NIKE|Generation III
Quản trị nguồn nhân lực định hướng chiến lược
QTNNL-Nhóm 6.
I/SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY:
Nike là công ty chuyên về áo quần, giày và dụng cụ thể thao lớn tại Mỹ với số
vốn ban đầu là 15 tỉ đô.
Trụ sở chính tại Beaverton, Oregon.
Nhân lực: 28000 người trên 160 quốc gia; 640 nhà máy gia công sản phẩm cho tập
đoàn. 72 trong số này chuyên làm giày thể thao. Các nhà máy này mướn khoảng
800.000 công nhân bản xứ.
Công ty con gồm: Cole Haan, Converse, Hurley International và Exeter Brands
Group.
Nike là công ty lớn nhất trên thế giới về quần áo, giày và dụng cụ thể thao. Công
ty có lịch sử tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh cùng với chiến lược đổi
mới sản phẩm và marketing (đồng nhất chi nhánh, quan hệ với những người nổi
tiếng, logo).
Quá trình thay đổi chiến lược của công ty Nike:
II/SWOT CỦA NIKE:
1/Strength (Điểm mạnh):
• Hệ thống toàn cầu: 28000 người trên 160 quốc gia; 640 nhà máy gia công sản
phẩm cho tập đoàn. 72 trong số này chuyên làm giày thể thao. Các nhà máy
này mướn khoảng 800.000 công nhân bản xứ.
• Đột phá trong việc nghiên cứu và phát triển, luôn cải tiến và đổi mới mặt
hàng. Từ thập niên 1970 cho đến lúc này, Nike vẫn không ngừng tung ra
những sản phẩm đột phá mới.
• Thương hiệu được biết đến mạnh mẽ. Dấu “Swoosh” dễ dàng nhận ran gay
tức khắc.
• Quan hệ tài trợ: Khả năng tài trợ rộng khắp đã đạt đến mức giới hạn cùng với
Nike. Họ không những tài trợ cho những sự kiện thể thao lớn nhất mà còn tài
trợ cho các ngôi sao. Những ngôi sao này không chỉ đơn giản làm cái việc
mỉm cười trong các mẩu quảng cáo của Nike mà còn được họ gọi là “đại sứ
thương hiệu”. Ví như ngôi sao bóng đá người Braxin - Ronaldo đã thiết kế ra
kiểu giày đá bóng Mercurial hay Tiger Wood-một tay golf cừ khôi, nổi tiếng
trên toàn thế giới nhờ Nike và đã trở thành “đại sứ thương hiệu” của Nike.
• Đội ngũ quản trị cấp cao giàu năng lực như Phil Knight.
• Đầu tư vào một hệ thống đánh giá, quản lý chặt chẽ.
Ví dụ:
Bảng đánh giá MAV của Nike tập trung kiểm soát quá trình thực hiện dựa trên 5
yếu tố: giờ làm việc, tiền lương, hệ thống khiếu nại và tự do hội họp.
Bảng ESH tập trung đánh giá vào 3 vấn đề tác động tới môi trường, an toàn
trong lao động và sức khỏe.
2/Weakness (Điểm yếu):
• Khó khăn trong việc quản lý các nhà máy hợp đồng về việc tuân thủ các
nguyên tắc đã đề ra như (Code of Conduct).
• Thiếu vắng các buổi hội họp tự do của người lao động nhằm đánh giá và
khiếu nại về hoạt động quản lý và điều hành tại các nhà máy hợp đồng.
• Chưa giải quyết dứt điểm tình trạng làm việc quá giờ quy định.
• Vẫn còn những vấn đề về môi trường, an toàn và sức khỏe ở tất cả các nhà
máy hợp đồng.
Ví dụ: Bảng phân tích về ESH (environment, safety and health) theo quốc gia nơi
có các nhà máy hợp đồng của Nike và theo các đơn vị kinh doanh như sau:
BẢNG ESH THEO VÙNG
BẢNG ESH THEO ĐƠN VỊ KINH DOANH
• Doanh thu phụ thuộc phần lớn vào các sản phẩm giày dép.
• Bộ phận bán lẻ rất nhạy cảm về giá cả. Nike có hệ thống bán lẻ của nó ở Nike
Town nhưng hầu hết doanh thu xuất phát từ việc bán cho các thương nhân
bán lẻ. Các thương nhân bán lẻ có xu hướng áp dụng các chiến lược giá thấp
tạo áp lực đến Nike.
3/Opportunity (Cơ hội):
• Sự phát triển sản phẩm tạp ra cơ hội cho Nike. Giới trẻ xem Nike là biểu
tượng của thời trang.
• Bán được sản phẩm có giá trị cao trong khi chi phí thấp.
• Có thể mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn thế giới, được xây dựng dựa
trên sự nổi tiếng thương hiệu của Nike. Có những thị trường đầy tiềm năng
như thị trường mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ. Cũng như những sự kiện có
thể làm tăng doanh thu của Nike như World Cup, Olympics và hàng loạt các
giải đấu quốc gia, quốc tế khác.
4/Thread (Đe dọa):
• Đối thủ cạnh tranh mạnh như Adidas, Puma luôn tìm cách đẩy Nike ra
khỏi thị trường, gìanh giật thi phần với Nike.Nike phải đối phó với đối thủ cạnh
tranh trên toàn cầu. Với việc tỷ giá đồng đôla Mỹ xuống thấp so với các ngoại tệ
khác như đồng yên Nhật hay đồng euros thì việc xuất khẩu của Nike thu được
nhiều lợi nhuận hơn khi mà Nhật Bản và châu Âu là hai thị trường lớn của Nike.
Chắc hẳn Nike phải rất “cảm ơn” chính sách tiền tệ của chính phủ Mỹ.
Bên cạnh những ưu thế trên, thời gian gần đây nhu cầu thể thao trên thế giới
tăng cao, mọi người ưa thích sử dụng các nhãn hiệu giày uy tín. Và đương nhiên,
nhãn hiệu Nike và Adidas sẽ là lựa chọn đầu tiên. Hàng loạt các sự kiện thể thao
lớn đã tác động đến tâm lý của người dân toàn thế giới, tạo dựng cho họ mối
quan tâm hơn đến thể thao. Và như vậy, người có lợi nhất sẽ Nike và Adidas.
Điều này dường như khiến cuộc cạnh tranh trở nên “khốc liệt hơn”. Cả hai sẽ cố
gắng để giành được sự ưa chuộng của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Nike đã công bố lợi nhuận của hãng đạt 200 triệu USD hay 74 cent/cổ phiếu vào
quý 3 của năm tài chính kết thúc vào 29 tháng 2 mới đây. Con số này là vượt quá
mong đợi của Nike khi so sánh với con số lợi nhuận 125 triệu USD hay 47 cent/cổ
phiếu cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của Nike cũng tăng từ 2,4 tỷ USD lên 2,9 tỷ
USD. Cổ phiếu của Nike tại thị trường chứng khoán New York tăng 0,9%. Theo
hãng đây là những điều kiện thuận lợi để hãng tiếp tục tung ra thị trường những
sản phẩm mẫu mới, mang tính đột phá. Qua đó nâng cao vị thế và uy tín của
Nike trên thị trường toàn cầu.
Không thua kém Nike, Adidas cũng tìm được cho mình những cơ hội tuyệt vời
để nâng cao lợi nhuận thông qua các kế hoạch mở rộng thị trường mới và tiềm
năng như Trung Quốc hay Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Adidas còn được sự ủng
hộ của người dân châu Âu, những người luôn thích dùng các sản phẩm do châu
Âu sản xuất.
Một trong những mục tiêu lớn của Nike cũng như của Adidas là giành thắng lợi
tuyệt đối trong cuộc cạnh tranh với đối thủ “không đội trời chung” của mình.
Tuy nhiên, để làm được điều này không hề dễ dàng chút nào bởi cả Nike và
Adidas đều đang có những bước phát triển lớn tại châu Âu, và đặc biệt tại châu
Á, một thị trường lớn và đầy tiềm năng. Nike và Adidas luôn tung ra thị trường
các sản phẩm mới với chiến lược quảng cáo và tiếp thị độc đáo nhằm thu hút
người tiêu dùng vào sản phẩm của mình.
Theo dánh giá thì nếu chính sách đồng đôla yếu của chính phủ Mỹ tiếp tục được
duy trì như hiện nay thì có thể Nike sẽ có lợi thế hơn so với đối thủ của mình khi
thu được nhiều lợi nhuận trong quá trình xuất khẩu. Nhưng đây cũng không
phải là lợi thế quá lớn bởi sau nhiều vụ bê bối tài chính, chính trị tại Mỹ thời gian
qua, rất có thể chính phủ Mỹ sẽ xem xét lại các chính sách tài chính của mình,
đồng thời thắt chặt thêm hoạt động quản lý đối với các tập đoàn kinh tế lớn.
Không biết cuộc cạnh tranh sẽ đi đến đâu, nhưng dường như cả hai đều có
những chiến lược phát triển cho riêng mình, và như vậy thị trường giày thế thao
thế giới sẽ ngày một sôi động hơn, người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội để chọn
lựa những sản phẩm tốt nhất.
• Gặp rủi ro trong kinh doanh quốc tế.
• Co dãn về cầu theo giá, cạnh tranh giá với các đối thủ
• Rủi ro mang lại do hệ thống bán lẻ. Hệ thống bán lẻ đang cạnh tranh về giá.
Khách hàng sẽ so sánh giá cả của các cửa hàng bán lẻ và chọn mua sản phẩm rẻ
hơn. Điều này tạo ra đe dọa trực tiếp đối Nike.
• Nike khó mà tránh khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Ngày 25/3,
hãng sản xuất trang thiết bị thể thao nổi tiếng Nike cho hay sẽ ngưng đặt hàng từ
một số máy sản xuất giày dép của Trung Quốc và một nhà máy ở Việt Nam do
tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu buộc họ phải cắt giảm sản lượng.
Bà Dobson nói thêm rằng Nike cũng không phải là không bị ảnh hưởng bởi tình
hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đây là lý do tại sao công ty đang đẩy
nhanh quá trình này. Bà cũng nói rằng việc ngưng hẳn các đơn đặt hàng sẽ kéo
dài từ 6-12 tháng kể từ khi đưa ra quyết định, để các nhà máy này có thời gian
tìm khách hàng mới.
• Nike thông báo sẽ cắt giảm 1.400 việc làm tức là khoảng 4% tổng số lực
lượng lao động gồm 35.000 công nhân do cuộc khủng hoảng kinh tế oàn cầu.
III/SỨ MỆNH, VIỄN CẢNH, MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY:
1/Mục tiêu:
“Tiếp tục đổi mới, thiết kế và phát triển sản phẩm nhằm cải tiến chất lượng
thành tích các vận động viên.”
• Với mục tiêu đó, Nike không ngừng thiết kế và cho ra đời hàng loạt sản phẩm mang
tính đột phá trong ngành:
• Một trong những sáng tạo ấn tượng của công ty bao gồm khuôn giày Waffle ở
ngoài (được thực hiện bằng cách đổ cao su vào trong khuôn Waffle).
• Nike Air là sự phát triển kỹ thuật đầu tiên tại Nike và nó đã thay đổi cách suy
nghĩ của chúng ta về miếng đệm lót trong giày. Nó vẫn giữ được tiêu chuẩn bảo
vệ tác động hơn 20 năm từ lúc sử dụng.
• Năm 2001, Nike giới thiệu một cuộc cách mạng khác về miếng lót giày – Nike
Shox. Độ co giãn cao trong Nike shox, được làm từ nguyên liệu tuyệt hảo có thể
gia tăng độ bền và sức bậc.
• Vượt xa hơn những đôi giày, những sản phẩm khác của Nike hợp nhất với
những thiết kế sáng tạo và nguồn nguyên liệu tốt. Ví dụ như kỹ thuật FIT của
công ty kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm giúp cho vận động viên luyện tập và
thi đấu trong tất cả mọi điều kiện thời tiết. Với những dụng cụ của Nike, đồng
hồ đeo tay, mắt kiếng, túi xách, miếng đệm trong giày, vẫn giữ được niềm đam
mê cao độ trong những thiết kế sáng tạo và có chức năng cao để hỗ trợ các vận
động viên thể hiện tốt.
• Đặc biệt, mới đây nhất là loại sản phẩm Nike Free, Nike Free được thiết kế
theo kiểu cóp lại kiểu chạy bằng chân trần. Với kiểu này, bàn chân được tiếp sức
mạnh, đạt được sự uyển chuyển cao hơn và dãy những hoạt động khác dẫn tới
những thành tích cao hơn, ít bị tổn thương hơn với Nike Free.
2/Sứ mệnh:
“To bring inspiration and innovation to every athletes in the world”
3/Viễn cảnh:
“Một thương hiệu đột phá sáng tạo, xây dựng thương hiệu dựa trên sự gắn bó
tình cảm của người tiêu dùng với các siêu sao mà họ hâm mộ.”
IV/CÁC NGUYÊN TẮC CỐT LÕI THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ
NGUỒN NHÂN LỰC:
• Đạt được hiệu quả trong chuỗi cung ứng thông qua hoạt động quản trị nguồn
nhân lực
• Tập trung vào người lao động, coi người lao động như một nguồn tài chính
cho công ty.
• Sử dụng chiến lược toàn diện, bao quát cho tất cả các nhà máy hợp đồng.
• Sử dụng quan điểm “responsible competitiveness” trong các chiến lược ngược
dòng và xuôi dòng của công ty.
• Đi sâu vào các vấn đề và hiểu rõ nguyên nhân sâu xa.
• Cố gắng nhằm vào sự thay đổi hệ thống hơn là chỉ giải quyết đơn lẻ các vấn
đề.
V/CÁC VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRƯỚC KHI THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC:
• Sự thiếu hụt trong tự do hội họp và thỏa ước tập thể.
• Sách nhiễu và lạm dụng lao động.
• Vượt giới hạn giờ làm việc.
• Trả lương không chính xác và thậm chí không trả lương.
• Vấn đề về môi trường, sức khỏe và an toàn.
VI/NGUYÊN NHÂN CÁC VẤN ĐỀ:
Có 3 nguyên nhân chính: điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia và quốc tế;
quản lý nhà máy và chính những người mua.
Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia và quốc tế:
Thông qua nghiên cứu, những nơi mà việc áp dụng luật chưa chắc chắn, bình
đẳng trong giao dịch, mua bán còn thấp và trình độ xã hội còn thấp thì nguy cơ
không tuân thủ các yêu cầu cao. Trong khi những nơi mà đã áp dụng luật của tổ
chức lao động quốc tế cũng như trình độ xã hội được đảm bảo thì việc áp dụng
được bảo đảm.
Quản lý nhà máy:
Chính sách nhân sự nghèo nàn.
Vì lí do thuế quan truyền thống và các hệ thống hạn ngạch, nhiều nhà máy hợp
đồng đã có những quan điểm sai lầm về tiếp cận khách hàng và từ đó dẫn tới
những sai sót trong quan điểm đối với người lao động.
Quan điểm coi người lao động là hàng hóa.
Những người mua:
Sự thay đổi chậm chạp về thiết kế và sự dự đoán yếu kém của bên mua tạo ra áp
lực cho bộ máy quản lý nhà máy vốn đã gặp phải những khó khăn trong việc
hoạch định sản xuất hay đã chấp nhận những đơn đặt hàng vượt quá khả năng
cho phép của họ.
Áp lực đó còn được nhân đôi bởi những sự kiện không mong muốn như thiếu
năng lượng hay việc giao nguyên liệu chậm trễ.
VII/CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC LỰA CHỌN CỦA QTNNL:
A/NHÂN SỰ:
Đưa ra các quy tắc áp dụng đối với các nhà máy hợp đồng về lao động (Code of
Conduct):
• Forced labour: Các nhà máy hợp đồng không được ép buộc lao động dưới bất
kì hình thức nào như giam, ràng buộc bằng giao kèo hay nào khác.
• Child labour: Công ty không được thuê lao động dưới 18 tuổi để sản xuất
giày và tương tự đối với lao động dưới 16 tuổi để sản xuất áo quần hay các
dụng cụ khác.
• Compensation: Các nhà máy hợp đồng phải trả lương cho người lao động ít
nhất là mức lương cơ bản hay mức lương phổ biến trong ngành; cung cấp đầy
đủ các bản kê khai cho mỗi kì trả lương và không được giảm tiền lương người
lao động vì các lí do kỷ luật.
• Benefits: Các công ty cung cấp cho tất cả người lao động những quyền lợi hợp
pháp trong công ty.
• Hours of Work/Overtime: Các công ty phải thực hiện giờ làm việc đã được
quy định; trường hợp làm thêm giờ chỉ khi mỗi người lao động được bồi
thường đầy đủ căn cứ vào luật quốc gia nơi công ty hoạt động; phải thông báo
đầy đủ cho người lao động vào thời điểm thuê mướn nếu làm việc quá thời
gian là điều kiện bắt buộc; và phải cho phép người lao động nghỉ một ngày
trong 7 ngày; và yêu cầu không quá 60 giờ làm việc trong một tuần; hoặc phải
tuân theo giới hạn được quy định theo luật của quốc gia nơi công ty hoạt động
nếu nó thấp hơn.
• Environment, safety and health (ES&H): Giảm tác động đến môi trường
xung quanh; giảm các tai nạn và ốm đau có liên quan đến lao động; và cải tiến
sức khỏe tổng quát cho tất cả người lao động.
• Documentation and Inspection: Các nhà máy hợp đồng phải lưu lại dưới
dạng các văn bản về việc áp dụng, tuân thủ theo các quy tắc quản lý (Code of
Conduct) và các luật được yêu cầu; đồng ý cung cấp các văn bản này cho Nike;
đồng ý việc kiểm tra có hoặc không có báo trước.
B/ĐÁNH GIÁ:
• Balanced Scorecard:
Trước Generation III, Nike tập trung đánh giá các nhà máy hợp đồng bằng việc
quản lý từ các công cụ quản lý khác nhau.
Với Generation III, Nike sử dụng bảng điểm cân bằng của Robert S.Kaplan và
David P.Norton để theo dõi các đo lường như: chất lượng (quality), giá cả
(price), giao hàng (delivery) và sự tuân thủ (compliance). Được phát triển bởi
những nhà hoạch định chiến lược và các quản lý cấp cao trong vấn đề sản xuất,
điều hành và trách nhiệm liên hiệp công ty, việc đánh giá mức tuân thủ dựa trên
lao động và đánh giá về ESH (environment, safety and health) của các nhà máy
cung ứng. Mỗi đo lường (chất lượng, giá cả, phân phối, tuân thủ) chiếm 25%
bảng điểm cân bằng. Nike sẽ trao thưởng cho những người thực hiện tốt nhất với
những cơ hội tốt nhất trong công việc.
• Freedom of Association:
FY04:
*Khuyến khích các buổi đối thoại của người lao động về hệ thống quản lý.
*Chia sẻ thực hành tốt nhất về hệ thống khiếu nại.
*Trực tiếp can thiệp khi hội họp tự do xảy ra giữa người lao động.
Trong số các sáng kiến về việc tổ chức hội họp tự do này, Nike đã tham gia vào
dự án trung tâm nước Mĩ của tổ chức lao động chính (Fair Labour Association)
nhằm chống lại những hành động phổ biến kiểu ghi vào sổ đen (blacklisting) ở
trung tâm nước Mĩ. Dự án cố gắng phát triển và cung cấp sự đào tạo đối với hệ
thống quản trị các nhà máy và các công chức chính phủ về các chính sách nguồn
nhân lực và những thành hành về thuê mướn, hình thức kỹ luật cũng như
phương pháp khiếu nại trong công ty.
Ví dụ: Tại Việt Nam, Nike thực hiện dự án này ở 12 nhà máy hợp đồng tại thành
phố Hồ Chí Minh. Dự án thực hiện gồm 7 mục huấn luyện về gia tăng sức mạnh
hợp tác và đẩy mạnh cuộc đối thoại của người lao động về ban quản lý.
C/THỜI GIAN LÀM VIỆC:
Tháng 6 năm 2005, Nike thành lập một đội ngũ đặc biệt kiểm tra về vi phạm làm
việc quá giờ trong các công ty. Đội ngũ này đã xác định một vài lĩnh vực khác
nhau có thể giúp mang lại các ích lợi về tài chính cũng như điều khiển tình trạng
làm việc quá giờ. Những lĩnh vực này trùng khớp với “sản xuất nạc” (lean
manufacturing) nhằm đảm bảo về chi phí và cải tiến tiêu chuẩn lao động:
• SKU Productivity: Những mẫu sản phẩm ít hơn giảm đi sự phức tạp trong
chuỗi cung ứng và thu được lợi nhuận lớn hơn vì các chi phí trả cho các những
nguyên vật liệu thêm và lao động giảm.
• Materials Consolidation: Giảm đi các nguyên vật liệu không cần thiết.
• On-time Commercialization: Quá trình chuyển giao mẫu thiết kế đến nhà
máy phải diễn ra trong khung thời gian xác định trước để giảm áp lực về thời
gian lên các nhà máy.
• Forecast Accuracy: Tiếp cận thị trường, tiềm kiếm thông tin nhằm đảm bảo
chắc chắn về dự đoán chính xác sản phẩm. Những dự đoán không chính xác sẽ
gây ra sự gia tăng hay tụt giảm nghiêm trọng về nhu cầu sản phẩm.
• Sample Reduction: Giảm mẫu bán sẽ tác động tốt đến các nhà máy cũng như
giảm đáng kể lượng dư thừa hình thành trong chuỗi cung ứng.
D/THÙ LAO:
Nike có 2 hướng tiếp cận khác nhau về thù lao:
• Để đảm bảo người lao động được trả lương đúng với số giờ làm việc cũng
như mức bồi thường và các ích lợi khác, các nhà máy hợp đồng phải tuân thủ
theo quy tắc quản lý (Code of Conduct).
• Để phát hiện và đảm bảo việc đào tạo, xây dựng các kỹ năng cho người lao
động cùng với gia tăng năng suất công ty mà tác động đến mức thưởng cho
người lao động, Nike định hướng:
• Cung cấp hệ thống đào tạo quản trị nguồn nhân lực biến đổi cho tất cả các
nhà máy hợp đồng.
• Áp dụng chiến lược sản xuất nạc trong tất cả các nhà máy hợp đồng.
• Giới thiệu hệ thống tự do hội họp và thu thập khiếu nại đến tất cả các nhà
máy hợp đồng
E/ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN:
Trong môi trường sản xuất truyền thống trước kia, người lao động sẽ được huấn
luyện một tác vụ và thực hiện một bước trong quá trình sản xuất.
Nhưng với sự thay đổi chiến lược tích hợp các thay đổi về QTNNL, người lao
động sẽ sản xuất trong một đội, họ sẽ được đào tạo tập hợp các kỹ năng khác
nhau và được giao quyền quản lý quá trình sản xuất, chất lượng cũng như các
vấn đề khác.
VIII/ MỐI QUAN HỆ CHIẾN LƯỢC CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CÔNG TY:
Tháng 2/2007, Nike thông báo chiến lược công ty nhằm đạt đến doanh thu là 23 tỉ
đô vào năm 2011 so với 15 tỉ đô vào năm 2006. 75% sự gia tăng này xuất phát từ
chiến lược đổi mới sản phẩm, lãnh đạo chi nhánh, mở rộng phạm vi địa lý và
xoáy sâu vào thị trường.
Một thành phần quan trọng của chiến lược phát triển này là đạt được sự chuyên
nghiệp trong vận hành bằng việc quản lý chi phí và hiệu quả điều hành thông
qua áp dụng chiến lược sản xuất nạc (lean manufacturing pratices), củng cố
nguyên vật liệu (materials consolidation), kiểu dáng và năng suất SKU (style and
SKU productivity) và đạt được sự hiệu quả trong chuỗi cung ứng bởi quản trị
nguồn nhân lực.
Được biết như là chiến lược ROI
2
(return on investment-squared), chiến lược này
rõ ràng nhất trong các lĩnh vực sau: sản xuất nạc (lean manufacturing); tập trung
ngược dòng (upstream focus); quyền sở hữu và trách nhiệm công ty (factory
ownership and accountability); và hợp tác xuyên quốc gia (cross-country
collaboration).
Lean manufacturing:
Mục đích:
• Tập trung vào sản phẩm và dòng giá trị của nó hơn là tổ chức, chức năng, sự
đánh giá và các kỹ thuật.
• Xem xét các hoạt động nào thừa thãi, các hoạt động nào tạo ra giá trị.
• Gia tăng giá trị và giảm sự dư thừa để tối ưu giá trị.
• Phát triển lực lượng sản xuất.
Trong dài hạn, Nike sẽ liên kết quản trị nguồn nhân lực các công ty với những
khái niệm sản xuất nạc này bởi các đơn vị sản xuất. Đặc điểm chính của sự kết
hợp này bao gồm sự tự do trong hội họp cho người lao động và sự cái tiến tiền
lương dựa trên năng suất.
Sự củng cố nguyên vật liệu: Nike sẽ giảm các nguyên liệu trong bảng vật liệu, từ
đó, Nike có thể bàn bạc tốt hơn với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và do đó
đảm bảo việc cung ứng nguyên vật liệu được giao kịp thời. Điều này sẽ góp
phần thúc đẩy quá trình làm việc với hệ thống giờ làm hợp lý hơn.
SKU và Style Production: Với nỗ lực giảm chi phí và tập trung tốt hơn vào nhu
cầu khách hàng, Nike sẽ tập trun chiến lược cạnh tranh vào các sản phẩm thích
nghi như “Nike Plus”. Chiến lược này sẽ giảm khả năng làm việc thêm giờ bằng
cách giảm số lượng các phong cách sẵn có và yêu cầu kế hoạch cao hơn.
Upstream Focus:
Nhằm tác động thay đổi giờ làm việc tối đa trong các nhà máy hợp đồng. (đã đề
cập)
Cross-Industry Collaboration:
Hợp tác giữa các hãng với nhau rất quan trọng trong cải tiến điều kiện làm việc
cũng như lao động trong các nhà máy.
Bên cạnh việc liên kết với nhau nhằm giải quyết vấn đề kiểm toán, Nike hi vọng
việc liên kết sẽ cung cấp các cơ hội huấn luyện và đào tạo cho các nhà quản lý.
QTNNL-Nhóm 9
NIKE|Generation III
Quản trị nguồn nhân lực định hướng chiến lược