Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM “ TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC” HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.55 KB, 14 trang )

Họ và tên: Đặng Thảo Hương

Mã sinh viên: 2073402010848

Khóa/lớp tín chỉ: CQ58/01.01+01LT1

Lớp niên chế: CQ58/01.01

STT: 15

Id phòng thi: 5810502104

Ngày thi: 5/10/2021

Giờ thi: 13h30
HT thi: Tiểu luận

BÀI THI MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hình thức thi: Bài tập lớn
Thời gian thi: 3 ngày
Mã đề: Lẻ
Tổng số trang: 8 trang


MỤC LỤC


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài.

Nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập, mọi lĩnh vực trong đời


sống–xã hội đóng góp một phần không nhỏ trong việc đi lên xã hội chủ nghĩa,
từng bước bắt kịp tiến bộ thế giới. Và văn hóa cũng nằm trong số đó.
Với tầm vóc của một danh nhân văn hố thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại
cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng quý báu về mọi lĩnh vực, trong đó có
lĩnh vực văn hố. Việc tìm hiểu những quan điểm về văn hố bao gồm vấn đề gìn
giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng
ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng
về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong công
cuộc đổi mới hơm nay.
Trên cơ sở đó sinh viên tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Vận dụng tư
tưởng của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền
văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hiện nay.
2) Mục tiêu nghiên cứu

Bài viết nhằm làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc và đưa ra những giải pháp để bảo vệ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
đối với Việt Nam


3) Kết cấu

Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài làm gồm có 2
chương.
Chương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Chương 2: Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” hiện nay.


PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc
1)

Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, khoan dung,
nhân ái của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải
phóng dân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa Việt xuất Hồ Chí
Minh là kết tinh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và
những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc
trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết
lẫn nhau...
Trước hết đó là chủ nghĩa u nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước
và giữ nước. Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của
Hồ Chí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. Nó là cơ sở xuất phát, là
động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Hồ
Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước đối với
Người là gắn liền với yêu nhân dân. Người nói, lịng thương u nhân dân và
nhân loại của Người khơng bao giờ thay đổi... Người có một ham muốn tột bậc
là làm sao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành.
Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những
nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước. Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai


cấp cơng nhân, u nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với
nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước
trên thế giới. Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội
dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ

có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày
một giàu mạnh thêm.
Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Người thường nhấn
mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được
Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa
năm châu bốn biển một nhà. Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực
dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, Người đã nói đến đời sống mới của một người,
một nhà, một làng và khắp cả nước. Xoay quanh hạt nhân của đời sống mới là
cần, kiệm, liêm, chính, Hồ Chí Minh đã nói đến thuần phong mỹ tục, khơng có
cờ bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp. Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá
rách”, “đói cho sạch rách cho thơm”. Người nhấn mạnh đến việc xây dựng và
phát triển thuần phong mỹ tục, tức là phát triển một trong những giá trị truyền
thống. Mặt khác, khi trân trọng giữ gìn thuần phong mỹ tục, Hồ Chí Minh ln
gắn với việc phê phán, bài trừ đồi phong, bại tục.
2) Giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc

Hồ Chí Minh ln chú trọng giữ gìn ngơn ngữ, chữ viết của dân tộc, bởi theo
Người, đó là cái hồn dân tộc. Người căn dặn: “tiếng nói là thứ của cải quý báu
của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn lấy nó, chở để bệnh nói chữ lấn át nó đi”, đó là


thứ của cải lâu đời của dân tộc và yêu cầu phải giữ gìn, q trọng nó, làm cho nó
phổ biến ngày càng rộng khắp. Người thường nhắc nhở phải giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, phải viết sao cho người dân dễ đọc, dễ hiểu. Tuy nhiên,
Người nhấn mạnh: “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước
khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn
có thì dùng tiếng ta” Từ đó Người nhắc nhở: Chúng ta khơng chống mượn tiếng
ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm. Nhưng chúng ta phải chống cách
mượn không phải lối, mượn đến nỗi bỏ cả tiếng ta, đến nỗi quần chúng khơng

hiểu.
Hồ Chí Minh cịn tiếp thu và kế thừa lối sống, nếp sống, phong tục tập quán
tốt đẹp của ông cha ta. Phong tục tập quán, lối sống, nếp sống của dân tộc rất
phong phú và đa dạng, phong tục giúp phân biệt được cộng đồng này, dân tộc
này với cộng đồng kia, dân tộc kia. Sống đúng với phong tục tập quán, lối sống,
nếp sống mới là sống đúng với truyền thống của dân tộc. Cả 54 dân tộc anh em
có biết bao nhiêu là giá trị văn hố tốt đẹp đáng quan tâm. Đó là những vẻ đẹp
trong cách ăn, mặc, đi lại, sinh hoạt, trong các cuộc tang ma, cưới hỏi... đây là
các giá trị mang đậm ý nghĩa văn hố truyền thống. Vì thế mà Hồ Chí Minh đã
cho rằng cần phải giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp đó của dân
tộc. Bên cạnh việc giữ gìn lối sống, nếp sống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân
tộc, Người còn chủ trương xây dựng một đời sống mới trên cơ sở kế thừa các giá
trị phong tục tốt đẹp trên. Người chỉ rõ việc xây dựng đời sống mới phải bắt đầu
từ việc sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông trong đời sống của mọi
người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Năm
cách đó chính là cái mà hôm nay chúng ta thường gọi là lối sống. Chủ tịch Hồ


Chí Minh cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến những tác phẩm nghệ thuật cổ
điển, nghệ thuật truyền thống, và lịch sử ngàn đời của dân tộc ta. Người cũng
thường nhắc nhở mọi người, đặc biệt là những người làm nghệ thuật phải luôn
biết trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản dân tộc. Người căn dặn văn
nghệ sĩ phải tơn trọng, giữ gìn và phải phát triển cho hết cái hay, cái đẹp của di
sản văn hóa dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa dân tộc nói chung và di sản văn hố phi vật thể nói
riêng, Người cho rằng đó là vốn quý, là bệ đỡ cho nền văn hóa một đất nước.
3) Kế thừa và phát huy các di sản văn hố vật thể của dân tộc

Hồ Chí Minh khơng phân biệt cụ thể về văn hố phi vật thể và văn hóa vật thể,
mà Người chỉ đề cập đến việc giữ gìn văn hố nói chung nhưng trong tư tưởng

của Người thì cũng phần nào làm rõ các di sản văn hoá vật thể, văn hoá phi vật
thể. Người ln giữ gìn và kế thừa những truyền thống văn hóa dân tộc trên tất
cả các lĩnh vực một cách tồn diện nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến
đường hướng giữ gìn và bảo tồn các cổ vật, cơng trình lịch sử văn hố của dân
tộc, cụ thể là vấn đề xây dựng nền văn hố mới. Đó là nền văn hố phát triển
theo hướng kết hợp giữa kế thừa và cách tân, cổ điển và hiện đại, dân tộc và
quốc tế. Hơn nữa trong việc giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa vật thể Hồ
Chí Minh cũng đã sớm có sắc lệnh về bảo tồn tất cả cổ vật, di tích trong tồn cõi
Việt Nam như đình, chùa, đền, miếu,…Hồ Chí Minh ln chăm lo quan tâm bảo
vệ các cơng trình văn hố, các cơng trình văn hố, di tích lịch sử mà ơng cha ta
để lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định rất rõ kế thừa di sản văn hóa vật thể
là khai thác những nét đẹp và tiến bộ trong nó để nhằm phục vụ mục tiêu, nhiệm
vụ mới của đất nước.


CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN
BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA
VIỆT NAM “ TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC” HIỆN NAY
1

Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam
“tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đề đổi mới hiện nay.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trải qua các kỳ đại hội
của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam ln khẳng định xây dựng nên văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, là
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Chúng ta biết rằng, bản sắc dân tộc không phải là cái nhất thành bất biến, mà
là một sản phẩm gắn với từng bước phát triển của cộng đồng dân tộc, tức là ln

có xu thế hướng tới hiện đại, và nó chịu tác động của quá trình biến đổi của nền
kinh tế - xã hội của một quốc gia. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường và xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự phát triển của
công nghệ thông tin - truyền thông, con người và những giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam ít nhiều đã bị tác động và biến đổi. Bên cạnh những nhân tố tích
cực thúc đẩy nền văn hóa phát triển hiện đại, tạo ra những cơng cụ, phương tiện
để giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thì cũng tồn tại nhiều
nhân tố tác động xấu khiến cho giá trị văn hóa truyền thống trở nên lạc hậu hoặc
bị mai một, bị biến dạng.
Trước hoàn cảnh đó, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hóa ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, xây
dựng được một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc. Đó là nền văn hóa bao gồm sự


thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hóa của các dân tộc anh
em trên đất nước Việt Nam, của các vùng, các địa phương trong nước; tính
phong phú đa dạng đó được nhân lên gấp nhiều lần do được hun đúc qua hàng
nghìn năm lịch sử gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc,
biểu hiện cụ thể ở những giá trị văn hóa bền vững, là tổng hợp các giá trị tinh
thần tiêu biểu của dân tộc, như: Tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tính cộng
đồng gắn kết giữa cá nhân, gia đình, quê hương, tổ quốc, tinh thần nhân nghĩa,
nhân ái thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, tinh thần lao động cần
cù sáng tạo, lối sống tinh tế, khiêm tốn, giản dị và trung thực...
Chúng ta đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới, xây dựng hình ảnh một đất
nước Việt Nam thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế, đồng thời tiếp thu những giá
trị văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước. Bản sắc văn hóa dân tộc đã trở thành cơ sở để liên
kết xã hội và liên kết các thế hệ tạo nên sức mạnh tinh thần của cả dân tộc Việt
Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
2


Thực trạng

Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập với quốc tế . Để tiếp tục sự
nghiệp xây dựng và phát triển. Đảng và Nhà nước ln quan tâm đến nền văn
hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã
hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước,
bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Thực tế đã cho thấy trong
những năm qua công tác bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hóa của
Đảng và Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn ln được duy trì và đạt


nhiều thành tựu đáng kể: Nhân dân ta luôn lấy tinh thần u nước, đồn kết,
nhân ái để chung sóng trong cộng đồng, biết giữ gìn và phát huy nhiều giá trị
như tiếng nói dân tộc để làm giàu đẹp văn hóa và quảng bá tới bạn bè năm châu,
nhiều giá trị lịch sử được quan tâm và chăm lo tu bổ, làm mới và đẹp hơn,… Tuy
nhiên, vẫn còn một số cá nhân sống hời hợt, thờ ơ với văn hóa dân tộc, sự xâm
nhập của văn hóa nước ngoài đã làm cho giới trẻ sống cẩu thả, xuất hiện nhiều tệ
nạn như bài bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm,…
3

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến q trình hình thành và phát triển văn
hóa cũng như làm mai một đi văn hóa dân tộc.Tuy nhiên, sinh viên sẽ nêu lên
một số nguyên nhân cơ bản nhất.
Trước hết là do ý thức giữ gìn và bảo tồn, phát triển của người dân chưa cao,
họ thờ ơ, không biết trân trọng những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa của nước ta với các nước khác,
đã dân tới sự xâm nhập của một số văn hóa xê lệch, ảnh hưởng tới lối sống của

người dân và đặc biệt là giới trẻ - những người rất nhạy bén trong việc tiếp thu
và giao lưu văn hóa
Cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp số, sự phát triển như
vũ bão của khoa học, công nghệ, đặc biệt là internet đã làm cho một số kẻ xấu
tung tin, bịa đặt, lôi kéo con người vào những việc làm thiếu văn hóa.


Sự quan tâm chưa thật sự sát sao của những người có liên quan tới vấn đề giáo
dục văn hóa cho người dân, chưa thực sự chú tâm tới các khu di tích, bảo tồn
lịch sử và các giá trị như văn học, âm nhạc,…
4

Một số giải pháp nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc” hiện nay.

- Vận động, nâng cao nhận thức về những giá trị văn hóa dân tộc và tuyên
truyền người dân học tập, noi gương tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong cơng tác văn hóa dân tộc
- Tạo điều kiện khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa và phát động
phong trào văn hóa trong quần chúng
- Giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc gắnvới việc phát triển những bản sắc văn
hóa truyền thống trong tương lai

PHẦN 3: KẾT LUẬN
Văn hóa Hồ Chí Minh là sự chắt lọc những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn
hóa và con người Việt Nam, tích hợp giá trị của mọi nền văn hóa trên thế giới mà
quan trọng chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa, Người
khơng chỉ giữ gìn, kế thừa, tiếp thu và vận dụng những giá trị truyền thống văn
hóa của dân tộc, mà còn phát triển, bổ sung những cái mới, cái tiến bộ phù hợp

với nền văn hóa của dân tộc. Từ đó, Hồ Chí Minh đã nâng những giá trị tốt đẹp


của dân tộc lên ngang tầm với thời đại, làm phong phú thêm tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế là xu hướng không thể đảo ngược. Một
quốc gia không thể phát triển được, nếu như không hội nhập quốc tế. tuy nhiên
để hội nhập quốc tế mà không đánh mất đi những giá trị văn hóa dân tộc là trách
nhiệm của tồn Đảng, tồn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta, hãy giữ gìn bản
sắc văn hóa đậm đà nét đẹp dân tộc ta trong từng hành động, lời nói.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bác Hồ với văn nghệ sĩ, NXB Tác phẩm mới (NXB Hội Nhà văn), Hà Nội,
1985.
2. Thành Duy (2004), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Khoa Điềm - Phạm Minh Hạc (2001), Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
4. Đỗ Huy (1993), Tư tưởng văn hóa Hồ chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.



×