Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án: Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.31 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG THỊ HƢƠNG THU

VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG ĐỐI NGOẠI
CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VỚI
TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Ngành: Chính trị học
Mã số: 9.31.02.01

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DỖN THỊ CHÍN

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Tài
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Tuyết
Phản biện 3: GS.TS. Nguyễn Ngọc Long

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học
viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi …….giờ, ngày ……… tháng …… năm ……



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, nhà hoạt động quốc
tế xuất sắc, chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, sứ giả
của hịa bình và hữu nghị. Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của
Người đã để lại kho tàng lý luận, tư tưởng cách mạng và khoa học vô giá
cho dân tộc Việt Nam. Trong toàn bộ di sản ấy, tư tưởng đối ngoại của
Người được hình thành trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền
thống dân tộc, từ sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, thơng qua q trình khảo sát thực tiễn
trong nước và thế giới. Những quan điểm đó đã trở thành đường lối, chủ
trương, chính sách đối ngoại của Đảng, được thực tiễn cách mạng Việt Nam
chứng minh tính đúng đắn trong cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ
nhân dân và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trên cương vị Chủ tịch nước và Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh được
thể hiện sâu sắc trong các mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế
giới. Người rất chú trọng tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các
nước láng giềng, xử lý đúng đắn quan hệ với các nước lớn, phấn đấu mở
rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam theo hướng đa dạng hóa: Nước Việt
Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và khơng gây thù ốn
với một ai, khẳng định nhân dân Việt Nam luôn rộng mở chào đón nhân
dân các nước trên thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội.

Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng mối quan hệ hữu nghị
với Trung Quốc, một nước láng giềng gần gũi, “núi liền núi, sông liền
1


sơng”, vừa là đồng chí vừa là anh em với Việt Nam. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, nhân dân
Trung Quốc đã luôn ủng hộ về vật chất và tinh thần, góp phần vào cơng
cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam. Để có được sự ủng hộ và
giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc đối với Việt Nam, bên cạnh những thành
quả của ngoại giao nhà nước, phải kể đến mối quan hệ sâu sắc, thân tình
của hai vị Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đơng. Có thể nói, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã đặt nền móng và ln vun đắp, làm sâu sắc thêm mối quan
hệ giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Trung.
Trước những biến động của tình hình thế giới, xu hướng đa cực, đa
trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, nhưng đấu tranh, thỏa hiệp, nhưng
kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cường quyền
nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước
đang phát triển, các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.
Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước chịu tác động to lớn từ tình
hình thế giới. Đồng thời, là hai nước láng giềng gần gũi, có sự tương đồng
về thể chế chính trị và lựa chọn con đường phát triển, tương thơng về văn
hóa, xã hội và truyền thống giao lưu nhân dân. Việc gìn giữ mối quan hệ
truyền thống tốt đẹp của hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân ngày càng
toàn diện và hiệu quả hơn, góp phần quan trọng vào việc duy trì mơi trường
hịa bình, ổn định thuận lợi cho cơng cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc là
nhu cầu tất yếu trong sự nghiệp phát triển của hai nước. Tiếp tục kế thừa
nền tảng quan hệ Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh là
nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đối với Việt Nam, việc vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh

nhằm củng cố và phát huy truyền thống hữu nghị của nhân dân hai nước,
2


tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước. Kiên trì bảo vệ
vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội và đảm bảo các lợi ích chiến lược của đất nước theo
tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh cần được Đảng Cộng sản Việt Nam đặc
biệt chú trọng hơn trong tình hình mới. Những kết quả đáng khích lệ trong
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng như sự phát triển, ổn định của mỗi
nước mang đến cho chúng ta kỳ vọng về một giai đoạn phát triển mới. Tuy
nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, quan hệ giữa hai nước cũng tồn
tại và đối mặt với những khó khăn thách thức mới, như việc bất đồng trong
nhận thức một số vấn đề quốc tế, nhất là bất đồng trên biển Đông cần được
giải quyết một cách có lý, có tình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn tư tưởng
đối ngoại Hồ Chí Minh, khai thác và vận dụng sáng tạo quan điểm đó của
Người vào việc xây dựng đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam nói chung và với Trung Quốc nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng
đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay” làm
đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu nội dung cơ bản tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh và vận dụng vào đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong quan hệ
với Trung Quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu làm rõ nội dung tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.

3


- Đánh giá những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm trong quan hệ
với Trung Quốc từ 1991 đến nay
- Đề xuất giải pháp chủ yếu để tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng
đối ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh; vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh trong quan hệ đối ngoại với Trung Quốc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay.
- Về không gian: Luận án được thực hiện trên địa bàn đất nước Việt
Nam
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng vận dụng tư tưởng
đối ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc của Đảng ta từ năm
1991 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Lịch sử - logic;
phân tích, tổng hợp; thống kê, định lượng, định tính, so sánh, gắn lý luận
với thực tiễn, phân tích hành vi... Các phương pháp được sử dụng phù hợp
với yêu cầu cụ thể của luận án:
- Phương pháp logic được vận dụng để làm sáng tỏ nội hàm, bản
chất các khái niệm cơ bản của luận án: khái niệm đối ngoại, tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh; phân tích luận giải nội dung tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh; khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong công tác
đối ngoại của Đảng. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục nâng
4



cao hiệu quả công tác đối ngoại với Trung Quốc theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Phương pháp lịch sử được vận dụng để làm rõ tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh; thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại với
Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Các phương pháp tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn
được vận dụng nhằm làm rõ thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vể
đối ngoại với Trung Quốc và yêu cầu đặt ra đối với việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí trong cơng tác đối ngoại với Trung Quốc của Đảng ta hiện nay.
- Phương pháp phân tích tài liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu,
đánh giá các quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam và
các cơng trình khoa học của các nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn
trong cơng tác đối ngoại của Đảng.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã lựa chọn và phân tích rõ hơn các khái niệm “đối ngoại”
và “tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh”.
- Luận án khẳng định giá trị khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh về đối
ngoại đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.
- Luận án phân tích, làm rõ thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đối ngoại trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1991 đến nay,
chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong công tác đối ngoại với Trung Quốc hiện
nay.
- Luận án đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc giai đoạn hiện nay và
giai đoạn tiếp theo.

5



6. Ý nghĩa thực tiễn của Luận án
- Luận án góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh nói riêng và nghiên cứu di sản tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung.
- Luận án hồn thành sẽ góp phần làm rõ hơn những giá trị bất biến
tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong nghiên cứu khoa học chính trị nói
chung, tham mưu cho các cơ quan đối ngoại của Việt Nam.
- Luận án làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở nghiên cứu khoa
học, các trường đào tạo bậc đại học và sau đại học trong nhóm ngành khoa
học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn.
- Luận án làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy chuyên đề cho
ngành Hồ Chí Minh học và Quan hệ quốc tế.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình cơng bố có liên
quan đến luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương (9 tiết).

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh
- Về đề tài khoa học và sách
Trong đề tài Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, do Giáo sư Đặng
Xuân Kỳ làm chủ nhiệm, là Chương trình khoa học và cơng nghệ cấp Nhà
nước KX - 02 (1991-1995). Chương trình này gồm 13 đề tài cấp nhà nước,

trong đó có đề tài Hồ Chí Minh với thế giới. Mặc dù, đề tài không đề cập
trực tiếp tới tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh song có đề cập và trình bày
tản mạn những tư liệu thiết thực giúp tác giả luận án tham khảo, kế thừa có
chọn lọc trong q trình hồn thiện luận án.
Trong cuốn Hồ Chí Minh: Nhà trí tuệ lớn của nền ngoại giao Việt
Nam hiện đại, Nguyễn Phúc Luân, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
Cuốn sách đã làm rõ một số quan niệm của Hồ Chí Minh về bạn thù, về
sách lược tập hợp lực lượng bên ngoài, về chính sách đối ngoại, phương
pháp dự báo thời cuộc.
Trong chuyên đề: “Tư tưởng và phong cách ngoại giao Hồ Chí
Minh” của Vũ Dương Huân nghiên cứu một số phương pháp ngoại giao Hồ
Chí Minh, trong đó có phương pháp: Thứ nhất, kiên trì nguyên tắc, linh hoạt
sách lược, nhân nhượng có nguyên tắc (nói cách khác là tư tưởng Dĩ bất
biến ứng vạn biến); thứ hai, triệt để lợi dụng trong hàng ngũ kẻ thù, phân
hóa và cơ lập chúng đến cao độ; thứ ba, kết hợp trong nước và ngoài nước,
phối hợp các lĩnh vực, trước hết là giữa chính trị, quân sự và ngoại giao, tạo
sức mạnh cho đấu tranh ngoại giao; thứ tư, giành thắng lợi từng bước, tiến
lên giành thắng lợi hoàn toàn với tư tưởng tiến công cách mạng; thứ năm,

7


dự đoán và dự báo các sự kiện quốc tế và của đất nước ta; thứ sáu, nắm bắt
thời cơ. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý để tác giả nghiên cứu, tham khảo.
- Các luận án, luận văn viết về đối ngoại Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Kim Dung (2000), Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại
thời kỳ 1945-1946, Luận án Tiến sĩ Lịch sử. Luận án phân tích, luận giải về
đường lối đối ngoại của Đảng; tư tưởng, nghệ thuật chỉ đạo, chiến lược,
sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “lợi dụng mâu thuẫn kẻ
thù”; “thêm bạn bớt thù”; “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”,... góp phần giữ vững

chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng, trong những năm đầu mới thành
lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Luận án tiến sĩ, “Đảng lãnh đạo
đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Pari về Việt Nam (1968-1973)” của Lương
Viết Sang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đề cập tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng chỉ đạo cuộc đấu tranh ngoại giao
của Việt Nam ở Hội nghị Pari đã giành thắng lợi, góp phần vào chiến thắng của
nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Luận án Tiến sĩ lịch sử của Trần Minh Trưởng “Hoạt động ngoại
giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1954 - 1969”, là cơng trình
nghiên cứu cơ bản những hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh trên
cương vị Chủ tịch nước, kiêm Bộ trưởng ngoại giao của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa. Dưới góc độ lịch sử, tác giả đã cung cấp nhiều sự
kiện quan trọng và thể hiện đầy đủ bản lĩnh, quan điểm của Hồ Chí Minh
trong việc thực hiện chính sách đối ngoại. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ đạo xử lý mối quan hệ Việt - Trung - Xô những năm 1960, trong bối
cảnh Liên Xơ và Trung Quốc có những bất đồng gay gắt.
Những luận án, luận văn đó đã đóng góp một phần quan trọng để
làm rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về đối ngoại, hoạt động ngoại
giao và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

8


Đây đồng thời cũng là nguồn tài liệu để tác giả tham khảo trong quá trình
thực hiện luận án.
- Một số bài báo, tạp chí liên quan đến đối ngoại:
- Phùng Đức Thắng - Phạm Hồng Chương, Hồ Chí Minh với "Dĩ
bất biến, ứng vạn biến", Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3 - 2000. Hai tác giả viết:
“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” câu nói ấy là tổng quan phương pháp cách mạng
Hồ Chí Minh mà người đã thực hiện trong suốt cuộc đời cách mạng của mình

và cũng là một bài học kinh nghiệm quý giá của cách mạng Việt Nam.
- Trần Thị Minh Tuyết, "Thêm bạn, bớt thù" - nguyên tắc chiến lược
trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 42013. Tác giả viết: Thực tiễn chứng minh, sự đúng - sai trong việc tập hợp
lực lượng luôn là một nhân tố quyết định sự thành - bại của cuộc đấu tranh.
Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng linh hoạt, hiệu quả các
phương pháp, chủ trương khác nhau, trong đó chủ trương “thêm bạn, bớt
thù” trong đấu tranh cách mạng vẫn là một viên ngọc lấp lánh trong di sản
tư tưởng của Người.
- Cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ của một quốc gia
được đông đảo học giả trên thế giới để tâm nghiên cứu. Theo con số thống
kê, cho đến nay đã có trên 350 tác phẩm và các cơng trình nghiên cứu, hàng
trăm bài tạp chí, hàng ngàn bài báo của các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn
học, Triết học, Tâm lý học, Văn hóa học, các nhà thơ, các phóng viên của
các tờ báo lớn, đặc biệt là nhiều chính khách, tướng lĩnh trên thế giới,... viết
về Hồ Chí Minh. Những cơng trình gần đây có thể kể đến của "Hồ Chí
Minh - The Missing Years", tạm dịch là "Hồ Chí Minh - Những năm tháng
chưa được biết đến" của nữ tác giả Sophie Quinn Judge, tiến sỹ triết học lịch sử, hiện là Phó giám đốc Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội Việt
Nam - Đại học Temple - Mỹ
9


1.2. Những cơng trình liên quan đến vận dụng tƣ tƣởng đối
ngoại Hồ Chí Minh trong quan hệ đối với Trung Quốc
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc có các bài viết “Dấu tích hoạt
động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Trung Quốc” của tác giả Nguyễn
Thị Tình;
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Trung Quốc
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng có nhiều bài viết phản ánh
quan hệ Việt - Trung qua các giai đoạn lịch sử như: “Hài hịa hóa quan hệ

Việt - Trung trong giai đoạn hiện nay” của Lê Văn Mỹ, “Quan hệ Việt Trung trong thời kỳ chiến tranh lạnh” của Nguyễn Phương Hoa; “Quan hệ
Trung Quốc - Việt Nam đầu thế kỷ XXI - nhìn từ nhân tố năng lượng” của
Đỗ Minh Cao và Nguyễn Xuân Cường; “Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
cần được xây dựng trên cơ sở nào?” của Vũ Cao Phan,... Các tác giả đều
cho rằng cần thiết phải có mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam - Trung
Quốc, hai nước cần chú trọng giải quyết những bất đồng, xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp từ những điều kiện, mục tiêu chung.
Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học của Nguyễn Thế Hưởng, “Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại nhân dân trong thời kỳ đổi
mới”, mặc dù không đi sâu nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ
Chí Minh trong quan hệ Việt - Trung, song cơng trình nghiên cứu này có
những tư liệu thể hiện quan hệ Việt - Trung có nền tảng từ quan điểm của
ngoại giao “láng giềng” của Hồ Chí Minh. Mối quan hệ này cũng có những
nguyên tắc nhất quán để đảm bảo lợi ích giữa hai dân tộc, hai Nhà nước và
cần được vun đắp lâu dài.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng đối ngoại
của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc mới chủ yếu nhằm giải quyết
một số vấn đề cụ thể như giải quyết tranh chấp biển, đảo, hay quan hệ quốc
10


phịng,... Đây đều là những cơng trình có tính tham khảo rất gần gũi với luận
án. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn sâu sắc, cụ thể hơn về vấn đề này.
1.3. Đánh giá những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án
và vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết
1.3.1. Những vấn đề đã được đề cập
Các cơng trình khoa học trên đây đã phân tích, đề cập nhiều khía
cạnh khác nhau liên quan trực tiếp đến tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.
Nhìn chung các cơng trình này đã làm rõ được cả phần lý luận và thực tiễn
của công tác đối ngoại, đã đạt được những kết quả sau

Thứ nhất, các cơng trình đã nghiên cứu và đề cập đến một số khái
niệm như: khái niệm ngoại giao, đối ngoại, phương châm đối ngoại;
phương pháp đối ngoại Hồ Chí Minh; các cơng trình đã nghiên cứu và tiếp
cận tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, tuy nhiên chưa có cơng trình nào tiếp
cận một cách đầy đủ, hệ thống và chuyên sâu về những vấn đề liên quan tới
sự vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh của Đảng ta để hoạch định đường
lối đối ngoại, chính sách ngoại giao; định hướng ngoại giao với Trung Quốc
trong thời gian tới,...
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về đối ngoại. Song chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu, làm rõ
một cách đầy đủ, hệ thống tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh và vận dụng tư
tưởng đối ngoại đó với Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết
Từ tổng quan nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu
vào các vấn đề sau:
- Hệ thống nội dung tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.

11


- Sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc hiện
nay, bao gồm:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí
Minh trong việc đề ra đường lối, chính sách đối ngoại nói chung và ngoại
giao với Trung Quốc nói riêng trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế.
+ Trên cơ sở tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh, phân tích, đánh giá
những thành tựu và bài học kinh nghiệm quá trình thực hiện chiến lược,
sách lược ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ với Trung

Quốc hiện nay.
- Tiếp tục vận dụng nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại với Trung
Quốc theo tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Chƣơng 2
TƢ TƢỞNG ĐỐI NGOẠI HỒ CHÍ MINH
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm “Đối ngoại”
Đối ngoại là từ chỉ những hoạt động đối với nước ngồi, bên ngồi,
nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp của nhà nước, của một tổ chức;
phân biệt với đối nội.
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam: Hoạt động đối ngoại của Việt
Nam được triển khai dựa trên cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam với ba kênh
đối ngoại là: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

12


2.1.2. Khái niệm “tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh”
Tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ của tư
tưởng Hồ Chí Minh, là kết quả sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin vào điều kiện Việt Nam, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại về khoa học quan hệ quốc tế. Đó là hệ
thống quan điểm về các vấn đề quốc tế, về quan hệ đối ngoại của Việt Nam,
định hướng cho hoạt động ngoại giao của Nhà nước Việt Nam trong quan
hệ với các nước và các tổ chức quốc tế,... nhằm thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
2.2. Nội dung cơ bản tƣ tƣởng đối ngoại Hồ Chí Minh
2.2.1. Mục tiêu đối ngoại
2.2.1.1. Đối ngoại nhằm đảm bảo các quyền cơ bản cho đất nước,
đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc

2.2.1.2. Đối ngoại nhằm đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
thống nhất đất nước
2.2.1.3. Đối ngoại vì hịa bình và phát triển
2.2.2. Ngun tắc đối ngoại
2.2.2.1. Độc lập, tự chủ trong đối ngoại, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết
2.2.2.2. Thêm bạn bớt thù, không ngừng mở rộng, đa phương, đa
dạng quan hệ đối ngoại
2.2.2.3. Kiên định về chiến lược, mềm dẻo về sách lược
2.2.2.4. Đối ngoại phải có thực lực
2.2.2.5. Hợp tác trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau
2.2.3. Phương pháp đối ngoại
2.2.3.1. Phương pháp dự báo và nắm đúng thời cơ
2.2.3.2. Phương pháp lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù
13


2.2.3.3. Phương pháp đa dạng hóa các hình thức đối ngoại
2.2.3.4. Phương pháp biết thắng từng bước
2.3. Hồ Chí Minh với Trung Quốc
2.3.1. Mục tiêu đối ngoại với Trung Quốc
- Xây dựng quan hệ chặt chẽ, gắn bó
- Đảm bảo các quyền cơ bản của hai dân tộc
- Hịa bình, ổn định, cùng phát triển
2.3.2. Nguyên tắc đối ngoại với Trung Quốc
- Kiên định về chiến lược, mềm dẻo về sách lược.
- Quan hệ thân thiết, chân thành nhưng không ỷ lại, phụ thuộc vô
điều kiện, củng cố sức mạnh, thực lực của chính mình.
- Ngun tắc hợp tác trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau.
2.3.3. Phƣơng pháp đối ngoại với Trung Quốc
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Hồ

Chí Minh trên mặt trận đối ngoại với các đối tác, đặc biệt là Trung Quốc đó
là khả năng dự báo thời cơ và nắm bắt thời cơ.
- Xây dựng sự tin tưởng bền vững giữa hai quốc gia, đồng thời dễ
dàng giải quyết những vướng mắc. Xây dựng niềm tin giữa lãnh đạo cấp
cao hai nước, vận dụng một cách sâu sắc nghệ thuật đối ngoại của các vị
tiền bối trong quan hệ đối ngoại với các nhà cầm quyền Trung Quốc
- Đa dạng hóa các kênh đối ngoại, các lĩnh vực đối ngoại với Trung Quốc.

14


Chƣơng 3
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC TỪ
1991 ĐẾN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc từ 1991 đến nay
3.1.1. Tình hình thế giới, khu vực
3.1.1.1. Tình hình thế giới
Một là, hịa bình, hợp tác cùng phát triển là xu thế lớn của thế giới tạo
thuận lợi cho tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Hai là, cục diện thế giới đa cực với sự chi phối và sự điều chỉnh chiến
lược của các nước lớn có tác động sâu sắc đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Ba là, tồn cầu hóa, khu vực hóa trở thành xu thế chủ đạo, diễn ra
mạnh mẽ tác động sâu sắc đến các quan hệ quốc tế mở ra những cơ hội liên
kết hợp tác trong quan hệ quốc tế.
Bốn là, những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học công
nghiệp lần thứ tư trong những năm gần đây trên thế giới đã thúc đẩy lực
lượng sản xuất toàn cầu phát triển vượt bậc, tiếp tục đặt ra các yêu cầu mới
của quá trình liên kết khu vực và liên kết quốc tế.
Năm là, các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới đã tạo ra

những nguy cơ, thách thức lớn đối với các quốc gia, đòi hỏi các quốc gia
phải cùng chung tay hành động ứng phó.
Sáu là, tình hình an ninh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chiến
tranh khu vực, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ, nhất là khu vực biển Đông đặt ra cho quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết.
15


Bảy là: tình hình dịch bệnh Covid đang diễn ra hết sức phức tạp và
khó lường các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu.
3.1.1.2. Tình hình khu vực
Một là, sự nổi lên của tam giác chiến lược mới Mỹ - Trung - Nhật
trở thành nhân tố chủ yếu chi phối an ninh, chính trị của khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Hai là, trong khu vực này tuy vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bùng nổ
xung đột như vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên; vấn đề Đài Loan; vấn
đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và việc các nước trong khu vực tăng
cường vũ trang nhưng châu Á - Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh vẫn
được đánh giá là khu vực yên tĩnh và ổn định nhất của thế giới.
Ba là, châu Á - Thái Bình Dương trở thành khu vực có tiềm lực lớn
và năng động về phát triển kinh tế.
Bốn là, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn ở khu vực đã và
đang có những tác động sâu sắc, đa chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực đến Việt
Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Bên cạnh những tác động tích cực, sự điều chỉnh chiến lược của các
nước lớn trong khu vực cũng có những tác động tiêu cực đến Việt Nam và
quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
3.1.2. Đường lối đối ngoại của Trung Quốc
- Trung Quốc đã chú trọng điều chỉnh chiến lược ngoại giao gắn với
kinh tế. Mặc dù chiến lược này được thực hiện bằng “phương thức mềm và

linh hoạt”, nhưng cũng có tác động làm thay đổi tương quan lực lượng trên
phạm vi thế giới và khu vực, đặt các định chế kinh tế quốc tế và khu vực
trước những thách thức mới, buộc phải sửa đổi hay bổ sung.

16


Một là, về tác động tích cực đến Việt Nam và quan hệ Việt Nam Trung Quốc.
Hai là, về tác động tiêu cực đến Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
3.1.3. Đường lối đối ngoại của Việt Nam
- “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là
bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hồ bình, độc lập và phát triển”1.
Đại hội XII (1/2016) xác định mục tiêu và nhiệm vụ của đối ngoại:
mục tiêu tối thượng là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi.
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1/2021) trong quan
điểm chỉ đạo khẳng định: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên
cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp
quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”2. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã,
đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong triển khai hoạt
động đối ngoại. Tiếp tục đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng, có hiệu quả, khơng ngừng nâng cao uy
tín và vị thế trên trường quốc tế.
3.2. Thực trạng quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc từ
1991 đến nay
3.2.1. Thành tựu
3.2.1.1. Giữ vững mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế trong
quan hệ với Trung Quốc

Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 60, tr 146
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XIII, Nxb
Chính trị Quốc gia Sự thật, HN 2021, Tập 2, tr 324
1
2

17


- Về quan hệ chính trị
- Về quan hệ kinh tế
3.2.1.2. Đảm bảo nguyên tắc độc lập, tự chủ, linh hoạt, hợp tác trên
cở sở tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau
3.2.1.3. Thực hiện phương pháp đa dạng hóa các hình thức đối
ngoại với Trung Quốc
- Về viện trợ kinh tế
- Về văn hóa – xã hội
- Về giáo dục - đào tạo
- Về phát triển du lịch
3.2.2. Hạn chế
- Một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ đối ngoại về chính trị
- Một số vấn đề cịn tồn tại trong quan hệ đối ngoại về kinh tế
- Một số tồn tại trong quan hệ đối ngoại về văn hóa, xã hội
- Một số hạn chế trong quan hệ đối ngoại quốc phòng, an ninh
3.3. Những vấn đề đặt ra trong việc vận dụng tƣ tƣởng đối ngoại
Hồ Chí Minh đối với quan hệ Việt – Trung
3.3.1. Mục tiêu đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc từ 1991
đến nay có những thời điểm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra
- Có biểu hiện lúng túng, bị động trong việc xử lý các vấn đề nảy
sinh liên quan đến việc giải quyết hài hòa mối quan hệ hội nhập quốc tế với

bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.
- Những tư tưởng cục bộ, địa phương của một số Bộ, ngành, địa
phương và một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện mục tiêu đối ngoại với
Trung Quốc hiện nay.
18


- Hai bên còn nhiều bất đồng trong lịch sử và tranh chấp Biển đông;
chưa giải quyết tốt hành vi chiếm đóng trái phép một số thực thể trên Biển
Đơng của Trung Quốc.
- Chưa giải quyết tốt sự chống phá, chia rẽ quan hệ hai nước của các
thế lực thù địch.
3.3.2. Nguyên tắc đối ngoại Việt Nam với Trung Quốc từ 1991 đến
nay có những thời điểm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra
- Sự thay đổi chiến lược trong quan hệ quốc tế của các nước lớn tác động
nhiều chiều đến nguyên tắc đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc
- Việc thực hiện nhất quán nguyên tắc đa dạng hóa, đa phương hóa
các quan hệ quốc tế, cần được tiến hành nhất quán, đi vào thực chất hơn.
Nhằm cân bằng các mối quan hệ, tránh bị gây sức ép từ một phía.
- Việc đảm bảo hài hịa giữa hội nhập quốc tế vừa bảo đảm giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ vừa bảo đảm giữ vững mơi trường hịa
bình ổn định để phát triển đất nước cần được triển khai tốt hơn nữa.
- Việc “xây dựng thực lực” của Việt Nam trên các lĩnh vực cịn gặp
nhiều khó khăn, cản trở từ nhiều phía.
3.3.3. Phương pháp đối ngoại Việt Nam với Trung Quốc từ 1991
đến nay có những thời điểm chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra
- Thực tế cho thấy, công tác dự báo của chúng ta còn tồn tại một vài
hạn chế, chưa theo kịp biến động của tình hình thế giới.
- Việc thống nhất quản lý đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hóa,

quốc phịng, an ninh,... có tính thời sự cấp bách nhằm xây dựng, củng cố
hơn nữa niềm tin chiến lược giữa hai dân tộc
- Đa dạng hóa các hình thức đối ngoại đang được triển khai, song
chưa đi vào thực chất, chưa tương xứng với tiềm lực của cả hai bên.
19


Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG ĐỐI NGOẠI
HỒ CHÍ MINH TRONG QUAN HỆ VIỆT - TRUNG
4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ đối
ngoại với Trung Quốc
4.1.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ đối ngoại Việt –
Trung trong thời gian tới
4.1.1.1. Thuận lợi
Trước hết, đặc điểm lớn của thế giới trong những năm tới là “hồ
bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn…
Thứ hai, “tồn cầu hố và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển” là
một thuận lợi nữa đối với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm 2021-2030.
Thứ ba, “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ
số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và
thách thức đối với mọi quốc gia dân tộc”3.
Thứ tư, trong khu vực chúng ta - khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, khu vực Đơng Nam Á - cũng đang có nhiều thuận lợi cho việc thực
hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.
4.1.1.2. Khó khăn
Thứ nhất, tình hình an ninh - chính trị trên thế giới vẫn có nhiều
diễn biến phức tạp.


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. CTQG, Hà Nội 2021, T.1, tr.106
3

20


Thứ hai, các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam đang phải
đối mặt với sự xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề toàn cầu gay gắt.
Thứ ba, sự khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng của kinh tế thế
giới. 4.1.2. Về vị trí của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại của
Việt Nam
Một là, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, có mối quan
hệ “sơng núi tương liền, văn hóa tương đồng, tư tưởng tương thơng, vận mệnh
tương quan”, trong đó yếu tố láng giềng là điều không thể thay đổi trong quan
hệ hai nước.
Hai là, trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của Việt Nam đã chứng
minh, chỉ khi nào ta hòa hiếu với Trung Quốc thì đất nước mới yên ổn, phát
triển và ngược lại, khi nào Việt Nam căng thẳng, khơng hịa hảo với Trung
Quốc thì đất nước bất ổn, rơi vào trạng thái khó khăn trăm bề.
Ba là, Việt Nam và Trung Quốc đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, sự
tồn tại của Đảng, chế độ ở Việt Nam và Trung Quốc luôn gắn liền với nhau.
Bốn là, Trung Quốc là nước lớn, hội tụ đủ các ưu tiên trong quan hệ
đối ngoại của Việt Nam. Bởi Trung Quốc là nước láng giếng, là nước lớn và
nước xã hội chủ nghĩa.
Năm là, Trung Quốc có tiềm năng trở thành siêu cường trong những
thập kỷ tới, có vai trị quan trọng, quyết định trên trường quốc tế, nhất là trong
khu vực.
Sáu là, thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, khi ở cạnh một nước lớn,
các nước nhỏ chỉ có một con đường là quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng lớn

lớn thì mới duy trì được sự ổn định và phát triển

21


Bảy là, giải quyết tốt mối quan hệ với Trung Quốc có thể giúp ta xử lí
ổn thỏa mối quan hệ với Lào, Campuchia và trong quan hệ với các nước lớn
khác, nhất là Mỹ.
Tám là, Trung Quốc có tham vọng “độc quyền kiểm sốt Biển Đơng”,
cũng là mối đe dọa đến chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam,
nên cũng cần phải cảnh giác. Tuy nhiên, nếu quan hệ hai bên tốt đẹp thì việc
giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp ở Biển Đông cũng sẽ thuận lợi hơn.
4.2. Giải pháp vận dụng tƣ tƣởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong
việc tăng cƣờng quan hệ đối ngoại Việt Nam – Trung Quốc
4.2.1. Kiên trì mục tiêu đối ngoại độc lập, tự chủ, giữ gìn hịa
bình để phát triển kinh tế
Thứ nhất, phải có sự thống nhất trong nội bộ về chủ trương thúc đẩy
quan hệ với Trung Quốc.
Thứ hai, kế thừa, phát huy truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc,
đặc biệt là kinh nghiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung
Quốc. Thứ ba, công tác tuyên truyền và quản lý hoạt động tuyên truyền về
mục tiêu đối ngoại “độc lập, tự chủ, gìn giữ hịa bình để phát triển kinh tế”
của Đảng Cộng sản Việt Nam cần được thực hiện bài bản, nghiêm túc, phù
hợp với thời đại công nghệ 4.0.
4.2.1. Tiếp tục nguyên tắc kiên định về chiến lược, mềm dẻo về
sách lược, linh hoạt, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau
Kiên định mục tiêu độc lập, tự chủ đi đôi với linh hoạt, mềm dẻo về
sách lược trong hoạt động đối ngoại là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, cũng là bài học đối ngoại quý
báu của dân tộc Việt Nam được đúc kết từ thực tiễn lịch sử.


22


Thứ nhất, Việt Nam cần xem xét, thúc đẩy việc ký “Hiệp ước Láng
giềng Hữu nghị” với Trung Quốc.
Thứ hai, gia tăng các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, đàm phán của cán bộ
cấp cao giữa hai bên, đi vào thực chất và sớm có bước chuyển biến đột phá
trong giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Thứ ba, trong hợp tác, đàm phán với Trung Quốc cần thực hiện “3 tơn
trọng”, đó là tơn trọng vị thế, vai trị và lợi ích nước lớn của Trung Quốc.
4.2.3. Làm tốt hơn nữa các phương pháp dự báo tình hình, đa
dạng hóa hoạt động, lĩnh vực đối ngoại và dành thắng lợi từng bước
Thứ nhất, tăng cường phối hợp trong công tác nghiên cứu, dự báo,
nhất là nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu, đề xuất, thẩm định, tạo sự
thống nhất cao về quan điểm và cách xử lý, tạo cơ sở vững chắc để lãnh đạo
cấp cao hai nước thơng qua các chủ trương, đề án, giải pháp, chính sách đối
ngoại.
Thứ hai, đa dạng hóa các kênh đối ngoại. Tổ chức tốt các chuyến thăm
của Đảng, nhất là các chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc;
Thứ ba, đang dạng hóa các lĩnh vực đối ngoại, xây dựng “thực lực”.
Có quyết tâm cao và các giải pháp đồng bộ thúc đẩy quan hệ hai nước trên
tất cả các mặt với phương châm: quan hệ chính trị làm “trọng tâm”, quan hệ
kinh tế làm “trụ cột”, quan hệ quốc phòng – an ninh làm “chỗ dựa”, quan hệ
văn hóa – xã hội làm “nền tảng”.
Thứ tư, triệt để thực hiện nghệ thuật “thắng từng bước”.
Thứ năm, tham gia tích cực và phát huy vai trị của các tổ chức, cơ
chế ở khu vực và quốc tế trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
Thứ sáu, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
nhân dân, tăng cường hiệu quả của đối ngoại nhân dân.

23


×