiết bị giáo dục, quản lý thiết bị giáo dục
1.2.2.1. Thiết bị giáo dục
Theo Điều 24 Điều lệ đối với trường mầm non (ban hành kèm theo Thông tư
52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020) quy định về Thiết bị và tài liệu
trong chương trình giáo dục mầm non:
+ Trường học cần trang bị các thiết bị giáo dục; tổ chức quản lý và sử dụng
có hiệu quả trong ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
+ Giáo viên được sử dụng thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động
nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Hệ thống TBGD trong nhà trường đó là các cơ sở vật chất hạ tầng như: nhà
cửa, sân chơi, thư viện, dụng cụ thí nghiệm, bản đồ, tranh ảnh và các đồ dùng đồ
chơi, các dụng cụ phục vụ cho hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng và xhăm sóc trẻ.…
Các thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập này được trang trong nhà trường,
có thể chia thành 3 bộ phận: trường sở; TBGD và thư viện do nhà trường trực tiếp
quản lý và sử dụng.
Thiết bị giáo dục tại các trường mầm non còn bao gồm những đồ dùng, thiết
bị chăm sóc và ni dưỡng, bao gồm các loại đồ dùng, thiết bị được trang bị cho
các phịng thực hiện chức năng ni ni dưỡng, chăm sóc trẻ em như ở nhà bếp;
các phịng sinh hoạt chung; các phòng ngủ; các phòng vệ sinh phục vụ cho hoạt
động chăm sóc ni dưỡng trẻ của nhà trường.
Theo các học giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn: “Thiết bị phục vụ giáo dục là hệ
thống các phương tiện về vật chất, kỹ thuật khác nhau, các thiết bị này được các nhà
trường sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong các
nhà trường. Các thiết bị này bao gồm những đồ vật, những của cải, vật chất… và
khung cảnh tự nhiên xung quanh nhà trường” [16].
TBGD là các phương tiện vật chất được các nhà trường sử dụng để dạy học
và giáo dục mang tính để đạt được mục tiêu giáo dục [3].
1.2.2.2. Quản lý thiết bị giáo dục
Quản lý các thiết bị giáo dục là một trong những nhiệm vụ của cán bộ quản

lý nhà trường. Trong luận văn này, quản lý TBGD được hiểu là sự tác động có mục
đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống
TBGD phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và làm cho TBGD trở thành công cụ,


12

phương tiện góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng “Học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
Khái niệm thiết bị giáo dục được mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải
được rộng và sâu sát, phù hợp để tương ứng, kinh nghiệm qua thực tiễn đã cho thấy:
Thiết bị giáo dục chỉ có thể phát huy tác dụng tốt trong quá trình giáo dục khi mà
chúng được quản lý thật tốt. Do đó, đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị, cần phải
chú trọng hơn đến việc tổ chức sử dụng TBGD trong nhà trường. Bời vì, thiết bị
giáo dục là một lĩnh vực có tính đặc thù, chúng vừa mang những đặc tính kinh tế giáo dục lại vừa mang những đặc tính khoa học - giáo dục. Vì thế, việc quản lý các
thiết bị giáo dục phải khoa học và tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế và
quản lý giáo dục.
Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường mầm non là tác động có mục đích của
người quản lý trường mầm non nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả
thiết bị giáo dục phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo cấp học mầm non
nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, quản lý việc nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
về vai trò của thiết bị giáo dục, tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong các
nhà trương, quản lý sự đầu tư mua sắm và tự tạo đồ dùng thiết bị giáo dục. Khi đã
có TBGD thì quản lý việc sử dụng, duy trì và bảo quản đồ dùng thiết bị giáo dục
một cách có hiệu quả.
1.3. Một số vấn đề lý luận về thiết bị giáo dục ở trường mầm non
1.3.1. Phân loại thiết bị giáo dục ở trường mầm non
Thiết bị giáo dục bao gồm:
Thiết bị ngoài trời là những thiết bị giáo dục phục vụ cho việc giảng dạy tại

các nhà trường mầm non và được đặt trong vườn trường, sân trường, nhằm bảo đảm
cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Đồ dùng đồ chơi trong lớp là những thiết bị giáo dục được sử dụng phục vụ
chăm sóc giáo dục ở tại lớp, được quy định trong 47/2020/TT-BGDĐT ngày
31/12/2020 quy định về lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong các cơ sở
giáo dục mầm non.
Thiết bị, đồ dùng, chăm sóc, ni dưỡng


13

Đồ dùng, thiết bị phục vụ cho chăm sóc, ni dưỡng là các loại đồ dùng thiết
bị được trang bị cho các phịng thực hiện chức năng ni dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ em, như các thiết bị ở nhà bếp, ở các phòng sinh hoạt chung, các phòng ngủ,
các phòng vệ sinh phục vụ cho hoạt động chăm sóc ni dưỡng của các nhà trường,
gồm có các thiết bị sau đây:
Phòng sinh hoạt chung bao gồm:
- Bàn, ghế của trẻ theo đúng quy cách, đủ cho số trẻ trong lớp;
- Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;
- Có tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;
- Hệ thống đèn, hệ thống quạt.
- Giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng miền,
từng mùa;
- Hệ thống tủ, các kệ, các giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.
- Cho trẻ nhà trẻ: Vịi nước rửa tay, ghế ngồi bơ, vịi tắm;
- Trang bị cho trẻ mẫu giáo: Vòi nước rửa tay; vòi tắm; bể hoặc bồn chứa
nước. Nhà bếp có các thiết bị sau đây:
- Có đầy đủ các đồ dùng, cơng cụ phục vụ trẻ em ăn bán trú tại các trường
như (xoong, nồi, bát, thìa, dao, thớt,...); Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ
sinh, an toàn thực phẩm;

- Trang bị tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm đã được dung cho trẻ em ăn bán trú;
Có đủ nước sử dụng với chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định;
- Các thiết bị cần đảm bảo cho việc xử lý các chất thải và phòng chống cháy
nổ đúng quy định.
Thiết bị, đồ dùng phục vụ các hoạt động khác
Là những thiết bị thể dục thể thao, thiết bị âm nhạc, mĩ thuật, âm li, loa đài,
máy tính, máy chiếu, tivi... đặt tại các phịng chức năng (phòng giáo dục âm nhạc,
thể chất, phòng kidsmart, phòng hội trường...) phục vụ cho việc giảng dạy chăm
sóc, ni dưỡng trẻ và các động chuyên môn của GV, NV trong trường mầm non.
Thiết bị giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng, là nguồn tri thức,
phương tiện để truyền tải thông tin cũng như để điều khiển những nhận thức của trẻ
trong quá trình dạy con học. Cha mẹ cần biết cách vận dụng những Thiết bị phù hợp
để con có thể hồn thiện bản thân và phát triển những kỹ năng trong cuộc sống.


14

Các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục học mầm non đã có chung nhận định:
Phương pháp tốt nhất để dạy trẻ ở bậc học mầm non là dạy các con thơng qua các
trị chơi, học mà chơi, chơi mà học, đưa trẻ vào những tình huống thực tế. Bời vì ở
giai đoạn này, trẻ em có năng lực quan sát và tiếp thu nhận thức mạnh mẽ nhất, trẻ
ham học hỏi, bắt chước và tò mò với mọi những tình huống thực tế diễn ra và tồn tại
ở xung quanh. Bởi vậy, những thiết bị giáo dục dành cho trẻ em ở giai đoạn quan
trọng này được nghiên cứu và thiết kế đồ dùng phục vụ dạy và học được thể hiện
dưới dạng những đồ chơi và những đồ chơi này mang tính giáo dục cao.
1.3.2. Tính chất của TBGD trong trường mầm non
Thiết bị giáo dục có tác dụng giúp cho trẻ em trong các thao tác, được hoạt
động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài
hịa, từ đó giúp trẻ phát huy hết những tư duy sáng tạo từ trẻ. Trẻ nhỏ cần có những
thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần để ghi nhớ. Do đó, nếu chúng ta muốn trẻ em có thể tự

tìm tịi và khám phá thì chơi là cách học phù hợp nhất và tạo ấn tượng nhắt đối với
trẻ. Qua các hoạt động vui chơi, trẻ em đồng thời phát triển và hình thành những hiểu
biết, khám phá và hình thành các kỹ năng trong rất nhiều tình huống thực tế khác
nhau. Thiết bị giáo dục sẽ hỗ trợ và giúp trẻ thúc đẩy thực hiện các kĩ năng và hoạt
động, các thao tác khác nhau từ đó có tác dụng rèn luyện thể lực và trí lực cho trẻ.
Thiết bị dạy học được xác định là công cụ hết sức cần thiết đối với trẻ em,
chúng có tác dụng lớn và ý nghĩa, ấn tượng và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non.
Thiết bị giáo dục là những công cụ giúp trẻ em hình thành khả năng tìm hiểu, trẻ
chủ động và tiếp cần để khám phá thế giới xung quanh. Thiết bị giáo dục sẽ giúp
các em trực tiếp trải nghiệm, làm quen với đồ vật cũng như nắm được những đặc
điểm, tính chất của nhiều đồ vật, phân biệt đồ vật và có thể nhận thức được những
cơng dụng của những đồ vật, những trang thiết bị trong thực tế cuộc sống, trong
sinh hoạt và trong quá trình lao động của con người. Thiết bị giáo dục còn là
phương tiện hỗ trợ và giúp trẻ phát hình thành tư duy, nhận thức về những mối quan
hệ của người với người trong quá trình lao động và tham gia các hoạt động xã hội
xã hội, từ đó trẻ có thể nhận thức và dần dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó.
Thiết bị giáo dục cũng có thể vừa làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi vốn là nhu cầu
hấp dẫn nhất với trẻ, vừa giúp cho trẻ có khả năng thực hành, luyện cho cho đơi bàn
tay trẻ trở lên khéo léo, đôi chân của trẻ được dẻo dai, cơ thể mềm mại hơn, giúp


×