Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khiếm khuyết học tập ở trẻ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.1 KB, 3 trang )

Khiếm khuyết học tập ở trẻ
Thế nào là khiếm khuyết học tập?
Trước 5 tuổi, trẻ phát triển nhanh chóng về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Trong thời gian này, cha mẹ cần biết xem trẻ có khả năng học tập được
không. Có nhiều lý do làm cho trẻ không học được như vấn đề thính lực, ít
được kích thích, vấn đề cảm xúc, chậm phát triển tâm thần. Cho dù không
tìm ra lý do, trẻ vẫn có thể có khókhăn trong học tập.
Trẻ không đạt được khả năng học tập như trẻ có chỉ số thông minh bình
thường được gọi là trẻ có khiếm khuyết học tập.
Nguyên nhân
Vài trẻ được sinh ra trong gia đình có khiếm khuyết học tập. Các trẻ khác
có những yếu tố nguy cơ như sau:
- Trẻ cân nặng lúc sinh nhẹ hơn 2500g
- Người mẹ căng thẳng thần kinh (stress) trước và sau sinh;
- Điều trị ung thư máu hoặc ung thư khác;
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não)
- Chấn thương sọ nặng
Những dấu hiệu nào có thể cảnh báo khiếm khuyết học tập?
Cha mẹ cần lưu ý bất kỳ dấu hiệu cảnh báo dưới đây:
- Chậm phát triển ngôn ngữ: bình thường lúc 2 tuổi rưởi, trẻ có thể nói
thành câu.
- Rối loạn lời nói: bình thường lúc 3 tuổi, cha mẹ và người thân phải hiểu
được hơn phân nửa điều trẻ nói.
- Rối loạn trong sự phối hợp: trước khi vào lớp lá trường mẫu giáo, trẻ
bình thường có thể buột giây giày, cài nút áo, nhảy lò cò với một chân, và
cắt giấy.
- Thời gian tập trung ngắn: giữa 3-5 tuổi, trẻ bình thường có thể ngồi yên
để nghe đọc một câu truyện (thời gian tập trung tăng dần với tuổi).
Cha mẹ cũng nên lưu ý là mỗi trẻ phát triển theo cách thức và nhịp độ
riêng. Những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng cảnh báo khiếm
khuyết học tập.


Thời điểm nào tốt nhất để xác định khiếm khuyết học tập ?
Nên phát hiện càng sớm càng tốt để có sự quan tâm và điều trị kịp
thời.Thực tế trong xã hội Việt Nam hiện nay, khiếm khuyết học tập chưa
được phát hiện. Hậu quả là trẻ bị áp lực học tập rất nặng và chịu những
hình phạt từ gia đình và nhà trường, vì người lớn nghĩ rằng trẻ lười học
nên phải bị trừng phạt. Hậu quả là một số trẻ bị chấn thương tâm lý nặng
nề, và cuối cùng phải bỏ học vì không được giáo dục đặc biệt phù hợp với
độ phát triển của trẻ.
Những biểu hiện tâm lý ở trẻ không được chẩn đoán và điều trị đúng làm
trẻ trở thành nóng tính, ấm ức, có nhiều vấn đề cảm xúc. Trẻ tự nghĩ là trẻ
ngu đần mặc dù chỉ số thông minh trên mức trung bình. Hành vi hung
hăng, bỏ học, hoặc trầm cảm có thể xảy ra. Và vòng lẩn quẩn là trẻ sẽ gặp
khó khăn trong việc học đọc, viết và làm toán.
Điều trị sớm và giáo dục đặc biệt có thể đưa đến kết quả tốt đối với các trẻ
này. Tình thương và sự nâng đỡ của gia đình đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp các trẻ có khiếm khuyết học tập. Trẻ cần được củng cố sự
tự tin vào nội lực bản thân.
Ai có thể phát hiện khiếm khuyết học tập?
Những người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất như cha mẹ, thầy cô nhà trẻ và
mẫu giáo có thể phát hiện sớm chứng bệnh này. Bác sĩ nhi khoa và
chuyên viên tâm lý có thể làm trắc nghiệm để đánh giá mức độ phát triển
của trẻ.
Hiện nay, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, các chuyên viên tâm lý sử dụng trắc
nghiệm Brunet-Lézine để đánh giá sự phát triển toàn diện (vận động, tư
thế, ngôn ngữ, xã hội) của trẻ từ 2 tháng đến 6 tuổi. Ngoài ra, trẻ cần
được khám mắt, tai và được đánh giá về âm ngữ.
Khiếm khuyết này có thể được chữa lành không?

Hiện nay chưa có cách chữa lành khiếm khuyết này. Tuy nhiên sự hợp tác
đa ngành có thể giúp trẻ tiến triển. Trẻ có thể học tập để tự lập trong cuộc

sống khi trưởng thành.
Có nhiều nguồn tin quảng cáo về phương pháp trị liệu như chế độ ăn đặc
biệt (loại sữa giúp trí thông minh, sinh tố). Tuy nhiên chưa có chứng cớ
khoa học về những phương pháp này.

×