Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.61 KB, 9 trang )

GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
Khi nghiên cứu về các vấn đề trong tổng thể nền kinh tế, mỗi chuyên ngành đều có hướng tiếp cận
khác nhau. Tuy nhiên, tất cả không ngoài mục tiêu mang lại những kết quả tối ưu cho sự phát triển chung
của tổng thể nền kinh tế.
Nghiên cứu kinh tế học chính là việc tập trung phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nguồn lực
(lao động, tri thức, tài nguyên…) và nhu cầu thực tế của từng cá nhân với xã hội. Trong thực tế, tài nguyên
luôn được xem là yếu tố giới hạn và ngày càng trở nên khan hiếm (nhất là tài nguyên không tái tạo được);
tuy nhiên, nhu cầu thực tế của con người và xã hội lại không ngừng gia tăng theo thời gian và họ muốn tận
dụng triệt để tất cả những nguồn lực sẵn có để phục vụ cho lợi ích ngắn hạn hoặc dài hạn của mình. Do
đó, các nguồn lực này ngày càng cạn kiệt dần; chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu cách thức để sử
dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất mà vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của xã hội,
hay nói cách khác kết quả nghiên cứu của kinh tế học chính là giúp đưa ra được những giải pháp, những
lựa chọn để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu kinh tế học chính là tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản được phân loại theo nhiều
cách khác nhau:
- Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
- Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
- Kinh tế chính thống và kinh tế phi chính thống.
1.1.1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Kinh tế học vi mô
Về cơ bản, kinh tế học vi mô được hiểu là một trong những phân ngành chính của kinh tế học, chuyên
nghiên cứu về các tế bào của nền kinh tế và các vấn đề kinh tế cụ thể (gồm nhà sản xuất, kênh phân phối,
người tiêu dùng, hay một ngành kinh tế nào đó). Trong các chuyên ngành liên quan đến kinh tế học, kinh
tế học vi mô cung cấp cho người đọc những khái niệm cơ bản để làm tiên đề cho việc nghiên cứu các vấn
đề khác như kinh tế công, phân tích lợi ích - chi phí (CBA), thương mại quốc tế, lý thuyết hành vi tổ chức,
địa lý kinh tế... trong tổng thể của chuyên ngành kinh tế học.
Mục tiêu nghiên cứu của kinh tế học vi mô chính là phân tích về cơ chế thị trường để thiết lập mối
tương quan giữa giá cả tương đối giữa các hàng hóa - dịch vụ, sự phân phối nguồn lực cho các mục đích
sử dụng khác nhau, giữa cung và cầu… Kinh tế học vi mô phân tích những thành công và thất bại của thị


trường trong quá trình vận hành của chúng, cũng như miêu tả những điều kiện cần thiết trong lý thuyết về
trao đổi và phúc lợi kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô:
- Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường.
- Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng.
- Lý thuyết về hành vi của nhà sản xuất.
- Các lý luận về trao đổi và phúc lợi kinh tế.
- Các lý luận về thất bại của thị trường.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp cơ bản được sử dụng trong kinh tế học vi mô, với phương
pháp nghiên cứu đơn giản nhất là thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế để phân tích, lý giải từ đó
đưa ra những kết luận nhằm lựa chọn những nguyên tắc tối ưu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để có được một
kết luận tốt nhất, trong quá trình xây dựng mô hình chúng ta cần đảm bảo sự đơn giản hóa và các tình
huống phân tích phải có thực.
Một số nguyên tắc chung khi sử dụng phương pháp này:
- Lựa chọn mô hình phải dễ trình bày, dễ hiểu và thích hợp cho mọi góc nhìn của hệ thống (người
dùng, người phát triển, dữ liệu, kỹ thuật biểu diễn...).
- Các mô hình phải thể hiện đuợc nhiều mức độ khác nhau (tổng quát, chi tiết) liên quan đến hệ
thống.
- Các mô hình phải gần gũi và mô phỏng được hệ thống thực.
- Sử dụng kết hợp nhiều mô hình để mô tả hệ thống.
- Mô hình hóa phải đảm bảo tính chính xác (mô tả đúng hệ thống cần xây dựng), tính đồng nhất (các
hướng nhìn khác nhau không được mâu thuẫn với nhau), dễ thay đổi và cũng dễ dàng trao đổi với
các mô hình khác.
Phương pháp so sánh tĩnh: còn được hiểu là phương pháp so sánh trong đó các yếu tố được đề cập đến
luôn ở trạng thái tĩnh (không đổi) nhưng vẫn có thể đưa ra những kết luận chính xác. Khác với các lĩnh
vực khoa học khác như toán học, vật lý… các nhà khoa học sẽ đưa ra những giả thiết với một số biến quan
tâm được giữ nguyên còn các biến khác có thể biến đổi. Trong nghiên cứu kinh tế học, rất khó để cho ra
một kết quả mong muốn, vì vậy việc nghiên cứu cần phải dựa vào những số liệu thực tế, chính xác thì mới
đem lại một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, trong tổng thể nền kinh tế, các yếu tố luôn luôn vận động và biến

đổi phức tạp nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể thực hiện công việc một cách hoàn hảo.
Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí: là phương pháp nghiên cứu mà các nhà kinh tế học muốn đưa
ra một lựa chọn tối ưu dựa trên việc so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được cho các hoạt động kinh
tế. Một quyết định hợp lý sẽ thay đổi hiện trạng ban đầu với điều kiện lợi ích từ sự thay đổi đó lớn hơn chi
phí ra. Ngoài ra, phương pháp phân tích lợi ích - chi phí còn được sử dụng để tìm ra điểm tối ưu (hay còn
đuợc gọi là điểm cân bằng) của sự lựa chọn. Theo phương pháp này, chúng ta cần phải so sánh giữa tổng
lợi ích với tổng chi phí cho mỗi đơn vị hàng hóa - dịch vụ, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dùng) tăng
thêm, lợi ích được gọi là lợi ích cận biên và chi phí đó được gọi là chi phí cận biên.
b. Kinh tế học vĩ mô
Khái niệm: cũng như kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô cũng là một phân ngành của kinh tế học.
Tuy nhiên, kinh tế học vĩ mô thiên về nghiên cứu các hiện tượng tổng quát của nền kinh tế. Chính vì vậy,
khi đề cập đến kinh tế học vĩ mô thì người ta muốn nói đến một mục tiêu mang tầm quốc gia (xa hơn nữa
là khu vực và quốc tế) như chỉ số GDP, GNP, chỉ số giá cả, lao động và việc làm, lạm phát và thất
nghiệp... Chúng ta có thể hiểu nghiên cứu về kinh tế học vĩ mô là việc làm mà các nhà kinh tế học muốn
tìm ra những chính sách, giải pháp cụ thể và hữu hiệu nhất cho tổng thể nền kinh tế của một quốc gia, một
khu vực hay có thể cho cả thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu: kinh tế học vĩ mô nghiên cứu về tổng thể các hoạt động trong toàn bộ nền kinh
tế mà cụ thể là nghiên cứu tất cả sự thay đổi của tổng sản phẩm, thu nhập, tăng trưởng, lạm phát, chu kỳ
kinh tế, lao động và việc làm, các chính sách về thuế, trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu....
Phương pháp nghiên cứu: mô hình hóa là phương pháp lựa chọn tối ưu cho việc nghiên cứu về kinh tế
học vĩ mô. Chính vì vậy, mỗi vấn đề thường được sử dụng một mô hình riêng biệt với những giả thuyết
riêng biệt. Do mỗi chuyên gia kinh tế có một quan điểm khác nhau về một vấn đề nên trong kinh tế học vĩ
mô luôn tồn tại những trường phái khác nhau.
Kinh tế học vĩ mô vận dụng tích cực phương pháp mô hình hóa để lý giải tất cả các hiện tượng xảy ra
trong nền kinh tế. Gần như mỗi hiện tượng của kinh tế học vĩ mô lại được mô tả/phỏng bằng một mô hình
riêng với những giả thiết riêng. Do cách nhìn nhận về các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô
tồn tại nhiều trường phái; có thể kể đến một số trường phái kinh tế cơ bản sau:
- Trường phái kinh tế học tân cổ điển: trường phái này theo đuổi quan điểm là tất cả sự vận động của nền
kinh tế luôn theo một xu hướng ổn định và có thể tự bản thân nó cân bằng được mà không cần đến sự can
thiệp của chính phủ, nếu có sự can thiệp của chính phủ thì đó cũng chỉ là sự can thiệp tối thiểu và mang

tính định hướng.
- Trường phái kinh tế học Keynes: trường phái này có quan điểm hoàn toàn trái ngược với trường phái kinh
tế học cổ điển. Trường phái kinh tế học này có quan điểm rõ ràng về vai trò của chính phủ trong việc điều
tiết tổng thể nền kinh tế. Những chính sách của chính phủ có tác động tích cực đối với việc điều tiết và ổn
định nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm hướng đến một kết quả tối
ưu cho nền kinh tế.
- Kinh tế học vĩ mô tổng hợp ra đời ở Mỹ vào thập niên 1950, là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên
việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học Keynes. Trường phái này lấy cân
bằng tổng thể của kinh tế học tân cổ điển làm khung, bổ sung thêm lý luận cầu hữu hiệu của kinh tế học
Keynes và áp dụng tích cực phân tích IS-LM của Hicks. Trường phái kinh tế học này cho rằng dựa vào
chính sách điều chỉnh cầu hữu hiệu của nhà nước có thể đạt được trạng thái toàn dụng lao động như kinh
tế học tân cổ điển nhìn nhận và đẩy mạnh được tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trường phái kinh tế học
cũng cho rằng các mô hình kinh tế lượng sẽ giúp nhà nước tính toán và điều chỉnh được cầu hữu hiệu một
cách hiệu quả.
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô trong tổng thể nền kinh tế
Nếu như kinh tế học vi mô chỉ tập trung nghiên cứu những tế bào (thành phần) nhỏ lẻ của nền kinh tế
thì kinh tế học vĩ mô lại tập trung vào việc giải quyết tổng thể các vấn đề của toàn bộ nền kinh tế, tuy vậy
giữa chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Ranh giới giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
không thực sự rõ ràng vì để hiểu rõ các hoạt động kinh tế ở phạm vi tổng thể ta cần phải nắm vững thái độ
của các chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng, nguời công nhân, nhà đầu tư... Điều này cho thấy rằng
kết quả hoạt động của kinh tế học vĩ mô phụ thuộc rất chặt vào các phản ứng của kinh tế học vi mô.
Ngược lại, hành vi của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà đầu tư... lại bị chi phối bởi các chương trình,
chính sách của kinh tế học vĩ mô (chẳng hạn như những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách
về thuế, tài nguyên, môi trường). Do vậy, chúng ta cần nắm vững kiến thức của cả hai ngành học này
trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau để có thể nghiên cứu một cách thấu đáo các hiện tượng kinh tế.
1.1.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng là một nhánh của kinh tế học, quan tâm tới việc mô tả và giải thích các hiện
tượng kinh tế. Kinh tế học thực chứng tập trung nghiên cứu các sự kiện và các quan hệ nhân - quả để phát
triển và thử nghiệm các lý luận kinh tế.
Các nhà kinh tế theo trường phái này luôn luôn giải thích một vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế một

cách khách quan và khoa học, họ dựa vào những số liệu thu thập cụ thể, khách quan để từ đó đưa ra những
lý giải về sự thay đổi và vận động của nền kinh tế. Đó là những kết luận có thực, có thể xác nhận hay bác
bỏ thông qua kinh nghiệm thực tế. Kinh tế học thực chứng có nhiệm vụ khám phá những mối liên hệ giữa
các biến số kinh tế, xác định số lượng và đo lường các mối liên hệ ấy để tiên đoán việc gì sẽ xảy ra cho
một biến số nếu một biến số khác thay đổi.
Trong khi đó, kinh tế học chuẩn tắc lại chuyên phán xét xem nền kinh tế phải vận hành như thế nào
hoặc phải có chính sách kinh tế gì để đạt được một mục tiêu nào đó.
Trái ngược với kinh tế học thực chứng, các nhà nghiên cứu theo trường phái kinh tế học chuẩn tắc
thường chỉ dựa vào những vấn đề kinh tế theo sự chủ quan và những nhận định được đưa ra chỉ mang một
ý nghĩa như một lời chỉ dẫn hoặc khuyến khích.
Để hiểu rõ hơn hai trường phái kinh tế này chúng ta tìm hiểu thông qua hai nhận định sau:
- Nhận định thứ nhất: Luật tiền lương tối thiểu gây ra thất nghiệp.
- Nhận định thứ hai: Chính phủ cần tăng lương.
Xét 2 nhận định trên ta thấy rằng, ở nhận định thứ nhất thể hiện được bản chất của vấn đề và nêu rõ
quan điểm của tác giả, chính vì thế đây là nhận định của những nhà khoa học theo trường phái thực chứng.
Còn nhận định thứ hai chỉ mang tính chất dự đoán và đưa ra yêu cầu, cũng như tư vấn về chính sách; vì
vậy đây là nhận định của những người theo trường phái chuẩn tắc.
Nhìn chung, các nhà kinh tế trên thế giới khi sử dụng phương pháp thực chứng thì thường tạo ra được
nhiều quan điểm chung, nhưng khi sử dụng phương pháp chuẩn tắc thì thường bất hòa với nhau và có rất
nhiều quan điểm không thống nhất với nhau.
1.2. KINH TẾ HỌC - YẾU TỐ CẤU THÀNH KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Quy luật cung - cầu
Quy luật cung - cầu được đưa ra nhằm phân tích những biến động của nền kinh tế bằng việc sử dụng
mô hình tổng cung và tổng cầu. Với mô hình, trên trục tung biểu hiện sự biến động về mức giá chung
trong nền kinh tế còn trên trục hoành biểu hiện sự bíên động về tổng sản lượng hàng hóa - dịch vụ cung và
cầu của toàn xã hội.
Nhìn chung, cả kinh tế học vi mô cũng như trong kinh tế học vĩ mô đều phân tích những biến động
xoay quanh hai yếu tố này; tuy nhiên, chúng được thể hiện ở hai cấp độ khác nhau.
- Kinh tế học vi mô chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề cung cầu trong phạm vi một ngành nghề
hay một doanh nghiệp.

- Kinh tế học vĩ mô sẽ nghiên cứu toàn bộ cung - cầu hàng hóa - dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế
của cả quốc gia, khu vực và thậm chí là của quốc tế.
Quy luật cung - cầu cho chúng ta thấy rằng khi hàng hoá - dịch vụ cung cấp cho thị trường mà lượng
cầu lớn hơn lượng cung thì giá cả hàng hóa - dịch vụ sẽ có khuynh hướng tăng. Khi đó người tiêu dùng sẽ
phải chi trả cao hơn cho việc sử dụng một sản phẩm hàng hóa - dịch vụ đó so với ban đầu. Ngược lại, giá
cả sẽ có xu hướng giảm nếu lượng cung vượt quá lượng cầu.
Các nhà kinh tế học đã tìm ra được nguyên nhân của sự biến động này là do áp lực giữa cung, cầu và
giá cả; cũng như lý giải được cơ chế tự điều chỉnh về giá cả và sản lượng đã giúp thị trường đạt đến điểm
cân bằng (tại đó không còn áp lực gây ra sự thay đổi về giá cả và sản lượng). Điểm cân bằng của thị
trường chính là điểm mà các nhà cung ứng nhận biết được nhu cầu thực tế của xã hội và họ có thể cung
ứng đúng số lượng với một mức giá đủ thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự biến động qua lại giữa cung và cầu chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn bởi vì bản thân
nền kinh tế có cơ chế điều chỉnh về giá và sản lượng trở về vị trí cân bằng, tại đó sẽ không còn gây ra áp
lực thay đổi về giá và lượng. Giá cả thị trường thường được xác định thông qua mối quan hệ giữa cung và
cầu, khi giá càng tăng cao thì lượng hàng hóa - dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng cầu) sẽ
giảm, nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên các nhà sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều hàng hóa - dịch vụ hơn và đến
một thời điểm lượng cung vượt lượng cầu thì sẽ làm cho giá cả có xu hướng giảm dần. Lúc này lượng cầu
lại bắt đầu tăng dần và đến một điểm cân bằng giữa lượng cung bằng với lượng cầu. Ngược lại, nếu giá cả
thị trường giảm làm lượng cầu sẽ lớn hơn lượng cung dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa - dịch vụ, tình
trạng này lại kéo theo sự tăng giá trở lại và giá cả thị trường sẽ trở lại bình ổn ở mức mà tại đó lượng cung
bằng với lượng cầu.
Có 2 nhân tố để đạt đến điểm cân bằng của thị trường:
- Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cầu đúng bằng lượng cung.
- Lượng cân bằng là lượng hàng hóa - dịch vụ mà người ta sẵn sàng mua và/hoặc người bán sẵn sàng
bán tại điểm giá cân bằng.
Thị trường không thể luôn luôn tìm được điểm cân bằng. Chính vì vậy, luôn luôn tồn tại một độ chênh
nhất định (surplus) do:
- Tình trạng thiếu hụt là tình trạng lượng cầu vượt quá lượng hay khả năng cung. Thiếu hụt chỉ xảy ra
ở mức giá thấp hơn mức giá cân bằng.
- Tình trạng dư thừa là tình trạng lượng cung vượt quá lượng cầu trên thị trường. Dư thừa chỉ xảy ra

tại mức giá cao hơn mức giá cân bằng.
Ý nghĩa tự điều tiết:
Từ cơ chế tự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu để người mua và người bán tự điều chỉnh
hành vi. Doanh nghiệp nhận biết thời điểm nào cần mở rộng sản xuất và kinh doanh mang lại lợi ích cao
nhất, còn đối với người tiêu dùng sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn trong việc thỏa mãn những mong
muốn của họ khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau thông qua chất lượng hàng hóa - dịch vụ và giá cả
hàng hóa - dịch vụ.
Thông qua quá trình vận động như vậy, những nguồn lực của xã hội sẽ được phân bổ một cách tối ưu,
đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, cơ chế thị trường sẽ giải đáp được mâu
thuẫn cơ bản nhất của kinh tế học đó là mâu thuẫn giữa nguồn lực có hạn với nhu cầu vô hạn, vì thế chúng
ta cần phải có biện pháp phân bổ những nguồn lực một cách thật hiệu quả nhằm đáp ứng một cách tốt nhất
cho nhu cầu của xã hội.
1.2.2. Tổng cầu, tổng cung và cân bằng cung - cầu
1.2.2.1. Tổng cầu
Đường tổng cầu cho chúng ta biết lượng hàng hóa - dịch vụ đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội với một
mức giá cho trước. Trong mối quan hệ giữa cung - cầu cho thấy đường tổng cầu dốc xuống, nếu các yếu tố
khác không thay đổi thì sự sụt giảm (tăng) mức giá chung của nền kinh tế có xu hướng làm cho lượng cầu
về hàng hóa - dịch vụ chuyển dịch theo chiều hướng tăng (giảm).
Giá
Lượng cầu
Hình 1.1. Minh họa đường cầu
Đường cầu này dốc xuống phía phải thể hiện quan hệ nghịch giữa lượng cầu với giá cả. Một trong
những nguyên nhân làm cho đường tổng cầu dốc xuống là do:
- Hiệu ứng về chi tiêu: khi giá cả tiêu dùng của một sản phẩm nào đó giảm xuống người tiêu dùng có
thể bỏ ra với một lượng tiền như trước nhưng có thể mua được nhiều hàng hóa - dịch vụ hơn. Điều
này làm kích thích họ chi tiêu nhiều hơn, kéo theo lượng cầu sẽ tăng và ngược lại khi giá cả trở nên
đắt đỏ, người tiêu dùng lại cảm thấy họ phải bỏ ra một lượng tiền lớn hơn cho một nhu cầu như
trước vì thế họ luôn tìm cách kiểm soát chặt chẽ vấn đề chi tiêu, điều này kéo theo lượng cầu sẽ
giảm xuống.
- Hiệu ứng thương mại: đường tổng cầu dốc xuống dưới là do áp lực của các chính sách thương mại.

Chẳng hạn như, mức giá của các mặt hàng ngoại nhập cao thì người tiêu dùng thường có khuynh
hướng sử dụng nhiều hàng hóa - dịch vụ trong nước hơn, với những chính sách về thuế nhập khẩu
đã làm thay đổi giá cả các mặt hàng nhập khẩu, kéo theo mức giá của các mặt hàng này giảm xuống
nên người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa - dịch vụ nhập ngoại hơn làm cho lượng cầu trong nước
giảm xuống.
- Ngoài hai hiệu ứng này còn rất nhiều hiệu ứng khác cũng là nguyên nhân làm cho đường tổng cầu
dốc xuống như hiệu ứng lãi suất, các chính sách ưu đãi cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,
chính sách ưu đãi ngành công nghiệp nông thôn, chính sách bảo hộ mậu dịch...
1.2.2.2. Tổng cung
Giá
Lượng cầu
Đường tổng cung cho chúng ta biết lượng hàng hóa - dịch vụ tối thiểu mà các doanh nghiệp muốn sản
xuất và bán ở một mức giá cho trước. Khác với đường tổng cầu, đường tổng cung có xu hướng hướng dốc
lên, tuy nhiên vì một số yếu tố sẽ làm cho đường tổng cung và cầu có thể dịch chuyển sang phải hoặc sang
trái.
Hình 1.2. Minh họa đường cung
Đường tổng cung luôn hướng lên trên do một số nguyên nhân sau:
- Hiệu ứng về lợi nhuận: các nhà đầu tư luôn xem lợi nhuận là thước đo quan trọng cho hoạt động sản
xuất và kinh doanh, vì thế một khi giá cả giảm xuống họ thường có xu hướng cắt giảm chỉ tiêu và
sản lượng sản xuất; ngược lại khi giá cả tăng lên họ có xu hướng mở rộng sản xuất nhằm tối đa hóa
lợi nhuận.
- Hiệu ứng chi phí: khi giá cả các hàng hóa - dịch vụ tăng sẽ khuyến khích các nhà đầu tư đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh bằng cách đầu tư mở rộng nhà máy, thuê mướn nhân công. Tuy nhiên, khi đến
một mức nào đó, thì nguồn cung ứng đầu vào sẽ trở nên khan hiếm dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao
vì thế đường cung lúc này vẫn tăng nhưng không đáng kể mà có xu hướng thẳng đứng.

×