Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận " Nhu cầu thông tin của người khiếm thị. Vai trò của thư viện trong việc cung cấp thông tin cho người khiếm thị" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.7 KB, 19 trang )


BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯ VIỆN THÔNG TIN



BÀI KIỂM TRA HẾT MÔN
THƯ VIỆN KHIẾM THỊ


ĐỀ BÀI: Nhu cầu thông tin của người khiếm thị. Vai trò của thư viện trong
việc cung cấp thông tin cho người khiếm thị.Theo anh/chị hiện nay các sãn
phẩm thông tin nào phù hợp cho họ.










GVGD: NGUYỄN VĂN CƯ
Nhóm SV: HOÀNG THỊ YẾN
LÊ THỊ TÂM
BÙI THỊ NHƯ VIÊN
NGUYỄN NGỌC TRÂM
NGUYỄN PHƯƠNG QUYÊN
LÊ THỊ HOÀNG DIỄM











Thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu được của mọi tổ chức, mọi hoạt
động, một nhu cầu sống còn, là điều kiện tồn tại, phát triển của bất kỳ ai.Và
người khiếm thị cần đến nhu cầu thông tin củng không nằm ngoài quỷ đạo
đó.Cùng với sự đi lên của đất nước với biết bao thăng trầm, khó khăn, vất
vả, sự nghiệp thư viện cũng thay da đổi thịt, lớn dần theo hơi thở của thời
đại.Nhưng vẫn không quên mình là có một vị trí vai trò lớn lao trong việc
cung cấp thông tin cho người khiếm thị.
Nước ta có hơn nửa triệu người khiếm thị bị mất đi giác quan quý giá,
người khiếm thị đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Với ý chí,
nghị lực, quyết tâm vươn lên, tự tin vào khả năng của mình, người khiếm thị
có nguyện vọng thiết tha được học tập, làm việc để có cuộc sống bình đẳng
như các thành viên khác trong xã hội, góp phần xây dựng đất nước.Biết bao
mãnh đời, bao tầm hồn muốn vươn mình được cống hiến những điều tốt đẹp
nhất cho non song đất nước chứ không mang trong mình những ý nghĩ
ghánh nặng cho xã hội này. Họ củng mang trong mình những khát khao hoài
bảo lớn, Với tư cách là một cán bộ thư viện trong tương lai chúng tôi nguyện
đem tất cả người khả năng, nghị lực và cả trái tim nhân hậu đi tìm nguồn ánh
sáng cho họ bằng cách hôm nay ngồi trên giảng đường đại học đã và đang
nghiên cứu những nhu cầu thông tin của người khiếm thị, tìm ra những sản
phẩm thông tin phù hợp nhất, tối ưu nhất để phục vụ cho họ, giúp họ không
bị lạc hậu về thông tin, giúp họ vượt qua những rào cản vươn lên làm chủ

cuộc sống.
Qua đây, nhóm xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Cư -
giảng viên giảng dạy môn Thư Viện Kiếm Thị, đã cho chúng em hiểu rõ
tầm quan trọng của môn học, chứa đựng trong đó là những phẩm chất đạo
đức của một người cán bộ thư viện tương lai phải có.Cùng chung tay đóng
góp cho tương lai của những người kém may mắn luôn tỏa sáng “Chấp cánh
cho những ước mơ được bay xa” đó là thông điệp mà nhóm muốn gửi tới
các bạn, thầy cô thông qua bài làm này,hi vọng đây chính là bước khởi đầu
của tấm lòng nhân ái dành cho những người khiếm thị mà nhóm muốn thể
hiện.









NHU CẦU THÔNG TIN CỦA NGƯỜI KHIẾM THỊ. VAI TRÒ CỦA
THƯ VIỆN TRONG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO NGƯỜI KHIẾM
THỊ.

Ngày nay, sự nghiệp thư viện càng lúc càng được phát triển, do bởi được sự
quan tâm của nhà nước. Từ đó, thư viện càng ngày càng mở rộng phạm vi và
đối tượng phục vụ của mình. Trong quá trình đổi mới đó, thư viện nhận ra
được một đối tượng mới cần được quan tâm phục vụ nhiều hơn. Do nhu cầu
thông tin của họ tượng đối cao nhưng thường gặp nhiều khó khăn. Đó chính
là những người khiếm thị.
Người khiếm thị là những người mù hoàn toàn, có thể do bẩm sinh hoặc do

một tai nạn nào đó. hoặc là những người bị giảm thị lực một phần. Hoặc
những người bị giới hạn khả năng nhìn mà không thể điều chỉnh được bằng
kính. Do vậy, người khiếm thị khổng hẳn bị mất hoàn toàn khả năng nhìn,
một số người vẫn có khả năng đọc sách báo có kích thước bình thường mà
không phải dùng bất kì công cụ hổ trợ nào.
Tuy nhiên, người khiếm thị thường gặp nhiều khó khăn hơn người khác
trong nhiều vấn đề, chẳng hạn về thu nhập trong cuộc sống và đặc biệt khó
khăn trong việc tiếp cận với nguồn thông tin. Tuy nhiên, nhu cầu của họ về
thông tin vẫn rất lớn.
Một khảo sát từ các khách hàng của 2 cửa hàng sách nghe dành cho người
khiếm thị (Chartres, 1998), trên 2/3 người trả lời (68%) rằng họ đọc nhiều
hơn sau khi bị khiếm thị.
Trong nhóm những người cho biết rằng họ đọc nhiều hơn sau khi bị khiếm
thị, 67% cho rằng lý do chính là do có nhiều thời gian rảnh. 14% cho rằng
đọc là một điều thích thú mới sau khi bị khiếm thị.
Nói chung, 82% trả lời cho rằng đọc là một phần rất quan trọng trong thời
gian rỗi của họ. 63% dành thời gian đọc trên 2 giờ mỗi ngày.
Hai cuộc khảo sát gần đây cung cấp các bằng chứng có giá trị về nhu cầu
của bạn đọc khiếm thị. Khảo sát “Khả năng truy cập văn bản” của RNIB
(Bruce và Baker, 2001) phân tích trên mẫu khảo sát 1.000 người khiếm thị;
và kết quả phân tích khảo sát của LISU (Davies và nh. ng. khác, 2001) thảo
luận về sở thích đọc và quan điểm của họ về dịch vụ thư viện.
Về hình thức đọc:
những người đọc sách báo chữ bình thường có thể sử dụng kính lúp hay
những dụng cụ phóng to khác. Chẳng hạn, 60% người trên 60 tuổi có sử
dụng kính lúp cầm tay.
Gần phân nửa (48%) đọc sách báo chữ bình thường, 24% thường đọc sách
báo chữ to và 13% thường nghe băng đĩa. Chỉ có 1% thường đọc chữ
Braille. 21% thường có người đọc cho nghe.
Ngoài ra người khiếm thị có thể lựa chọn sử dụng máy vi tính để cập nhật

thông tin với các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông
tin, cập nhật thông tin theo yêu cầu.
thông qua việc thu nhận ý kiến phản hồi từ các hoạt động mở rộng trong
phạm vi cả nước như Hội thảo, tập huấn, hợp tác chia sẻ nguồn lực và nhất
là việc tìm hiểu bạn đọc khiếm thị tại Thư viện KHTH Tp HCM trong nhiều
năm, có một số kết luận cho nhu cầu đọc của bạn đôc khiếm thị:
Về nội dung: Cũng đa dạng như các thành phần độc giả khác, tuy vậy yêu
cầu nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa phổ thông và sách học ngoại ngữ, rồi
đến sách Văn học, sách về Xã hội – Chính trị, Âm nhạc, Y học cổ truyền,
Tài liệu tham khảo như Từ điển, Bách khoa toàn thư, Sách giáo khoa chương
trình đại học, các ngành nghề thủ công, khoa học ứng dụng như Tin học cho
người mù, Tin tức nói chung.
Về loại hình: Tài liệu in thông thường như sách, báo, tranh ảnh, bản đồ,
biểu đồ cho những người mắt kém nhưng cố gắng vẫn có thể tiếp cận được.
Sách chữ nổi thường là dành cho người khiếm thị bẩm sinh, còn trẻ, rất cần
thiết cho các em học sinh khiếm thị học đọc và học viết. Nhìn chung số
người sử dụng chữ nổi không nhiều. Muốn đọc được chữ nổi thì phải học.
Trong khi đó những người hoàn toàn khiếm thị chủ yếu là do tuổi tác, họ
không học chữ nổi nữa. Người nhược thị - chiếm đa số - vẫn còn nhìn thấy
được nên không cần đến chữ nổi và người mắc chứng khó đọc thì hoàn toàn
không cần. Sách nói (CD, cassettes) phù hợp cho mọi người có vấn đề về
mắt.
Phương tiện hỗ trợ đọc: Máy tính và các Phần mềm chuyên dụng đọc tiếng
Việt như NDC, VCL, Mata, đọc tiếng nước ngoài như Jaws, Máy đọc sách
nói kỹ thuật số Victor Reader, Máy cassettes, Máy trợ thị SmartView.
Cơ hội: - Hiện nay có rất nhiều lựa chọn để người khiếm thị có thể truy cập
được thông tin. Bên cạnh chữ Braille truyền thống đã có chữ Braille được
máy tính hoá (Computerised Braille) Bên cạnh sách nói dạng analog là băng
cassettes đã có sách nói kỹ thuật số (Digital Talking books) và rất nhiều hỗ
trợ công nghệ khác.

Tuy nhiên, người khiếm thị vẩn còn gặp một số trở ngại đang kể như:
- Tình hình đã được cải thiện rất nhiều nhưng người khiếm thị trên thế giới
nói chung và ở nước ta nói riêng còn gặp nhiều trở ngại trong việc truy cập
tài liệu, chủ yếu là:
- Một tỉ lệ rất nhỏ tài liệu trên toàn thế giới (khoảng 2%-5%) được chuyển
sang các dạng khác nhau cho người khiếm thị. Ở Việt nam, tỉ lệ này là
không đáng kể.
- Sách chữ nổi ít người sử dụng vì những lí do đã nêu trên, chiếm nhiều diện
tích và khó chia sẻ.
- Sách chữ lớn, chữ đại chưa được các nhà xuất bản ở nước ta quan tâm,
trong khi đó máy trợ thị CCTV lại rất đắt, cá nhân không thể trang bị được.
- Sách nói là băng cassetes khó tìm các đoạn cần nghe.
- Máy tính và các ứng dụng của nó tương đối phức tạp. Cần một số mức độ
tập huấn nhất định. Đọc Web hiện nay cũng còn nhiều điểm cần khắc phục.
Hầu hết các Website đều thiết kế cho người sáng mắt.
- Cơ hội sử dụng công nghệ cho người nghèo còn rất hạn chế.
Như vậy, nhu cầu tin của người khiếm thị trong xã hội đã được quan tâm,
ngày càng có nhiều loại hình tài liệu và dịch vụ để phục vụ cho người khiếm
thị. Đã có những thư viện lưu động, phục vụ tân nơi cho những người khiếm
thị không có khả năng đến thư viện, hoặc không có khả năng tiếp cận các
nguồn lực thông tin. Thư viện luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất để
cho bạn đọc kiếm thị có khả năng sử dụng được tất cả các nguồn lực thông
tin thư viện có, để bạn đọc có thể tự nâng cao kiến thức bản thân, biết thêm
những thông tin, kiến thức mới.


 VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG
TIN CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ

Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay, song song với các

dịch vụ sản phẩm dành cho người sáng mắt thì hàng loạt các thiết bị hiện đại
cho người khiếm thị cũng thi nhau ra đời, nó hỗ trợ một phần rất lớn cho
cuộc sống sinh hoạt của họ như : ứng dụng Smartphone giúp người khiếm
thị định hướng đường đi, sách online ( bao gồm chương trình từ lớp 1 tới lớp
12, cả chương trình Cao Đẳng, Đại học…miễn phí), chương trình mua hàng
trực tuyến, điện thoại màn hình cảm ứng cho phép đọc chữ nổi… Tuy có
nhiều thiết bị hỗ trợ nhưng họ vẫn gặp không ít khó khăn, Ví dụ : những sản
phẩm đa dạng đó không phải tất cả là miễn phí, với các sản phẩm càng hữu
ích thì giá trị nó càng cao, không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng, với
các dịch vụ miễn phí như sách online muốn sử dụng nó cần phải có các thiết
bị hỗ trợ như máy tính họ không thể sử được các thiết bị này nếu như chưa
được hướng dẫn. Nhìn chung, thì với thực tế trên số lượng người khiếm thị
được tiếp cận tri thức, cuộc sống là không cao. Quyền lợi của họ hạn chế
hơn so với người sáng mắt, vấn đề đặt ra là làm thế nào để họ có thể tiếp cận
được với thông tin, tài liệu để xóa dần khoảng cách giao tiếp của họ. Thư
viện là nơi tốt nhất đáp ứng được những nhu cầu thông tin và giải quyết luôn
cả vấn đề khó khăn về kinh tế khi tiếp cận các dịch vụ. Thư viện là nơi tổ
chức và cung cấp hướng dẫn các dịch vụ thông tin ở hình thức thay thế và
điện tử cho người khiếm thị. Thư viện phải coi việc trên là nhiệm vụ trọng
tâm chứ không phải thứ yếu. Họ đến đây để tìm kiếm ánh sáng tri thức bằng
cách nghe và khám phá những điều mới mẻ từ ngón tay.
Tại các thư viện công cộng lớn còn có phòng đọc dành riêng cho người
khiếm thị, họ được phục vụ tại đây. Tuy gọi là “phòng đọc khiếm thị” tuy
nhiên các cán bộ thư viện phải có cách sắp xếp bày trí tổ chức phục vụ một
cách bình đẳng tạo cho người khiếm thị sự hòa nhập cùng cộng đồng.
Ví dụ như các hoạt động thư viện lưu động cho người khiếm thị của Thư
viện Khoa học Tổng hợp đã có những nhận xét như sau : Khác với quy định
giữ im lặng của các thư viện thông thường, không gian nơi đây luôn rộn ràng
nhưng không hề tạo ra sự khó chịu. Những âm thanh vang lên từ những cái
máy đọc, tiếng bàn phím lốc cốc, tiếng nhân viên thư viện hướng dẫn cách

sử dụng thiết bị chuyên dụng… Không ít người đến đây thì quên cả thời
gian, chăm chú lắng nghe như muốn nuốt từng con chữ cho thấy nhu cầu
được tiếp cận với thông tin, tri thức của người khiếm thị là rất lớn, thậm chí
còn mãnh liệt hơn cả người bình thường vì đây là cách duy nhất mà họ có
thể hình dung, tiếp cận với những gì đang diễn ra trong cuộc sống
Có trải qua thì mới cảm nhận được thực tế là như thế nào, có yêu nghề và
lòng kiên nhẫn mới có thể làm tốt được công việc, vì người khiếm thị ở mọi
lứa tuổi hướng dẫn và phục vụ không giống người sáng mắt.
Người cán bộ thư viện hướng dẫn lớp học tin dành cho người khiếm thị

Truy cập công bằng :
Lãnh đạo thư viện nên trình bày rõ chính sách dịch vụ cho người khiếm thị
trong nhiệm vụ của mình và làm rõ khái niệm về công bằng sử dụng dịch vụ
là đảm bảo tiêu chuẩn của dịch vụ ngang bằng với những gì mà cộng đồng
chung được hưởng và tương thích với các điều khoản luật pháp hiện quy
định cho dịch vụ dành cho người tàn tật
Lãnh đạo thư viện phải xây dựng kế hoạch hợp tác để cung ứng dịch vụ theo
đúng tiến độ thời gian, tư vấn cho các thành viên trong cộng đồng người
khiếm thị và tổ chức của họ, phân bố nguồn lực để triển khai những dịch vụ
thích hợp
Để đạt được tính công bằng trong thư viện, yêu cầu phải có các yếu tố khác
như hình thức tài liệu chuyển dạng, thiết bị chuyển dạng và công cụ đọc,
nhân viên phải được huấn luyện để đáp ứng nhu cầu của người khiếm thị
Là nơi mà người khiếm thị được quyền mượn các tài liệu thay thế cho loại in
thông thường ( như tài liệu điện tử, tài liệu âm thanh, hay in nổi) vì họ không
thể sử dụng tài liệu in ấn bình thường, và không phải bị trả khoản chi phí để
làm những sản phẩm đó
Phục vụ :
Dịch vụ thông tin thư viện phải nhắm đến việc làm cho tất cả dịch vụ mà
cộng đồng chung sử dụng thì người khiếm thị đều có thể dùng được, bằng

bất cứ cách nào phù hợp với nhu cầu của họ
Để các dịch vụ có thể phù hợp với người sử dụng cần phải đánh giá kỹ
lưỡng nhu cầu đó thông qua việc nghiên cứu phân bố dân số, hỏi ý kiến
khách hàng và các cơ quan ban ngành có liên quan ở các địa phương hay ớ
cấp quốc gia
Mọi loại hình thư viện và tổ chức phục vụ người khiếm thị trên cùng địa
bàn nên hợp tác với nhau để cải thiện và mở rộng hoạt động chung vì lợi ích
của độc giả khiếm thị
Các thư viện phải tận dụng hết khả năng hỗ trợ của các cơ quan cấp quốc gia
bằng cách :
- Sử dụng vốn tài liệu và dịch vụ quốc gia để hỗ trợ và mở rộng
dịch vụ tại địa phương
- Khuyến khích phát triển các đề xướng chủ trương của quốc gia
để hướng dịch vụ tại địa phương toàn diện và hiệu quả hơn

Dịch vụ thư viện thông tin địa phương phải liên kết vào cơ quan hợp tác
quốc gia để chú tâm vào các đề xướng chung và để có những ý kiến đóng
góp, tư vấn và hỗ trợ.
Ngoài ra, các cán bộ thư viện cần phải :
- Là người hướng dẫn cách sử dụng thiết bị chuyên dùng, điều
quan trọng là bạn đọc khi đến đây sẽ được phục vụ rất tận tình
và chu đáo từ khâu tư vấn chọn sách, hướng dẫn chổ ngồi, cách
sử dụng máy…
- Cán bộ thư viện hỗ trợ người sử dụng bằng cách giúp họ tìm
chọn, đặt sách và cung cấp thiết bị cho người đọc tự phục vụ
- Giới thiệu những sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng người
sử dụng theo mức độ người khiếm thị (những người bị mù hoàn
toàn hay những người còn một phần thị lực)
- Nhân viên thư viện phải được trang bị kiến thức về xây dựng
vốn tài liệu mà từng thành phần độc giả muốn có và thích đọc ở

dạng nào. Có khi cùng một người có nhu cầu đọc nhưng khi
học thì thích sử dụng loại này khi nghe giải trí thì lại thích dùng
một hình thức tài liệu chuyển dạng khác

Hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống vật chất tinh thần thì nhu cầu
đọc sách nói riêng, hưởng thụ các sản phẩn văn hóa nói chung của người
khiếm thị ngày càng cao. Thư viện đã góp phần hỗ trợ một phần lớn để đáp
ứng những nhu cầu thiết thức đó của người khiếm thị như : sách báo chữ
Braille, băng cac-xét, đĩa CD đã trở thành những ấn phẩm không thể thiếu
giúp người khiếm thị năng cao kiến thức, chất lượng cuộc sống. Nhiều sinh
viên nhờ có thư viện tra cứu và internet đã có thể theo học tại các trường
Cao đẳng – Đại học trên cả nước. Thư viện luôn cập nhật những xu hướng
phát triển mới phục vụ cộng đồng người khiếm thị để giúp họ có được
những kỹ năng thích hợp và động cở sử dụng hệ thống thông tin truyền
thông
Thư viện sẽ là đôi mắt thứ hai cho các bạn khiếm thị.

Cán bộ thủ thư hướng dẫn bạn đọc khiếm thị sử dụng computer
CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN PHÙ HỢP CHO NGƯỜI KHIẾM
THỊ:
Đối với người mù và mất thị lực, vấn đề khó khăn là phải tìm được hình
thức tài liệu thay thế nào cho tài liệu in để làm phương tiện xóa được khoảng
cách giao tiếp thông tin của họ. Hình thức phổ biến hiện nay là tài liệu chữ
lớn, sách nói, tài liệu nổi (Braille và Moon) và văn bản điện tử. Một số ít
người sử dụng chữ Braille nhưng đó không phải là hình thức hiệu quả nhất
để thay thế tài liệu in thông thường. Văn bản điện tử ngày càng nhanh chóng
bộc lộ tính năng động nhờ khả năng chuyển đổi bản điện tử thành nhiều hình
thức thay thế khác.
Tài liệu chữ Braille
Hệ thống chữ Braille được đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ XIX. Mẫu kí

hiệu Braille cho người mù ở nước ta sử dụng từ trước đến nay có sự không
thống nhất giữa các miền và các trường. Nguyên nhân là do mẫu chữ Braille
vào Việt Nam nguyên bản là tiếng La-tinh. Vì thế có những chữ có trong
bảng chữ cái tiếng Việt mà tiếng La-tinh không có như chữ Â, Đ, Ê, Ô cho
nên các trường khiếm thị ở các địa phương tự nghĩ ra cách kí hiệu theo đặc
thù riêng để dùng cho trường mình. Điều đó dẫn đến việc người khiếm thị
của miền Bắc thì không đọc được chữ trong sách của miền Trung, miền Nam
và ngược lại gây nhiều khó khăn cho người khiếm thị ̀ trong việc giao lưu,
hội nhập. Hội Người mù Việt Nam khi có nguồn kinh phí, Hội có chủ trương
ra sách Braille để gửi về các địa phương miễn phí với số lượng rất hạn chế.
Trên thực tế, sách braille chủ yếu là sách giáo khoa phục vụ cho học sinh
khiếm thị. Các sách tham khảo, sách văn hóa, giải trí thông thường rất ít và
hầu như không có. Hình thức xuất bản thực chất là dịch từ sách giáo khoa
thông thường sang chữ braille.

Louis Braille người thắp sáng thế giới bóng đêm

Báo chữ nổi
Từ trước đến này, người mù chỉ có một tờ báo chuyên dụng có tên là "Đời
mới". Tờ báo được phát đến tận tỉnh hội, phường hội, tới tay từng hội viên
và những người mù, giúp họ hoà nhập hơn với đời sống cộng đồng, tạo cho
họ một cuộc sống mới
Băng sách nói
Với những người không còn nhìn thấy hay chỉ còn chút ít thị lực, băng
cassette là vật mang tin thông dụng nhất để đọc và lấy thông tin. Vì thế cách
này mở rộng cho nhiều người tiếp cận thông tin và tài liệu và nhất là người
mà không thể thấy hay đọc chữ Braille hay chữ lớn khó khăn.
Có nhiều tổ chức nhà nước hay cơ quan từ thiện trên cả nước tổ chức phát
hành sách nói nhằm giải quyết phần nào nhu cầu học tập và giải trí cho
người mù và khiếm thị trong cộng đồng như các thư viện tỉnh thành, mái ấm,

nhà mở, trung tâm đặc biệt.
Băng sách nói
Băng sách hay băng thông tin vốn là tài liệu trọng yếu trong dịch vụ thư viện
dành cho người khiếm thị.
Việc tăng trưởng của các xuất bản phẩm thương mại đã giúp thư viện có
điều kiện tốt để xây dựng và phát triển vốn tài liệu, vì thế người khiếm thị
nên được tạo điều kiện chọn lựa tài liệu tốt hơn.


CD
Dạng CD có nhiều ưu thế, ngoài việc có thể lưu trữ nhiều tài liệu chỉ nằm
trong 1 đĩa, nó còn giải quyết được các khó khăn khác mà người khiếm thị
gặp phải khi đọc tài liệu. Về mặt kỹ thuật có thể dễ dàng định vị và dừng lại
đúng chỗ Nhưng đôi khi việc thiết kế các nút điều khiển máy hát CD khiến
nhiều người khiếm thị gặp rắc rối khi sử dụng
Đọc nhân tạo
Bất kể hình thức nào, chất lượng giọng và các yếu tố thiết kế khác đều mang
tính quan trọng như nhau. Bao gồm sự rõ ràng, nhịp điệu giọng và không có
tạp âm.
Vì lý do này, giọng đọc nhân tạo nhìn chung không được ưa chuộng đối với
nhiều người.
Đọc trực tiếp
Vì một số lý do mà việc giao tiếp trực tiếp giữa người phục vụ và độc giả là
cách hiệu quả nhất nhờ có sự tương tác và phản hồi giúp diễn giải nội dung
của thông tin rõ ràng hơn. Thật thế, dịch vụ phục vụ theo yêu cầu cá nhân có
thể giúp bạn đọc nghe thủ thư đọc trực tiếp văn bản và đường dây điện thoại
trợ giúp cũng thường được sử dụng để làm việc này.
Tin tức trên đài phát thanh, truyền hình
Đa số người mù và khiếm thị theo dõi tin tức trên đài phát thanh truyền hình
để cập nhật thông tin hàng ngày.

Có thể nói, sách báo cho người khiếm thị là một vấn đề nan giải không chỉ
của riêng ngành giáo dục. Trong khó khăn chung, do điều kiện kinh tế xã
hội, các cơ sở đã chủ động khắc phục theo cách riêng. Ngành tài chính và
giáo dục nên có thêm sự hỗ trợ về nguồn kinh phí cho các cơ sở dịch sách
braille hiện nay bởi với người khiếm thị, “không được đọc sách chẳng khác
nào lại thêm một lần bị mù”.
Sách nói kỹ thuật số
Từ tháng 10 năm 2003, Thư viện KHTH Thành phố đã phát hành và phân
phối sản phẩm sách nói dạng DAISY – dạng sách nói giúp người mù sử
dụng như cách đọc của người sáng, có thể dừng, chọn lại, định vị bất cứ câu,
dòng, đoạn hay phần chương nào của nột cuốn sách. Tính đến nay đã có 75
nhan đề và xuất ra dưới hai dạng sản phẩm, là băng cassette và đĩa CD, chia
sẻ phân phối 3524 CD và 413 băng cassette cho 200 đơn vị với 20 lượt. Chủ
đề tài liệu về khoa học thường thức, khoa học xã hội, sách thiếu nhi, văn học
hiện đại, văn học dân gian, y học, tâm lý, giáo dục, nông nghiệp, văn hóa xã
hội.

Người khiếm thị sử dụng sách nói kỹ thuật số
Mục lục truy cập được
Thư viện Thành phố cũng đã thiết kế trình tra cứu VIOPAC để người mù và
khiếm thị có thể truy cập cơ sở dữ liệu nguồn lực chung của thư viện và mục
lục điện tử này có phân hệ hỗ trợ người khiếm thị dễ dàng tiếp cận thông tin
thư mục để tự chọn bất kỳ tài liệu nào họ quan tâm và cần sử dụng.
Các phần mềm chuyển dạng tài liệu hay từ điển điện tử, trình duyệt web
dành cho người mù
Đã có những ứng dụng khác như bộ từ điển điện tử Matta Anh Việt – Việt
Anh, phần mềm Jaws, Duxbury giúp xử lý thông tin tiếng Anh; phần mềm
NDC, VCL… giúp xử lý thông tin tiếng Việt đã được thiết kế và ứng dụng
phổ biến trong các trung tâm tin học phục vụ người mù và khiếm thị.
Gần đây, phần mềm Vì người mù Việt Nam (VMV) được trình làng. Phần

mềm này có một số chương trình ứng dụng dành cho người khiếm thị như:
Máy tính điện tử, Đồng hồ điện tử, Lịch âm dương, Xplayer (giúp nghe
nhạc), Thông tin hệ thống, Quản lý tập tin và một số tài liệu hướng dẫn
việc học tin học, sử dụng máy tính, sách, truyện VMV cũng là phần mềm
miễn phí, bổ sung thêm nhiều ứng dụng vào danh sách các ứng dụng công
nghệ thông tin dành cho người khiếm thị.
Tài liệu chữ lớn
Những người chưa sử dụng thư viện, nó cũng là động cơ khuyến khích họ
trở thành độc giả. Chữ lớn cũng cho hình thức chuyển dạng đối với người bị,
đang bị giảm thị lực giúp họ có thể kéo dài được thời gian đọc cho đến khi
thích nghi với việc sử dụng tài liệu chuyển dạng.
Sách chữ lớn
Đây là nguồn tiêu biểu để đọc sách nói chung và mục đích giải trí mà hầu
hết là do giới xuất bản thương mại sản xuất. Tuy vậy, số nhan đề được xuất
bản hàng năm là 2000, thì quá ít nếu so với tổng đầu sách in thông thường
hàng năm được xuất bản. Số lượng nhan đề cũng bị thu hẹp, chủ yếu là chọn
những sách tiểu thuyết hay khác tiểu thuyết phổ biến mà bị cho là mang tính
thương mại, không có một biểu hiện đáp ứng nhu cầu người thiểu số. Cỡ chữ
tài liệu thường dao động từ 16 đến 20.
Một số thông tin dạng khác
Nhạc nổi, Sách có hình nổi (tactile), đồ họa nổi (Tactile graphic),… và một
số dạng sản phẩm khác nữa đã được đưa vào sản xuất thử nghiệm tại Thư
viện TP.Hồ Chí Minh và trông chờ vào các dự án để có thể sản xuất đại trà
phục vụ được tính đa dạng của việc đọc và nhu cầu thông tin của các đối
tượng có nhu cầu đặc biệt này
Về công nghệ thông tin:
Đã có một vài trang web được chú ý thiết kế theo tiêu chuẩn của W3C và
WAI theo ý tưởng “dành cho mọi người”, như
Trang web của Diễn đàn Người khuyết tật Việt Nam (www.forum.wso.net).
Diễn đàn người khuyết tật của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ.

Nguồn dữ liệu được phát triển theo các mục đa dạng khác nhau dựa vào các
mối quan tâm chung, bao gồm nguồn nhân lực sẵn có để đào tạo và thảo
luận, danh sách. Đây là trang web khá chuẩn và có bộ sưu tập thông tin
chuyên biệt dành cho người khuyết tật khá đầy đủ từ luật pháp, tin tức hoạt
động, việc làm và cơ hội giáo dục đào tạo…
Trang web của Trung tâm tin học Sao Mai giới thiệu về hoạt động cơ quan
tổ chức của trung tâm cùng với các dự án (www.saomaicenter.org)
Trung Tâm Tin Học Vì Người Mù Sao Mai (viết tắt là SMCC) được ra đời
với ý nghĩa là một Trung tâm đào tạo học và hỗ trợ tin học dành cho người
khiếm thị tại Việt Nam.

Máy tính dành cho người khiếm thị
Phục vụ người khiếm thị tại thư viện:
Các dịch vụ thư viện cho người khiếm thị tại các thư viện công cộng hiện
nay bao gồm:
- Hướng dẫn bạn đọc sử dụng máy tính
- Phục vụ bạn đọc tại chỗ và mượn về
- Scan tài liệu để đưa ra các dạng thay thế
- Đọc sách báo theo yêu cầu
- Truy cập Internet
- In tài liệu chữ nổi
- Đồ hoạ nổi
- Website truy cập được
- Sách nói (băng cassette, CD)

Mục lục truy cập được
Quan trọng là người khiếm thị có thể tự tra cứu mục lục thư viện. Nhiều mục
lục máy tính hiện nay có những tiện ích khác như phóng to màn hình như
Libris Envisage và có thể có thêm chức năng phát âm. Khả năng làm thay
đổi màu nền và văn bản như có thể in ra dạng chữ lớn hay Braille hay chép

đĩa. Những tính năng này nên được coi là một phần tích hợp trong mục lục
điện tử mới.



Danh mục thư viện
Đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đọc giả mù chọn được tài liệu,
thông qua mục lục hay danh mục tài liệu dạng thay thế như danh mục chữ
lớn của vốn tài liệu chữ lớn trong thư viện và thông qua sự hỗ trợ của cán bộ
thư viện hay các nguồn liên lạc giữa thư viện và người sử dụng. Danh mục
in chữ lớn hay những bản đính kèm mô tả, tóm tắt nội dung tài liệu sẽ có tác
dụng khuyến khích đọc là điều rất quan trọng phải làm và phải nằm trong
chương trình xuất bản của thư viện. Thư viện hòa nhập cũng sẽ phải đảm
bảo nếu bất kỳ khi nào lập danh mục nào để quảng cáo các sự kiện hay trưng
bày triển lãm thì sẽ có một số nhan đề hay phiên bản tài liệu dưới dạng thay
thế.
Tất cả các người khiếm thị đều có thể sử dụng bất cứ loại sản phẩm thông
tin nào miễn là phù hợp với mức độ và khả năng, điều kiện của từng người.








Trong xã hội, những người bị khiếm thị thường bị mất rất nhiều quyền lợi.
Người bị tàn tật đa số là do bẩm sinh, bệnh tật và tai nạn lao động. Sức khoẻ
yếu, lại không được học hành đầy đủ (chỉ gần 6% người tàn tật học hết trình
độ trung học phổ thông, trên 20% có trình độ trung học cơ sở), nên cơ hội

kiếm việc làm của họ gần như không có. Đây là nguyên nhân chính khiến họ
không tìm được việc làm, phải sống dựa vào gia đình và trợ cấp xã hội.
Tuy nhiên, họ vẫn có tinh thần ham học hỏi những kiến thức mới, do đó, nhu
cầu thông tin của họ rất cao. Những người khiếm thị có nhu cầu tìm hiểu
kiến thức hoặc quan tâm đến việc đọc sách đến thư viện như là một đòi hỏi
không thể thiếu và cũng là một yếu tố quan trọng giúp họ hòa nhập cộng
đồng
Tuy nhiên, phần lớn các nhu cầu thông tin của họ chưa được đáp ứng đầy
đủ. Do hạn chế từ các thư viện, và hạn chế ở chính bản thân những người
khiếm thị.
Ngay nay, thư viện đã có được sự quan tâm hơn của các cơ quan nhà nước,
từ đó co cơ hội phát triển hơn, Phat triển đa dạng về loại hình phục vụ cũng
như đối tượng phục vụ. Hiện nay, thư viện đang rất quan tâm đến các loại
hình tại liệu và dịch vụ dành cho người bị khiếm thị. Các sản phẩm thông tin
phục vụ cho người khiếm thị củng đa dạng hơn, từ truyền thống cho đến
những sản phẩm thông tin hiện đại.
Đã có những thư viện lưu động, phục vụ tân nơi cho những người khiếm thị
không có khả năng đến thư viện, hoặc không có khả năng tiếp cận các nguồn
lực thông tin. Thư viện luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cho bạn
đọc kiếm thị có khả năng sử dụng được tất cả các nguồn lực thông tin thư
viện có, để bạn đọc có thể tự nâng cao kiến thức bản thân, biết thêm những
thông tin, kiến thức mới.











×