Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực phẩm cho bé thông minh hơn pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.56 KB, 4 trang )

Thực phẩm cho bé thông minh hơn
Những nghiên cứu khoa học mới nhất đã chứng minh rằng sự ăn uống
cân bằng, khoa học và những thực phẩm “đúng” có thể giúp trẻ trở nên
thông minh hơn, siêng năng hơn và tập trung hơn.
Những “viên gạch đầu tiên”
Ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ đã nên bắt đầu chăm sóc đến “thực
đơn” cho bé. Trong thời gian mang bầu người mẹ nên ăn những thực
phẩm giàu lesitin – chất có tác động và ảnh hưởng tích cực cho sự phát
triển trí thông minh, củng cố trí nhớ. Chất này chứa nhiều nhất trong lòng
đỏ trứng, gan và thịt.

Đừng bỏ qua những thực phẩm chứa nhiều chất sắt và kẽm (như gan,
trứng, hạt dẻ, đại mạch nâu, phô mai, cá, sữa).

Cá trong thực đơn của bà bầu cũng ảnh hưởng tốt tới khả năng trí tuệ của
bé: các nhà khoa học nhận xét rằng nếu người mẹ ăn nhiều cá thì sẽ có
cơ hội sinh con thông minh.
Không chỉ di truyền
Chúng ta không nghi ngờ những thành tựu của di truyền học và đồng ý
rằng tài năng và trí tuệ của con người trước hết phụ thuộc và những yếu
tố di truyền. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giúp những gien cần thiết
“tỏa sáng” với sự giúp sức của những thực phẩm mà chúng ta cho trẻ ăn
hàng ngày.
Cơ quan “tham ăn” này không chỉ đòi hỏi năng lượng. Nó sẽ không hoạt
động bình thường, nếu không nhận đủ chất bổ và các yếu tố vi lượng.
Như các chuyên gia khẳng định gần như 100% trẻ em không được nhận
các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ!

Đây là một con số thống kê đáng buồn, nhưng may mắn là việc thay đổi
nằm trong tầm tay của bạn.
Thực đơn đủ dinh dưỡng


Những tháng đầu tiên trong đời bé nhận đủ tất cả những chất cần thiết từ
sữa mẹ. Những nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng sữa mẹ không chỉ
tăng sức đề kháng mà còn tăng cả trí tuệ của trẻ nữa. Vì thế cần cho bé
bú mẹ càng lâu càng tốt.
Từ 1 tuổi bé có thể ăn thức ăn của “người lớn”. Vậy những thực phẩm nào
có thể cho bé ăn được, để giúp trí tuệ của bé phát triển một cách tốt nhất?
I ốt

I ốt có ý nghĩa đặc biệt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ở những nước
thiếu i ốt tự nhiên, chỉ số trí tuệ trung bình của người dân kém hơn các
nước khác có i ốt đầy đủ từ 10 đến 15%. Nếu như bé nhận không đầy đủ
lượng i ốt thì hậu quả có thể nhận thấy chỉ khi bé bắt đầu tới trường và
mang điểm kém về nhà.
Nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được tự động cho bé
uống i ốt, nếu không có tư vấn của bác sĩ! Việc này có thể làm hại sức
khỏe của bé. Dùng muối chứa i ốt trong nấu ăn thì an toàn hơn.
Omega-3
Omega-3 những a xít béo không bão hòa. Hãy cho bé ăn nhiều cá và hải
sản. Những thực phẩm này chứa chất phốt pho và a xít béo omega-3 cần
thiết cho hoạt động có hiệu quả của bộ não.

Những a xít kỳ diệu này làm nhẹ quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh
giữa các nơron não bộ, và cần thiết cho việc hình thành tế bào thần kinh.
Nhờ đó, sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé dần phát triển hơn.

Sắt

Sắt nhà “bác học bé nhỏ” cần phải nhận được chất sắt qua thức ăn. Trẻ
thiếu chất sắt thường vô tâm trước tất cả, thờ ơ, không tập trung. Chất sắt
có trong thịt, gan, đại mạch nâu, kê, các loại đậu, bánh mỳ…


Vì sao cơ thể thường thiếu chất sắt? Khi chất béo, canxi, và phốt pho thừa
sẽ gây cản trở việc hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Vì thế không nên ăn chung thịt và sữa, phô mai. Cả chất tanin cũng cản
trở việc hấp thụ sắt, vì thế không nên uống trà và cà phê trong bữa ăn có
thịt.

Chất sắt có trong các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc và hạt dẻ được hấp thụ
tốt hơn cùng với vitamin C, vì thế khi ăn cháo kê hay đại mạch nâu nên
uống thêm cuốc nước hoa quả sẽ rất tốt.

Kẽm

Chất kẽm rất có ích cho não bộ, vì kẽm giúp bảo vệ các tế bào trước
những tác động có hại, ảnh hưởng tới trao đổi chất, tham gia vào hình
thành mô não bộ, kiểm soát, tổng hợp những chất đạm phụ trách về trí
nhớ và học tập.

Khi thiếu chất vi lượng này cơ thể không có biểu hiện gì đặc biệt, nên
chúng ta rất khó nhận biết để kịp thời bổ sung. Nếu như bạn nhận thấy bé
bắt đầu nhìn kém trong bóng tối và nheo mắt, dù không có rối loạn thị giác
rõ rệt nào, hãy cho bé đi thử máu.

Nếu phát hiện ra bé thiếu kẽm, hãy bổ sung vào thực đơn của bé gan, thịt,
trứng, nấm, ngũ cốc và các loại hạt dẻ, hạt bí đỏ và hạt vừng.

×