Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.92 KB, 18 trang )

MỤC LỤC.
Trang
A.MỞ ĐẦU…………………………………………………………...……1
B.NỘI DUNG…………………………………………………….…...…....1
I. Khái quát về giải thể doanh nghiệp………………………………..…. .1
1. Khái niệm giải thể doanh nghiệp………………………………………1
2. Các trường hợp giải thể...........................................................................1
3.Thủ tục giải thể doanh nghiệp………….………….....……………...…4
II.Thực trạng của việc giải thể doanh nghiệp hiện nay……………….....6
1.Thực trạng giải thể doanh nghiệp hiện nay………………..……….....6
2.Ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện hành về giải thể doanh
nghiệp.............................................................................................................7
a,

Ưu

điểm

về

giải

thể

doanh

nghiệp.... .......................................................7
b, Hạn chế về giải thể doanh nghiệp………………................…………….8
c,Nguyên nhân ………………………..............……………………………9
III. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh
nghiệp……………………………….....…………………………………..10


C.KẾT LUẬN……………………………………….…………………….11

DANH MỤC THAM KHẢO


A.MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế thị trường, ngày càng nhiều các doanh nghiệp
được thành lập với tốc độ “chóng mặt”. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp
sau khi đăng kí kinh doanh nhưng vì một lí do nào đó đã không tiến hành
hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng khơng tiếp tục kinh
doanh nữa dẫn đến tình trạng giải thể doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn các
quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp em xin chọn đề tài số 6:
“Bình luận các quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp”.
B.NỘI DUNG
I. Khái quát về giải thể doanh nghiệp.
1. Khái niệm giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh
doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh
đã đặ thể theo quy định của pháp luật.
Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậu quả
của nó là bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh, chấm dứt hoạt động của
doanh nghiệp trên thực tế. Việc giải thể này có thể do nguyên nhân chủ quan
và ngun nhân khách quan có thể do ý chí tự nguyện của chủ sở hữu nhưng
có thể là biện pháp bắt buộc mang tính cưỡng chế của nhà nước đối với
doanh nghiệp có sự vi phạm dẫn đến thu hồi giấy chứng nhậm đăng ký kinh
doanh. Việc giải thể chỉ được thực hiện khi doing nghiệp còn khả năng thanh
toán nợ và các nghĩa vụ tài sản đến hạn.
2. Các trường hợp giải thể
Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:



“1.Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a, Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ cơng ty mà khơng có
quyết định gia hạn;
b, Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của
tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành
viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội
đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c, Cơng ty khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của
Luật trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp;
d, Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Quy định tại Khoản1,Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 liệt kê các trường
hợp giải thể:
a, Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ cơng ty mà khơng có
quyết định gia hạn;
Khi thành lập công ty các thành viên này đã thoả thuận,kế ước với
nhau. Sự thoả thuận,kết ước được thể hiện bằng điều lệ công ty. Điều lệ công
ty là bản cam kết của các thành viên về thành lập, hoạt động của cơng ty
trong đó đã thoả thuận về thời hạn hoạt động. Khi hết thời hạn hoạt động đã
ghi trong điều lệ( nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động) thì
cơng ty đương nhiên phải tiến hành giải theer. Việc quy định thời hạn hoạt
động của doanh nghiệp có thể do thở thuận của các thành viên sang lập, có
thể do quy định của pháp luật hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
b, Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của
tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, củ Hội đồng thành


viên, chủ sở công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng

cổ đông với công t cổ phần:
Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối vớ
nghiệp mình. Việc chủ sở hữu doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh
doanh nữa có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như lợi
nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ, mục đích kinh doanh đề ra
ban đầu và nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp này, chủ sở hữu doanh
nghiệp có thể đ thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh
doanh ở những loại hình doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là
quyết định hồn tồn mang tính cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp
,c,Cơng

ti khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của

pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục.
Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện pháp lí
để cơng ti tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối
thiểu cho mỗi loại hình cơng ti là khác nhau. Khi khơng cịn đủ số lượng
thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, công ti phải kết nạp thêm các thành
viên cho đủ số lượng tối thiểu. Thời hạn để công ti thực hiện việc kết nạp
thêm thành viên là 6 tháng kể từ ngày cơng ti khồn cịn đủ số lượng thành
viên tối thiểu. Nếu công ti không kết nạp them thành viên khi số lượng thành
viên khơng đủ thì cơng ty phải giải thể.
d,Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là căn cứ pháp lý không thể thiếu
cho sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, cơng ti nói
riêng. Khi cơng ti kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật và bị thu
hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơng ti khơng thể tiếp tục tồn
tại, hoạt động. Trong những trường hợp này công ti phải giải thể theo yêu
cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh ( theo Điều 211 Luật doanh nghiệp).



Như vậy, các quy định trên đã liệt kê các trường hợp doanh nghiệp bị
giải thể mà theo đó khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì doanh
nghiệp có thể tiến hành giải thể. Trong đó có hai trường hợp là giải thể tự
nguyện (điểm a và điểm b) và hai trường hợp là giải thể bắt buộc theo quy
định của pháp luật. Có thể thấy điều luật này đã khái quát khá cụ thể, giúp
doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt khi nào thì được tiến hành giải thể.
Đồng thời Luật doanh nghiệp 2014 cũng có các quy định nhằm giúp
doanh nghiệp rút khỏi thị trường thuận lợi hơn, nhanh hơn và rẻ hơn bằng
các quy định: giải thể tự động. Theo đó, trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định giải thể theo quy định mà không nhận được ý kiến về
việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn
bản hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ
quan Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên
cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh những ưu điểm của quy định mới theo Luật doanh nghiệp 2014
thì việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn một số những
bất cập:
Thứ nhất, Tại Điểm c Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014 khi
Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với
Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế. Để xác định Doanh nghiệp
“ngừng hoạt động” không phải là vấn đề dễ dàng đối với Cơ quan đăng ký
kinh doanh và cơ quan thuế
Các quy định về giải thể và dừng hoạt động của doanh nghiệp quy định
trong Luật Doanh nghiệp 2014 chưa rõ ràng, thiếu hiệu quả và còn phức tạp
đã khiến cho doanh nghiệp cố tình lảng tránh thực hiện việc đăng ký giải thể


theo quy định, còn các cơ quan quản lý nhà nước rơi vào tình trạng khó quản
lý và giám sát doanh nghiệp cũng như không xử lý được vấn đề. Theo quy

định trên thì doanh nghiệp chỉ cần ngừng hoạt động 01 năm mà không thông
báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và bị xóa tên.
Thứ hai, Trong trường hợp Doanh nghiệp “không báo cáo về hoạt động
kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 06 tháng liên tục”. Trên
thực tế,trong suốt thời gian dài, doanh nghiệp không gửi báo cáo định kỳ cho
cơ quan đăng ký kinh doanh. Thậm chí nhiều doanh nghiệp được hỏi cũng
cho biết doanh nghiệp khơng biết gì về nghĩa vụ báo cáo này, chỉ biết phải
nộp báo cáo cho cơ quan thuế.
Như vậy, có thể nhận thấy các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về
giải thể doanh nghiệp chỉ phù hợp đối với trường hợp giải thể tự nguyện;
khó áp dụng trong trường hợp giải thể “bắt buộc” do bị thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án.
3.Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp dẫn tới sự chấm dứt tồn tại và hoạt động của cơng ty
và thanh tốn tài sản, thanh tốn các khoản nợ. Vì vậy, việc giải thể công ty
phải tuân theo những thủ tục nhất định:
- Thông qua quyết định giải thể công ty.
Theo quy định của luật doanh nghiệp khi rơi vào một trong các trường hợp
bị giải thể, để tiến hành việc giải thể thì cơng ty phải thơng qua quyết định
giải thể cơng ty. Sau khi quyết định đã được thông qua, công ty phải gửi


quyết định này tới cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người lao động
và người có quyền, lợi ích liên quan.
- Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây (Khoản
5 Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014)
+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thóa ước lao động

tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
+ Nợ thuế và các khoản nợ khác
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp,
phần cịn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đơng
hoặc chủ sở hữu cơng ty
- Xóa tên doanh nghiệp
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo
Khoản 3 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 mà không nhận được ý kiến về
việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn
bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan
đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở
dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp dẫn tới sự chấm dứt tồn tại và hoạt động của công ty
và thanh tốn tài sản, thanh tốn các khoản nợ. Vì vậy, việc giải thể công ty
phải tuân theo những thủ tục nhất định.


Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết địi hỏi phải có một
quyết định giải thể doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp một chủ thì chủ sở
hữu doanh nghiệp tự mình ra quyết định. Trong trường hợp doanh nghiệp
nhiều chủ thì phải tiến hành họp tồn thể thành viên doanh nghiệp để thông
qua quyết định giải thể. Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành
viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp
đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.
Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo
cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh
nghiệp biết về quyết định giải thể. Việc thông báo được thực hiện đồng thời
bằng ba cách, cụ thể là: Gửi trực tiếp quyết định giải thể đã được doanh
nghiệp thông qua tới những người liên quan. Cùng với quyết định này là

thông báo về phương án giải quyết nợ như thời hạn, địa điểm và phương
thức thanh toán nợ; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
Niêm yết quyết định đó tại trụ sở chính của doanh nghiệp; Đăng báo địa
phương hoặc báo ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp.
Tiếp theo, tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ theo
đúng phương án giải quyết nợ như đã được thơng báo. Việc thanh tốn các
khoản nợ là rất phức tạp vì cần phải đảm bảo quyền và lợi ích của người liên
quan. Pháp luật quy định trình tự thực hiện cho việc này. Trước hết phải
thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ, người lao động, nợ thuế và các
nghĩa vụ khác, sau đó tiến hành phân chia tài sản cịn lại của cơng ty cho các
thành viên. (Khoản 6 Điều 202 Luật doanh nghiệp 2014).


Sau khi thanh toán hết nợ, người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp, gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh để
cơ quan này xóa tên doanh nghiệp khỏi sổ đăng ký kinh doanh. Sau khi thực
hiện xong các thủ tục nói trên, việc giải thể được coi là hoàn tất và doanh
nghiệp chấm dứt sự tồn tại trên thực tế.
Trên thực tế hiện nay việc giải thể doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Muốn giải thể, doanh nghiệp ngồi việc giải quyết các nghĩa vụ tài chính thì
cầm phải làm quyết tốn thuế với cơ quan thuế, sau đó tiến hành trả dấu cho
cơ quan công an và cuối cùng mới được nộp hồ sơ giải thể ở cơ quan quản lý
Nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư. Đặc biệt là khâu xác nhận của
cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế. Trên thực tế, việc
doanh nghiệp mời cơ quan thuế tới kiểm tra xác nhận việc hoàn thành các
nghĩa vụ về thuế là khơng dễ dàng. Chính vì vậy thời gian giải thể doanh
nghiệp thường mất nhiều thời gian thậm chí có những trường hợp thời gian
giải thể kéo dài cả năm. Thực tế này đã gây ra nhiều tổn thất cho doanh
nghiệp nói chung. Do đó, cần phải có quy định về thời hạn giải thể của
doanh nghiệp hoặc trước mắt quy định thời hạn thụ lý giải quyết của cơ quan

thuế trong việc xác nhận doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế.
Qua đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải thể.
II.Thực trạng của việc giải thể doanh nghiệp hiện nay
1.Thực trạng giải thể doanh nghiệp hiện nay
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng
đầu năm 2015, cả nước có gần 68.350 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới,
nhưng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động trong
thời gian này là gần 7.000 doanh nghiệp và số doanh nghiệp khó khăn tạm


ngừng hoạt động lên tới hơn 47.600. Như vậy, tính chung cả nước, số doanh
nghiệp khó khăn phải giải thể và tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng đầu
năm 2015 lên tới 54.000 doanh nghiệp, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm
ngoái,cao hơn nhiều so với 9 thắng đầu năm 2014
Tình hình doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2016 cũng có xu hướng
xấu đi. Cụ thể,số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong 4 tháng đầu năm nay là 3.759 doanh nghiệp, tăng
15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp
quy mơ nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm tới 93,5%..Số doanh
nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm
nay là 25.135 doanh nghiệp, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước.
2.Ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện hành về giải thể doanh nghiệp
a, Ưu điểm về giải thể doanh nghiệp
 Đối với doanh nghiệp:
Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu Doanh
nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh ( Công ty hợp danh), Hội
đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn), Đại hội
đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khơng tìm
được hướng đi mới hoặc nó đã thực hiện xong nhiệm vụ đặt ra khi thành lập.
Giải thể doanh nghiệp có yếu tố tự quyết của chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng
cơng nợ, thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép.


- Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công
ty mới.
- Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có
thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể.


Đối với nền kinh tế:
- Nó có tác dụng tích cực sắp xếp lại sản xuất theo hướng có hiệu quả hơn.
- Địi hỏi các doanh nghiệp phải ln ln tìm tịi, sáng tạo, thích ứng với
mơi trường kinh doanh thường xuyên biến động hiện nay.
- Thúc đẩy việc phân công lao động một cách hợp lý và có hiệu quả.
b, Hạn chế về giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục mang tính chất hành chính, hậu
quả của nó là chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế. Giải thể
trước hết là quyền của doanh nghiệp trên thực tế. Giải thể trước hết là quyền
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định
trường hợp giải thể bắt buộc, trường hợp này giải thể là một nghĩa vụ. Đó là
khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, và khi
cơng ty khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật
này trong thời hạn 6 tháng liên tục. Quy định về trường hợp giải thể bắt buộc
là cần thiết, thể hiện tính chất cưỡng chế của Nhà nước đối với những doanh
nghiệp có sự vi phạm pháp luật dẫn đến bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh và khơng có đủ số lượng thành viên tối thiểu để duy trì hoạt
động. Có thể thấy rằng có sự khác biệt rất rõ giữa giải thể tự nguyện và giải
thể bắt buộc; một trường hợp do doanh nghiệp quyết định, còn một trường



hợp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định bắt buộc doanh nghiệp
phải giải thể vì kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 lại quy định một thủ tục giải thể chung
cho tất cả các trường hợp giải thể doanh nghiệp dù bản chất của hai trường
hợp này có sự khác nhau.
Các quy định về giải thể và dừng hoạt động của doanh nghiệp quy định
trong Luật doanh nghiệp chưa rõ rang, thiếu hiệu quả và còn phức tạp đã
khiến cho doanh nghiệp cố tình lảng tránh thực hiện việc đăng ký giải thể
theo quy định (theo thống kê, hiện có hơn 135.000 doanh nghiệp dừng hoạt
động mà không đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước), còn các cơ quan
quản lý Nhà nước rơi vào tình trạng khó quản lý và giám sát doanh nghiệp
cũng như khơng xử lý được vấn đề.Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp hiện
hành chưa có chế tài đủ sức ren đe với các giới chủ, người đại diện theo
pháp luật không chịu chấp hành các quy định giải thể, phá sản.
Ngoài ra, các quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về giải thể chỉ phù
hợp với các trường hợp giải thể tự nguyên, khó áp dụng trong trường hợp
giải thể bắt buộc do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
theo quyết định của Tòa án, chưa quy định cách thức xử lý doanh nghiệp đã
ngừng hoạt động và không làm thủ tục giải thể.
c, Nguyên nhân của việc giải thể doanh nghiệp
Những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề giải thể doanh nghiệp xuất phát
từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý liên quan đến hồ sơ, trình
tự, thủ tục giải thể đang được quy định tại Luật Doanh nghiệp không phải
nguyên nhân cơ bản. Việc doanh nghiệp “ngại” giải thể không phải mới xuất
hiện trong thời gian gần đây mà đã diễn ra ngay từ khi nước ta triển khai


thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005. Điều này xuất phát từ một số
nguyên do sau:

Thứ nhất, nhận thức pháp luật của nhiều doanh nghiệp còn thấp, ý thức
chấp hành các quy định về giải thể, phá sản theo quy định chưa cao.
Thứ hai, chế tài xử lý đối với các chủ doanh nghiệp, người đại diện theo
pháp luật không chịu chấp hành các quy định về giải thể, phá sản chưa đủ
răn đe, dẫn tới nhiều chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không
quan tâm tới nghĩa vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp. Do đó, cần sửa đổi
Luật doanh nghiệp theo hướng tăng chế tài xử phạt. Cụ thể, người đại diện
theo pháp luật của doanh nghiệp “treo” không thực hiện đăng ký ngừng hoạt
động hoặc phá sản, giải thể, có mức nợ thuế nhà nước lớn sẽ không được
quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp cho đến khi tuân thủ.
Thứ ba, hệ thống quy định về phá sản doanh nghiệp có nhiều bất cập. Vì
vậy, doanh nghiệp muốn tuân thủ theo đúng quy định cũng rất khó. Trong số
hang tram ngàn doanh nghiệp khơng còn hoạt động, một tỷ lệ lớn các doanh
nghiệp là lâm vào tình trạng phá sản (do khơng thể thanh tốn hết các khoản
nợ), vì vậy, khơng thể thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy trình
đơn giản là giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện được quy trình
theo quy định của Luật Phá sản, mỗi doanh nghiệp phải mất 3 đến 5 năm
mới hoàn tất thủ tục. Điều này dẫn tới, tỷ lệ doanh nghiệp đã và đang thực
hiện thủ tục phá sản gần như khơng có ý nghĩa trong thực tế.
Thứ tư, trong nhiều trường hợp, việc hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để
doanh nghiệp hồn thành nhanh chóng các thủ tục hành chính liên quan theo
quy trình giải thể tại một số cơ quan quản lý nhà nước địa phương chưa


được tốt; Đặc biệt, thủ tục hoàn tất nghĩa vụ thuế cịn gặp nhiều khó khăn,
thời gian kéo dài.
Các quy định về giải thể doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp hiện nay
chưa thật sự rõ ràng, thiếu hiệu quả và cịn phức tạp, chưa có một chế tài đủ
sức răn đe với các chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật khi không chịu
chấp hành các quy định về giải thể. Dẫn tới tình trạng danh nghiệp lợi dụng

kẽ hở của pháp luật để lẩn tránh việc đăng ký giải thể doanh nghiệp.
III. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải thể doanh
nghiệp
Các quy định về giải thể doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp hiện nay
chưa thật sự rõ ràng, thiếu hiệu quả và còn phức tạp, chưa có một chế tài đủ
sức răn đe với các chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật khi không chịu
chấp hành các quy định về giải thể. Dẫn tới tình trạng danh nghiệp lợi dụng
kẽ hở của pháp luật để lẩn tránh việc đăng ký giải thể doanh nghiệp. Do đó,
cần có kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này:
Thứ nhất, Quy định về giải thể doanh nghiệp và dừng hoạt động của
doanh nghiệp với nội dung về việc hoàn thiện các quy định để xử lý doanh
nghiệp dừng hoạt động và hoàn thiện quy định về giải thể doanh nghiệp theo
hướng đơn giản hóa thủ tục đăng ký rút khỏi thị trường của doanh
nghiệp,quy định thời hạn giải thể của doanh nghiệp hoặc trước mắt quy định
thời hạn thụ lý giải quyết của cơ quan thuế trong việc xác nhận doanh nghiệp
đã hồn thành các nghĩa vụ về thuế. Qua đó giúp doanh nghiệp nhanh chóng
giải thể..Quy định cách thức xử lý doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, mà
không làm thủ tục giải thể. Biện pháp chế tài, quy định ràng buộc trách


nhiệm của người quản lý doanh nghiệp thực hiện việc giải thể DN theo đúng
trình tự, thủ tục.
Thứ hai, nên giãn thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ
của doanh nghiệp từ 6 tháng lên 9 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định
giải thể. Trường hợp đặc biệt có thể gửi thơng báo cho cơ quan đăng ký kinh
doanh xingia hạn nhưng không quá 12 tháng.
Thứ ba,đơn giản hóa những thủ tục hành chính của doanh nghiệp tại các
cơ quan quản lý nhà nước trước khi doanh nghiệp thực hiện nộp bộ hồ sơ
giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong đó, tập trung đơn giản hóa
quy trình về kê khai và quyết toán thuế cho doanh nghiệp sau khi doanh

nghiệp quyết định giải thể.
Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp cũng như pháp luật, chế tài xử phạt vi phạm về giải
thể, phá sản doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật của doanh nghiệp.

C.KẾT LUẬN


Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014
và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế Luật Doanh nghiệp
2005. Cùng với sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế - xã hội trong nước,
cũng như những chuyển biến pháp lý trong và ngoài nước thời gian qua. là
những quy định của luật doanh nghiêp liên quan tới vấn đề giải thể doanh
nghiệp. Đây được coi là một đạo luật tiến bộ, mới mẻ, phù hợp với tình hình
phát triển của nề kinh tế do đó việc nắm bắt nó cũng không dễ dàng, cụ thể
là các quy định về giải thể. Do vậy, khi đi đến quyết định giải thể, các chủ
doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục pháp lý về vấn đề này. Bên cạnh đó,
mơi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động cũng đòi hỏi các nhà làm luật
khơng ngừng hồn thiện pháp luật, luật doanh nghiệp nói chung cũng như
quy định về giải thể nói riêng để phù hợp với bối cảnh hội nhập của đất
nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 1), Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2013.
3. Luật doanh nghiệp 2014
4. Luật đầu tư 2014

5. Luật Phá sản 2014.
6. Nghị định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi quy định về thủ tục hành chính của Nghị
định
7. Quyết định 1403/QĐ-TCT ban hành Quy trình phối hợp trao đổi thông tin đăng
ký doanh nghiệp giữa cơ quan Thuế và cơ quan Đăng ký kinh doanh
8. Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
9.Nguồn internet
- />

- />- />- />- />


×