Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đề tài: THIẾT KẾ WEBSITE HỔ TRỢ VIỆC DẠY VÀ TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11 (NÂNG CAO) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ LIỄU


THIẾT KẾ WEBSITE HỔ TRỢ VIỆC DẠY
VÀ TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11
(NÂNG CAO)




LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học :
TS. TRỊNH VĂN BIỀU



Thành phố Hồ Chí Minh – 2008


























LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hình thành với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, các em học sinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. TRỊNH VĂN
BIỀU, Chủ nhiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm TP.HCM,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn cao học và tạo mọi điều kiện để tô
i có thể hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy cô dạy lớp Cao học Lý luận và
phương pháp dạy học hóa học khóa 16 đã truyền đạt tất cả kiến
thức và kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt khóa học.

Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè lớp Hóa (1993 – 1997), lớp Cao
học Lý luận và dạy học hóa học Khóa 16, quý thầy cô các trường
THPT Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Cầu, Thạnh Lộc, Nguyễn Thị
Minh K
hai đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực nghiệm
đề tài này.
Tôi xin cảm ơn gia đình. Tôi trân trọng dành tặng thành quả
của luận văn này cho Cha Mẹ. Nhờ công lao dưỡng dục của
Người mà chúng con mới có được thành quả như ngày hôm nay
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 10 năm 2008
Nguyễn Thị Liễu
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1. Lịch sử vấn đề 3
1.2. Tự học 4
1.3. Kiểm tra đánh giá 9
1.4. Thiết kế bài giảng điện tử, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trắc
nghiệm tự luận và bài kiểm tra đánh giá
15
1.5. Website hỗ trợ việc dạy học và tự học 20
1.6. Các phần mềm hỗ trợ thiết kế website dạy học 25
1.7. Mục tiêu và kiến thức hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) 33
Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC HÓA

HỮU CƠ LỚP 11 (NÂNG CAO) 42
2.1. Giới thiệu website 42
2.1.1. Sơ đồ website 42
2.1.2. Ý tưởng 42
2.1.3. Cách thức sử dụng 44
2.1.4. Thiết kế trang c
hủ 45
2.2. Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) 47
2.2.1. Ý tưởng 47
2.2.2. Thiết kế bài giảng điện tử 48
2.2.3. Thiết kế trang “Bài giảng” 48
2.3. Thiết kế trang “Thí nghiệm – Mô hình” 50
2.3.1. Ý tưởng 50
2.3.2. Thiết kế trang “Thí nghiệm – Mô hình” 50
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ và câu hỏi trắc nghiệm tự luận phần
hóa hữu cơ 11 (nâng cao) 52
2.4.1. Ý tưởng 52
2.4.2. Tạo hệ thống câu hỏi TNKQ trên phần mềm Violet 52
2.4.3. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm tự luận 57
2.4.4. Thiết kế trang “Bài tập” 58
2.5. Thiết kế trang “Đề kiểm tra” 60
2.5.1. Ý tưởng 60
2.5.2. Thiết kế đề kiểm tra 60
2.5.3. Thiết kế trang “Đề kiểm tra” 65
2.6. Thiết kế trang “
Tư liệu” 67
2.6.1. Ý tưởng 67
2.6.2. Thiết kế một số phương pháp giải toán trong hóa hữu cơ 68
2.6.3. Thiết kế trang tư liệu 77
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 79

3.1. Mục đích thực nghiệm 79
3.2. Đối tượng thực nghiệm 79
3.3. Phương pháp thực nghiệm 79
3.4. Tiến hành thực nghiệm 83
3.5. Kết quả thực nghiệm 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
107
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CD
CTTQ
CTPT
ĐC
đktc
ĐHSP
GV
GTĐT
HS
HLĐT
tr.
TN
TNKQ
TNTL
THPT
THCS

: Compact disk

: Công thức tổng quát
: Công thức phân tử
: Đối chứng
: điều kiện tiêu chuẩn
: Đại học Sư phạm
: Giáo viên
: Giáo trình điện tử
: Học sinh
: Học liệu điện tử
: trang
: Thực nghiệm
: Trắc nghiệm khách quan
: Trắc nghiệm tự luận
: Trung học phổ thông
: Trung học cơ sở










DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 : Kế hoạch dạy học hóa học lớp 11 ( nâng cao) 36
Bảng 3.1 : % HS đạt điểm x
i

các lớp TN và ĐC của trường Thạnh Lộc 86
Bảng 3.2 : HS đạt điểm x
i
trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Thạnh
Lộc 87
Bảng 3.3 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC
trường Thạnh Lộc 87
Bảng 3.4 : Giá trị các tham số đặc trưng của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc 88
Bảng 3.5 : % HS đạt điểm x
i
của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu
Cầu 89
Bảng 3.6 : % HS đạt điểm x
i
trở xuống của các lớp TN và ĐC trường
Nguyễn Hữu Cầu 90
Bảng 3.7 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC
trường Nguyễn Hữu Cầu 91
Bảng 3.8 : Giá trị các tham số đặc trưng của các lớp TN và ĐC trường
Nguyễn Hữu Cầu 91
Bảng 3.9 : % HS đạt điểm x
i
của các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi 92
Bảng 3.10 : % HS đạt điểm x
i
trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Mạc
Đĩnh Chi 93
Bảng 3.11 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC
trường Mạc Đĩnh Chi 93

Bảng 3.12 : Giá trị các tham số đặc trưng các lớp TN và ĐC trường Mạc
Đĩnh Chi 94
Bảng 3.13 : % HS dạt điểm x
i
của các lớp TN và ĐC 95
Bảng 3.14 : % HS đạt điểm x
i
trở xuống của của các lớp TN và ĐC 96
Bảng 3.15 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của của các lớp TN và ĐC 96
Bảng 3.16 : Giá trị các tham số đặc trưng các của các lớp TN và ĐC 97
Bảng 3.17 : Đánh giá website của GV 99
Bảng 3.18 : Đánh giá hiệu quả sử dụng website của GV 100
Bảng 3.19 : Đánh giá website của học sinh các lớp TN 101
Bảng 3.20 : Đánh giá hiệu quả sử dụng website của HS các lớp TN 102

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Giao diện thiết kế bài giảng điện tử của Microsot Powerpoint 26
Hình 1.2 : Giao diện thiết kế website của Macromedia Dreamweaver 27
Hình 1.3 : Giao diện thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của Violet 29
Hình 1.4 : Giao diện thiết kế hình ảnh của Macromedia Fireworks-8 30
Hình 1.5 : Tựa website được thiết kế bằng Macromedia Fireworks-8 30
Hình 1.6 : Cách lưu bài giảng điện tử dạng Powerpoint show 31
Hình 1.7 : Cách tạo đường link từ bài giảng đến website 31
Hình 1.8 : Cách tạo đường link từ hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đến we
bsite 32
Hình 2.1 : Trang chủ của website 44
Hình 2.2 : Tựa trang chủ được thiết kế bằng Macromedia Fireworks-8 45
Hình 2.3 : Tiêu đề được thiết kế bằng Macromedia Firework-8 46
Hình 2.4 : Giao diện dùng để định màu cho các đường link 47
Hình 2.5 : Bài giảng điện tử được thiết kế bằng PowerPoint 48

Hình 2.6 : Trang “Bài giảng ” giới thiệu danh mục các bài giảng điện tử 49
Hình 2.7 : Trang “Thí nghiệm – mô hình” giới thiệu danh mục các thí
nghiệm phần hóa hữu cơ lớp 11 51
Hình 2.8 : Giao diện phần mềm Vio
let khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ
nhiều lựa chọn 53
Hình 2.9 : Giao diện phầm mềm Violet sau khi thiết hệ thống câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọn 54
Hình 2.10 : Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ
đúng sai 55
Hình 2.11 : Giao diện phần mềm Violet sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi
TNKQ đúng sai 55
Hình 2.12 : Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ
ghé
p đôi 56
Hình 2.13 : Giao diện phần mềm Violet sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi
TNKQ ghép đôi 57
Hình 2.14 : Cách tạo đường link từ câu hỏi TNTL đến website 57
Hình 2.15 : Câu hỏi TNTL được lưu dưới dạng webpage 58
Hình 2.16 : Trang “Bài tập” giới thiệu hệ thống bài tập phần hóa hữu cơ 59
Hình 2.17 : Cách tạo nút liên kết đến bài kiểm tra 66
Hình 2.18 : Trang “Đề kiểm tra” giới thiệu một số đề kiểm tra 67
Hình 2.19 : Trang “Tư liệu” giới thiệu một số phương pháp giải toán hóa
hữu cơ 77
Hình 3.1 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm x
i
của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc 86
Hình 3.2 : Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc 87

Hình 3.3 : Biểu đồ phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc 88
Hình 3.4 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm x
i
của các lớp TN và ĐC trường
Nguyễn Hữu Cầu 89
Hình 3.5 : Đồ thị biểu diễn %HS đạt điểm x
i
trở xuống của các lớp TN và
ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu 90
Hình 3.6 : Biểu đồ biểu diễn sự phân loại học sinh của các lớp TN và ĐC
trường Nguyễn Hữu Cầu 91
Hình 3.7 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm x
i
của các lớp TN và ĐC trường
Mạc Đĩnh Chi 92
Hình 3.8 : Đồ thị biểu diễn %HS đạt điểm x
i
trở xuống của các lớp TN và
ĐC trường Mạc Đĩnh Chi 93
Hình 3.9 : Biểu đồ biểu diễn sự phân loại kết quả học tập của các lớp TN
và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi 94
Hình 3.10 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm x
i
của các các lớp TN và ĐC 95
Hình 3.11 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm x
i
trở xuống của các các lớp TN
và ĐC 96
Hình 3.12 : Biểu đồ biểu tổng hợp phân loại kết quả học tập của các các lớp

TN và ĐC 97

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế cạnh tranh cao, tri
thức và kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Con người do giáo
dục đào tạo phải có tri thức và phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực giao tiếp, có những giá trị nhân văn
đạo đức sâu sắc, phong phú, có kỹ năng, kỹ xảo, khả năng t
hích ứng và tự điều chỉnh. Để đào tạo con
người đáp ứng được nhu cầu xã hội, hòa nhập với nền giáo dục trên thế giới, phục vụ nhu cầu ngày
càng cao của sự phát triển xã hội, nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Sự cần thiết phải đổi
mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng
thực hà
nh, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và tổ chức thực
nghiệm nghiêm chỉnh chế độ thi cử”[10, tr.6].
Hiện nay, quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi con người phải có kiến thức và phương
pháp tư duy độc lập, sáng tạo. Nhà trường phổ thông phải trang bị kiến t
hức cơ bản và rèn luyện năng
lực tư duy độc lập, sáng tạo thông qua quá trình học tập của các em - học có hướng dẫn của giáo viên
và tự học của học sinh. Muốn vậy, cần phải có sự đổi mới về nội dung lẫn phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, hiện nay tư liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập, nghiên cứu của
học sinh về m
ôn hóa nói chung và phần hữu cơ nói riêng còn hạn chế. Vì vậy “Thiết kế Website nhằm
hỗ trợ việc dạy và tự học phần hữu cơ lớp 11 (nâng cao) THPT” là vấn đề cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế website để hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý
luận về kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 ở một số trường trung học phổ thông.

- Thiết kế Website hỗ trợ việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao).
- Thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông để chứng m
inh tính khả thi và hữu hiệu của đề
tài. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao khả năng tự học của học sinh và đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu Website được xây dựng chuẩn mực và đưa vào sử dụng một các khoa học sẽ nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn hóa học ở trường phổ thông.
4. Kh
ách thể và đối tượng nguyên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
b. Đối tượng nghiên cứu

Việc thiết kế Website phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Dùng toán học thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm.
6. Điểm mới của luận văn
- Xây dựng website tr
ong đó có các bài giảng điện tử cung cấp và củng cố kiến thức để nâng cao
khả năng tự học bộ môn hóa hữu cơ của học sinh.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài kiểm tra chương trình hóa hữu cơ lớp
11 (nâng cao).
- Giới thiệu một số phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ lớp 11.



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, có không ít các website về hóa học phổ thông nhưng đa số các trang website này đều sử
dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc kiến thức tổng quát. Một số đề tài nghiên cứu sử dụng công nghệ
thông tin và thiết kế website trong dạy học hóa học:
1. Nguyễn Thị Diệp (2003), Sử dụng phối hợp một số phần mềm dạy học với các phương tiện kỹ
thuật dạy học khác trong dạy học hoá học ở lớp 10 trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP
Hà Nội.
2. Lê Thị Phương Lan (2003), Ứng dụng công nghệ t
hông tin trong kiểm tra đánh giá kiến thức hoá
học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Kim Thành (2003), Sử dụng phần mềm thí nghiệm hoá học để dạy học phần kim loại
và phi kim (THPT) nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên,
Luận án tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Điểu (2004), Xây dựng đĩa CD - ROM về thí nghiệm
và hình ảnh minh hoạ cấu trúc
một số phân tử hoá học lớp 9 – THCS, Luận án tiến sĩ, ĐHSPHN.
5. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm,
Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
6. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế webiste giáo dục môi trường qua môn Hóa Học ở trường
THPT, Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
7. Phạm Dương H
oàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và
Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa
học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, trường
ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia
Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận
tốt nghiệp, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Mi
nh.
9. Trần Thị Mai Huê (2006) , Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá kiến thức hoá
học bằng trắc nghiệm khách quan phần hoá học lớp 10 trung học phổ thông , Luận án tiến sĩ, trường
ĐHSP Hà Nội.

10. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử
cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm MACROMEDIA DREAMWEAVER MX
và MACROMEDIA FLASH MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa
học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành hóa học,
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Mi
nh.
Trong các đề tài trên, đề tài của tác giả Lê Thị Phương Lan có đề cập đến hóa hữu cơ lớp 11 nhưng
chỉ ở mức độ thiết kế website hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá. Tác giả Phạm Dương Hoàng Anh với
đề tài thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon
không no mạch hở dành cho học sinh TH
PT. Như vậy, chưa có đề tài nào thiết kế website hỗ trợ việc
dạy và tự học phần hóa hữu cơ chương trình lớp 11. Điều đó gây trở ngại lớn trong việc tìm kiếm tri
thức của học sinh phổ thông khi tiếp cận bộ môn hóa học hữu cơ. Do đó, thiết kế website hỗ trợ cho
việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ( nâng cao) là cần thiết.
1.2. Tự học
1.2.
1. Tự học là gì
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001, tự học là: “…tự học là quá trình tự
mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…” [3, tr.38].
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là 1 bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi

những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động
dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của n
gười học, phản ánh tính tự giác và
sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết
quả nhất định tr
ong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình,
nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người
có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự
học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm
chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đă
đọc, đă nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách
tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện…Đối với học sinh, tự học còn thể
hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động
ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.2.
2. Các hình thức của tự học
Theo tài liệu lý luận dạy học [3, tr.38], tự học có 3 hình thức:

- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức
trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, đòi hỏi khả năng tự học rất
cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các
phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày,
trong tuần, đư
ợc thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.2.3. Chu trình của tự học
Theo các tài liệu [3], [26], [28], việc tự học của học sinh là một chu trình có 3 thời:
1. Tự nghiên cứu.

2. Tự thể hiện.
3. Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.








Thời (1): Tự nghiê
n cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề,
tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có
tính chất cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm
vai trong các tình huống, vấn đề,
tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao
đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xă hội của cộng đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người
học tự kiểm tra,
tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa
học (tri thức).
1.2.4. Vai trò của tự học
Tổng hợp những ý kiến từ các tài liệu [3], [14],[26], [28], tự học có nhiều vai trò.
Chu trình tự học
(3)
Tự kiểm tra,

Tự điểu chỉnh
(2)
Tự thể hiện
(1)
Tự nghiên cứu
Tự học

Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với
quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường
thời có hạn.
Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm
tòi, nghiên cứu và lựa chọn. C
ó phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học
sinh biết cách tự học, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài
liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo”. Như vậy, tự học có ý nghĩa quyết định với sự thành đạt của mỗi người [2,
tr.39].
Tự học của học sinh TH
PT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc
lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phá
t triển phù hợp với quy luật tiến hóa
của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh
THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học
cao hơn như đại học, cao đẳng… học sin
h sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học
tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm
“Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.

1.2.5. Tự học qua mạng và những lợi ích của nó
1.2.5.1. Tự học qu
a mạng
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc học qua mạng ngày càng trở
nên phổ biến và vô cùng cần thiết. Với hình thức học này người học sẽ chủ động tìm kiếm tri thức để
thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút
kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet.
1.2.
5.2. Lợi ích của tự học qua mạng
Trong thời đại ngày nay, muốn thoát khỏi lạc hậu với khoa học và kĩ thuật, mỗi người phải có
thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai, vào bất cứ lúc nào, cũng có điều kiện đến
trường, đến lớp để học. Thế nhưng tự học như thế nào, tự học cái gì, phải bắt đầu tự học từ đâu và ai sẽ
hướng dẫn cho m
ình? Đó là những vấn đề khó khăn mà người tự học thường gặp phải. Để giải quyết
tình trạng đó, tự học qua mạng ra đời nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho bất cứ ai muốn học một
chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng phần kiến thức đã học ở trường lớp. Sự hướng dẫn
này c
ó cấp độ chung và cấp độ cụ thể. Cấp độ chung hướng dẫn học về các mặt tư tưởng, quan điểm,
phương pháp luận, những phương pháp chung nhất, phổ biến nhất. Cấp độ cụ thể hướng dẫn học môn

cụ thể, từng bài học cụ thể. Cấp độ chung soi sáng cho cấp độ cụ thể và cấp độ cụ thể minh họa, củng
cố cấp độ chung. Cả hai cấp độ hướng dẫn này khi vào học sẽ hòa quyện vào nhau, tác động lẫn nhau
để tạo nên một phong cách tự học có hiệu quả, người học sẽ có trong tay một công cụ cơ bản để học
suốt đời. Một sự hướng dẫn đư
ợc coi là có hiệu quả nếu người tiếp thu thật sự chủ động khiến cho yêu
cầu “được hướng dẫn” cũng sẽ giảm dần cho đến khi người học có thể tự học hoàn toàn.
Việc tự học qua mạng sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế
hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh
vấn đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần dài, cách tự học đó trở thành t
hói quen, giúp người học

phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Tự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn
thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo.
Với tính năng siêu liên kết và giao diện t
hân thiện, website sinh động, hấp dẫn, tiện dụng cho
người học góp phần nâng cao hứng thú học tập.
Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của
mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tuy tự học có một vai
trò hết sức quan trọng nhưng tự học của học sinh cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không
có sự hướng dẫn,
chỉ dạy của người thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là
nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm
Văn Đồng-1969). Giáo viên cần giúp cho học sinh tìm
ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp
cho học sinh những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho học sinh biết cách tự học qua mạng chính
là một trong những cách giúp học sinh tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận
của nhân loại.
1.3. Kiểm tra đánh giá
1.3.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá
Kiểm tra là sự xem xét một cách kỹ lưỡng một vật, một hiện tượng, một quá trình dựa trên mục
tiêu đã xác
định trước. Trong lý luận dạy học, “kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy
học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này”
[41, tr.178].
Đánh giá là phương tiện để xác định các mục đích và mục tiêu của một công việc có đạt đư
ợc
hay không. Nó cũng gồm việc xem xét các phương tiện đang được sử dụng để đạt đến mục đích và
mục tiêu. Đánh giá làm rõ các sản phẩm có được ngoài dự kiến, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, từ các
hoạt động bổ trợ.


Đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin một cách có hệ thống nhằm xác
định mức độ đạt đến các mục tiêu giảng huấn về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương
pháp định lượng (đo lường) hay định tính (quan sát) [4, tr.29].
1.3.2. Mục đích [5]
Mục đích của việc đánh giá là kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học, môn
học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có các mục tiêu khác nhau nên có các yêu cầu đá
nh giá
khác nhau:
Đánh giá xác nhận: Đánh giá sản phẩm đầu ra nhằm xác nhận một trình độ nhất định (tốt
nghiệp trung học phổ thông, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh đại học…)
Đánh giá điều chỉnh: Đánh giá trong quá trình dạy và học (kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút
…) giúp cho giáo viên biết mức độ nắm kiến thức, kỹ năng trong từng bài, từng chương,
từng phần nội
dung để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy của thầy hoặc phương pháp học của trò.
Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu nhằm thu được những thông tin phản hồi giúp giáo viên
điều chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu.
1.3.2. Chức năng của kiểm tra [5]
1.3.2.1. Chức năng phát hiện, điều chỉnh
- Dựa vào việc tiến hành các hình thức và phương pháp kiểm tra kết quả học tập của học sinh,
giáo viê
n nắm được thực trạng việc học tập của học sinh và nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả đó.
- Giáo viên xác định được mức độ lĩnh hội và hoàn thiện hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh khi kết thúc môn học.
- Giáo viên nắm được cụ thể, chí
nh xác năng lực, trình độ của mỗi học sinh trong lớp để có
biện pháp giúp đỡ thích hợp.
- Giáo viên theo dõi được sự tiến bộ hay sa sút của học sinh trong quá trình học tập để có sự
động viên, nhắc nhở kịp thời.
1.3.2.2. Chức năng củng cố, phát triển trí tuệ của học sinh

Thông qua kiểm tra, học sinh có điều kiện học tập tích cực, tiến hành các hoạt động trí tuệ,
phát huy cao độ năng lực tư duy, độc lập, s
áng tạo của bản thân. Từ đó, học sinh có thể ghi nhớ, tái
hiện, khái quát hóa những tri thức thu lượm được. Trên cơ sở đó học sinh được củng cố, rèn luyện,
hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ, vận dụng…
1.3.2.3. Chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục là một trong những chức năng qua
n trọng của kiểm tra, có tác dụng giáo
dục học sinh thái độ học tập, khuyến khích học sinh học tập chăm chỉ, tính cẩn thận, có tinh thần trách
nhiệm. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá còn giúp học sinh rèn luyện năng lực tự kiểm tra, tự đánh

giá, tự hoàn thiện học vấn, giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể, tạo dư luận lành mạnh, đấu
tranh chống lại các biểu hiện sai trái, ủng hộ cái tốt và giúp đỡ nhau học tập.

1.3.3. Định hướng đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả
1.3.3.1. Mục tiêu
Theo tài liệu [43, tr. 17], đổi mới kiểm tra đánh giá phải đáp ứng các mục tiêu sau đây
:
- Đánh giá phải đúng thực chất trình độ của, năng lực của người học; kết quả kiểm tra, thi cử
đủ độ tin cậy để xét lên lớp, tốt nghiệp, làm căn cứ tuyển sinh.
- Tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và bảo đảm tốt hơn lợi ích của người học.
1.3.
3.2. Định hướng về nội dung và hình thức đáng giá [5]
- Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng của việc nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản hóa
học, không nặng thuộc lòng.
- Chú ý đánh giá năng lực thực hành vận dụng tổng hợp kiến thức , vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh.
-
Tăng yêu cầu về kiểm tra thí nghiệm hóa học và năng lực tự học của học sinh.

Để sử thực hiện được các yêu cầu trên đây, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chú ý dùng phối hợp nhiều loại hình bài tập như tự luận và TNKQ, bài tập lí thuyết định tính
và định lượng, bài tập thực nghiệm.
- Chú ý kiểm tra năng lực thực hà
nh, kĩ năng tự học , kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng làm
việc khoa học như điều tra, tra cứu, báo cáo kết quả …
- Dùng các phương pháp khác trong đánh giá : HS tự đánh giá lẫn nhau; kiểm tra viết, kiểm tra
vấn đáp.
1.3.3.3. Định hướng đổi mới về kiểm tra đánh giá kết quả
* Về kiến thức
Theo tài liệu [5, tr.126], nội dung của đánh giá theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân
tích, tổng hợp, khái quát. Trước mắt, ở trường trung học phổ thông cần chú ý cá
c mức độ:
Biết: Học sinh nhớ các định nghĩa, tính chất, hiện tượng hoá lý, các khái niệm, công thức đã
học và trả lời câu hỏi “Là gì? Là thế nào? ”
Hiểu: Học sinh giải thích được các bản chất, các hiện tượng hoá học và trả lời câu hỏi “Vì
sao? Như thế là thế nào? C
ó nghĩa là gì?…”
Vận dụng: Học sinh áp dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề tương tự,
các vấn đề trong cùng phạm vi đã có thay đổi, biến đổi một phần…
* Về kỹ năng

Tập trung vào ba nhóm kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng học tập tích cực môn hoá học, ví dụ:
+ Dự đoán tính chất của một chất (căn cứ vào: tính chất chung của các loại chất, đặc điểm
cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, độ âm điện, năng lượng ion hoá hoặc đặc điểm cấu tạo
phân tử hợp chất), kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm
hóa học hoặc thu thập thông tin trong tài liệu và
rút ra kết luận.
+ Kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét nhằm chứng minh

hoặc kết luận về tính chất của chất, hiện tượng hoá học.
+ Kỹ năng tiến hành các thí nghiệm cụ thể nhằm mục đích nghiên cứu hoặc kiểm chứng cho
dự đoán về tính chất, hiện tượng,…
- Kỹ năng vận dụng kiến thức hoá
học có nâng cao:
+ Phân biệt một số chất đã học bằng phương pháp hoá học.
+ Giải một loại bài tập hoá học cụ thể (tính thành phần phần trăm của hỗn hợp, xác định
công thức hoá học của một chất, tính khối lượng sản phẩm dự kiến theo hiệu suất, bài tập tổng hợp, bài
tập thực nghiệm…)
+ Loại bỏ chất thải độc hại.
+ Giải bài tập trắc nghiệm
khách quan hoá học có yêu cầu vận dụng kiến thức và kỹ năng.
- Kỹ năng thực hành hoá học:
+ Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành thành công, an toàn một số thí nghiệm:
 Trong bài thực hành hoá học để kiểm tra các kiến thức đã học ở bài lý thuyết.
 Trong một số bài lý thuyết để nghiên cứu tính chất các chất, để kiểm tra
dự đoán.
+ Quan sát, mô tả được các hiện tượng, nhận xét, rút ra kết luận.
+ Viết tường trình bài thực hành thí nghiệm.
1.3.6. Các hình thức kiểm tra đánh giá
1.3.6.1. Theo truyền thống
Theo tài liệu [41, tr.183], kiểm tra đánh giá kết học tập của học sinh được tiến hành dưới nhiều
hình thức, phương pháp truyền thống tổ chức kiểm tra đánh giá kết học tập của học sinh là kiểm tra
miệng và kiểm tra
viết.
a. Kiểm tra miệng
Kiểm tra miệng là kiểm tra vấn đáp, là hình thức kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra miệng được
thực hiện qua các khâu ôn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn. Kiểm tra miệng giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời những lệch lạc của học sinh để điều chỉnh
cách học của học sinh và điều c

hỉnh cách dạy của chính bản thân giáo viên.

Để kiểm tra miệng, trước hết phải xác định được chính xác kiến thức cần kiểm tra, củng cố để
chuẩn bị câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh, với nội dung bài học. Câu hỏi đặt ra khi kiểm tra
miệng phải rõ ràng chính xác để học sinh không tra lạc đề, phải kích thích được tư duy sáng tạo của
học sinh.
Khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên phải chú ý lắng nghe, không ngắt lời của học sinh, tạo
điều kiện để học sinh trả lời câu hỏi một cách tốt nhất. Học sinh trả lời xong, giáo viên yêu cầu học
sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn nhằm tạo bầu không khí học tập của cả tập thể lớp. Giá
o viên
phải sửa chữa, uốn nắn những thiếu sót, sai lệch về kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh cách
trình bày vấn đề một cách mạch lạc, xúc tích. C
uối cùng, giáo viên nhận xét và cho điểm một cách
chính xác, khách quan.
b. Kiểm tra viết
Ở trường phổ thông hiện nay, kiểm tra viết được tiến hành dưới hình thức kiểm tra 15 phút hay
1 tiết (45 phút). Bài kiểm tra viết thường là bài kiểm tra trắc nghiệm tự luận (15 phút) hoặc bao gồm
trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan (1 tiết). Bài kiểm tra viết thường được tiến hành sau khi
học xong một chương hoặc một phần c
hương trình.
Qua kết quả của bài kiểm tra viết, giáo viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ
năng trình bày vấn đề và sự phát triễn ngôn ngữ của của học sinh. Kết quả bài kiểm tra đánh giá giúp
cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học của mình sau một thời gian.
Để có kết qua chính xác về quá trình dạy học, bài kiểm tra viết phải được tiến hà
nh một cách
nghiêm túc. Giáo viên cần xác định mục tiêu cần kiểm tra đánh giá, nội dung cần kiểm tra, số lượng
câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh và yêu cầu của chương trình.
1.3.6.2. Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giáo dục phổ thông
a. Kiểm tra thường xuyên
Theo tác giả Trần Anh Tuấn [43, tr.17], kiểm tra thường xuyên gồm có kiểm tra vấn đáp

(kiểm tra miệng) và kiểm tra viết 15 phút. Kiểm tra vấn đá giúp giáo viê
n thu được thông tin phản hồi
nhanh và có tác dụng thúc đẩy, kích thích học sinh học tập.
Kiểm tra vấn đáp có thể tiến hành bất kì lúc nào trong giờ học. Còn kiểm tra viết 15 phút
được tiến hành sau khi kết thúc một tiết học. Nó có tác dụng kiểm tra kiến thức học sinh trong một
phạm vi không quá nhiều, giúp cho học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện năng lực trình bày.
b. Kiểm tra định kỳ
Theo tài liệu [43, tr.17], kiểm tra định kỳ được tiến hành sau một khi kết thúc một số phần,
một số chương, gồm có
: kiểm tra viết một tiết, kiểm tra học kì, thực hành. Nó có tác dụng kiểm tra
kiến thức, kĩ năng của học sinh về vấn đề tương đối hoàn chỉnh trong phạm vi kiến thức đã học, giúp
học sinh rèn luyện năng lực phân tích tổng hợp vấn đề, kĩ năng kĩ xảo thực hà
nh thí nghiệm.

1.3.7. Quy trình kiểm tra đánh giá
Thông thường, quy trình đánh giá tri thức khoa học gồm có ba bước:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí về nội dung đánh giá và các tiêu chuẩn cần đạt được tương ứng với
các mục tiêu dạy học đã được cụ thể hóa đến chi tiết.
- Thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá và kế hoạch sử dụng chúng.
- Thu thập số liệu đánh giá.
- Xử lí số liệu.
- Báo cáo kết quả để rút ra kết luận về việc đánh giá và đưa ra những điều c
hỉnh quá trình dạy
học.
1.4. Thiết kế bài giảng điện tử, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trắc nghiệm tự luận và
bài kiểm tra đánh giá
1.4.1. Bài giảng điện tử
1.4.1.1. Khái niệm
Theo TS. Trần Trung Ninh [15], giáo án điện tử là hệ thống bao gồm ba thành tố:
a. Kế hoạch bài dạy học gồm:

-
Mục tiêu bài dạy học tương tự giáo án thường.
- Chuẩn bị của thầy và trò bao gồm cả việc tìm tư liệu bài dạy học trên internet, chuẩn bị
phòng máy, máy chiếu …
- Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Kế hoạch về thời gian.
- Thông tin phản hồi.
b. Bài trình diễn gồm có:
Bài giảng soạn thảo bằng Microsoft Powerpoint. Trong bài trình diễn, chỉ đưa những nội dung
thật tinh giản, xúc tích, ngắn gọn. Ở mỗi slide (trang) không quá
năm gạch đầu dòng. Slide 1: Tên bài
dạy, người dạy, trường lớp. Slide 2 giới thiệu nội dung chính, sau đó sẽ triển khai trong các slide sau.
c. Tư liệu hỗ trợ dạy học gồm có:
- Tư liệu hình ảnh, âm thanh, thông tin bổ sung.
- Tư liệu các mô phỏng sản xuất hóa học, các quá trình tự nhiên, cơ chế phản ứng hữu cơ.
- Các video về thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, phản ứng hóa học xảy ra quá nhanh hay quá
chậm.
1.4.
1.2. Các nguyên tắc soạn thảo bài trình diễn
- Đơn giản, rõ ràng.
- Tinh giản và biểu tượng hóa nội dung.

- Chọn đồ họa, hiệu ứng hoạt hình cẩn thận, phù hợp với nội dung và thời gian trình diễn, tránh
lạm dụng để không làm phân tán sự chú ý của người học.
- Chỉ nên có một ý tưởng lớn trong mỗi slide.
- Có không quá năm ý nhỏ trong mỗi slide.
1.4.1.3. Quy trình thiết kế một giáo án điện tử
- Căn cứ vào chương trình, nhiệm vụ của chương, mục tiêu bài giảng, đặc điểm trang thiết bị
dạy học, trình độ học sinh để xâ
y dựng kế hoạch bài dạy học.

- Khai thác internet, sách báo, sách tham khảo… tìm kiếm xây dựng tư liệu hỗ trợ bài dạy.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài trình diễn.
- Kiểm tra toàn bộ giáo án điện tử, sửa chữa những sai sót trước khi trình diễn.
1.4.2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
1.4.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
“Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng
hệ thống câu hỏi gọi là “khách qua
n” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào
người chấm ” [36, tr.187].
Trắc nghiệm khách quan được chia làm bốn loại chính
- Câu trắc nghiệm đúng sai.
- Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.
- Câu trắc nghiệm ghép đôi
- Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn.
Khi soạn thảo bài trắc nghiệm khách quan cần lưu ý các vấn đề sau:
- Xác định mục tiêu cụ thể muốn kiểm tra.
-
Xác định nội dung cần kiểm tra. Căn cứ vào nội dung trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức
và kĩ năng, chia nội dung chương trình thành những nội dung cụ thể. Xác định tầm quan trọng của từng
nội dung để phân bố số câu hỏi hợp lí.
- Thiết kế câu hỏi gồm ba mức độ: biết, hiểu,
vận dụng có nội dung về lí thuyết, định lượng và
thực nghiệm.
- Số lượng câu hỏi được soạn nên nhiều hơn số câu hỏi cần dùng trong kiểm tra nhằm lựa chọn
được câu hỏi có chất lượng.
- Mỗi câu hỏi phải liên quan đến một mục tiêu nhất định. Câu hỏi phải biểu diễn được mục tiêu
dưới dạng đo được hay quan sát được.
- Câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng, không nên dùng những cụm từ có ý n
ghĩa mơ hồ: “thường
thường”, “đôi khi”, “có lẽ” ….

- Câu hỏi phải có độ khó vừa phải, có khoảng 40 – 60% học sinh trả lời được câu hỏi đó.

- Phải soạn đáp án kĩ trước khi cho học sinh làm bài kiểm tra và cần báo trước cho học sinh số
điểm của mỗi câu.
1.4.2.2. Trắc nghiệm tự luận (TNTL)
“TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các
câu mà hỏi học sinh phải trả lời dưới dạng viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong khoản thời
gian đã định trước” [41, tr184]
.
TNTL cho phép học sinh tự do tương đối nào đó để trả lời mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra. Để
trả lời câu hỏi trong bài, học sinh phải nhớ lại kiến thức đã học, phải biết cách sắp xếp và diễn đạt ý
của mình một cách rõ ràng và chính xác.
Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan điểm cho bởi
những người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thường ít câu hỏi và mất thời
gian trình bày câu trả lời.
Khi soạn câu hỏi TNTL, cần lưu lý:
- Phải xác định mục tiêu cần kiểm
tra. Nên dùng câu hỏi TNTL để kiểm tra khả năng vận dụng
những điều đã học để tìm ra kiến thức mới chưa học ở lớp hay đánh giá khả năng so sánh các vấn đề
với nhau của học sinh.
- Căn cứ và
o chương trình, cần xác định trước nội dung nào cần kiểm tra và thông báo cho học
sinh biết trước nội dung cần kiểm tra để học sinh chuẩn bị một cách thích ứng.
- Nên soạn câu hỏi đánh giá học sinh ở nhiều mức trí lực khác nhau phù hợp cho từng đối tượng
học sinh, đánh giá ở mục tiêu quan trọng có mức trí lực cao, không nên hỏi những điều vụn vặt.
- Các câu hỏi phải rõ ràng và phải có giới hạn của các điểm cần trình bày trong câu trả lời.
- Phải dự tính đủ thời gian cho học sinh trả lời đủ tất cả các câu hỏi trong bài kiểm tra
.
1.4.3. Bài kiểm tra đánh giá
1.4.3.1. Các yêu cầu khi thiết kế bài kiểm tra đánh giá

- Bộ đề kiểm tra (hệ thống câu hỏi và bài tập, thang điểm ) đảm bảo đánh giá được những kiến
thức, kỹ năng cơ bản về Hóa học mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập.
-
Hệ thống câu hỏi và bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học hóa học.
- Hướng dẫn chấm rõ ràng, chính xác, khoa học dễ thực hiện phù hợp với đề bài về nội dung
và biểu điểm.
- Các số liệu phải được xử lý chính xác, khoa học.
Các kết quả thu được đảm bảo phân biệt được trình độ học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu
về Hó
a học.
- Bộ đề cần mang tính khả thi.
1.4.3.2. Các bước thiết kế bài kiểm tra đánh giá

Theo các tài liệu [5], [41], [43], ở trường phổ thông hiện nay, kiểm tra đánh giá có thể được
tiến hành dưới hình thức: kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên.
- Xác định yêu cầu, mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập xong một chủ đề, một chương, một học kỳ
hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học. Qua đó đánh giá được quá trình học tập của
học sinh :có tiến bộ hay sa sút. Từ đó giáo viên sẽ điều chỉnh về phương pháp giảng dạy và học sinh tự
điều chỉnh phương pháp học tập của chính bản thân của
mình.
- Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của đề kiểm tra
Để xây dưng được đề kiểm tra tốt, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy, t
hể hiện hành vi
hay năng lực cần phát triển cho học sinh như là kết quả của việc dạy học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
đồng thời với các nội dung kiến thức cụ thể cần kiểm tra. Xác định các nội dung Hóa học cụ thể cần
kiểm tra. Việc xác định những nội dung này cần phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỷ năng của chủ đề, nội
dung cụ thể của chương, phần trong sách giáo khoa.
-
Thiết kế ma trận của đề kiểm tra môn Hóa học.

- Xác định nội dung Hóa học cơ bản cần đánh giá.
- Xác định mức độ nội dung và hình thức câu hỏi: xác định mức độ hiểu, biết và vận dụng loại
trắc nghiệm khách qua hay tự luận. Để tăng hiệu quả của đánh giá, nếu bài kiểm tra v
iết một tiết chúng
ta cần kết hợp cả hai loại trắc nghiệm, còn bài kiểm tra viết 15 phút thì chúng ta có thể sử dụng trắc
nghiệm khách quan hay tự luận.
- Hình thành ma trận:
Ghi những nội dung kiến thức cần đánh giá.
Ghi những mức độ kiểm tra, mức độ nhận thức của học sinh: biết, hiểu,vận dụng.
Xác định số lượng câu hỏi cho mỗi đề kiểm tra và số điểm dự kiến cho mỗi câu hỏi.
T
hiết kế lời giải và biểu điểm.
1.4.3.3. Một số kinh nghiệm khi thiết kế bài kiểm tra đánh giá
Khi thiết kế bài kiểm tra đánh giá, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nắm kĩ yêu cầu của môn học, nội dung chương trình.
- Nắm kĩ đặc điểm tâm sinh lý, trình độ của học sinh.
- Phải phân loại được trình độ học sinh, không quá khó và cũng không quá dễ.
-
Xác định rõ nội dung dung cần kiểm tra, thời gian cần kiểm tra.
- Tùy trình độ của học sinh mà quy định số lượng và nội dung câu hỏi cho mỗi lớp.
- Nội dung bài kiểm tra cần đáp ứng được yêu cầu: biết, hiểu và vận dụng.

- Cuối đề kiểm tra, cho thêm các chi tiết về nguyên tử khối của các nguyên tố, các chi tiết cần
chú ý cho học sinh để tránh những sai sót học sinh có thể mắc phải: sử dụng bảng tuần hoàn khi không
được cho phép, học sinh quên nguyên tử khối của các nguyên tố
- Cần ra đáp án chi tiết, qua đó ước lượng được thời gian học sinh làm bài để điều chỉnh bài
kiểm tra phù hợp thời gian yêu cầu, tránh sai sót trong các phép tính toán của bài kiểm tra.
1.5. Website hỗ trợ việc dạy và học
1.5.
1. Website dạy – học

Theo các tài liệu [16], [47], [48], Website dạy học còn gọi là Giáo trình điện tử (GTĐT) hoặc học
liệu điện tử (HLĐT)- hay còn gọi là những phần mềm học tập hay phần mềm Dạy và Học -Teaching
Learning software- nói chung là những giáo trình được sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng.
Các website dạy học sử dụng cho những học viên có gắn kết với nhà trường - dù là theo loại hìn
h
học tập truyền thống hoặc các loại hình vừa học vừa làm, học từ xa- và website dạy học sử dụng cho
những người tự học hoàn toàn (ở cơ quan, công ty, tự học ở nhà, học trực tuyến ) là hai lĩnh vực có
những điểm khác biệt cơ bản.
Trong đào tạo gắn với nhà trường, mục đích chủ yếu của website dạy học là tạo ra môi trường
học tập ảo với sự hỗ trợ của IT (
Infomatic Technology) cho học viên hơn là chú trọng cung cấp các
giáo tiếp điện tử giữa học viên và tổ chức hướng dẫn người học.
1.5.2. Đặc điểm của website dạy học
Điểm khác biệt cơ bản giữa học tập theo lớp - có giáo viên giảng dạy (face to face) và học tập
từ xa hay tự học qua website là : Người tự học (học tại nhà , học viên từ xa, học v
iên cô độc - isolated
learner) thiếu hẳn những tương tác hết sức quan trọng sau đây trong quá trình học tập:
- Tương tác Thầy - Trò
- Tương tác Trò - Bạn đồng học
- Tương tác Trò - Môi trường học tập
Website dạy học sử dụng những thành tựu trong công nghệ nhằm khắc phục những thiếu thốn
đó bằng cách cố gắng tạo ra những tương tác ảo để hỗ trợ người học trong quá trình tự học.
Trong
các lớp học truyền thống, giáo viên chuẩn bị bài giảng, trực tiếp giảng dạy và đối thoại
với học viên, trả lời các câu hỏi của người học. Học viên còn được thường xuyên trao đổi thảo luận với
bạn học, động viên khuyến khích nhau khi có tâm lý chán nản. Ngoài ra, người học còn luôn được tiếp
xúc, nắm bắt thông tin từ các tổ chức nhà trường, trong lớp học và các tổ chức
khác, điều này cũng có
tác động rất quan trọng thúc đẩy học viên học tập.Tất cả các giao tiếp nói trên đều được chuyển tải qua
tất cả các dạng truyền thông (media) như : văn bản (sách báo, công văn giấy tờ ), âm thanh , hình ảnh,

và hình ảnhđộng.

×