Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89 KB, 8 trang )

Câu 2:
Đặc điểm Triết học trung Hoa cổ đại?
Nội dung Triết học Nho giáo của Khổng Tử?
Rút ra ý nghĩa và vận dụng vào hoạt động chuyên môn và đời s ống?
Trả lời:
Q trình chuyển hóa của XH cơng xãngun thủy dẫn đến sự hình thành các
quốc gia chiếm hữu nơ lệ Trung Hoa. Thời kỳ này có ba sự kiện quan trọng dẫn
đến sự ra đời của XH chiếm hữu nô lệ
Toại nhân: phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn và rèn ra cơng cụ sản xu ất
Phục Hy: phát minh ra lưới để săn thú, bắt cá vàthuần dưỡng gia súc.
Thần Nông: phát minh ra cách trồng lúa nước và làm ra lưỡi cày đặt nền
móng cho sự ra đời của nghề nơng.
Những phát hiện nói trên làm cho lực lượng sản xuất phát tri ển mạnh mẽ, thúc
đẩy sự ra của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xu ất, phân hóa xã
hội thành những giai cấp dẫn đến sự ra đời của chế độ chiếm hữu nô lệ
Trung Hoa.
XH chiếm hữu nô lệ Trung Hoa phát triển qua các triều đại Nhà Hạ, Nhà Ân
( Thương) và đạt đến sự phát triển hòan thiện ở triều đại Nhà Chu
Thời kỳ này có những đặc điểm như sau:
Do sự phát triển của SX mà đặc biệt là SX nông nghiệp tạo đi ều ki ện cho
sự chun mơn hóa ngày càng sâu sắc các ngành thủ công nghi ệp dịch v ụ d ẫn
đến sự hình thành các đơ thị
Phân hóa XH diễn ra sâu sắc dẫn đến chi ến tranh liên miên gi ữa b ảy
nước (Tề, Tần, Sở, Hàn, Ngụy, Triệu,Yên) làm cho thời đại Xuân Thu chuy ển
thành thời đại Chiến Quốc.
Trong sự chuyển mình dữ dội của lịch sử,nhiều trường phái tri ết học ra
đãđời tạo thành hệ thống triết học khá hòan chỉnh. với tinh thần ái quốc các
nhà triết học Trung Hoa cổ đại đã nghiên cứu, khởi thảo, phát tri ển các h ệ th ống
lý luận, tìm hiểu phản ánh những nguyên nhân làm cho xã hội Trung Hoa biến
động, với mục đích tìm ra con đường đưa đất nước trở lại sự ổn định, thống
nhất, thịnh trị.


Triết học Trung Hoa cổ đại có 5 đặc đặc điểm :
Thứ nhất, nền triết học Trung Quốc cổ đại mang màu sắc của những học thuy ết
chính trị xã hội, thể hiện tinh thần nhân văn, cách nhận thức con người và xã h ội
trên nền tảng của các giá trị cổ đại phương Đông. Triết học Trung hoa cổ đại
chú trọng đến lĩnh vực chính trị-đạo đức của xã hội, coi việc thực hành đạo đức
là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất
của sinh hoạt xã hội.


Thứ hai, Triết học Trung tư tưởng liên quan đến con người như triết học nhân
sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử phát tri ển,nhấn
mạnh tinh thần nhân văn, lấy triết lý nhân sinh làm hạt nhân. Còn tri ết học v ề
tự nhiên thì mờ nhạt.
Thứ ba, Triết học Trung Hoa cổ đại ít có những cuộc cách mạng lớn, chủ y ếu là có
tính cải cách. Trường phái đi sau kế thừa và phát tri ển tư tưởng của các trường
phái đi trước. (Giống với TH Ấn Độ cổ đại).
Thứ tư, Nền triết học Trung Quốc cổ đại không chú trọng nghiên cứu thế gi ới
trong tính chỉnh thể thống nhất của nó, các nhà triết học ưu tiên nghiên cứu các
vấn đềthuộc về xã hội và con người. Triết học Trung Quốc cổ đại không
đặt vấn đềnghiên cứu con người dưới dạng là một thực thể thống nhất giữa
cái sinh học và cái xã hội. Triết học Trung Quốc cổ đại không trực ti ếp nêu lên
hệ thống các khái niệm, nguyên lý của triết học với tư cách là công cụ của nhận
thức triết học. Các nhà triết học Trung Quốc cổ đại chỉ sử dụng hệ thống các
khái niệm nói lên một cách gián tiếp nhằm thể hiện ý chí và mục đích chính tr ị
xã hội của mình.
Thứ năm, Phương thức duy vật và duy tâm đan xen vào nhau trong một trường
phái triết học, khơng có sự phân biệt rạch ròi.
Một trong số các trường phái của triết học trung hoa cổ đại phải kể đến tri ết
học Nho Giáo của Khổng Tử.
Khổng Tử là người mởđầu khai sinh ra trường phái Nho giáo. Ông tên th ật

là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, là người thông minh, ơn hịa, nghiêm trang,
khiêm tốn và hiếu học (học khơng biết chán, dạy khơng bi ết mỏi). Ơng là
người đầu tiên mở trường học ở Trung Quốc, Cuộc đời ông không thành đạt
trong quan trường nhưng lại rực rỡ trong lĩnh vực giáo dục, trong triết học nhân
sinh. Vì thế Khổng Tử được tôn vinh là “ Vạn thế sư biểu”.
Kinh điển của Nho giáo gồm có Tứ thư và Ngũ kinh.
Nho giáo là một học thuyết với chủ trương giáo huấn đạo đức. Học thuyết này
lấy mục đích chính trị là thiết lập trật tự xã hội làm đầu và đ ạo đ ức làm
phương tiện để thực hiện mục đích đó. Vấn đề con người và đường lối trị
nước là nội dung tư tưởng cơ bản nhất của Nho giáo.


Về vấn đề con người: Việc giải quyết vấn đềcon người trong Nho giáo
cũng đồng thời là sựtruy tìm điều cốt lõi của tưởng trị nước. Tuy nhiên,
do tâm thế của các nhà sáng lập Nho giáo cũng như nhu cầu th ời đại, h ọc
thuyết này chỉ chú trọng đến bản tính con người, các mối quan hệ con
người và giáo dục mà không đề cập nhiều đến nguồn gốc con người như
trong triết học Ấn Độ cổ đại.


Theo quan điểm của Khổng Tử, bản tính con người là gi ống nhau,
bởi lẽ “người ta ai cũng ham thích giàu sang và chán ghét sự nghèo hèn”.
Tuy nhiên, vì nhu cầu đó và bị chi phối bởi tập tính và tập quán mà con
người ngày càng xa nhau (Tính tương cận dã, Tập tương viễn dã). Bản
tính người là do trời phú. Khơng chỉ thế trời cịn ban mệnh cho con người
(Tư tưởng Thiên mệnh).
• Về các quan hệ người:
- Đầu tiên phải kể đến quan hệ của con người với bản thân. Nho giáo coi
trọng sự nghiêm khắc trong việc tu thân, tích đức. Trước hết phải
rèn luyện Ngũ thường (Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Nam thì gi ữ Tam

cương, Ngũ thường; nữ thì giữ Tam tịng (tại gia tòng phụ, xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử), Tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh).
- Quan hệ của con người với người khác: Nho giáo lấy quan hệ gia đình
làm xuất phát điểm. Theo đó, Khổng Tử nêu ra nhân luân (quan hệ
người có thứ bậc): quan hệ vua-tôi là nhân trung, quan hệ cha con là
từ hiếu, quan hệ chồng vợ là nghĩa tùy, quan hệ anh em là nhượng đễ,
quan hệ bạn bè là tín. Các mối quan hệ này dần quy về 3 mối quan h ệ
cơ bản nhất là Tam cương: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ. Tam cương phản
ánh đạo đức xã hội đồng thời chịu sự chi phối của học thuyết âm
dương, ở đó vua, cha, chồng thuộc dương; bề tôi, con, vợ thuộc âm. Âm
phục tùng dương vô điều kiện, tứ là những mối quan hệ lệ thuộc một
chiều: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất
vong bất hiếu. Phu xướng, phụ tùy. . Để thực hiện tốt 5 mối quan hệ
này cần có 3 đức tính: trí, dũng, nhân
• Về giáo dục con người: Nho giáo coi trọng giáo huấn đạo đức và hình
thành nhân cách của mẫu người lý tưởng, giáo dục là biện pháp hữu hiệu
nhất để thiết lập kỷ cương xã hội. Chính Khổng Tử là người đầu tiên xây
dựng nền giáo dục tư thục ởTrung Quốc cổ đại với quan điểm “hữu giáo,
vô loại”, nghĩa là không phân biệt giàu nghèo, vị thế xã hội, ai muốn học
đều được học. Theo ông, học cốt để nắm được đạo, tức là làm quan, trở
thành người quân tử. Nội dung giáo dục gồm Tứ giáo (văn, hạnh, trung,
tín), nếu giải trí cần biết thêm lục nghệ (ngự, xạ, thư, số, lễ, nhạc). Trước
hết phải phân loại để dạy cho phù hợp. Đối với hạng trung trí tr ở lên
cần dạy cho những điều cao siêu thuộc hình nhi thượng; cịn hàng trung
trí trở xuống thì dạy những điều cần thiết để họ biết mà ứng xử trong
cuộc sống được tốt hơn. (Khổng tử chia con người ra làm 3 nhóm: Thánh
nhân là những người không cần học cũng biết; Quân tử là những người
học cao hiểu rộng; Thảo dân là những người có học cũng không biết). Học
phải đi đôi với tập, với suy tư, và phải biết đem những điều học được áp
dụng trong cuộc sống.



Ngồi học tập, Khổng Tử cịn kêu gọi từ Thiên tử chí thường dân, phải
lấy tu thân làm gốc, bởi lẽcó tu thân mới tề được gia, sau đó đến trị quốc
và bình thiên hạ.
- Tư tưởng đức trị: Nho giáo đề ra chủ trương trị nước bằng đạo đức, nghĩa là
lấy đạo đức để cảm hóa con người, cốt để con người biết tự trọng, xấu hổ mà
không vi phạm pháp luật. Trong tư tưởng đức trị, người cầm quyền không chỉ
lấy đức để trị nước cho thiên hạ theo về, mà còn phải nêu gương đạo đức cho
thiên hạhọc tập. Đức của người cầm quyền được thể hiện qua 3 phạm
trù cơ bản đó làNhân, Lễ, và Chính danh.
 Nhân là phạm trù đạo đức cao nhất và bao trùm nhất v ới n ội dung là yêu

thương con người (nhân giả ái nhân). Theo Khổng Tử, đức nhân có
nhiều nghĩa, nhưng nghĩa chính là thương người, là nhân đạo đối với con
người. Nhân cũng là đức hạnh của người Quân tử.
Theo Khổng Tử, Nhân là: Yêu người “ái nhân” Cái gì mình khơng muốn thì
đừng làm cho người khác “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Mình muốn
thành đạt thì giúp người khác thành đạt, mình muốn lập thân thì giúp
người khác lập thân “kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt
nhân”. Bắt mình phải làm theo lễ “ Khắc kỷ, phục lễ vi nhân”. Cung,
khoan, tín, mẫn, huệ. Nhân Trí Dũng
Đặc biệt là đối với tầng lớp Quân tử. Ông cho rằng, đối với người làm chính trị
quản lý xã hội, muốn có đức nhân phải có năm điều:
Một là kính trọng dân
Hai là khoan dung độ lượng với dân
Ba là giữ lòng tin với dân
Bốn là mẫn cán (tận tụy trong cơng việc.)
Năm là đem lịng nhân ái đối xử với dân
Hiếu đễ là gốc của nhân, tuân thủ lễ để làm người có nhân.

- Lễ bao gồm lễnghi tếtựvà nghi thức ứng xử. Nho giáo chú tr ọng cả hai
phương diện, song nghi thức ứng xử được các nhà sáng lập của nó đề cập
nhiều hơn, bởi lẽlễ là nguyên tắc ứng xử của con người, theo đó điều gì “trái lễ
thì khơng nhìn, trái lễ khơng nghe, trái lễ khơng nói, trái lễ khơng làm”. Nhà vua
lấy lễ đểsai khiến bềtơi, cịn bề tơi lấy trung mà thờ vua. Khổng Tử cho rằng
nếu nhà cầm quyền dùng lễ để cai trị khi hạ lệnh “bề tôi nghe theo, thuy ết phục
ở chổ có lễ thì xã tắc được bảo vệ giữ gìn vậy”. Để bình ổn xã tắc theo ông nhà
cầm quyền phải dùng lễ, nếu nhà cầm quyền dùng lễ để trị dân thì tự nhiên dân
sẽ tự cảm hóa và thịnh trị
. Khổng Tử nói "Người quân tử học rộng về văn chương lại biết dùng lễ để chế


ước, ràng buộc mình sẽ khơng bao giờ xa Kinh phản Đạo”
Nho giáo chủ trương lễ nghi phải phù hợp với địa vị xã hội, công lao, đức độ, tài
năng, tuổi tác của người hành lễ và người nhận lễ. Ví dụ như "Nếu cha là quan
đại phu, con là kẻ sĩ, khi cha chết thì dùng lễ của quan đại phu mà chôn c ất cha,
dùng lễ của kẻ sĩ thờ cúng cha." hoặc "Khi cử hành tế lễ ở tông mi ếu, phải bi ết
sắp xếp bài vị đúng thứ tự, theo đẳng cấp thứ bậc tước vị đã được ông cha quy
định, nhằm phân biệt rõ công lao, đức độ, tài năng. Khi mọi người cùng uống
rượu thì người ít tuổi, thứ bậc thấp mời người nhiều tuổi, thứ bậc cao trước.
Mục đích là đem lễ nghĩa về chữ hiếu quán triệt đến người ít tuổi. Tuy nhiên
cũng có những quy tắc chung mà từ quân vương đến thứ dân đều phải tuân th ủ
như "Phép để tang ba năm thực hiện từ thứ dân cho đến thiên tử (vua). Để tang
cha mẹ phải là ba năm, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, tất cả đều như
nhau (bởi con người trong 3 năm đầu đời đều "đói khơng thể tự ăn, rét khơng
thể tự mặc", tất cả đều phải nhờ do cha mẹ khổ công nuôi nấng)".Lễ phải bắt
nguồn từ sự tôn trọng chân thành của người hành lễ đối với người nhận lễ thì
mới có giá trị.
Trên quan điểm con người vốn thiện, Khổng Tử cho rằng người ta sinh ra thích
an tĩnh, nhưng trong q trình tồn tại con người bị mơi trường xung quanh làm

cho động. Con người khi mới sinh ra như một tờ giấy khơng có vết tích của sự
u và ghét, thế nhưng sau đó mơi trường sống bắt đầu vẽ lên tờ giấy kia sự yêu
và ghét. Quá trình đó làm cho u và ghét hình thành trong mỗi con ng ười. Về
bản chất thì u và ghét khơng có tiết độ bên trong nhưng bên ngồi thì chịu sự
tác động của môi trường sống làm cho mê muội dẫn đến khơng làm chủ được
bản thân mình. Nếu con người làm chủ được bản thân không để cho sự mê muội
làm chủ bản thân thì cịn biết phân biệt phải trá. Còn nếu chỉ làm theo s ự ham
muốn của bản thân thì thiên lý ắt bị tiêu diệt. Theo Khổng Tử thì con người v ốn
bẩm thụ tính trời, cái tính ấy cảm xúc với ngoại vật mà động, tính động thì
thành ra tình. Tình thì tồn tại trong mỗi con người, nhưng nếu khơng có cái gì đ ể
tiết chế thì sẽ làm cho mất cái thiên tính đó đi.
Theo Khổng Tử, tình cảm của con người rất khó nắm bắt, do vậy phải hướng
tình cảm của con người tới những giá trị đạo đức cao cả. Trên quan đi ểm đó
chúng ta có thể hiểu con người thường tình hễ có thừa thì xa xỉ, khi thi ếu th ốn
thì dè sẻn, nếu khơng ngăn cấm hành vi thì dẫn đến dâm đãng. Cái tình của con
người khơng bộc lộ ra bên ngồi mà nó được ẩn khuất bên trong nên rất khó
nắm bắt. Chỉ có thể dùng lễ mới có thể ngăn cấm được sự uẩn khuất bên trong
đó vì “cái đại dục của người ta là ở việc ăn uống trai gái, bao giờ cũng có, cái đại
ố của người ta là sự chết mất, nghèo khổ, bao giờ cũng có. Cho nên dục ố, là cái
mối lớn của tâm vậy, người ta giấu kín cái tâm, khơng biểu hi ện ra ngồi. N ếu
muốn tóm lại làm một để biết cho cùng mà bỏ lễ thì lấy gì mà bi ết được”. Khổng


Tử cho rằng các triều đại đã qua sở dĩ trị được thiên hạ, là vì h ọ hi ểu rõ đ ược
tính tình của con người cho nên mới đặt ra các quy củ phép tắc bao hàm l ễ và
nghĩa để phân biệt cái lợi và hại là cho dân biết kính.
Việc sử dụng lễ để giáo hóa con người đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp. Sự
giáo hóa của lễ rất như có phép mầu nhiệm, ngăn cấm những suy nghĩ l ệch l ạc
của con người khi nó chưa hình thành ra. Lễ khiến con người ngày ngày ti ếp xúc
với những điều thiên, tránh xa những tội lỗi.

Như vậy xét kỹ những nội dung đã bàn trên của phạm trù lễ của Khổng Tử
chúng ta thấy, tác dụng của lễ bao hàm tất cả các hành vi con người và các thi ết
chế của toàn xã hội. Nghĩa rộng của chữ lễ bao hàm cả pháp luật, th ế nh ưng tư
tưởng của Khổng Tử lại thiên về cái quy củ mục đích là giáo hóa, trong lúc đó
pháp luật lại thiên về cấm.Trong một số hoàn cảnh nhất định chúng ta thấy
dùng lễ vẫn cịn phù hợp, dùng lễ có thể ngăn cấm ngững việc chưa xẩy ra,
trong lúc đó dùng hình là cái ngăn ngừa việc đã xẩy ra.
- Chính danh là biện pháp chống lại sự tiếm quyền, vượt quyền. Mỗi người đều
có bổn phận của mình và hoạt động trong phạm vi bổn phận mang tính tiền
định đó. Bởi lẽ “Danh có chính thì ngơn mới thuận, ngơn có thuận thì việc m ới
thành, việc thành thì lễ nhạc mới cất lên được và dân đỡ lúng túng”. Như v ậy,
Danh gắn liền với định phận (tiền định). “Chính danh” theo Khổng Tử đề xướng
là một nguyên tắc cai trị xã hội, được hiểu là: một vật trong thực tại cần phải
cho phù hợp với cái danh nó mang, có nghĩa là đảm bảo sự phù hợp gi ữa cái
danh và cái thực. Muốn cai trị thiên hạ, theo Khổng Tử người lãnh đạo
phải chính danh. Tử Lộ hỏi "Nếu vua nước Vệ mời thầy đi làm quan quản lý
chính sự, thầy làm việc gì trước tiên ?". Khổng Tử nói "Việc trước tiên nhất định
phải là chính danh đã". Tử Lộ chưa hiểu nên được Khổng Tử giải thích "Danh
phận khơng rõ ràng thì nói sẽ khơng thuận. Nói khơng thu ận thì vi ệc khơng thành.
Việc khơng thành thì lễ nhạc mất đi trật tự. Lễ nhạc mất đi tr ật t ự thì hình ph ạt
sẽ khơng thỏa đáng. Hình phạt khơng thỏa đáng khiến dân khơng bi ết làm th ế
nào cho đúng. Cho nên người quân tử khi được định danh phù h ợp v ới th ực thì có
thể nói ra được, mà nói ra là có thể thực hành thơng suốt. Người qn t ử đ ối với
lời mình nói thì khơng bao giờ để sơ suất".
Chủ trương làm cho xã hội có trật tự, Khổng Tử cho rằng trước hết là thực hiện
“Chính danh”. Mỗi cái danh đều mang trong nó những điều kiện bản chất mà vật
mang danh ấy phải thực hiện cho đúng. Trong xã hội vua phải ra vua, tơi ra tơi,
cha ra cha, con ra con. chính danh là làm cho mọi vi ệc ngay th ẳng. Chính danh thì
người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy, trên – dưới, vua – tôi, cha
– con, chồng – vợ,… trật tự phân minh, vua lấy nghĩa mà khiến tơi, tơi lấy trung

mà thờ vua. Nói một cách khái quát là ai ở vị trí nào cũng ph ải làm tròn trách


nhiệm, bổn phận của mình ở các cương vị đó theo thang bậc. Như vậy, theo
Khổng Tử chính danh là điểm mấu chốt để đưa xã hội tr ở nên trật tự, nền n ếp.
Nhưng để có chính danh, mỗi người phải thực hiện đúng danh phận của mình
khơng lạm quyền. Một xã hội có chính danh là một xã hội có trật tự kỷ cương,
thái bình, thịnh trị.
Ba phạm trù trên là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Khổng Tử cịn u cầu người
cầm quyền phải có Trí và Dũng. Trí để phân biệt phải trái. Dũng là có đủ can
đảm để làm việc nghĩa. Ngồi ra, ơng cịn yêu cầu người cầm quyền phải “cung,
khoan, tín, mẫn, huệ”.Trên cơ sở học thuyết đức trị của Khổng Tử, Mạnh Tử
nêu tư tưởng trị nước Nhân chính và Thống nhất. Nhân chính đề cao vị thế của
dân: nhà cầm quyền phải chú trọng đến đời sống của dân, lo cho dân có của ăn
của để, làm được điều đó mới mong đợi sự hằng tâm của dân. Ơng cịn có tư
tưởng dân chủ khi cho rằng, những kẻ tàn ác mà cầm quyền thì sẽ bị tr ời và
dân lật đổ. Mạnh tử cịn có chủ trương Thống nhất, chống chiến tranh và cát
cứ. Quan điểm này xuất phát từ thực trạng xh Trung Quốc cổ đại thời Chiến
quốc loạn lạc, chiến tranh triền miên.Đến Đổng Trọng Thư, việc phục hồi vị th ế
Nho giáo Khổng-Mạnh được xem là tâm điểm trong học thuyết Hán Nho, đưa
Nho giáo lên vị trí độc tơn, làm trụ đỡcho hệ tư tưởng của nhà nước phong
kiến trung ương tập quyền. Thuyết Thiên mệnh của Nho giáo Khổng-Mạnh
được luận giải, nhờ đó trời được nhân cách hóa và trở thành thủy tổ của lồi
người. Yếu tố thần quyền thực chất là thay thế cho pháp trị hà khắc mà nhà
Tần đã sử dụng để trị nước. Nhờ sự kết hợp đức trị với thần quyền như vậy
mà chế độ phong kiến tập quyền ở Trung Hoa duy trì sự tồn tại của nó hơn
1000 năm.
Mặc dù có tồn tại những bất cập, hạn chế, cịn đậm tính duy tâm, nhưng những
ý nghĩa và giá trị của triết học Nho giáo là điều không thể phủ nhận. Nho giáo đã
xây dựng và tạo lập thành công truyền thống học tập và tự phát huy bản thân

qua việc rèn luyện bản thân một tinh thần học tập, ham h ọc h ỏi, hồn
thiện bản thân mình qua việc học tập và thực hành.
Với chủ trương coi trọng đạo đức, Nho giáo đã góp phần tạo dựng cho
con người lối sống có trách nhiệm với gia đình, đất nước, với cả chính mình, và
đặc biệt là coi trọng trật tự, kỷ cương. Nho giáo đã tạo ra một cộng đồng xã h ội
có tơn ti, trật tự, hịa mục từ trong gia đình đến đất nước, thiên hạ. Nho giáo
khuyến khích mọi người đi sâu tìm hiểu những quan hệ xã hội, những vấn đề
của thực tiễn chính trị, pháp luật và đạo đức. Các quy định về nghi thức, lễ nghi
và thuyết Chính danh của Khổng tử giúp cho xã hội sắp xếp quy cũ, trật tự và
luôn đề cao việc tuân thủ các đạo đức ứng xử trong gia đình và xã hội. Đi ều này
mang lại cho con người thói quen và hình thành nên truyền thống được lưu
truyền qua nhiều thế hệ.


Tiếp thu những ưu điểm và khắc phục những hạn chế từ triết học Nho
giáo của Khổng Tử, chúng ta có thể vận dụng vào đời sống và hoạt động
chuyên môn, trong đời sống:
Tu thân: Bản thân phải không ngừng học tập, tu dưỡng kiến thức và đạo đức đ ể
xây dựng cuộc sống gia đình, và góp phần xây dựng xã hội. Nho giáo hướng con
người vào con đường ham học hỏi. Học đi đôi với thực hành để đạt hiệu quả
cao.
Nhân: Trong đối nhân xử thế, việc gì mình khơng thích thì khơng làm v ới người
khác, có thái độ khiêm nhường, sống có nhân-lễ-nghĩa-trí-tín. Cư xửđúng
mực với mọi người, Sống có trật tự, kỷ cương.Có lịng u nước và trung thành
với Tổ quốc.
Coi trọng đạo hiếu: kính trên, nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu
anh chị em, xây dựng và thực hiện theo hiến pháp và pháp luật.
- Trong hoạt động chuyên môn ngành y: phải tìm nguyên nhân của bệnh để tìm
ra cách điều trị chứ ko đổ lỗi do trời. Phải đứng trên lập trường khoa học đ ể
giải thích cho bệnh nhân hiểu, đi ngược lại tư tưởng “thiên mệnh”.

Người thầy thuốc ngồi chun mơn (trí) vững vàng cịn phải có đạo đức
nghề nghiệp: tận tụy, yêu thương bệnh nhân (nhân), có trách nhiệm với công
việc (nghĩa), thực hiện đúng quy chế, chuẩn mực trong cư xử (lễ), nói đi đơi với
làm (tín), và quyết tâm đến cùng vì mục đich đúng đắn (dũng).
Không ngừng học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn đ ể phục vụcho
công việc. Y khoa là lĩnh vực chữa bệnh cứu người, không được xem nhẹ vi ệc
tiếp thu kiến thức, cập nhật kiến thức mới của y học thế giới, ứng dụng đưa
đến hiệu quả trong điều trị cho người bệnh.
Thực hiện lời thề Hyppocrates. Người thầy thuốc phải thông cảm với nỗi đau
của bệnh nhân, xem bệnh nhân cũng như chính bản thân mình. Tận tình thăm
khám, cứu chữa, ko phân biệt giàu nghèo, sang hèn, không làm trái l ương tâm
nghề nghiệp, khơng vì bất cứ lý do gì mà làm điều bất nhân. Thực hiện “lương y
như từ mẫu”.
Luôn giữ lễ nghĩa và có lịng nhân ái với tất cả bệnh nhân và đồng nghi ệp. Coi
trọng đạo đức nghề nghiệp.Bên cạnh điều trị bệnh đúng theo phác đồ, bác sỹ
cũng cần quan tâm, ân cần, động viên người bệnh, để người bệnh tin tưởng, hợp
tác, không buông xuôi.Xem trọng nghĩa hơn danh lợi. Coi trọng những việc đem
lại lợi ích chung.



×