Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.2 KB, 136 trang )


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tỉnh chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chỉnh theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Thu Thùy
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục các từ viết tắt


Danh mục các bảng

Chương 2: THỤC TIỀN ÁP DỤNG NHŨNG QUY PHẠM VỀ CÁC LOẠI
NGƯỜI ĐỒNG PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH sụ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẲK LẮK
•••

(GIAI ĐOẠN 2016 - 2020) VÀ MỘT SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHŨNG QUY PHẠM NÀY.......................... 45



_ ______________________________ « _ -- — > -

2.1.

Thực tiên áp dụng những quy phạm vê các loại ngưịi đơng

PHỤ LỤC
2.1.1.
2.1.2.

2.1.3.


DANH MỤC CÁC TÙ VIẾT TẮT

BLHS:

Bơ lt hình sư
•••

PLHS:
TAND:
TNHS:

Pháp luật hình sự
Tồ án nhân dân
Trách nhiêm hình sư
••



DANH MỤC CÁC BẢNG

số hiêu


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Tỷ lệ thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm có đồng
phạm của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk (Giai đoạn 05
năm: Từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/9/2020).

46

Tỷ lệ các bị can/ bị cáo đồng phạm trong các vụ án hình
sự sơ thẩm mà của TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý,
giải quyết (Giai đoạn 05 năm: Từ ngày 01/10/2015 đến
ngay 30/9/2020)


47

Thống kê tỷ lệ các vụ án có các loại người đồng phạm
tham gia mà TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk xét xử sơ thẩm
(Giai đoạn 05 năm: Từ ngày 01/10/2015 đến ngày
30/9/2020)

48

Tỷ lệ các vụ án hình sự phúc thẩm có đồng phạm do
TAND tỉnh Đắk Lắk thụ lý, xét xử (Giai đoạn 05 năm: Từ
ngày 01/10/2015 đến ngày 30/9/2020)

50

Tỷ lệ các bị cáo đồng phạm trong các vụ án hình sự phúc
thẩm có đồng phạm do TAND tỉnh Đắk Lắk thụ lý, xét xử
(Giai đoạn 05 năm: Từ ngày 01/10/2015 đến ngày
30/9/2020)

50


Bảng 2.6

Bảng 2.7

Thống kê sự tham gia của các loại người đồng phạm đối
với các tội, nhóm tội mà TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk xét

xử sơ thẩm (Giai đoạn 05 năm: Từ ngày 01/10/2015 đến
ngày 30/9/2020)

52

Thống kê kết quả xét xừ phúc thẩm các vụ án có đồng
phạm của TAND tỉnh Đắk Lắk (Giai đoạn 05 năm: Từ
ngày 01/10/2015 đến ngày 30/9/2020)

55

Bảng 2.8
Thống kê kết quả xét xử phúc thẩm các vụ án có đồng
phạm của TAND cấp huyện tỉnh Đắk Lắk (Giai đoạn 05
năm: Từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/9/2020)
MỎ ĐẦU

1.

56

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể do một người hay nhiều

người cùng tham gia thực hiện. Trong khoa học luật hình sự, trường họp có từ hai
người trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện một hay nhiều tội phạm do cố ý thì gọi là
đồng phạm. Các vụ án đồng phạm thường có tính chất phức tạp và mức độ nguy
hiểm cao hơn tội phạm đơn lẻ thông thường. Không những vậy, những người tham
gia vào các vụ án này thường có tính chất, mức độ thực hiện hành vi phạm tội khác
nhau. Có người tham gia với vai trị tích cực, trực tiếp lên kế hoạch hay trực tiếp



thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm; có người chỉ đóng vai trị hồ
trợ, tạo các điều kiện cần thiết cho những người khác thực hiện hành vi phạm tội.
Một vài trường hợp, giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ trong việc thực hiện tội phạm và
có sự bàn bạc, phân chia vai trị cụ thể cho từng người. Chính vì thế, khoa học luật
hình sự đã phân chia những người đồng phạm thành các loại khác nhau với những
đặc điếm, bản chất riêng biệt với mục đích đánh giá một cách khoa học, khách quan
hành vi của từng người đồng phạm trong vụ án, làm cơ sở xác định trách nhiệm hình
sự của họ, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Ở nước ta, chế định đồng phạm nói chung và các loại người đồng phạm nói
riêng đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu. Các tác giả này đã có những
đề xuất và kiến nghị thiết thực, có giá trị thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống
PLHS Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, chỉ có một số đề xuất được các nhà làm luật
ghi nhận trong pháp luật thực định; đồng thời, việc vận dụng các quy phạm của pháp
luật thực định vào thực tiễn đôi khi cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Đó có thể là do
các quy định của Luật hình sự về các loại người đồng phạm còn chưa cụ thể, rõ ràng
và đầy đủ; cũng có thể do


tính chât các vụ án có đơng phạm ngày càng phức tạp, tinh vi; hoặc có thê do các cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đúng bản chất pháp
lý của từng loại người đồng phạm. Thực tiễn thi hành BLHS trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 thấy rằng cịn có nhiều vướng mắc trong
việc xác định các loại người đồng phạm, TNHS đối với từng người đồng phạm trong
các vụ án hình sự, dẫn đến việc bở lọt người phạm tội, quyết định mức hình phạt
khơng đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng loại người đồng phạm. Do
đó, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm
theo Luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, khơng những góp
một phần hồn thiện PLHS mà cịn góp phần hồ trợ việc áp dụng pháp luật trong

thực tiễn.

Ngoài ra, trong bối cảnh nước ta đang thực hiện tổng kết Nghị quyết 48NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, thì việc nghiên cứu, đánh giá về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam
hiện nay là cần thiết, để từ đó thấy được những thành quả cũng như xác định những
mục tiêu, định hướng mang tính chiến lược cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống
pháp luật trong giai đoạn mới.
9


Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các

loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (từ thực tiễn xét xử trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắkgiai đoạn 2016-2020)” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học
(chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự) của mình.

2.

Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề các loại người

đồng phạm trong chế định đồng phạm đã được nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích,
cơng bố dưới các dạng khác nhau, cụ thể như sau:
Trong một sơ giáo trình của các trường Đại học, Cao đăng, sách chuyên khảo
sau đại học như:
1)

Chương XIII - Đồng phạm, trong sách: Giảo trình Luật hình sự Việt Nam


(Phần chung), tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003);
2)

Mục VI - Che định đồng phạm, trong sách: Các nghiên cứu chuyên khảo

về phần chung Luật hình sự, tập IV, của GS.TSKH Lê Cảm, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2002;
3)

Chương bon - Mục VI - Chế định đồng phạm, trong sách chuyên khảo Sau

đại học: Những vẩn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), của
GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005;
10


4)

Chương bổn - Mục VII - Đồng phạm, trong sách Giáo trình sau đại học:

Những vẩn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phần chung, của TSKH.GS.
Lê Văn Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019;
5)

75 năm hình thành và phát triển của hệ thong Pháp luật hình sự Việt Nam

và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020) — sách chuyên khảo, của
TSKH.GS. Lê Cảm, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2020;

6)

Chương X - Đồng phạm, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam -

Tập I, do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội,
2007;
7)

Tội phạm có tổ chức - Một số vẩn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên

khảo), của PGS.TS. Nguyễn Quốc Nhật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005;
8)

Chương XIII - Đồng phạm, trong sách: Giảo trình Luật hình sự Việt Nam,

tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2005,...
Một số bài bài viết trên tạp chí khoa học của một số tác giả đã nghiên cứu về
chế định đồng phạm nói chung như:

11


1)

GS.TSKH. Lê Văn Cảm, “về chế định đồng phạm trong Luật hình sự Việt

Nam - Một số vấn đề lý luận và thục tiễn”, Tập san Tòa án nhân dân, số 2/1988;
2)


GS.TSKH. Lê Văn Cảm, “Chế định đồng phạm và mơ hình lý luận của nó

trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật 8/2003;
3)

Trần Quốc Hồn, “Một số nhận xét về trách nhiệm hình sụ trong một vụ án

có đồng phạm”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 05/1995;
4)

TS. Cao Thị Oanh, “Vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm”, Tạp chí Luật

học, số 02/2002;
5)

TS. Cao Thị Oanh, “Những biểu hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm

hình sụ trong đồng phạm”, Tạp chỉ Luật học, số 06/2003;
6)

PGS.TS. Lê Thị Sơn, “về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng phạm”,

Tạp chí Luật học, số 03/1998;
7)

Dương Văn Tiến, “Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của

những người đồng phạm”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 01/1986;
8)


TS. Trần Quang Tiệp, “Khái niệm tội phạm có tổ chức”, Tạp chí Tịa án

nhân dân, số 01/1999;
9)

TS. Trần Quang Tiệp, “Hoàn thiện chế định liên quan đến đồng phạm

trong luật hình sự Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 05/1998;...
Ngồi ra, cịn có các luận văn Thạc sĩ trực tiếp nghiên cứu về các loại người
12


đồng phạm như:
1)

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà về “Người thực hành

trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam ”, Khoa Luật Quốc gia Hà Đại học
Nội, 2011;
2)

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Loan về “Người giúp sức trong đồng

phạm theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành
phố Hà Nội) ”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015;
3)

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai về “Người tổ chức

trong đồng phạm theo Luật hĩnh sự Việt Nam ”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2011;
4)

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Hằng Mong về “Các loại người

đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam) trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phổ
Hải Phòng) ”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017;
5)

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Mai Lan Ngọc về “Một sổ vẩn đề lý luận và

thực tiền về những loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam ”, Khoa
Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012;...
Bên cạnh đó, cịn có một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ tập trung nghiên
cứu về đồng phạm như:
1)

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phan Thị Dương Thanh về “Trách nhiệm
13


hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở so liệu thực tiền
địa bàn tỉnh ĐắkLắk) ”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015;
2)

Luận án Tiến sĩ của tác giả Phí Thành Chung về “Trách nhiệm hình sự

trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam ”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2016;
3)


Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Quang Tiệp về “Đồng phạm trong luật

hình sự Việt Nam ”, trường Đại học Luật Hà Nội, 2000;...
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu về
vấn đề thực trạng áp dụng các quy phạm PLHS Việt Nam hiện hành về các loại
người đồng phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

3.

3.1.

Mục đích, đơi tượng và phạm vi nghiên cứu đê tài

Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người

đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xừ tại địa
bàn tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn từ năm 2016 đên năm 2020). Từ đó, đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy phạm này, góp phần nâng cao chất
lượng cơng tác điều tra, truy tố, xét xừ, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng
cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.
14


3.2.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này đúng như tên gọi của nó: “Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (từ thực
tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lấk giai đoạn 2016-2020)”.

3.3.

Phạm vỉ nghiên cứu
Luận văn chỉ nghiên cứu một số vấn đề chung về các loại người đồng phạm

theo Luật hình sự Việt Nam; thực tiễn áp dụng những quy phạm về các loại người
đồng phạm theo PLHS Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn
2016-2020) và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy phạm này.
Luận văn không nghiên cứu vấn đề đồng phạm đối với pháp nhân thương mại.

4.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
••

4.1.

Cơ sở khoa học
Là các luận điểm trong khoa học Luật hình sự Việt Nam về chế định


4^2












đồng phạm cũng như các loại người đồng phạm, và các sách báo pháp lý, cơng trình
nghiên cứu khoa học của các tác giả trong, ngoài nước có liên quan đến chế định
này.

4.2.

Cơ sở thực tiễn
Là thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thể hiện qua các bản án của một

số TAND huyện, thị xã, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk về các loại người
15


đồng phạm trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

5.

Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.7. Cơ sở phương pháp luận
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận của
Triêt học Mác - Lênin, trực tiêp sử dụng các phương pháp của triêt học duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử như phương pháp kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp.


5.2.

Các phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích

- chứng minh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng họp, phương
pháp so sánh đối chiếu. Đặc biệt, tác giả còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn
xét xử của một số Tòa án huyện, thị xã và thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk;
nghiên cứu Hiến pháp, BLHS, các văn bản pháp luật liên quan, các hồ sơ các vụ án;
tham khảo các cơng trình khoa học trong nước có liên quan, ... để chứng minh, làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật, thực tiễn và đánh giá thực
trạng áp dụng những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt
Nam. Từ đó, xác định những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để làm cơ sở
cho những đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm
này.
16


6.

Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn
Luận văn nghiên cứu, phân tích những quy phạm về các loại người đồng

phạm theo BLHS Việt Nam năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Không những vậy, Luận văn cịn phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng những
quy phạm về các loại người đồng phạm theo PLHS Việt Nam hiện hành trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020. Qua đó, tác giả đưa ra một
số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của chúng và đề xuất một số giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng những quy phạm này.


7.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ớ một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần giải

đáp những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo quy
định của Luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, giúp cho các cơ quan tiên hành tơ tụng,
người có thâm qun tiên hành tơ tụng có sự phân định rõ các loại người đồng phạm,
TNHS đối với những người đồng phạm, để từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết các
vụ án hình sự, đảm bảo khơng làm oan người vô tội cũng như không không bỏ lọt
người phạm tội. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu, tham
khảo và hoàn thiện pháp luật.

8.

Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
17


dung của Luận văn gồm 02 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về các loại người đồng phạm theo Luật hình
sự Việt Nam.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng những quy phạm về các loại người đồng phạm
theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn
2016-2020) và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy phạm này.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
THEO LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM

1.1.

Lý luận về các loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam

1.1.1.





ơ

CT JL •







Khái niệm người đồng phạm
Trong thực tiễn, một tội phạm có thề do một người thực hiện hoặc có thể do

hai hay nhiều người cùng tham gia thực hiện. Khi những người này cùng chung hành
động và cùng cố ý thực hiện một tội phạm cụ thể thì gọi là đồng phạm. Đồng thời,
những người tham gia thực hiện vụ án có đồng phạm đó được gọi là những người
đồng phạm.
Trong Luật hình sự, đồng phạm là một hình thức phạm tội có những đặc điểm
riêng biệt và được coi là một chế định có liên quan, bổ sung cho chế định tội phạm

18


trong Luật hình sự Việt Nam. Vấn đề đồng phạm, người đồng phạm trong Luật hình
sự Việt Nam đã được quy định từ sớm; ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành
công, một số văn bản PLHS được ban hành về việc trừng trị một số tội phạm cụ the,
trong đó có quy định việc xử lý các trường hợp cộng phạm theo nguyên tắc: “những
người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của các tội phạm cũng bị xử phạt như
chính phạm”.
Sau này có một số văn bản PLHS đã quy định nguyên tắc xử lý có sự phân
hóa, cụ thể như khi xét xử các Tịa án phải phân biệt giữa các hình thức cộng phạm
khác nhau, phân biệt giữa hành vi “oa trữ” (hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do
chiếm đoạt được mà có) là cộng phạm (nếu có hứa hẹn trước) với hành vi “oa trữ”
không là cộng phạm mà là một hành vi phạm tội riêng biệt (nếu khơng có hứa hẹn
trước); đồng thời TAND tối cao đã có những văn bản hướng dẫn về vấn đề cộng
phạm đối với một số tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, khi ban hành BLHS năm 1985,
PLHS Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định thông nhât vê khái niệm và đặc
điêm của cộng phạm, người đồng phạm.
Đế có cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xử lý về hình sự đối với những
trường hợp nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm, Điều 17 BLHS năm 1985
đã sử dụng thuật ngữ đồng phạm để thay cho khái niệm cộng phạm, tòng phạm.
Khoản 1, khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 định nghĩa trường hợp “hai hoặc nhiều
19


người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm” và “Người thực hành, người
tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm”. Khoản 1
Điều 20 BLHS năm 1999 (sửa đổi năm 2009) đã có sửa đổi nhất định bảo đảm định
nghĩa về đồng phạm được chính xác hơn như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Khoản 1, khoản 2 Điều 17 BLHS

năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã kế thừa toàn bộ định nghĩa của BLHS năm 1999
trên về đồng phạm và người đồng phạm.
Theo GS.TSKH. Lê Văn Cảm thì “đồng phạm là hình thức phạm tội do cố ý
được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của từ 02 người trở lên” [7, tr. 422] hay
“đồng phạm là hình thức phạm tội do cố ý được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia
của từ 02 chủ thể phạm tội trở lên” [7, tr. 721], Theo PGS.TS. Trịnh Tiến Việt thì
“đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng tham gia vào việc thực
hiện một hay nhiều tội phạm do cố ý” [62, tr. 7].
Từ các định nghĩa khoa học về đồng phạm đã được đưa ra trên đây, có thể
thấy rằng, đồng phạm địi hỏi phải có các dấu hiệu pháp lý đặc trưng chung và bắt
buộc về mặt khách quan và chủ quan như sau: về mặt khách quan, để được coi là tội
phạm được thực hiện có đồng phạm thì tội phạm đó phải thỏa mãn ba dấu hiệu đặc
trưng và bắt buộc là: phải có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên vào việc thực
hiện một tội phạm; những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm phải cùng
20


chung hành động (hay liên hiệp hành động); đông thời, phải có mơi quan hệ nhân
quả giữa hành vi phạm tội của mồi người và hậu quả phạm tội chung do hành vi đó
gây nên. về mặt chủ quan, để được coi là tội phạm được thực hiện có đồng phạm thì
đặc trưng chung là phải có sự cùng cố ý của tất cả những người cùng tham gia vào
thực hiện tội phạm do cố ý, với các dấu hiệu cơ bản bắt buộc như: Những người
tham gia phải biết được hoạt động phạm tội của từng người hoặc của ít nhất một
người trong số họ; họ đều ý thức được rằng hành vi của mình cùng với những hành
vi của những người khác đã phạm tội hoặc góp phần thực hiện tội phạm; Và họ đều
cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả chung nguy hiểm cho xã
hội xảy ra. “Sự cùng cố ý phạm tội làm cho ý chí của những người đồng phạm được
thống nhất với nhau và hành động phạm tội của mồi người đều thống nhất trong sự
chi phối chung của sự cùng cố ý phạm tội” [60, tr. 149]. Lỗi của họ là lỗi cố ý trực
tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Trong vụ đồng phạm, lỗi của những người tham gia có

thể đều là lỗi cố ý trực tiếp hoặc đều là lỗi cố ý gián tiếp và cũng có thể “đồng thời
có cả lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp” [26, tr.28]. Ngoài ra, đồng phạm chỉ đặt ra
đối với những trường hợp phạm tội cố ý. Bởi lẽ, đối với những trường hợp phạm tội
vơ ý, người phạm tội khơng có ý định phạm tội, khơng có sự thỏa thuận, bàn bạc
cùng nhau thực hiện tội phạm, không mong muốn hoặc không bỏ mặc cho hậu quả
xảy ra. Giữa họ khơng có sự cùng cố ý nên khơng có đồng phạm xảy ra. Trong
21


trường hợp đồng phạm về những tội có mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, thì
những người đồng phạm cũng phải có cùng mục đích phạm tội đó (tức là những
người tham gia cùng có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm cụ
thể hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó). Nếu khơng thỏa mãn dấu hiệu cùng mục
đích phạm tội thì sẽ khơng có đồng phạm. Trong trường hợp này những người tham
gia sẽ chịu TNHS riêng lẻ với nhau.
Như vậy, để xác định một tội phạm được thực hiện có đồng phạm hay khơng thì đêu
phải xem xét các dâu hiệu vê mặt khách quan và chủ quan, trong đó dấu hiệu số
lượng chủ thể là vấn đề đáng lưu ý nhất. Những chủ thể này phải thoả mãn các dấu
hiệu của chủ thể của tội phạm. Trong khoa học Luật hình sự, chủ thể của tội phạm là
“đó là người đã có lồi (cố ý hoặc vơ ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định
(ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể cịn có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do
quy phạm PLHS tương ứng quy định)” [4, tr. 38], Trong vụ án có đồng phạm, những
chủ thể này được gọi là người đồng phạm.
Qua ba lần pháp điển hóa, BLHS Việt Nam vẫn chưa có định nghĩa riêng về
người đồng phạm mà chỉ quy định người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Theo GS.TSKH. Lê Văn Cảm, người đồng phạm “là người cố ý cùng tham
22



gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý với những người khác và đóng vai trị là
người thực hành, người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức” [7, tr.429].
Theo tác giả Mai Lan Ngọc: “Người đồng phạm là người thoả mãn các dấu
hiệu chủ thể của tội phạm, đã cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý
cùng với người khác” [24, tr.21].
Do vậy, trên cơ sở tham khảo quan điểm của các tác giả trên đây, nên chăng
có thể định nghĩa: Người đồng phạm là những chủ thề của tội phạm co ý cùng tham
gia vào việc thực hiện tội phạm do co ý với những người khác.

1.1.2.

Các loại người đồng phạm
Trong các vụ án đồng phạm, tính chất, mức độ tham gia thực hiện hành vi

phạm tội của mồi người đồng phạm là khác nhau. “Cơ sở để phân biệt các loại người
đồng phạm là tính chất sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm. Nhìn chung
những đặc điểm chủ quan ở những người đồng phạm là giống nhau, vì vậy những
đặc điêm thuộc phương diện khách quan trở thành tiêu chuân cơ bản phân biệt các
loại người đồng phạm” [54, tr. 181], Việc phân loại người đồng phạm có ý nghĩa
trong việc đánh giá một cách khoa học và khách quan hành vi của mồi người, cũng
như tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi đó, để từ đó xác định
TNHS cụ thể đối với từng người.
Trên cơ sở thực tiễn xây dựng PLHS, thực tiễn xét xử của Toà án và kinh
23


nghiệm lập pháp hình sự nước ngồi, khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985, khoản 2
Điều 20 BLHS năm 1999, khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 đều xác định có bốn
loại người đồng phạm gồm: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và

người giúp sức. Đồng thời, các quy định này cũng mô tả các dấu hiệu pháp lý của
từng loại người đồng phạm.
1.1.2.1.

Người thực hành

Theo luật hình sự Việt Nam, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội
phạm. Có hai trường hợp được coi là người trực tiếp thực hiện tội phạm:
Trường hợp thứ nhất: Người tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô
tả trong cấu thành tội phạm.
Trong một cấu thành tội phạm, có thể gồm một hoặc nhiều hành vi khách
quan. Người thực hành có thể trực tiếp thực hiện tồn bộ hành vi được mơ tả trong
cấu thành tội phạm hoặc thực hiện một trong những hành vi được mô tả trong cấu
thành tội phạm, nhưng hành vi tổng hợp của những người thực hành phải thoả mãn
các dấu hiệu khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Người thực hành có thể sử dụng (hoặc khơng sử dụng) công cụ, phương tiện
để thực hiện việc tác động hoặc không tác động đến những sự vật, đối tượng cụ thể
gây nên những thiệt hại thuộc mặt khách quan của tội phạm. “Công cụ phạm tội là
những vật thể mà người phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác
24


động của tội phạm. Còn phương tiện phạm tội là những vật thể tuy không trực tiếp
tác động vào đối tượng tác động của tội phạm nhưng tham gia vào quá trình thực
hiện tội phạm” [55, tr.133]. Cụ thê như người phạm tội đã dùng dao chém vào tay
của nạn nhân, là người thực hành của tội “Cố ý gây thương tích” hoặc người phạm
tội dùng xe máy để chuyên chở ma tuý đi bán là người thực hành của tội “Mua bán
trái phép chất ma tuý”, ...
Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt như tội lạm dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ, tội tham ô tài sản, tội hiếp dâm, tội giao cấu với

người dưới 16 tuổi, ... thì người thực hành (hoặc những người thực hành) phải có
đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
Trường hợp thứ hai: Người không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả
trong cấu thành tội phạm. Họ là người đã quyết định thực hiện một tội phạm cụ thể,
nhưng lại không muốn tự mình thực hiện. Họ đã có hành vi cố ý tác động đến người
khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, được mô tả trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, những người bị lợi
dụng đó lại khơng phải chịu TNHS cùng với người lợi dụng họ vì họ khơng có lỗi.
Trong thực tế thường có những người bị lợi dụng để thực hiện tội phạm
nhưng khơng có lỗi như:
1)

Người khơng có năng lực TNHS (như người mắc bệnh tâm thần hoặc một
25


×