Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề tài: Tội phạm vị thành niên hiện nay tại Việt Nam. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.35 KB, 27 trang )

GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở vào thời kì Đất Nước ta đang hội nhập, đi lên cùng bè bạn quốc tế,
nhiều thanh thiếu niên có ý chí vươn lên trong học tập, có hồi bão, khát vọng lớn, khơng
ngừng rèn luyện, hồn thiện bản thân, để trở thành người có tài, có đức, góp sức trẻ vào
cơng cuộc bảo vệ, xây dựng Đất Nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai cùng các cường
quốc năm châu như lời Bác Hồ đã từng dạy.
Tuy nhiên, việc hôi nhập quốc tế lại mang theo khơng ít thách thức, khó khăn về
kinh tế, chính trị, văn hóa…Như dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa
thì những lối sống, những luồng văn hóa độc hại, xâm nhập vào nước ta thông qua các
con đường khác nhau đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của một số bộ phận
người dân, trong đó có khơng ít thanh thiếu niên, kéo theo đó là khá nhiều hệ lụy. Vậy có
phải xã hội ta cần quan tâm, xem xét kĩ lưỡng hơn vấn nạn này khi trong thời gian qua
các loại tội phạm, tệ nạn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Và đáng nói hơn cả là một
bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa thành niên vi phạm pháp luật, thậm
chí có nhiều trường hợp đã có hành vi phạm các tội hình sự, thực trạng này ngày càng có
xu hướng tăng cả về “chất lượng” và “số lượng” – số trường hợp vi phạm pháp luật ngày
càng tăng, độ tuổi ngày càng trẻ ra (với các biểu hiện nghiêm trọng như đánh nhau có tổ
chức, giết người, trộm cướp tài sản, rơi vào tệ nạn xã hội…), càng ngày lứa tuổi phạm
pháp càng thấp, điều này lại tỉ lệ nghịch với tính chất nghiêm trọng của sự việc. Đây đang
là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.
Vấn đề đặt ra là tại sao hiện tượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày
càng gia tăng? Đâu là nguyên nhân, do cơ chế mở cửa, do gia đình, nhà trường hay xã
hội, hoàn cảnh sống? hay do bản thân người trong cuộc? Những hậu quả mà nó gây ra sẽ
như thế nào? Đảng và Nhà Nước ta đã có những biện pháp kịp thời? ban hành các chủ
trương, chính sách gì để giáo dục cho thanh thiếu niên? Các bộ phận người dân trong xã
hội đã, đang và sẽ phối hợp như thế nào để góp phần thực thi những chủ trương, chính

NHĨM: TÌNH BẠN


TRANG 1


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
sách đó nhằm nâng cao tư tưởng một cách tồn diện, có thể giảm thiểu thực trạng đáng
báo động này.
Xuất phát từ những thực tế đó, nhóm Tình Bạn quyết định chọn đề tài “Tội phạm
vị thành niên hiện nay tại Việt Nam.” làm thành một bài tiểu luận, nêu ra ý kiến của cả
nhóm về vấn đề nêu trên, để có thể cùng Thầy và các bạn trong lớp tìm hiểu rõ hơn, từ
đó rút ra được những bài học,nhận thức để định hướng tư tưởng đúng cho bản thân trong
học tập, lao động và cuộc sống.
Nhóm Tình Bạn xin chân thành cảm ơn Thầy đã tạo điều kiện và có sự tư vấn để
nhóm cóthể hoàn thành bài tiểu luận này. Và bài làm chắc sẽ khơng tránh khỏinhững
thiếu sót, cả nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy để có thể hồn thiện
hơn.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
NHĨM TÌNH BẠN.

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 2


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG

Chương 1:TỔNG

QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ
THÀNH NIÊN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM


1.1
1.1.1

Tình hình kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay tại Việt Nam.

Kinh tế, chính trị.
Bước vào năm 2012 vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện sáu tháng đầu năm 2012
theo giá hiện hành ước tính đạt 431,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm
trước và bằng 34,5% GDP.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012
ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4,0%; quý II tăng
4,66%.
Tuy nhiên do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và
khủng hoảng nợ cơng kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không
thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức
thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng.Và trong bối cảnh kinh tế thế
giới biến động rất phức tạp, khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng
toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đã hội nhập sâu
rộng và có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và
tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn
kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn.
Bên cạnh đó, chúng ta phải dành nhiều thời gian và cơng sức để đối phó với thiên tai,
dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền
quốc gia
Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng
đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động thiếu cùng với thị
trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất
là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã lãnh đạo
và chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp thực
NHĨM: TÌNH BẠN


TRANG 3


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
hiện đồng bộ, chủ động và tích cực các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và các
Nghị quyết của Chính phủ giúp tình hình kinh tế - xã hội nước ta sáu tháng đầu năm 2012
đã có sự chuyển biến tích cực.
Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng.Cách
tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với Đảng Cộng Sản giữ địa vị
trên hết.
1.1.2

Văn hóa, xã hội.
Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc quốc gia, đây là nền văn hóa dân

tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người với 54 dân tộc anh em đã tạo
nên những nét đẹp văn hóa rất riêng cho dân tộc ta.
Bên cạnh đó, con người và văn hóa cũng khơng nằm ngồi quy luật vận động và
biến đổi của tạo hóa, văn hóa Việt Nam cũng có sự biến đổi. Một trong những nguyên
nhân của sự biến đổi văn hóa là do sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau. Ở
đây có sự gặp gỡ, những kiểu lựa chọn khác nhau và diễn ra sự giao thoa, sự pha trộn văn
hóa, dẫn đến độ khúc xạ khác nhau, làm cho văn hóa đổi mới.

1.2 Tình hình tội phạm vị thành niên các năm qua.
1.2.1 Tình hình chung.
Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm
pháp luật mang tính tập thể, quy mơ ngày càng lớn, tội phạm vị thành niên ngày càng gia
tăng (chiếm 15-18%). Điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây
lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, bn
bán ma túy, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt

tài sản… ngày càng có xu hướng tăng lên.
Trong vòng 05 năm trở lại đây, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội, Bộ Cơng an, đã có tới 49.235 vụ việc với 75.594 đối tượng là trẻ em vi
phạm pháp luật, số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm 20% so tổng số các vụ
phạm pháp hình sự trên phạm vi toàn quốc. Những con số trên cho thấy tình hình vi
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 4


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
phạm pháp luật trong giới trẻ hiên nay là rất đáng báo động, cảnh báo tình trạng gia tăng
tội phạm trong giới trẻ hiện nay.
Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Cơng an, hiện nay tình
hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên đang có chiều hướng gia tăng, một số loại
án do người chưa thành niên thực hiên với tính chất nghiêm trọng ngày càng nhiều, thống
kê sơ bộ cho thấy người chưa thành niên phạm tội cướp giật tài sản tăng 64%, giết người
tăng 39% so với các năm trước đây.
Người chưa thành niên phạm tội chủ yếu tập trung ở các địa bàn thành phố, thị xã,
nơi tập trung dân cư.Trong những năm vừa qua, trung bình hàng năm xảy ra trên dưới
10.000 vi phạm pháp luật có liên quan đến người chưa thành niên với khoảng 13.000 đối
tượng, trong đó có khoảng 68% là người chưa thành niên ở đội tuổi 16-18 tuổi, chủ yếu
tập trung vào các đối tượng là người chưa thành niên bỏ học, bỏ nhà, sống lang thang
(thống kê sơ bộ khoảng 41%).
1.2.2 Một số vụ án tiêu biểu liên quan tới tội phạm vị thành niên.
Thời gian gần đây, thông tin về các đối tượng tuổi vị thành niên phạm pháp, đặc biệt
là phạm tội giết người táo bạo, liều lĩnh và man rợ xuất hiện ngày một nhiều
1.2.2.1 Vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích.
Ngày 20/8/2011, Lê Văn Luyện (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) nhờ bạn đưa
lên thị trấn Chũ mua ba lô, đèn pin và con dao phớ. Hôm sau, anh ta mua thêm dao gấp

và lang thang tại huyện Lục Nam quan sát các cửa hàng vàng nhằm mục đích cướp tài
sản. Tại phố Sàn, đối tượng Lê Văn Luyên quan sát thấy tiệm vàng Ngọc Bích có thanh
sắt trang trí nằm ngang giống bậc thang có thể dễ dàng trèo lên tầng 3 đột nhập.
Tối 22/8, Luyện quanh quẩn ở khu vực tiệm vàng Ngọc Bích chờ cơ hội, song do
quán ăn bên cạnh mở cửa quá khuya, âm mưu này không thực hiện được. Khoảng 3h
ngày 24/8, khi trời bắt đầu nổi gió và mưa, Luyện trèo theo cây, leo lên ban công tầng 3
của tiệm Ngọc Bích. Cậy được cửa, hắn đi vào lục tìm tài sản ở một số phịng nhưng
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 5


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
khơng phát hiện được gì.Phát hiện hiện camera, chuông báo động chống trộm, cầu dao
điện, anh ta ngắt cầu dao, rút dây camera.Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng nhưng sợ
gây tiếng động, bị lộ nên quay lên tầng 3.Hắn chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ
giết chết từng người để dễ dàng cướp tài sản.
Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê
chậu quần áo lên tầng 3 nên bám theo. Luyện cầm dao tấn công ông chủ nhà... Nạn nhân
giằng co với Luyện.Chị Chín đang ở tầng 2 nghe thấy tiếng kêu của chồng chạy lên tầng
3 hơ hốn đồng thời xơng vào cứu chồng. Trong q trình giằng co, chị Chín và Luyện bị
trơn trượt ngã xuống sàn nhà, anh Ngọc giằng được con dao... Nhưng chủ nhà do bị
thương quá nhiều cũng không chống lại được Luyện. Hắn sau đó giết chết đơi vợ chồng
này.Biết trong nhà còn người, Luyện chạy xuống tầng 2, thấy cháu Bích (con gái lớn của
chủ tiệm vàng đang học lớp 3) đang cầm điện thoại, hắn tiếp tục vung dao chém vào đứa
trẻ. Tưởng Bích đã chết, Luyện bỏ đi và sát hại tiếp con gái út mới 18 tháng tuổi của chủ
nhà đang nằm trên giường ngủ. Sau đó đối tượng phá tủ kính tủ lấy toàn bộ số vàng, gọi
anh họ Trương Thanh Hồng đến đón.Luyện bỏ trốn tới Lạng Sơn, ngày 31/8 thì bị bắt
giữ.Cơ quan điều tra cho biết, Luyện đã cướp hơn 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây,
một điện thoại di động. Tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng.

1.2.2.2 Vụ án thứ hai.
Ngày 27-5-2011, VKSND thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố Đào Thị
Thu Hương (tức My sói) sinh năm 1996 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đồng bọn về tội
"hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản". Cùng bị truy tố với My sói là các đồng
phạm Trịnh Thăng Long (sinh năm 1992) ở xã Cơng Chính, huyện Nơng Cống, tỉnh
Thanh Hóa, Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1993) ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội,
Nguyễn Đức Hồng (sinh năm 1992) ở phường Điện Biên, Đống Đa, Hà Nội, Lê Quang
Vinh (sinh năm 1991) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trần Hoàng Nam (sinh năm 1992)
ở quận Long Biên, Hà Nội.
Do cần tiền tiêu xài, Đào Thị Thu Hương và Trịnh Thăng Long (là người tình của
Hương) nảy ra ý định lừa các phụ nữ đưa vào nhà nghỉ nhằm mục đích hiếp dâm và cướp
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 6


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
tài sản. Để thực hiện, nhóm này lên mạng internet để "chat" làm quen với các với bé gái
rồi rủ họ đi chơi. Chỉ cần gặp mặt được nạn nhân, nhóm này dùng vũ lực ép đi theo, sau
đó đánh đập, đe dọa, khống chế đưa đến các nhà nghỉ để tổ chức hiếp dâm tập thể, cướp
tài sản. My sói có lên mạng và quen với Phạm Thị Triều, sau khi hẹn gặp cơ gái này,
nhóm của My sói đã ép nạn nhân về một nhà nghỉ gần ga Giáp Bát để hiếp dâm. Sau đó
nhóm của My sói tiếp tục cướp 1 sợi dây chuyền vàng trị giá hơn 600 nghìn đồng của lễ
tân nhà nghỉ.
Liên tục lên mạng chat và tìm các cơ gái nhẹ dạ My sói và đồng bọn lại tiếp tục
gây ra bốn vụ nữa. Khi cướp điện thoại của hai cơ bé sinh năm 1995 và đưa vào nhà nghỉ
thì nhóm của My sói bị Cơng an quận Đống Đa bắt giữ. Từ ngày 16/7/2010 đến ngày
20/7/2010, nhóm này đã gây ra tổng cộng 5 vụ cướp tài sản, tổng giá trị trên 30 triệu
đồng; 02 vụ hiếp dâm và 01 vụ hiếp dâm trẻ em. Tổng hợp hình phạt trong vụ án lên đến
160 năm tù cho 8 bị cáo.

1.2.2.3Giết người vì mâu thuẫn nhỏ.
Cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh Đồng Nai vừa bắt giữ Cao Văn Tiến (15 tuổi, đang là
học sinh lớp 9 Trường THCS Tam Hiệp, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi giết người.
Trước đó, chiều 20-9, trước cổng Trường THCS Long Bình (TP Biên Hòa), Lã Ngọc Ánh
(15 tuổi, là học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Hịa) đang ngồi chơi thì thấy Tiến cùng
một số bạn đi đến. Ánh hỏi mượn xe nhưng Tiến khơng cho. Nói qua lại vài câu, bực tức,
Ánh xông đến đánh vào mặt Tiến. Bị gây sự nhưng Tiến đạp xe bỏ đi. Tuy nhiên, Ánh
đuổi theo nhặt đá ném vào đầu Tiến. Tiến rút dao giấu sẵn trong người quay lại đâm
nhiều nhát vào ngực Ánh khiến nạn nhân gục tại chỗ.
Ngày 20-9, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Văn Dư (SN
1995, học sinh Trường Trung học nghề Nam Sài Gòn, quận 8) 8 năm tù về tội giết người.
Nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của Dư chỉ vì muốn chứng tỏ mình trước mặt bạn bè.
Nghe N.H.N là bạn học cùng Trường Trung học nghề Nam Sài Gòn, kể về chuyện
N.P.N.U, bạn bè quen biết từ trước có mâu thuẫn và bị Đ.H.T (Trường THPT Lê Thị
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 7


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Hồng Gấm, quận 3) đòi đánh, Dư nói với N. để Dư đi gặp nhóm của T. giảng hòa. Trước
khi đi, Dư về nhà lấy theo con dao lê giấu trong cặp để đề phòng bị đánh. Đến nơi, Dư
thấy T. đi cùng bạn nên xuống xe hỏi: “Bữa hôm trước, bạn ngoắt và chửi ai vậy?’’.
Không thèm trả lời, T. xông vào đánh kẻ dám can thiệp vào chuyện người khác.Dư rút
dao đâm một nhát vào ngực trái của T. gây tử vong.
1.2.2.4Cướp của giết người.
Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa bắt giữ Ngô Đăng Thức (chưa đủ 16
tuổi) và Nguyễn Văn Huỳnh (chưa đủ 18 tuổi) cùng trú xã Phú Cát, Quốc Oai (Hà Nội)
để điều tra về hành vi giết người.Trước đó, chiều 29-3, hai sát thủ này đã gây ra án mạng
tại nhà nghỉ Quốc Triệu (huyện Thạch Thất). Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Kim Thoa (50

tuổi, quản lý nhà nghỉ).
Theo lời khai của Thức, Thức cùng Huỳnh lấy trộm của nhà 1,5 chỉ vàng rồi đến
nhà nghỉ Quốc Triệu thuê phòng ở. Vài ngày sau, Thức, Huỳnh lại lấy dao và bàn nhau
giết bà Thoa để cướp tài sản.
Khi bà Thoa đang cắt cỏ ngoài vườn, Huỳnh lao tới bịt miệng để Thức vung dao
chém vào cổ khiến bà Thoa tử vong. Cả hai lấy hai chiếc điện thoại và chùm chìa khóa
trên người bà Thoa rồi về phịng nghỉ lục sốt.Tình cờ, một người quen của bà Thoa bước
vào nhà nghỉ và phát hiện bà Thoa bị giết chết.Thức và Huỳnh lập tức chạy trốn nhưng
qua truy xét, công an đã bắt được cả hai.
1.2.3 Nguyên nhân tội phạm vị thành niên không ngừng tăng lên.
1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Mơi trường sống, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Những trào lưu sống theo
phương Tây, sống hiện đại, các luồng văn hóa du nhập ào ạt vào nước ta, các loại phim
ảnh,sách báo, game online mang tính chất quá bạo lực, quá ảo. Sự phân hóa giàu nghèo
ngày càng tăng, lối sống hưởng thụ, đua địi, thích thể hiện bản thân mình của một số bộ
phận “cơ cậu ấm”… cịn khơng ít người bị các thế lực khác lơi kéo, dụ dỗ.
1.2.3.2 Ngun nhân chủ quan.

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 8


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Khơng ai trong chúng ta có quyền chọn nơi mình được sinh ra, nhưng ta có thể chọn
được cách sống sao cho tốt. Nhưng cũng khơng ít người đã bỏ mặc cho số phận, khơng
có ý chí để thay đổi, vươn lên trong cuộc sống, suy nghĩ còn hạn hẹp, chấp nhận sa chân
vào con đường tội lỗi.
Bên cạnh đó, cũng một phần là do tính cách nơng nỗi, thiếu suy nghĩ, thích là làm,
khơng quan tâm đến hậu quả của việc mình đã làm, quen thói ỷ lại, dựa dẫm. Chưa nhận

thức đúng về vai trò của bản thân, nên dễ bị ảnh hưởng từ những tác động khơng tốt từ
bên ngồi.

1.3 Khung hình phạt với tội phạm vị thành niên ở nước ta hiện nay.
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được quy định trong Hiến Pháp năm
1992, bộ luật hình sự năm 1999, bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bộ Luật lao động, bộ
luật Dân sự...và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Luật hình sự Việt Nam đề cập đến
người chưa thành niên phạm tội dưới hai phương diện. Một mặt, họ là đối tượng cần
được bảo vệ đặc biệt bằng luật hình sự khỏi những hành vi bị coi là tội phạm. Mặt khác,
người chưa thành niên còn là chủ thể của tội phạm.
Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 sự quy định:
"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng".
Người chưa thành niên là người chưa phát triển một cách đầy đủ về tâm, sinh lý,
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cịn nhiều hạn chế; dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi
kéo vào việc thực hiện tội phạm, nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ trở thành
người có ích cho xã hội. Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định
tại chương X của Bộ luật hình sự. Theo đó, việc xử lý Người chưa thành niên phạm tội
chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ, uốn nắn, sửa sai, giúp họ phát triển, hoàn thiện về nhận
thức và về hành vi phù hợp với xã hội; khơng áp dụng hình phạt chung thân, tử hình, hình
phạt tiền, hình phạt bổ sung đối với Người chưa thành niên phạm tội. Ở đây, cũng cần
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 9


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
phân biệt khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” với khái niệm “tội phạm do
người chưa thành niên gây ra”. Người chưa thành niên phạm tội là khái niệm dùng để

chỉ một dạng chủ thể đặc biệt của tội phạm là người chưa thành niên còn khái niệm Tội
phạm do người chưa thành niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực
hiện trên thực tế bởi người chưa thành niên. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra
bao giờ cũng gắn liền với một người chưa thành niên có hành vi phạm tội cụ thể nhưng
không phải mọi trường hợp một người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đều
trở thành tội phạm.
Theo “Chương X - Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội”.
Điều 68. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định
khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này.
Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa
thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của
họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây
ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu
người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều
tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 10


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng
hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào

tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc
phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định
tại Điều 70 của Bộ luật này.
5. Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tồ án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng
mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
Khơng áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì
khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Điều 70. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Tồ án có thể quyết định áp dụng một
trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phịng ngừa sau đây:
A) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
B) Đưa vào trường giáo dưỡng.
2. Tồ án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm
đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng.
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 11


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ
về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã,
phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm.

3. Tồ án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai
năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của
hành vi phạm tội, do nhân thân và mơi trường sống của người đó mà cần đưa người đó
vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào
trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều
tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát,
giáo dục, Tồ án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng.
Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây
đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn.
Điều 72. Phạt tiền
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội
từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 12


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai
mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Điều 73. Cải tạo không giam giữ
Khi áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với người chưa thành niên phạm
tội, thì khơng khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không
quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
Điều 74. Tù có thời hạn
Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp
dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp
dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội
được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt
chung khơng được vượt q mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật
này.
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 13


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung
áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.
Điều 76. Giảm mức hình phạt đã tuyên
1. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có
nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tồ án xét giảm; riêng
đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành

ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
2. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập
công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành
phần hình phạt cịn lại.
3. Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hồn cảnh kinh tế đặc biệt
khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập cơng lớn, thì
theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tồ án có thể quyết định giảm hoặc miễn
việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Điều 77. Xố án tích
1. Thời hạn để xố án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn
quy định tại Điều 64 của Bộ luật này.
2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp
quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì khơng bị coi là có án tích.
Chương 2: MỘT

SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH HÌNH TỘI

PHẠM VỊ THÀNH NIÊN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
2.1 Môi trường tác động tới tội phạm vị thành niên hiện nay.
2.1.1 Mơi trường gia đình.
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 14


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Xã hội phát triển, mỗi con người, mỗi gia đình đều q trọng thời gian, cơng việc,
quan hệ, kiếm tiền… vì thế, các bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình
khơng có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả
những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị

thành niên.
Gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hơn nhân gia đình khơng được hạnh
phúc… Các thành viên trong gia đình khơng có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm
sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hố sự chân thành, tình u thương bằng những nghĩa vụ và
bổn phận cần phải thực hiện nên đã vơ hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, khơng có
sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái dẫn đến tình trạng hiện nay có rất
nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình
bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử,
các tệ nạn xã hội… với mục đích tìm cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới vốn trong xã hội
đã đầy gẫy sự phức tạp với vô vàng tác động xấu. Trên thực tế dã có học sinh bị đột tử và
tâm thần bên cạnh nhiều học sinh sa sút học hành vì game online bạo lực. Chưa dừng ở
mức độ đó, game online bạo lực cịn làm tha hóa đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt
Nam đến mức tột cùng: bạn giết bạn, cháu giết ông bà, trị giết thầy và bắt cóc, tống tiền,
thanh tốn lẫn nhau.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ khơng
quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đều có tâm lý chung là
chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các
thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì
thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan
tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người
thân trong gia đình.
2.1.2 Mơi trường nhà trường.

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 15


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Như đã biết thì hiện nay số lượng trẻ vị thành niên nói chung, học sinh, sinh viên

nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng
nghiêm trọng. Có rất nhiều ngun nhân, khơng phải chỉ do gia đình mà cịn phải xét đến
những khía cạnh khác. Ở đây ta xét đến môi trường giáo dục trong nhà trường
Về phía nhà trường: sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lý của các thầy cô
giáo, chỉ dạy "văn" (kiến thức) chứ khơng dạy "lễ" (đạo đức).Hình ảnh người thầy ít
nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp cũng là một
nguyên nhân khiến học sinh – sinh viên không biết lấy đâu làm “điểm tựa” để phấn đấu,
một khi vai trị của người thầy khơng cịn được đề cao như trước thì việc giáo dục đạo
đức, lối sống trong bộ phận học sinh – sinh viên hiện nay cũng là vấn đề rất đáng được
quan tâm. Việc tuyển chọn sinh viên vào các trường sư phạm, việc tuyển dụng giáo viên
đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng
sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó
tự học tự rèn, hết lịng vì học sinh, lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên
môn của người thầy đã – đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý
nhất đối với tất cả học sinh, sinh viên. Vì thế hơn ai hết, các thầy cô giáo phải là những
người tiên phong trong việc giáo dục lối sống, đạo đức, pháp luật cho các thanh thiếu
niên. Từ đó, có thể thấy rằng giáo dục trong nhà trường cũng góp phần tích cực trong
việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên về nhân cách đạo đức, học cách
làm người, tránh xa những tệ nạn xã hội và những con đường phạm pháp.
2.1.3 Môi trường xã hội.
Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn
cầu và khu vực đã làm cho đời sống xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sự biến đổi về chất
lượng cuộc sống, hàng hoá sản phẩm trên thị trường Việt Nam với đủ các chủng loại,
kích cỡ, giá thành khác nhau… mà chất lượng của các loại hàng hố, sản phẩm này ít
nhiều gây ảnh hưởng khơng tốt cho người tiêu dùng nhất đối với thế hệ trẻ như học sinh,
sinh viên, trẻ vị thành niên… khi chưa có sự phát triển hồn thiện về nhận thức.
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 16



GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Ngày nay, kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ massage xông hơi,
các quán internet, các câu lạc bộ bia, vũ trường, quán ba, băng đĩa đồi trụy tràn lan trên
thị trường không được kiểm sốt một cách chặt chẽ... Các loại hình kinh doanh này có ẩn
chứa nhiều tiêu cực, nhưng Nhà nước và chính quyền địa phương chưa quản lý chặt chẽ,
vì thế đã vơ hình chung làm cho xã hội bị ảnh hưởng từ các mặt tiêu cực - mặt trái của nó
và chính những điều này đã làm cho nhân cách và việc hoàn thiện nhân cách của trẻ em
bị méo mó, mà trẻ vị thành niên thường rất hiếu động, thích thể hiện, tị mị, muốn tìm
hiểu khám phá, thích đua đòi.
Mặt khác, trẻ vị thành niên đang ở trong thời kỳ dậy thì nếu gặp những tác động
khơng tốt, với nhiều tiêu cực, mặc cảm, với lối sống xa hoa thì chính điều này sẽ làm cho
nhân cách của các em bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Đó chính là những nguyên
nhân chính, trực tiếp làm gia tăng tình hình trẻ hố tội phạm trong thời gian gần đây.
Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tốc độ đơ thị hố ngày càng
nhanh… thì sự chênh lệch về giàu nghèo ngày càng lớn, trong khi đó lại thường xuyên
xảy ra các biến động lớn làm cho kinh tế xã hội bị ảnh hưởng như nạn thất nghiệp ngày
càng gia tăng, lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề hợp lý nên không điều chỉnh được tỷ lệ di
dân tự do từ các vùng nông thôn lên các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống với nhiều
ngành nghề khác nhau đã tạo ra các sức ép lớn gây mất trật tự trị an, tình hình các tội
phạm về trộm cắp tài sản, buôn bán ma tuý, mại dâm… ngày càng gia tăng.
Tình trạng này làm ảnh hưởng đến trật tự trị an, tình trạng dịch bệnh, an ninh
lương thực mất cân đối do giá cả một số hàng hoá sản phẩm, nhà trọ… bị đẩy lên cao mà
còn ảnh hưởng nhiều đến trẻ em vị thành niên do có những tác động xấu từ xã hội và gia
đình mang lại.

2.2 Giải pháp.
NHĨM: TÌNH BẠN


TRANG 17


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Ở nước ta, thanh niên chiếm khoảng 20% dân số, là thế hệ kế tục sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển
của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh
hưởng đến tương lai của dân tộc.
Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc, Đảng đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục tồn diện cho thanh niên, nâng cao
tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên.
Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ
tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay. Trong
đó, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức pháp luật cho thanh niên là nhiệm vụ không thể
thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên Việt Nam.
2.2.1 Trong gia đình.
Gia đình - sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành
tính cách, nhân cách và định hướng sống của mỗi người. Bởi vậy, cách giáo dục và môi
trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trị quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn
lên như thế nào và sống ra sao!
Môi trường gia đình giữ vai trị quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tính
cách, nhân cách, lối sống của mỗi người.Vì vậy, hãy chú ý đến cách giáo dục trong gia
đình. Muốn con cái trưởng thành, hãy tự xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh,
phù hợp và hiệu quả trong mỗi mái nhà.
Hãy tạo điều kiện để con mình phát triển tồn diện, khơng phải bằng cách ép
buộc, gia trưởng … hay bất cứ hình thức nào gây ức chế đến tâm lý con cái . Nếu dạy
con không đúng cách, sớm hay muộn, con cái cũng sẽ đi "chệch hướng" yêu cầu của
cha mẹ, thậm chí còn phản tác dụng, gây tâm lý chống đối và căng thẳng từ con cái.


NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 18


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Mỗi gia đình có hồn cảnh khác nhau, thói quen khác nhau, cách sinh hoạt khác
nhau và phương pháp giáo dục con khác nhau. Song, khi cha mẹ giữ vai trò là người đặt
ra các nguyên tắc giáo dục trong gia đình, hãy chọn cách giáo dục phù hợp để khơng chỉ
uốn nắn con theo ý mình và cịn tạo nền móng để con cái phát triển toàn diện và trưởng
thành theo đúng nghĩa.
Một số biện pháp giúp giáo dục trẻ tốt hơn:


Khơng cầu tồn:Hãy tìm hiểu tính cách của con mình, phân tích xem nên phát huy mặt gì
mạnh, khắc phục mặt yếu nào của con. Khi dạy con, đừng địi hỏi con phải làm gì đó thật
tốt, thật xuất sắc, mà hãy dạy con biết tiết chế những mặt yếu để phát huy mặt mạnh của
mình. Khơng ép con thực hiện việc gì cũng phải hồn tồn tốt, tuyệt đối xuất sắc, vơ hình
chung làm cho con cái cũng đánh giá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh qua lăng kính
cầu tồn, chúng địi hỏi mọi việc lúc nào cũng phải tốt đẹp, toàn diện, không chấp nhận
những mặt trái của xã hội, của con người. Điều đó dễ gây bất mãn, mất niềm tin vào mọi
điều xung quanh.



Đừng kỳ vọng quá mức: Nếu đặt kỳ vọng quá mức vào trẻ, bạn đã gây áp lực lớn cho trẻ,
không thực hiện được ước muốn của cha mẹ, lúc đó, bản thân cha mẹ sẽ bị thất vọng
nặng nề, gây tác động xấu đến chính trẻ.Hãy đánh giá con cái đúng khả năng vốn có,
chấp nhận rằng không phải tất cả mọi người đều thông minh, nhanh nhẹn, dễ tiếp thu, có
năng lực…




Thống nhất trong cách giáo dục:cha mẹ hãy thống nhất về phương pháp dạy con. Tránh
tình trạng trống đánh xi, kèm thổi ngược. Một người cha nghiêm khắc sẽ không thể
nào dạy được con nếu bà mẹ chiều con quá mức hoặc ngược lại. Tốt nhất, cha mẹ hãy
bàn bạc trước khi đưa ra một vấn đề với con. Điều đó tạo sự đồng thuận khơng chỉ giữa
cha mẹ mà cịn giữa cả cha mẹ và con cái.

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 19


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG


Gương mẫu:Việc gương mẫu để làm gương cho con cái là một việc cực kỳ quan trọng
trong việc dạy dỗ trẻ. Những điều bạn dạy con bằng lời có ảnh hưởng 10 phần, thì những
điều bạn thể hiện bằng hành động sẽ ảnh hưởng đến con bạn gấp 10 lần.



Đối thoại:cha mẹ hãy coi mình như người bạn của trẻ, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều từ
trẻ, từ tính cách, sở thích, suy nghĩ và rất nhiều thông tin quan trọng. Cha mẹ đừng áp
đặt suy nghĩ của mình cho trẻ và bắt chúng làm theo. Đôi khi sẽ tạo phản ứng ngầm
trong suy nghĩ của con trẻ.




Tơn trọng con cái:Tơn trọng tính cách, sở thích và quan điểm của con là một cách để gần
gũi và hiểu con hơn. Bạn có thể đưa ra một vấn đề và đề nghị con bạn đưa ra quan điểm
riêng. Như thế sẽ khuyến khích tính tự lập và thói quen phản ứng nhanh nhạy trước một
vấn đề nào đó của con bạn.



Tin tưởng: nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi cho rằng "trứng" không "khôn hơn vịt" được.
Đừng "cổ hủ" như thế mà hãy tin tưởng vào con cái, khuyến khích con đánh giá các vấn
đề và đưa ra ý kiến. Cha mẹ đặt niềm tin vào con sẽ giúp con cái tự tin hơn để đối diện
với các vấn đề trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, môi trường giáo dục gia đình đóng vai trị vơ cùng quan trọng
đối với mỗi người từ khi sinh ra đến tận lúc trưởng thành. Nếu gia đình nào có tác động
tích cực đến con cái thì phần lớn con cái đều trưởng thành và tự tin trong cuộc
sống.Ngược lại, có những cách giáo dục sai lầm làm cho con cái trì trệ, dựa dẫm và
không thể tự "đứng" trên đôi chân của chính mình, thậm chí cịn làm hư hỏng con cái
mình.
Giáo dục trong gia đình đúng cách sẽ "cung cấp" cho xã hội nhiều con người
"tích cực". Hãy góp phần xây dựng một xã hội phát triển từ chính gia đình mình.Bởi gia
đình là tế bào của xã hội.
2.2.2 Trong nhà trường.
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 20


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao,
thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lịng nhân ái, tính trung thực, lịng tự trọng, nếp nghĩ và
lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật.

Q trình giáo dục nhân cách cho học trò cũng rất cần tình thương u, khơng nên
q nghiêm khắc, vì ở lứa tuổi này rất dễ bị kích động và hơn nữa là cái tôi cá nhân quá
lớn, lại muốn khẳng định mình với mọi người bằng nhiều cách nhưng cứ theo suy nghĩ
chỉ của mình, vì vậy “phải bắt đúng mạch”, lấy cái hạn chế đó sáng tạo ra những bài học
nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm vào tư tưởng trên nền những hoạt động ngoại khóa: diễn
kịch, văn nghệ theo chủ đề, các hoạt động thể dục, thể thao, các hoạt động Đồn, Đội,
hoạt động tập thể...ở đó các bạn có thể hịa mình vui chơi, thể hiện khả năng bản thân.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tổ chức những buổi nói chuyện thân tình giữa
thầy cơ giáo và học sinh, trao đổi với nhau những vấn đề xã hội, nhất là tình hình phạm
tội của một bộ phận giới trẻ hiện nay ( nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả...) để các bạn có
cái nhìn đúng về thực tế này và để các bạn thấy rằng mình thật sự được quan tâm, được
định hướng cách sống đúng. Ngoài ra, cũng nên tổ chức những cuộc du khảo về nguồn,
tham quan những di tích lịch sử để các bạn nhớ lại lịch sử dân tộc, thấy được rằng cuộc
sống hiện nay của bản thân là rất tốt, có suy nghĩ tích cực, cần phải chăm chỉ học tập, xây
dựng đất nước.
Và đương nhiên, chẳng thầy, cô giáo và bậc phụ huynh nào lại muốn ném con em
mình ra ngồi xã hội nhiều cạm bẫy. Tuy nhiên, như các cụ ta từng dạy: “Đòn đau nhớ
đời”. Các vụ học sinh đánh nhau nếu có biểu hiện vi phạm pháp luật phải chịu trách
nhiệm hình sự, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, dù phạm tội lúc dưới 16 tuổi, nhưng đã
đủ 14 tuổi. Phạm tội ở mức chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự, hay đưa vào các
trường giáo dưỡng, nên chăng phải có những biện pháp bổ sung như giam giữ có thời hạn
để giáo dục hay phạt làm lao động cơng ích... Hình thức kỷ luật phù hợp để cho chính các
em phải biết chịu trách nhiệm và trả giá về hành vi thiếu văn hóa của mình.

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 21


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG

“ Tiên học lễ, hậu học văn”,là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, lực
lượng thanh thiếu niên cần phải nâng cao ý thức ngay từ khi cịn ngồi trên ghế nhà
trường,vì đây là môi trường tốt, với bạn bè đồng trang lứa, thầy cơ sẽ giúp ta ngày càng
hồn thiện nhận thức hơn (vì quan trọngnhất ở mỗi người là ý thức, ý thức tốt thì mọi
việc sẽ tốt). Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp trăm năm, hoàn thiện nhân cách một
người không phải chuyện dễ, nhưng không phải là không làm được nếu có sự quyết tâm,
nỗ lực từ bản thân và sự cộng hưởng từ môi trường sống xung quanh.
2.2.3 Trong xã hội.
Như đã trình bày ở phần trên, thì việc thanh thiếu niên phạm tội không phải chỉ do
giáo dục chưa tốt từ gia đình, nhà trường mà cũng có một phần nguyên nhân do xã hội.
Việc tuyên truyền pháp luật hình sự trong tồn dân nói chung và đối với thanh thiếu niên
nói riêng là một trong những nội dung được các địa phương chú trọng thực hiện. Tuy
nhiên do chưa có sự liên kết giữa các cơ quan bằng cơ chế, chính sách và việc phổ biến
pháp luật chưa có trọng điểm, mang nặng tính lý thuyết nên hiệu quả thực hiện vấn đề
này chưa cao.
Luật pháp nghiêm minh nhưng bao giờ cũng có tính nhân đạo, giúp cho xã hội văn
minh hơn và vẫn đảm bảo phịng ngừa tội phạm. Nếu sửa luật thì sẽ trái với nguyên tắc
của pháp luật nước ta: không chỉ là trừng trị mà cịn có tính giáo dục. Khơng phải cứ tăng
mức hình phạt thì số lượng tội phạm vị thành niên sẽ giảm mà điều quan trọng là phải
tăng cường phòng chống tội phạm và các biện pháp răn đe, giáo dục khác.
Việc lựa chọn các hình thức tuyên truyền pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của thanh thiếu niên cũng được coi trọng thực hiện. Ngoài ra, việc xét xử lưu động tại
các địa bàn trọng điểm về trật tự xã hội để nâng cao tính răn đe của pháp luật cũng được
tăng cường.
Bên cạnh việc tăng cường phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên, các cơ quan
liên quan cần phải lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả những chương trình hỗ trợ thanh
thiếu niên về mọi mặt từ bồi dưỡng văn hóa, khuyến khích thanh thiếu niên học tập, lao
NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 22



GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
động, tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể phát triển những ý tưởng sáng tạo trẻ, hỗ trợ
việc làm…
2.2.4 Giải pháp chung.
Thứ nhất, các cấp bộ ngành, nhà trường và gia đình cũng như tồn xã hội nên
quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, giáo dục nhân cách sống,
các kỹ năng sống, các chuẩn mực đạo đức xã hội cho các em học sinh, sinh viên, thế hệ
trẻ của đất nước bằng tình thương, sự quan tâm chia sẻ, động viên khích lệ của gia đình,
bạn bè, các thầy cô giáo và mỗi thành viên trong xã hội.
Thứ hai, đào tạo nghề, hướng nghiệp và tạo công ăn việc làm cho lao động trẻ,
nhất là lao động ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, lao động tự do, đào tạo và bố trí
cơng việc cho người thất nghiệp, lao động phổ thơng để họ có cơng việc ổn định, có mức
lương phù hợp để ổn định cuộc sống.
Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền sớm sửa đổi, bổ sung các đạo luật, các biện
pháp cần thiết để giáo dục, kể cả tại gia đình và xã hội đối với trẻ vị thành niên phạm tội
hoặc có ý thức đạo đức khơng lành mạnh.
Thứ tư, Nhà nước, chính quyền địa phương quản lý, giám sát chặt chẽ một số
ngành nghề nhạy cảm dễ vi phạm pháp luật như các quán cafê, quán rượu, internet, các
cửa hàng băng đĩa… để cho trẻ em và học sinh, sinh viên không vi phạm pháp luật,
nhiễm các hành vi bạo lực, văn hố phẩm đồi truỵ khi tham gia giải trí các dịch vụ này.
Thứ năm, các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ
chức và quản lý tốt không để cho thanh niên và trẻ vị thành niên sử dụng vũ khí quân
dụng trái phép, nhất là các cơ quan hữu quan tăng cường cơng tác kiểm tra để kịp thời thu
giữ vũ khí - hàng nóng để hạn chế các vụ xơ xát, gây rối mất trật tự trị an, tội phạm cố ý
gây thương tích dẫn đến chết người của trẻ vị thành niên gây ra trong thời gian gần đây.

NHĨM: TÌNH BẠN


TRANG 23


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Thứ sáu, Nhà trường và gia đình tăng cường công tác quản lý, giáo dục học sinh,
sinh viên hướng họ tham gia các hoạt động xã hội cộng đồng, hoạt động phúc lợi, từ
thiện, sinh viên tình nguyện… để có mối liên hệ mật thiết với thầy cơ, bạn bè, người thân
và gia đình, hồn thiện kỹ năng sống và phát triển lành mạnh, hạn chế được các hành vi
vi phạm pháp luật.

2.3 Một số kiến nghị về khung xử phạt tội phạm vị thành niên.
1. Kiến nghị giảm tuổi vị thành niên và gia tăng khung hình phạt để chống tội phạm trẻ.

Sáng ngày 01/11/2012, Quốc hội thảo luận tại Hội trường Cơng tác phịng ngừa,
chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Nhiều đại biểu tỏ ra lo lắng trước tình trạng tội
phạm trẻ đang gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng nhưng pháp luật chưa có
đủ sức răng đe trừng trị.


Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ, đại biểu tỉnh Vĩnh Long đề nghị, nên qui định tuổi vị
thành niên là 16 thay vì 18; trẻ vị thành niên là 12 đến 14 thay vì 14 đến 16 nhằm
tăng tính răn đe đối với tội phạm trẻ.



Trên thực tế nhiều quốc gia đã quy định tuổi thành niên từ đủ 16, thậm chí Pháp luật
hình sự nhiều nước buộc cơng dân họ từ 12 tuổi và 14 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự đầy đủ.
Ta phải thừa nhận sự trưởng thành vượt bậc năng lực hành vi và chấp nhận mở


rộng hành lang pháp lý với vị thành niên. Thừa nhận 16 tuổi là người thành niên để các
em có nhiều quyền năng hành động và tham gia thực sự giải quyết các quan hệ xã hội và
tuổi vị thành niên là tuổi từ 12 đến 14 tuổi. Những chế độ pháp lý mà lâu nay chúng ta áp
dụng cho những người từ 16 đến 18 tuổi sẽ áp dụng cho các em từ đủ 14 đến 16 tuổi. Còn
chế độ pháp lý mà lâu nay áp dụng từ 14 đến 16 tuổi sẽ áp dụng cho các em từ 12 đến 14
tuổi.

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 24


GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG
Theo đại biểu dù không truy tố hết các đối tượng phạm tội là vị thành niên vì căn
cứ vào chủ thể nhưng tất cả các vụ phạm pháp hình sự đều có dấu hiệu tội phạm. Xét về
cơ cấu thì tội phạm vị thành niên rất phức tạp, cướp giết, hiếp dâm, gây thương tích , các
tội xâm phạp an tồn cơng cộng, xâm phạm kinh tế, tội phạm ma túy, chống người thi
hành công vụ rất phức tạp.
Tuy nhiên, một điều đáng lo ngạy là sau những vụ cướp, giết dã man nhiều vụ đặc
biệt nghiêm trọng nhưng việc xử lý chỉ dừng lại ở mức độ như các tội ít nghiêm trọng và
nghiêm trọng đối với người lớn khiến tâm lý coi thường pháp luật trong vị thành niên gia
tăng.
Quần chúng nhân dân rất bức xúc, cử tri rất gay gắt cho rằng Nhà nước quá nương
nhẹ, dư luận cho rằng lương tri đang bị thách thức. Ngay cả khi được đại biểu Quốc Hội
giải thích theo những quy định hiện hành nhiều cử tri phản ứng lại rằng hình phạt của
chúng ta theo luật Hình sự hiện hành là hữu khuynh và đang tạo điều kiện cho người
chưa thành niên phạm tội.
Tại buổi thảo luận nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng nặng hình phạt đối với
người chưa thành niên, thậm chí có người có trọng trách trong bộ máy đấu tranh phịng
chống tội phạm đã đề nghị áp dụng cả hình phạt tử hình đối với đối tượng chưa thành

niên trong điều kiên pháp luật hiện hành.
Nhiều ý kiến cho rằng, cái “gốc” của tình trạng thanh thiếu niên phạm tội là do
giáo dục chưa tốt cả ở gia đình, nhà trường và xã hội. Muốn hạn chế tình trạng này, sửa
luật chỉ là giải quyết phần ngọn mà phải làm từ gốc là tăng cường giáo dục toàn diện, phù
hợp để tránh thanh thiếu niên hiểu biết luật pháp, quyền và nghĩa vụ của mình trong xã
hội…Từ đó hướng nhận thức tình cảm của lứa tuổi này vào những hoạt động có ích cho
xã hội, cho gia đình và cho chính sự phát triển của mỗi thanh thiếu niên.
2. Tăng cường giáo dục và tun truyền pháp luật

NHĨM: TÌNH BẠN

TRANG 25


×