Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quảng bá chiến dịch Marketing trực tuyến tiếp thị trực tuyến - Phần 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.69 KB, 5 trang )

Quảng bá chiến dịch
Marketing trực tuyến -
tiếp thị trực tuyến - Phần
3
Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm là phương pháp marketing trực tuyến
(tiếp thị trực tuyến) tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách đưa trang
web của doanh nghiệp hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả của
các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN
3. Email marketing - hình thức marketing trực tuyến (tiếp thị trực
tuyến) khó nhưng không phải là không thể
 38% sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 18-30 có sử dụng
email, con số này ở độ tuổi 41-50 là 34%. Theo nghiên cứu của AC Nielsen
2008, email đứng thứ tư trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên
Internet. Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hàng ngày và thường
xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên
khiến các marketer không thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng:
Email marketing.
a. Lợi thế của email marketing
 Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm
ngàn người với chi phí chỉ bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư thông
thường; nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh, video… mà không tốn
chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa; có thể đo lường hiệu
quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng… Đó là những ưu
điểm mà email marketing có thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển email marketing là
nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.
b. Thực hiện email marketing hiệu quả
 Email marketing có tạo ra được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn
vào phương pháp và quá trình thực hiện của các doanh nghiệp, trong đó có
năm vấn đề đáng chú ý sau:
o Đúng người: quan trọng nhất trong việc sử dụng email


marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email.
Danh sách này có thể được tạo ra bằng những mẫu đăng ký thành viên trên
trang web, tổ chức sự kiện online/offline… Đây chính là những người có
quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email sẽ rất cao.
o Đúng nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ
thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu đề
và nội dung, dung lượng hình trong một email… Nếu người dùng nắm rõ
các quy tắc này sẽ thiết kế được một email “hợp pháp”. Cũng cần đăng ký
với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi email bị coi là phiền
nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách hàng này ra khỏi danh sách. Để
tạo nội dung hấp dẫn, email mẫu nên được thiết kế có độ rộng dưới 500
pixel, tựa đề dưới 35 ký tự và không nên sử dụng tiếng Việt có dấu, để thông
điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản thay thế cho hình ảnh vì
một số công cụ như Microsoft Outlook có tính năng chặn hình ảnh. Điều
quan trọng là nội dung nên được thiết kế động và cá nhân hóa.
o Đúng thời điểm: Tìm hiểu thói quen của đối tượng để email có
cơ hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh nghiệp nên gửi vào ban
ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, email
cho người tiêu dùng thì nên gửi vào
thứ Hai hoặc thứ Năm là lúc người ta
sử dụng email nhiều nhất.
o Đúng tần suất: Những
email có cùng một nội dung chỉ nên
gửi 2-4 lần/tháng cho cùng một đối
tượng. Ít hơn số này thì chưa tạo ra độ nhận biết còn nhiều hơn thì sẽ gây
phản cảm.
o Đúng kênh truyền thông: Email khi kết hợp với các công cụ
khác sẽ tạo được hiệu quả rất cao như kết hợp với direct mail (dùng email để
thông báo trước rồi gửi thư trực tiếp đến những người có phản hồi với email
thì cơ hội sẽ cao hơn do đã chọn được đối tượng có quan tâm đến chương

trình).
 Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp, doanh nghiệp
thường xuyên thực hiện các báo cáo về: tổng số email được gửi đi, tỉ lệ
email bị trả về, tỉ lệ email bị từ chối, tỉ lệ email được mở, mở như thế nào, ở
đâu, tỉ lệ click đường dẫn… Những thông số cơ bản như tỉ lệ trả về, tỉ lệ từ
chối và phản hồi doanh nghiệp có thể tự làm, nhưng để tính được tỉ suất lợi
nhuận trên vốn đầu tư (ROI) thông thường sẽ phải nhờ đến agency.
4. SEM: hình thức marketing trực tuyến (tiếp thị trực tuyến) với cuộc
chiến giành vị trí dẫn đầu
 Theo nghiên cứu của FTA, hầu hết những người sử dụng Internet ở cả
hai nhóm 17-24 và 25-30 tuổi đều có sử dụng công cụ tìm kiếm trong ba
tháng qua, trong số đó có hơn 50% sử dụng ít nhất một lần/ngày. Tìm kiếm
thông tin đứng thứ hai trong số những lý do truy cập Internet (chỉ sau đọc tin
tức).
 Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing -
SEM) là phương pháp marketing trực tuyến (tiếp thị trực tuyến) tiếp cận
khách hàng tiềm năng bằng cách đưa trang web của doanh nghiệp hiển thị ở
những vị trí đầu tiên trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như
Google, Yahoo, MSN Theo ông Chandler Nguyễn, chuyên gia SEM Công
ty DGM, đây là hình thức quảng cáo hiệu quả trong bối cảnh suy thoái hiện
nay, vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong việc thu hút khách hàng đến mua
hàng tại trang web hay cửa hàng, dễ dàng kiểm soát, đánh giá tỉ suất lợi
nhuận trên vốn đầu tư một cách chính xác, minh bạch.
 Phương pháp quảng cáo này có hai hình thức: Pay Per Click - Trả tiền
theo click và Search Engine Optimization (SEO) - Tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm. Tại thị trường Việt Nam hay một số nước trong khu vực Đông Nam Á
và Đông Á, nhiều người làm tiếp thị thường hiểu nhầm SEM chỉ bao gồm
Pay Per Click còn SEO là một mảng riêng. Chính vì vậy khi lập kế hoạch
hoặc phê duyệt chiến lược quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, họ thường
bỏ qua SEO.


×