Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

nghiên cứu các phương pháp, nguyên tắc sáng tạo trong quá trình hình thành và phát triển email

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.1 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG







CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC TRONG TIN HỌC

KHÓA LUẬN

NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN EMAIL










GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: GSTS. HOÀNG KIẾM

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: LÊ XUÂN NGUYÊN



MÃ SỐ HỌC VIÊN:CH1101110


TP.HCM 2012

Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 2 -


Mở đầu
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ đến việc sử dụng năng
lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ , hoạt động sáng tạo của loài người không
ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy - hoạt động bộ não
của con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo các
giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo
ra nền văn minh nhân loại.
Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý
tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định,
thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả
mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách
bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng
tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi,
đấy là sáng tạo. Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống
của chúng ta.
Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, em sẽ trình bày một số vấn đề về
phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và sự sáng tạo trong quá trình con
người phát minh ra email. Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Giáo sư

- Tiến sỹ Khoa Học Hoàng Văn Kiếm, người đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức nền tảng cơ bản cho chúng em về môn học “Phương pháp nhiên cứu khoa
học trong tin học”. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến công lao trợ giúp
không mệt mỏi của các chuyên gia cố vấn qua mạng thuộc Trung tâm phát triển
CNTT – ĐH Quốc gia TP.HCM và toàn thể các bạn bè học viên trong lớp.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 3 -


MỤC LỤC
Mở đầu 2
Chương I :ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4
1. .Khoa Học : 4

2. Nghiên Cứu Khoa Học : 4

2.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu : 4
2.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu : 5
Chương II :TƯ DUY SÁNG TẠO 8
1. Sơ lược về tư duy sáng tạo : 8

1.1. Khái niệm tư duy sáng tạo : 8
1.2. Đặc điểm : 8
1.3. Các phương pháp thông dụng : 9
2. 40 thủ thuật sáng tạo trong nghiên cứu khoa học 11

Chương III SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN EMAIL QUA CÁC THỦ THUẬT
SÁNG TẠO : 18
1. Sơ lược về email. 18


2. Bước 2 : quá trình phát triển email: 18

2.1. CTSS 20
2.2. ARPANET 20
2.3. giao thức SMTP 21
2.4. POP (Post Office Protocol). 22
2.5. IMAP (Internet Message Access Protocol). 22
2.6. MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions). 22
2.7. X.400. 23
2.8. Nguyên tắc hoạt động của Mail Server 23
Chương IV .TÀI LIỆU THAM KHẢO 27


Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 4 -


Chương I :ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
1. .Khoa Học :
Khoa học được hiểu là “ hệ thống tri thức về mọi loại quy luât vật chất và sự
vận động của vât chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy “. Hệ thống tri
thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.
Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên từ
trong đời sống hàng ngày. Nhờ tri thức kinh nghiệm, con người có được những hình
dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong các
quan hệ xã hội. tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, chứa đựng những
mặt đúng đắn, nhưng riêng biệt chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật, và do vậy tri

thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các
tri thức khoa học.
Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt
động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẳn theo một mục tiêu xác
định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học. Tri thức khoa học
không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm, mà là sự tổng kết những
tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết
về các liên hệ bản chất.
2. Nghiên Cứu Khoa Học :
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những
điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sư vật, phát triển nhận thức
khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới
để cải tạo thế giới.
Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại
theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩmtri thức khoa học thu được
nhờ kết quả nghiên cứu.
2.1.Phân loại theo chức năng nghiên cứu :
 Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri
thức về nhân dạng sư vật, giúpcon người phân biệt được sự khác nhau, về
bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm
mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức là các đặc trưng
về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng
của sự vật.
 Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân
dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật.
Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái;
cấu tr1uc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động
của sự vật.
Lê Xuân Nguyên


MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 5 -


 Nghiên cứu dự báo, là những nhiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của
sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể
cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong kết quả dự báo
có thể do nhiều nguyên nhân : sai lêch khách quan trong kết quả quan sát:
sai lệch do những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự khác;
mội trường cũng luôn có thể biến động, …
 Nghiên cứu sáng tạo, là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa
từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và dự báo mà luôn
hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
2.2.Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu :
Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cúu được phân loại thành nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng và ghiên cứu triển khai.
Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research) là những nghiên cứu
nhằmphát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội
bộ sự vật và mối liên hệ giữa sư vật với các sư vật khác. Sản phẩm nghiên
cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến viêc hình
thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc
nhiều lĩng vực khoa học, chẳng hạn Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ
trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân
thành hai loại : nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định
hướng.
 Nghiên cứu cơ bản thuần túy, cò được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc
nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự
vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
 Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến
trước mục đích ứng dụng. các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế,

xã hội, … đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ
bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background
research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research).
 Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ
thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên
nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra
cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng.
 Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiên tượng đặc biệt của sự
vật, ví dụ trạng thái plasma của sự vật, bức xạ vũ trụ, gien di truyền.
Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà
còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) : là sự vận dụng quy luật được
phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên
lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xúât và đời sống. Giải pháp
được hiểu theo nghĩa rộng có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu,
về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 6 -


Kết quả nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được, để có thể đưa kết quả
nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên
cứu khác có tên gọi lả triển khai.
Nghiên cứu triển khai (Development research) : còn gọi là nghiên cứu triển
khai thực nghiệm hay triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy
luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên
cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật.
Kết quả nghiên cứu triển khai thì chưa triển khai được: sản phẩm của triển
khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi về kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi ro

về mặt kỹ thuật, để áp dụng được còn phảitiến hành nghiên cứu những tính
khả thi khác như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi
xã hội. Hoạt động triển khai bao triển khai trong phòng thí nghiệm và triển
khai bán đại trà.
 Triển khai trong phòng thí nghiệm : là loại hình triển khai nhằm khẳng
định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp
dụng. trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện
trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính. Trên một quy mô
lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực
nghiệm thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất.
 Triển khai bán đại trà : trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ
thuật và khoa học công nghệ là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả
thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng
bán đại trà, hay quy mô bán công nghiệp.
Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã
hội; trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp dụng khi
chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; trong các nghiên cứu khoa học
xã hội có thể lấy ví dụ về thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm;
chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn.
Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu
được trình bày trong sơ đồ bên dưới. Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây
được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phân chia là để nhận thức rõ bản chất của nghiên
cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp
đồng nghiên cứu giữa các đối tác. Tuy nhiên trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn
tại cả ba loại hình nghiên cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.








Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 7 -




















Nghiên c
ứu c
ơ b
ản


Nghiên c
ứu

ứng dụng
Tri
ển khai

Nghiên cứu cơ bản

thuần túy
Nghiên c
ứu c
ơ b
ản

định hướng
Tri
ển khai trong
phòng thí nghiệm
Nghiên cứu
nền tảng
Nghiên c
ứu

chuyên đề
Triển khai
bán đại trà
Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
Lê Xuân Nguyên


MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 8 -


Chương II :TƯ DUY SÁNG TẠO
1. Sơ lược về tư duy sáng tạo :
1.1.Khái niệm tư duy sáng tạo :
Tư duy sáng tạo là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu còn mới. Nó nhằm tìm
ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để tăng
cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc
chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng dụng chính của bộ môn này là giúp cá
nhân hay tập thể thực hành nó tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến
toàn bộ cho các vấn đề nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các
ngành nghiên cứu về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như
chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật hoặc trong các phát minh, sáng chế. Một
danh từ khác được giáo sư Edward De Bono (1933 -) sử dụng để chỉ ngành nghiên
cứu này và được dùng rất phổ biến là Tư duy định hướng.
Một số phương pháp tư duy sáng tạo đã và đang được triển khai thành các lớp
học, các hội nghị chuyên đề ở các cơ quan, tổ chức xã hội, chính trị, chính trị - xã
hội nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cá nhân hay tập thể. Ở các trường trung
học của các nước phát triển, một số phương pháp quan trọng như tập kích não,
giản đồ ý cũng đã được áp dụng cho học sinh biết cách áp dụng dưới dạng thô sơ;
đồng thời cũng đã có nhiều cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy các chuyên đề về
phương pháp tư duy sáng tạo cho học viên mọi lứa tuổi.
1.2.Đặc điểm :
 Các bộ môn được xem là công cụ của ngành này bao gồm: Tâm lý học, giáo
dục học, luận lý học (hay logic học), giải phẫu học, và các tiến bộ về y học
trong lĩnh vực nghiên cứu não.
 Không có khuôn mẫu tuyệt đối: Cho đến nay vẫn không có phương pháp vạn
năng nào để khơi dậy khả năng tư duy và các tiềm năng khổng lồ ẩn chứa
trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc và môi trường

tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương pháp riêng
thích hợp.
 Không cần đến các trang bị đắt tiền: Cho đến nay, các phương pháp tư duy
sáng tạo chủ yếu vẫn là các cách thức tổ chức lề lối suy nghĩ có hướng và các
dụng cụ sử dụng rất đơn giản chủ yếu là giấy, bút, phấn, bảng, lời nói, đôi khi
là màu sắc, máy chiếu hình, từ điển Một số phần mềm đã xuất hiện trên thị
trường để giúp đẩy nhanh hơn quá trình hoạt động sáng tạo và làm việc tập
thể có tổ chức và hiệu quả hơn. Song, tại một số trường học vẫn có thể tiến
hành giảng dạy bộ môn này bằng những cuộc thảo luận chuyên đề hỗ trợ
không tốn kém.Cuối cùng, khoa này cũng không giới hạn tầm nghiên cứu của
nó cho việc ứng dụng thành tựu mới của y học về não bộ và tin học và điều
đó vẫn còn bỏ ngỏ cho các nhà nghiên cứu.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 9 -


 Không phức tạp trong thực nghiệm: Thực nghiệm của hầu hết các phưong
pháp tư duy sáng tạo hiện nay rất đơn giản. Nếu cần quá trình đào tạo cấp tốc
có thể từ 1 buổi cho tới dưới 1 tuần cho người học. Đa số các phương pháp
đã đưọc ghi sẵn ra từng bước như là những thuật toán. Điều kiện cho người
thực hiện chỉ là sự hiểu biết và có khả năng tư duy cũng như đôi khi cần đến
sự hỗ trợ của các kho dữ liệu về kiến thức chuyên môn mà vấn đề đặt ra có
liên quan hay đề cập tới.
 Hiệu quả cao: Các phương pháp tư duy sáng tạo, nếu sử dụng đúng chỗ đúng
lúc đều mang lại lợi ích rất cao, nhiều giải pháp được đưa ra chỉ nhờ vào
phương pháp tập kích não. Các phương pháp khác cũng đã hỗ trợ rất nhiều
cho các nhà phát minh, nhất là trong lĩnh vực kỹ thuật hay công nghệ.
 Giảm thiểu được áp lực quá tải của lượng thông tin: bằng các phưong án tư
duy có định hướng thì một hệ quả tất yếu là người nghiên cứu sẽ chọn lựa

một cách tối ưu những dữ liệu cần thiết, do đó tránh các cảm giác lúng túng,
mơ hồ, hay lạc lõng trong rừng rậm của thông tin.
1.3.Các phương pháp thông dụng :
Các phương pháp sử dụng trong ngành này còn đang được khám phá. Số lượng
phương pháp đã được phát minh có đến hàng trăm. Nội dung các phương pháp áp
dụng có hiệu quả bao gồm:
 Tập kích não: Đây là một phương pháp dùng để phát triển nhiều giải đáp
sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách tập trung sự
suy nghĩ vào vấn đề đó; các ý niệm và hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu
ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng tư tưởng, càng nhiều
thì càng đủ và càng tốt, rồi vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh và nhiều
cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm, đánh giá và
tổng hợp thành các giải pháp cho vấn đề đã nêu.
 Thu thập ngẫu nhiên: là kĩ thuật cho phép liên kết một kiểu tư duy mới với
kiểu tư duy đang được sử dụng. Cùng với sự có mặt của kiểu tư duy mới này
thì tất cả các kinh nghiệm sẵn có cũng sẽ được nối vào với nhau. Phương pháp
này rất hữu ích khi cần những ý kiến sáng rõ hay những tầm nhìn mới trong
quá trình giải quyết một vấn đề. Đây là phương pháp có thể dùng bổ sung thêm
cho quá trình tập kích não.
 Nới rộng khái niệm: là một cách để tìm ra các tiếp cận mới về một vấn đề khi
mà tất cả các phương án giải quyết đương thời không còn dùng được. Phương
pháp này triển khai nguyên tắc "lui một bước" để nới rộng tầm nhìn về vấn đề.
 Kích hoạt: Tác động chính của phương pháp này là để tư tưởng được thoát ra
khỏi các nền nếp kiến thức cũ mà đã từng được dùng để giải quyết vấn đề.
Chúng ta tư duy bằng cách nhận thức và trừu tượng hóa thành các kiểu rồi tạo
phản ứng lại chúng. Các phản ứng đối đáp này dựa trên kinh nghiệm trong quá
khứ và sự hữu lý của các kinh nghiệm này. Tư tưởng của chúng ta thường ít
vượt qua hoặc đứng bên ngoài của các kiểu mẫu cũ. Trong khi chúng ta có thể
tìm ra câu trả lời như là một "kiểu khác" của vấn đề, thì cấu trúc não bộ sẽ gây
Lê Xuân Nguyên


MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 10 -


khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này. Phương pháp kích hoạt sẽ
làm nảy sinh các hướng giải quyết mới.
 Sáu chiếc mũ tư duy (six thinking hats): là một kĩ thuật được nhằm giúp các
cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng, những cái nhìn này sẽ khác
nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu
cho sự tư duy và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong
phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của chúng,
nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy trong
lối suy nghĩ thông thường. Phương pháp này được dùng chủ yếu là để kích
thích lối suy nghĩ song song, toàn diện và tách riêng cá tính (như là bản ngã,
các thành kiến, ) với chất lượng.
 DOIT: là phương pháp để gói gọn, hay kết hợp, các phương pháp tư duy sáng
tạo lại với nhau và dẫn ra các phương pháp về sự xác định ý nghĩa và đánh giá
của vấn đề. DOIT giúp tìm ra kỹ thuật sáng tạo nào là tốt nhất. Chữ DOIT là
chữ viết tắt trong tiếng Anh bao gồm
D - Define problem nghĩa là Xác định vấn đề
O - Open mind and Apply creative techniques tức là Cởi mở ý tưởng và Áp
dụng các kỹ thuật sáng tạo
I - Identify the best solution là Xác định lời giải đáp tốt nhất
T- Transform là Chuyển đổi
 Đơn vận: Đây là phương pháp mạnh giải quyết vấn đề bằng cách đem nó vào
sự vận chuyển đơn nhất. Phương pháp này thích hợp để giải quyết những vấn
đề trong môi trường kỹ nghệ sản xuất. Nó đưa phương pháp DOIT lên một
mức độ tinh tế hơn. Thay vì nhìn sự sáng tạo như là một quá trình tuyến tính
thì cái nhìn của đơn vận đưa quá trình này vào một vòng khép kín không đứt
đoạn. Nghĩa là sự hoàn tất cùng với sự thực hiện tạo thành một chu kì dẫn tới

chu kì mới nâng cao hơn của sự sáng tạo.
 Giản đồ ý: phương pháp này là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng
ghi nhận hình ảnh của bộ não. Nó có thể dùng như một cách để ghi nhớ chi
tiết, để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân
nhánh. Phương pháp này củng cố thêm khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện
với nhau cũng như nâng cao khả năng nhớ theo chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời
gian. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một
hình trong đó các đối tượng được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với
cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng
hơn.
 Tương tự hoá: xem vấn đề như là một đối tượng. So sánh đối tượng này với
một đối tượng khác, có thể là bất kì, thường là những bộ phận hữu cơ của tự
nhiên. Viết xuống tất cả những sự tương đồng của hai đối tượng, các tính chất
về vật lý, hoá học, hình dạng, màu sắc cũng như là chức năng và hoạt động.
Sau đó, xem xét sâu hơn sự tương đồng của cả hai, xem có gì khác nhau và qua
đó tìm thấy được những ý mới cho vấn đề.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 11 -


 Tương tự hoá cưỡng bức: là một cách mở rộng tầm nhìn hay bóp méo những
kiến thức hiện hữu để tạo ra những sáng kiến mới.
 Tư duy tổng hợp: là một quá trình phát hiện ra các mối liên hệ làm thống nhất
các bộ phận mà tưởng chừng như là tách biệt. Đây là phương thức ghép đặt các
sự kiện lại với nhau để mở ra một tầm nhìn mới cho tất cả các loại vấn đề.
Phương pháp này không chỉ dùng trong nghiên cứu khoa học mà còn trong
nhiều lĩnh vực khác như nghệ thuật, sáng tác hay ngay cả trong lĩnh vực sử
dụng tài hùng biện như chính trị, luật
 Đảo lộn vấn đề (reversal): Đây là một phương pháp cổ điển được áp dụng

triệt để về nhiều mặt trên một vấn đề nhằm tìm ra các thuộc tính chưa được
thấy rõ và khả dĩ biến đổi được đối tượng cho phù hợp hơn.
 TRIZ: (Viết tắt từ Nga ngữ Teoriya Resheniya Izobreatatelskikh Zadatch
(Теория решения изобретательских задач), Anh ngữ:the Theory of Inventive
Problem Solving) tức là Lý thuyết giải quyết sáng tạo cho vấn đề. Đây là lý
thuyết sáng tạo được thống kê và tổng hợp thành 40 gợi ý khác nhau và được
ghi ra cụ thể cho người áp dụng tùy theo tình huống của vấn đề.
Nhiều phương pháp trình bày trên đây vẫn còn được những người phát minh ra chúng
giữ độc quyền trong việc đào tạo và in ấn các tài liệu giáo khoa.
2. 40 thủ thuật sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
Theo Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào ít nhất cũng phải có hai thành phần
vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”.
Nhà khoa học Atshuler trong suốt quá trình làm việc của mình đã đưa ra một hệ
thống các nguyên tắc sáng tạo. Nó cung cấp hệ thống các cách xem xét sự vật; tăng
tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trị của thông tin; đưa ra và lựa chọn
các cách tiếp cận thích hợp để giải quyết vấn đề. Hệ thống các nguyên tắc sáng tạo
còn giúp cho chúng ta xây dựng được tác phong, suy nghĩ và làm việc một cách khoa
học, sáng tạo; góp phần xây dựng tư duy biện chứng. Dưới đây xin được lần lượt
điểm qua 40 nguyên tắc đó :
1. Nguyên tắc phân nhỏ :
- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2. Nguyên tắc “tách khỏi” :
Tách phần gây “phiền phức hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ra
khỏi đối tượng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ :
- Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu
trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
Lê Xuân Nguyên


MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 12 -


- Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối
với công việc.
4. Nguyên tắc phản đối xứng :
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thàng không đối xứng (nói chung
giảm bậc đối xứng).
5. Nguyên tắc kết hợp :
- Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt
động kế cận.
- Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6. Nguyên tắc vạn năng :
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham
gia của các đối tượng khác.
7. Nguyên tắc “chứa trong” :
- Môt đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa
đối tượng thứ ba…
- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8. Nguyên tắc phản trọng lượng :
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác,
có lực nâng.
- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách tương tác với môi trường như
sử dụng các lực thủy động, khí động …
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ :
Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép
hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng súât trước để khi
làm việc sẽ dùng ứng súât ngược lại).

10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ :
- Thực hiên trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối
tượng.
- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí
thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
11. Nguyên tắc dự phòng :
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 13 -


12. Nguyên tắc đẳng thế :
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối
tượng.
13. Nguyên tắc đảo ngược :
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ :
không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành
đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá :
- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt
cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
- Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
- Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15. Nguyên tắc linh động :
- Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao
cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
- Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.

16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” :
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc
nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải
hơn.
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác :
- Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường
(một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên
mặt phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến chuyển động
(hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi
chuyển sang không gian (ba chiều).
- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
- Đặt đối tượng nằm nghiêng.
- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của
diện tích cho trước.
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học :
- Làm đối tượng dao động.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 14 -


- Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động.
- Sử dụng tần số cộng hưởng.
- Thay vì dùng các bộ rung cơ học. dùng các bộ rung áp điện.
- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ :
- Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
- Nếu đã có tác động theo chu ký, hãy thay đổi chu kỳ.
- Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác động khác.

20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích :
- Thực hiên công viêc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượnng cần
luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
- Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
- Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh” :
- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi :
- Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để
thu được hiệu ứng có lợi.
- Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
- Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi :
- Thiết lập quan hệ phản hồi.
- Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian :
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25. Nguyên tắc tự phục vụ :
- Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa
chữa.
- Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lương dư.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 15 -


26. Nguyên tắc sao chép (copy) :
- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không
tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.

- Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang học(ảnh,
hình vẽ với các tỷ lệ cần thiết.
- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh
sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao
hồng ngoại hoặc tử ngoại.
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” :
Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví
dụ như tuổi thọ).
28. Thay thế sơ đồ cơ học :
- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
- Sử dụng diện trường, từ trừơng và điện từ trường trong tương tác với đối
tượng.
- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang
thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
- Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng :
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng;
nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
30. Sử dụng vỏ dẽo và màng mỏng :
- Sử dụng các vỏ dẽo và mành mỏng thay cho các kết cấu khối.
- Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẽo và màng
mỏng.
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ :
- Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ
(miếng đệm, tấm phủ,…).
- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc :
- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
- Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay mội trường bên ngoài.
Lê Xuân Nguyên


MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 16 -


- Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng
các chất phụ gia màu, huỳnh quang.
- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33. Nguyên tắc đồng nhất :
Những đối tượng tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng
một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tậo đối tượng
cho trước.
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần :
- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiêm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải
tự phân hủy (hòa tan, bay hơi,…) hoặc phải biến dạng.
- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hối trực tiếp trong quá
trình làm việc.
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng :
- Thay đổi trạng thái đối tượng.
- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
- Thay đổi dộ dẻo.
- Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36. Sử dụng chuyển pha :
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh, trong các quá trình chuyển pha như thay
đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng …
37. Sử dụng sự nở nhiệt :
- Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
- Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác
nhau.
38. Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh :

- Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
- Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
- Dùng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy.
- Thay ôxy giàu iôn (hoặc ôxy bị iôn hóa) bằng chính ôxy.
39. Thay đổi độ trơ :
- Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 17 -


- Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa.
- Thực hiện quá trình trong chân không.
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) :
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite), Hay nói chung sử dụng các loại vật liệu mới.
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 18 -


Chương III . SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN EMAIL QUA CÁC
THỦ THUẬT SÁNG TẠO :
1. Sơ lược về email.
- E-mail đầu tiên trên thế giới được gửi chỉ là một thông điệp ngắn từ máy
tính sang máy tính thông qua mạng nội bộ. Thế nhưng, sự phát triển các
ứng dụng đi kèm cũng như nhu cầu sử dụng e-mail gia tăng nhanh chóng
đến mức e-mail được xem như là một "hiện tượng" của thế giới. Các e-
mail ngày nay chẳng những truyền tải những con chữ mà chúng ta còn có
thể chèn và đính kèm các dạng thông tin khác. Bạn bè chia sẻ với nhau

những hình ảnh dễ thương. Đối tác trao đổi những tài liệu, thông tin công
việc. Các nhà tiếp thị gửi cho khách hàng những đoạn phim quảng cáo đầy
hấp dẫn. Dung lượng hộp thư điện tử, vì thế mà cũng được nâng cấp
chóng mặt, từ giới hạn vài trăm mega byte đến vài giga byte và thậm chí
là không giới hạn.
- Nền tảng của e-mail cũng trên đà phát triển. Không giới hạn ở mạng nội
bộ hay dial-up qua đường truyền điện thoại, người dùng e-mail ngày nay
đã có nhiều lựa chọn để truy cập, nhận và gửi e-mail hữu tuyến lẫn vô
tuyến với nhiều phương tiện, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay và cả
điện thoại di động.
2. quá trình phát triển email.

Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 19 -


-


Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 20 -


2.1.CTSS
Với sự ra đời của hệ thống Thời gian-Chia sẻ tương thích (CTSS) vào năm 1961
lần đầu tiên nhiều người dùng đã có thể đăng nhập vào một hệ thống trung tâm từ
xa quay số lên thiết bị đầu cuối, và để lưu trữ và chia sẻ , các tập tin trên đĩa trung
tâm. Phương pháp chính thức bằng cách sử dụng điều này để vượt qua các tin

nhắn phát triển và được mở rộng để tạo ra các hệ thống thư điện tử đầu tiên thực
sự.quy tắc phân nhỏ: CTSS là một hệ thống bao gồm các thành phần nhỏ : Một
máy in, đầu đọc và bấm thẻ, một ổ đĩa IBM 729, Một số các thiết bị đầu cuối được
đặt từ xa và hệ thống có thể được truy cập bằng cách sử dụng công Telex và TWX
 Quy tắc kết hợp: các thành phần được kết hợp lại để thành một hệ thống
nhắn tin và được lưu trữ.
 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: nhân viên Louis Pouzin tạo ra cho CTSS
một lệnh gọi là RUNCOM , thực hiện một danh sách các lệnh chứa trong
một tập tin
 Nguyên tắc sao chép (copy) : Một bản copy được gữi lên ổ đĩa IBM còn
bản gốc vẫn được giữ lại máy nhắn tin lên.
2.2.ARPANET
Ngay sau đó hệ thống được phát triển để liên kết các chương trình email tương
thích giữa các tổ chức khác nhau trên modem quay số hoặc đường dây thuê bao,
tạo ra mạng lưới địa phương và toàn cầu. Ngay sau đó hệ thống được phát triển để
liên kết các chương trình email tương thích giữa các tổ chức khác nhau trên
modem quay số hoặc đường dây thuê bao, tạo ra mạng lưới địa phương và toàn
cầu.
năm 1969. Ray Tomlinson được ghi nhận là đã gửi thư điện tử đầu tiên trên mạng,
bắt đầu sử dụng " dấu hiệu "để tách các tên của người sử dụng và máy tính của
người dùng vào năm 1971, khi ông đã gửi một tin nhắn từ một Tổng công ty Thiết
bị kỹ thuật số DEC-10 máy tính khác DEC-10.Hai máy được đặt bên cạnh
nhau.Công việc của Tomlinson đã nhanh chóng được thông qua trên ARPANET,
trong đó đáng kể làm tăng sự phổ biến của email. Trong nhiều năm, email là ứng
dụng sát thủ của ARPANET và sau đó là Internet.
 Nguyên tắc “tách khỏi” : dấu hiệu "để tách các tên của người sử dụng và
máy tính của người dùng vào năm 1971
 Nguyên tắc dự phòng :Một máy chủ luôn có dự phòng để lưu trũ email
đề phòng máy chủ có trục trặn gây mất mát email:
 Nguyên tắc đồng nhất : Hầu hết các mạng khác đã có các giao thức

email riêng của họ và địa chỉ các định dạng, như ảnh hưởng của
ARPANET và sau đó là Internet đã tăng trưởng, các trang web trung tâm
thường tổ chức các cổng email thông qua thư giữa Internet và các mạng
khác. Internet email addressing is still complicated by the need to handle
mail destined for these older networks. Internet địa chỉ email được vẫn
còn phức tạp bởi sự cần thiết để xử lý thư đến cho các mạng cũ.Các giao
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 21 -


thức vào lúc đó RFC 561 , RFC 680 , RFC 724 và cuối cùng năm 1977
RFC 733
 Nguyên tắc kết hợp :Các thành phần đơn lẽ được kết hợp lại thành một
hệ thống email
 Nguyên tắc sử dụng trung gian : giữa 2 mail được nhận và gữi thông qua
một thành phần trung gian là máy chủ mail
 Nguyên tắc sao chép (copy) : Một bản email được sao chép khi thực hiện
gữi một email.
2.3.Giao thức SMTP
SMTP là giao thức tin cậy chịu trách nhiệm phân phát Mail, nó chuyển
Mail từ hệ thống mạng này sang hệ thống mạng khác (Nguyên tắc sử dụng
trung gian), chuyển Mail trong hệ thống mạng nội bộ. Giao thức SMTP
được định nghĩa trong RFC 821, SMTP là một dịch vụ tin cậy, hướng kết
nối( connection-oriented) được cung cấp bởi giao thức TCP(Transmission
Control Protocol ), nó sử dụng số hiệu cổng (well-known port) 25.
SMTP là hệ thống phân phát mail trực tiếp từ đầu đến cuối(từ nơi
bắt đầu phân phát cho đến trạm phân phát cuối cùng), điều này rất
hiếm khi sử dụng. hầu hết hệ thống mail sử dụng giao thức store and
forward (nguyên tắc dự phòng) như UUCP và X.400, hai giao thức này di

chuyển Mail đi qua mỗi hop, nó lưu trữ thông điệp tại mỗi hop và sau đó
chuyển tới hệ thống tiếp theo, thông điệp đươc chuyển tiếp cho tới khi
nó tới hệ thống phân phát cuối cùng.
Trong hình sau minh hoạ cả hai kỹ thuật store and forward và phân phát
trực tiếp tới hệ thống Mail. Địa chỉ UUCP chỉ định đường đi mà Mail đi
qua để tới người nhận, trong khi đó địa chỉ mail SMTP ngụ ý là hệ thống
phân phát sau cùng.
-
- Sơ đồ phân phối thư
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 22 -



- Phân phát trực tiếp (Direct delivery) cho phép SMTP phân phát mail mà
không dự vào host trung gian nào. Nếu như SMTP phân phát bị lỗi thì hệ
thống cục bộ sẽ thông báo cho người gửi hay nó đưa mail vào hàng đợi
mail để phân phát sau. Bất lợi của việc phân phát trưc tiếp (direct
delivery) là nó yêu cầu hai hệ thống cung cấp đầu đủ các thông tin điều
khiển mail, một số hệ thống không thể điều khiển Mail như PC, các hệ
thống mobile như laptops, những hệ thống này thường tắt máy vào
cuối ngày hay thường xuyên không trực tuyến (mail offline). Để điều
khiển những trường hợp này cần phải có hệ thống DNS được sử dụng để
chuyển thông điệp tới máy chủ mail thay cho hệ thống phân phát mail
trực tiếp( Nguyên tắc trung gian, nguyên tắc linh động, nguyên tắc
quan hệ phản hồi). Mail sau đó được chuyển từ Server tới máy trạm khi
máy trạm kết nối mạng trở lại, giao thức mạng POP cho phép thực hiện
chức năng này.
2.4.POP (Post Office Protocol).

POP là giao thức cung cấp cơ chế truy cập và lưu trữ hộp thư cho người
dùng. (Nguyên tắc dự phòng,nguyên tắc phẩm chất cục bộ)
Có hai phiên bản của POP được sử dụng rộng rãi là POP2, POP3. POP2
được định nghĩa trong RFC 937, POP3 được định nghĩa trong RFC 1725.
POP2 sử dụng Port 109 và POP3 sử dụng Port 110. Các câu lệnh trong hai
giao thức này không giống nhau nhưng chúng cùng thực hiện chức năng
cơ bản là kiểm tra tên đăng nhập và password của user và chuyển Mail của
người dùng từ Server tới hệ thống đọc Mail cục bộ của user.
2.5.IMAP (Internet Message Access Protocol).
Là giao thức hỗ trợ việc lưu trữ và truy xuất hộp thư của người dùng,
thông qua IMAP người dùng có thể sử dụng IMAP Client để truy cập hộp
thư từ mạng nội bộ hoặc mạng Internet trên một hoặc nhiều máy khác
nhau.(nguyên tắc copy)
Một số đặc điểm chính của IMAP:
Tương thích đầy đủ với chuẩn MIME.(Nguyên tắc đồng nhất)
Cho phép truy cập và quản lý message từ một hay nhiều máy khác
nhau.(nguyên tắc kết hợp, nguyên tắc chia nhỏ)
Hỗ trợ các chế độ truy cập "online", "offline".(nguyên tắc chứa trong)
Hỗ trợ truy xuất mail đồng thời cho nhiều máy và chia sẽ mailbox.
Client không cần quan tâm về định dạng file lưu trữ trên Server.
2.6.MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions).
MIME cung cấp cách thức kết hợp nhiều loại dữ liệu khác nhau vào
trong một thông điệp duy nhất có thể được gửi qua Internet dùng
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 23 -


Email hay Newgroup (nguyên tắc kết hợp). Thông tin được chuyển đổi
theo cách này trông giống như những khối ký tự ngẫu nhiên. Những thông

điệp sử dụng chuẩn MIME có thể chứa hình ảnh, âm thanh và bất kỳ
những loại thông tin nào khác có thể lưu trữ được trên máy tính.
Hầu hết những chương trình xử lý thư điện tử sẽ tự động giải
mã những thông báo này và cho phép bạn lưu trữ dữ liệu chứa trong
chúng vào đĩa cứng. Nhiều chương trình giải mã MIME khác nhau có thể
được tìm thấy trên NET.
2.7.X.400.
X.400 là giao thức được ITU-T và ISO định nghĩa và đã được ứng dụng
rộng rải ở Châu Âu và Canada. X.400 cung cấp tính năng điều khiển và
phân phối E-mail, X.400 sử dụng định dạng nhị phân do đó nó không cần
mã hóa nội dung khi truyền dữ liệu trên mạng.
Một số đặc điểm của giống nhau giữa X.400 và SMTP.
Cả hai đều là giao thức tin cậy (cung cấp tính năng thông báo khi gửi và
nhận message).
Cung cấp nhiều tính năng bảo mật.
Lập lịch biểu phân phối Mail.
Thiết lập độ ưu tiên cho Mail.
SMTP có một số chức năng mà trên X.400 không hỗ trợ.
Kiểm tra địa chỉ người nhận trước khi phân phối message còn X.400 thì
ngược lại.
Kiểm tra kích thước của message trước khi gửi nó.
Có khả năng chèn thêm bất kỳ loại dữ liệu nào vào header của message.
Khả năng tương thích tốt với chuẩn MIME.
2.8.Nguyên tắc hoạt động của Mail Server.
-
Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 24 -



-
Mô hình gửi và nhận mail
Mail Server gửi (Sender) làm nhiệm vụ nhận thư của Nguyễn Văn A.
Sender truy vần DNS để tìm MX Record (IP) của domain đích. Sender
telnet port 25 của receiver để báo hiệu muốn gửi mail. Receiver kiểm tra
một số điều kiện để quyết định có nhận mail của sender ko? Nếu receiver
đồng ý thì sender dùng protocol SMTP để gửi mail cho receiver.
Vì lý do nào đó, receiver từ chối không nhận mail của sender, sender phải
forward mail cần gửi sang một server trung gian để server này gửi giúp,
quá trình này gọi là Relay Mail. Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Mail
Relay. Ví dụ như google,
Mail Server nhận (receiver) nhận mail từ Sender và để trong box mail
(Hộp lưu trữ mail). Khi người nhận muốn đọc thư thì gửi yêu cầu và
chuyển về thư về client thông qua giao thức POP3.
* Có 2 mô hình Mail Server:
Mô hình online: Mail từ internet gởi thẳng về server của ta. Cài
mail server nội bộ, publish port 25 của mail server ra firewall, NAT port
25 từ adsl về Firewall. Tuỳ theo tình huống thực tế sẽ có những điều chỉnh
phù hợp, ví dụ Firewall có IP Public thì không cần công đoạn NAT port

Lê Xuân Nguyên

MÔN HỌC : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC - 25 -


-
Mô hình Mail Online
Mô hình offline: Chúng ta phải thuê server trung gian nào đó đứng ra
nhận mail giúp, sau đó ta cấu hình mail server nội bộ kết nối đến server
này tải mail về.

-
Mô hình mail Offline

×