Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

kinh te dau tu giao trinh tham khao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.24 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ



BÀI THẢO LUẬN
MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƯ

Đề tài: Thực trạng và giải pháp vấn đề nợ công của Việt Nam thời
gian qua.
Giảng viên
: TS. Nguyễn Duy Đạt
Nhóm thực hiện : 08
Lớp HP
:1961FECO2021

Hà Nội, 2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................2

BẢNG ĐÁNH GIÁ

Họ và tên

Nhiệm vụ

Tạ Thị Như Quỳnh Bảng đánh giá,
(nhóm trưởng)
phụ lục


Vũ Thị Hồng Thắm Thuyết trình
Nguyễn Hữu Qn

Lê Thị Hồi Thu

Mức độ ảnh
hưởng của nợ
cơng đối với nền
kinh tế
Lý thuyết nợ
cơng

Tự đánh giá

Nhóm trưởng đánh
giá


Võ Phương Thảo

Thực trạng nợ
cơng, ví dụ thực
tế

Nguyễn Thị Qun Bìa, lời giới
thiệu, lời cảm ơn
Nguyễn Thị Như
Quỳnh

Tổng hợp, chỉnh

sửa word

Hoàng Trọng Tân

Lý do chọn đề
tài, phản biện

Nguyễn Thị Thảo

Powerpoint

Nguyễn Thị
Phương Thảo

Giải pháp đối
với vấn đề nợ
công

LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay
nhiều, trực tiếp hay gián. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm bài thảo
luận đến nay, nhóm em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy
cơ, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của trường
Đại học Thương mại đã cùng dùng những tri thức và tâm huyết của mình để
có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn kiến thức quý báu suốt thời gian
học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Duy Đạt
đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn nhóm em qua từng buổi học, từng buổi nói
chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo

đó, bài luận văn này của nhóm em đã hồn thành một cách suất sắc nhất. Một
lần nữa, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy. Bài thảo luận được
thực hiện trong 1 tháng. Ban đầu nhóm em cịn bỡ ngỡ vì vốn kiến thức của
nhóm cịn hạn. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cơ và các bạn học cùng lớp bài
luận được hồn thiện hơn. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thế giới hiện đang trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, khủng
hoảng nợ công đang xảy ra tại Châu Âu và điển hình nhất là Hi Lạp đang
đứng trước nguy cơ vỡ nợ và ảnh hưởng liên đới đến khu vực đồng tiền
chung Châu Âu Eurozone. Các yếu tố rủi ro ngày càng tăng cùng với sự hiện
hữu nguy cơ suy thoái kép được cảnh báo... dẫn đến sự cần thiết phải tái cơ
cấu lại nền kinh tế toàn cầu và cải cách hệ thống tài chính với việc áp dụng
các tiêu chuẩn về an tồn vốn. Việc đảm bảo tính bền vững của nợ cơng và
giảm nợ xấu là những thách thức chung đối với nhiều nước trên thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước thì “Nợ cơng”
vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, và đang trở
thành chủ đề nóng hiện nay bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu
hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm người ta lo ngại tới viễn cảnh nền
kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm.
Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc
gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát
triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ
phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu


cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ
cơng cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu khơng thì

khủng hoảng nợ cơng có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất cứ
thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, nợ cơng
của Việt Nam hiện đang ở mức 54,3% GDP với tốc độ tăng trưởng nợ hàng
năm trên 15%. Với tốc độ này, nợ công của Việt Nam sẽ vượt 100% GDP,
một con số đáng báo động đối với một nền kinh tế nhỏ đang phát triển và phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và cơng nghiệp nhẹ. Do
đó, bài viết sẽ nêu lên những con số cụ thể về tình hình nợ cơng ở Việt Nam
nhằm phản ánh rõ hơn thực trạng tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay.

I.

Lý thuyết nợ công
1. Khái niệm

- Nợ cơng bao gồm: nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của
chính quyền địa phương.
- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước
ngoài được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc
các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành
theo quy định của pháp luật.
- Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, tín dụng vay trong nước, nước ngồi được chính phủ bảo lãnh
- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
2. Đặc điểm của nợ công
- Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của nhà nước. Nợ công
được xác định là một khoản nợ mà Nhà nước (bao gồm các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền) có trách nhiệm trả khoản nợ ấy.



- Nợ cơng được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Để đảm bảo khả năng trả nợ của đơn vị sử dụng vốn
vay, an ninh tài chính quốc gia. Và đạt được những mục tiêu của quá trình sử
dụng vốn.
- Phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích cộng đồng. Nợ cơng được huy động và
sử dụng khơng phải để thỏa mãn những lợi ích riêng của bất kỳ cá nhân, tổ
chức nào, mà vì lợi ích chung của cộng đồng, để phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và phải coi đó là điều kiện quan trọng nhất.
3. Bản chất nợ công
- Nợ cơng chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân sách. Các
khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu
thuế tăng lên để bù đắp.
- Nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế
hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu
hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách.
- Tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức độ an tồn hay rủi
ro của nợ cơng. Mức độ an tồn hay nguy hiểm của nợ cơng khơng chỉ phụ
thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng phát triển
của nền kinh tế.
- Vấn đề quan trọng khi xét đến nợ cơng phải tính là khả năng trả nợ và rủi ro
trong tương lai, chứ không chỉ là con số tổng nợ trên GDP.
- Tiêu chí tỉ lệ nợ cơng/GDP được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho
cách nhìn tổng quát về tình hình nợ cơng của một quốc gia. Mức an tồn của nợ
cơng được thể hiện qua việc nợ cơng có vượt ngưỡng an tồn tại một thời điểm
hay giai đoạn nào đó khơng.
II.

Thực trạng nợ cơng của Việt Nam trong thời gian qua:

1. Đặt vấn đề

Vấn đề Chính phủ cũng như giới chuyên môn quan tâm là công nợ của
Việt Nam được tái cơ cấu như thế nào để ln ở ngưỡng an tồn. Cùng
với đó là Việt Nam cần làm gì để có khả năng trả nợ trong bối cảnh thiếu
nguồn vốn cho phát triển kinh tế giai đoạn này. Theo giới chuyên gia
đánh giá, nợ công của Việt Nam đã đạt đỉnh điểm, từ trước đến nay chưa
bao giờ rơi vào tình trạng này. Có nhiều người cho rằng, đó là vấn đề
riêng của Chính phủ mà khơng biết rằng nó tác động trực tiếp đến cuộc
sống của chúng ta. Để hiểu hơn về tác động từ vấn đề này, thì mỗi người


cần hiểu rõ bản chất, nguyên nhân và các ảnh hưởng của nợ công đối với
cuộc sống con người; từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Có một ví dụ sau: Nếu thu nhập của gia đình bạn là 10 triệu đồng/1 tháng
và chi tiêu 1 tháng là 15 triệu đồng (chi tiêu vượt mức lương) thì cần
phải vay thêm 5 triệu đồng phục vụ chi tiêu. Cứ như vậy, mỗi tháng nợ
thêm 5 triệu đồng. Con số này sẽ ngày càng tăng lên, càng ngày người đi
vay càng khó xoay sở các khoản vay và lãi vay. Tình trạng nợ cơng của
Việt Nam cũng tương tự như ví dụ trên.
2. Thực trạng nợ cơng ở Việt Nam hiện nay
a) Nợ công của Việt Nam chiếm khoảng 65% GDP
Theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ công của Việt Nam đạt 61% tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) tại thời điểm tháng 9/2016 và con số này tăng lên
xấp xỉ 65% vào thời điểm 2017-2018. Theo các chuyên gia, Chính phủ
hàng năm phải chi trả 14% tổng nợ Chinh phủ vay và nợ Chinh phủ bảo
lãnh. Việt Nam đang loay hoay trong vay vốn để phát triển và vì sử dụng
vốn chưa hiệu quả nên trở thành một trong số các nước có tỷ lê nợ cơng
tăng nhanh nhất. Nhưng nếu khơng tiếp tục vay thì cũng khơng có vốn để
phục vụ phát triển và để trả nợ. Theo dự đoán trong thời gian tới, Việt
Nam cần huy động 39,5 tỷ đô la Mỹ để đầu tư phát triển đến năm 2020.
Hình 1: Tỷ lệ nợ công trên GDP giai đoạn 2013-2018


Bảng 1 : Các chỉ tiêu về nợ cơng và nợ nước ngồi của quốc gia


Trong năm qua, Việt Nam tiếp tục tái cơ cấu nợ cơng theo hướng bền
vững, hiệu
quả theo hướng tích cực về cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, đảm bảo khả năng trả
nợ. Tốc độ tăng trưởng nợ công so với GDP là 12,2%/năm cho giai đoạn
từ 2014 - 2015. Đây là một vấn đề đáng lo ngại vì Việt Nam nằm trong
những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng trên
10%/năm) cho dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Đến cuối
năm 2015, tổng nợ công của Việt Nam là 125 tỷ USD, tương đương 61%
GDP, bình qn mỗi người dân nợ cơng gánh số nợ công là 1.384 USD,
tương đương 30 triệu, ngang với Trung Quốc, Philippines và Malaysia.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng của nợ công của Việt
Nam đã giảm xuống bình qn cịn 8,6%/năm, riêng năm 2018 chỉ còn ở
mức 6%. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nếu như trong giai đoạn 2014 2015, tốc độ tăng của nợ công của Việt Nam ở mức bình quân là
18,1%/năm thì giai đoạn 2016 – 2018 đã kéo xuống bình qn cịn
8,6%/năm, riêng năm 2018 chỉ cịn ở mức 6%. Trong khi đó, về trần nợ
cơng, tỷ lệ nợ công giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7% GDP xuống
còn 61,4% GDP cuối năm 2017. Đến cuối 2018, dư nợ công của năm
2018 ở mức dưới 61% GDP.
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng
bền vững, hiệu quả theo hướng tích cực về cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, đảm
bảo khả năng trả nợ. Theo đó, tiếp tục đa dạng các nhà đầu tư trái phiếu
Chính phủ (giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của ngân hàng thương mại


từ khoảng 78% cuối năm 2016 xuống còn khoảng 53,1%), phát hành trái
phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên (bao gồm kỳ hạn dài 20- 30 năm) để kéo

dài kỳ hạn danh mục trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất huy động trái
phiếu Chính phủ. Tăng cường quản lý, giám sát nợ Chính phủ bảo lãnh,
kiểm sốt bội chi và vay của ngân sách địa phương trong phạm vi dự
tốn Quốc hội quyết định. Năm 2018 có thể xem là năm hiếm hoi bởi
Việt Nam được hai trong ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng
hạng. Trong năm 2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng bậc
xếp hạng trái phiếu Chính phủ Việt Nam dài hạn bằng ngoại tệ và khoản
vay không được đảm bảo lên mức B3 từ mức B1 và thay đổi triển vọng
sang mức Ổn định từ mức Tích cực. Fitch nâng hạng Việt Nam từ BB lên BB với triển vọng ổn định. Việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia của
Việt Nam khơng chỉ góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc
tế, mà cịn có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp giảm chi phí huy động vốn
vay nước ngồi của cả Chính phủ và doanh nghiệp; nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Việc nâng hạng tín nhiệm cũng cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam
trong việc tăng cường quản lý, giám sát nợ cơng trong mức an tồn.
Có thể nói, tình hình nợ cơng có nhiều triển vọng khả quan nhờ việc Luật
Quản lý nợ cơng đi vào cuộc sống, qua đó đã tạo ra những thay đổi cơ
bản về thống nhất chức năng huy động vốn vay nợ công; Tăng cường các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nợ công.
Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 952/QĐBTC về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý nợ cơng, trong đó xác
định việc triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính trong năm 2018, địi hỏi các đơn vị
có liên quan phải ưu tiên tập trung nguồn lực và tổ chức thực hiện đảm
bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Trong đó, Quyết
định này cũng xác định cụ thể nội dung cơng việc, thời hạn hồn thành
và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp. Với
tinh thần khẩn trương, nghiêm túc Bộ Tài chính đã hồn thiện trình
Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công
năm 2017, bảo đảm chất lượng, đúng yêu cầu.
b) Áp lực trả nợ cao tăng cao nhưng rủi ro thấp

Tốc độ tăng nợ công tăng của nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của
GDP. Năm 2017, vay đảo nợ lên đến 95.000 tỷ đồng. Con số này cho
thấy gánh nặng nợ công đang tăng cao. Cứ 3 tháng 1 lần, Việt Nam trả
nợ công gồm cả gốc và lãi với số tiền khoảng 25 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ
khoảng 1 tỷ đô la Mỹ. Nếu không giải quyết nhanh chóng và hiệu quả sẽ


ảnh hưởng đến tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô. Năm 2016, nợ công
đến hạn của Việt Nam là 280.000 tỷ đồng, nhưng chỉ trả được 150.000 tỷ
đồng và phải vay thêm 130.000 tỷ đồng, xấp xỉ 6 tỷ đô la Mỹ để đảo nợ.
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, thu nhập trung bình của người lao động
Việt Nam là 2.200 USD/người/năm. Theo quy định, con số trên đã cho
thấy Việt Nam đã thốt khỏi nhóm các nước nghèo và là nước có thu
nhập trung bình. Vì vậy, các khoản vay với ưu đãi về lãi suất và thời hạn
sẽ khơng cịn nữa mà chúng ta phải vay các khoản với lãi suất cao hơn và
thời hạn cũng ngắn hơn. Điều này chỉ ra rằng, nếu Việt Nam vay thì cần
đầu tư một cách hiệu quả đồng vốn, tạo lãi thì mới giảm được áp lực từ
nợ cơng.
Như đã biết về điều khoản vay vốn, “lãi mẹ đẻ lãi con” là chính sách áp
dụng tính lãi suất, nên mức độ lãi suất tăng lên nhanh chóng. Trên thực
tế, Việt Nam đã phải bán trái phiếu chính phủ trong nước với lãi suất cao,
khoảng 8 đến 9%/năm, nhưng chỉ đủ trả lãi của nợ cũ và trả được một
phần của vốn vay. Chính vì vậy, nợ mới và nợ cũ tăng nhanh dẫn đến nợ
công tăng nhanh.
Trong năm qua, Việt Nam tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền
vững, hiệu quả theo hướng tích cực về cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, đảm bảo
khả năng trả nợ. Tốc độ tăng trưởng nợ công so với GDP là 12,2%/năm
cho giai đoạn từ 2014 - 2015.
c) Thực trạng hiện tại tác động tiêu cực và gây nhiều hệ luy cho nền
kinh tế - xã hội

Nợ công đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong đất
nước về mọi mặt: kinh tế, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội… Giả sử nếu
tồn tại là một quốc gia không chịu ảnh hưởng của vay nợ trầm trọng, với
GDP tăng trưởng thì Việt Nam có lẽ phát triển hơn nhiều khi Nhà nước
chú trọng cho đầu tư chất lượng học tập, y tế, đời sống và phúc lợi xã
hội...
Các hệ lụy đó là: Lạm phát tăng cao; Đồng tiền mất giá và hất nghiệp
tăng cao, kinh tế kém phát triển
Khi gặp khó khăn, Nhà nước sẽ in thêm tiền để ổn định một phần chi
tiêu. Điều này kéo theo lượng tiền trong lưu thông tăng, đồng tiền mất
giá. Tăng thuế là việc sớm muộn do thu nhập của Nhà nước phụ thuộc
phần lớn vào các khoản thu từ thuế. Điều này tác động trực tiếp đến cuộc
sống người dân, khi tỷ lệ nợ cơng tăng, Chính phủ phát hành trái phiếu
Chính phủ, cổ phiếu Chính phủ và khoản tiết kiệm trong dân giảm dần.


Khi khoản nợ quá lớn, Chính phủ buộc tăng thuế để trả nợ vay làm tổn
thất xã hội. Điều này tạo thành 1 vịng luẩn quẩn khơng thốt được.
d) Ngun nhân gây ra tình trạng nợ cơng tăng cao
Để dẫn đến tình trạng nợ cơng như hiện nay, có thể thấy một số nguyên
nhân chủ yếu:
Thứ nhất: Đầu tư ồ ạt. Đường xá, cầu đường được xây dựng và mở rộng,
chi phí được lấy từ ngân sách nhà nước. Mà ngân sách này là đi vay từ
các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước. Theo thống kê, xây dựng
đường xá mất khoảng 20 triệu USD/km. Trong khi theo tính tốn, đường
xá sau khi được xây dựng xong và đi vào sử dụng trong 2 năm đã phải tu
sửa. Tương tự, mới đây Việt Nam bỏ chi phí xây dựng tượng đài một
cách phung phí với chi phí lớn. Với những chi phí bất hợp lí như vậy, tỷ
lệ nợ cơng của Việt Nam sẽ ngày càng tăng nhanh.
Ngồi ra, các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên

Nhà nước còn phải gánh thêm khoản nợ. Thực tế hiện nay, có 12 dự án
đầu tư không hiệu quả và cần xử lý của Bộ Công Thương. Bộ Tài chính
báo cáo có 72 dự án đầu tư khác của doanh nghiệp nhà nước không khả
thi và có nhiều khả năng thua lỗ. Điều này đã làm tăng thêm áp lực về
gánh nặng nợ cơng cho Chính phủ.
Bên cạnh đó là các dự án phát sinh tăng vốn. Ví dụ: Năm 2008, dự án
đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được triển khai với tổng vốn đầu
tư là 552 triệu USD. Nhưng đến năm 2016 thì tổng số vốn điều chỉnh
tăng lên 868 triệu USD (tăng lên hơn 1,5 lần so với mức vốn ban đầu.
Trong số đó có bao gồm vay của Trung Quốc 669 triệu USD trả lãi cho
khoản này mỗi ngày là 1,2 tỷ đồng/ngày. Và thực tế hiện nay dự án này
đầu tư không hiệu quả. Dự án tiếp theo là dự án đường sắt trên cao Ga
Hà Nội - Nhổn, tổng vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 783 triệu EUR và
được điều chỉnh lên 1176 triệu EUR, trong đó có nguồn vốn vay của
Pháp là 653 triệu EUR. Hầu hết các dự án của Việt Nam đều chậm tiến
độ, vốn chi bất hợp lý, kém hiệu quả. Đầu tư vào quản lý hệ thống cơng
cộng hết sức trì trệ, chậm tiến độ so với các nước khác, các cơng trình thi
cơng ở Việt Nam chậm tiến độ đến 3 - 4 lần, đội giá. Đầu tư công của
Việt Nam chủ yếu đầu tư và cơ sở hạ tầng, tuy nhiên mọi việc gặp rất
nhiều bất cập như đội vốn, năng lực nhà thầu không đảm bảo dẫn đến
chậm tiến độ. Nguồn vốn chủ yếu là đi vay nhưng lại không được thực
hiện một cách hiệu quả dẫn đến nợ cơng ngày càng tăng cao.
Thứ hai: Có hiện tượng tham nhũng, thất thoát. Lãi phải trả cho cho các
khoản đi vay quá lớn, trong khi phần lớn số vốn vay lại không được sử


dụng hiệu quả do nhiều lý do như tham nhũng, thất thốt, chậm tiến độ...
Điều đó dẫn đến các khoản lãi ngày càng trầm trọng. Trong chi tiêu
Chính phủ, chi thường xuyên chiếm 71%, chi trả nợ chiếm 24,5%, còn
lại 4,5% tổng ngân sách cho đầu tư.

Bên cạnh đó, chưa có sự minh bạch trong sử dụng vốn vay. Việt Nam có
rất nhiều dự án chậm tiến độ so với dự kiến. Càng kéo dài, trì trệ thì càng
lỗ, trong khi đó thì gánh nặng trả lãi của các khoản vay lại ngày càng
tăng. Đặt ra câu hỏi là liệu nguồn vốn đã thực sự được đầu tư đúng
hướng và các nhà lãnh đạo đã thực sự đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu
khi mà có quá nhiều dự án thua lỗ, chậm trễ, phải thay đổi nhiều nhà
thầu mới có thể hồn thành.
3. Mức độ ảnh hưởng của nợ cơng đến với nền kinh tế
a)Nợ cơng có tác động xấu đến nền kinh tế
• Một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng của
nền kinh tế.
Lê Phan Thị Diệu Thảo và Thái Hán Vinh (2015) nghiên cứu vấn đề
“Kiểm định tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế”. Với phương
pháp sử dụng mơ hình hồi quy, quy mơ mẫu gồm 7 nước đang phát triển khu
vực Đông Nam Á là Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipins,
Lào, Campuchia với chuỗi số liệu từ năm 1995-2013, kết quả cho thấy giữa
nợ cơng và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến tính, mơ hình chữ
U ngược.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc (2013) với dữ liệu gồm các quốc gia
đang phát triển với đề tài “Nợ công và tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm các
nước và bài học cho Việt Nam”, sử dụng hàm hồi quy trăng trưởng để ước
lượng tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy khi nợ
công gia tăng tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế, vì thế việc gia
tăng nợ công cần hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng tiêu cực của nợ
cơng.
• Tác động từ nợ chính phủ tới tăng trưởng kinh tế
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên đầu tư công chủ yếu là vay nợ.
Khi việc sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả sẽ dẫn đến khả năng trả nợ càng
khó khăn và do trong giai đoạn hiện nay các nước tăng trưởng kinh tế chủ
yếu dựa vào đầu tư công và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Việc sử

dụng vốn không hiệu quả sẽ tác động xấu tới mức tăng trưởng kinh tế.


Nghiên cứu này cũng tìm thấy được biến GDP bình quân đầu người có
tương quan âm với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP với mức ý nghĩa 5%,
nghĩa là nếu tăng trưởng bình quân GDP đầu người ban đầu tăng thì tốc độ
tăng trưởng GDP giảm và ngược lại.
Đây được gọi là bẫy thu nhập trung bình mà các quốc gia cần phải thoát,
tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy tác động của tăng trưởng dân
số, tỷ lệ thu thuế/GDP, cân đối ngân sách nhà nước, không có tương quan với
tăng trưởng kinh tế.
• Ảnh hưởng ngược từ các chính sách khi nợ cơng q lớn
Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách “thắt
lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để
được nhận sự hỗ trợ cần thiết từcác tổ chức tín dụng quốc tế. Tuy nhiên,
trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế tồn cầu mới thốt khỏi khủng
hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế
mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt
giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền
kinh tế, làmchậm tốc độ tăng trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào
“khủng hoảng kép”.
• Bị hạ bậc tín nhiệm
Khi nợ cơng liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo
cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các cơng ty và quốc gia
khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ
trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. Khi đó, các quỹ
đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong
các đợt phát hành tiếp theo. Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường
tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vịng
xốy:tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm.

• Gánh nặng cho toàn bộ nền kinh tế cùng với rủi ro chênh lệch tỉ giá.
Nợ công ở mức cao sẽ kéo theo mức bội chi ngân sách lớn và dần dần sẽ
trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Trong khi trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong những
năm gần đây, Chính phủ đang có kế hoạch triển khai nhiều dự án hạ tầng lớn
như nhà máy điện nguyên tử, đường sắt cao tốc,… nên tỷ lệ nợ nước ngồi
sẽ tăng vọt. Nhìn lại q trình này, đã có lúc Nhà nước phải đi vay với tỷ giá
chỉ 11 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD, thì ở thời điểm hiện tại tỷ


giá quy đổi đã lên đến mức trên dưới 20 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng
1 USD. Như vậy là khoản chênh lệch tỷ giá này toàn bộ nền kinh tế của
chúng ta phải hứng chịu.
• Nợ cơng đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trong đất nước
về mọi mặt: kinh tế, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…
Giả sử nếu tồn tại là một quốc gia không chịu ảnh hưởng của vay nợ trầm
trọng, với GDP tăng trưởng thì Việt Nam có lẽ phát triển hơn nhiều khi Nhà
nước chú trọng cho đầu tư chất lượng học tập, y tế, đời sống và phúc lợi xã
hội... Các hệ lụy đó là: Lạm phát tăng cao; Đồng tiền mất giá và hất nghiệp
tăng cao, kinh tế kém phát triển.
Khi gặp khó khăn, Nhà nước sẽ in thêm tiền để ổn định một phần chi tiêu.
Điều này kéo theo lượng tiền trong lưu thông tăng, đồng tiền mất giá. Tăng
thuế là việc sớm muộn do thu nhập của Nhà nước phụ thuộc phần lớn vào
các khoản thu từ thuế. Điều này tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân,
khi tỷ lệ nợ cơng tăng, Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu
Chính phủ và khoản tiết kiệm trong dân giảm dần. Khi khoản nợ quá lớn,
Chính phủ buộc tăng thuế để trả nợ vay làm tổn thất xã hội. Điều này tạo
thành 1 vịng luẩn quẩn khơng thốt được.
b)Nợ cơng có tác động tích cực tới nền kinh tế
• Bù thâm hụt ngân sách

Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách và quy
mô nợ công đúng bằng quy mơ thâm hụt ngân sách tích tụ qua các năm. Về
nguyên tắc, để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính phủ các nước phải vay
trong và ngồi nước, chứ không được phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra
lạm phát cao. Vay nước ngoài gây dựng được một lượng vốn theo yêu cầu,
nhằm đạt được các mục tiêu về chi phívà rủi ro, đáp ứng được các mục tiêu
quản lý nợ khác của Chính phủ đã đề ra.
• Đầu tư
Khi có một dự án yêu cầu nhiều về vốn hay cơng nghệ mà chính phủ
khơng đủ tiềm lực thì vay nước ngồi sẽ giải quyết được phần nào vấn đề
vốn.
c)Kết luận
Như vậy nợ cơng có tác động lớn khơng chỉ đến nền kinh tế của Việt
Nam mà cịn tác động đến mọi mặt của cuộc sống. Nợ công mang đến cả


mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên những mặt tiêu cực cịn tồn tại khá nhiều
và chính phủ cần có những giải pháp cần thiết và phù hợp cho vấn đề này.
III.

Giải pháp vấn đề nợ công của nước ta:
Trước tình hình hiện nay, việc đi vay với lãi suất thị trường để chi tiêu
cơng khơng cịn là giải pháp tốt, khi mà chúng ta đã mất đi nhiều ưu đãi.
Dự báo phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020 sẽ vẫn phải
đi vay bù đắp thiếu hụt về đầu tư. Một số biện pháp lưu ý:
Thứ nhất, nợ công phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển
kinh tế là điều kiện cần để tăng thu cho ngân sách nhà nước và giảm áp
lực từ nợ công. Muốn vậy cần đổi mới mơ hình kinh tế, cải thiện bộ máy
tổ chức hoạt động các cơ quan nhà nước, đầu tư có trọng điểm tránh đầu
tư dàn trải thất thoát.

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả thấp hơn so với doanh
nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo theo nhiều
ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nhà nước thất thoát vốn. Cần giảm bớt sự
phụ thuộc của các doanh nghiệp nhà nước, để các doanh nghiệp hoạt
động độc lập, cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp tư nhân và các
doanh nghiệp nước ngồi. Chỉ có vậy mới cải thiện sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, nợ công ở Việt Nam phụ thuộc hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp nhà nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Chính phủ cần tìm
kiếm các giải pháp quản lý hiệu quả. Cần thay đổi cách tính nợ cơng để
thu nhận được chính xác nhất về số liệu về khoản nợ cơng của Chính phủ
và doanh nghiệp nhà nước.
Huy động vốn trong nước thay vì vay vốn nước ngoài. Thực tế khoản
tiền nhàn rỗi trong nhân dân hồn tồn phù hợp cho việc mua trái phiếu
chính phủ, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta phải vay với lãi suất khá
cao.
Cần thực hiện kỷ luật tài khóa rõ ràng, nghiêm ngặt, tránh tình trạng
thâm hụt ngân sách, rà sốt lại những dự án đầu tư, phịng chống tham
nhũng, minh bạch về tài chính.
Phải có ưu tiên rõ ràng trong việc chi tiêu nợ công. Những ưu tiền cần
đặt ra là cơ sở hạ tầng cơng ích, dịch vụ phục vụ đời sống an sinh xã hội.
Các doanh nghiệp nhà nước cần chú trọng phát triển lợi ích, mở rộng đầu
tư.
Xây dựng một cơ chế quản lý nợ cơng hiệu quả. Chế độ kiểm sốt rất cần
sự minh bạch và có trách nhiệm giải trình để có thể kiểm sốt tốt nợ cơng


của Việt Nam. Hiện tại, chất lượng đội ngũ kiểm tốn nhà nước của Việt
Nam cịn thấp, chưa đủ khả năng phân tích đánh giá bản chất của nợ
cơng, phân loại đánh giá những tác động của nó có thể xảy ra với nền

kinh tế. Hơn nữa, giám sát chi tiêu của Chính phủ cũng cần phải thể chế
hóa và bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, khơng đúng
mục đích. Luật Ngân sách nhà nước cũng cần rà soát lại nhằm nâng cao
hiệu quả của chi tiêu cơng. Nếu khơng có cơ chế quản lý nợ công hiệu
quả chúng ta không thể đánh giá thấu đáo tình hình tăng trưởng kinh tế,
lượng dự trữ quốc gia là bao nhiêu, cần làm gì để giảm áp lực của nợ
công đối với nền kinh tế.
Thứ ba, vừa vay để đầu tư, vừa vay để đảo nợ làm cho nợ cơng tăng lên
nhanh chóng. Cần chỉ định một “đầu mối” xử lý nợ công với quyền hạn
trong việc huy động, phân bổ, chịu trách nhiệm có thể xem là phù hợp
trong thời điểm hiện nay.
Thứ tư, minh bạch trong quản lý. Để góp phần giảm nợ cơng việc quản
lý sử dụng vốn được sử dụng một cách nghiêm túc có hiệu quả
Thứ năm, thu hút nguồn thu ngoại tệ. Thu hút nguồn thu ngoại tệ bằng
cách phát triển lĩnh vực xuất khẩu như nông sản, hải sản, da giày, khoáng
sản. Phát triển du lịch, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án kinh
tế. Thêm nữa là lực lượng lao động của nước ta đang rất dồi dào, đây là
điều kiện cho đất nước phát triển tất cả các ngành thế mạnh, cũng như là
sức hút cho việc đầu tư từ các nước.
Thứ sáu, xử lý nghiêm minh cán bộ có dấu hiệu sai phạm trong các dự án
kinh tế gây thất thoát lớn cho nhà nước. Rà sốt lại tính hiệu quả của các
dự án đang trong quá trình thực hiện hoặc sắp được triển khai trong thời
gian tới.



×