Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 136 trang )

MỤC LỤC
TĨM TẮT .................................................................................................................................. 2
NỘI DUNG CƠNG TRÌNH ....................................................................................................... 2
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................... 2
2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................................... 4
3. Mục tiêu và phương pháp ..................................................................................................... 10
3.1 Mục tiêu .............................................................................................................................. 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 11
4. Kết quả thảo luận .................................................................................................................. 12
4.1 cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế sử dụng kỹ thuật số trong đời sống................ 12
4.1.1 Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 ................................................................... 12
4.1.1.1 Bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.............................................. 12
4.1.1.2 Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 .................................................................... 13
4.1.1.3 Nội dung của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 ....................................................... 14
4.1.1.4 Q trình chuyển động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 ................................. 15
4.1.1.4.1 Nhìn lại q trình phát triển từ nền cơng nghiệp 0.0 đến cách mạng công nghiệp
4.0 ..................................................................................................................................... 15
4.1.1.4.2 Sự phát triển của nền công nghiệp 4.0............................................................... 19
4.1.2 Tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .................................................... 19
4.1.2.1 Những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................... 21
Trụ cột kỹ thuật số ................................................................................................................ 21
Trụ cột công nghệ sinh học............................................................................................... 22
4.1.2.2 Trụ cột kỹ thuật số .................................................................................................... 24
4.1.2.3 Thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ................................... 27
4.1.2.3.1 Thời cơ............................................................................................................... 27
1.2.3.2 Thách thức ............................................................................................................ 28
4.1.2.4 Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nền kinh tế thế giới ........... 30
4.1.2.4.1 Tác động đối với thị trường lao động ................................................................ 31
4.1.2.4.2 Tác động đối với kinh doanh ............................................................................. 31
4.1.2.4.3 Tác động đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng .................................................... 32
4.1.2.5 Ứng dụng kỹ thuật số trong công tác thông tin đối ngoại ........................................ 34


4.1.2.6 Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam............................. 35
4.1.2.6.1 Tích cực ............................................................................................................. 35
4.1.2.6.2 Tiêu cực ............................................................................................................. 38
Tiểu kết ..................................................................................................................................... 45
4.2 Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ............................................... 46
4.2.1 Khái niệm ngoại giao kỹ thuật số .................................................................................... 46


4.2.2 Vai trò của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 .......................... 47
4.2.3 Mục tiêu và nội dung của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ... 53
4.2.3.1 Mục tiêu của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ................ 53
4.2.3.2 Nội dung của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ............... 56
4.2.3.2.1 Về kinh tế - thương mại ..................................................................................... 57
4.2.3.2.2 Về chính trị - đối ngoại ...................................................................................... 58
4.2.3.2.3 Về an ninh – quốc phịng ................................................................................... 59
4.2.3.2.4 Về văn hóa ......................................................................................................... 62
4.2.4 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 ở các khu vực .... 63
4.2.4.1 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Mỹ ........................................................... 63
4.2.3.2 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Âu ........................................................... 70
4.2.3.3 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Á ............................................................. 73
4.2.3.4 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở châu Phi ........................................................... 80
4.2.3.5 Hoạt động ngoại giao kỹ thuật số ở Việt Nam ......................................................... 81
Tiểu kết ................................................................................................................................. 87
4.3 Tác động của ngoại giao kỹ thuật số đến quan hệ quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 và kiến nghị cho Việt Nam ............................................................................ 89
4.3.1 Đối với thế giới ................................................................................................................ 89
4.3.1.1 Tác động tích cực ..................................................................................................... 89
4.3.1.2. Tác động tiêu cực .................................................................................................... 97
4.3.2 Đối với Việt Nam .......................................................................................................... 101
4.3.2.1 Những bước phát triển ngoại giao kỹ thuật số tại Việt Nam .................................. 101

4.3.2.2 Thời cơ và thách thức của ngoại giao kỹ thuật số đối với Việt Nam ..................... 105
4.3.2.2.1 Thời cơ............................................................................................................. 105
4.3.2.2.2 Thách thức ....................................................................................................... 106
4.3.3.3 Kiến nghị cho Việt Nam ......................................................................................... 108
Tiểu kết ............................................................................................................................... 110
5. Kết luận - Đề nghị .............................................................................................................. 111
5.1 Kết luận ............................................................................................................................ 111
5. 2 Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 115
6. Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các cơng trình trước đây của tác giả .................... 116
6.1 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................ 116
A. Tài liệu Tiếng Việt ......................................................................................................... 116
B. Tài liệu Tiếng Anh ......................................................................................................... 119
6.2 Phụ lục .............................................................................................................................. 126


1
TĨM TẮT
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì nhân loại đã bước
sang một kỷ nguyên mới, đó là kỷ ngun số hóa và cơng nghệ thông tin. Cách mạng
công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng
nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và
điện toán đám mây; là một thuật ngữ chung cho các công nghệ và khái niệm về tổ
chức chuỗi giá trị. Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều chịu sự tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp này. Ngay cả lĩnh vực ngoại giao cũng phải nhạy bén
thích ứng trước làn sóng thay đổi của kỷ ngun mới để bắt kịp nhịp độ và bối cảnh
của thời đại cơng nghệ số, thế giới phẳng. Có thể nói, trụ cột kỹ thuật số trong cách
mạng công nghiệp 4.0 chính là hạt nhân hình thành nên ngoại giao kỹ thuật số. Việc
ứng dụng kỹ thuật số trong ngoại giao đã đem đến một khái niệm mới, đó là “ngoại
giao kỹ thuật số” trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngoại giao kỹ thuật số là hình thức ngoại giao truyền thống sử dụng Internet

cùng phương tiện công nghệ thông tin như các trang mạng xã hội để giải quyết vấn đề
đối ngoại. Thông qua giao tiếp với công dân trên phạm vi rộng, chính phủ có thể gây
dựng được lòng tin người dân, quản lý và hỗ trợ công dân kịp thời cũng như xây dựng
sức mạnh mềm cho đất nước và giải quyết hiệu quả vấn đề quốc tế. Trong bối cảnh
cuộc cách mạng 4.0, hoạt động ngoại giao kỹ thuật số đang diễn ra sôi nổi trên khắp
thế giới từ quốc gia dẫn đầu là Mỹ đến Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga hay Trung
Quốc, Ấn Độ, ASEAN và cả Trung Đơng, Châu Phí. Để khơng đứng ngoài xu thế
quốc tế, Việt Nam cũng chủ động thúc đẩy chính phủ điện tử, nền kinh tế, du lịch số
và Luật An ninh mạng. Nhìn chung, ngoại giao kỹ thuật số hứa hẹn đạt thành tựu trong
tương lai nhưng để tận dụng hết tiềm năng của nó thì phải nghiên cứu thấu đáo trong
việc xây dựng, triển khai chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia
Ngoại giao kỹ thuật số mang đến nhiều thời cơ – thuận lợi cũng như những khó
khăn – thách thức, địi hỏi các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng cũng phải
đưa ra những giải pháp thiết yếu để giảm thiểu những hạn chế. Cơng nghệ có thể được
coi là một động lực cho cả quyền lực và tính hợp pháp trong các lĩnh vực đối ngoại và
ngoại giao.


2
NỘI DUNG CƠNG TRÌNH
1. Đặt vấn đề
Ngoại giao trong thế kỷ XXI khơng chỉ bó hẹp trong các hoạt động ngoại giao
truyền thống về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh ngoại giao truyền thống, để đẩy nhanh tốc độ truyền thơng thì kỹ thuật số đã
trở thành một phương tiện ngoại giao hiệu quả trong những thập kỷ đầu của thế kỷ
XXI, đặc biệt là thời kì bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay.
Sử dụng các mạng xã hội để tạo kết nối với quần chúng, cử những phái đồn
cơng nghệ (techdel) để xây dựng mối quan hệ xã giao trên toàn cầu và những quốc gia
ở khu vực và quốc tế là phương cách hành động chủ đạo của loại hình ngoại giao mới
trong thời đại kỹ thuật số.

Ngoại giao kỹ thuật số không thay thế kiểu ngoại giao truyền thống mà trái lại
là một bổ sung quan trọng về mặt kỹ thuật, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho ngoại giao
truyền thống phát triển trong thời đại công nghệ cao. Triết lý nền tảng của loại hình
ngoại giao này là “thế giới nối mạng tồn tại bên trên nhà nước, bên dưới nhà nước và
cả bên trong nhà nước”.1
Hai thành viên quan trọng nhất của chính sách ngoại giao kỹ thuật số (Digital
diplomacy) này chính là Jared Cohen và Alec Ross. Cả hai đều là thành viên nhóm cố
vấn hoạch định chính sách của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Cơng việc chính của
Ross và Cohen ngoài việc đưa ra những ý kiến cố vấn cho Ngoại trưởng Hillary
Clinton về các chính sách trong đối ngoại bằng phương tiện kỹ thuật số còn là những
hoạt động ngoại giao cả trong lẫn ngoài nước. Ngoại giao kỹ thuật số là thứ tất yếu
Chính phủ Mỹ đã vận dụng và Ngoại trưởng Hillary Clinton như người khai mở cho
kỹ thuật ngoại giao này khi thời điểm bùng nổ các mạng xã hội ở nước Mỹ và thế giới
nổ ra mạnh mẽ.
Chiến thắng của Cựu Tổng thống Barack Obama trong cuộc bầu cử Tổng thống
mùa thu năm 2008 cũng có phần khơng nhỏ của loại hình vận động cử tri thông qua
phương tiện kỹ thuật số như vận dụng mạng Internet toàn cầu để tập hợp thành phần

1

Hậu Trường (2010), “Ngoại giao kỹ thuật số”, Báo An ninh Thế giới Online, đăng ngày 31/07/2010, lúc 14:45
[truy cập ngày 02/02/2020, lúc 18:20]


3
cử tri trẻ, có tri thức, sành cơng nghệ và ưa đường lối đổi mới. Vì vậy, có thể
nói người khởi nguồn sớm nhất cho ý tưởng ngoại giao kỹ thuật số hiện nay khơng ai
khác chính là Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Đầu năm 2010, lần đầu tiên cánh cửa Bộ Ngoại giao Mỹ rộng mở để tiếp đón
10 nhân vật hàng đầu của thế giới công nghệ cao và các mạng xã hội ảo. Họ được mời

đến dự một bữa cơm thân mật nhằm tạo mối liên hệ bước đầu giữa chính phủ với giới
cơng nghệ cao. Ngay sau cuộc tiếp xúc đó là hàng loạt chuyến làm việc của các sứ giả
Bộ Ngoại giao đến các trụ sở của Google, Twitter, Facebook, YouTube,... và nhiều
hãng công nghệ khác với mục tiêu mở rộng hơn nữa chiến lược ngoại giao dựa trên
nền tảng công nghệ. Ngoại giao kỹ thuật số giúp vươn dài cánh tay kết nối giữa Chính
phủ Mỹ với dân chúng, với cả một bộ phận khơng nhỏ cư dân mạng tồn cầu.
“Ngoại giao Twitter” khơng còn là một khái niệm xa lạ. Dùng Twitter để truyền
đi thông điệp đối ngoại đang trở thành xu hướng của nhiều nhà đối ngoại. Tổng thống
Donald Trump được gắn tên gọi “Tổng thống Twitter” đầu tiên trên thế giới vì trong
năm đầu nhậm chức, ơng đã chọn Twitter là mạng xã hội duy nhất để phát đi những
thông điệp của mình. Theo thống kê từ New York Post, năm 2019 vừa qua, ông Trump
đã đăng tổng cộng 7.700 lần tweet trên mạng xã hội Twitter. Con số này tăng hơn gấp
đôi so với 3.600 tweet vào năm 2018. Trong khi vai trị của người phát ngơn hay thành
viên nội các là truyền đạt khéo léo các thông điệp của người đứng đầu nhà nước thì
ơng Trump lại chọn Twitter để tuyên bố những quyết định quan trọng của mình như
chính sách của Mỹ với Trung Quốc, việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) hay quan điểm trong quan hệ với nhiều đồng minh khác. Chắc chắn hiện
tại cũng có rất nhiều nhà ngoại giao hay các nhà hoạch định chính sách đang “canh”
Twitter của ơng Trump mỗi ngày để chờ đón thơng điệp tiếp theo từ ông chủ Nhà
Trắng. Và năm 2019 chứng kiến một hiện tượng mới mẻ trong hoạt động ngoại giao
của Trung Quốc khi các Bộ và các nhà ngoại giao cấp cao của nước này bắt đầu tham
gia mạng xã hội Twitter với các tài khoản chính thức để truyền bá những thông điệp
ngoại giao của Trung Quốc đến cộng đồng quốc tế.
Có thể nói, khơng chỉ Internet mà cuộc cách mạng thơng tin và truyền thơng nói
chung đã làm đa dạng hóa các nhân tố trong quan hệ quốc tế. Các hoạt động quan hệ
quốc tế khơng cịn là cơng việc của riêng Bộ Ngoại giao, mà nó trở thành hoạt động


4
của tất cả mọi đối tượng, từ nguyên thủ quốc gia đến các bộ, ban, ngành. Ngoại giao

truyền thống vẫn quan trọng, nhưng phải thích nghi với tình hình mới, khi các đối
tượng mới sử dụng những công cụ mới để thực hiện vai trị của mình.
Ngoại giao kỹ thuật số là giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách ngoại
giao thơng qua việc sử dụng Internet. Đây vẫn là khái niệm rất mới tại Việt Nam. Tuy
nhiên, theo ông Mark Kent, Đại sứ Anh tại Việt Nam, nếu không tham gia vào xu
hướng này, các cơ quan, tổ chức sẽ mất đi sự tin cậy của công chúng và khó có thể
được coi là những cơ quan, tổ chức cơng khai, cởi mở. Chính vì vậy, trong thời đại
bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay, thì việc sử dụng kỹ thuật số
thành một công cụ, phương tiện trong quan hệ quốc tế trở nên quan trọng và rất cần
thiết đối với các quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0,
Việt Nam cần có sự thích nghi như thế nào trước sự truyền thông mạnh mẽ của các
nước lớn?
Công trình nghiên cứu này muốn đề cập trực tiếp những vấn đề đó, với mong
muốn giải thích rõ về ngoại giao Kỹ thuật số. Một số vấn đề căn bản được đề cập:
Ngoại giao Kỹ thuật số là gì? Cách thức tiến hành của các quốc gia diễn ra như thế
nào? Những tác động của Ngoại giao Kỹ thuật số trong bối cảnh công nghệ 4.0 sẽ ra
sao? Việt Nam sẽ thích nghi như thế nào trong bối cảnh đó? Liệu Việt Nam sẽ có
những lợi ích và khó khăn gì khi đẩy mạnh Kỹ thuật số vào phương tiện ngoại giao?
Ngoại giao kỹ thuật số không thể thành công nếu thông điệp không tạo ra cảm xúc để
nuôi dưỡng một bản sắc của cá nhân mỗi nhà ngoại giao. Vì vậy, cảm xúc và tính
thuyết phục được tạo ra của mỗi thông điệp trong nhà ngoại giao là những cấu thành
quan trọng của quyền lực mềm, tác động mạnh mẽ tới nhận thức của cơng chúng đối
với chương trình nghị sự hoặc chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia.
Để tìm hiểu rõ nhất các vấn đề trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Ngoại
giao Kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài nghiên
cứu khoa học.
2. Tổng quan tài liệu
Ngoại giao kỹ thuật số đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả
trong những năm qua. Đặc biệt, trong bối cảnh sự bùng nổ của cuộc cách mạng công



5
nghệ 4.0 thì vấn đề Ngoại giao kỹ thuật số trở thành mối quan tâm lớn của các nhà
nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
chúng tôi nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu hay cơng trình nghiên cứu nào có liên
quan mất thiết đến vấn đề “Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0”. Các bài viết từ các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu
Quốc tế, Tạp chí Quốc phong tồn dân, Tạp chí Cộng sản cùng với những tài liệu tham
khảo khác,… đều chưa có sự nghiên cứu hồn chỉnh về vấn đề dưới một thành quả của
một cơng trình nghiên cứu thật sự. Những tài liệu tham khảo chỉ xoay quanh vấn đề
nói về ngoại giao kỹ thuật số tại một phạm vi vẫn còn đang nghiên cứu và vừa mới
hình thành. Những tài liệu chúng tơi đã tham khảo qua chưa đi sâu vào vấn đề Ngoại
giao Kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó thì những
chính sách của Việt Nam về ngoại giao kỹ thuật số cịn chưa sâu. Chính vì vậy, nguồn
tài liệu tiếng Việt, tài liệu dịch và tài liệu cơng bố rất ít. Đây là một khó khăn lớn buộc
chúng tôi phải dựa vào nguồn tài liệu nước ngồi, chủ yếu viết bằng tiếng Anh. Vì vậy
trên cơ sở khảo sát, tiếp cận các cơng trình nghiên cứu này, chúng tôi phân lịch sử
nghiên cứu vấn đề thành hai nội dung chính là: (1) Các cơng trình nghiên cứu trong
nước về ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và (2)
Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước về ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghệ 4.0.
(1) Các cơng trình nghiên cứu trong nước về ngoại giao kỹ thuật số trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Liên quan đến vấn đề Ngoại giao Kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0, đã có nhiều bài viết chuyên ngành như Tạp chí Lý luận chính trị, Tạp
chí cộng sản, Báo Quân đội nhân dân, .. cùng với những cơng trình nghiên cứu khác.
Một bài viết đề cập đến vấn đề ngoại giao kỹ thuật số “Ngoại giao kỹ thuật số: Nâng
cao hiệu quả phối hợp giữa trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài” của tác giả Lê Việt Hoàng ở Trung tâm thông tin của Bộ ngoại giao ngày

31/01/2014. Bài viết tổng quan về việc mô tả hiện trạng hệ thống mạng của Bộ, phân
tích nhu cầu sử dụng thơng tin số của các đơn vị, từ đó khoanh vùng phạm vi ứng dụng
hệ thống mạng diện rộng của Bộ. Nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn về mạng diện


6
rộng tại các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, phân tích các yếu tố thuận lợi và
khó khăn của mỗi mơ hình, rút ra các bài học thực tiễn phù hợp nhất đối với hệ thống
mạng diện rộng của Bộ Ngoại giao. Trình bày các thành phần cơ bản của hệ thống
mạng, các đối tượng sử dụng hệ thống, từ đó đề xuất các quyền truy cập phù hợp cho
từng đối tượng, phân tích điều kiện hạ tầng mạng tại từng địa bàn để đề xuất các
phương án, mơ hình kết nối. Đề xuất thiết kế tổng thể của hệ thống, mô tả các thông số
hệ thống, đề xuất các quy ước, các luật giữa các phân vùng mạng cho phù hợp, xây
dựng các quy trình quản trị, vận hành hệ thống, các quy chế sử dụng. Và kiến nghị
những công việc cần phải tiếp tục nghiên cứu và triển khai sau này để đạt được mục
tiêu xây dựng mạng ngoại giao kỹ thuật số hiện đại. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích
và quan trọng của chúng tôi phục vụ cho đề tài.
Trong một bài viết khác của Tạp chí Lý luận chính trị đề cập đến vấn đề quản lý
kinh tế trong bối cảnh kỹ thuật số như hiện nay. Bài viết “Quản lý nhà nước trong nền
kinh tế số” của Trần Thị Hằng đăng ngày 18/11/2019 đã đặt ra vấn đề trong thời kỳ
cách mạng công nghệ 4.0, các phương thức hoạt động kinh tế các quốc gia trên thế
giới đều có sự thay đổi mạnh mẽ, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các trao
đổi hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt đầu dựa trên ứng dụng
cơng nghệ số. Để thích ứng với nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế số, Nhà nước cũng
phải đổi mới mơ hình và cách thức áp dụng cơng nghệ số trong quản lý kinh tế.
Trong vài năm qua, sự phát triển của môi trường truyền thông hiện đại, trong đó
nổi bật nhất là việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, đã thúc đẩy việc
dùng Twitter để thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao. Twitter đã trở thành một phần
không thể thiếu trong quan hệ quốc tế đương đại. Twitter đã thực sự biến đổi thành
hình thức đối ngoại mới khi nó kết hợp với các chức năng ngoại giao truyền thống, và

để tăng cường các chức năng truyền thống, ví dụ như tranh luận và đàm phán. Twitter
đã đóng một vai trị quan trọng như thế nào trong lĩnh vực ngoại giao trong những năm
gần đây. Bài nghiên cứu “Ngoại giao Twitter” của tác giả Radhika Chhabra. Đây là
một báo cáo ngắn do Quỹ các nhà quan sát nghiên cứu (ORF) Ấn Độ xuất bản tháng
1/2020. Bản dịch tiếng Việt của Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, tháng 2/2020. Bài
nghiên cứu này phân tích vai trị của Ngoại giao Twitter - “Twiplomacy”, và phân tích
tác dụng cũng như tác hại của nó trong quan hệ quốc tế. Nghề ngoại giao đã phát triển


7
theo thời gian, thích nghi với những tiến bộ của khoa học công nghệ, từ sự ra đời của
điện báo, hay sự xuất hiện của phát thanh truyền hình, đến mơi trường hiện tại có
nhiều nền tảng truyền thơng xã hội, như Twitter và Facebook, giúp các nhà lãnh đạo
không chỉ tương tác với người dân trong nước và nước ngồi, mà cịn thực hiện nhiều
nhiệm vụ ngoại giao. Tuy ngoại giao trên phương tiện truyền thông xã hội đang dần
trở nên phố biến nhưng vẫn thiếu các nghi thức, sáng kiến, cũng như những hướng dẫn
sử dụng công cụ này. Rõ ràng là truyền thông xã hội đang ngày càng có ảnh hưởng lớn
trong lĩnh vực ngoại giao. Từ Tổng thống Mỹ dùng mạng xã hội để “bóc phốt” đối tác,
đến cựu Ngoại trưởng Ấn Độ sử dụng Twitter để hỗ trợ thông tin cho người Ấn Độ
trên khắp thế giới, phương tiện truyền thông xã hội đã dẫn đến một sự thay đổi mơ
hình trong các nhiệm vụ ngoại giao. Bài viết đã đưa ra những ưu điểm của việc ngoại
giao Twitter như giao tiếp thuận tiện, cơ chế ứng phó khủng hoảng, xây dựng hình
ảnh,. Bên cạnh đó, nó cũng có nhưng nhược điểm như làm suy yếu kênh ngoại giao
chính thức, gia tăng xung đột, lý do anh ninh và những gì trên Internet chỉ là Internet.
Có thể Ngoại giao Twitter là hình thức truyền thơng mới của thế kỷ XXI sẽ đạt được
những thành tựu trong tương lai, nhưng hiện tại hình thức này địi hỏi phải cân nhắc
thấu đáo để phát triển. Trong khi các nhà lãnh đạo và nhà ngoại giao nhà nước đã kết
hợp thành cơng Twitter và các hình thức truyền thông xã hội khác cho các vấn đề liên
quan đến ngoại giao công chúng và giao tiếp với công dân trong nước và cơng dân
nước đó đang sinh sống tại nước ngoài, họ vẫn đang đấu tranh với những rắc rối của

truyền thông xã hội và đang nghiên cứu cách sử dụng Twitter để tận dụng hết tiềm
năng đầy đủ của nó trong việc truyền thơng về các vấn đề chính sách cốt lõi và tương
tác với các chính trị gia và lãnh đạo đất nước.
Nhằm tìm hiểu rõ hơn về Ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0 dưới nhiều góc nhìn nhận, một số bài viết được các tác giả nghiên cứu
như: Linh Anh (18/07/2009), “Ngoại giao qua bàn phím”; Phương Nam (02/03/2009),
“Ngoại giao kỹ thuật số”; Nguyễn Vinh (29/01/2001), “Ngoại giao thời kỹ thuật số”;
Thùy Dung (14/09/2016), “Ngoại giao công chúng tromg kỷ nguyên kỹ thuật số”;
Hoàng Anh Tuấn (29/08/2017), “Những đặc trưng cơ bản cuộc cách mạng công nghệ
4.0”; Thông tấn xã Việt Nam (14/01/2020), “2019 – Năm của “Ngoại giao
Twitter””;.. Những bài viết trên đã thể hiện rõ việc sữ sụng kỹ thuật số làm phương


8
tiện cho ngoại giao ngày càng phổ biến và cần thiết tromg quan hệ quốc tế hiện nạy.
Tất cả những điều này đã chứng minh một thực tế là Internet đang dần chiếm vị trí ưu
tiên trong cơng tác ngoại giao của nhiều quốc gia bởi tính tiện lợi, nhanh chóng, ít tốn
kém cũng như tính cơng khai, minh bạch của nó. Ngoại giao truyền thống thường bị
ràng buộc bởi sự chuẩn mực theo nghi thức, ngoại giao kỹ thuật số thì khơng. Các nền
tảng truyền thơng xã hội khác cho phép các quan chức chính phủ cơng khai đưa ra
quan điểm của họ về các vấn đề và sự kiện tại không gian công cộng mà không cần
thông qua các kênh ngoại giao chính thức hoặc qua những thuật ngữ chuyên ngành. Sự
thích nghi của ngành ngoại giao với nền công nghệ kỹ thuật số được thể hiện ở ba lĩnh
vực. Thứ nhất, về mặt ý tưởng, yếu tố rất quan trọng trong chính sách đối ngoại,
Internet là nơi mà ý tưởng được trao đổi với cường độ lớn, do đó ngoại giao phải có
mặt để thu thập ý tưởng và gây ảnh hưởng. Thứ hai, Internet là mạng lưới của các
mạng lưới, ngoại giao phải tìm cách tận dụng được mạng lưới đang tồn tại đồng thời
tạo ra mạng lưới của chính mình để thu thập ý tưởng, thông tin và tương tác với các
nhân tố khác. Thứ ba, lượng thơng tin có mặt trên Internet ngày càng nhiều, nhưng
không ai bảo đảm tất cả đều đáng tin cậy. Do vậy, nhà ngoại giao cần phải biết cách

phân tích và chắt lọc thơng tin. Dù vẫn biết có nhiều nội dung trong ngành ngoại giao
là cần giữ kín nhưng cũng khơng ít chức năng nhiệm vụ, nghiệp vụ ngoại giao lại cần
công khai, càng quảng bá lan rộng càng tốt. Vì thế trong thời kỹ thuật số, việc sử dụng
những lợi thế của công nghệ thông tin là rất nên đẩy mạnh. Trong bối cảnh sự bùng nổ
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, Việt Nam cần thúc đẩy triển khai
các hoạt động ngoại giao, phục vụ lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam cần dùng
công nghệ làm phương thức để thúc đầy mục tiêu đối ngoại, vì kỹ thuật số và cơng
nghệ có lợi thế vượt trội trong hoạt động thơng tin đối ngoại.
(2) Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước về ngoại giao kỹ thuật số trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Bên cạnh những bài viết, bài báo nghiên cứu trong nước mà chúng tôi đã đề cập
ở trên, sau một thời gian tìm hiểu, nhóm chúng tơi cịn sư tầm được những cơng trình
nghiên cứu, tạp chí ngồi nước có liên quan đến đề tài như sau:
Bài viết mang tên “Digital Diplomacy” (Ngoại giao kỹ thuật số) của tác giá
Jesse Lichtenstein được đăng trên Báo New York Times vào ngày 16/07/2010. Bài


9
viết đã tóm tắt về sự ra đời của việc sử dụng kỹ thuật số trong ngoại giao để làm
phương tiện truyền thơng, chia sẻ thơng điểm của chính phủ đến công chúng và giữa
các quốc trên nhờ công cụ là mạng xã hội. Bà Clinton được xem là người đã đi đầu
trong việc thực hiện ngoại giao kỹ thuật số tại Mỹ. Và đây được xem là một phương
thức ngoại giao trong thời gian tới của các quốc gia nếu nắm được cơng nghệ, tuy
nhiên, nó cũng có những nhược điểm và cấn khắc phục.
Một bài viết được đăng trên trang Harvard Kenedy School vào ngày 07/09/2014
của tác giả Cathryn Clüver Ashbrook mang tên “21st Century Diplomacy” (Ngoại giao
thế kỷ 21). Qua đó cho biết, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trở thành tiên phong trong
ngoại giao kỹ thuật số - sử dụng công nghệ mới để thu hút một nhóm các bên liên quan
đang phát triển, thay đổi trên tồn cầu - tăng đầu tư vào cơng nghệ (chương trình nghị
sự Tự do Internet), đào tạo và phổ biến các hệ thống mới khoảng 20% mỗi năm kể từ

năm 2011. Ngồi ra, cịn đánh giá rằng kỹ thuật số là một công cụ của ngoại giao công
chúng, Ngoại giao kỹ thuật số và tự do Internet như một công cụ truy cập, Ngoại giao
kỹ thuật số là công cụ thực thi chính đối ngoại, Ngoại giao kỹ thuật số và sự gián đoạn
quan liêu. Các chức năng của ngoại giao kỹ thuật số là gì và làm thế nào nó có thể
đóng vai trị quan trọng trong nỗ lực trong việc tạo ra chính sách đối ngoại và phát
triển dự đốn, tích hợp và đáp ứng, trong một thế giới mà các chủ thể chính sách đối
ngoại đang nhân rộng và thách thức sự gia tăng? Ngoài ra, cịn có bài viết của United
Nations Institute for Training anh Research đăng vào ngày 14/10/2019 mang tên
“Diplomacy 4.0– Beyond the Digital Frontier” (Ngoại giao 4.0 – Vượt ra ngoài biên
giới kỹ thuật số) cho rằng nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên kỹ thuật số mới có
tác động của những tiến bộ khoa học và cơng nghệ nhanh chóng đối với cuộc sống
chuyên nghiệp và hàng ngày của chúng ta là rất lớn và gọi quá trình này là Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Ngoại giao 4.0 có những thách thức mới và song song
đó chúng ta cần biết về những khái niệm khám phá mối quan hệ giữa ngoại giao và các
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, tiến bộ khoa học, số hóa, quản trị Internet và
các vấn đề biên giới quan trọng khác, từ đó mở đường cho thế hệ chuyên gia quốc tế
tiếp theo. Mục đích bao trùm của bài viết là chuẩn bị cho các tác nhân tham gia vào sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa ngoại giao truyền thống và công nghệ
đương đại và trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết để khai thác những đổi mới đó


10
trong thực tế. Tiếp tục nâng cao nhận thức về Ngoại giao 4.0 trong cộng đồng quốc tế,
do đó kích thích hiện đại hóa các thơng lệ, thủ tục và động lực ngoại giao.
Và một bài viết khác mang tên “Digital Technology and The Changing Face of
Diplomacy” (Công nghệ số và bộ mặt thay đổi của ngoại giao) của tác giả Elizabeth
Bloodgood và Tristan Masson đăng vào ngày 16/03/2018 trên trang Policy Options.
Bài viết cho thấy Ngoại giao kỹ thuật số duy trì hai chức năng này - quan hệ công
chúng và truyền thông - nhưng hạn chế khả năng chính phủ có thể vạch ra ranh giới
giữa thơng tin nhạy cảm dành cho đối tượng hạn chế và thông điệp đóng khung cho

tiêu dùng tồn cầu. Đồng thời, hiệu ứng mạng của các nền tảng truyền thông xã hội
làm giảm sự kiểm sốt của chính phủ đối với thơng tin đồng thời cho phép họ tiếp cận
đối tượng lớn hơn. Cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể được coi là một đóng góp tích
cực cho các vấn đề thế giới, với việc giảm khoảng cách và tăng tiềm năng hiểu biết,
nhưng điều này phải được cân nhắc trước những thách thức.
Những bài viết trên đã đưa ra những khái niệm, quan điểm, lợi ích và tác động
đến ngoại giao sự phát triển của kỹ thuật số đặc biệt hiện nay là sự bùng nổ của cuộc
cách mạng công nghệ 4.0. Liệu rằng ngoại giao kỹ thuật số có ảnh hưởng gì đến những
thơng điệp hay chính sách mà những người đứng đầu muốn truyền tải hay không? Việt
Nam sẽ làm gì trước một phương cách ngoại giao này?
3. Mục tiêu và phương pháp
3.1 Mục tiêu
Đề tài nhằm hướng tới trả lời cho những vấn đề căn bản:
Cuộc cách mạng công nghệ 5.0 bùng nổ như thế nào? Và những trụ cột của
cuộc cách mạng công nghệ đang hướng tới? Chính vì vậy, cuộc cách mạng đã mang
tới những thời cơ và thách thức ra sao?
Tìm hiểu về khái niệm, nguồn gốc của ngoại giao kỹ thuật số. Bên cạnh đó đưa
ra những quan điểm về tầm quan trọng của ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc
cách mạng cơng nghệ 4.0. Từ đó đưa ra câu hỏi, liệu vai trò của ngoại giao kỹ thuật số
trong bối cảnh hiện nay như thế nào?


11
Xác định được mục tiêu của ngoại giao kỹ thuật số trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, chính trị - ngoại giao, an ninh quốc phịng, văn hóa.. như thế nào? Và quá
trình triển khai của ngoại giao kỹ thuật số ra sao?
Ngoại giao kỹ thuật số trong tương lai sẽ có những bước tiến như thế nào ở các
quốc gia lớn và khu vực? Liệu nó mang lại những thời cơ,thách thức và những bài học
như thế nào cho Việt Nam? Đặt ra vấn đề về việc nắm vững, làm chủ công nghệ của
Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang nổ ra và thế giới đang
chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số như thế nào?

3.2 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế:

Chúng tôi sẽ dựa vào những sự kiện được cập nhật mới nhất liên quan đến đề
tài để phân tích có những nét gì mới, thay đổi ra sao. Cập nhật những thơng tin mới
nhất về cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến truyền thông ngoại giao hiện nay.
Và với ngoại giao cơng nghệ này thì tốc độ truyền tải và tiếp nhận sẽ như thế nào? Qua
đó, chúng ta có thể dự đoán được những ảnh hưởng cũng như triển vọng, cũng như
những thách thức. Đây là một phương pháp quan trọng trong bài nghiên cứu của chúng
tôi. Phương pháp này giúp chúng tôi trong việc sử dụng tài liệu để phân tích vấn đề
ngoại giao kỹ thuật số và những cách thức, phương thức ngoại giao mới của các quốc
gia trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới đang diễn ra.
Đồng thời, đưa ra cho Việt Nam những kiến nghị để thích nghi kịp thời với tình hình.
-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Phương pháp thống kê, tập hợp, hệ thống tư liệu: Chúng tôi sẽ dựa vào những
nguồn tư liệu có sẵn (các văn kiện, sách, báo mạng, các cơng trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài), từ đó thống kê và tập hợp các tài liệu để làm cơ sở cho việc nghiên
cứu về tiến trình ra đời và phát triền của ngoại giao kỹ thuật số. Phân tích và tổng hợp
tài liệu là hai phương pháp quan trọng nhất trong phương pháp nghiên cứu lý thuyết
mà chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu về ngoại giao kỹ thuật số trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghệ 4.0. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với phương pháp
nghiên cứu lịch sử cịn được sử dụng trong việc phân tích tài liệu lý thuyết đã có để
xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu.



12
-

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic:

Phương pháp lịch sử có nhiều ưu điểm như miêu tỏ rõ ràng những nhân tố cũng
như bối cảnh dẫn đến sự ra đời của thuật ngữ “Ngoại giao kỹ thuật số” và sự bùng nổ
của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Cho ta cái nhìn khách quan về sự ảnh hưởng của
khoa học công nghệ và xu thế thế giới hiện nay ảnh hưởng đến ngoại giao, quan hệ
quốc tế và những lĩnh vực khác của các quốc gia và khu vực. Phương pháp lịch sử kết
hợp chặt chẽ với phương pháp logic giúp chúng tơi khơng chỉ sắp xếp, trình bày các sự
kiện, vấn đề theo một trình tự logic chặt chẽ mà cịn giúp tìm ra triển vọng đối với khu
vực và Việt Nam.
4. Kết quả thảo luận
4.1 cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế sử dụng kỹ thuật số trong đời sống
4.1.1 Sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0
4.1.1.1 Bối cảnh ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp là khoảng thời gian đánh dấu một bước ngoặt lớn của
con người trong toàn xã hội, nhờ áp dụng các thành tựu cơng nghệ mới vào đời sống,
từ đó thay đổi bức tranh tồn cảnh về xã hội (theo hướng tích cực).
Khái niệm công nghiệp 4.0 hay “nhà máy thông minh” lần đầu tiên được đưa
ra tại hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hịa Liên Bang Đức vào năm 2011.
Cơng nghiệp 4.0 nhằm thơng minh hóa q trình sản xuất và quản lý trong ngành công
nghiệp chế tạo. Thuật ngữ “Indutrial 4.0” thực ra là một dự án công nghệ cao do chính
phủ Đức khởi xướng thực hiện nhằm tin học hóa (số hóa) q trình sản xuất1. Sự ra đời
của công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung
Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh
tranh của mình.
Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi
lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới

chiến lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của
con người.
1

Nirjar Gandhi, (2015), “Industrial 4.0 – fourth industrial revolution”, SAP Community, June 30, 2015.
[truy cập ngày 12/8/2020, lúc 21:34]


13
Tại diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 chính thức khai mạc tại thành
phố Davos - Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4”, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái
niệm công nghiệp 4.0 của Đức.
Hiện nay, công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự
tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
4.1.1.2 Khái niệm cách mạng cơng nghiệp 4.0
Có khá nhiều khái niệm đề cập đến cách mạng công nghiệp 4.0, tựu chung
chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên thế giới đã và đang diễn ra tại nhiều nước phát
triển.
Theo Gartner, cách mạng công nghiệp 4.0 (hay cách mạng công nghiệp lần thứ
tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm
2013. Industrie 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra
sự hội tụ kỹ thuật số giữa cơng nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành diễn đàn kinh tế thế giới
định nghĩa về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:
“Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước
để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng
điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng điện

tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 3, nó kết hợp
các công nghệ lại với nhau, làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”1.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện
tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ

1

Khương Nha, (2017), “Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?”, Báo Zing.vn, đăng ngày 29/5/2017, lúc 6:00.
[truy cập ngày 10/2/2020, lúc 12:08]


14
thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện tốn đám mây. 1 Cơng nghiệp
4.0 là một thuật ngữ chung cho các công nghệ và khái niệm về tổ chức chuỗi giá trị.
Dựa trên các khái niệm công nghệ của hệ thống vật lý mạng, Internet vạn vật và
Internet dịch vụ, nó tạo điều kiện phát triển các nhà máy thông minh. Qua Internet vạn
vật, các hệ thống vật lý mạng giao tiếp và hợp tác với nhau và con người trong thời
gian thực. Qua Internet dịch vụ, cả dịch vụ nội bộ và dịch vụ liên tổ chức đều được
cung cấp và sử dụng bởi những người tham gia chuỗi giá trị2.
4.1.1.3 Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Công nghiệp 4.0 dựa trên 6 nguyên tắc thiết kế3. Những nguyên tắc này hỗ trợ các
công ty trong việc xác định và thực hiện các kịch bản trong tương lai của công nghiệp
4.0, cốt lõi là số hóa q trình sản xuất, liên kết chúng lại với nhau, giảm dần việc sử
dụng lao động là con người, chuyển sang lao động máy móc. Sáu nguyên tắc cụ thể
như sau:
(1) Khả năng tương tác: Là khả năng của các hệ thống vật lý mạng (các nhà cung cấp
sản phẩm, trạm lắp ráp và sản phẩm), con người và các nhà máy thông minh kết nối và
giao tiếp với nhau thông qua Internet vạn vật và Internet dịch vụ.
(2) Ảo hóa: Là một bản sao ảo của nhà máy thông minh, được tạo ra bằng cách liên kết

dữ liệu cảm biến (từ việc giám sát các quá trình vật lý) với các mơ hình nhà máy ảo và
mơ hình mơ phỏng.
(3) Phi tập trung: Là khả năng của các hệ thống vật lý mạng trong các nhà máy thông
minh tự động đưa ra quyết định mà không cần có sự giám sát chỉ việc trực tiếp của con
người.
(4) Khả năng thời gian thực: Là khả năng thu thập, phân tích dữ liệu và cung cấp thơng
tin chi tiết của một đối tượng nào đó ngay lập tức.
(5) Định hướng dịch vụ: Là việc cung cấp các dịch vụ (hệ thống vật lý mạng, con
người và các nhà máy thông minh) thông qua Internet dịch vụ.
1

Minh Khoa, (2018), “Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì?”, Học viện Cảnh sát nhân dân, đăng ngày
2/10/2018, lúc 9:13, [truy cập ngày 10/2/2020 lúc 12:17]
2
Nhật Vượng, (2020), “Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì”, Quantrimang, đăng ngày 14/01/2020.
[truy cập ngày 12/08/2020, lúc 10:12]
3
Lean Excellence Centre, (2019), “Industry 4.0: What is it?”, April 14, 2019.
[truy cập 12/8/2020, lúc 10: 22]


15

(6) Tính mơ-đun: Là sự thích ứng linh hoạt của nhà máy thông minh để thay đổi các
yêu cầu của từng mơ-đun riêng lẻ.
4.1.1.4 Q trình chuyển động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0
4.1.1.4.1 Nhìn lại q trình phát triển từ nền công nghiệp 0.0 đến cách

mạng công nghiệp 4.0
Hình 1.

Cây sơ đồ tóm tắt q trình phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp

Phát minh ra
lửa.
(0.0)

Phát minh ra
động cơ hơi
nước và động
cơ đốt trong.
(1.0)

Phát minh ra
điện, động cơ
điện, dẫn đến
sự ra đời dây
chuyền sản
xuất hàng loạt.
(2.0)

Phát minh ra
vật liệu bán
dẫn. Ra đời
điện tử và
internet, máy
tính và tự động
hóa.
(3.0)

Phát triển số

hóa và CNTT
nhằm xóa các
ranh giới và
kết nối vạn vật
lại với nhau.
(4.0)

Cuộc cách mạng công nghiệp 0.0 là một cột mốc vơ cùng quan trọng. Nó đánh
dấu một bước ngoặt vô cùng vĩ đại, thay đổi cả lịch sử nhân loại, đó là việc con người
từ lồi vượn cổ đã tiến hóa lên thành người tinh khơn nhờ việc biết sử dụng công cụ đồ
đá chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất (1.0) được biết đến là cuộc cách
mạng cơng nghiệp đầu tiên nổ ra trong lịch sử lồi người vào khoảng năm 17841. Đặc
trưng của cuộc cách mạng này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới
hóa sản xuất. Cuộc cách mạng cơng nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan
1

Hồ Tú Bảo, (2017), “Hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0”, Báo VnExpress, đăng ngày 24/4/2017.
[truy cập ngày 11/02/2020, lúc
10:16]


16
trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại
này đã châm ngịi cho sự bùng nổ của cơng nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu
Âu và Hoa Kỳ.
Về ý nghĩa lịch sử, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Nó đã
thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nơng nghiệp (kéo dài 17
thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió

và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi
nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá1. Nó khiến
lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt
bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông
nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước
quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề
khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng
trong khoa học vào thế kỷ 17.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 (2.0) ra đời từ khoảng năm 1870 đến
khi đệ nhất thế chiến nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc
sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy
mô lớn2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra khi có sự phát triển của ngành
điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững
chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các
lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của
khoa học trên cơ sở kỹ thuật3. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển
1

Lữ Thành Long, (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là gì”, Báo VnExpress, đăng ngày 18/4/2017.
[truy cập ngày
11/8/2020, lúc 9:27]
2
Hồ Tú Bảo, (2017), “Hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0”, Báo VnExpress, đăng ngày 24/4/2017.
[truy cập ngày 11/02/2020, lúc
10:16]
3
J. Wessel Strandhgen, (2019), “The fit of industry 4.0 applications in manufacturing logistics – a multiple case
study, Norwgian University of Science and Technology, August 14, 2019, [truy

cập ngày 11/2/2020, lúc 21:08]


17
sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản
xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một
ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được
thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cơng nghiệp hóa thậm chí cịn
lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước
Nga. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (3.0) xuất hiện vào khoảng từ 1970,
với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thơng
tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng
máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn,
siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên
1990)1.
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và
các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để
tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ
cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông
- lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã
hội; làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các
nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng
này2.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) là cuộc cách mạng công nghiệp
đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.

1


J. Wessel Strandhgen, (2019), “The fit of industry 4.0 applications in manufacturing logistics – a multiple case
study, Norwgian University of Science and Technology, August 14, 2019.
[truy
cập ngày 11/2/2020, lúc 21:08]
2
Duy Tín, (2017), “Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì”, Báo Zingnews, đăng ngày 29/5/2017.
[truy cập ngày 12/8/2020, lúc 9:29]


18
Cuộc cách mạng 4.0 được mô tả là khoảng thời gian đánh dấu sự ra đời của một
loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật
số, sinh học,... và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng cơng
nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương
thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là: Trí tuệ
nhân tạo AL, Robots, Internet vạn vật, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa1,... Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
được đặc trưng bởi sự ra đời của các khái niệm Internet vạn vật (IoT) và Internet of
Services (IoS) vào sản xuất, cho phép các nhà máy thông minh với các hệ thống sản
xuất tích hợp theo chiều dọc và chiều ngang. Động lực chính là cơng nghệ, vì cơng
nghiệp 4.0 là một thuật ngữ chung cho các công nghệ và khái niệm về tổ chức chuỗi
giá trị. Các nền tảng sản xuất kỹ thuật số đóng vai trị ngày càng tăng trong việc đối
phó với áp lực cạnh tranh và kết hợp các công nghệ, ứng dụng và dịch vụ mới2.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và
trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng
Internet kết nối vạn vật và điện tốn đám mây.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 khơng chỉ là về các máy móc, hệ thống
thơng minh, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời, nó cịn là các làn sóng

của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới
cơng nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo cho tới tính tốn lượng tử.
Cuộc cách mạng công nghiệp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các
“nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ
thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của
thế giới vật lý. Với Internet kết nối vạn vật (IoT), các hệ thống vật lý không gian ảo
này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua Internet của

1

John Kepa Gerrikagoitia, (2019), “Digital Manufacturing Platforms in the Industry 4.0 from Private and Public
Perspectives”, Applied Sciences, 18 July 2019.
[truy cập ngày 13/8/2020, lúc 8:07]
2
Phan Kieu Linh, (2019), “Education in Industry 4.0”, IJESI, 19 May 2019.
[truy cập ngày 12/8/2020, lúc 7:06]


19
các dịch vụ (IoS) thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử
dụng các dịch vụ này1.
4.1.1.4.2 Sự phát triển của nền công nghiệp 4.0
Đặc trưng của những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là sự ứng dụng
những kỹ thuật khác nhau vào sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 dùng
nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 sử
dụng điện năng phục vụ cho sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
3 sử dụng điện tử và cơng nghệ thơng tin để tự động hóa sản xuất. Và giờ đây cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và đi kèm với nó là cách mạng số khởi nguồn từ giữa
thế kỷ trước.

Đặc trưng của cuộc cách mạng lần này là việc đẩy mạnh phát triển cơng nghệ
giúp xóa mờ ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật số và sinh học. Định nghĩa
một cách rộng hơn, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự cải tiến cơng
nghệ một cách nhanh chóng thơng qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động
và kết nối internet, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ robot, phương tiện tự điều
khiển, công nghệ in 3D, nano và cơng nghệ sinh học, cơng nghệ điện tốn2,...
4.1.2 Tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế
giới, tác động mạnh mẽ đến toàn bộ các lĩnh vực đời sống của con người. Ngay cả
những gì đơn giản nhất cũng được số hóa và đưa lên hệ thống không gian mạng. Cuộc
sống của con người ngày càng phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ cao như máy tính
bảng, điện thoại thơng minh, thiết bị định vị, webcam,...
Tự động hóa trong cơng nghiệp giúp các doanh nghiệp tăng năng suất (nâng cao
tốc độ sản xuất với chi phí hiệu quả); tối ưu hóa chi phí (sử dụng tự động hóa trong
1

Kai-li Wang, (2016), “Intelligent Predictive Maintainance (IpDM) System – Industry 4.0 Scenario”, Semantic
Scholar, 19 June 2016.
cập ngày 12/8/2020, lúc 8:00]
2
Ratnasingam, J., Ab Latib, H., Yi, L., Liat, L., and Khoo, A. (2019). “Extent of automation and the readiness
for industry 4.0 among Malaysian furniture manufacturers,” BioRes. 14(3), 7095-7110.
[truy cập ngày 9/8/2020, lúc 21:09]


20
cơng nghiệp giúp giảm thiểu sai sót của con người); nâng cao chất lượng sản phẩm;
giảm đi việc thường xuyên kiểm tra khấu hao của máy móc, dây chuyền sản xuất; tăng
tính an tồn trong lao động (nhờ sự hỗ trợ tối đa của các kỹ thuật hiện đại, máy móc
hoặc Robot tự động có thể làm việc trong các điều kiện làm việc nguy hiểm và giảm

lỗi thủ công1.
Các ngành công nghiệp hiện tại đang chuyển đổi theo hướng số hóa. Các ứng
dụng, cơng nghệ kỹ thuật số được áp dụng vào hệ thống dây chuyền sản xuất, dịch vụ
cung ứng. Hầu hết mọi người đều sử dụng các thuật ngữ mới như Internet of Things ,
nhà máy thông minh, hệ thống vật lý trên mạng,... Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều
kiện tạo ra các nhà máy thông minh hay nhà máy số, trong đó các hệ thống vật lý
khơng gian ảo sẽ giám sát các q trình vật lý, tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý.
Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người
theo thời gian thực và thơng qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị
thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách
mạng cơng nghiệp 4.0 đối với tồn bộ nền kinh tế của đất nước họ, đòi hỏi họ phải kịp
thích ứng và tăng khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải sử dụng các công nghệ
mới, các tiện ích thơng minh cho quy trình sản xuất, nhất là trong lĩnh vực tự động hóa
cơng nghiệp và kỹ thuật cơ khí. Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 khơng chỉ thúc đẩy
việc tạo ra các công nghệ mới, các sản phẩm thơng minh mà cịn để phục vụ lĩnh vực
sản xuất2.

1

Sarthak Kar, (2019), “Industrial Automation For Enabling Industry 4.0”, Midium, May 31, 2019.
[truy cập ngày
10/8/2020, lúc 9:00]
2
Ratnasingam, J., Ab Latib, H., Yi, L., Liat, L., and Khoo, A. (2019). “Extent of automation and the readiness
for industry 4.0 among Malaysian furniture manufacturers,” BioRes. 14(3), 7095-7110.
[truy cập ngày 9/8/2020, lúc 21:09]


21

4.1.2.1 Những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0

Trụ cột
Kỹ thuật
số
CMCN
4.0

Trụ cột
Vật lý

Trụ cột
cơng
nghệ
sinh học

Hình 4. Ba trụ cột cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trụ cột kỹ thuật số
Những yếu tố cốt lõi của trụ cột kỹ thuật số trong cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn
(Big Data).
Trí tuệ nhân tạo (tên đầy đủ là Artificial Intelligence)1: Được hiểu như một
ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thơng minh.
AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động
hóa các hành vi thơng minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình
logic trong các ngơn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (tiếng
Anh: machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con
người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí

1


J. Wessel Strandhgen, (2019), “The fit of industry 4.0 applications in manufacturing logistics – a multiple case
study, Norwgian University of Science and Technology, August 14, 2019.
[truy
cập ngày 11/2/2020, lúc 21:08]


22
tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do
hiểu ngơn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,...
Internet Of Things: Theo định nghĩa của Wikipedia, mạng lưới vạn vật kết nối
Internet hoặc là mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet
of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp
một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ
liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với
người, hay người với máy tính1. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không
dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có
khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngồi để thực hiện một
cơng việc nào đó.
Big Data: Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà
những thơng tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi
phải có cơng nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả,
khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được q trình xử lý dữ
liệu”.
Lĩnh vực số hóa2: Trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, sự hội tụ giữa ứng
dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số là sự xuất hiện Internet vạn vật. Với mơ tả đơn
giản nhất, có thể coi Internet vạn vật là mối quan hệ giữa vạn vật (các vật thể, dịch vụ,
địa điểm,...) và con người thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau.
Trụ cột công nghệ sinh học
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào

nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế
biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu3.
Những đổi mới trong lĩnh vực sinh học nói chung và di truyền nói riêng thật sự
đáng kinh ngạc. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang thành công trong việc
1

Thomson, (2018), “Seminar Report on Industry 4.0”, Topics For Seminar, May 24, 2018.
[truy cập ngày 12/8/2020,
lúc 10:08]
2
Petra Maresova, (2018), “Consequences of Industry 4.0 in Business and Economics”, MDPI, August 9, 2018.
[truy cập ngày 12/8/2020, lúc 13:40]
3
Nhật Vượng, (2020), “Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là gì”, Quantrimang, đăng ngày 14/01/2020.
[truy cập ngày 11/02/2020, lúc 22:12]


23
giảm chi phí và dễ dàng hơn trong việc giải trình bộ gen và mới đây là việc kích hoạt
hay chỉnh sửa gen. Tiếp theo là sự phát triển của sinh học tổng hợp. Công nghệ này sẽ
giúp chúng ta có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại DNA. Sự phát triển hơn
nữa của sinh học tổng hợp sẽ không chỉ tác động sâu và ngay lập tức về y học mà cịn
về nơng nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học.
Trụ cột vật lý
Hệ thống vật lý mạng (CPS) là một hệ thống bao gồm các phần tử tính tốn hợp
tác điều khiển các thực thể vật lý; là các hệ thống vật lý được thiết kế và có các hoạt
động được giám sát, điều phối, kiểm sốt, tích hợp bởi một lõi điện tốn và truyền
thông. Chúng cho phép con người thêm các công việc vào hệ thống vật lý bằng cách
hợp nhất tính tốn và giao tiếp với các quy trình vật lý1.
Trong mơi trường sản xuất, các hệ thống vật lý mạng này bao gồm các máy

móc thơng minh, hệ thống lưu trữ và cơ sở sản xuất có khả năng tự động trao đổi
thơng tin, kích hoạt các hành động và kiểm sốt lẫn nhau một cách độc lập.

Hình 4. Sơ đồ của hệ thống vật lý mạng (CPS)2

1

Petra Maresova, (2018), “Consequences of Industry 4.0 in Business and Economics”, MDPI, August 9, 2018.
[truy cập ngày 12/8/2020, lúc 13:40]
2
Kenneth Johns, (2018), “Industrial 4.0 why it matters?”, Presentation transcript, 20 May, 2018.
[truy cập ngày 10/8/2020, lúc 10:04]


×