Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

An toàn cho trẻ khi tắm biển docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.4 KB, 3 trang )

An toàn cho trẻ khi tắm biển
Mùa hè oi ả là dịp để bé theo bố mẹ và gia đình đi tắm biển.
Nhưng trẻ em cần được giám sát, quản lý và hướng dẫn như thế nào
đê an toàn trong suốt những ngày vui? Rất nhiều tình huống ảnh
hưởng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng của trẻ có thể xảy ra trong
những chuyến đi biển. Nhưng nếu chúng ta tham khảo và dự liệu tốt
những tình huống sau đây thì hãy yên tâm cho con đi biển cùng gia
đình:
Các bậc phụ huynh cần nhận thức một cách nghiêm túc rằng rất
nhiều mối nguy hiểm có thể xảy ra trên biển: nào sóng thần, rồi nước
xoáy, cá mập, muỗi chích, mảnh vỡ chai lọ, và tất nhiên là cả cháy
nắng, thậm chí say nắng nữa. Để phòng tránhnhững mối nguy hiểm
đó, trước hết chúng ta cần dạytrẻ biết bơi trước khi cho chúng xuống
biển, rồi sau đó là nhắc nhở và cảnh báo trẻ không ra những vùng
nguy hiểm. Bên cạnh việc chuẩn bị đồ ăn, uống, mặc, chúng ta cũng
cần chú ý mang theo những đồ dùng sơ cứu cần thiết như bông
băng, dầu xoa bóp, thuốc sát trùng, cặp nhiệt độ, thuốc hạ sốt để có
thể sơ cứu cho trẻ nếu gặp sự cố ở bãi biển. Và hãy lưu ý những
điều sau đây:
Chọn vùng biển an toàn
Hãy đảm bảo trẻ luôn luôn nhớ rằng mình chỉ được bơi trong vùng
được phép (thường có cắm cờ báo hiệu).Nếu vùng biển đó không có
cờ báo hiệu vùng an toàn thì hãy trực tiếp hỏi ý kiến đội cứu hộ để
biết vùng nào là an toàn. Và nếu không có vùng an toàn, tốt nhất là
cho con bạn đến một địa điểm khác dù rằng nơi đó có hấp dẫn đến
mấy.
Cẩn thận với sóng
Không nhảy cắm đầu hay lao nghiêng xuống nước, sức mạnh của
sóng sẽ làm trẻ dễ dàng bị trôi đến vùng bãi đất, cát nông hoặc
chướng ngại vật nằm ngay dưới lớp sóng, có thể dẫn đến thương
tích cho trẻ. Tốt nhất là người lớn nên kèm con trẻ khi chúng chơi


đùa với sóng biển.
Vùng nước xoáy
Hãy nhắc nhở con trẻ nếu không may gặp vùng nước xoáy, trước
hết hãy bình tĩnh, không được phép hoảng loạn. Và hãy từ từ bơi
vòng ra khỏi vùng xoáy, tránh bơi thẳng vào bờ. Hãy tìm cách giơ tay
lên cao để báo hiệu cho người khác rằng mình đang gặp sự cố, đồng
thời tìm kiếm phao cứu hộ, và đội cứu hộ sẽ đến trợ giúp ngay lập
tức.
Cảnh giác với cá mập, bạch tuộc
Mặc dù cá mập rất hiếm khi xuất hiện và tấn công người bơi, tuy
nhiên chúng ta vẫn phải đề phòng. Bạch tuộc cũng vậy, chúng xuất
hiện rất nhanh và có thể tìm kiếm, tấn công trẻ. Ở hầu hết những bãi
biển an toàn, đội cứu hộ sẽ liên tục theo dõi và sẽ báo hiệu bằng loa
phát thanh. Bạn nhớ dặn con khi bơi ra ngoài một mình phải lưu ý,
nếu nghe thấy tiếng loa báo động có cá mập thì lập tức phải bơi vào
bờ.
Chú ý những mảnh vỡ
Đa số các bãi biển uy tín sẽ có nhân viên thu gom rác thải. Tuy
nhiên, hãy dặn con bạn cẩn thận khi chơi đùa trên những bãi cát ven
bờ biển, những mảnh vỡ từ chai, lọ có thể xuất hiện đâu đó dưới lóp
cát mỏng và dễ dàng làm trầy xát, thậm chí chảy máu bàn chân của
trẻ.
Cháy nắng, say nắng
Mùa hè với ánh nắng chói chang nhưng khí hậu lại thích hợp với
việc tắm biển. Hãy cẩn thận với những tia cực tím, chúng có thể là
nguyên nhân của bệnh ung thư da và gây cảm giác oi ả, khó chịu
cho cơ thể người lớn và trẻ em. Để an toàn với nắng, bạn hãy nhớ
thoa kem chống nắng cho trẻ 20 phút trước khi cho trẻ xuống nước,
thoa nhắc lại sau mỗi 2 tiếng và sau khi tắm. Đồng thời, luôn đội mũ
rộng vành và đeo kính râm cho trẻ lúc ở trên bờ biển.Và cuối cùng,

không nên cho trẻ tắm nắng vào giữa trưa, không tắm quá lâu để
tránh bị cháy nắng và cảm nắng.

×