Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

skkn một số biện pháp rèn kỹ nănglao động tự phục vụ cho trẻ 3 4 tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch covid 19 (2022)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.46 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là ngành giáo dục hết sức quan trọng, đặt nền móng cho
sự phát triển tồn diện nhân cách trẻ. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em
phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu
tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, tạo sự khởi đầu cho sự phát
triển toàn diện của trẻ.
Có ai đó đã nói “Gieo hành vi, gặt thói quen”. Ở lứa tuổi mầm non hành vi
và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân
cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành
được thói quen tích cực cần phải thơng qua trải nghiệm và thích nghi. Nếu cha
mẹ bao bọc, khơng cho phép chúng có mơi trường trải nghiệm thì làm sao trẻ có
thể hình thành được thói quen tích cực cho bản thân trẻ.
Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện những thói quen tốt
cho trẻ ngay từ nhỏ. Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ khơng ngừng của nền
kinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm
đến con. Và cũng khơng ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, cha mẹ làm
thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác
phục vụ. Thiếu kỹ năng lao động tự phục vụ sẽ dẫn đến trẻ lười biếng, thụ động
và sẽ gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Vì vậy việc giáo
dục kỹ năng sống nói chung và kỹ nănglao động tự phục vụ nói riêng là vơ cùng
cần thiết đối với trẻ mầm non. Như ơng bà xưa thường nói “dạy trẻ từ thủa lên ba”.
Nếu trẻ khơng có kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động
và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Nếu trẻ biết tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ thấy
quý trọng bản thân, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những
kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực
nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ
năng sống hịa nhập với môi trường xung quanh. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần


những tác động khác nhau đến kỹ năng sống của trẻ. Chăm sóc, ni dưỡng và


giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện, là
nền tảng cho q trình học tập suốt đời của trẻ.
Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy trẻ kỹ năng lao
động tự phục vụ, đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy 3 - 4 tuổi.Theo nghiên
cứu thì trẻ ở lứa tuổi này não bộ vẫn rất dễ dàng tiếp thu và thay đổi, đặc biệt là
trong những tình huống kích thích cảm xúc của trẻ và sau khi trẻ chơi những trò
chơi đòi hỏi sự hoạt động cơ thể. Vì thế những kinh nghiệm tích cực mà trẻ thu
được trong thời kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng lâu dài và
tồn diện của trẻ. Nó giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, trẻ có
sự chủ động trong cuộc sống sau này.
Là giáo viên mầm non, làm thế nào để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề khiến bản thân tôi hết sức băn khoăn
trăn trở. Vì với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ khơng
phải là nói cho trẻ biết làm mà việc dạy kỹ năng cho trẻ là cả một quá trình 3
bước: Quan sát => bắt chước, tập làm => thực hành thường xun thơng qua các
hoạt động trong ngày. Có như vậy thìtrẻ mới hiểu và dần dần hình thành kỹ năng
cho bản thân.
Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã đưa giáo dục kỹ năng
sống vào trong nội dung giáo dục của bậc học mầm non. Thực hiện nhiệm vụ
năm học 2021 - 2022 của Sở giáo dục đào tạo về việc chăm sóc giáo dục trẻ và
yêu cầu thực tế về việc cần thiết dạy trẻ kỹ năng sống trong trường mầm non nói
chung và trường mầm non xã Tân Triều nói riêng. Tơi nhận thấy trong thời gian
trẻ nghỉ dịch ở nhà các hoạt động của trẻ bị xáo trộn, đa số trẻ ở nhà với ông bà
hoặc với người giúp việc. Mọi sinh hoạt của trẻ đều có người làm hộ, trẻ ít có cơ
hội rèn các kỹ năng lao động tự phục vụ.
Bản thân là một giáo viên mầm non tâm huyết với nghề, tôi thực sự trăn trở
làm thế nào để trong thời gian nghỉ dịch ở nhà trẻ vẫn được cung cấp các kiến

thức về các kỹ năng lao động tự phục vụ một cách đầy đủ và có hội để thực hành
các kỹ năng đó.
Qua việc tìm tịi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ
năng lao động tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã lựa chọn và thực
hiện đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ nănglao động tự phục vụ cho trẻ 3-4
tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19”.


II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu nhằm mục đích rèn kỹ năng lao độngtự phục vụ cho trẻ 3-4
tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Từ đóđưa ra một
số biện pháp nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, có kỹ năng tự phục vụ mọi lúc,
mọi nơi.
Giúp giáo viên tìm ra biện pháp nhằm rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho
trẻ có hiệu quả thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ dịch.
Giúp phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ lao động
năng tự phục vụ cho trẻ là rất cần thiết đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện sau này cho trẻ.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi lớp C1- Trường mầm xã.
2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8/2021 đến hết tháng 5/2022 năm học 2021-2022.


PHẦN II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Kỹ năng lao động tự phục vụ ở trẻ mầm non là
gì? Và giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non là gì?
Kỹ năng lao động tự phục vụ ở trẻ mầm non là những hành động tích cực

chuyên biệt của trẻ thực hiện hay giải quyết các tình huống hay cơng việc phục
vụ cho chính mình như tự ăn uống, tự chăm sóc bản thân...
Giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non là quá trình tác
động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực bình đẳng,
tích cực ở trẻ để thực hiện hay giải quyết các tình huống hay cơng việc phục vụ
cho chính mình như tự ăn uống, tự chăm sóc bản thân... giúp trẻ sống tự lập,
khỏe mạnh.
Kỹ năng lao động tự phục vụ có thật sự cần thiết với trẻ hay khơng? Bạn có
cho rằng với trẻ nhỏ những kỹ năng đó khơng cần thiết mà nên để chúng phát
triển một cách tự nhiên? Nhưng những việc tưởng chừng đơn giản nhất nó lại
chính là những kỹ năng giúp trẻ sinh tồn.Việc ăn, ngủ, chơi…là những việc rất
đơn giản nhưng nó cũng cần kỹ năng riêng của nó. Hãy thử nhìn lại xem con
mình đã làm được những việc gì, cơng việc tối thiểu nhất là tự phục vụ bản thân
liệu con đã tự đánh răng, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ dùng cho bản thân hay
con đã có những kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
Thực tế cho thấy, đa phần trẻ mầm non sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản
thân, chỉ biết nhận, biết hưởng thụ mà không biết cho đi. Ở trường cũng như ở
nhà, trẻ hầu như hoàn toàn thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người lớn.
Trẻ ở giai đoạn 3- 4 tuổi, đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển
của trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ muốn
tự lập, muốn làm cái này, cái kia một mình. Tính tự lập là một biểu hiện tâm lý
có ảnh hưởng trực tiếp đên quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất
nhân cách cho trẻ. Một số dấu hiệu bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu


tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn làm một số công việc đơn giản trong
sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc cịn nhỏ không
những tạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong
những điều kiện quan trọng giúp trẻ hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo
làm cơ sở hình thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này. Kỹ năng lao động tự

phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích
cực, chủ động, sáng tạo, tự tin và vững vàng trước mọi thử thách.
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thuận lợi:
- Các bé học sinhlớp mẫu giáo bé C1 và giáo viên chủ nhiệm được sự quan
tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu khi các biện pháp giáo dục kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên được học tập
nâng cao trình độ chuyên môn, mua sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ
dùng, đồ chơi để đảm bảo chất lượng trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Bản thân là giáo viên trẻ tâm huyết với nghề, tơi ln có ý thức tự học, tự
rèn luyện, tham khảo sách báo, internet thơng tin đại chúng để tìm ra các
phương pháp dạy và hướng dẫn kỹ năng lao động tự phục vụ phù hợp cho trẻ.
- Lập được nhóm Zalo phối kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn
phụ huynh dạy trẻ thực hành các kỹ năng lao động tự phục vụ tại nhà trong thời
gian trẻ nghỉ phòng chống dịch.
- Lớp luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, sự quan tâm, giúp đỡ
của BGH trong công tác giáo dục trẻ.
- Lớp luôn nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của các bậc phụ huynh để phối
hợp cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường trong cơng tác chăm sóc, giáo
dục trẻ.
- Giáo viên tại lớp: 2 cơ trong đó trình độ trên chuẩn 2/2 giáo viên, đạt
100%. Cả 2 cô đều là giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
- Bản thân cũng có con nhỏ đã qua độ tuổi 3-4 tuổi, giúp tôi hiểu kỹ hơn về
tâm sinh lý của trẻ ở lớp; tôi luôn dành nhiều thời gian để sưu tầm và tìm hiểu,
nghiên cứu các kỹ năng lao động tự phục vụ phù hợp với trẻ 3-4 tuổi.
2. Khó khăn:
- Phụ huynh đa số ban ngày bận đi làm chỉ có buổi tối mới có thời gian học
chơi cùng con.



- Trẻ tiếp thu kiến thức qua video nên khả năng tiếp thu còn nhiều hạn chế.
- Nhiều trẻ ở với ơng bà, khơng có điện thoại thơng minh hay máy tính để
xem video giáo viên gửi trên Zalo lớp.
- Phụ huynh còn tâm lý trẻ mầm non còn nhỏ chưa tự phục vụ được, nhiều
CMHS còn làm giúp trẻ khiến trẻ thụ động, trông chờ vào người lớn giúp.
- Do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên trẻ phải nghỉ học ở nhà nên giáo
viên không thể trực tiếp tổ chức triển khai, hướng dẫn, rèn luyện, kiểm tra các
kỹ năng của trẻ, trẻ không được thực hành thường xuyên, kịp thời các kỹ năng
lao động tự phục vụ.
- Sự phối kết hợp không đồng nhất giữa giáo viên và phụ huynh trong việc
hướng dẫn và rèn luyện con thực hiện kỹ năng lao động tự phục vụ.
3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:
Bảng khảo sát đầu năm về các kỹ nănglao độngtự phục vụ
ở 35 trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi (tháng 8/2021)
Các kỹ năng lao động
Số trẻ thực
ST
Số trẻ có Tỉ lệ
Tỉ lệ
tự phục vụ phù hợp ở
hiện chính
T
Kỹ năng
%
%
độ tuổi của trẻ
xác kỹ năng
1


Lau miệng

14

40%

0

0%

2

Rửa tay bằng xà phòng

15

43%

0

0%

3

Súc miệng nước muối

7

20%


5

14%

4

Cài, cởi cúc áo

5

14%

0

0%

5

Đóng, mở cửa

15

43%

8

23%

6


Hỉ mũi

12

34%

5

14%

7

Sử dụng bát, thìa

17

49%

7

20%

8

Đeo khẩu trang

13

37%


6

17%

9

Đi, cởi giày (dép) đúng cách

16

48%

9

26%

10

Vứt rác đúng nơi quy định

18

51%

10

29%

Qua bảng khảo sát từ CMHS, tôi thấy việc trẻ thực hiện các kỹ năng lao
động tự phục vụ còn nhiều hạn chế, nhiều trẻ chưa có kỹ năng vì lứa tuổi còn

nhỏ và hầu hết các kỹ năng này đều do ông bà, cha mẹ làm giúp trẻ.
III. Các biện pháp thực hiện:


1. Biện pháp 1: Xác định những kỹ nănglao động tự phục vụ phù hợp với
trẻ 3-4 tuổi:
Một ngày sinh hoạt của trẻ tại nhà, địi hỏi trẻ cần có những kỹ năng lao
động tự phục vụ cần thiết, phù hợp với sự phát triển thể chất của trẻ. Trên cơ sở
khảo sát những kỹ năng lao động tự phục vụ trẻ đã có, cùng với sự nghiên cứu
của bản thân, tôi đã lựa chọn và xác định 10 kỹ năng lao động tự phục vụ phù
hợp với độ tuổi của trẻ 3-4 tuổi.
Một đặc điểm nữa là các kỹ năng lao động tự phục vụ này cũng có độ phức
tạp khác nhau, nên tôi đã lựa chọn và sắp xếp các kỹ năng theo các thời điểm,
theo mức độ từ đễ đến khó, đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức cho trẻ. Đồng
thời tôi cũng nghiên cứu và trao đổi với CMHS đưa các kỹ năng này vào các
hoạt động trong ngày một cách phù hợp.
Khi nghỉ học ở nhà, các con không hoạt động nhiều. Để hướng dẫn kỹ năng
tập làm một số công việc tự phục vụ cho trẻ một cách đơn giản, giúp trẻ dễ hiểu,
dễ tiếp thu, không tạo cảm giác căng thẳng cho trẻ, tôi đã lựa chọn đưa các kỹ
năng vào các hoạt động phối hợp với CMHS trong tuần để tạo cơ hội cho trẻ rèn
luyện kỹ năng tốt hơn.
=> Kết quả: Tôi đã xác định được 10 kỹ năng lao động tự phục vụ phù hợp
với trẻ 3-4 tuổi, trẻ có thể rèn luyện những kỹ năng này tại nhà: Lau miệng; Rửa
tay bằng xà phòng; Súc miệng nước muối; Cài, cởi cúc áo; Đóng , mở cửa; Hỉ
mũi; Sử dụng bát, thìa; Đeo khẩu trang; Đi, cởi giày, dép đúng cách; Vứt rác
đúng nơi quy định.
2. Biện pháp 2:Xây dựng video hướng dẫn các kỹ năng lao động tự phục vụ
cho trẻ:
Để có thể hướng dẫn trẻ một cách cụ thể, chi tiết, đồng thời làm cho trẻ dễ
tiếp thu, dễ nhớ các kỹ năng. Tôi đã tạo lập hệ thống video những thao tác thực

hiện 10 kỹ năng lao động tự phục vụ một cách chính xác và chi tiết.
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo bé là ghi nhớ trực quan, sau khi trẻ được quan
sát trọn vẹn thao tác cô thực hiện kỹ năng, trẻ sẽ tiếp tục được lắng nghe những
lời giải thích nhằm chính xác hóa việc thực hiện các kỹ năng. Đó chính là lí do
mà tơi đã kèm theo lời giải thích khi quay video.


Ngồi ra, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào việc quay lại các video
hướng dẫn kỹ năng nhằm giúp cho trẻ quan sát kỹ năng một cách chính xác
nhất. Trẻ hứng thú khi quan sát giáo viên hướng dẫn trên clip. Giáo viên chính
xác được kỹ năng, tránh lãng phí thời gian lại có thể cho trẻ quan sát cách thực
hiện kỹ năng mọi lúc. Bên cạnh đó, việc này còn tạo thành tài liệu hướng dẫn
giúp cho sự đồng bộ, thống nhất trong cách hướng dẫn cho giáo viên và phụ
huynh học sinh.
Trong video tôi hướng dẫn trẻ cụ thể từng bước thực hiện để trẻ có thể dễ
dàng nắm được các thao tác thực hiện kỹ năng đó. Ngồi ra tơi cịn sử dụng
những hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng động để thu hút trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn
khi tham gia hoạt động.
Cách hướng dẫn các kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ
STT
1

2

3

Các
kỹ
Cách hướng dẫn thực hiện
năng

Lau
- Đặt khăn lên 2 lòng bàn tay,
miệng
ngón trỏ trái lau mắt trái, ngón
trỏ phải lau mắt phải.
- Dịch khăn lau mũi.
- Dịch khăn lau miệng.
- Gập khăn, tay trái lau trán,
má, cằm bên trái. Lật khăn sang
tay phải, lau trán, má, cằm bên
phải.
- Sau đó trải rộng khăn xuống
chậu.
Rửa tay - Làm ướt hai bàn tay bằng
bằng xà nước sạch, xoa xà phòng vào
phòng
lòng bàn tay.
- Lần lượt rửa cổ tay, mu bàn
tay, kẽ ngón tay, chụm 5 đầu
ngón tay xoay vào lịng bàn tay,
rửa lịng bàn tay.
- Xả hai tay cho sạch dưới vòi
nước sạch, lau tay vào khăn
khơ.
Súc miệng - Rót nước muối vào cốc. Dùng
một phần nước muối súc quanh
nước
khoang miệng rồi nhổ ra. Lưu ý
muối
không nuốt nước muối.

- Tiếp tục dùng phần còn lại

Video hướng dẫn thực
hiện kỹ năng

/>14

/>

STT

Các
năng

kỹ

Cách hướng dẫn thực hiện
ngả đầ về sau ở góc 450 để
nước muối đạt đến phần cổ
họng.
- Khò dung dịch nước muối liên
tục ít nhất trong vịng 15 giây
sau đó nhổ ra.

4

5

Video hướng dẫn thực
hiện kỹ năng


/>Xln4

Cài, cởi - Cài cúc áo:
cúc áo
Dùng tay kéo cho 2 mép áo
bằng nhau để khi cài cúc không
bị lệch. Một tay cô cầm cúc áo,
một tay cơ cầm vào lỗ khuyết
sau đó cơ luồn cúc áo qua lỗ
khuyết.
Cởi cúc áo:
Một tay cô cầm vào mép vải, wClckc
một tay cô cầm cúc áo, cơ kéo
nhẹ cho rộng lỗ khuyết, sau đó
cơ lật ngược mép vải lại luồn
nhẹ cúc qua lỗ khuyết.
Đóng, mở Hai tay cầm chốt cửa, từ từ đẩy
cửa
cửa ra. Bước ra ngồi. Sau đó
cơ quay lại từ từ đẩy cửa vào.

/>GWno
6

Hỉ mũi

- Lấy khăn giấy ra, gấp đôi
khăn giấy.
- Hai tay cầm khăn đưa lên mũi.

- Dùng ngón tay trỏ đè lên một
bên cánh mũi và hỉ mũi ra.
- Gập giấy lại bỏ vào thùng rác.
- Cô làm tương tự với bên mũi
/>còn lại.
zt0


STT
7

Các
kỹ
năng
Sử dụng
bát, thìa
đúng cách

8

Đeo khẩu
trang

9

Đi,
cởi
giày (dép)
đúng cách


10

Bỏ
rác
đúng nơi
quy định

Cách hướng dẫn thực hiện

Video hướng dẫn thực
hiện kỹ năng

- Tay trái giữ miệng bát, tay
phải cầm thìa.
- Cầm thìa bằng ngón cái, ngón
trỏ và ngón giữa ở phía giữa
cán thìa.
- Xúc nhẹ nhàng, chú ý không
/>làm rơi vãi thức ăn.
EQb4
- Rửa tay đúng cách với xà
phòng hoặc dung dịch rửa tay
sát khuẩn trước khi đeo khẩu
trang.
- Xác định phần trên, dưới của
khẩu trang.
- Xác định mặt trong, ngoài
theo đường may hoặc mặt đậm />KN cầm
68
hơn ở bên ngồi.

thìa
- Đeo và điều chỉnh để khẩu
trang che kín mũi, miệng đảm
bảo khơng có khe hở giữa mặt
và khẩu trang.
-Đi giày (dép):
Ngồi lên ghế xỏ lần lượt từng
chiếc (giày) dép vào chân.
-Nếu giày (dép) có nhám dính
hoặc quai cài thì lần lượt dán
nhám dính, móc quai cài từng
bên giày (dép).
Cởi giày (dép):
- Lần lượt cởi từng chiếc giày />(dép) ra cất lên giá. Chú ý để A
hai chiếc giày (dép) cạnh nhau,
mũi giày (dép) quay ra bên
ngoài.
Sau khi ăn bánh kẹo, trái cây
hay uống sữa.
- Cầm vỏ bánh kẹo, trái cây, vỏ
hộp sữa bỏ vào thùng rác.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc
dung dịch nước sát khuẩn.
/>

STT

Các
năng


kỹ

Cách hướng dẫn thực hiện

Video hướng dẫn thực
hiện kỹ năng
YD9k

3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ
thông qua các hoạt động khác
3.1. Bổ xung kiến thức về lao động tự phục vụ qua các tác phẩm văn học.
Để trẻ có thể ghi nhớ các kỹ năng tự phục vụ một cách nhẹ nhàng, khơng
gị bó, tơi ln tìm tịi sưu tầm, sáng tác những bài thơ về kỹ năng sống. Các bài
thơ thường có vần điệu và ngắn gọn nên trẻ có thể đọc và ghi nhớ một cách dễ
dàng hơn.
Khi dạy trẻ kỹ năng lau mặt tôi cho trẻ đọc bài thơ “Bé tập rửa mặt”. Bài
thơ có các bước lau mặt rất ngắn gọn, dễ nhớ giúp trẻ thực hiện nhanh và chính
xác.
Bài thơ: Bé tập rửa mặt
Một tay chẳng làm được
Bé phải lau hai tay
Bắt đầu từ mắt này
Lau từ trong ra nhé
Nhích khăn lên các bé
Lau sống mũi xuống đi
Sau đóđến cái gì?
Cái miệng xinh của bé!
Cơ cất giọng nhỏ nhẹ
Làm thế nào nữa đây?
Bé gấp đôi khăn ngay

Lau hai bên má đỏ
Gấp đôi một lần nữa
Lau cái cổ, cái cằm
Mắt bé nhìn chăm chăm
Kìa cơ khen bé giỏi.


Tác giả: Nguyễn Thị Lành
Khi dạy trẻ kỹ năng “Sử dụng bát, thìa đúng cách” tơi đã cho trẻ đọc bài
thơ “Giờ ăn” giúp trẻ hứng thú hơn khi thực hiện kỹ năng này.
Bài thơ: Giờ ăn
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơm vãi
Tác giả: Lê Thị Hoa
Qua mỗi bài thơ tôi sẽ cung cấp các kiến thức về kỹ năng tự phục vụ cho
trẻ một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ để trẻ hào hứng hơn khi luyện tập các kỹ năng
lao động tự phục vụ.
=>Kết quả: Việc dạy kỹ năng lao động tự phục vụ thông qua các bài thơ
giúp trẻ nhớ rất nhanh và thực hiện tốt các kỹ năng được học.
3.2. Đưa kiến thức về kỹ nănglao động tự phục vụ vào hoạt động giáo dục âm
nhạc :
Để hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ trở lên sôi động, trẻ hứng thú, không
cảm thấy nhàm chán. Tôi đã đưa một số ca khúc đang thịnh hành trong thời
điểm dịch bệnh như: Vũ điệu rửa tay, bài hát Khúc hát đôi bàn tay… vào hoạt
động cho trẻ vận động. Ngồi ra, tơi cũng sưu tầm những bài hát về kỹ năng lao
động tự phục vụ giúp trẻ ghi nhớ các kỹ năng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Khi dạy kỹ năng rửa tay có nhiều bước trẻ rất khó nhớ. Vì vậy để trẻ có thể
ghi nhớ các bước một cách dễ dàng tôi cho hát bài “Rửa tay trước khi ăn”.
Bài hát: Rửa tay trước khi ăn
Giờ ăn đến rồi
Giờ ăn đến rồi
Em vâng lời cô dạy
Trước khi ăn phải rửa tay
Trước khi ăn phải vừa tay
Xoay xoay cổ tay
Xoa xoa mu bàn tay


Rồi đến kẽ ngón tay
Em lau bàn tay sạch
Em lau bàn tay xinh
Xinh xinh thật là xinh
Sưu tầm
Bài hát: Khúc Hát Đôi Bàn Tay
Hai bàn tay chúng ta.
Đẹp như hai bông hoa.
Biết làm bao việc tốt
Viết chữ đẹp và múa ca
Yêu quý đôi bàn tay
Không để tay nghịch bẩn
Luôn giữ gìn vệ sinh.
Là giữ sức khoẻ chính mình.
Bàn tay sạch, là bàn tay thơm
Hãy rửa tay cho kỹ, trước khi ăn cơm
Bàn tay sạch, qua dịng nước mát
Lau khơ rồi cầm đũa

Ăn càng thấy ngon
Nhạc sĩ: Phạm Tun
Tơi cũng tìm những video những bài hát vui nhộn trên kênh Youtube để
đưa vào hoạt động rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ.
=>Kết quả: Những ca khúc với nhạc điệu vui tươi tạo được hứng thú cho
trẻ, trẻ yêu thích và ghi nhớ nhanh các kỹ năng cơ dạy.
4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc duy trì các kĩ
năng lao động tự phục vụ cho trẻ:
“ Gieo hành động gặt thói quen”. Để tạo lập được kỹ năng, trẻ cần phải
thường xuyên thực hiện hành động đó. Chính vì vậy, tơi đã trao đổi với phụ
huynh học sinh, cùng thống nhất quan điểm và cách hướng dẫn để giúp trẻ hình
thành thói quen. Để làm được điều này tôi đã tiến hành như sau:


+ Ngay từ đầu năm học, tôi đã đưa ra vấn đề: Hướng dẫn trẻ kỹ năng tập
làm một số công việc tự phục vụ để giáo viên và phụ huynh cùng thảo luận, đưa
ra giải pháp hợp lý nhất.
+ Tơi đã đưa ra lợi ích của những kỹ năng lao động tự phục vụ đối với
trẻ, cũng như những bất cập khi trẻ khơng được tự mình thực hiện những công
việc đơn giản.
+ Thống nhất quan điểm giáo dục trẻ ở nhà. Trẻ tự mình làm những cơng
việc tự phục vụ phù hợp với độ tuổi. Cha mẹ, ông bà khơng nng chiều, làm
thay con vì thương con hay vì tiết kiệm thời gian. Cần tạo điều kiện, nhắc nhở
trẻ thường xuyên chủ động làm một số công việc lao động tự phục vụ. Khuyến
khích, động viên trẻ tập làm một số cơng việc tự phục vụ.
+ Giải thích cho phụ huynh học sinh hiểu, những cơng việc đó phù hợp
với sức khỏe và độ tuổi của trẻ, giúp trẻ tự tin, chủ động trong sinh hoạt. Nếu trẻ
không có thói quen làm một số cơng việc lao động tự phục vụ sẽ khiến cho trẻ
có tính ỷ lại, sống thụ động, phụ thuộc vào người khác.
+ Phụ huynh cần thống nhất quan điểm giáo dục cho trẻ tự làm một số

công việc lao động tự phục vụ với tất cả mọi người trong gia đình, đặc biệt là
ơng bà trẻ.
Trong thời thời gian trẻ nghỉ học ở nhà tôi đã lập trang Zalo riêng của lớp
MGB C1 nhằm mục đích:
+ Cập nhật tình hình sức khỏe của trẻ trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà.
+ Đăng các video hướng dẫn các kỹ năng lao động tự phục vụ trong tuần
của trẻ để phụ huynh cập nhật và thống nhất cách hướng dẫn con, tránh trường
hợp phụ huynh hướng dẫn con khơng đúng cách.
+ Thường xun trị chuyện, trao đổi để giải quyết những khó khăn mà
phụ huynh gặp phải khi hướng dẫn con thực hiện các kỹ năng lao động tự phục
vụ tại nhà.
=>Kết quả: Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và CMHS, mà
việc rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ được thực hiện nhất quán, thường
xuyên. Trẻ thực hiện các kỹ năng một cách chính xác, khoa học.
IV. Kết quả đạt được:
Nhờ những nỗ lực và cố gắng của bản thân, sự phối hợp của cô giáo cùng
lớp,sự hợp tác của CMHS lớp C1, qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế


vào lớp của mình (áp dụng vào 35 trẻ), tơi nhận thấy học sinh của lớp tôi qua
trải nghiệm đã có những chuyển biến theo chiều hướng tương đối tốt.
1. Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, biết nhiều kỹ năng lao động tự
phục vụ, thao tác chính xác, khoa học.
- Trẻ bớt nhút nhát, ít nói, lại u thích lao động, khơng cịn ỷ lại phụ
thuộc vào người khác.
- Trẻ có ý thức lao động tự phục vụ và giúp đỡ người lớn những việc vừa
sức.

ST

T

Bảng khảo sát cuối năm về các kỹ năng lao động tự phục vụ
ở 35 trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi (tháng 3/2022)
Các kỹ năng lao động
Số trẻ thực
Số trẻ có Tỉ lệ
tự phục vụ phù hợp ở
hiện chính
Tỉ lệ %
Kỹ năng
%
độ tuổi của trẻ
xác kỹ năng

1

Lau miệng

35

100%

28

80%

2

Rửa tay bằng xà phịng


33

94%

30

86%

3

Súc miệng nước muối

35

100%

32

91%

4

Cài, cởi cúc áo

30

86%

25


71%

5

Đóng, mở cửa

35

100%

31

89%

6

Hỉ mũi

32

91%

23

66%

7

Sử dụng bát, thìa đúng

cách

35

100%

34

97%

8

Đeo khẩu trang

35

100%

32

91%

9

Đi, cởi giày (dép) đúng
cách

33

94%


26

74%

10

Bỏ rác đúng nơi quy
định

35

100%

29

83%

Kết quả thể hiện thông qua bảng khảo sát:
2. Đối với giáo viên:


- Thiết lập được hệ thống được 10 kỹ năng lao động tự phục vụ phù hợp
với trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
- Giáo viên có thêm kiến thức về các kỹ năng lao động tự phục vụ, tích
lũy được nhiều kinh nghiệm thơng qua việc hướng dẫn kỹ năng lao động tự phục
vụ cho trẻ.
- Nắm bắt được khả năng cũng như đặc điểm của trẻ một cách cụ thể hơn.
3. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh rất phấn khởi khi trẻ mạnh dạn, tự tin cũng như khỏe mạnh

cứng cáp hơn, có thể tự làm một số cơng việc tự phục vụ cho bản thân mình.
- Phụ huynh nhận thấy tầm quan trọng của việc phối kết hợp với giáo viên
lớp, thông qua sự thay đổi tích cực của con mình CMHS thêm tin tưởng vào
giáo viên và Nhà trường.

PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận:
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng lao
động tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian nghỉ do ảnh hưởng của dịch
Covid-19” Tơi nhận thấy q trình nghiên cứu và triển khai thực hiện trên thực
tế khơng chỉ giúp ích cho công việc giảng dạy, bồi dưỡng thêm năng lực chun
mơn trong cơng tác của bản thân, mà cịn thật sự có hiệu quả rất lớn đối với cá
nhân từng trẻ. Nhờ có sự nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo, q trình thực hiện và
áp dụng của tơi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước kia. Trẻ chủ động, tự
tin, độc lập hơn, không lệ thuộc vào người lớn trong việc lao động phục vụ
chính mình.
Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố
quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi
xảy ra vấn đề nào đó, nếu khơng được trang bị kỹ năng, trẻ sẽ không đủ kiến
thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng lao động tự phục
vụ sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến
những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.


Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn, tự
tin, chủ động trong mọi hoạt động.
Thông qua việc thực hiện các kỹ năng tự phục vụ, trẻ sẽ bộc lộ những ưu,
khuyết điểm của bản thân. Điều này có tác dụng quan trọng trong việc chăm sóc,
giáo dục trẻ.

2. Khuyến nghị:
Qua thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất tại lớp do tôi phụ trách, cho
thấy các biện pháp tôi đưa ra là khả thi và dễ áp dụng thực hiện. Để thực hiện áp
dụng các biện rèn kỹ năng lao động tự phục vụ đạt hiệu quả và nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ, tơi xin phép trình bày một vài khuyến nghị như sau:
- Phòng GD & ĐT tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các
chuyên đề, hội thảo về công tác giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ trẻ mầm
non cho giáo viên các trường mầm non được trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn
nhau.
- Nhà trường tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để giáo viên thực
hiện tốt các biện pháp giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ.
Trên đây là SKKN tôi đã áp dụng tại lớp MGB C1từ tháng 08/2021 đến
tháng 04/2022 và đã thu được kết quả tốt. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của chị em đồng nghiệp, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo để SKKN của
tôi đạt được hiệu quả tốt nhất giúp tơi hồn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo
dục trẻ lớp mình thời gian tới.
MINH CHỨNG MINH HỌA:

Hình 1: Bé tự xúc cơm

Hình 2, hình 3: Bé rửa tay bằng xà phịng

Hình 4: Bé xúc miệng nước muối


Hình 5: Bé cài cúc áo

Hình 6: Bé rửa mặt

Hình 7: Bé tự đi giày


Hình 9: Bé đóng, mở cửa

Hình 10: Bé bỏ rác đúng nơi quy định

Hình 11: Bé đeo khẩu trang

Hình 12: Bé hỉ mũi


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN- mẫu giáo bé ( 3-4 tuổi)
- NXB giáo dục Việt Nam.
2. Giáo trình giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non – dùng
trong các trường trung học chuyên nghiệp – NXB Hà Nội.
3. Địa chỉ trang web đáng tin cậy: www.thuchanhkynangsong.vn
tailieu.vn › Tài Liệu Phổ Thông › Mầm non - Mẫu giáo
wedowegood-school.edu.vn
4. Tài liệu: Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho trẻ nhỏ.


Phiếu số 1
PHIẾU KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VỀVIỆC THỰC HIỆN KỸ NĂNG LAO
ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO BÉ C1
Thời gian khảo sát lần 1: Tháng 08/2021

ST
T

Các kỹ năng lao động

tự phục vụ phù hợp ở
độ tuổi của trẻ

Số trẻ có
Kỹ năng

Tỉ lệ %

Số trẻ thực
hiện chính
xác kỹ năng

Tỉ lệ %

1

Lau miệng

14

40%

0

0%

2

Rửa tay bằng xà phòng


15

43%

0

0%

3

Súc miệng nước muối

7

20%

5

14%

4

Cài, cởi cúc áo

5

14%

0


0%

5

Đóng, mở cửa

22

63%

12

34%

6

Hỉ mũi

28

80%

6

17%

7

Sử dụng bát, thìa


21

60%

10

29%

8

Đeo khẩu trang

23

66%

16

46%

9

Đi, cởi giày (dép) đúng
cách

26

74%

15


43%

10

Bỏ rác đúng nơi quy
định

29

83%

14

40%


Phiếu số 2
PHIẾU KHẢO SÁT CUỐI NĂM VỀ VIỆC THỰC HIỆN KỸ NĂNG LAO
ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ LỚP MẪU GIÁO BÉ C1
Thời gian khảo sát lần 2: Tháng 03/2022

ST
T

Các kỹ năng lao động tự
phục vụ phù hợp ở độ tuổi
của trẻ

Số trẻ thực

Tỉ lệ % hiện chính
Kỹ năng
xác kỹ năng

Số trẻ có

Tỉ lệ
%

1

Lau miệng

35

100%

28

80%

2

Rửa tay bằng xà phịng

33

94%

30


86%

3

Súc miệng nước muối

35

100%

32

91%

4

Cài, cởi cúc áo

30

86%

25

71%

5

Đóng, mở cửa


35

100%

31

89%

6

Hỉ mũi

32

91%

23

66%

7

Sử dụng bát, thìa

35

100%

34


97%

8

Đeo khẩu trang

35

100%

32

91%

9

Đi, cởi giày (dép) đúng cách

33

94%

26

74%

10

Bỏ rác đúng nơi quy định


35

100%

29

83%


BẢNG PHÂN CHIA CÁC KỸ NĂNG LAO ĐỘNG
TỰ PHỤC VỤ THEO TỪNG THÁNG
ST
T

Các kỹ năng
Thời gian
lao động tự phục
T8 T9
vụ

T10 T11 T12 T1 T2 T3 T4

1

Đi, cởi giày (dép)

x

2


Đeo khẩu trang

x

3

Sử dụng bát, thìa

x

4

8

Lau miệng
Súc miệng nước
x
muối
Rửa tay bằng xà
x
phịng
Bỏ rác đúng nơi
quy định
Đóng, mở cửa

9

Hỉ mũi


x

10

Cài, cởi cúc áo

x

5
6
7

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x
x

x
x

x

x
x

x
x

x

x

x
x
x

x



×