Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.55 KB, 32 trang )

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


1
KINH TẾ
TỔNG BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ THÁNG 1 TĂNG
3,2%

Bộ Công Thương cho biết việc dự trữ hàng hóa bình ổn thị
trường tại các địa phương đã đem lại hiệu ứng tích cực cho thị
trường, đặc biệt là tại hai trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước là Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Công Thương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Công Th
ương đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, chỉ
đạo các đơn vị thực hiện tích cực công tác đảm bảo phục vụ Tết.
Nhiều địa phương đã triển khai việc bán hàng bình ổn và tổ chức bán
hàng phục vụ Tết, nhất là tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa.
Bộ Công Thương cũng cho biết không khí mua bán trên thị
trường Tết năm nay kém sôi động hơn so với cùng thời đi
ểm các năm
trước đây, một phần là do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011
ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu và sức mua của người dân, một phần
do xu hướng mua sắm Tết muộn hơn và tập trung vào những ngày sát
Tết.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng
1/2012 vẫn đạt 191 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng 12/2011,
tăng 22% so với tháng 1/2011.
Với nguồn cung hàng hóa trên thị trường phong phú về chủng


loại, đa dạng về mẫu mã, người dân đã được đáp ứng đủ nhu cầu với
giá cả tương đối ổn định trong thời gian trước Tết, cận Tết và trong 3
ngày Tết.
Nhiều doanh nghiệp còn tăng cường khuyến mại, giảm giá, giải
phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn… trong khi sức mua trên thị
trường không cao như mọi năm và với mặt bằng giá trước đó đã ở
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


2
mức cao nên nhiều loại hàng hóa Tết năm nay giá không tăng hoặc
chỉ tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết.
Tuy nhiên, so với Tết năm trước, giá nhiều loại hàng hóa vẫn
cao hơn từ 10-20%. Riêng đối với một số mặt hàng như thực phẩm
tươi sống, rau quả, hoa tươi, do đặc thù mặt hàng và nhu cầu tiêu thụ
cao nên giá trong những ngày sát Tết tăng khoảng 20-50% so với
ngày thường.
Đối với mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất trong dịp Tết là
thực phẩm tươi sống, nhờ công tác chuẩn bị tốt và nguồn hàng hóa
dồi dào nên giá trên thị trường tự do chỉ tăng khoảng 10-15% so với
những ngày trước Tết.
Riêng tại hệ thống siêu thị, điểm bán hàng của các doanh
nghiệp được vay vốn bình ổn Tết, giá các loại hàng này ổn định, thu
hút nhiều người dân vào mua, đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh,
vào ngày 28, 29 Tết, các doanh nghiệp bình ổn như Vissan, Co.op
Mart, Ba Huân… thực hiện giảm giá, khuyến mãi đối với các mặt
hàng là thực phẩm tươi sống và trứng gia cầm.
Bên cạnh việc tăng cường dự trữ hàng hóa bình ổn giá cả thị
trường Tết Nguyên đán, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Quản lý thị

trường tổ chức các đoàn kiểm tra thị trường Tết trên địa bàn các
thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày
(28 và 29 Tết); lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương đã tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm,
hàng giả, hàng kém chất lượng nhập lậu qua biên giới và lưu thông
trên thị trường, ngăn chặn và xử lý các trường hợp sản xuất, buôn
bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều loại thực
phẩm đóng gói, bánh kẹo, trái cây nhập khẩu từ Thái Lan, Trung
Quốc lưu thông trên thị trường không có nhãn phụ, không rõ nguồn
gốc.
Theo: TTXVN
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


3
HÀNG LẬU "LỘNG HÀNH", HÀNG VIỆT GẶP “KHÓ” Ở
SÂN NHÀ


Trải qua nhiều đêm "mật phục" hàng lậu, giờ rảo bước khắp các
chợ từ Tân Thanh (khu cửa khẩu Tân Thanh) đến chợ Đông Kinh, chợ
Đêm… của thành phố Lạng Sơn, đâu đâu tôi cũng thấy tràn ngập hàng
“made in China,” và trong số này dù không ai dám khẳng định nhưng
dám chắc ít nhất hơn nửa là hàng không rõ nguồn gốc. Chính điều này
đã làm cho hàng Việt đang có nguy cơ bị lép vế ngay chính trên sân
nhà.
Cạnh tranh sát s
ạt

Tại trung tâm thương mại Hồng Kông, gần cửa khẩu Tân Thanh,
mặc dù thời tiết rất lạnh và mưa nhưng hàng đoàn xe từ các tỉnh vẫn
ùn ùn kéo lên khu cửa khẩu này để mua sắm.
Một điều dễ thấy là trên tay khách du lịch nào cũng đều nặng
trĩu đồ còn trong xe thì chật cứng hàng hóa.
Chị Nguyễn Thu Phương, một khách du lịch từ Bắc Giang lên
cho biết, hàng hóa Trung Quốc vừa rẻ, m
ẫu mã lại bắt mắt nên mua về
dùng một thời gian.
Đánh đúng tâm lý này của khách hàng nên dù có giá rẻ bất ngờ
nhưng nhiều người vẫn bị mua hớ vì theo dân buôn bán ở đây, hàng
trong chợ này thường bị nói thách gấp cả 5-7 lần.
Phía trong chợ, hàng quần áo bày bán từng sạp rất lớn và với
những tấm biển “giá sốc” giảm giá đến 90% luôn được treo lên để hút
khách hàng. Chỉ từ 50.000 đồng -150.000 đồng là có thể mua được
một chiếc áo da và áo phao.
Chủ hàng ở đây luôn miệng quảng cáo, hàng chính hiệu Quảng
Đông thanh lý cuối năm giảm giá 90%, giá áo da, áo phao xuất xưởng
là 1.200.000 đồng/chiếc, nhưng giá bán tại cửa hàng này chỉ là
120.000-150.000 đồng/chiếc. Riêng áo sơ mi cotton hàng Quảng Đông
chính hiệu, giá xuất xưởng 120.000 đồng/chiếc thì hiện chỉ còn
100.000 đồng/3 chiếc
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


4
Quay về chợ Đông Kinh, khu chợ lớn và sầm uất nhất của thành
phố Lạng Sơn, không khí mua sắm hàng cuối năm cũng rất nhộn nhịp.
Tuy nhiên, mọi thứ hàng hóa, vật dụng từ cây kim, sợi chỉ đến hàng

gia dụng đắt tiền đều là hàng Trung Quốc.
Chị Vân, một tiểu thương chợ Đông Kinh cho biết, hàng Việt
Nam khó bán ở đây vì giá còn quá cao so với thu nhập thực tế trong
khi mẫu mã lại không nhiều để khách hàng có thể lựa chọn.
Trong khi đó, hàng Trung Quốc vừa được chiết khấu cao, lại
được giao hàng đến tận nơi nên chi phí có thể tiết kiệm tối đa.
Giật mình hơn nữa là ngay tại các nhà nghỉ bình dân, đến các
quán ăn trong thành phố thì khi có nhu cầu khách hàng đều có thể mua
được hàng hóa với lời chào mời rất hấp dẫn.
Thiếu một cơ chế "mềm"
Tại hội nghị sơ kết Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng
hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 28/12 tại Hà Nội
cho thấy, hàng trăm lượt bán hàng về nông thôn trong năm 2011 đã
thu hút 655.179 người dân địa phương tới tham quan, mua sắm và
doanh thu mang lại hơn 57 tỷ đồng.
Nhưng thực tế, sức cạnh tranh của hàng Việt còn thấp và mới chỉ
chiếm thị phần chính trong các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, còn
tại các chợ truyền thống (chiếm đến 80% thị phần bán lẻ), đặc biệt là
vùng sâu vùng xa thì hàng Việt vẫn chiếm thị phần rất nhỏ.
Theo các chuyên gia, một trong những yếu tố làm hàng Việt bị
làm khó ngay trên sân nhà là do phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa,
nguồn vốn đầu tư có hạn nên khó có thể tìm được vị trí đẹp, giá “chịu
được” để mở rộng thị trường.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp trong nước còn chịu sự cạnh
tranh quyết liệt từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vừa có tiềm lực tài
chính, trình độ quản lý, vừa nhiều kinh nghiệm quảng cáo tiếp thị,
khuyến mại trong khi đây lại chính là những hạn chế của doanh
nghiệp trong nước.
Tại buổi tổng kết ngành dệt may 2011 mới đây, ông Lê Tiến
Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết,

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


5
lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam là ở những sản phẩm khó, sản
phẩm cao cấp.
Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng với trên 80 triệu dân
nhưng thị trường nội địa phải được xây dựng và đầu tư dài hạn và đi
vào những phân cấp cụ thể. Hơn nữa, phải xây dựng hệ thống phân
phối theo sở thích và nhu cầu của từng vùng riêng biệt.
Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt
Nam cũng thừa nhận, từ người sản xuất-cung ứng hàng hóa vào chợ,
đến các tiểu thương cũng như người mua hàng và cả cơ quan chức
năng lẫn hiệp hội bán lẻ đều mong muốn mở rộng việc bán hàng Việt
Thậm chí, hàng Việt vẫn không có đủ để bán, nếu có thì mẫu mã
rất chậm cải tiến. Hơn nữa sự linh hoạt của hàng Việt cũng không có,
giá thì cao ngất ngưởng và phải là người trung lưu mới mua được.
Do vậy, cần có một cơ chế "mềm" linh hoạt thậm chí là cho đổi
hàng nếu không bán được, hàng tồn được đổi hàng mới. Nếu không cứ
để tiểu thương phải chạy theo nhà cung ứng để hỏi hàng thì rất khó kết
nối.
Đặc biệt, việc cung cấp đầy đủ các thông tin thị trường đồng thời
phát triển và xây dựng thương hiệu sẽ rất cần thiết để giúp các doanh
nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo: TTXVN

CẦN TẬN DỤNG WTO LÀM ĐÒN BẨY PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG
“Việc gia nhập WTO mới chỉ là khởi đầu của một sân chơi

thương mại lớn nên cần tận dụng những lợi thế làm đòn bẩy cho việc
phát triển bền vững,”
Đó là ý kiến của ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm
phán gia nhập WTO của Việt Nam tại Hội thảo đánh giá kết quả thực
hiện chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị
quyết 16/2007/NQ-CQ do ban B-WTO phối hợp với Bộ Công thương
tổ chức sáng 4/3 tại Hà Nội.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


6
Nhìn lại sau ba năm gia nhập WTO của Việt Nam báo cáo của
Bộ Công thương cho thấy, việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia
nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
Bên cạnh các tác động hữu hình như gia tăng kim ngạch xuất
khẩu, hạn chế nhập siêu, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, hệ
thống phân phối được cải thiện thì việc gia nhập WTO còn có những
tác động vô hình khác.
Chẳng hạn, nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập đã có
chuyển biến và gia tăng đáng kể, thể chế nhà nước có sự đổi mới mạnh
mẽ, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ hơn. Việc giảm
30% thủ tục hành chính mà Việt Nam đang làm một phần cũng nhờ
sức ép của hội nhập.
Đặc biệt, sức cạnh tranh của các sản phẩm đã có sự thay đổi,
theo dẫn chứng của ông Lương Văn Tự thì lo ngại nhất là ngành nông
nghiệp Việt Nam có thể bị phá sản do bị các sản phẩm trên thế giới
tràn vào.
“Nhưng thực tế cho thấy, không những không bị lép vế mà

nhiều mặt hàng đã lọt vào topten những sản phẩm nổi tiếng trên thế
giới như: Cà phê, gạo, thủy sản ,” ông Tự nói.
Tuy nhiên, ba năm gia nhập WTO là quãng thời gian chưa đủ
dài, thêm vào đó là những biến động khó lường của kinh tế toàn
cầu nên khó có thể đánh giá và nhìn nhận, bóc tách rõ ràng, đầy đủ
những tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt
Nam.
Nhiều chuyên gia tại hội nghị cũng đóng góp những ý kiến cho
các chương trình hành động của các bộ ngành và địa phương thời gian
qua và đề xuất một số ý kiến cho dự thảo chương trình hành động
những năm tiếp theo.
Theo bà Hoàng Thị Tuyết Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ
Công thương, trong chương trình hành động đã thực hiện thời gian qua
thì nhiều công việc vẫn chưa có sự phối hợp tốt từ trung ương đến địa
phương, thậm chí nhiều đị
a phương rất lúng túng không biết triển khai
thế nào.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


7
Đơn cử trong việc đổi mới nâng cao hiệu quả đầu tư được giao
cho một số bộ ngành như: bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương và bộ
Tài nguyên và Môi trường, thì nhìn chung nội dung này vẫn chưa bám
sát hoặc chưa cụ thể hóa được hết những nội dung được đặt ra trong
chương trình hành động trước đó.
Còn ở các địa phương, nội dung này rất đa dạng và có nhiều sự
khác biệt, thể hiện dưới các hình thức như: chính sách, đề án, qui
hoạch chung thu hút đầu tư; xây dựng các qui hoạch chi tiết phát triển

các mặt hàng cụ thể, cơ sở hạ tầng, sàn giao dịch điện tử nhưng
không xử lý được mục tiêu trọng tâm đặt ra là nâng cao hiệu quả đầu
tư của địa phương.
Hơn nữa trong việc xây dựng chiến lược, nâng cao năng lực
cạnh tranh đối với các sản phẩm có lợi thế thì trong chương trình hành
động của địa phương lại chưa rõ.
Ông Bình An, đại diện Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh cũng chia sẻ, trong chương trình hành động thì địa phương gặp
rất nhiều khó khăn do không có hướng dẫn cụ thể mà phải tự “bơi”.
Theo ông An phải tìm ra những nguyên nhân chậm trễ trong quá
trình thực hiện các nhóm vấn đề trên để có những khắc phục trong thời
gian tới.
“Nhóm năng lực cạnh tranh của ngành và doanh nghiệp là vấn
đề sống còn với địa phương nên cần có chính sách hành động cụ thể
để bổ sung và nâng tầm hoạt động,” ông Bình An nói.
Còn theo đề nghị của ông Lương Văn Tự, việc xây dựng chương
trình hành động trong thời gian tiếp theo cần chú ý bồi bổ những yếu
tố mang tính “nội lực”.
Bởi hiện nay, mặt yếu nhất của sản phẩm trong nước lại nằm ở
khâu chế biến, hiện các doanh nghiệp của chúng ta chưa tận dụng
được về giá trị gia tăng làm đòn bẩy cho sự cạnh tranh bền vừng mà
chủ yếu vẫn tận dụng lợi thế về nhân công rẻ và ưu đãi về thuế như
vậy sản phẩm sẽ không thể tiến xa được.
Bên cạnh những ý kiến thẳng thắn, nhằm thực hiện thành công
những mục tiêu trong chương trình hành động của Chính phủ thời
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


8

gian tới, Bộ Công thương cũng đề xuất Mười nội dung cụ thể trong
đó nhấn mạnh đến việc cần tăng cường năng lực cho các cơ quan hữu
quan nhằm triển khai hiệu quả việc thực thi các cam kết gia nhập
WTO và tranh thủ tối đa cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia
nhập WTO.
Bộ cũng sẽ thực hiện điều tra khảo sát thực trạng thực hiện
Chương trình hành động ở các Bộ, ngành và địa phương.
Bên cạnh đó, chủ trì tổng hợp các kết quả đạt được, những đề
xuất, điều chỉnh, bổ sung về Chương trình hành động của các Bộ cũng
như đề nghị bổ sung điều chỉnh một số nội dung trong Nghị quyết
16/2007/NQ-CP của Chính phủ.
Theo: TTXVN
QUYẾT LIỆT CHỐNG TĂNG GIÁ XĂNG BẤT HỢP LÝ
Ngay sau khi Chính phủ công bố điều chỉnh giá điện và giá bán
lẻ xăng dầu trong nước, Bộ Tài chính đã đề xuất một số giải pháp
nhằm hạn chế tác động của việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu.
Để hạn chế tình trạng "tăng giá theo dây chuyền" sau khi điều
chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu, theo Bộ Tài chính, các bộ,
ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, tăng cường công tác quản lý thị trường, tránh để xảy ra
hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu để tăng giá
các sản phẩm khác bất hợp lý. Mỗi địa phương cần tăng cường công
tác thanh tra giá trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời sai phạm
trong lĩnh vực quản lý giá.
Để giữ ổn định giá thị trường, theo đề xuất của Bộ Tài chính,
Bộ Công thương đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp chặt
chẽ với bộ, ngành, địa phương chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, tăng
cường kiểm soát cung - cầu các mặt hàng thiết yếu và hàng thuộc
diện bình ổn giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kịp thời chỉ đạo các
ngân hàng thương mại cung ứng đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp kinh

doanh xăng dầu đầu mối nhằm nhập khẩu đủ xăng dầu đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ trong nước
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


9
Về phía Bộ Tài chính, trước mắt sẽ tiếp tục duy trì thuế suất
thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu ở mức 0%. Bộ sẽ kiểm soát
chặt chẽ, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi tiêu công; đồng thời chủ
trì, phối hợp các bộ, cơ quan, địa phương để giảm tối đa chi phí điện,
xăng dầu và không bố trí kinh phí cho những việc chưa thật sự cấp
bách.
Theo: Báo Hà Nội mới
SẼ KHÔNG CẮT GIẢM ĐẦU TƯ MỘT CÁCH NỬA VỜI
Thứ trưởng Thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh
đã trao đổi với PV xung quanh vấn đề này dưới kinh nghiệm của đợt
cắt giảm đầu tư công năm 2008.
Thưa Thứ trưởng, năm 2008, cũng đã có một đợt rà soát, cắt
giảm đầu tư công và khi đó, đã có những lo ngại v
ề chuyện động
chạm lợi ích nhóm, khiến việc cắt giảm, điều chuyển vốn thiếu sự
quyết liệt, triệt để. Chuyện này liệu có lặp lại?
Chúng tôi sẽ theo đúng nguyên tắc, đúng tiêu chí đã đặt ra mà
làm. Sẽ không có chuyện "vì ai đó".
Tiêu chí đó là gì, thưa Thứ trưởng?
Tiêu chí rất cụ thể. Chẳng hạn, sẽ đình hoãn, giãn tiến độ với
các dự
án được bố trí kế hoạch vốn nhiều năm, nhưng triển khai thực
hiện quá chậm; hay các dự án không có khả năng thực hiện trong

năm 2011, do khó khăn trong giải phóng mặt bằng hoặc các vướng
mắc khác trong triển khai thực hiện. Còn với dự án của các tập đoàn,
tổng công ty, thì tuyệt đối không khởi công mới đối với các dự án khi
chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư; sẽ đình hoãn, giãn tiến độ các dự
án kém hiệu quả, chưa rõ nguồn vốn Vốn sẽ được tập trung cho các
dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2011 và các dự án quan
trọng, cấp bách, các dự án thuộc ngành nghề sản xuất - kinh doanh
chính
Dựa trên các tiêu chí này, các bộ, ngành, địa phương, các tập
đoàn tự rà soát, cắt giảm trước, sau đó chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc
này và trình Chính phủ kết quả cuối cùng.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


10
Năm nay, có một điểm khác biệt so với năm 2008, đó là sẽ
không có chuyện kéo dài thời gian thực hiện, cũng như không được
ứng trước vốn cho các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn
trái phiếu chính phủ. Có thể hiểu đây là một biện pháp mạnh tay của
Chính phủ trong cắt giảm đầu tư công?
Đúng vậy! Bình thường các năm, không chỉ được chuyển tiếp
vốn từ năm trước, mà còn được ứng vốn của năm sau, nên nguồn vốn
đầu tư tăng lên rất cao. Năm nay thì khác.
Ví dụ thế này, năm vừa rồi, chúng ta thực hiện được 177.000 tỷ
đồng vốn đầu tư từ ngân sách, năm nay dự kiến chỉ 152.000 tỷ đồng,
lại không được kéo dài, không ứng trước, mà còn phải hoàn trả cả
vốn ứng năm trước nên tổng vốn đầu tư từ ngân sách sẽ giảm nhiều.
Vốn trái phiếu cũng thế. Do vậy, đầu tư công sẽ giảm mạnh trong
năm nay. Điều này buộc các chủ đầu tư phải sắp xếp lại, cơ cấu lại

đầu tư.
Nghĩa là lại một lần nữa, chúng ta nhắm đến cái đích lớn hơn,
đó là tái cơ cấu và nâng cao chất lượng đầu tư công? Nă
m 2008, câu
chuyện "trong họa có phúc" này đã được đặt ra, nhưng hình như,
chúng ta chưa làm được bao nhiêu, thưa Thứ trưởng?
Việc rà soát, cắt giảm đầu tư công lần này sẽ tập trung vào các
dự án kéo dài lê thê, kém hiệu quả. Như vậy là chúng ta có thể tái cơ
cấu, sắp xếp lại đầu tư, chọn dự án nào có hiệu quả và khả năng hoàn
thành sớm để đẩy mạnh đầu tư. Đây cũ
ng là một chủ trương của
Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế và cũng có thể hiểu là "trong
họa có phúc".
Năm 2008, chúng ta không làm được nhiều đối với tái cơ cấu
đầu tư, đó là vì năm đó, chính sách thiếu sự nhất quán trong cả năm,
vì đầu năm chống lạm phát, cuối năm chống suy giảm, cũng giống
như năm ngoái, cuối năm có chút lơ là với lạm phát. Nhưng năm nay,
sẽ làm được, vì Chính phủ cương quyết thực hiện các biện pháp
nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô từ đầu năm tới cuối
năm. Sẽ không có chuyện cắt giảm đầu tư một cách nửa vời. Năm
nay, chúng tôi sẽ làm cẩn thận hơn năm 2008. Các biện pháp khác
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


11
cũng vậy. Vì thế, chúng tôi cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương
quyết liệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Theo: Báo Kinh tế
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


12
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ- MÔI TRƯỜNG
SARAI – THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐIỀU KHIỂN CỬA KÍNH
THÔNG MINH
SARAI là tên viết tắt của thiết bị điện tử lắp thêm trên ô tô thế
hệ mới để thông minh hóa hệ thống cửa kính ô tô.
Sản phẩm được nghiên cứu, chế tạo thành công bởi Nhóm
Công nghệ DTDAuto - Viện Vật lý - Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
Chức năng, tính ưu việt:
- Tự động kiểm tra và nhận biết tất cả các cửa kính (hoặc một
trong các cửa kính đó) chưa được khóa (lên kính) khi người lái xe
khóa cửa bằng điều khiển từ xa (hoặc bằng chìa với thao tác khóa rất
nhanh) và tự động khóa các cửa kính đó.
- Khi khóa cửa bằng điều khiển từ xa, hệ thống tự động kiểm
tra các cửa kính và khóa nó tự động, người lái xe không cần phải di
chuyển đến xe, mở cửa, bật khóa điện… và đóng cửa kính.
- Hệ thống tự nhận biết ở các cửa kính có vật cản trong quá
trình nâng kính để ngắt an toàn cho người sử dụng là trẻ em, người
cao tuổi không bị kẹp tay, bảo vệ an toàn cho mô tơ điều khiển cửa
và hệ thống điện trên xe.
- Hệ thống thực hiện ngay cả khi công tắc khóa kính lịch sự
(Courtersy) đang ở trạng thái ON.
- Hệ thống sẽ không kích hoạt khi người lái xe đang điều khiển
xe trên đường.
- Nhỏ gọn, thiết kế công nghiệp, lắp đặt thuận tiện - Công nghệ
vi điều khiển, hoạt động tin cậy, tiết kiệm năng lượng.

- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt rõ ràng, chi tiết.
- Hệ thống được nghiên cứu thiết kế tuyệt đối chính xác, an
toàn, độ bền cao, không gây ảnh hưởng đến các hệ th
ống khác có liên
quan trên ô tô.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


13
Sản phẩm đã được chế tạo ở mức thương mại hóa, sẵn sàng
cung cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp có sử dụng các loại xe thế
hệ cửa kính điều khiển điện.
Địa chỉ liên hệ: Dương Tuấn Dũng, Viện Vật lý, Số 10 Đào
Tấn, Ba Đình, Hà Nội; Tel: 0913001792; Email:
; Website: www.dtdauto.com.
Theo: T/c Hoạt động khoa học
THIẾT BỊ PHÁT HIỆN KIM LOẠI TRONG GỖ
Thực tế cho thấy, những vật bằng kim loại găm bên trong gỗ là
nguyên nhân chính làm mẻ vỡ lưỡi cưa, gây nguy hiểm cho người lao
động. Để góp phần ngăn ngừa, hạn chế tối đa các sự cố, tai nạn trong
quá trình gia công gỗ và vận hành máy cưa đĩa an toàn, bên cạnh việc
đưa vào áp dụng các cơ cấu an toàn thông dụng như dao tách mạch,
cơ cấu khống chế tầm tay cấp liệu, hộp bao che chống văng bắn…
các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khoa học An toàn Lao động
(Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động) đã nghiên
cứu, thiết kế và chế tạo thành công thiết bị phát hiện kim loại trong
gỗ. Thiết bị này sử dụng hiệu ứng từ xung trên cuộn dây phẳng (đầu
dò) để phát hiện những mảnh kim loại ẩn chứa trong gỗ. Bằng kỹ
thuật Boxcar để xử lý độ trễ tín hiệu khi có và không có kim loại xuất

hiện trong vùng tìm kiếm của đầu dò, thiết bị sẽ chỉ thị báo hiệu phát
hiện.
Thiết bị phát hiện kim loại trong gỗ được thiết kế, chế tạo hoàn
thiện gồm hai dạng: Thiết bị kiểu cầm tay, rất thuận tiện cho người
sử dụng ở các bãi tập kết gỗ và thiết bị kiểu cố định đã được ứng
dụng thành công trên máy cưa đĩa đa năng .
Các thiết bị này giúp người lao động phát hiện sớm, kịp thời
những mảnh kim loại ẩn chứa sâu trong gỗ trước khi đưa vào gia
công trên máy, nhằm ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy
ra.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Khoa học An toàn Lao
động - Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thu
ật Bảo hộ Lao động
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


14
Số 9 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tel:
04.38220260/401; Fax: 04.38223010;
Email:
Theo: Báo Đất Việt
ĐỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM NGÀY CÀNG NHIỀU
Động đất ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn, song
cường độ không bằng so với một số trận từng xảy ra trong lịch sử,
Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện Vật lý Địa
cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết.
Động đất ngày càng nhiều
Tốc độ đô thị hóa nhanh có thể khiến nhiều thành phố Việt
Nam chịu ảnh hưởng lớn nếu động đất xảy ra.

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên TTXVN, tiến sĩ Lê
Huy Minh cho hay, Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là
động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra
trên đới đứt gẫy sông Mã. Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo
(năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn
La.
Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1
trận động đất 6,1 độ Richter (thuộc ở vùng biển vũng Tàu, Phan
Thiết). Trận động đất này này đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa
Hòn Choi, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.
Ông Minh cho biết, từ năm 2005 trở lại đây, có vẻ ngày càng
xuất hiện nhiều trận động đất hơn, có năm nhiều hơn đến 10 trận.
Tuy nhiên, cường độ các trận động đất gần như nhau, không có sự
tăng giảm mạnh.
Năm 2010, có rất nhiều trận động đất xảy ra ở Việt Nam.
Trong đó, trận lớn nhất đạt 5 độ Richter. Còn những trận nhỏ hơn thì
xảy ra trên hàng loạt đứt gãy như Mường Lay - Bắc Yên, Cao Bằng-
Tiên Yên, đứt gãy sông Mã, Sông Cả… Tuy nhiên, những trận động
đất này không gây thiệt hại lớn.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


15
Ông Minh cũng cho hay, với tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam như
hiện nay thì một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter như đã xảy ra ở
Sơn La năm 1983, Hà Nội và các đô thị phía bắc sẽ rung động rất sợ,
có khả năng làm đổ nhà.
Chưa có sóng thần
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thể dự báo được động đất. Tuy

nhiên, sóng thần gây ra do động đất có thể dự đoán được.
Ông Minh cho hay, phải những trận động đất có cường độ từ
6,5 độ Richter trở lên thì mới có sự xê dịch trên toàn bộ mặt đứt gẫy.
Sự xê dịch này dẫn đến sự thay đổi địa hình đáy biển mới gây ra
sóng thần.
Ở Việt Nam, mặc dù đã xảy ra trận động đất mạnh 6,8 độ
Richter, tuy nhiên, trận động đất này lại liên quan đến hoạt động núi
lửa chứ không phải dịch trượt trên bề mặt đứt gãy. Vì vậy, ở Việt
Nam chưa từng có sóng thần.
Theo ông Minh, hiện nay Việt Nam cũng đang tổ chức xây
dựng các trạm địa chấn để có thể dự báo chính xác và nhanh nhất
trong trường hợp có sóng thần xảy ra.
Theo: VNN
ĐỆM LÓT SINH THÁI - LỜI GIẢI CHO Ô NHIỄM TRONG
CHĂN NUÔI
Từ 2 mô hình trình diễn do trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội giúp triển khai từ tháng 06/2009 tại các huyện Hải Hậu và Nghĩa
Hưng (Nam Định), đến nay phương pháp chăn nuôi sử dụng đệm lót
sinh thái bước đầu đã được một số hộ gia đình ở tỉnh Nam Định áp
dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là các
chuồng trại chăn nuôi tập trung.
Ngoài tỉnh Nam Định, mô hình này còn được triển khai thí
điểm tại Hà Nội và Hưng Yên với tổng kinh phí 100 triệu đồng do
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ. Các hộ dân tham gia triển
khai mô hình thí điểm được hỗ trợ kỹ thuật và chi phí xây dựng đệm
bằng mùn cưa hoặc trấu được ủ lên men bằng chế phẩm sinh học,
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



16
cũng như được tham gia các khoá tập huấn do các chuyên gia chăn
nuôi tổ chức.
Theo cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Hải Nguyên, nơi
đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi trên
đệm sinh thái và trực tiếp phân phối loại chế phẩm sinh học trên, tại
Nam Định hiện có khoảng 50 trang trại áp dụng chăn nuôi sử dụng
đệm lót sinh thái với quy mô 1.000-7.000 con lợn, tập trung chủ yếu
tại các huyện Hải Hậu, Trực Ninh và Nam Trực.
Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Hải Nguyên cũng đã
phối hợp với một số giảng viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã tổ chức trên 10 khoá tập huấn, hội thảo giới thiệu công nghệ
đệm lót sinh thái trong chăn nuôi cho khoảng 500 hộ nông dân tại
tỉnh Nam Định và Hà Nam.
Được biết, chi phí làm đệm lót cho 1 ô chuồng 10 m2 vào
khoảng 600-700 nghìn đồng. Nguyên liệu để làm đệm lót sinh thái là
các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Mỗi nền chuồng trộn
men vi sinh có thể sử dụng được 4 năm. Thực tế cho thấy đệm lót
sinh thái có nhiều ưu điểm như giảm các loại bệnh tiêu hoá và hô hấp
cho vật nuôi ; tiết kiệm chi phí chăn nuôi; giữ ẩm tốt cho gia súc vào
mùa rét. Đặc biệt, loại đệm này giúp giảm tối đa ô nhiễm, mùi hôi
thối từ chất thải chăn nuôi vốn gây nên tình trạng bức xúc ở nhiều
khu dân cư hiện nay.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, tăng 5% trọng lượng
lợn so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80%
nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống
nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái còn
giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền
và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được

800 con lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được
"bức tường lửa" rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch
có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm…
Những kết quả trên cho thấy đệm lót sinh thái là mộ
t giải pháp
hiệu quả góp phần giải quyết vấn nạn chất thải chăn nuôi đang không
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


17
ngừng gia tăng ở nước ta. Tuy nhiên, để triển khai rộng mô hình này
trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm về kinh
phí và kỹ thuật cho người chăn nuôi.
Theo: TTXVN
ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH GIÚP THÔNG BÁO VỊ TRÍ
NGƯỜI BỊ MẮC KẸT
Các nhà nghiên cứu trong trường đại học ở Đài Loan đã tung ra
một ứng dụng điện thoại di động giúp truyền đi vị trí của người sử
dụng bị mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất hoặc dưới đất lở.
Ngày 16 - 3, Phó Giáo sư Liang Chih-hsiung, chuyên ngành
truyền thông đa phương tiện và phát triển trò chơi tại Đại học Khoa
học Công nghệ Lunghwa, người thực hiện dự án trên, cho biết, ứng
dụng này sẽ truyền đi tọa độ của người bị mắc kẹt trong những khu
vực thảm họa chỉ với một lần chạm.
Theo ông, ứng dụng này đã được bán trong các cửa hàng về
ứng dụng di động hôm 15 - 3, tiếp sau trận động đất hủy diệt mạnh 9
độ Richter hồi tuần trước tại Nhật Bản.
Người sử dụng ở bất cứ nơi nào cũng có thể tải về ứng dụng có
tên Mobile Savior này với giá 2,99 USD bằng các thứ tiếng Anh,

Trung hoặc Nhật Bản.
Tất cả tiền thu được từ việc bán ứng dụng này sẽ được chuyển
tới nạn nhân của thảm họa động đất nói trên, hoặc thông qua Bộ
Ngoại giao Nhật Bản hay một hội Chữ thập Đỏ.
Ứng dụng này hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu vị trí người
dùng từ hệ thống định vị toàn cầu được tích hợp trong điện thoại di
động và gửi dữ liệu đó như một đề nghị cần được trợ giúp tới số điện
thoại của dịch vụ khẩn cấp hay tới các thành viên gia đình, hoặc bất
cứ số điện thoại nào mà người dùng lưu lại.
Ứng dụng mới này cũng có thể phát huy tác dụng trong các vụ
bắt cóc hoặc những tình huống khác khi người dùng phải cần trợ
giúp mới có thể thoát ra.
Theo: VnExpress
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


18
SẢN XUẤT THAN TỪ CHẤT THẢI
Tận dụng chất thải hữu cơ của làng nghề để tạo ra than tổ ong
và than viên, dùng lõi ngô để sản xuất than bánh và than nhiên liệu là
những dự án tiết kiệm năng lượng được lựa chọn giới thiệu trong
vòng chung kết cuộc thi "Ý tưởng xanh 2010".
Trăn trở về tình trạng rác thải ở quê mình, Nguyễn Phi Trường,
Nguyễn Phi Vượng, Hữu Thị Dương (D
ương Liễu, Hoài Đức, Hà
Nội) đã cùng nghiên cứu đề tài sản xuất, kinh doanh than bán hữu cư
sinh học từ chất thải làng nghề.
Nhóm tác giả cho biết, Dương Liễu là làng nghề hàng năm xả
trực tiếp ra môi trường khoảng 400.000-500.000 tấn chất thải rắn.

Việc này làm ô nhiễm môi trường trầm trọng, trong khi chất đốt và
nhu cầu năng lượng phục vụ đời sống cộng đồng ngày càng lớ
n và
đắt đỏ.
Trường chia sẻ: "Hơn 10 năm nay cùng bố mẹ, anh chị làm
phân hữu cơ từ nguồn chất thải trên, tôi đã nảy ra ý tưởng tạo ra chất
đốt từ nguồn thải hữu cơ, vừa giảm ô nhiễm cho môi trường lại tạo ra
nguồn thu nhập cho mình và cho lao động khác".
Mục tiêu mà dự án đưa ra là sản xuất, kinh doanh than bán hữu
cơ sinh học từ chất thải làng nghề Dương Liễu với khối lượng một
tấn mỗi ngày, nâng cao ý thức người dân về tăng cường sử dụng
năng lượng mới tái tạo.
Quá trình sản xuất sẽ tạo ra than tổ ong và than viên gồm 60%
là chất thải hữu cơ của làng nghề, còn lại 40% là than cám thường.
Với cách làm này, giá cả chỉ bằng 65-75% so với than thông thường
đang lưu hành trên thị trường.
Ngoài ra, dự án còn tạo việc làm cho 22 lao động bao gồm
những người làm việc tại xưởng sản xuất, người cung ứng nguyên
liệu và người bán hàng cho các đại lý
Về lâu dài, dự án sẽ tạo nên than bán hữu cơ sinh học STC 999
với ước tính một tấn một ngày trong năm đầu (2011-2012), làm
phong phú thêm và chuyên môn hoá hơn việc cung cấp chất đốt cho
thị trường.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


19
Tác giả Đặng Văn Công ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và
Chuyển giao công nghệ, ĐH Tây Bắc (Thuận Châu, Sơn La) đề xuất

đề tài sản xuất than bánh và than nhiên liệu từ lõi ngô. Anh cho rằng
số lượng lõi ngô thải ra môi trường sau vụ thu hoạch rất lớn, đây là
nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất than củi làm chất đốt
thay thế than đá cho các lò sấy nông sản, lò sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, dùng trong đun nấu hàng ngày của người dân.
Anh Công đề xuất hai hướng sản xuất:
Thứ nhất lõi ngô sau khi thu gom từ các xưởng xay xát sẽ đem
nghiền nhỏ và trộn với một số phụ gia để đóng thành bánh than.
Cách thứ hai là lõi ngô sau khi nghiền nhỏ được cho vào máy
ép tạo thành những thanh củi lõi ngô (tương tự củi trấu).
Tác giả cho rằng đây là giải pháp tạo ra nguồn chất đốt mới có
nhiệt lượ
ng cao thay thế than đá, đồng thời giải quyết được lượng
phế thải lõi ngô.
Các sản phẩm này được bán cho các lò sấy nông sản, lò sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, và người dân với giá thành hợp lý.
Theo: Báo Nhân dân
HỢP KIM THỦY TINH CỨNG NHƯ THÉP
Hãy tưởng tượng một loại vật liệu chắc hơn thép nhưng lại linh
hoạt như nhựa, có thể được đúc thành bất cứ hình dạng nào.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã cố gắng tạo ra một
loại vật liệu có thể đúc thành nhiều hình dạng phức tạp một cách dễ
dàng và chi phí thấp như nhựa nhưng không bị mất đi độ chắc và bền
của kim loại.
Theo Science Daily, hiện một nhóm nghiên cứu do ông Jan
Schroers, chuyên gia khoa học vật liệu thuộc Đại học Yale (Mỹ), chủ
trì đã chế tạo thành công một loại vật liệu như thế, đó chính là hợp
kim thủy tinh.
“Hợp kim này trông như kim loại bình thường nhưng có thể
được đúc khuôn dễ dàng và ít tốn kém như nhựa”, ông Schroers nói.

BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


20
Cho đến nay, nhóm của ông đã tạo ra một số vật liệu hình dạng
phức tạp như chai kim loại hay bộ cấy ghép y sinh, vốn có thể được
đúc trong vòng chưa đầy một phút mà lại bền chắc như thép “chính
hiệu”.
Hợp kim này được tạo thành từ nhiều kim loại khác nhau, trong
đó có ziriconium, titan, nickel và đồng. Hợp kim được thổi đúc ở
nhiệt độ thấp và áp suất thấp, nơi thủy tinh kim loại được làm mềm
và chảy dễ dàng như nhựa nhưng không kết tinh như kim loại.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã nhập chung 3 công đoạn
riêng biệt trong chế biến kim loại truyền thống (tạo dáng, rập khuôn
và hoàn thiện), cho phép họ thực hiện quy trình xử lý cồng kềnh, gây
hao tổn công sức và thời gian trước trong thời gian nhanh chóng hơn
nhiều.
Công trình nghiên cứu của họ được công bố trên chuyên san
Materials Today số mới nhất.
Theo: Báo Thanh niên


BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


21
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
THỰC PHẨM GIÚP BÀI TRỪ ĐỘC TỐ CƠ THỂ

Trong cơ thể, gan, thận và hệ tiêu hóa đều có chức năng bài tiết
độc tố ra khỏi cơ thể. Để hệ thống này vận hành tối ưu, đừng quên bổ
sung thêm một trong các thực phẩm sau trong chế độ ăn hằng ngày
1. Thực phẩm hỗ trợ gan
Cà rốt: Các chất trong cà rốt có khả năng kết hợp với thủy
ngân (Hg) trở thành chất thải dễ dàng bài tiết ra khỏi cơ thể. Mỗi
ngày ăn một ít cà rốt còn có thể giúp tăng tuần hoàn máu ở hệ tiêu
hóa, hay tăng cường phòng chống các gốc tự do gây ra lão hóa, bệnh
tật.
Tỏi: Thành phần đặc biệt ở trong tỏi giúp giảm thấp nồng độ
chì trong cơ thể.
Nho: có thể trợ giúp gan, dạ dày, đường ruột thanh trừ các chất
thải trong cơ thể và tăng cường chức năng tạo máu.
Quả sung: hàm chứa nhiều loại dung môi và axit hữu cơ, hỗ trợ
gan giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng.
2. Thực phẩm hỗ trợ thận
Thận là cơ quan bài trừ độc tố quan trọng nhất trong cơ thể,
thận không những thanh lọc các độc tố trong máu mà còn có nhiệm
vụ cân bằng kali, natri và điều chỉnh lượng dịch lỏng trong cơ thể.
Dưa chuột: là thực phẩm có tính axit, có tác dụng dụng lợi tiểu,
giúp làm sạch đường niệu đạo, trợ giúp cho thận bài tiết độc tố ra
khỏi hệ thống tiết niệu, đồng thời còn trợ giúp phổi, dạ dày, gan bài
trừ độc tố.
Quả đào: là một loại dược phẩm thiên nhiên rất có giá trị, có tác
dụng trợ giúp bài trừ độc tố, đồng thời, còn có tác dụng thông tiện.
3. Giúp hệ thống tiêu hóa bài trừ độc tố
Đường ruột là nơi dễ tích tụ độc tố và nếu tiêu hóa không tốt,
độc tố lưu trong đường ruột sẽ bị hấp thụ lại, gây nguy hại lớn cho
sức khỏe.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


22
Khoai sọ: nổi tiếng là “sư phụ làm sạch dạ dày đường ruột” và
“thuốc làm sạch huyết dịch”, có thể thanh trừ các chất thải ở trên
thành ruột.
Mộc nhĩ đen: Trong mộc nhĩ đen hàm chứa một loại chất keo
thực vật, có sức hấp thụ rất mạnh, có thể hấp thụ hết các chất cặn bã
hỗn tạp ở trong hệ thống tiêu hóa, sau đó bài trừ ra ngoài cơ thể, từ
đó có tác dụng bài trừ độc tố, thanh lọc dạ dày.
Rong biển: Chất I ốt trong rong biển sau khi được cơ thể hấp
thụ, có thể nhanh chóng bài trừ các chất gây ra chứng viêm, có tác
dụng hạ thấp huyết áp, phòng chống xơ cứng động
mạch, thúc đẩy các chất có hại bài trừ ra ngoài. Đồng thời,
trong rong biển còn hàm chứa một chất đặc biệt có thể hấp thụ
cholesterol trong huyết quản và đẩy trừ ra khỏi cơ thể, làm cho
cholesterol ở trong máu duy trì được hàm lượng bình thường.
Tiết lợn: Protit huyết tương trong tiết lợn sau khi bị chất xúc
tác phân giải trong dịch tiêu hóa, sản sinh ra một loại chất nhuận
tràng và giải độc, cho nên có tác dụng tẩy trừ bụi bẩn, thanh nhuận
tràng.
Táo: Táo hỗ trợ bài trừ độc tố, chất keo hoa quả có thể tránh
cho thức ăn bị mục thối ở trong đường tiêu hóa.
Dâu tây: Hàm chứa nhiều loại axit hữu cơ, chất keo hoa quả và
khoáng chất, có thể làm sạch dạ dày đường ruột, khỏe gan.
Mật ong: Thành phần chủ yếu trong mật ong là đường glucozo
và chất keo hoa quả, rất dễ bị cơ thể hấp thụ và lợi dụng. Thường
xuyên ăn mật ong thì sẽ có tác dụng bài trừ độc tố, đẹp da đẹp tóc.
Theo: Báo Sức khoẻ & Đời sống

BỐN PHƯƠNG THUỐC DÀNH CHO NGƯỜI THƯỜNG
XUYÊN NGỒI MÁY TÍNH
Dân văn phòng làm việc chủ yếu là ngồi trước máy tính, điều
này sẽ dễ làm cho mắt mệt mỏi, cổ họng bị nhiệt, nghiêm trọng
còn bị đau răng. Vậy làm thế nào để đối phó với những hiện tượng
trên?
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


23
Máy tính khiến cho môi trường xung quanh không ngừng sinh
ra ion dương và trung hòa ion âm trong không khí. Ion âm nhiều có
lợi, ion dương nhiều có hại. Thời gian dài ở trong môi trường có
nhiều ion dương thì những ion dương này sẽ thông qua hô hấp đi vào
trong phổi, sau đó cùng với tuần hoàn máu đi đến mọi tế bào trong
cơ thể, làm cho huyết dịch, dịch thể có nhiều tính axit, làm chậm
chức năng trao đổi chất, làm cho độc tố tích tụ lại trong cơ thể, từ đó
làm cho chúng ta mất ngủ, sức đề kháng giảm thấp, rối loạn nội bài
tiết ở nữ giới….
Các bài thuốc sau đây sẽ giúp dân văn phòng cải thiện được
các vấn đề đó:
1. Ngân hoa, bạch chỉ trị viêm lợi
Nguyên liệu: ngân hoa 15g, bạch chỉ 6g.
Cách làm: Cho nguyên liệu trên vào nước sắc lên lấy nước
uống, mỗi ngày 1 thang.
Công hiệu: Trị viêm lợi, đau nhức, sưng viêm.
2. Kim ngân hoa sáng mắt
Nguyên liệu: Kim ngân hoa 10g, Xa tiền diệp 10g, bạch chỉ
10g, lượng đường trắng thích hợp.

Cách làm: Cho nước vào nấu cùng với các loại trên, sau đó
thêm một ít đường, uống thay trà.
Công hiệu: Chặn gió, thanh nhiệt. Có thể chữa trị các chứng
đau nhức, sưng phù, mắt đỏ, nhiều nước mắt.
3. Trà xanh hoa hòe, hoa cúc sáng mắt
Nguyên liệu: Hoa cúc 3g, hoa hòe 3g, trà xanh 3g.
Cách làm: Cho 3 nguyên liệu trên vào trong cốc, cho nước sôi
nóng vào ngâm 5 phút, uống thay trà hàng ngày.
Công hiệu: Thanh nhiệt sáng mắt.
4. Đỗ đen, bột quả óc chó trị khô mắt
Đỗ đen 500g, cho vào chảo rang chín, chờ nguội nghiền thành
bột. Nhân quả óc chó 500g, rang cho bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, chờ
cho nguội nghiền sền sệt như bùn. Lấy mỗi loại 1 thìa hòa vào ly sữa
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


24
nóng, thêm vào 1 thìa mật ong. Uống vào buổi sáng thức dậy hoặc
sau bữa ăn sáng.
Công hiệu: Tăng cường cơ lực của mắt, tăng cường chức năng
điều tiết, cải thiện chứng mát mệt mỏi, chữa trị khô mắt.
Theo: Báo Sức khoẻ & Đời sống
MEN GAN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Tăng hay giảm men gan đều là những báo hiệu bất thường sinh
hóa trong cơ thể, liên quan với mức độ tổn thương tế bào gan.
Men gan là các protein do gan tiết ra, có tác dụng xúc tác các
phản ứng hóa học trong cơ thể. Bình thường các men này nằm trong
tế bào gan và một số cơ quan khác. Khi có tổn thương gan các men
này tràn vào máu, làm tăng nồng độ trong máu, báo hiệu có nguy cơ

bệnh gan. Có nhiều loại men gan, trong đó các men gan thường được
khảo sát nhất là:
• Aspartate aminotransferase (AST hoặc SGOT).
• Alanine aminotransferase (ALT hay SGPT).
Ngoài AST và ALT, có những enzym khác:
• Phosphatase kiềm.
• Lactate dehydrogenase (LDH).
• Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT).
Men gan từ đâu có?
- AST (SGOT) là một enzym ở bào tương và ty thể, thường
được tìm thấy trong các mô gan, tim, cơ, thận và não, AST sẽ tăng
cao khi có tổn thương một trong những mô này.
- ALT (SGPT) là men trong bào tương, hiện diện chủ yếu ở tế
bào gan, vì vậy sự tăng ALT đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan hơn.
- Phosphatase kiềm là một enzym gan trong tiểu quản màng tế
bào gan, thường tăng khi tổn thương tế bào mật (tắc nghẽn đường
mật). Ngoài ra một số các nguyên nhân khác cũng có thể tăng
phosphatase kiềm: bệnh xương, do đó có thể tăng trong các bệnh
xương.
BẢN TIN KINH TẾ - KHCN - MÔI TRƯỜNG Số 02 - Tháng 1/2012
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


25
- GGT men trong tế bào thành của ống mật, tăng trong viêm
gan mạn, trong bệnh đường mật cùng với tăng phosphatase kiềm.
Thế nào là trị số men gan bình thường?
Khi các chỉ số xét nghiệm đạt:
• AST: 20 - 40 UI/L
• ALT: 20 - 40 UI/L

• GGT: 20 - 40UI/L
• Phosphatase kiềm: 30 - 110 UI/L.
Men gan tăng
Tăng men gan thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên
ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do
thuốc.
Mức độ tăng men gan có thể liên quan với mức độ lan rộng tổn
thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng.
Tăng men gan có nguy hiểm?
Nghiên cứu cho thấy, tăng AST và ALT dự báo sẽ giảm dần
tuổi thọ, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 đến 78%. Với AST trị số tăng gấp
đôi sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, và nếu tăng hơn gấp đôi, nguy cơ
tử vong sẽ lên đến 78%. Với ALT gấp 2 lần sẽ tăng 21% nguy cơ tử
vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ sẽ là 59%.
Ngược lại AST, ALT bình thường thì tỷ lệ tử vong thấp hơn dự
kiến (0,95 cho AST và 0,61 cho ALT).
Mức độ tăng men gan không hoàn toàn tương quan với mức độ
tổn thương gan hoặc tiên lượng. Viêm gan siêu vi A cấp tính có thể
tăng rất cao AST và ALT, nhưng hầu hết những người bị viêm gan
siêu vi A cấp tính sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Trong khi đó, viêm gan C mạn tính thường chỉ tăng ít AST và
ALT, nhưng dần dần sẽ đưa đến xơ gan, ung thư gan.
Nguyên nhân gây tăng men gan?
• Nồng độ AST, ALT tăng rất cao thường thấy trong những
bệnh gây hoại tử gan lan tỏa như viêm gan siêu vi cấp, quá liều
acetaminophen, ngưng tuần hoàn kéo dài

×