Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trung Phụng quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.11 KB, 93 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

TRẦN THỊ NGỌC BÉ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG PHỤNG
QUẬN ĐỐNG ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2022


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
----------

TRẦN THỊ NGỌC BÉ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRUNG PHỤNG
QUẬN ĐỐNG ĐA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Ngành : Quản lý giáo dục


Mã số : 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM QUANG TRUNG

HÀ NỘI - 2022


3

LỜI CẢM ƠN
Luận văn chuyên ngành Thạc sĩ quản lý giáo dục này được hoàn thành
dưới sự hướng dẫn của Giáo sư. Tiến sĩ Phạm Quang Trung cùng toàn thể các
Thầy, Cô giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy trong suốt khố học cùng với
sự quan tâm, khuyến khích, động viên và hỗ trợ của các cấp quản lý, lãnh đạo,
cán bộ, giảng viên, các đồng nghiệp và gia đình. Từ tình cảm chân thành và
lịng biết ơn các Quý thầy cô, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới :
-

Ban Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục; Lãnh đạo các phịng ban; Các thầy
cơ giáo phịng sau Đại học, những người thầy cô đã luôn cần mẫn, nhiệt tình
trách nhiệm trong mỗi giờ lên lớp để giảng dạy và truyền đạt cho chúng em

những kiến thức mới mẻ và bổ ích.
- Em xin được gửi tới Người Thầy giáo em kính trọng và ngưỡng mộ - Giáo
sư. Tiến sĩ Phạm Quang Trung lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng! Tuy
Thầy rất bận với công tác quản lý và các hoạt động khác của Học viện Quản
lý giáo dục nhưng Giáo sư.Tiến sĩ Phạm Quang Trung là người Thầy giáo
ln tận tâm, tận tình chỉ bảo, sửa từng câu, từng chữ, từng ý, từng lời văn để

bài luận văn đạt chất lượng và kết quả tốt nhất. Không chỉ tận tâm hướng dẫn
em về kiến thức khoa học Thầy còn khai mở cho em về các kỹ năng, kiến
thức, tư duy, cách thức làm việc để làm sao xứng đáng, xứng tầm khi trở
thành một Thạc sĩ Quản lý Giáo dục trong tương lai. Em thấy mình rất may
mắn và hạnh phúc khi được là học trị của Thầy – Người Thầy giáo có khí
chất cao đẹp, có trình độ học vấn đỉnh cao, Tâm thế của thầy xứng đáng với
Tầm vóc và danh hiệu cao quý Giáo sư; Tiến sĩ do Hội đồng Giáo sư Nhà
nước trao tặng.
- Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới gia đình, các bạn bè, đồng nghiệp
những người đã ln động viên, khích lệ , hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để em có thể tập trung hồn thành chương trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành bản luận văn này.


4
-

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người chồng, người bạn đặc biệt
trong cuộc đời của em, người đã luôn kiên nhẫn, đồng hành, ủng hộ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hồn thành khố học. Em xin gửi lời cảm
ơn tới con trai của em, người luôn động viên, hỗ trợ và là nguồn động lực để
em không ngừng việc học tập.
Để xúng đáng với sự tận tâm chỉ dạy của các thầy cơ trong suốt thời
gian của khố học diễn ra, em đã luôn cố gắng học tập. Bản luận văn này
chính là lời tri ân, là tấm lịng biết ơn của em gửi tới các quý thầy cô đang
công tác tại Học viện Quản lý giáo dục. Với tinh thần cầu thị và học hỏi em
mong muốn nhận được những ý kiến bổ sung, đóng góp để bản luận văn được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn


Trần Thị Ngọc Bé


5

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Quản lí hoạt động dạy
học mơn Âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trung Phụng, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục” là đề tài nghiên cứu khoa
học của tác giả được hình thành từ ý tưởng và thực tế đơn vị công tác. Luận
văn được xây dựng trên các lý luận khoa học và tình hình thực tiễn tại thời
điểm tác giả hoàn thiện luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Thị Ngọc Bé


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CBQL
CBGV

Chữ viết đầy đủ
Cán bộ quản lý
Cán bộ giáo viên

BGH


Ban giám hiệu

GV

Giáo viên

NHV

Nhân viên

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

QLGD

Quản lý giáo dục

THCS

Trung học cơ sở

CSVC

Cơ sở vật chất

TP

Thành phố


NQ

Nghị quyết

TW

Trung ương

ĐT

Đào tạo

CNTT

Công nghệ thông tin

TB

Trung bình

MỤC LỤC


7

PHỤ LỤC


8


DANH MỤC BẢNG


9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi sinh thời thiên tài âm nhạc Beethoven đã có những nhìn nhận và
quan điểm về âm nhạc “Âm nhạc là sự giác ngộ cao hơn cả triết học và tri
thức” ; “Âm nhạc khiến tinh thần con người bộc phát ra những đốm lửa”
W.Shakspeare cho rằng: “Âm nhạc là lương thực tinh thần của chúng ta
chỉ sau tình yêu”
Trong xã hội hiện nay, âm nhạc là món ăn tinh thần của mỗi con người.
Âm nhạc khiến cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, khiến cho tình yêu thêm
nồng ấm và thăng hoa khi hồ cùng âm nhạc.
“Âm nhạc là lời nói chung của nhân loại” – Longfellow
“Âm nhạc lấp đầy khoảng vô hạn giữa hai tâm hồn” – Rabindranath
Tagore
Trong những lễ hội hay trong những buổi lễ cầu nguyện không thể thiếu
âm nhạc, khi âm nhạc vang lên con người được gắn kết, họ gần nhau hơn
không phân biệt quốc gia, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc, mọi khoảng cách và
rào cản được xố bỏ, con người cảm thấy gần gũi có sự đồng cảm vô tận ngay
cả khi họ đang cách xa nhau rất xa bởi “Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ
chung của tất cả mọi thế hệ và mọi dân tộc, ai cũng hiểu được nó , bởi nó
được hiểu bằng trái tim”; “Âm nhạc là một loại ngơn ngữ hài hồ” –
Gioachino Rossini.
Trong các nền văn hố âm nhạc đóng vai trị quan trọng và thiết yếu. Âm
nhạc gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc là phương
tiện giúp con người khám phá thế giới. Âm nhạc góp phần nâng cao chất

lượng cuộc sống.
Âm nhạc là môn học đặc thù thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Qua nội
dung và hình thức học tập phong phú đa dạng, thông qua các giờ dạy học môn
Âm nhạc đã tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm được phát triển các
năng lực đặc thù mà khơng bộ mơn nào có được như là người học có cơ hội


10

và môi trường để tư duy và năng lực âm nhạc như cách thể hiện cảm thụ âm
nhạc, cách phân tích và đánh giá các giá trị của một tác phẩm âm nhạc và cao
hơn nữa là người học còn có thể ứng dụng các kiến thức lĩnh hội được qua các
giờ học để sáng tác các tác phẩm âm nhạc có chất lượng.
Qua bộ mơn Âm nhạc các giáo viên và bản thân người học cũng tự
phát hiện ra khả năng âm nhạc để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho các em
học sinh có năng khiếu âm nhạc thực thụ, gián tiếp giúp bản thân các em
học sinh và gia đình định hướng có kế hoạch học tập lựa chọn nghề nghiệp
trong tương lai.
Sự phân phối chương trình được thể hiện như sau:
- Giai đoạn 1 là giai đoạn giáo dục cơ bản
- Giai đoạn 2 là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Theo như sự phân chia này thì giai đoạn 1 được bắt đầu từ lớp 1 đến lớp
9. Giai đoạn 1 được phân chia ở 2 cấp học:
- Từ lớp 1 đến lớp 5 (cấp Tiểu học)
- Từ lớp 6 đến lớp 9 (cấp Trung học cơ sở).
Từ lớp 1 đến lớp 9 Âm nhạc được yêu cầu giống như một môn học bắt
buộc. Những kiến thức và kỹ năng về hát; kiến thức kỹ năng chơi nhạc cụ;
kiến thức kỹ năng nghe nhạc; kiến thức kỹ năng đọc nhạc; kiến thức kỹ năng
về lý thuyết âm nhạc; kiến thức kỹ năng thưởng thức âm nhạc, tất cả những
kiến thức kỹ năng trên là nội dung ở giai đoạn giáo dục cơ bản.

Giai đoạn giáo dục cơ bản sẽ giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm, cơ hội
khám phá và cơ hội thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc. Ý
nghĩa nhằm giúp học sinh phát triển năng lực thẩm mỹ, giúp học sinh nhận
thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với
văn hoá, lịch sử. Cùng với các loại hình nghệ thuật khác nữa sẽ giúp các em
học sinh hình thành được ý thức bảo vệ và ý thức phổ biến các giá trị âm


11

nhạc truyền thống Việt Nam. Ở mỗi khối học tổng số tiết trong một năm
học là 35 tiết.
Từ lớp 10 đến lớp 12 là giai đoạn giao dục định hướng nghề nghiệp, đây
là điểm cải cách mới, bước thay đổi và đột phá về việc giảng dạy môn Âm
nhạc trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Tính đột phá, mới mẻ và linh động
được thể hiện cụ thể là học sinh được quyết định lựa chọn Âm nhạc là một
môn học lựa chọn theo nguyện vọng để định hướng nghề nghiệp trong tương
lai. Trong giai đoạn này nội dung là những kiến thức và kỹ năng mở rộng,
kiến thức nâng cao về hát và hát hợp xướng. Kỹ năng chơi nhạc cụ, kỹ năng
nghe nhạc, kỹ năng đọc nhạc, kỹ năng về lý thuyết âm nhạc, kỹ năng về
thường thức âm nhạc. Tất cả các kỹ năng này đều được đạt ở trình độ nâng
cao so với giai đoạn cơ bản.
Việc nâng cao về mục tiêu chương trình nhằm để làm cho học sinh được
hoàn thiện các kỹ năng thực hành, kỹ năng về mở rộng hiểu biết về âm nhạc
trong các mối quan hệ với các yếu tố văn hoá lịch sử và yếu tố xã hội. Để các
em học sinh có ký năng và kiến thức rồi từ đó nâng cao nhận thức để trân
trọng bảo vệ và cùng chung tay phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống dân
tộc. Bên cạnh đó các em cũng biết cách vận dụng các kiến thức vào đời sống
thường nhật cũng như đáp ứng được các sở thích của cá nhân để rồi dần tiếp
cận được với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc trong tương lai của

các em.
Sự thay đổi mang tính tiến bộ và tính thời đại là sơ số tiết dạy học trên
lớp học đã có thay đổi và được tăng lên trong một năm học là 70 tiết. Các em
học sinh được chọn các chuyên đề học tập với số lượng tiết học là 35 tiết.
Theo cá nhân tôi đây là một bước thay đổi đột phá mang tính chất thời đại hay
nói cách khác các nhà làm về giáo dục cụ thể ở đây là các nhà biên soạn sách
giáo khoa dường như đã lắng nghe, thấu hiểu được nguyện vong, mong muốn,
tâm tư tình cảm của người dạy cụ thể là giáo viên dạy môn Âm nhạc và các


12

em học sinh. Đây cũng chính là điểm cộng, điểm khen cho sự thay đổi của
ngành Giáo dục nước nhà trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Nếu như trước đây môn Âm nhạc là một môn học độc lập thì trong
chương trình đổi mới này mơn Âm nhạc lớp 6,7 được tích hợp cùng mơn Mỹ
thuật được gọi tên là môn Nghệ thuật. Trong khi môn Âm nhạc lớp 8 và Âm
nhạc lớp 9 lại vẫn khơng có sự thay đổi, giáo viên vẫn sử dụng bộ sách giáo
khoa cũ nhiều năm trước đây. Nội dung chương trình dạy học và đánh giá kết
quả học tập theo cách làm trước đây
Trong trường Trung học cơ sở Âm nhạc là một mơn học được học theo
hình thức và chương trình học đại trà. Nhưng trên thực tế Âm nhạc là một
mơn học có những nét đặc thù riêng biệt, vì âm nhạc là một loại hình nghệ
thuật nên nó có những u cầu và địi hỏi nhất định cho cả người dạy và học.
Để quá trình học tập thực sự có hiệu quả giáo viên và học sinh đều mong
muốn học tập trong Phịng học bộ mơn với máy tính, máy chiếu, âm thanh,
loa đài cho biểu diễn, ngồi ra Phịng học bộ mơn cịn cần các loại nhạc cụ
truyền thống và nhạc cụ hiện đại như Sáo trúc, Đàn Bầu, Đàn Tranh, Đàn
Nguyệt, Khèn, bộ thanh phách, song loan, keyboard, .....
Việc được học tập trong phịng học có đủ các thiết bị và đồ dùng dạy học

sẽ giúp cho học sinh có cơ hội được thực hành, thơng qua đó rèn năng lực tìm
tịi khám phá các thuộc tính của đối tượng nghệ thuật, tạo hứng thú cho cả học
sinh và giáo viên.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay việc dạy mơn Âm nhạc trong Phịng
học bộ mơn chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân khách quan, do nhiều trường
học chưa có Phịng học bộ mơn âm nhạc hoặc nếu có thì đa phần sử dụng
trong các tiết học mang tính phơ diễn như các tiết dạy chun đề hoặc các tiết
Hội giảng. Nguyên nhân chủ quan, nhiều giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc,
đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi có tư tưởng ngại đổi mới phương pháp dạy


13

học, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học (nhạc cụ), cơng nghệ thơng tin cịn
nhiều hạn chế, cịn lúng túng và bị động hoặc sử dụng một cách đối phó.
Việc quản lý hoạt động dạy học mơn Âm nhạc hiệu quả sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới kết quả dạy và học mơn Âm nhạc hay nói cách khác quản lý tốt
hoạt động dạy học nói chung, mơn âm nhạc nói riêng sẽ quyết định tới chất
lượng của mơn học đó.
Từ những yêu cầu thực tế, tác giả đã chọn đề tài
“Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại trường Trung học cơ
sở Trung Phụng quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới
giáo dục”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để áp dụng vào thực tế để giúp cho việc quản lý hoạt động
dạy học môn Âm nhạc tại trường Trung học cơ sở đạt chất lượng đạt được yêu
cầu đổi mới.. Để làm được việc này tác giả cần phải tiến hành khảo sát hiện
thực công tác quản lý hoạt động dạy học của môn Âm nhạc tại trường
Trung học cơ sở Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội cùng với
các cơ sở về nghiên cứu lý luận để rồi từ đó xem xét và đề xuất các biện

pháp quản lý phù hợp nhất với tình hình cụ thể của nhà trường nhằm giúp
cho việc dạy học môn Âm nhạc đạt chất lượng tốt đúng với yêu cầu và
mong muốn của việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu ở trong đề tài này chính là nghiên cứu việc quản lý
hoạt động dạy và học của môn Âm nhạc ở tại trường Trung học cơ sở Trung
Phụng quận Đống Đa – thành phố Hà Nội.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong nội dung của để tài chính là nghiên cứu về
biện pháp quản lý hoạt động dạy học của môn Âm nhạc để đáp ứng được


14

những yêu cầu trong bối cảnh đổi mới giáo dục trong thời điểm hiện nay ở tại
trường Trung học cơ sở Trung Phụng quận Đống Đa - thành phố Hà Nội.
4.Giả thuyết khoa học
- Hiện nay việc quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại trường
THCS Trung Phụng quận Đống Đa, thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết
quả nhất định song vẫn tồn tại một số bất cập như : Trình độ của giáo viên
chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Khi áp dụng vào thực tế các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
mơn Âm nhạc thì có giúp cho việcđẩy mạnh (tăng) chất lượng dạy học môn
Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở Trung Phụng quận Đống Đa - thành
phố Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Đầu tiên là nghiên cứu về những cơ sở lý luận hoạt động quản lý về hoạt
động dạy học môn Âm nhạc tại trường Trung học cơ sở.

- Thứ hai là nghiên cứu khảo sát về thực tế hoạt quản lý hoạt động dạy
học môn Âm nhạc tại trường THCS Trung Phụng quận Đống Đa - thành phố
Hà Nội.
- Thứ ba là từ đó sẽ đề xuất ra các nhóm biện pháp để quản lý hoạt động
dạy học môn Âm nhạc tại trường Trung học cơ Trung Phụng quận Đống Đa thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Tác giả đề tài chỉ tập trung để nghiên cứu tới quản lý hoạt động dạy học
môn Âm nhạc ở tại trường THCS Trung Phụng quận Đống Đa - thành phố Hà
Nội trong thời điểm này.


15

7.Phương pháp nghiên cứu (Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu)
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, nghiên cứu, phân tích, khái qt hố, tổng hợp hố .... về các
hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học. Rồi từ đó làm cơ sở xác lập
cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu, dựa trên các nguồn tài liệu khoa học về
dạy học môn Âm nhạc Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông
và các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GDĐT, Phịng GDĐT quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Nhóm phương pháp đầu tiên được sử dụng là phương pháp chuyên gia:
Sử dụng ý kiến của các chuyên gia đang hoạt động trong nhóm dạy học môn
Âm nhạc.
- Phuơng pháp thứ hai là điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng kết quả của
các phiếu trưng cầu ý kiến để rồi từ đó hiểu được nhận thức, hiểu được
nguyện vọng của các cán bộ quản lý, của các giáo viên và các em học sinh.
Cách làm này cũng gián tiếp giúp cho tác giả có được những thông tin khách
quan và chân thực nhất về về hiện trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm

nhạc của trường THCS Trung Phụng quận Đống Đa - thành phố Hà Nội.
- Phương pháp thứ ba là phương pháp nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu
các kế hoạch chuyên môn trong đó bao gồm cả việc phân cơng cơng tác giảng
dạy chi tiết và cụ thể của giáo viên Âm nhạc tại trường Trung học cơ sở Trung
Phụng. Tác giả cũng nghiên cứu hồ sơ, giáo án , tác giả có dự một số tiết dạy
học của giáo viên Âm nhạc.... Mục đích của tất cả các việc làm này sẽ giúp
cho tác giả có những nhận định về cơng tác quản lý hoạt động dạy học cán bộ
quản lý nói chung và cụ thể là mơn Âm nhạc nói riêng.
7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác
- Ngoài ba phương pháp kể trên tác giả có thể sẽ sử dụng thêm phương
pháp về thống kê tốn học để phân tích về các số liệu mà quá trình khảo sát đã
thu nhận được.


16

8. Đóng góp của đề tài (về khoa học và thực tiễn)
Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dạy
học môn Âm nhạc theo chương trình Giáo dục phổ thơng nhằm đáp ứng nhu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay tại trường THCS Trung Phụng quận Đống Đa thành phố Hà Nội.
Khi được ứng dụng luận văn sẽ có tác động tích cực đến việc quản lý
hoạt động dạy học mơn Âm nhạc tại các trường THCS quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội.
9. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm: mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục và 3 chương được trình bày như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc
tại trường Trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại
trường Trung học cơ sở.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc
tại các trường Trung học cơ sở quận Đống Đa - thành phố Hà Nội trong bối
cảnh đổi mới giáo dục.


17

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN ÂM NHẠC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý dạy học
- Đỗ Hữu Sinh (2018), “Dạy học mơn Âm nhạc tại trường THCS Trần
Bình Trọng, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” , Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc, Trường Đại học Sư
phạm Nghệ thuật Trung ương.
- Tạ Thị Lan Phương (2014), “Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng
hợp cho học sinh khối các trường THCS huyện Quốc Oai”, Luận văn Thạc sỹ
chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc, Trường Đại học Sư
phạm Nghệ thuật Trung ương.
1.1.2. Những nghiên cứu khác về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc
- Tác giả Trần Thế Cường (2011), “Con thuyền giáo dục Việt Nam”, Nxb
Giáo dục.
Các nghiên cứu này đều có giá trị và mang tính ứng dụng cao. Các tài
liệu này được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong cả nước. Các tài liệu này
được các nhà hoạt động trong môi trường âm nhạc như các nhạc sĩ, các nghệ
sĩ, các giáo viên dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Có rất nhiều khái niệm về quản lý đã được đưa ra nhưng có một định

nghĩa ngắn gọn, cơ bản của Mary Parker Follett về quản lý đã được trích
dẫn khá nhiều là: “quản lý là nghệ thuật hồn thành cơng việc thơng qua
người khác”
Một nhóm các nhà nghiên cứu về quản lý lại cho rằng khác cho rằng:
“Quản lý chính là tập hợp các hoạt động (bao gồm cả lập kế hoạch, ra quyết


18

định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra) nhằm sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ
chức một cách có hiệu quả” (Griffin, 1998)
1.2.2. Dạy học
Hoạt động dạy học chính là một hoạt động mang tính chất đặc trưng và
diễn ra thường xuyên, chủ yếu của nhà trường.. Trong đó người học tự giác,
người học tích cực, người học chủ động, người học tự tổ chức, người học tự
điều khiển và người học tự điều chỉnh các hoạt động nhận thức của chính
mình dưới sự điều khiển chỉ đạo, sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên để
thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.
Quá trình dạy học là một quá trình bao gồm một chuỗi liên tiếp các hành
động dạy, hành động của người dạy và hành động của người học. Quá trình
này đan xen và tương tác với nhau trong cùng một khoảng không gian và
khoảng thời gian nhất định và cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ dạy học theo
yêu cầu đã đề ra.
1.2.3. Dạy học môn Âm nhạc
Dạy học môn Âm nhạc chính là q trình hoạt động của người dạy và
người học, là hoạt động tương tác có tính đặc thù. Thầy giáo là người truyền
đạt và tổ chức buổi học. học sinh tiếp thu kiến thức. Kết qủa học tập sẽ thể
hiện chất lượng giảng dạy và học của trò.
Âm nhạc là mơn học có tính đặc thù khơng trộn lẫn với các mơn học
khác. Với nội dung và hình thức học tập phong phú và đa dạng, môn âm nhạc

là môi trường tốt để học sinh được trải nghiệm, khám phá và phát triển tư duy,
năng lực hướng tới các giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Đây là mơi trường tốt cho
các em học sinh có năng khiếu thể hiện và phát triển về cảm thụ âm nhạc,
phân tích và đánh giá âm nhạc qua các sản phẩm âm nhạc, ứng dụng và sáng
tác âm nhạc.
1.2.4. Quản lý dạy học


19

Trong nhiệm vụ quản lý nhà trường thì quản lý hoạt động dạy học là
một trong những nhiệm vụ quan trọng, quyết định tới sự phát triển chung
của nhà trường.
“Quản lý dạy học chính là một bộ phận để cấu thành chủ yếu của toàn bộ
hệ thống quản lý quá trình giáo dục và đào tạo trong trường học. Quá trình
thực hiện các chức năng tổng hợp, phát triển nhân cách, nâng cao đan trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Đặng Vũ Hạt, 2016, Giáo dục Trung học
cơ sở II, Nxb Giáo dục, Hà Nội).
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một hoạt động với tư cách là là
một hệ thống toàn vẹn, gồm các thành tố cơ bản: mục đích dạy học, nhiệm vụ
dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy
học, phương tiện dạy học, phương thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập,
người dạy và người học.
Quản lý quá trình dạy học là quản lý hoạt động của người dạy và người
học, nhằm hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh.Quản lý dạy học là
tác động có mục đích của chủ thể quản lý (Nhà quản lý - Hiệu trưởng, Phó
hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (toànt hể giáo viên, học sinh, quá trình dạy
học và các lực lượng liên quan) nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, thúc đẩy quá trình dạy học của nhà trường đạt được mục tiêu,
nhiệm vụ dạy học đã đề ra.

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc
Quản lý dạy học mơn Âm nhạc là những tác động có mục đích của chủ
thể quản lý tới q trình dạy học môn Âm nhạc nhằm đạt được mục tiêu
trong việc quản lý dạy học, khiến cho hoạt động dạy học môn Âm nhạc đạt
hiệu quả.
Quản lý dạy học môn Âm nhạc là q trình tác động có mục đích của
chủ thể quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) lên các thành tố tham gia vào
quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu là giáo dục cho học sinh hướng tới


20

cái đẹp cụ thể là tính Chân – Thiện – Mỹ (hình thành các năng lực, phẩm chất,
niềm tin, thói quen, tình cảm đúng đắn, tích cực).
1.3. Dạy học mơn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở trong bối cảnh đổi
mới giáo dục
1.3.1. Đặc điểm môn học
Âm nhạc là một mơn học đặc biệt mang tính đặc thù. Thơng qua nội
dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh
được trải nghiệm và phát triển (các năng lực thẩm mỹ đặc thù ở môn học này
như thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc qua
các sản phẩm âm nhạc, ứng dụng và sáng tác âm nhạc. Qua bộ môn âm nhạc
các giáo viên và bản thân người học cũng tự phát hiện ra khả năng âm nhạc để
từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho các em học sinh có năng khiếu âm nhạc thực
thụ, gián tiếp giúp bản thân các em học sinh và gia đình định hướng có kế
hoạch học tập lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
1.3.2. Quan điểm xây dựng chương trình
- Chương trình được xây dựng dựa trên các u cầu các quy định có
trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, Đây chính là kim chỉ nam
trong việc định hướng cho việc xây dựng chương trình cho tất cả các môn

học. Dựa trên các quan điểm về mục tiêu, các yêu cầu cần đạt được về kế
hoạch giáo dục. Từ đó các nhà làm chương trình đã xây dựng định hướng về
nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục để đưa ra cách thức đánh giá kết
quả giáo dục. Để chương trình đạt tính khả thi và mang tính thực tiến cao các
nhà xây dựng chương trình đã đưa ra các điều kiện để thực hiện và phát triển
chương trình sao cho vẫn tiếp tục giữ được tính kế thừa mà vẫn mang được
tính thời đại.
Từ quan điểm xây dựng chương trình tổng thể các nhà xây dựng chương
trình đã đưa ra những định hướng cho việc xây dựng chương trình mơn Âm
nhạc cấp học Tiểu học, cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông


21

- Chú trọng và tập trung vào việc phát triển nhóm năng lực thẩm mỹ hay
cịn gọi là năng lực âm nhạc. Từ những kiến thức thiết thực và cơ bản sẽ giúp
các em học sinh có cơ hội được phát triển toàn diện và hài hoà về Chân –
Thiện – Mĩ.
- Chương trình mơn học Âm nhạc được xây dựng trên tinh thần gìn giữ
kế thừa bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống kết hợp với âm nhạc thời
đại. Kết hợp trên tinh thần gìn giữ kế thừa hội nhập chứ khơng hồ tan có tiếp
thu và học hỏi những tinh hoa của âm nhạc tiên tiến âm nhạc hiện đại. Đây
chính là điểm mói lạ đặc biệt của các nhà làm chương trình trong bối cảnh
mới. Phá bỏ được tư tưởng cực đoan bảo thủ, tiếp thu cái hay cái mới nhưng
có sự chọn lọc khơng ôm đồm không lai căng.
- Thay vì trước đây việc học tập chỉ diễn ra cố định trong lớp học thì vào
thời điểm hiện tại các nhà xây dựng chương trình cho phép giáo viên được
chủ động, sáng tạo lựa chọn địa điểm tổ chức hoạt động dạy học. Giáo viên có
thể tổ chức hoạt động dạy học ở các địa điểm ngồi trời như rạp hát, cơng
viên, các hội trại, lễ hội .... Sự thay đổi này tạo cho cả giáo viên và học sinh

môi trường học tập đa dạng, linh động phù hợp với các nội dung và chủ đề.
Ví dụ: Với chuyên đề học về Âm nhạc dân gian giáo viên có thể chọn
một sân đình nới có ngơi chùa với mái ngói cong cong. Học sinh có thể cảm
nhận rõ nét hơn về cây đa, bến nước, sân đình khi học bài hát Lý cây đa. Hay
học sinh có thể cảm nhận rõ nét hơn về cây trúc, về lá trúc và thân trúc khi
học bài hát Cây trúc xinh mà được học tại sân đình nơi có những khóm trúc
thân vàng ươm, lá trúc xanh non....
- Điểm hay và mới trong việc xây dựng chương trình chính là tính linh
hoạt. Thay vì việc sử dụng duy nhất một bộ sách giáo khoa thì ngày nay giáo
viên có thể chủ động chọn bộ sách giáo khoa cho phù hợp với tình hình thực
tế ở thành phố, ở địa phương, ở địa bàn trường, phù hợp với đối tượng học
sinh. Việc thay đổi này chính là bước đột phá lớn nhất của người làm chương
trình bởi đây là tiền đề cho việc hội nhập giáo dục với các quốc tế.


22

1.3.3. Mục tiêu chương trình
1.3.3.1. Mục tiêu chung
Chương trình mơn Âm nhạc tại trường Trung học cơ sở được xây dựng
nhằm giáo dưỡng những xúc cảm về tính nhân văn và tình u đối với cuộc
sống. Nó giúp cho đời sống tinh thần của người học được dung dưỡng, được
bao bọc bởi những giá trị tốt đẹp để hướng tới , duy trì những giá trị tốt đẹp
và phát triển những điều tốt đẹp đang còn tiềm ẩn.. Học âm nhạc không nên
gượng ép và khiên cưỡng, người giáo viên nên tạo mơi trường để người học
có cảm giác tự nhiên nhất như đang được dạo chơi và trải nghiệm trong một
môi trường tinh sạch với những điều đẹp đẽ để rồi giúp họ tự khám phá ra các
năng lực tốt đẹp vốn có. Vì vậy, việc tạo mơi trường học tập cho người học
âm nhạc là vô cùng quan trọng và cần thiết. mơi trường này có thể được xây
dựng một cách chủ động (phịng học tập chun mơn). Mơi trường học tập

này cũng có thể diễn ra ngồi phịng học chủ động tại các mơi trường tự nhiên
ngồi trời như nhà hát, công viên, các danh lam thắng cảnh
1.3.3.2 Mục tiêu ở trung học cơ sở
Cảm xúc sẽ quyết định rất lớn tới hoạt động của con người. Cảm xúc tích
cực khơng chỉ mang đến những năng lượng tích cực cho cá thể con người đó
mà nó cịn có tác dụng lan toả tới những người xung quanh và môi trường
xung quanh. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực ngồi việc khơng mang lại những
điều tốt đẹp cho cá nhân con người đó mà nó cịn ảnh hưởng đến mơi trường,
tập thể, cộng đồng nơi con người đó tiếp xúc và sinh sống. Việc dạy và học tốt
môn Âm nhạc trong trường trung học cơ sở sẽ giúp cả người dạy và người
học cùng duy trì những cảm xúc tốt đẹp, từ đó sẽ phát triển được những tiềm
năng, chủ động và sáng tạo hơn khi xem xét và giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống. Duy trì và lan toả những cảm xúc và năng lượng tích cực tới cho
cộng đồng, môi trường và xã hội.


23

1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mơn Âm nhạc ở trường
THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục
1.3.4.1. Phương pháp dạy học môn Âm nhạc trong bối cảnh đổi mới
giáo dục
Tạo điều kiện thúc đẩy học sinh phát huy tính tích cực, chủ động nắm
bắt tri thức, sáng tạo khi ứng dụng tri thức đó vào trong cuộc sống. Đó chính
là sự thành cơng của người dạy khi hoạt động giáo dục chuyển thành hoạt
động tự giáo dục
Người dạy học phải là người trực tiếp tổ chức các hoạt động và trực tiếp
hướng dẫn hoạt động. Khi gặp tạo môi trường thuận lợi người học sẽ tự
chuyển việc học tập thành nhu cầu học tập
Người dạy cần kết hợp linh hoạt các phương pháp như:.

+ Nhóm phương pháp dùng lời (giới thiệu, thuyết trình, phát vấn, thảo
luận, giao tiếp, giải thích, kể chuyện, nêu vấn đề, chứng minh)


24

+ Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động (thực hành, trực quan, làm mẫu,
luyện tập, trị chơi, trình diễn, mơ phỏng, đóng vai).
Hoạt động dạy chỉ có thành quả như và đáp ứng được đúng như yêu cầu
của chương trình dạy học chỉ khi người dạy học sử dụng hiệu quả các phương
tiện dạy học. Trong quá trình này người dạy học cần chú ý sử dụng những
nhạc khí, nhạc cụ có âm thanh chuẩn xác, Ý nghĩa của việc làm này để cho
học sinh được tiếp xúc với sự chân thật nhất. Bên cạnh đó, người dạy cịn cần
phải kết hợp một cách hợp lí và hiệu quả các hiệu ứng cơng nghệ để tiết dạy
đó hấp dẫn và sinh động.
Giáo viên cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng và phát triển đối với các
em học sinh có năng khiếu . Ý nghĩa của việc phát hiện những học sinh có
năng khiếu âm nhạc rất quan trọng bởi các em chính là những nhân tố để
truyền cảm hứng, năng lượng tích cực, thúc đẩy tiềm năng, hứng thú tạo sự tự
tin cho những bạn học sinh khác.
Âm nhạc là một Nghệ thuật và có tính đặc thù riêng, sự cảm thụ trong
âm nhạc tạo ra năng lực âm nhạc. Năng lực âm nhạc ở mỗi người có sự khác
nhau tuỳ thuộc vào khả năng cảm thụ âm nhạc của cá nhân đó, vì vậy khơng
nên tạo áp lực cho học sinh trước những yêu cầu quá cao, bởi trong trường
THCS Âm nhạc không phải là môn học chuyên biệt, Âm nhạc là môn học đại
trà được dạy cho tất cả mọi đối tượng học sinh. Tạo được môi trường thuận
lợi sẽ giúp cho các em học sinh yêu thích học âm nhạc.
Năng lực âm nhạc cũng được hiểu như là năng khiếu. Nó có thể sẽ được
phát hiện và tự khám phá trong quá trình học tập. Người học có thể tự nhận
thấy năng khiếu của mình hay nó được người dạy và những người xung quanh

phát hiện ra. Năng khiếu được phát triển hay không phát triển tuỳ thuộc vào
môi trường hay ý thức của người học.
Cụ thể người học cần:
+ Được học âm nhạc bằng đa giác quan.


25

+ Được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thơng qua nhiều
hình thức như: học cá nhân, học theo cặp, theo nhóm, tổ, học theo dự án, học
theo góc, xem hoặc biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với
các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân.
1.3.4.2. Hình thức dạy mơn Âm nhạc THCS trong bối cảnh đổi mới giáo
dục
Để quá trình dạy học đạt kết quả theo yêu cầu của chương trình dạy học,
người dạy học cần chú trọng và tới hình thức và phương pháp dạy học, hai
q trình này khơng tách rời, nó kết hợp và bổ trợ cho nhau. Việc tổ chức tốt
môi trường học tập như địa điểm diễn ra hoạt động dạy học, thời gian diễn ra
hoạt động dạy học, số lượng người tham dự hoạt động học tập..... sẽ quyết
định tới chất lượng của hoạt động dạy và hoạt động học.
Hình thức tổ chức dạy học mơn Âm nhạc gắn với hoạt động, thực tiễn,
thực hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bài học, chủ đề. Để hoạt
động dạy và học đạt hiệu quả người dạy học cần nghiên cứu, tìm hiểu lựa
chọn phương pháp phù hợp, tùy theo tính chất và mục tiêu của bài học,
phương pháp dạy học mà người giáo viên cần vận dụng, phối hợp các hình
thức phù hợp, linh hoạt để học sinh được làm việc độc lập, làm việc theo cặp,
theo nhóm hay làm việc chung cả tập thể tạo khơng khí lơi cuốn, sơi nổi để
mỗi học sinh được tạo cơ hội để tự thực hiện hoạt động học tập và trải
nghiệm.
Hình thức tổ chức dạy học mơn Âm nhạc được phân biệt với nhau bởi:

+ Quy mô số người học tham gia (cá nhân, theo cặp, theo nhóm, theo
lớp).
+ Không gian hoạt động diễn ra (trên lớp, các hoạt động tập thể trong
phạm vi trường học, các buổi giao lưu âm nhạc với các trường bạn, các buổi
lễ hội, khi tham gia các buổi biểu diễn chức âm nhạc,...)


×