Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cây mít: Vị thuốc an toàn cho trẻ nhỏ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.27 KB, 4 trang )

Cây mít: Vị thuốc an toàn cho
trẻ nhỏ
Có thể dùng cây mít làm bài thuốc hay trị nhiều bệnh cho trẻ nhỏ rất an toàn
như chữa tưa lưỡi, chữa tiểu cặn trắng, chữa hen suyễn
Mít là loại cây to, cao khoảng 8-15m, có tên khoa học là artocarpus integrifolia
linn, thuộc họ dâu tằm (moraceae). Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, tại
các vùng đồng bằng và tới độ cao 1.000m, rất gần gũi với người dân nông thôn.
Mít có nhiều loại như: mít mật, miest dai, mít tố nữ (đặc s
ản miền Nam). Ngoài giá
trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận cây mít còn là vị thuốc hay.

Cây mít có tác dụng chữa bệnh
Các bộ phận làm thuốc
Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được
dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp. Ở
Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Gỗ mít mài lấy
nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6 - 10g/ngày. Trong khi đó, rễ cây mít
sắc uống có thể trị tiêu chảy.
Quả mít to, dài chừng 30 - 60cm, đường kính 18 - 30cm, ngoài vỏ có gai. Trừ lớp
vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như ăn được. Múi mít chín ăn rất thơm ngon.
Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn
dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…
Hạt mít luộc, rang, nướng hay thổi với cơm ăn. Hạt mít có giá trị dinh dưỡng như
các loại hạt và củ khác, được nhân dân dùng chống đói trong những ngày giáp hạt.
Hạ
t mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2%
protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí
gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Có tài liệu còn cho rằng trong hạt mít còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa
đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng.
Múi mít chín vàng óng, ăn ngon ngọt, đặc biệt có hương thơm rất đặc trưng, được


coi là thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng long đờ
m. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt
múi mít chín có protein 0,6 - 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 - 14% (bao gồm nhiều
đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và
các chất khoáng như: sắt, canxi, phospho… Theo tài liệu của Tổ chức Lương nông
thế giới (FAO), trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1,
B2, C và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Món ăn bổ dưỡng từ mít
Mít lên men rượu: múi mít chín 1kg, đường trắng 300g, men rượu (bánh men thuốc
B
ắc) 2 bánh. Cách làm: lựa múi mít vừa chín tới, gỡ bỏ hạt, phần múi đem trộn với
150g đường. Men rượu đem tán nhỏ, rây mịn. Cho mít vào bình thủy tinh rộng
miệng, cứ một lượt mít rắc một lượt men cho đến hết mít. Số men còn lại rắc trên
cùng, đậy kín nắp. Khoảng 4 - 5 ngày sau, mít lên men rượu bốc mùi thơm. Lấy 2
lít nước lọc hòa với 150g đường còn lại đổ vào, đậy kín nắp để lên men tiếp.
Khoả
ng 9 - 10 ngày sau, thấy nước lên men rượu trong bình lắng trong là được.
Chắt nước ra, lọc qua phễu có lót bông cho trong, đóng vào chai, nút thật chặt (vì
lượng đường trong rượu còn lại vẫn tiếp tục lên men, dễ làm bật nút). Rượu mít lên
men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm của hương mít. Rượu mít khá bổ,
uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng khai vị trong bữa ăn như bia hay rượu
vang.
Mít nấu đường: mít chín 30 múi to, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít
dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào xoong
cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Rút bớt lửa chỉ để sôi lăn tăn,
khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh.
Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào n
ước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên
mít, ăn mát lạnh, dùng tráng miệng sau bữa ăn, còn giúp giải rượu bia.
Món mít non xào thịt: quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn (heo)

nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Món này, theo Đông y có tác dụng bổ tỳ,
hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít
sữa.

Mít non xào thịt
Những cách chữa bệnh từ cây mít
Lá mít dày, hình b
ầu dục, dài 7 - 15cm. Thường được dùng làm thuốc bằng lá tươi
cụ thể như:
Dùng làm thuốc lợi sữa: sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30 -
40g/ngày) nấu nước uống giúp sữa tiết ra hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm
hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
Chữa tưa lưỡi trẻ em: phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn
với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 - 3 lần/ngày, tối 1 lần.
Chữ
a trẻ tiểu cặn trắng: lấy 20 - 30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu
nước uống.
Chữa hen suyễn: lấy lá mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có lượng bằng nhau sắc uống
ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa mụn nhọt, lở loét: lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm
giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ
mau khỏi.
Vị thuốc từ nhự
a mít: vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc
chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt
sưng tấy.
Thuốc an thần, hạ áp (kể cả co quắp): gỗ mít tươi đem mài lên miếngđá nhám,
hoặc chỗ nhám của trôn bát,cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục dochất gỗ và nhựa
mít), ngày uống từ 6 -10g, ngày uống 1 thang, chia 3 lầ
n.

Làm an thần: dùng khoảng 20g gỗphơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ,sắc với
200ml nước còn 50ml, uống mộtlần trong ngày, chia 3 lần. Cần uống vài ngày liền.

×