Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tỏi trong y học cổ điển và hiện đại pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.91 KB, 3 trang )

Tỏi trong y học cổ điển và
hiện đại



Từ xa xưa, các nhà thực vật học cả Tây Phương lẫn Á đông đã dùng tỏi trị nhiều
loại bệnh: Người Ai Cập thời Pharaon dùng tăng cường sinh lực, người Hy lạp
dùng nhuận tràng, người Trung Hoa dùng làm thuốc hạ huyết áp. Các chuyên gia y
tế Trung quốc đã nghiên cứu và cho biết ăn tỏi giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ
thể, ngăn ngừa ung thư và chống lão hóa, giúp giảm béo do làm tan lớp mỡ thừa,
tăng khả năng tình dục.

Tỏi còn có tên là "penicilline của Liên Xô"

Thời trung cổ, tỏi được dùng với số lượng lớn trị bệnh dịch hạch. Đến thế kỷ 19,
Louis Pasteur là người đầu tiên chứng minh các đặc tính kháng sinh của tỏi và tỏi
được trang bị trong quân đội các nước Anh, Đức, Nga vào đầu thế kỷ 20 trong thế
chiến thứ nhất. Từ đó tỏi mới được nghiên cứu đầy đủ trong lĩnh vực điều trị các
bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm virút và ký sinh trùng.

Tỏi trị bệnh thấp khớp

Tỏi chứa các yếu tố kháng khuẩn, kháng virút và kháng nấm mạnh. Điều đó được
chứng minh trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường âm đạo và nhiễm
khuẩn tai. Trong một vài trường hợp, tỏi cũng tỏ ra hiệu quả trong các bệnh nấm
tổng hợp. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng minh rằng tinh chất tỏi có
thể trung hòa được tác dụng của vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân gây
phần lớn bệnh lóet dạ dày.

Trước đây, nhà bác học Liên xô, B.P-Tôkin đã phát hiện ra sức mạnh bí ẩn của tỏi
nhờ có chất kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn, nấm gây nguy


hiểm cho con người nên trong thế chiến thứ nhất (1914-1918) tỏi được dùng chống
lại các vết thương, bệnh nhiễm khuẩn đường huyết và nước Anh khuyến khích
nông dân trồng tỏi cung cấp cho các bệnh viện như là thuốc kháng khuẩn. Vì thế,
tỏi còn có tên là “penicilline của Liên Xô”.

Trong một nghiên cứu khác, những người dùng bột tỏi trong 3 tuần sau đó phân
tích máu thì thấy có sự gia tăng các tế bào miễn nhiễm chống lại sự xâm nhập của
vi khuẩn E. Coli. Từ đó dẫn đến kết luận rằng, tỏi và các sản phẩm từ tỏi sẽ làm gia
tăng sự hoạt động của hệ miễn nhiễm giúp tiêu diệt sự xâm nhiễm của vi khuẩn và
virút.

Tỏi là người bạn cho sức khỏe
Trên 500 nghiên cứu về tỏi đã được công bố trên các tập san y học từ thập niên 80,
đa số dựa vào cấu trúc lưu huỳnh trong hoạt chất allicin trong nhiều phản ứng hóa
học. Allicin không hiện diện trong tỏi tươi mà chúng xuất hiện khi đập vỡ các tế
bào tỏi hoặc xắt mỏng, nấu chín kết hợp tạo ra các hiệu quả chống ung thư, chống
máu đông, chống cao huyết áp, chất chống oxy hóa và làm hạ lượng cholesterol
xấu trong máu.

Giảm thiểu tần suất nguy cơ ung thư:

Theo một nghiên cứu tại Úc, tỏi có tác động đáng kể trong việc giảm thiểu tần suất
các nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Nghiên cứu thực hiện
trên người, động vật và trong ống nghiệm đều cho thấy tỏi làm suy yếu những hợp
chất tạo ung thư cũng như kéo chậm tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư,
giảm kích thước của bướu tới 50%. Những loại ung thư “khắc tinh” của tỏi là ung
thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang. Riêng ung thư vú thì
tỏi thể hiện tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư tấn công
các tế bào nhũ hoa. Những thành phần sáng giá trong tỏi giúp kháng ung thư chỉ lộ
diện khi tỏi bị băm nhuyễn, giã nát.


Một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ trung bình 6 củ tỏi hoặc hơn mỗi tuần làm giảm
30% nguy cơ ung thư ruột kết và 50% ung thư dạ dày. Nguy cơ ung thư tuyến tiền
liệt có thể giảm xuống theo một nghiên cứu của Viện Quốc gia Ung thư tại Thượng
Hải đã ước tính có thể giảm đến 50% nguy cơ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự nhất
trí về số lượng tỏi phải dùng để đạt được tác dụng chống lại ung thư cũng như giá
trị giữa tỏi nấu chín hoặc tỏi khô. Viện ung bướu Houston và BV. Anderson ở
Texas cũng đã thử nghiệm hợp chất chứa lưu huỳnh của hành và tỏi thì thấy có tính
ngừa ung thư ở ruột.

Tỏi giảm nguy cơ tim mạch: Tỏi hữu ích cho tim. Ajòene, một chất được tạo ra từ
allicin, có thể làm giảm các cơn đau tim bằng cách ngăn sự hình thành các cục máu
đông. Y học cổ truyền dùng tỏi ngâm rượu gạo 40o trong 10 ngày để chữa trị bệnh
cao huyết áp.

Hạ cholesterol xấu: tỏi làm hạ mức cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng
cholesterol tốt để dọn sạch những mảng vữa bám vào thành mạch máu. Chỉ cần
nhai 2 tép tỏi mỗi ngày sẽ hạ lượng cholesterol tới 9%. Ăn tỏi thường xuyên sẽ làm
chậm tiến trình lão hóa của các động mạch chủ (những mạch máu của tim giúp duy
trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập) cũng như giúp chúng dẻo dai và linh
động hơn.

Kiểm soát tốt huyết áp: trong tỏi chứa một chất có tác dụng kiểm soát huyết áp
bằng cách làm giảm độ nhớt của máu cũng như ngăn ngừa sự hình thành các cục
máu đông. Do vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy nơi nào tiêu thụ nhiều tỏi thì dân cư
ở đấy hiếm gặp các bệnh về huyết áp và tim mạch. Y học cổ truyền Trung Hoa từ
lâu đã dùng tỏi để trị đau thắt ngực hoặc rối loạn tuần hoàn máu.

Trên thị trường, hiện nay có khá nhiều chế phẩm từ tỏi đơn thuần hoặc kết hợp với
nghệ, sinh tố dùng tăng cường hệ miễn dịch, trị các bệnh nhiễm trùng đường

huyết, phòng bệnh ung thư, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cao
cholesterol.

Vì thế, tuy tỏi chỉ là chất gia vị nhưng các gia đình đừng quên tỏi còn là người bạn
cho sức khỏe mọi người nhất là với người cao tuổi.


DS. TRƯƠNG TẤT THỌ

×