Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo luật hình sự việt nam (từ thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh đắk lắk giai đoạn 2016 2020) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.91 MB, 26 trang )


Cơng trình được hồn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dân khoa học: GS.TSKH. LE VAN CAM

Phản biện 7: TS. NGUYỄN DUY HỮU
Phản biện 2: TS. NGUYỄN KHẮC HẢI

Luận
• văn được
• bảo vệ• tại
• Hội
• đơng“ châm luận
• văn,' họp
•>
tại
Khoa
Luật
Đại
học
Quốc
gia

Nội.




~



Vào hồi 9 giờ 00, ngày 27 tháng 01 năm 2022

Có thể tìm hiểu luận
văn
tại


Trung tâm tư liệu Khoa Luật - Đại học Quôc gia Hà Nội
Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội


MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC LOẠI NGƯỜI

1.1.

ĐỒNG PHẠM THEO LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM.................. 9
Lý luận về các loại người đồng phạm theo Luật hình sự
..................................................... 9

Việt Nam............... ...... ....


1.1.1. Khái niệm người đồng phạm.............................................................. 9
1.1.2. Các loại người đồng phạm............................................................... 12
1.1.3. Trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm................. 23
1.2.

Những quỵ phạm về các loại ngưòi đồng phạm theo pháp luật

thực định Việt Nam qua ba Bộ luật hình sự (1985,1999,2015) ....36

1.2.1. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật
hình sự năm 1985............................................................................ 36
1.2.2. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật
hình sự năm 1999............................................................................ 38
1.2.3. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật
hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017).................... 40
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................... 43
Chương 2: THựC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY PHẠM VÈ
CÁC LOẠI NGƯỜI ĐÒNG PHẠM THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỤ VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐẮK LẮK (GIAI ĐOẠN 2016 - 2020) VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHŨNG QUY
2.1.

PHẠM NÀY.......................................................................................... 45
Thực tiễn áp dụng những quy phạm về các loại người đồng

phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)....................................... 45

1



_

\

_

2.1.1. Thực tiên xét xử các loại người đông phạm trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020).......................................................45
2.1.2. Một sô tôn tại, hạn chê trong việc áp dụng những quy phạm vê
các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020).......... 56
2.1.3. Nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng
những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật
hình sự Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai
đoạn 2016-2020)................................
65
r

2.2.

\

\

r

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy
phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự

Việt Nam hiện hành........................................................................... 68

2.2.1. Một
• số kiến nghị• hồn thiện
• Bộ• luật
• hình sự• năm 2015 (được
\ •
sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các loại người đồng phạm............. 68
2.2.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những
quy phạm của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2017) về các loại người đồng phạm......................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
.....................................................................82
KÉT LUẬN..................................................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 87

PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của việc nghiên cứu đê tài

Tội phạm là hành vi nguy hiếm cho xã hội có thế do một người hay
nhiều người cùng tham gia thực hiện. Trong khoa học luật hình sự, trường
họp có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia thực hiện một hay nhiều tội
phạm do cố ý thì gọi là đồng phạm. Các vụ án đồng phạm thường có tính
chất phức tạp và mức độ nguy hiểm cao hơn tội phạm đơn lẻ thông thường.
Không những vậy, những người tham gia vào các vụ án này thường có tính

chất, mức độ tham gia thực hiện hành vi phạm tội là khác nhau. Có người
tham gia với vai trị tích cực, trực tiếp lên kế hoạch hay trực tiếp thực hiện
hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm; có người chỉ đóng vai trị hồ
trợ, tạo các điều kiện cần thiết cho những người khác thực hiện hành vi
phạm tội. Có trường họp, giữa những người tham gia thực hiện hành vi
phạm
A • tội
• có sự• cấu kết chặt
• chẽ trong việc
• thực
• hiện
• tội
• Aphạm
• và có sự• bàn
bạc, phân chia vai trị cụ thể cho từng người. Do đó, khoa học luật hình sự
đã phân chia nhũng người đồng phạm thành các loại khác nhau với nhũng
đặc điểm, bản chất pháp lý riêng biệt với mục đích đánh giá một cách khoa
học, khách quan hành vi của tùng người đồng phạm trong vụ án và đế đảm
bảo tính cơng bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Ở nước ta, chế định đồng phạm nói chung và các loại người đồng
phạm nói riêng đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu chuyên sâu và có
những đề xuất các kiến nghị thiết thực, có giá trị thực tiễn trong việc hồn
thiện hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, việc vận
dụng lý thuyết khoa học vào thực tiễn đơi khi cịn gặp nhiều khó khăn, trở
ngại. Đó có thể là do các quy định của Luật hình sự về các loại người đồng
phạm cịn chưa cụ thể, rõ ràng và đầy đủ; cũng có thể do tính chất các vụ án
có đồng phạm ngày càng phức tạp, tinh vi; hoặc có thế do các cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa nhận thức đúng bản chất pháp lý
của từng loại người đồng phạm. Thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự năm
2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn

2016-2020 thấy rằng cịn có nhiều vướng mắc trong việc xác định các loại
người đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm
3


trong các vụ án hình sự, dẫn đến việc bở lọt người phạm tội, quyết định
mức hình phạt khơng đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng loại
người đồng phạm. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề lý luận và thực
tiễn về các loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay là cần thiết, khơng những góp phần hồn thiện pháp luật hình
sự mà cịn góp phần hỗ trợ việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.
Ngoài ra, trong bối cảnh nước ta đang thực hiện tổng kết Nghị quyết
48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, thì việc nghiên cứu, đánh
giá về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay là cần thiết, để từ
đó thấy được những thành quả cũng như xác định những mục tiêu, định
hướng mang tính chiến lược cho việc tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp
luật trong giai đoạn mới.
Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Một số vẩn đề lý luận và thực tiễn về
các loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (từ thực tiễn xét xử
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020) ’’ làm Luận văn Thạc sỹ

Luật học (chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự) của mình.
2. Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề các loại
người đồng phạm trong chế định đồng phạm đã được nhiều tác giả nghiên
cứu, phân tích, cơng bố dưới các dạng khác nhau, cụ thể như sau:

Trong một số giáo trình của các trường Đại học, Cao đẳng, sách
chuyên khảo sau đại học như:
1) Chương XIII - Đồng phạm, trong sách: Giảo trình Luật hình sự
Việt Nam (Phần chung), tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003)
2) Mục VI — Chê định đông phạm, trong sách: Các nghiên cứu
chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập IV, của GS.TSKH Lê Cảm,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002;
3) Chương bốn - Mục VI - Chế định đồng phạm, trong sách chuyên
khảo Sau đại học: Những vẩn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần
4


chung), của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Nxb Đại học Quôc gia Hà Nội, Hà
Nội, 2005;
4) Chương bổn Mục VII - Đồng phạm, trong sách Giáo trình sau đại
học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự - Phần chung, của
TSKH.GS. Lê Văn Cảm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2019;
5) 75 năm hình thành và phát triên của hệ thong pháp luật hình sự Việt
Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020) - sách chuyên khảo, của
TSKH.GS. Lê Cảm, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2020;
6) Chương X - Đồng phạm, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam - Tập I, do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Cơng an nhân
dân, Hà Nội, 2007;
7) Tội phạm có tơ chức - Một số vẩn đề lý luận và thực tiên (Sách
chuyên khảo), của PGS.TS. Nguyễn Quốc Nhật, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2005; 8) Chưomg XIII - Đồng phạm, trong sách: Giảo trình Luật
hình sự Việt Nam, tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2005,...
Một số bài bài viết trên tạp chí khoa học của một số tác giả đã nghiên

cứu về chế định đồng phạm nói chung như:
1) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, “về chế định đồng phạm trong Luật hình
sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tập san Tòa án nhân
dân, số 2/1988;
2) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, “Chế định đồng phạm và mơ hình lý luận
của nó trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật 8/2003',
3) Trần Quốc Hoàn, “Một số nhận xét về trách nhiệm hình sự trong
một vụ án có đồng phạm”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1995;
4) TS. Cao Thị Oanh, “Vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm”, Tạp
chỉ Luật học, số 2/2002;
5) TS. Cao Thị Oanh, “Những biểu hiện của ngun tắc phân hóa
trách nhiệm hình sự trong đồng phạm”, Tạp chỉ Luật học, số 6/2003;
6) PGS.TS. Lê Thị Sơn, “về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng
phạm”, Tạp chi Luật học, số 3/1998;
7) Dương Văn Tiến, “Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm”, Tạp chỉ Nhà nước và pháp luật, số 1/1986;
5


8) TS. Trân Quang Tiệp, “Khái niệm tội phạm có tơ chức”, Tạp chỉ
Tịa án nhân dân, số 1/1999;
9) TS. Trần Quang Tiệp, “Hoàn thiện chế định liên quan đến đồng
phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay”, Tạp chỉ Tịa án nhân dãn, số
5/1998;...
Ngồi ra, cịn có các luận văn Thạc sĩ trực tiếp nghiên cứu về các loại
người đồng phạm như:
1) Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoà về “Người thực
hành trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam”, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2011;
2) Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Loan về “Người giúp sức trong

đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa
bàn thành phố Hà Nội)”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015;
3) Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai về “Người tổ
chức trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam”, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2011;
4) Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Hằng Mong về “Các loại
người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam) trên cơ sở thực tiễn địa
bàn thành phố Hải Phòng)”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017;
5) Luận văn Thạc sĩ của tác giả Mai Lan Ngọc về “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt
Nam”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012;...
Bên cạnh đó, cịn có một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ tập
trung nghiên cứu về đồng phạm như:
1) Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phan Thị Dương Thanh về “Trách
nhiệm hình sự trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số
liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2015;
2) Luận án Tiến sĩ của tác giả Phí Thành Chung về “Trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam”, Khoa Luật — Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2016;
3) Luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Quang Tiệp về “Đồng phạm
trong luật hình sự Việt Nam”, trường Đại học Luật Hà Nội, 2000;...
6


Qua nghiên cứu, tác giả thây răng chua có cơng trình nào nghiên cứu
sâu về vấn đề thực trạng áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành về các loại người đồng phạm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2016-2020.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại
người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn
xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2020). Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những
quy phạm này, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác điều tra, truy tố, xét
xử, bảo đảm pháp chế xã hội chú nghĩa, nâng cao hiệu quả đấu tranh,
phòng ngừa tội phạm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này đúng như tên gọi của nó:
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại người đồng phạm theo Luật
hình sự Việt Nam (từ thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2016-2020)”.
3.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn chỉ nghiên cứu một số vấn đề chung về các loại người đồng
phạm theo Luật hình sự Việt Nam; thực tiễn áp dụng những quy phạm về
các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020) và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng những quy phạm này. Luận văn không nghiên cứu vấn
đề đồng phạm đối với pháp nhân thương mại.
4. Cơ sở khoa học

thực
tiễn
của
đề
tài



4.1. Cơ sở khoa học

Là các luận điểm trong khoa học Luật hình sự Việt Nam về chế định
đồng phạm cũng như các loại người đồng phạm, và các sách báo pháp lý,
cơng trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong, ngoài nước có liên
quan đến chế định này.
4.2. Cơ sở thực tiễn

Là thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thể hiện qua các bản án
7


của một sô TAND huyện, thị xã, thành phô Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
về các loại người đồng phạm trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiền cứu

5.7. Cơ sở phương pháp luận

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp
luận của Triết học Mác - Lênin, trực tiếp sử dụng các phương pháp của
triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như phương pháp kết họp
giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân
tích và tổng họp.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp
phân tích - chứng minh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng họp, phương pháp so sánh đối chiếu. Đặc biệt, tác giả còn sử dụng
phương pháp khảo sát thực tiễn xét xử của một số Tòa án huyện, thị xã và

thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; nghiên cứu Hiến pháp, Bộ luật
hình sự, các văn bản pháp luật liên quan, các hồ sơ các vụ án; tham khảo
các cơng trình khoa học trong nước có liên quan,... để chứng minh, làm
sáng tỏ nhũng vấn đề lý luận, quy định của pháp luật, thực tiễn và đánh giá
thực trạng áp dụng những quy phạm về các loại người đồng phạm theo
Luật hình sự Việt Nam. Từ đó, xác định những nguyên nhân của những
tồn tại, hạn chế để làm cơ sở cho nhũng đề xuất hoàn thiện pháp luật, nâng
cao hiệu quả áp dụng các quy phạm này.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của Luận văn

Luận văn nghiên cứu, phân tích những quy phạm về các loại người
đồng phạm theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2017).
Không những vậy, Luận văn cịn phân tích, đánh giá thực tiễn áp
dụng những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự
Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn từ năm
2016 đến năm 2020. Qua đó, tác giả đưa ra một số tồn tại, hạn chế, nguyên
nhân của chúng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành (Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, được sửa đổi, bổ
sung năm 2017).
8


7. Y nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiên

Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp
phần giải đáp những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn về các loại người
đồng phạm theo quy định của Luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, giúp cho
các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có sự

phân định rõ các loại người đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với những
người đồng phạm, để từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự,
đảm bảo không làm oan người vô tội cũng như không khơng bỏ lọt người
phạm tội. Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu,
tham khảo và hoàn thiện pháp luật.
8. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung của Luận văn gồm 02 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về các loại người đồng phạm theo
Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng những quy phạm về các loại người
đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020) và một sổ giải pháp nâng cao hiệu quá áp
dụng những quy phạm này.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ CHUNG VÈ CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỊNG PHẠM
THEO LUẬT HÌNH sụ VIỆT NAM
1.1. Lý luận về các loại ngưịi đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm người đồng phạm

Trên cơ sở định nghĩa pháp lý, định nghĩa khoa học về đồng phạm và
tham khảo quan điểm của một số tác giả, theo tác giả nên chăng có thể
định nghĩa: Người đồng phạm là những chủ thê của tội phạm co ý cùng
tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý với những người khác.
1.1.2. Các loại người đồng phạm

Luật hình sự Việt Nam xác định có bốn loại người đồng phạm gồm:
người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức.
9



1.1.2.1. Người thực hành
Theo luật hình sự Việt Nam, người thực hành là ngưịi trực tiếp thực hiện
tội phạm. Có hai trường họp được coi là người trực tiếp thực hiện tội phạm:
Trường hợp thứ nhất: Người tự mình thực hiện hành vi khách quan
được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Trường hợp thứ hai: Người không trực tiếp thực hiện hành vi được
mô tả trong cấu thành tội phạm. Họ đã có hành vi cố ý tác động đến người
khác đề người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả
nguy hiểm cho xã hội, được mô tả trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên,
những người bị lợi dụng đó lại khơng phải chịu trách nhiệm hình sự cùng
với người lợi dụng họ vì họ khơng có lỗi.
Trong thực tế thường có những người bị lợi dụng đế thực hiện tội
phạm nhưng khơng có lỗi như:
1) Người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự (như người mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác gây rối loạn hoạt động tâm thần);
2) Người chưa đủ tuối chịu trách nhiệm hình sự;
3) Người khơng có lỗi hoặc chỉ có lỗi vơ ý vì bị sai lầm về những
tình tiết khách quan của tội phạm;
4) Người hành động trong tình trạng bị cưỡng bức về thân thể hoặc
tinh thần nên được loại trừ trách nhiệm hình sự.
5) Người gây thiệt hại cho xã hội do bắt buộc phải thi hành mệnh
lệnh, chỉ thị của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang
nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, mà người này đã
thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra
mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó.
Như vậy, “người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm,
cũng như trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với những
người khác hoặc thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử dụng người mà theo

các quy định của Bộ luật này khơng phải chịu trách nhiệm hình sự”.
1.1.2.2. Người tổ chức
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, người tố chức trong đồng phạm
được hiểu là người chủ mưu, cầm đầu, chi huy việc thực hiện tội phạm.
1) Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội
10


phạm, có sáng kiên thành lập băng, nhóm tội phạm, đê ra âm mun, vạch ra
đường lối, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm, đồng thời cũng
kích động, thúc đẩy đồng bọn hoạt động.
2) Người cầm đầu: là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham
gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phương hướng chính cho tổ chức phát
triển, hoạt động hoặc các kế hoạch để thực hiện tội phạm. Người cầm đầu
phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đơn đốc, điều khiển
hoạt động của nhóm đồng phạm.
3) Người chỉ huy: là người trực tiếp điều khiển việc thực hiện tội
phạm cụ thể của đồng bọn. Người này trực tiếp đôn đốc đồng bọn làm theo
mệnh
lệnh
của mình hoặc
theo kế hoạch
phạm
tội
đã được
vạch
sẵn.





1




1.1.2.3. Người xúi giục
Người xúi giục là người kích động, dụ dồ, thúc đẩy người khác thực
hiện tội phạm.
Họ là người tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến
người này phạm tội. Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm
tội và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thơng qua người khác.
Nhưng họ cũng có the chỉ có tác động, thúc đẩy người khác thực hiện ý
định phạm tội đã có.
Tuy nhiên, khơng phải người nào có hành vi xúi giục đều là người
xúi giục mà hành vi đó cần thoả mãn các điều kiện như:
1) Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào
một hoặc một số người nhất định.
2) Hành vi xúi giục phải cụ the, nghĩa là phải nhàm gây ra việc thực
hiện tội phạm nhất định.
3) Hành vi này ln được thực hiện dưới hình thức hành động và có
thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lơi kéo, cưỡng ép,
dụ dỗ, lừa dối.
4) Giữa hành vi của người xúi giục và người bị xúi giục có mối quan
hệ nhân quả.
5) về mặt chủ quan, cần xác định người xúi giục có ý định rõ ràng
thúc đẩy người khác phạm tội.
Như vậy, “người xúi giục là người đơng phạm đã kích động, dụ dô,
11



mua chuộc, đe doạ hoặc băng thủ đoạn khác thúc đây người khác thực hiện
tội phạm”.
ĩ .1.2.4. Người giúp sức
Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi nguy hiểm cho xã hội của
người giúp sức trong đồng phạm là hành vi tạo ra những điều kiện cho
người thực hành thực hiện hành vi phạm tội.
Những điều kiện thuận lợi đó có thể có tính vật chất hoặc có tính tinh thần.
1) Giúp sức về vật chất là cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội,
hoặc khắc phục những trở ngại để tạo điều kiện cho người thực hành thực
hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn như giúp đỡ về kỹ thuật, chỉ
điểm, dẫn đường, chứa chấp, che giấu người phạm tội, xố các dấu vết,
tang vật
của vụ• án hoặc
tạo
ra các điều kiện
vật
chất cần thiết khác.





2) Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì
tuy khơng có tính vật chất nhưng cũng tạo cho người thực hành điều kiện
thuận lợi hơn trong việc thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung
cấp tình hình, sự hứa hẹn trước,...
Hành vi giúp sức có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc
khơng hành động; thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt
tay vào hành động, nhưng cũng có trường hợp người giúp sức tham gia khi

tội phạm đang tiến hành.
Chính vì vậy, có tác giả định nghĩa người giúp sức là “người đồng
phạm đã tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện
tội phạm”.
1.1.3. Trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm

Nhìn chung, trách nhiệm hình sự trong đồng phạm được thể hiện ở
các nội dung chủ yếu sau đây:
1.1.3.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với nhũng
người đồng phạm trong trường họp đồng phạm hoàn thành
- Nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm
chung về tồn bộ tội phạm đã thực
hiện. Theo Luật
hình sự••
Việt Nam thì
••

nội dung của ngun tắc này được thể hiện như sau: Tất cả những người
đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh mà họ đã cùng
người thực hành thực hiện, theo cùng một điều luật và trong cùng phạm vi
12


chê tài mà điêu luật ây đã quy định; phải cùng chịu chung vê những tình
tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự, nếu họ đều biết; những quy định có tính ngun tắc chung cho tất
cả các trường hợp phạm tội đều được áp dụng chung cho tất cả những
người đồng phạm trong vụ đồng phạm.
- Nguyên tắc mồi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về
việc cùng thực hiện vụ đồng phạm. Nội dung của nguyên tắc này được thể

hiện như sau: những người đồng phạm chỉ chịu trách nhiệm về những hành
vi mà cả bọn cùng chung hành động và cùng chung ý định phạm tội, và
không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành
hoặc của những người đồng phạm khác. Những quy định về tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, tăng nặng trách nhiệm hình sự liên quan đến
người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với riêng người đó. Việc miễn
trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt tù có điều
kiện (án treo),... đối với người đồng phạm nào thì người đó được hưởng,
chứ khơng được áp dụng đối với những người đồng phạm khác. Hành vi
của người tổ chức, xúi giục hay giúp sức mặc dù chưa đưa đến việc thực
hiện tội phạm nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm: khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm thì cần
phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm
tội của từng người đồng phạm.
ỉ.1.3.2. Trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm trong
trường họp đồng phạm chưa hoàn thành
Trong vụ đồng phạm, nếu những người đồng phạm không thực
hiện được tội phạm đến cùng vì do những nguyên nhân ngồi ý muốn
của họ, thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào, những
người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đến giai đoạn đó.
Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng
phạm trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành là điều luật quy
định về đồng phạm, điều luật quy định về tội phạm chưa hoàn thành và
điều luật quy định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà người thực
hành thưc hiên.
13


1.1.3.3. Trách nhiệm hình sự của các loại người đơng phạm trong

trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
1) Trách nhiệm hình sự của người thực hành trong trường họp tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Nếu có một người thực hành thì vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội cũng như trường hợp phạm tội riêng lẻ.
Nếu trong vụ án có nhiều người thực hành, trong đó có người thực
hành tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội, có người khơng từ bỏ ý định
phạm tội thì:
1) Người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự nếu họ đã khơng làm hoặc những việc mà họ đã
làm trước khi từ bở ý định phạm tội khơng giúp gì cho những người đồng
phạm khác trong việc tiếp tục thực hiện tội phạm.
ii) Nếu những việc họ đã làm lại được những người đồng phạm khác
sử dụng đế thực hiện tội phạm thì họ cũng phải có những hành động tích
cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm đó, thì họ mới có thể được miễn
trách nhiệm hình sự.
2) Trách nhiệm hình sự của người tố chức trong trường họp tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội
Để được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, người tố chức
phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện tội phạm
của nhóm tội phạm do người tổ chức thành lập hoặc điều khiển. Cụ thể
như họ phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không
thực hiện tội phạm hoặc phải báo cho cơ quan Nhà nước có thấm quyền,
báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực
hiện, để cơ quan Nhà nước hoặc người sè là nạn nhân có biện pháp ngăn
chặn tội phạm. Đồng thời, hành vi ngăn chặn phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn
bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
3) Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong trường hợp tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội
Họ phải có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn việc thực hiện

tội phạm của người thực hành và làm cho hậu quả của tội phạm không xảy
ra. Cụ thể, họ phải thuyết phục, khuyên bảo, đe doạ để người bị xúi giục
14


(người thực hành) không thực hiện tội phạm hoặc phải báo cáo cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội
phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cho cơ quan nhà nước hoặc người
sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.
4) Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong trường hợp tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Người giúp sức được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
khi họ chấm dứt việc tạo những điều kiện về vật chất, tinh thần cho việc
thực hiện tội phạm như không cung cấp cung cấp công cụ, phương tiện
phạm tội, không canh gác, dẫn đường cho người đồng phạm khác, ....
Đồng thời, nếu sự giúp sức của họ đang được những người đồng phạm
khác sử dụng để thực hiện tội phạm thì người giúp sức cũng phải có những
hành vi tích cực để ngăn chặn việc thực hiện tội phạm; hành vi ngăn chặn
phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt
chưa hoàn thành. Cụ thể như họ phải có hành vi thuyết phục, khuyên bảo,
đe dọa để người được giúp sức (người thực hành) không thực hiện tội phạm
hoặc phải báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo cho người sẽ
là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để cho cơ quan
nhà nước hoặc người sẽ là nạn nhân có biện pháp ngăn chặn tội phạm.
Nếu người tố chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức
đã thực hiện hết các biện pháp tích cực nhưng vẫn không ngăn chặn được
việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thề vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự và đây sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự• khi quyết
định

hình phạt
đối với họ.
Họ• chỉ có thề được
miễn trách
1

1



nhiệm hình sự nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác mà họ đã tự thú,
khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội
phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm.
J

1.2. Nhũng quy phạm về các loại ngưòi đồng phạm theo pháp
luật thực định Việt Nam qua ba Bộ luật hình sự (1985,1999,2015)
1.2.1. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật

hình sự năm 1985

Bộ luật hình sự năm 1985 đã có bước tiến vượt bậc khi đã có một
Điều luật về đồng phạm, các loại người đồng phạm (Điều 17). Tuy nhiên,
15


Bộ luật này vẫn còn hạn chế cơ bản về mặt kỹ thuật lập pháp về định nghĩa
pháp lý của khái niệm đồng phạm, người thực hành, người xúi giục, người
giúp sức, người giúp sức. Không những vậy, Bộ luật hình sự năm 1985
chưa có định nghĩa về người đồng phạm; chưa quy định vấn đề trách

nhiệm hình sự khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; trách nhiệm
hình sự trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại người đồng
phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) và về sự thái
quá của người thực hành và vấn đề trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm khác trong trường hợp này.
1.2.2. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật

hình sự năm 1999

Khác với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 đã
tách vấn đề quyết định hình phạt trong trường họp đồng phạm ra thành
một điều luật riêng (Điều 53) nhưng vẫn giữ nguyên nội dung cũ. Các loại
người đồng phạm được quy định tại Điều 20.
Tương tự như Bộ luật hình sự năm 1985, trong phần chung của Bộ
luật hình sự năm 1999 vẫn chưa có quy định định nghĩa về người đồng
phạm; các định nghĩa pháp lý về người thực hành, người tổ chức, người
xúi giục còn chưa đầy đủ; còn định nghĩa pháp lý về người giúp sức còn
trừu tượng và cịn chung chung. Bộ luật hình sự năm 1999 chưa quy định
vấn đề trách nhiệm hình sự khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và
trách nhiệm hình sự trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại
người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức).
Đồng thời, Bộ luật này vẫn chưa quy định về hành vi vượt quá của người
thực hành và vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
khác trong trường họp này.
1.2.3. Những quy phạm về các loại người đồng phạm theo Bộ luật

hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy
định về các loại người đồng phạm tại Điều 17, quy định về vấn đề quyết

định hình phạt trong trường họp đồng phạm tại Điều 58.
Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) vẫn giữ
nguyên những điểm hạn chế của Bộ luật hình sự năm 1999 đối với định
16


nghĩa pháp lý của đông phạm, các loại người đông phạm; chưa có quy
định định nghĩa về người đồng phạm; các định nghĩa pháp lý về người
thực hành, người tổ chức, người xúi giục còn chưa đầy đủ; còn định nghĩa
pháp lý về người giúp sức còn trừu tượng và còn chung chung; chưa quy
định về vấn đề trách nhiệm hình sự khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội và trách nhiệm hình sự trong các giai đoạn thực hiện tội phạm
của ba loại người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người
giúp sức). Tuy nhiên, so với hai Bộ luật hình sự trước đó, các nhà làm luật
đã bổ sung thêm khoản 4 vào Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2017) với nội dung “Người đồng phạm khơng phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”. Mặc dù đã
ghi nhận về hành vi “vượt quá của người thực hành” nhưng Bộ luật hình
sự này vẫn cịn điểm hạn chế khi khơng định nghĩa về hành vi vượt quá
của người thực hành.
Chương 2
THỤC TIỄN ÁP DỤNG NHŨNG QUY PHẠM VÈ CÁC LOẠI
NGƯỜI ĐỒNG PHẠM THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM
HIỆN HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (GIAI ĐOẠN 20162020) VÃ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
NHŨNG QUY PHẠM NÀY

2.1. Thực tiễn áp dụng nhũng quy phạm về các loại người đồng

phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020)


2.1.1. Thực tiễn xét xử các loại người đồng phạm trên địa bàn tỉnh
Đẳk Lắk (giai đoạn 2016-2020)

Hàng năm, số lượng các vụ án hình sự phải giải quyết của các cơ
quan tiến hành tố tụng tỉnh Đắk Lắk là rất lớn so với các tỉnh thành trong
khu vực và trong cà nước. Đồng thời, các vụ án có đồng phạm cũng chiếm
tỷ lệ cao trong tổng số án thụ lý và xét xử. Nhìn chung, số vụ án có sự
tham gia của người đong phạm cơ bản ngày càng tăng qua các năm. Trong
đó, so với số vụ án có đồng phạm đã xét xử, người thực hành chiếm tỷ lệ
17


cao nhât (100%), người tô chức chiêm tỷ lệ cao thứ hai và người giúp sức
chiếm tỷ lệ cao thứ ba và người xúi giục chiếm tỷ lệ thấp nhất. Các vụ án
có đồng phạm đã xét xử chủ yếu tập trung trong các tội: trộm cắp tài sản;
cố ý gây thương tích; đánh bạc; nhóm tội về tàng trữ vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma tuý; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp tài sản; vi phạm
các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; tổ chức đánh bạc.
Người đồng phạm giữ vai trò người tổ chức, người giúp sức xuất
hiện nhiều trong các tội, nhóm tội như: trộm cắp tài sản; cố ý gây thương
tích; đánh bạc; nhóm tội về tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma tuý; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp tài sản; vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng; tổ chức đánh bạc. Người xúi giục thường xuất
hiện ít hơn so với người tố chức, người giúp sức; chủ yếu tập trung ở tội cố
ý gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản.
về tình hình áp dụng quy định về trách nhiệm hình sự đối với các
loại người đồng phạm: Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020,
TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk luôn đẩy mạnh công tác xét xử, nâng cao chất
lượng giải quyết các vụ án hình sự có đồng phạm. Tỷ lệ các vụ án bị huỷ,

sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chiếm tỷ lệ thấp. Các phán quyết của
Tịa án khơng chỉ căn cứ vào chứng cứ có trong hồ sơ, mà cịn dựa trên kết
quả tranh tụng tại phiên tòa. Các bản án của Tòa án không những áp dụng
chế tài the hiện sự trừng trị, răn đe người phạm tội, mà cịn có tác dụng
giáo dục và phòng ngừa chung.
2.1.2. Một so tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng những quy phạm
về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện

hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lẳk (giai đoạn 2016-2020)

1) về việc xác định người đồng phạm là người giúp sức: vẫn cịn tình
trạng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án do nhận thức khơng chính xác
bản chất pháp lý của người giúp sức dẫn tới bỏ lọt người phạm tội.
2) Có vụ án mà cơ quan điều tra đã xác định được có thể có người
đồng phạm khác trong vụ án nhưng không áp dụng mọi biện pháp nghiệp
vụ theo quy định của pháp luật để điều tra xác minh triệt để, để truy tố xét
xử cùng một vụ án, dẫn đến việc bỏ lọt người phạm tội.
3) Có trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án khơng xác
18


định đúng các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của đồng phạm dẫn đến việc xác
định những người không phải là đồng phạm là những người đồng phạm
trong vụ án.
4) Có trường họp Thẩm phán cịn chưa thực hiện đúng ngun tắc cá
thể hố trách nhiệm hình sự trong vụ án có đồng phạm.
2.1.3. Nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng

những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự
Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lak (giai đoạn 2016-2020)


Một là, do những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp
luật hình sự Việt Nam hiện hành chưa được hồn thiện, nhiều quy phạm
cịn chung chung, chưa có sự khái quát cao dẫn đến nhiều cách hiểu và áp
dụng khác nhau.
Hai là, do tính chất phức tạp của các vụ án có đồng phạm dẫn đến
việc khó khăn trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, xác định
vai trò của từng người đồng phạm.
Ba là, do năng lực và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một bộ
phận cán bộ trong các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án cịn chưa
đồng đều; vẫn tồn tại một số cán bộ có năng lực, trình độ cịn yếu, khơng
có ý thức trau dồi kiến thức pháp luật, không dành nhiều thời gian nghiên
cứu hồ sơ vụ án, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội, áp
dụng pháp luật không chuẩn xác.
Và cuối cùng, bốn là, do công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp chưa được đầu tư đúng mức và chưa đổi mới
phương thức thực hiện.
2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng nhũng quy
phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam

hiện hành
2.2.1. Một
số
kiến
nghị
hồn
thiện
Bộ
luật
hình

sự
năm
2015

CJ •




(được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về các loại người đồng phạm

2.2.1. ỉ. Sự cần thiết phải hoàn thiện những quy phạm của Bộ luật
hình sự năm 2015 (được sửa đôi, bô sung năm 2017) về các loại người
đồng phạm
Từ tình hình tội phạm, thực tiễn cơng tác đẩu tranh phòng, chống tội
19


phạm, thực trạng Bộ luật hình sự năm 2015 trong thời đại hội nhập quốc
tế, thấy rằng việc hoàn thiện những quy phạm của Bộ luật hình sự năm
2015 (được sửa đổi, bố sung năm 2017) về các loại người đồng phạm là rất
cần thiết và mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
2.2.1.2. Nội dung sửa đôi, bô sung Bộ luật hình sự năm 2015 (được
sửa đơi, bo sung năm 2017) về các loại người đồng phạm
Thứ nhất, cần có định nghĩa chính xác, có sự khái qt cao về người
đồng phạm và các loại người đồng phạm. Đồng thời, cần có quy định về
mức độ trách nhiệm hình sự của từng loại người đồng phạm, đặc biệt là
cần có định nghĩa về hành vi vượt quá của người thực hành.
Thứ hai, cần có Điều luật quy định về các nguyên tắc xác định trách
nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong đồng phạm.

Thứ ba, cần có điều luật quy định về việc tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.
Cuối cùng, thứ tư, cần có quy định về trách nhiệm hình sự cùa ba
loại người đồng phạm (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức)
trong các giai đoạn thực hiện tội phạm có đồng phạm.
2.2.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

những quy phạm của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (được sửa
đổi, bổ sung năm 2017) về các loại người đồng phạm

2.2.2.1. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật
về các loại người đồng phạm
Đê làm tôt vân đê này, cân tăng cường các hình thức phơ biên, giáo
dục pháp luật như: Tuyên truyền miệng; phát hành tài liệu, sách, báo dưới
dạng hỏi đáp, tình huống pháp luật về vấn đề đồng phạm, các loại người
đồng phạm, trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm,...; đưa
vấn đề các loại người đồng phạm vào giáo trình Giáo dục cơng dân; đưa
các vụ án điển hình về đồng phạm tuyên truyền trên các phương tiện thông
tin đại chúng, mạng xã hội; tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, tố chức các
phiên tồ giả định về các vụ án có các loại người đồng phạm,...

Ngồi ra, trong q trình giải quyết vụ án, cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Toà án cần kết hợp phổ biển, giáo dục pháp luật nhằm giúp cho
những người bị buộc tội trong vụ án hình sự có đồng phạm hiếu rõ vai trị
20


của họ trong vụ án, lý do, căn cứ áp dụng mức hình phạt đó đơi với họ, đê
từ đó họ tự nguyện chấp hành nghiêm túc các quy định của Bộ luật hình
sự, Bộ luật tố tụng hình sự và lấy đó làm bài học kinh nghiệm.

2.2.2.2. Năng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, ý thức
pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát
viên, Thâm phán, Hội thẩm trong giải quyết các vụ án có đồng phạm
Theo tác giả, cần thực hiện những giải pháp sau đây:
Một là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong việc
giải quyết các vụ án có đồng phạm. Đối với Hội thẩm, Tồ án cần có
những giải pháp thiết thực hơn trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ và công
tác rút kinh nghiệm giải quyết các vụ án hình sự có đồng phạm bị huỷ,
sửa do lồi chủ quan để họ tham gia có hiệu quả hơn vào cơng tác xét xử.
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ
đối với cấp dưới về các vụ án có đồng phạm. Q trình thanh tra, kiểm tra
nghiệp vụ đối với cấp dưới khơng những góp phần phát hiện vi phạm,
những sai lầm trong việc áp dụng pháp luật trong các vụ án hình sự có đồng
phạm của cấp dưới mà cịn kịp thời có những giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ
đối với những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án. Đe từ đó, có sự
thống nhất và đồng bộ trong việc giải quyết các vụ án có đồng phạm.
Ba là, tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc,
có chính sách đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ Tồ án, đặc biệt là
Thẩm phán, để họ có thêm động lực cống hiến, tránh được những cám dỗ
vật chất tầm thường.
2.2.2.3. Tăng cường công tác giám đốc kiêm tra, tông kết thực tiên
xét xử về các vụ án hĩnh sự có đồng phạm
Toà án nhân dân tối cao cần nghiên cứu để xây dựng, ban hành các
án lệ liên quan đến việc giải quyết các vụ án có đồng phạm nói chung và
về các loại người đồng phạm nói riêng. Đe đảm bảo tính khả thi và hiệu
quả của án lệ đó, Tồ án nhân dân tối cao cần tăng cường công tác giám
đốc kiểm tra thông qua hoạt động xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thấm đối với các vụ án hình sự có đồng phạm, đế kịp thời phát hiện những
sai sót, để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm chung trong các cấp Tồ án. Thơng
qua đó, TAND tối cao có thể tổng kết thực tiễn một cách đầy đủ, chính

xác, thuận lợi trong việc đề xuất và xây dựng án lệ .
21


KÉT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các loại
người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam (từ thực tiễn xét xử tại địa
bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020) như: 1) Một số vấn đề chung về
các loại người đồng phạm theo Luật hình sự Việt Nam; 2) Thực tiễn áp
dụng những quy phạm về các loại người đồng phạm theo pháp luật hình sự
Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2016-2020) và
một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy phạm này, đã có
đầy đủ căn cứ để đưa ra một số kết luận chung như sau:
Một là, người đồng phạm là những chủ thể của tội phạm cố ý cùng
tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý với những người khác. Căn
cứ tính chất sự tham gia của người đồng phạm vào việc thực hiện tội
phạm, Luật hình sự Việt Nam phân chia người đồng phạm thành các loại
sau: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức.
Khi xác định TNHS của những người đồng phạm không những phải
tuân thủ những nguyên tắc chung cho mọi trường hợp phạm tội mà còn
phải tuân theo ba nguyên tắc sau: Nguyên tắc tất cả những người đồng
phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm đã thực hiện,
nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm độc lập về việc
cùng thực hiện vụ đồng phạm, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự
của những người đồng phạm. Việc nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc xác
định TNHS trong đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành là
cơ sở cho việc xác định TNHS cho các loại người đồng phạm trong trường
họp đồng phạm chưa hoàn thành và trường họp tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội của các loại người đồng phạm.

Hai là, qua ba lần pháp điển hoá, BLHS Việt Nam đã dần hoàn thiện
về chế định nhỏ các loại người đồng phạm như đã đưa ra định nghĩa pháp
lý của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức;
đã quy định nguyên tắc khi quyết định hình phạt đối những người đồng
phạm; riêng BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có
bước đột phá khi ghi nhận “người đồng phạm khơng phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”. Tuy nhiên, cả ba BLHS
22


trên đêu chưa có quy định định nghĩa vê người đông phạm và hành vi vượt
quá của người thực hành; vấn đề TNHS khi tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội và TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của ba loại
người đồng phạm còn lại (người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức).
Ba là, thực tiễn áp dụng những quy phạm về các loại người đồng
phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk (giai đoạn 2016-2020) cho thấy: các vụ án có đồng phạm chiếm một
tỷ lệ khơng nhỏ trong tổng số các vụ án đã xét xử của Tồ án nhân dân hai
cấp tỉnh Đắk Lắk. Nhìn chung, số vụ án có sự tham gia của người đồng
phạm cơ bản ngày càng tăng qua các năm. Người đồng phạm giữ vai trò
người tổ chức, người giúp sức xuất hiện nhiều trong các tội, nhóm tội như:
trộm cắp tài sản; cố ý gây thương tích; đánh bạc; nhóm tội về tàng trữ vận
chuyến, mua bán trái phép chất ma tuý; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp
tài sản; vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; tổ chức đánh
bạc. Người xúi giục xuất hiện ít hơn so với người tổ chức, người giúp sức;
thường tập trung ở tội cố ý gây thương tích, giết người, trộm cắp tài sản.
TAND hai cấp tỉnh Đắk Lắk đã giải quyết, xét xử đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, hạn chế tối đa việc làm oan người không có tội và bỏ
lọt tội phạm, người phạm tội, cơ bản thực hiện đúng những nguyên tắc xác
định TNHS đổi với những người đồng phạm trong trường họp đồng phạm

hoàn thành, đồng phạm chưa hồn thành. Hình phạt áp dụng đối với mồi
người đồng phạm đảm bảo tính nghiêm minh, khơng những có tác dụng
cải tạo, giáo dục người phạm tội mà cịn đảm bảo tính răn đe phịng ngừa
chung trong xã hội.
Bon là, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn những thiếu sót,
tồn tại trong q trình giải quyết các vụ án hình sự, cụ thể như sau: vẫn
cịn tình trạng, cơ quan điều tra, Viện kiếm sát, Tồ án do nhận thức khơng
chính xác bản chất pháp lý của người giúp sức; không áp dụng mọi biện
pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để điều tra xác minh triệt để,
để truy tố xét xử cùng một vụ án, dẫn đến việc bỏ lọt người phạm tội;
không xác định đúng các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của đồng phạm dẫn
đến việc xác định những người không phải là đồng phạm là đồng phạm
trong vụ án; và chưa thực hiện đúng nguyên tắc cá thể hố TNHS trong
các vụ án có đồng phạm.
23


×