Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tốt và kiên định doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.11 KB, 3 trang )

Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Tốt và
kiên định
Bạn muốn điều gì cho con của bạn?
Đây là danh sách những mong muốn điển hình từ phía các bậc phụ huynh
và những người trông trẻ, được thu thập từ nhiều cuộc hội thảo và bài
giảng.

Kỷ luật tự giác
Kỹ năng đưa ra quyết định
Tự thúc đẩy
Kỹ năng hợp tác/cộng tác
Sáng tạo
Hiểu về các giá trị sống
Kỹ năng lãnh đạo
Sự chịu đựng
Có trách nhiệm
Đồng cảm/quan tâm
Tính hài hước
Kỹ năng tư duy/kỹ năng phán
đoán
Trung thực
Khả năng thích nghi
Tự lập
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tự tin
Kỹ năng xã hội
Khả năng nhìn vào các mặt tích cực
Khả năng nhanh chóng thích nghi
Khả năng dự đoán
Khả năng tính toán
Tôn trọng chính mình và người khác


Sự kiên trì
Sự quyết đoán
Tinh thần tương thân tương ái/ sở
thích xã hội
Kỹ năng không ngừng học hỏi
Kỹ năng giao tiếp

Câu hỏi đặt ra là: Loại kỷ luật nào có tác động mạnh nhất để giúp trẻ phát
triển các kỹ năng trên? Chúng ta đều biết rằng các biện pháp trừng phạt
thì không có tác dụng lâu dài. Thay vào đó thì kỷ luật tích cực - chủ yếu là
kỷ luật không dùng hình phạt, có xu hướng hình thành nên các kỹ năng và
sự kết nối.
Khi chúng ta nhận ra rằng chỉ một chú ý nhỏ thôi có thể tạo ra những tác
dụng không nhỏ thì việc có được hành động tốt và kiên định đối với những
vấn đề hàng ngày sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tại sao cái đĩa óng ánh tuyệt
đẹp nhưng dễ vỡ đó lại bị bỏ quên trên bàn cho trẻ nghịch? Dẫn trẻ đi tới
cửa hàng khi trẻ vừa mệt vừa đói làm cho cả hai đều không vui có phải
không? Một chút chú ý thôi sẽ tránh được rất nhiều phiền toái - cả cho bạn
lẫn cho trẻ.

hưng những biện pháp kỷ luật không phải lúc nào cũng có tác dụng; thậm
chí đứa trẻ ngoan nhất cũng có thể cư xử không đúng hoặc mắc lỗi hết lần
này đến lần khác. Trong những lúc như vậy thì biện pháp nuôi con tốt và
bền vững được đưa ra. Hành động tốt thể hiện sự tôn trọng nhân cách
của con và nhấn mạnh việc dạy các kỹ năng có giá trị. Sự kiên định thể
hiện trong việc lời nói của bạn phải đi đôi với những hành động cần thiết,
giúp con học được ý nghĩa điều bạn nói (điều này cũng có nghĩa là bạn
phải cẩn thận lời mình nói).

Cư xử tốt trong vấn đề cái đĩa bị vỡ bao gồm việc quan tâm đến sự lo sợ

và mất bình tĩnh ở trẻ khi điều đó đã xảy ra. Và giúp trẻ tìm ra cách nào đó
để sửa chữa lỗi. Cụ thể trong trường hợp này là lấy dụng cụ hót rác để
quét đi những mảnh vỡ và tiếp theo là danh sách các công việc nhỏ sẽ
làm để kiếm lại số tiền thay thế cái đĩa vỡ đó. Những lựa chọn này phải
dựa vào độ tuổi và khả năng của trẻ. Cư xử tốt cũng có nghĩa không
thuyết giảng cho trẻ, không làm trẻ xấu hổ hay làm trẻ tự ti; sự kiên định
nghĩa là chắc chắn rằng các công việc đã đưa ra phải được thực hiện.
Trong cửa hàng tạp hoá, cư xử tốt có thể là ôm con và thừa nhận rằng
mình biết con thật sự muốn có thanh kẹo đó. Sự kiên định nghĩa là không
mua kẹo nếu như bạn đã nói là không mua và dẫn con ra khỏi cửa hàng
mà không có thêm bất kỳ lời thuyết giảng hay trừng phạt nào nếu con cố
vòi vĩnh hay mất bình tĩnh. Cha mẹ mà không thực hiện sự kiên định sẽ
trở nên dễ dãi, và việc nuôi con dễ dãi thì không có lợi cho trẻ ngay từ khi
còn nhỏ cho tới lúc trưởng thành. Sự dễ dãi dẫn đến việc trẻ tin rằng
chúng có thể cư xử theo bất kỳ cách nào chúng muốn mà không nhận ra
được các hậu quả từ những hành động đó.
Mặt khác, trong việc nuôi dạy con, cái gì quá mức sẽ vượt khỏi tầm kiểm
soát. Cha mẹ cứ khăng khăng hành động thiếu linh hoạt, cho rằng trừng
phạt con là công cụ dạy dỗ cơ bản, thì thật không may sự trừng phạt
không dạy cho con điều cha mẹ đang nghĩ. Trẻ luôn luôn đưa ra những
phán xét về chính chúng, về bạn và thế giới xung quanh. Khi chúng ta chịu
khó học hỏi thì sẽ nhận thấy rằng, hầu hết những sự trừng phạt thường
dẫn tới những kết quả không như mong muốn ngay tiếp sau đó.
Nếu bạn tránh được cả sự dễ dãi lẫn hành động quá mức, và bạn hành
động theo các cách vừa tốt vừa kiên định thì các vấn đề của bạn sẽ biến
mất dễ dàng phải không? Mọi vấn đề sẽ tốt lên thôi nhưng cũng còn có
các yếu tố khác chi phối hành động. Bạn sẽ không bao giờ hoàn hảo và
con bạn cũng vậy. Tuy nhiên, điều đó sẽ giúp bạn và bé nhận thức được
các lỗi lầm; những nhận thức này chỉ có thể được tạo ra trong tình yêu
thương. Vì vậy, hãy tránh mắc lỗi nhiều nhất có thể - hay ít nhất hãy sửa

chữa lỗi lầm ngay khi mắc phải.

×