Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ,độ mặn đến quá trình phát triển phôi và ảnh hưởng của một số loại thức ăn tươi sống đến tăng trưởng, tỷ lệ sống từ giai đoạn cá bột lên hương của cá song lai (cá song vua đự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN ĐỨC TUẤN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ MẶN
ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TƯƠI SỐNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG TỪ GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN
HƯƠNG CỦA CÁ SONG LAI (♂ cá song vua Epinephelus
lanceolatus và ♀ cá song hổ Epinephelus fuscoguttatus)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

NGUYỄN ĐỨC TUẤN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ MẶN
ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TƯƠI SỐNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG TỪ GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN
HƯƠNG CỦA CÁ SONG LAI (♂ cá song vua Epinephelus
lanceolatus và ♀ cá song hổ Epinephelus fuscoguttatus)


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:

1007/QĐ-ĐHNT ngày 7/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM QUỐC HÙNG

(chữ ký)

Chủ tịch Hội đồng:
TS. NGUYỄN TẤN SỸ

(chữ ký)

Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nghiệt
độ, độ mặn đến quá trình phát triển phôi và ảnh hưởng của một số loại thức ăn
tươi sống đến tăng trưởng, tỷ lệ sống từ giai đoạn cá bột lên cá hương của cá song
lai giữa ♂ cá song vua Epinephelus lanceolatus và ♀ cá song hổ Epinephelus
fuscoguttatu”. Là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Tuấn

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng
ban trường Đại học Nha Trang, Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
TS. PHẠM QUỐC HÙNG đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Tuấn

iv



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá song ..........................................................................3
2.2. Nghiên cứu và sản xuất cá song lai trên thế giới và Việt Nam ...........................6
2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cá song lai trên thế giới.................................7
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................16
3.1. Nội dung .........................................................................................................16
3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...............................................................16
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................18
3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...........................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................22
4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của phôi cá song lai ........................22
4.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sự phát triển của phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ ấu trùng dị
hình của cá song lai ................................................................................................24
4.3. Ảnh hưởng của thức ăn tươi sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá song
lai giai đoạn từ 0 ngày tuổi đến khi biến thái hoàn toàn...............................................26
v



4.3.1 Ảnh hưởng của thức ăn tươi sống lên tỷ lệ sống của ấu trùng cá song lai giai
đoạn 0 - 12 ngày tuổi ..........................................................................................26
4.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn tươi sống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá
song lai giai đoạn từ 12 ngày tuổi đến khi biến thái hoàn toàn (56 ngày tuổi) ............27
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................30
5.1. Kết luận...........................................................................................................30
5.2. Đề xuất ý kiến .................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................31
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thức ăn dùng trong thí nghiệm 1.............................................................20
Bảng 4.1. Thời gian phát triển phôi của cá song lai ở các nhiệt độ ấp khác nhau ........22
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian nở, tổng thời gian nở, tỷ lệ nở và tỷ lệ
ấu trùng dị hình của cá song lai .................................................................23
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian nở, tổng thời gian nở, tỷ lệ nở, tỷ lệ ấu
trùng dị hình của cá song lai......................................................................25
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống (%) của cá song lai giai đoạn 0 - 12 ngày tuổi khi được cho ăn các
loại thức ăn khác nhau ..............................................................................27
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá song lai ở giai đoạn ương từ cá 12 ngày
lên hương với các nghiệm thức thức ăn khác nhau.......................................28

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................18
Hình 3.2: Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn .................................19

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu ảnh hưởng của nghiệt độ, độ mặn đến quá trình phát triển phôi và
ảnh hưởng của một số loại thức ăn tươi sống đến tăng trưởng từ giai đoạn cá bột lên cá
hương của cá song lai giữa ♂ cá song vua (Epinephelus lanceolatus) và ♀ cá song hổ
(Epinephelus fuscogutatus), nhằm xác định được ngưỡng nhiệt độ, độ mặn thích hợp
cho quá trình phát triển phôi và tìm ra loại thức ăn tươi sống thích hợp cung cấp cho ấu
trùng cá song lai giai đoạn từ bột lên hương. Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ
mặn lên quá trình phát triển phôi được tiến hành ở các mức nhiệt 20 oC, 24 oC, 28 oC,
32 oC, 36 oC và độ mặn được tiến hành ở các mức 10 ‰, 15 ‰, 20 ‰, 25 ‰, 30 ‰,
35 ‰. Trứng cá song lai ở cả hai thí nghiệm được ấp trong bình thủy tinh có dung tích
1 lít với mật độ 1000 trứng/lít, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, các yếu tố phi thí nghiệm
đồng nhất giữa các nghiệm thức. Thời gian phát triển phôi được tính từ giai đoạn 4 tế
bào đến khi 50 % ấu trùng hoàn tất chuyển giai đoạn và nở. Thí nghiệm ảnh hưởng của
thức ăn tươi sống ở giai đoạn ương từ 0 - 12 ngày tuổi, ấu trùng cá song được thử
nghiệm với 4 nghiệm thức thức ăn khác nhau: (1) luân trùng Brachionus
rotundifrormis, (2) copepoda nauplius Paracalanus sp + luân trùng Brachionus
plicatilis, (3) ấu trùng trochophore hầu Thái Bình Dương Crassostrea gigas + luân
trùng Brachionus plicatilis, (4) luân trùng Brachionus plicatilis + copepoda naupli
Paracalanus sp+ ấu trùng trochophore hàu Thái Bình Dương Crassostrea gigas và 1
nghiệm thức đối chứng không cho ăn. Cá bột cá song lai (12 ngày tuổi) được thử
nghiệm ương bằng ba loại thức ăn khác nhau (Artemia nauplii -Vĩnh Châu, Artemia
nauplii – Inve, và copepoda nauplius Paracalanus sp + copepoda Paracalanus sp
trưởng thành) trong thí nghiệm 2. Kết quả nghiên cứu về nhiệt độ và độ mặn của nước
trong quá trình ấp có ảnh hưởng tới quá trình phát triển phôi của cá song lai. Nhiệt độ

20 oC và 36 oC và độ mặn thấp (10 – 20 ‰) không phù hợp cho sự phát triển phôi của
cá song lai. Ấp trứng cá song lai ở nhiệt độ 28 oC cho tỷ lệ nở cao nhất (91 ± 2,0 %) và
tỷ lệ dị hình của ấu trùng thấp nhất (4,4 ± 1,1 %) (P <0,05). Trứng cá song lại có tỷ lệ
nở cao nhất và tỷ lệ dị hình của ấu trùng thấp nhất khi ấp trứng ở độ mặn 30 ‰, lần
lượt là 90,3 ± 2,1 % và 2,9 ± 0,5 % (P<0,05). Kết quả nghiên cứu về thức ăn tươi sống
kết hợp giữa copepoda nauplius Paracalanus sp và luân trùng Brachionus plicatilis
cho tỷ lệ sống của ấu trùng cá song lai cao nhất ở giai đoạn ương đến 12 ngày tuổi
(8,47 ± 0,91%) (p<0,05) . Ở giai đoạn ương cá bột 12 ngày tuổi lên cá hương 56 ngày
ix


tuổi, kết hợp copepoda nauplius (Paracalanus sp) và copepoda (Paracalanus sp)
trưởng thành làm thức ăn, cá song lai cho tốc độ tăng trưởng đạt 35,9 ± 1,1 mm và tỷ
lệ sống cao nhất (17,8 ± 1,5 %) so với với Artemia nauplii Vĩnh Châu và Inve
(p<0,05). Như vây, nhiệt độ và độ mặn thích hợp nhất cho việc ấp nở trứng cá song lai
lần lượt là 28

o

C và 30 ‰ (Tỷ lệ nở > 90 % và tỷ lệ dị hình thấp < 5 %). Nên lựa

chọn công thức thức ăn kết hợp giữa copepoda nauplius Paracalanus sp và luân trùng
Brachionus plicatilis ở giai đoạn ương đến 12 ngày tuổi mặt khác kết hợp copepoda
nauplius (Paracalanus sp) và copepoda (Paracalanus sp) trưởng thành làm thức ăn ở
giai đoạn ương cá 12 ngày tuổi lên cá hương. Qua các kết quả nghiên cứu đạt được
chúng ta nên thử nghiệm thêm các công thức thức ăn khác hoặc đan xen cung cấp
nhiều loại thức ăn tươi sống với mật độ thích hợp hoặc kết hợp với thức ăn công
nghiệp để tăng tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của ấu trùng cá song lai ở giai đoạn từ
cá bột lên cá hương.
Từ khóa: Cá song lai, Thời gian, phát triển phôi, sinh trưởng, thức ăn tươi

sống, tỷ lệ sống

x


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường cá song- cá rạn san hô tươi sống đã và đang hình thành ở khu vực
Đông Nam châu Á. Trong các loài cá song đang được nuôi hiện nay, cá song vua
(Epinephelus lanceolatus) được công nhận là loài có tiềm năng lớn cho nuôi trồng
thủy sản do tốc độ sinh trưởng của chúng và cấu trúc quần đàn cá song vua trong tự
nhiên sẽ không cho phép duy trì một nghề cá dựa hoàn toàn vào tự nhiên. Có rất ít loài
có tốc độ sinh trưởng nhanh như cá song vua do chúng có thể đạt 15 kg trong vòng 3
năm nuôi với FCR có thể dưới 1.5 khi sử dụng thức ăn viên công nghiệp.Tuy nhiên
việc phát triển nuôi cá song nói chung và cá song vua nói riêng hiện vẫn gặp nhiều khó
khăn do những thất bại trong quá trình sản xuất giống cá song và tỉ lệ sống của ấu
trùng thấp (Glamuzina et al., 2001; Glamuzina et al., 1999; Kiriyakit et al., 2011). Do
đó, lai giữa hai loài cá song khác nhau để tạo ra con lai khỏe mạnh, có tốc độ tăng
trưởng nhanh, có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường đang là hướng đi
hiện nay trong sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá song.
Có rất nhiều con lai đã được tạo ra từ sự thành công của các phép lai như cá song
sẫm màu E. marginatus x cá song trắng E. aeneus (Glamuzina et al., 1999); cá song hổ
E. fuscogutatus x cá song ngụy trang E. polyphekadion (James et al., 1999); cá song sọc
vàng E. costae x cá song sẫm màu E. marginatus (Glamuzina et al., 2001); cá song da
báo P. leopardus x cá song chấm P. maculatus (Frisch và Hobbs, 2007); cá song chấm
nâu E. coioides x cá song vua E. lanceolatus (Koh et al., 2010); hay nghiên cứu gần đây
nhất của (Kiriyakit et al., 2011) đã lai tạo thành công cá song chấm nâu E. coioides x cá
song vua E. lanceolatus khi sử dụng tinh trùng đông lạnh. Mặc dù đã có rất nhiều
nghiên cứu trong sinh sản cá song lai nhưng số lượng cá song lai được sản xuất thấp do
tỷ lệ sống của ấu trùng cá song lai trong sản xuất nhân tạo không cao. Sản xuất giống cá

song lai gặp nhiều khó khăn do nuôi vỗ và kích thích sinh sản chưa thành công, tỷ lệ nở
của trứng và chất lượng của ấu trùng còn thấp (Glamuzina et al., 2001; Glamuzina et al.,
1999; Kiriyakit et al., 2011; Tseng và Poon, 1983).
Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ được nhiều công nghệ sản xuất giống cá biển
như cá giò (R. canadum); cá song chấm nâu (Epinephelus coioides); cá song hổ
(Epinephelus fuscoguttatus), cá song chuột (Cromileptes altivelis) (Đề tài
1


KC06.04/06-10: Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số
loài cá biển có giá trị kinh tế cao). Tuy nhiên, việc sản xuất cá song lai hiện nay đang ở
giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm. Cuối năm 2011, Trung tâm Quốc gia giống Hải
sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1) đã nghiên cứu thăm dò sản
xuất giống cá song lai (♂ Epinephelus lanceolatus x ♀ Epinephelus fuscoguttatus) trên
cơ sở đàn cá song hổ và song vua hiện đang nuôi giữ tại Trung tâm. Kết quả ban đầu
cho thấy những tín hiệu khả quan cho việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất
giống đối tượng nuôi mới này. Các chỉ tiêu bước đầu đạt: tỷ lệ thụ tinh đạt 45 %, tỷ lệ
nở 30 %, tuy nhiên tỷ lệ sống thành cá giống còn thấp và mới đạt 0,6 - 0,9 %.
Muốn sản xuất giống cá song lai thành công thì biết được quá trình phát triển
của cá từ những giai đoạn đầu tiên như phát triển phôi, ấu trùng hay cá bột là điều rất
quan trọng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, các loại
thức ăn hay nhu cầu dinh dưỡng của cá trong các giai đoạn này đều có thể dẫn đến sự
cải tiến trong kỹ thuật sản xuất giống, tăng chất lượng cũng như số lượng con giống
được tạo ra. Để nâng cao tỷ lệ sống ấu trùng cá song lai, giảm tỷ lệ dị hình trong quá
trình phát triển phôi và tìm ra nguồn thức ăn tươi sống thích hợp cung cấp cho ấu trùng
cá song lai (♂ cá song vua E. lanceolatus và ♀ cá song hổ E. fuscoguttatus ) từ giai
đoạn ấu trùng mới nở (bắt đầu ăn thức ăn ngoài) lên cá hương (56 ngày tuổi); Chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến quá
trình phát triển phôi và ảnh hưởng của một số loại thức ăn tươi sống đến tăng
trưởng, tỷ lệ sống từ giai đoạn cá bột lên cá hương của cá song lai giữa ♂ cá song

vua Epinephelus lanceolatus và ♀ cá song hổ Epinephelus fuscogutatus”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
‒ Nâng cao tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng tốt hơn.
‒ Tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
‒ Góp phần nâng cao tỷ lệ sống, chất lượng và số lượng cá song lai giống
trong sinh sản nhân tạo.
‒ Tạo ra một giống cá mới phù hợp với nuôi trồng thủy sản lợ mặn ở Việt Nam.

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá song
Cá song hay còn gọi là cá mú là cá nhiệt đới thuộc phân họ Epinephelinae có
phân bố rộng rãi ở Đông Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cá song được nuôi nhiều
ở các nước Đông Nam á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Thái Lan,
Hồng Kông, phía đông nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, hiện nay có
khoảng 30 loại cá song, trong đó 8 loài có giá trị kinh tế cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
như cá song vua E. lanceolatus, cá song hổ E. fuscogutatus, cá song vạch E. brunneus,
cá song chấm tổ ong E. merra, cá song chấm đỏ E. akaara, cá song cọp E. megachir,
cá song sọc vàng E. costae, cá song mỡ E. tauvina.
Hệ thống phân loại
Giới

Animalia

Ngành

Chordata


Lớp

Actinopterygii

Bộ

Perciformes

Họ

Serranidae

Họ phụ

Epinephelinae

Giống
Loài

Epinephelus
Epinephelus akaara (Temminck & Schlegel, 1842)
Epinephelus brunneus (Bloch, 1793)
Epinephelus costae (Steindachner, 1878)
Epinephelus fuscoguttatus (Forsskål, 1775)
Epinephelus lanceolatus (Bloch, 1790)
Epinephelus merra (Bloch, 1793)
Epinephelus megachir (Richardson, 1846)
Epinephelus tauvina (Forsskål, 1775)
……………………………….

3


Đặc điểm hình thái
Cá song là cá rạn san hô, có nhiều hình dạng, màu sắc và hoa văn cơ thể khác
nhau. Chúng có miệng khá lớn và hàm răng sắc nhọn. Miệng và mang của cá song
được cấu tạo như là một hệ thống hút để nuốt con mồi. Kích thước của các loài cá
song khác nhau thường khác nhau, chúng có thể lên đến hàng trăm ki lo gram như cá
song vua.
Đặc điểm dinh dưỡng
Khi mới nở, ấu trùng cá song dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Khi hết noãn hoàng
cá sử dụng thức ăn bên ngoài như ấu trùng các loài giáp xác, nhuyễn thể, luân trùng…
phù hợp với kích cỡ của miệng cá.
Sau giai đoạn biến thái, cá có thể sử dụng thức ăn tổng hợp hoặc tự chế hoặc
thức ăn tươi sống. Thức ăn trong giai đoạn này phải lơn hơn 45 % protein. Khi lớn lên,
cá song thường ăn các loại cá con, tôm, mực… Cá thích ăn mồi sống, không ăn mồi
chết và thức ăn chìm ở đáy.
Nhìn chung, cá song thuộc nhóm cá dữ, thức ăn thiên về động vật, có tập tính
rình bắt mồi ở nơi yên tĩnh. Cá song có tính tranh giành thức ăn dữ dội. Khi thiếu thức
ăn, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Trong môi trường nuôi nhốt, cá thường được cho ăn
thức ăn tự chế biến từ các nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương như: cá tạp, cua, ốc,
các phụ phế phẩm…
Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá song lai khác nhau tùy thuộc vào từng loài. Cá song
chuột có tốc độ sinh trưởng chậm, phải cần đến 2 năm cá mới đạt kích cơ thương phẩm
(Lê Xân, 2006). Tuy nhiên, cá song vua lại là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng
có thể đạt 15 kg trong vòng 3 năm nuôi.
Đặc điểm sinh sản
Cá song thành thục lần đầu khi đạt khoảng 3 năm tuổi. Mùa vụ sinh sản của cá
song tùy thuộc vào từng vùng địa lý, cá thường đẻ trứng vào thời kỳ ấm áp. Ở phía

Bắc nước ta, cá song sinh sản vào tháng 4 - 7; ở miền Trung và miền Nam mùa sinh
sản rơi vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hệ số thành thục và sức sinh sản của cá
song tùy theo loài.
4


Cá song có tập tính chuyển đổi giới tính, cá còn nhỏ dưới 50 cm đều là cá cái,
khi đạt chiều dài 70 cm trở lên thì chuyển thành cá đực.
Cá song là loài có sức sinh sản tương đối lớn. Một con cá song chấm đỏ E.
akaara có thể đẻ thành công từ 5 - 7 lần từ tháng 7 đến tháng 10 ở Philipin. Nói chung,
cá song có thể sinh sản từ 200.000 – 500.000 trứng tùy thuộc tuổi và tùy từng loài.
Môi trường sống và tập tính sinh thái
Cá song thích sống ở các hốc đá, vùng ven bờ quanh các đảo có đá san hô, nơi
có độ sâu từ 10-30m. Cá thích hợp ở nhiệt độ từ 22 – 28 oC, ở nhiệt độ 15 oC cá hầu
như không hoạt động và bỏ ăn.
Cá song vua Epinephelus lanceolatus
Cá song vua E. lanceolatus có tên tiếng Anh là Giant Grouper hoặc King Grouper.
Cá phân bố ở vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương từ Biển Đỏ đến Nam Châu Phi đến
Đông Hawaii và Đảo Pitcairn, từ vùng biển Nhật Bản đến Đài Loan, Philippines, Việt
Nam, Indonesia, Thái Lan, Australia (Heemstra và Randall, 1993). Chúng sống ở các địa
hình khác nhau từ vùng nước nông có nhiều rạn đá san hô, quanh các đảo tới vùng biển
sâu xa bờ (Radall & Heemstra, 1991; Pogonoski et al, 2002). Tại Việt Nam, cá song vua
phân bố ở vùng biển Quảng Ninh-Hải Phòng, Nam Định, Quảng Trị, vùng biển Cà MauKiên Giang. Đây là loài sống ẩn nấp trong các rạn đá san hô, hang hốc hoặc những nơi có
các xác tàu đắm để rình mồi. Tuy nhiên cũng bắt gặp chúng ở các vùng cửa sông, hoặc ở
ngoài khơi... Khi còn nhỏ chúng thường ăn giáp xác loại nhỏ khi trưởng thành thức ăn đa
dạng hơn như: cá, tôm, cua, ghẹ.
Cá song vua là loài có kích thước lớn lớn nhất rạn san hô (cá lớn nhất được tìm
thấy có kích thước 260 cm nặng 288 kg). Cá thường ẩn nấp ở các rạn đá san hô, hang
hốc nằm chờ con mồi tới gần rồi đớp gọn. Mồi của chúng đa phần là những loài động
vật sống đáy như tôm, cua, cá, mực... Cá song vua săn mồi suốt ngày, mạnh nhất vào

lúc chạng vạng và rạng đông (Đào Mạnh Sơn, Đỗ Văn Nam, (1994).
Cá song vua là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh. Tăng trưởng của cá song vua có
thể đạt về khối lượng là 1.6 - 1.9 g/ngày và về chiều dài là 0.035 - 0.058 cm/ngày. Cá
song vua cũng là đối tượng nuôi phổ biến đối với các chủ trang trại do có tốc độ sinh
trưởng nhanh với 3 kg/1 năm đầu (Sadovy et al., 2003).
5


Cá song vua là loài cá thành thục muộn hoặc kích cỡ khi thành thục lớn. Tuyến
sinh dục ở cá song vua phát triển khi khối lượng cá > 3 kg và thành thục khi chúng đạt
khối lượng 17-20 kg và kích thước 100-110 cm đối với cá cái, 25-30 kg và kích thước
110-120 cm đối với cá đực.
Cá song hổ Epinephelus fuscoguttatus
Cá song hổ E. fuscoguttatus còn được gọi là cá song vằn hay cá mú cọp, có tên
tiếng Anh là Tiger Grouper. Cá song hổ phân bố rộng ở vùng biển Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Chúng xuất hiện ở hầu khắp các đảo thuộc Ấn Độ Dương và phía
Tây trung tâm Thái Bình Dương, dọc theo thềm lục địa phía Đông Phi đến
Môzămbich. Từ Madagasca đến Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêsia, vùng biển nhiệt đới
Australia, Nhật Bản, Philippin, New Guinea và New Caledonia. Chúng sống chủ yếu ở
các vùng biển ấm và biển mặn, có rạn đá san hô hay nền đáy có đá tạo thành hang hốc,
độ sâu từ 1 - 60m và có độ trong cao. Cá song hổ thích ăn mồi sống, thức ăn của chúng
là các loài giáp xác, cá và một số loài nhuyễn thể (FAO, 1993). Ở Việt Nam, cá song
hổ tập trung ở vùng biển miền Trung và Nam Bộ, chủ yếu là vùng biển Phú Quý Bình Thuận (Đào Mạnh Sơn, Đỗ Văn Nam, (1994).
Cá song hổ có chiều dài từ 60 – 70 cm, lớn nhất là 120 cm.
Cá song hổ thường sinh sản vào tháng 3 - 5 hàng năm. Trứng thụ tinh nở ra ấu trùng
sau 19 – 21 h ấp. Các nghiên cứu mới đây cho thấy cá song hổ có sức sinh sản thấp. Cá bố
mẹ sau 4 tuổi mới có thể thành thục và tham gia sinh sản và lượng trứng/ lần đẻ dao động
từ 200.000 - 500.000 trứng tùy kích thước cá cái (Mike Rimmer, 2000).
Cá Song hổ có có tập tính chuyển đổi giới tính, khi cá cái khi trưởng và chuyển
thành cá đực khi kích thước của chúng lớn hơn (70 cm).
Indonexia và Đài Loan là hai nước đầu tiên cho sinh sản thành công cá song hổ từ

năm 1999, tiếp đó là Malaixia, Thái Lan thành công năm 2002 với tỷ lệ sống khoảng 2 %.
Ở Việt Nam, cá song hổ sinh sản nhân tạo thành công năm 2008 (Lê Xân, 2010)
2.2. Nghiên cứu và sản xuất cá song lai trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay, lai tạo giữa các loài hoặc các nhóm có sự tương đồng hoặc khác biệt
về mặt di truyền để tạo ra con lai có ưu thế lai là những tính trạng vượt trội đang được
áp dụng hiệu quả. Trong nuôi trồng thủy sản, lai tạo giữa hai loài khác nhau từ lâu đã
6


được sử dụng để cải chất lượng con giống (Bartley et al., 2000; Hulata, 1995). Cá song
(Epinephelus spp) là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao và đang được nuôi
nhiều ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên việc phát triển nuôi cá song hiện vẫn gặp khó
khăn do con giống không đủ cung cấp cho thị trường, giá cao và chất lượng không
đảm bảo. Lai giữa hai loài cá song khác nhau để tạo ra con lai khỏe mạnh,có tốc độ
tăng trưởng nhanh, có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường đang là
hướng đi hiện nay trong sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá song
2.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cá song lai trên thế giới
Năm 1999, James và ctv thực hiện thử nghiệm lai giống giữa cá song hổ
(Ephinephelus fuscoguttatus) và cá song ngụy trang (Epinephelus polyphekadion) chỉ
ra rằng kích cỡ mới nở của ấu trùng con lai dao động 1,67 - 1,81 mm nhỏ hơn ấu trùng
mới nở của (Epinephelus fuscoguttatus) (1,83 – 1,93 mm) và lớn hơn ấu trùng mới nở
của (Epinephelus polyphekadion) (1,55-1,71 mm). Ấu trùng con lai và song hổ sinh
trưởng nhanh hơn so với (Epinephelus polyphekadion) sau 25 ngày ương. Vào ngày
thứ 35, kích cỡ trung bình của con lai (21,5 ± 0,629 mm) cao hơn đáng kể so với hai
loài bố mẹ cá song hổ 18,80 ± 1,578 mm và cá song ngụy trang 15,8 ± 1,166 mm. Cá
song lai đạt kích cỡ 3 cm mất 40 ngày, trong khi cá song hổ mất 45 ngày và cá song
ngụy trang mất 50 ngày. Tốc độ sinh trưởng và biến thái nhanh là ưu điểm lớn đối với
việc sản xuất giống thương mại, nó giúp tiết kiệm không gian, thời gian và tận dụng
nguồn nhân công.
Năm 2000, Glamuzina và ctv đã tiến hành việc thụ tinh giữa trứng của cá song

sọc vàng (Epinephelus costae) với tinh của cá song sẫm màu (Epinephelus
marginatus). Trứng thu được từ con cái và tinh của con đực được trộn với nhau trong
khoảng 3 phút sau đó thêm 1 lít nước biển khử trùng vào. Sau 15 phút, hỗn hợp trứng
và tinh trùng được rửa qua nước biển có độ mặn 38 ‰ và thêm từ từ 2 lít nước biển
vào để phân biệt trứng nổi và chìm. Trứng chìm là trứng không thụ tinh sẽ được loại
bỏ ra khỏi bể ấp, các trứng nổi là trứng tốt tiếp tục được ấp cho tới khi nở.
Năm 2008, Koh và cs. nghiên cứu đặc điểm sinh học của ấu trùng con lai giữa
cá song chấm nâu (Epinephelus coioides) và cá song hổ (Epinephelus fuscoguttatus),
sự phát triển trứng và ấu trùng được quan sát trong điều kiện nhân tạo. Trứng mới rụng
từ con cái (Epinephelus coioides) 7,5 kg/con có đường kính là 0,81 ± 0,02 mm và nặng
7


3.505 trứng/g. Sau khi thụ tinh với tinh nhận được từ con đực cá song hổ có đường
kính 0,83 ± 0,02 mm. Trứng nở vào 17h30 phút đến 19h00 sau khi thụ tinh tại 29 °C
và 30 ‰. Tỷ lệ thụ tinh và nở lần lượt là 93,9 % và 50,3 %. Ấu trùng mới nở có chiều
dài toàn thân 1,52 ± 0,01 mm và chuyển động trên bề mặt nước. Ấu trùng bắt đầu ăn
thức ăn ngoài vào ngày thứ 3 sau khi nở và cơ quan tiêu hóa được hình thành và mắt
có sắc tố. Ấu trùng cho thấy loại sắc tố điển hình của giống loài cá song và sự khác
nhau của vây lưng và gai lưng được quan sát trước tiên tới ngày thứ 10 sau khi nở và
sau đó kéo dài ra. Ấu trùng bắt đầu chuyển môi trường sống từ trôi nổi sang sống đáy
vào ngày thứ 40. Tổng số 750 cá hương được sản xuất từ 21.500 ấu trùng mới nở với
chiều dài TL 22,8 ± 3,6 mm.
Tiếp đó, Anocha Kiriyakit và ctv (2011) trong nghiên cứu lai giữa cá đực cá
song vua (Epinephelus lanceolatus) và cá cái cá song chấm nâu (Epinephelus coioides)
đã thực hiện thành công việc thụ tinh và ấp nở trứng. Sau khi rụng trứng (khoảng 1012 h sau khi tiêm liều thứ hai), trứng được thu, mẫu trứng thu sẽ được đổ vào trong đĩa
petri có chứa 3 chất bổ sung và 2 chất chống đông lạnh. Tinh trùng tươi (10 µL) hay
tinh đông lạnh (200 µL) được nhỏ vào trứng (sấp xỉ 9,0 x 105 tinh trùng/trứng) và trộn
đều nhẹ nhàng trong 3 phút, 10 ml nước biển sạch (30 ‰) được chộn đều trong đĩa
petri để cho tinh trùng và trứng hoạt động. Sau 15 phút, trứng được rửa và chuyển tới

bình có thể tích 1 L có chứa 0,8 L nước. Đá khí có đường kính 1 cm được đặt trong
bình 1 L để chộn đều trứng. Sau 2 giờ ấp, tắt đá khí để loại bỏ trứng hỏng là trứng
chìm, trứng nổi được lấy mẫu và chuyển tới bình 1 L khác với thể tích 0,5 L nước, đá
khí được đặt vào vị trí giữa của bình. Nhiệt độ nước (28 - 29 °C) được đảm bảo bằng
việc đặt bình ấp vào trong 1 khay có kích thước (60 x 45 x 30 cm) tại độ sâu 10 cm sử
dụng heater nâng nhiệt và trứng được ấp cho tới khi nở.
Nghiên cứu sản xuất giống cá song lai giữa tinh của cá song vua (Epinephelus
lanceolatus) và trứng của cá song hổ (Epinephelus fuscoguttatus) sử dụng kỹ thuật thụ
tinh in-vitro được nghiên cứu thành công lần đầu tiên bởi các nhà khoa học tại trường
đại học Sabah Malaysia vào năm 2006. Đây là kết quả của nhiều năm hợp tác nghiên
cứu của Viện nghiên cứu biển Borneo, cơ quan phát triển nghề cá của Malaysia
(LKIM) và đại học Kinki của Nhật Bản đã cho ra đời giống cá lai có các đặc điểm hình
thái là sự kết hợp của cá đực cá song vua và cá cái cá song hổ. Con lai có sức đề kháng
8


cao với bệnh, sinh trưởng nhanh và đây được coi là bước cải tiến to lớn đối với ngành
nuôi trồng thủy sản ( />Sau đó, Indonexia là quốc gia thứ hai thành công trong việc sản xuất giống cá
song lai giữa tinh của cá song vua (Epinephelus lanceolatus) với trứng của cá song hổ
(Epinephelus fuscoguttatus) nhưng các kết quả thu được còn rất ít như: con lai có đặc
điểm hình thái giống cá bố mẹ, khả năng chống chịu bệnh và tốc độ sinh trưởng được
tăng lên ( Để
nâng cao hiệu quả của việc sản xuất giống cá lai thì nuôi vỗ là một trong những bước
đi đóng vai trò quan trọng cho việc thành công trong sản xuất giống cá lai bởi vì trứng
và tinh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giai đoạn nuôi vỗ.
Nghiên cứu và sản xuất cá song lai trong nước
Ở Việt Nam, công nghệ sản xuất giống cá song lai vẫn chưa có nghiên cứu bài
bản và cụ thể. Cuối năm 2011, Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc (Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1) đã nghiên cứu thăm dò sản xuất giống cá song lai
Epinephelus hybrid (♂ Epinephelus lanceolatus x ♀ Epinephelus fuscoguttatus) trên

cơ sở đàn cá song hổ và song vua hiện đang nuôi giữ tại Trung tâm. Kết quả ban đầu
cho thấy những tín hiệu khả quan cho việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất
giống đối tượng nuôi mới này. Các chỉ tiêu bước đầu đạt: Vào mùa sinh sản của cá
song hổ, tỷ lệ cá cái thành thục đạt >60 %, trong khi đó tỷ lệ thành thục của cá đực
song vua chỉ đạt >15 % (thành thục không đồng pha). Các chỉ tiêu khác như tỷ lệ thụ
tinh đạt 45 %, tỷ lệ nở 30 %, tuy nhiên tỷ lệ sống thành cá giống còn thấp và mới đạt
0,6 - 0,9 %. Sản phẩm cá giống đạt 700 con được chuyển ra bè của Trung tâm Quốc
gia giống Hải sản miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I để nuôi thử
nghiệm. Cho đến nay sau 20 tháng nuôi thương phẩm cá đạt khối lượng 2,5 – 3,5
kg/con.
Tóm lại, các nghiên cứu về sản xuất giống cá song lai tại Việt Nam còn rất ít,
chủ yếu mang tính chất thăm dò, các chỉ tiêu sinh sản đạt ở mức rất thấp, tiềm năng
phát triển nuôi lớn do cá lớn nhanh, ít bệnh, thị trường tiêu thụ tốt.
Một số nghiên cứu đặc điểm sinh học, thức ăn của ấu trùng cá song lai.
9


Năm 1999, James và cs. thực hiện thử nghiệm lai giống giữa cá song hổ
(Ephinephelus fuscoguttatus) và cá song ngụy trang (Epinephelus polyphekadion) chỉ
ra rằng kích cỡ mới nở của ấu trùng con lai dao động 1,67 - 1,81 mm. Kỹ thuật sinh
sản nhân tạo đã không ngừng được nghiên cứu và đã có những bước tiến đáng kể trong
những thập niên vừa qua, đó là làm chủ các công nghệ sinh sản các loài cá song như:
cá song hổ, cá song chấm nâu, cá song chuột, cá song vua... một thành tựu khác mới
được biết đến đó là công nghệ lai giữa các loài cá song điển hình là: Epinephelus
lanceolatus x Epinephelus fuscoguttatus, Epinephelus lanceolatus x Epinephelus
coides, Epinephelus costae x E. Marginatus... (Epinephelus fuscoguttatus) (1,83–1,93
mm) và lớn hơn ấu trùng mới nở của (Epinephelus polyphekadion) (1,55-1,71 mm).
Ấu trùng con lai và song hổ sinh trưởng nhanh hơn so với (Epinephelus
polyphekadion) sau 25 ngày ương. Vào ngày thứ 35, kích cỡ trung bình của con lai
(21,5 ± 0,629 mm) cao hơn đáng kể so với hai loài bố mẹ cá song hổ 18,80 ± 1,578

mm và cá song ngụy trang 15,8 ± 1,166 mm. Cá song lai đạt kích cỡ 3 cm mất 40
ngày, trong khi cá song hổ mất 45 ngày và cá song ngụy trang mất 50 ngày. Tốc độ
sinh trưởng và biến thái nhanh là ưu điểm lớn đối với việc sản xuất giống thương mại,
nó giúp tiết kiệm không gian, thời gian và tận dụng nguồn nhân công.
Năm 2008, Koh và cs. nghiên cứu đặc điểm sinh học của ấu trùng con lai giữa cá
song chấm nâu (Epinephelus coioides) và cá song hổ (Epinephelus fuscoguttatus), sự
phát triển trứng và ấu trùng được quan sát trong điều kiện nhân tạo. Trứng mới rụng từ
con cái (Epinephelus coioides) 7,5 kg/con có đường kính là 0,81 ± 0,02 mm và nặng
3.505 trứng/g. Sau khi thụ tinh với tinh nhận được từ con đực cá song hổ có đường
kính 0,83 ± 0,02 mm. Trứng nở vào 17h30 phút đến 19h00 sau khi thụ tinh tại 29 °C
và 30 ‰. Tỷ lệ thụ tinh và nở lần lượt là 93,9 % và 50,3 %. Ấu trùng mới nở có chiều
dài toàn thân 1,52 ± 0,01 mm và chuyển động trên bề mặt nước. Ấu trùng bắt đầu ăn
thức ăn ngoài vào ngày thứ 3 sau khi nở và cơ quan tiêu hóa được hình thành và mắt
có sắc tố. Ấu trùng cho thấy loại sắc tố điển hình của giống loài cá song và sự khác
nhau của vây lưng và gai lưng được quan sát trước tiên tới ngày thứ 10 sau khi nở và
sau đó kéo dài ra. Ấu trùng bắt đầu chuyển môi trường sống từ trôi nổi sang sống đáy
vào ngày thứ 40. Tổng số 750 cá hương được sản xuất từ 21.500 ấu trùng mới nở với
chiều dài toàn thân 22,8 ± 3,6 mm.
10


Trong khi đó, trong sản xuất giống cá song lai giữa cá song chấm nâu
(Epinephelus coioides) và cá song vua (Epinephelus lanceolatus), Anocha Kiriyakit và
cs. (2011) cho rằng sự biến đổi hình thái của ấu trùng con lai giống với cá song chấm
nâu về kích cỡ vào lúc nở hay tăng trưởng sau đó. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương
đồng với các nghiên cứu trước đó về lai cá song của Tseng & Poon (1983); James &
cs. (1999); Glamuzina & cs. (1999), (2001). Điều này giải thích do ấu trùng của giống
cá song (Epinephelus spp.) có sự tương đồng về hình thái (Glamuzina & cs., 1999;
2001), Frisch & Hobbs (2007).
Như vậy, kích cỡ của trứng và ấu trùng của các loài cá song lai khác nhau cũng

có sự khác nhau. Trong khi, các nghiên cứu về sinh học ấu trùng của cá song lai giữa
cá song vua (Epinephelus lanceolatus) và cá song hổ (Epinephelus fuscoguttatus) vẫn
chưa có nghiên cứu được công bố.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ măn lên quá trình phát triển phôi và tỷ lệ nở của
một số loài cá biển
Trong sản xuất giống thủy sản, các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ mặn,
Oxy, ánh sáng, và pH có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển và biến thái của
ấu trùng như thời gian nở, tỷ lệ nở của trứng, tỷ lệ dị hình của ấu trùng…
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường quan trọng có thể ảnh hưởng
nhiều nhất đến sự phát triển phôi và tỷ lệ nở của các loài cá biển (Wong and Benzie,
2003; Lin et al., 2006). Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiệt độ là yếu tố sinh thái
quan trọng mà tại đó phôi có thể phát triển hay ngừng phát triển. Trong nghiên cứu của
mình về ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình phát triển phôi của cá biển, Peck và
Buckley (2008), Rombough (1997), và Ye và đồng tác giả (2011) đã chỉ ra rằng nhiệt
độ có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ trao đổi chất của phôi và ấu trùng các loài cá biển ở các
vùng biển ôn đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ cao dẫn tỷ lệ trao đổi chất cao hơn điều
này dẫn đến sự giảm các chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng cá. Do đó, nhiệt độ
cao sẽ làm cho phôi phát triển nhanh hơn (Das et al., 2006; Pepin, 1991; Wong và
Benzie, 2003). Ngược lại, nếu trứng được ấp ở nhiệt độ thấp, phôi sẽ phát triển chậm
(Lin et al., 2006; Small và Bates, 2001). Fonds (1979) đã cho thấy rằng khoảng nhiệt
11


độ tối ưu cho trứng cá bơn đen (Solea Solea) là 10 – 16 oC và phôi cá không phát triển
khi ấp ở nhiệt độ 22 oC.
Gracia-López et al., (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng của 5 mức nhiệt độ (20, 24,
26, 28, và 30 oC) lên sự phát triển phôi và tỷ lệ nở của trứng cá song báo Mycteroperca
rosacea cho thấy tỷ lệ của trứng cá song báo cao khi ấp ở nhiệt độ dao động từ 24 – 30
o


C và thấp hơn ở nhiệt độ < 24 oC
Theo Lê Xân và Nguyễn Hữu Tích (2010), nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phân

cắt và phát triển phôi cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus. Ở nhiệt độ ấp 20 oC
trứng cá hồng bạc chỉ phát triển đến giai đoạn thể phôi rồi ngừng phát triển. Ở khoảng
nhiệt độ 23 – 32 oC, nhiệt độ càng cao, tốc độ phát triển phôi cá hồng bạc càng nhanh.
Ở nhiệt độ 26 oC và 29 oC, trứng cá hồng bạc cho tỷ lệ nở cao nhất
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên phát triển phôi và tỷ lệ nở của ấu
trùng cá song chuột và song hổ năm 2013 của Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu và Vũ
Văn In, (2013) ở Việt Nam cho thấy, cá song chuột chỉ phát triển tới giai đoạn phôi
nang ở nhiệt độ 20 ºC và giai đoạn 64 tế bào ở nhiệt độ 36 ºC rồi ngừng phát triển; và
trứng cá song hổ chỉ phát triển tới giai đoạn phôi vị ở nhiệt độ 23 ºC và giai đoạn 64 tế
bà ở nhiệt độ 35 ºC rồi ngừng phát triển. Tỷ lệ nở của trứng cá song chuột đạt giá trị
cao nhất ở nhiệt độ 28 ºC và 29 ºC, thấp nhất ở nhiệt độ 32 ºC.
Độ mặn
Độ mặn ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi và tỷ lệ nở do sự chuyển hóa
năng lượng để cân bằng áp suất thẩm thấu và mặn ảnh hưởng đến sức nổi của trứng cá
biển (Smith et al., 1999; Sampaio và Bianchini, 2002). Trứng cá biển ấp ở độ mặn
thấp sẽ bị chìm và chết; và nổi dần khi tăng độ mặn của môi trường ấp trứng (Smith et
al., 1999). Hart và Purser (1995) nghiên cứu sự nổi của trứng cá bơn xanh
Rhombosolea tapirina, cũng chỉ ra rằng trứng cá bơn xanh bị chìm khi ấp ở độ mặn
dưới 28 ‰. Do đó trong sản xuất giống cá biển, độ mặn của nước ấp trứng có thể là
nguyên nhân chính gây chết phôi cá (Holliday, 1969).
Gracia-López et al., (2004) chứng minh có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về
tỷ lệ nở của trứng cá cá song báo Mycteroperca rosacea khi ấp trứng cá song báo ở 9
mức độ mặn khác nhau từ 0 – 64 ‰. Trứng cá song báo có tỷ lệ nở cao nhất khi ấp ở
12



độ mặn 32 ‰. Trứng cá song báo không nở ở độ mặn 0 và 64 ‰. Ở độ mặn 8 và 56
‰, trứng cá song báo có nở nhưng ấu trùng bị chết sau khi nở.
Theo Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu (2013) và Vũ Văn In (2013), Độ mặn không
ảnh hưởng đáng kể tới thời gian ấp, thời gian nở trong quá trình ấp trứng cá song chuột
và cá song hổ khi ấp trứng ở 5 mức độ mặn: 23, 26, 29, 32 và 35 ‰. Tuy nhiên, trứng
cá song chuột ấp ở nhiệt độ 28 ºC cho tỷ lệ nở cao nhất (87,4 ± 3,3 %) và tỷ lệ ấu trùng
dị hình (4,8 ± 1,4 %) thấp nhất, Trong khi đó, độ mặn thích hợp cho ấp nở trứng cá
song hổ từ 32-35 ‰ đạt các tỷ lệ nở từ 83,4-85,6 % với tỷ lệ dị hình thấp 1,79-1,85 %.
Ngoài ra có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn nên quá
trình phát triển phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình của ấu trùng của một số loài các biển như
cá song Mycteroperca rosacea (Gracia-López et al., 2004), chẽm mõm nhọn
Psammoperca waigiensis (Phạm et al., 2007), cá hồng bạc Lutianus argentimaculatus
(Lê và Nguyễn, 2011), cá cảnh biển Amphiprion clarkii (Ye et al., 2011), cá song hổ
E. fuscoguttatus (Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu, 2013), cá song chuột Cromileptes
altivelis (Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu và Vũ Văn In, 2013), và cá song vua E.
lanceolatus (Elizur, 2013) đều kết luận độ mặn và nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình
phát triển phôi của ấu trùng cá biển.
Ảnh hưởng của thức ăn tươi sống đến sự phát triển của ấu trùng cá biển
Trong sản xuất giống các loài cá biển nói chung và cá song nói riêng thì thức ăn
ở giai đoạn ấu trùng luôn là vấn đề lớn có thể quyết định sự thành bại của quá trình
ương nuôi (Doi et al., 1997; Kohno et al., 1997; Russo et al., 2009; Toledo et al.,
2002). Hầu hết ấu trùng các loài cá biển là bắt mồi trực quan và sự thành công của
việc cho ấu trùng ăn ở giai đoạn phát triển khác nhau phụ thuộc vào việc cung cấp thức
ăn và môi trường nuôi thích hợp (Ina et al., 1979, Hunter, 1980). Từ khi mở miệng ấu
trùng cá song có thể chủ động bắt mồi và lựa chọn thức ăn mà nó yêu thích, và cho đến
khi khả năng săn mồi của chúng được phát triển hoàn thiện; do đó hiệu quả sử dụng
thức ăn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kích thước con mồi, cỡ miệng ấu trùng, mật
độ của thức ăn, và thành phần dinh dưỡng của thức ăn (Duray et al., 1996; Koh et al.,
2010; Parra và Yúfera, 2000; Russo et al., 2009). Cũng như các loài cá song khác, ấu
trùng cá song lai bắt mồi dựa vào trực quan và việc cho ăn thành công ở các giai đoạn

phát triển khác nhau phụ thuộc vào việc cung cấp thức ăn thích hợp, mật độ thức ăn
13


khi cho ăn và môi trường nuôi. Rất nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ tử
vong cao trong ương nuôi ấu trùng cá song thường xảy ra ở giai đoạn đầu ương nuôi
khi ấu trùng bắt đầu bắt mồi do thức ăn cung cấp không phù hợp (Duray, 1994; Koh et
al., 2008; Koh et al., 2010; Kohno et al., 1997; Tucker, 1999). Do đó, việc cung cấp
thức ăn tươi sống có kích thước và thành phần dinh dưỡng phù hợp cho ấu trùng cá
song lai ở giai đoạn này là rất quan trọng.
Trong ương nuôi ấu trùng cá biển nói chung và cá song nói riêng thì nước ương
màu xanh đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của quá trình ương (Tamaru et
al., 1994). Nước màu xanh này là tảo được sử dụng trực tiếp trong các bể chứa ấu
trùng. Chất lượng ấu trùng được cải thiện khi sử dụng tảo trong nước nuôi ấu trùng
được chứng minh trong nhiều nghiên cứu như Moffatt (1981) đã chứng minh rằng vi
tảo cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho ấu trùng cá biển; vi tảo cũng góp phần vào việc
duy trì chất dinh dưỡng có trong động vật phù du làm thức ăn cho ấu trùng (Makridis
và Olsen 1999); vi tảo cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thay đổi hình ảnh
tương phản và thành phần hóa học của môi trường (Naas et al., 1992; Naas et al.,
1996). Nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng bắt mồi của ấu trùng cá biển cũng bị
ảnh hưởng bởi sự hiện diện của vi tảo trong bể ương (Rocha et al., 2008). Tuy nhiên,
hiệu ứng này không giống nhau giữa các loài cá khác nhau.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng mình rằng tỷ lệ sống của ấu trùng cá song ở giai
đoạn đầu có thể được cải thiện bằng cách cho ăn các thức ăn có kích thước nhỏ như ấu
trùng hàu (Watanabe, 1996), luân trùng có kích thước nhỏ (Ruangpanit, 1993), rotifer
SS và Brachionus sp (Lim, 1993; Doi 1991). Trong sinh sản nhân tạo cá biển luân
trùng Brachionus sp và Artemia spp là thức ăn tươi sống thông dụng nhất dùng trong
ương ấu trùng do chi phí thấp và có thể sản xuất được số lượng lớn (Conceição et al.,
2010). Cũng theo Conceição và cộng sự (2010), luân trùng và Artemia còn chứa một
số axit amin, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của ấu trùng ở giai đoạn

đầu. Tuy nhiên, cả luân trùng và Artemia đều thiếu hụt dinh dưỡng so với nhu cầu
dinh dưỡng của âu trùng cá biển, đặc biệt là axit béo không no n-3 HUFA do đó chúng
thường được làm giàu trước khi cung câp cho ấu trùng ăn.
Theo Anocha Kiriyakit (2011) thức ăn ban đầu cho cá song lai giữa cá song vua
(E. lanceolatus) và cá song chấm nâu (E. coioides) được sử dụng là luân trùng nhỏ và
14


ấu trùng hàu. Trong quá trình ương ấu trùng cá song lai giữa hai loài này, tỷ lệ chết
cao nhất xảy ra vào hai thời điểm: giai đoạn 5 - 6 ngày sau khi nở hay ngày thứ hai ăn
ngoài và giai đoạn thứ hai đỉnh điểm của thời gian biến thái (12-14 ngày sau khi nở).
Tỷ lệ chết cao của một số loài cá song thường được quan sát thấy vào giữa ngày thứ 4
và 9 sau khi nở (Kohno et al., 1990; Yoseda, 2008). Những khó khăn liên quan tới
việc sử dụng thức ăn đầu tiên cho giai đoạn ương ấu trùng cá song lai giữa cá song
sẫm màu (Epinephelus marginatus) và cá song trắng (Epinephelus aeneus) đã được
Glamuzina & cs. (1999) kết luận là nguyên nhân gây ra tỷ lệ chết cao trong giai đoạn
10 ngày tuổi.
Như vậy, loại thức ăn phù hợp cho các giai đoạn của ấu trùng vẫn chưa có tài
liệu công bố một cách thống nhất để nâng cao hiệu quả của việc ương ấu trùng cá
song lai.

15


×