ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MƠN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ HÀNG HÓA VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SỮA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP: L08 NHÓM: 8D, HK211
GVHD: ThS. NGUYỄN TRUNG HIẾU
SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT
MSSV
HỌ
TÊN
1
2010490 NGUYỄN PHÙNG UYÊN NHI
2
2012989 HỒ TẤN
ĐỨC
3
1915292 NGUYỄN HỮU
THIỆN
4
1912191 NGUYỄN THỊ HỒI
THY
5
2014813 ĐẶNG NGỌC
TRÂM
%
ĐIỂM
BTL
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
ĐIỂM
BTL
GHI CHÚ
Nhóm trưởng
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
STT
1
Mã số
SV
Họ và tên
2010490
NGUYỄN PHÙNG
UN NHI
Nhiệm vụ
được phân
cơng
Chương 1 +
thuyết trình
Tổng hợp
word + làm
slide thuyết
trình
2
2012989 HỒ TẤN ĐỨC
3
1915292
NGUYỄN HỮU
THIỆN
Chương 2.1
và 2.2.1
4
1912191
NGUYỄN THỊ
HỒI THY
Chương
2.2.2 và 2.3
5
2014813
ĐẶNG NGỌC
TRÂM
Phần mở
đầu + Kết
luận
%
Điểm
BTL
Điểm
BTL
Ký tên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài: .........................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................1
3. Mục tiêu nghiên cứu:...............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài: ...................................................................................................2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm và hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hố. ...................................3
1.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. .....................................................3
1.3 Lượng giá trị của hàng hóa. ..................................................................................5
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. .......................................5
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát lịch sử hình thành & phát triển của ngành sữa ở Việt Nam .................7
2.2 Thực trạng và nguyên nhân trong ngành sữa ở Việt Nam hiện nay. ..................12
2.3 Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa ở nước ta theo hướng hiện
đại và ngày càng hiệu quả .........................................................................................18
KẾT LUẬN ..................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................22
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu tiêu dùng sữa ở Việt Nam nói riêng trong thế giới nói chung. Theo C.Mác:
“Những thời đại kinh tế khác nhau khơng phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở
chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. Trải qua một quá
trình dài hình thành và phát triển, sữa đã bùng nổ với mơ hình hồnh tráng hơn nhiều
thơng qua “sản xuất hàng hóa”, đa dạng về nguồn cung cấp cho đến tiêu dùng, thể hiện
trong mơ hình thị trường tiêu thụ hiện nay. Đó là một khía cạnh lớn đáng để nghiên cứu.
Sữa là món thực phẩm rất gần gũi với mỗi hộ gia đình, cung cấp lượng protein cao,
nhiều loại vitamin và khoáng chất rất đa dạng cho cơ thể khơng những con người mà
cịn động vật. Sữa xuất hiện từ thời kỳ nguyên thủy còn “sản xuất tự cấp tự túc” cho đến
ngày nay đang trong giai đoạn “sản xuất hàng hóa”, sữa vẫn giữ vững vị trí là một món
hàng được sản xuất phổ biến và nhu cầu người dùng ngày một tăng cao. Tính đến cuối
năm 2018, theo Tổng cục Thống kê, với tổng đàn bò sữa trên thì sản lượng sữa tươi
trong nước đạt 936 ngàn tấn1. Trong khi đó tính trên thế giới, các khách hàng sử dụng
sữa đạt con số trên 6 tỷ, với dân số thế giới đạt gần 8 tỷ. Cho đến hiện tại (cuối 2021)
trải qua 3 năm phát triển vượt trội về kinh tế, nâng cao không những mức tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu thế giới, con số này đã tăng cao đáng kể.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp phải điêu đứng,
trong đó có sữa và các sản phẩm về sữa. Mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hố
thiết yếu ở tỉnh này, nhưng khơng thuộc nhóm hàng hố thiết yếu ở tỉnh khác nên các
doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý. Vì vậy, nhận thấy rõ sự cấp thiết
về khó khăn mà ngành sữa phải đối mặt, nhóm em xin thực hiện đề tài “Lý luận của Các
Mác về hàng hóa và vận dụng vào sự phát triển của ngành sữa ở Việt Nam hiện nay”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: lý luận của Các Mác về hàng hóa.
Hà Giang, (31/07/2019), Ăn ít thịt, uống nhiều sữa Việt Nam nuôi thêm trăm ngàn con bò, Truy cập từ
/>1
1
Phạm vi: sự phát triển của ngành sữa ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến
2021.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ lý luận của Các Mác về hàng hóa.
Thứ hai, phân tích để chỉ rõ vị thế của sữa cũng như sự quan trọng trong sản xuất
tạo ra sữa, thể hiện qua giá trị của nó và đánh giá các nhân tố tác động thị trường.
Thứ ba, mô tả rõ ràng thực trạng thị trường hiện nay nhằm thể hiện lượng giá trị
của sữa và nhân tố ảnh hường đến.
Thứ tư, vận dụng các quy luật trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa để đưa ra các
nguyên nhân, các biện pháp khắc phục những khó khăn mà ngành sữa đã và đang gặp
phải, mô tả bức tranh sự hình thành của sữa qua các giai đoạn, qua đó tìm ra các hướng
đi mới để giúp nền sản xuất phát triển hơn.
Thứ năm, vạch ra các hướng đi đa chiều giúp nâng cao sữa ở thị trường trong nước
và những tiềm năng vượt trội của ngành sữa trong tương lai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với một từ “sữa”, đề tài được phân tích bằng nhiều phương pháp sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
- Phương pháp logic kết hợp với lịch sử.
- Thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.
- Quy nạp diễn dịch, hệ thống hóa.
- Tổng kết thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:
- Chương 1: Lý luận của Các Mác về hàng hóa.
- Chương 2: Sự phát triển của ngành sữa ở Việt Nam hiện nay.
2
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hố
Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người thơng qua trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể tồn
tại ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
Hai thuộc tính của hàng hóa: Giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: Là cơng dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người (nhu cầu về vật chất, tinh thần; nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân,
cho sản xuất…). Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng.
Vì vậy, nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho
con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm. Cụ
thể, giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người
mua. Do đó, nếu là người sản xuất, phải chú ý hồn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa
do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của
người mua.
- Giá trị của hàng hóa: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
bên trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người
sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao
đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện
ra bên ngồi của giá trị; giá trị nội dung là cơ sở của trao đổi. Khi trao đổi người ta ngầm
so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau. Trong thực hiện sản xuất
hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện
giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận, hàng hóa phải được bán đi.
1.2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất
hàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của
người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: Mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.
3
1.2.1 Lao động cụ thể.
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên mơn
nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp
lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác
nhau. Phân công lao động xã hội ngày càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề
khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, càng có nhiều giá trị sử dụng
khác nhau.
1.2.2 Lao động trừu tượng
Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa khơng kể đến hình thức cụ thể của
nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần
kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
Có thể nêu, giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh
trong hàng hóa. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng
khác nhau.
1.2.3 Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Tính thống nhất: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa.
Tính mâu thuẫn: Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất
hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.
Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao
động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công
lao động xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi
sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu
cầu xã hội, hoặc khi mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể
chấp nhận được. Khi đó, sẽ có một số hàng hóa khơng bán được. Nghĩa là có một số hao
phí lao động cá biệt khơng được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng
hoảng tiềm ẩn.
4
1.3 Lượng giá trị của hàng hóa
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao
phí để tạo ra hàng hóa.
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao động
này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động nào của đơn vị sản
xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm: Hao phí lao động quá khứ (Chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu
dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) + Hao phí lao động mới kết tinh thêm.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, vì vậy, những nhân tố ảnh hưởng tới lượng thời
gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến lượng
giá trị của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau:
1.4.1 Năng suất lao động
Là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản
xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết
trong một đơn vị hàng hóa. Do đó, năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho lượng giá trị
trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: i) trình độ khéo léo trung bình
của người lao động; ii) mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học
vào quy trình cơng nghệ; iii) sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; iv) quy mô và
hiệu suất của tư liệu sản xuất; v) các điều kiện tự nhiên.
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị
5
của một đơn vị hàng hóa. Cường độ lao động là mức độ khẩn trương tích cực của hoạt
động lao động trong sản xuất. Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích
cực của hoạt động lao động. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động,
việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng lượng giá trị của
tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao
phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa khơng thay đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ
sản xuất hàng hóa cịn thấp, việc tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu
cầu của xã hội.
1.4.2 Tính chất phức tạp của lao động
Căn cứ theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động
giản đơn và lao động phức tạp.
- Lao động giản đơn: là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên mơn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
- Lao động phức tạp: là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân
bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định
mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia
vào các hoạt động kinh tế xã hội.
6
CHƯƠNG 2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành sữa ở Việt Nam
Ngành công nghiệp sữa là ngành công nghiệp thực phẩm thiết yếu, phục vụ đời
sống người dân. Các sản phẩm của ngành được sản xuất chủ yếu từ sữa động vật (phần
lớn là sữa bò), tạo ra những sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và cần thiết cho
con người trong quá trình tồn tại. Vì vậy, việc chăn ni bị sữa được quan tâm hơn hết.
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành của ngành sữa nói chung và chăn ni bị sữa nói
riêng ở Việt Nam
Tại nước ta, việc chăn ni bị sữa và lấy sữa xuất hiện khá trễ so với các nước
trên thế giới: Việt Nam vốn khơng có truyền thống chăn ni bị sữa từ lâu đời. Chăn
ni bị sữa ở VN đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XX. Giai đoạn này nước ta chủ
yếu nhập các giống bò sữa từ các nước trên thế giới, lai tạo giống bị sữa phù hợp và tìm
các phương pháp chăn nuôi, nâng dần số lượng đàn cũng như sản lượng sữa. Từ những
năm 90 trở lại đây, ngành chăn ni bị sữa mới trở thành ngành sản xuất hàng hố thực
sự.
Một cột mốc quan trọng đáng nhắc đến đó là Quyết định 167/2001/QĐ/TTg được
ban hành ngày 26/10/2001 với chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa ở Việt Nam
bằng việc phát triển chăn ni bị sữa giai đoạn 2001-20042. Thông qua quyết định này,
từ năm 2001-2004, một số địa phương đã nhập một số lượng khá lớn bò HF từ Úc, Mỹ,
New Zealand về ni góp phần tăng số lượng đàn bò lên đáng kể. Tuy còn nhiều biến
động sau năm 2001 nhưng nhìn chung, số lượng bị đã tăng lên khoảng 257.300 con
(năm 2015)3, 294.000 con (năm 2018)4. Từ việc chăn ni bị sữa xuất hiện và khơng
ngừng được nâng cao đã thúc đẩy ngành sữa, đặc biệt là chế biến sữa bị hình thành và
phát triển.
2
Dairy Vietnam, Lịch sử phát triển ngành sữa, Truy cập từ: Lịch sử phát triển ngành sữa Việt Nam
(dairyvietnam.com)
3
Nguyễn Thị Diệu Hiền, (2016), Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sữa của Việt Nam, Tạp chí Phát triển KH &
CN, tập 19, số Q4-2016 tr 54.
4
M.N, (29/08/2019), Đàn bò sữa nước ta phát triển mạnh, Truy cập từ : Đàn bò sữa nước ta phát triển mạnh - Tạp
chí Chăn ni Việt Nam (nhachannuoi.vn)
7
2.1.2 Phát triển của ngành sữa bò ở Việt Nam
Do sự phát triển muộn của việc chăn ni bị sữa nên chế biến sữa ở nước ta cũng
chỉ mới phát triển từ những năm 70 với tốc độ phát triển còn chậm. “Đến năm 1980 mục
tiêu thu sữa chỉ đạt 3 kg/người/năm, gần như bằng 0 so với thị trường thế giới. Năm
1990 đã lên 5,5 kg/người/năm, năm 2003 tăng nhanh lên 9kg/người/năm, năm 2015 đạt
khoảng 22 kg/người/năm và năm 2020 là 26-27 kg/người/năm.”5
Tình hình sản xuất:
- Sản lượng sữa tươi nguyên liệu không thể bắt kịp với nhu cầu gia tăng trong
nước. Từ năm 2001 – 2014(64,7 triệu lít6 lên 549,5 triệu lít 7), sản lượng sữa trong nước
tăng trưởng 26,6%/năm, “đạt 456.400 triệu lít năm 2013, chỉ đủ đáp ứng 28% nhu cầu
trong nước” 6, “đến năm 2020 đạt 1.049 triệu lít, đáp ứng khoảng 35%8”. Hai mảng
chính dẫn dắt sự tăng trưởng của toàn ngành sữa trong nước và cũng là 2 mặt hàng quan
trọng nhất là sữa nước và sữa bột. Riêng tổng giá trị trường của 2 mảng này đã chiếm
khoảng 3/4 giá trị thị trường.
- Thị phần sữa bột phần lớn do các doanh nghiệp nước ngoài như Abbott, Friesland
Campina Vietnam và Mead Johnson nắm giữ do người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng
trả giá cao cho thương hiệu sữa ngoại. Trong khi đó, đối với mặt hàng sữa nước, ngồi
Vinamilk chiếm khoảng trên 50% thị phần, cịn có sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp
khác như TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoi Milk…
- Tính chung giai đoạn 2010-2015, sản lượng sản xuất sữa nước tăng trung bình
16%/năm, từ mức 520,6 triệu lít năm 20109 lên 1.093 triệu lít năm 20159; “Thị trường
sữa nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 14% trong giai đoạn 2014
123doc, Hoạch định chiến lược cho ngành sữa Việt Nam giai đoạn 2013-2020 và tầm nhìn 2030, Truy cập từ:
/>6
Lã Văn Thảo, Kết quả phát triển chăn ni bị sữa giai đoạn 2001-2013 và định hướng, giải pháp phát triển đến
năm 2020, Truy cập từ: />7
INVESTVIETNAM, Sữa và các sản phẩm sữa, Truy cập từ: Sữa và các sản phẩm sữa (investvietnam.gov.vn)
8
Phan Nam, 01/07/2021), Chăn ni bị sữa Việt Nam vươn tầm thế giới, Truy cập từ:
/>9
Tổng cục Thống kê, Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp, Truy cập từ: />5
8
– 2019”10 (từ 846,5 triệu lít9 lên 1.323,44 triệu lít9). “Doanh thu sữa nước trong Q1/2020
đạt 15,3 nghìn tỷ đồng”10. Dự báo, sản lượng sữa nước tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng
trong vài năm tới do nguồn vốn đầu tư vào các nông trại sản xuất sữa ngày càng nhiều
nhằm giảm sự lệ thuộc vào sữa nhập khẩu.Sữa bột có lượng sản xuất đã trở lại đà tăng
sau năm 2008 bị giảm, chỉ cịn 42,8 nghìn tấn9 trong khi 2005 đạt 49,1 nghìn tấn9. Giai
đoạn 2010-2015, sản lượng sản xuất sữa bột tăng trung bình 10,5%/năm, từ mức 58,9
nghìn tấn9 năm 2010 lên mức 97,1 nghìn tấn năm 20159 và năm 2020 đã chạm mốc
127,19 nghìn tấn9.
Thiết bị, cơng nghệ trong chăn ni bị sữa và trong chế biến các sản phẩm từ sữa:
liên tục đổi mới, nâng cao. Cụ thể:
- 12/2010, Công ty Cổ phần sữa TH Milk đã mua tồn bộ bí quyết cơng nghệ cùng
kỹ thuật chăn ni bị sữa của Israel và quy trình chế biến hàng đầu thế giới từ các nước
tiên tiến đã áp dụng thành cơng.
- 6/2013, tập đồn ABI (Nhật Bản) đã chuyển giao công nghệ bảo quản thực phẩm
đông lạnh CAS do ABI sở hữu cho VN.
- Doanh nghiệp đặt các bồn lạnh gần khu vực chăn nuôi, giúp nông dân giảm chi
phí vận chuyển mà lại tăng chất lượng của nguyên liệu.
- Áp dụng công nghệ tiệt trùng UHT. Công nghệ tiệt trùng UHT được hiểu đơn
giản là tiến trình xử lý nhiệt sữa ở nhiệt độ cao (130 - 150℃) trong thời gian rất ngắn
(3-15 giây) trong môi trường vơ trùng khép kín. Nhờ cơng nghệ này mà sữa tiệt trùng
vẫn giữ được nhiều chất dinh dưỡng, có thể bảo quản ở nhiệt độ thường và thời hạn sử
dụng có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Sữa tươi thanh trùng được đun nóng ở nhiệt
độ 85-90℃ trong thời gian ngắn (30 giây – 1 phút) rồi làm lạnh ngay. Qua quá trình xử
lý, hầu như tồn bộ vitamin và khống chất có trong sữa ngun thủy vẫn được đảm
bảo. Sữa thanh trùng phải bảo quản liên tục trong điều kiện lạnh (ở 4℃) và thời hạn
dùng chỉ trong 7 ngày. Với bao bì sản phẩm áp dụng bao bì giấy đóng gói tiệt trùng cấu
tạo 6 lớp giúp sản phẩm tránh các loại vi khuẩn do bao bì này bảo vệ sản phẩm chống
VIRAC, (21/07/2020), Xu hướng phát triển thị trường sữa hạt trong tương lai. Truy cập từ:
/>10
9
lại các ảnh hưởng có hại từ ánh sáng, khơng khí, độ ẩm trong khơng khí trong q trình
tồn trữ sản phẩm, giúp dễ vận chuyển bất cứ đâu.
- Hệ thống vận hành dựa trên giải pháp tự động hoá Tetra Plant Master. Nhờ vậy
có thể điều khiển mọi hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi, kiểm soát chất lượng
liên tục.
- Sử dụng robot trong quá trình sản xuất như vận chuyển cuộn bao bì và vật liệu
bao gói, pallet thành phẩm đến kho thơng minh – nơi nhập xuất hàng tự động với xe tự
hành RGV.
- Ngoài ra trong sản xuất sữa bột, có những đổi mới trong công nghệ ở công đoạn
sấy và chiết lon như chuyển sấy phun từ công nghệ gõ sang công nghệ thổi khí; Trong
sản xuất sữa chua, Việt Nam áp dụng nhiều công nghệ khác nhau để lên men sữa chua,
hỗ trợ cho công nghệ lên men sữa chua hiện đại tại các cơ sở lớn: hệ thống thiết bị lên
men được điều khiển tự động để đảm bảo các thông số công nghệ về nhiệt độ lên men,
chế độ thông khí, mật độ vi sinh, chế độ thanh trùng… Các chủng vi khuẩn lên men sữa
chua của các Công ty khác nhau là khác nhau và chủ yếu được nhập khẩu để tạo ra các
hương vị sản phẩm mang tính riêng biệt.
Thị trường:
Sau khi đi ngang về tăng trưởng trong các năm 2011 và 2012 thì đến năm 2013,
doanh thu toàn ngành đã bắt đầu tăng mạnh. “Tốc độ tăng trưởng của ngành năm sau
cao hơn năm trước, bình quân tăng 17%/năm trong giai đoạn 2011-2015: năm 2015,
tổng doanh thu toàn ngành ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,7% so với năm trước,
tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2010”7. Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số
cao,cung nhu cầu phát triển chiều cao, thị trường sữa tại Việt Nam ln được đánh giá
là có tiềm năng lớn.
2.1.3 Phát triển các loại sữa hạt tại Việt Nam
“Tại Việt Nam, dù chỉ mới bắt đầu rộ lên trong 5 năm trở lại đây nhưng nhóm
sản phẩm này có những tăng trưởng tích cực trong cả cung và cầu. “Sữa hạt” đứng thứ
ba trong top các chủ đề được thảo luận nổi bật nhất về việc ăn uống lành mạnh năm
2017 tại Việt Nam (Theo YouNet Media).”
10
“Thị trường sữa hạt bắt đầu tăng tốc khi Vinamilk và TH True MILK bắt tay đầu
tư và tung ra các loại sữa hạt đa dạng vào 2018. Năm 2018, thị trường sữa hạt trong
nước chiếm 12% trong cơ cấu thị trường sữa nước, với CAGR đạt 18%, cao nhất trong
các dịng sữa nước. Trước đó, thị trường cũng đã quen thuộc sản phẩm sữa đậu nành của
Vinasoy (thuộc công ty đường Quảng Ngãi). Trong 10 tháng đầu năm 2019, mức tiêu
thụ sữa đậu nành của Vinasoy tăng 13% và doanh thu cũng tăng 15% (Nielsen)”.11
Điều này cũng dễ hiểu bởi các nghiên cứu gần đây cho thấy sữa đậu hạt có nhiều
chất dinh dưỡng khơng thua kém sữa bị và có lợi ích cho sức khỏe hơn hẳn sữa bò. Sữa
thực vật (Plant-based milk) là loại thức uống làm từ các loại ngũ cốc, đậu hạt như: gạo
lứt, yến mạch óc chó, mắc ca, đậu đỏ… và hoặc kết hợp thêm các loại rau củ quả như:
cà rốt, khoai tây, bí đỏ…
Sữa thực vật đã xuất hiện thay thế cho các loại sữa bị vì nhiều lý do như: đạo đức,
tôn giáo, bảo vệ môi trường, sức khỏe hay đơn giản chỉ là thay đổi khẩu vị khi mà các
loại sữa có nguồn gốc từ động vật đặc biệt là sữa bị có nhiều chất kích thích, hooc mơn
tăng trường làm biến đổi sinh lý của người uống ở bé gái, gây dậy thì sớm và gây ra
nhiều bệnh như: dị ứng, lỗng xương, béo phì, ung thư …thì sữa thực vật được càng
nhiều người lựa chọn hơn.
Mặc dù chỉ mới được phát triển gần đây nhưng công nghệ chế biến, sản xuất,
kiểm định sản phẩm cũng như bảo quản, đóng gói đã áp dụng các cơng nghệ tiên tiến,
máy móc hiện đại, sản xuất tự động, theo dây chuyền như sản xuất sản phẩm từ sữa bò.
Hơn thế nữa, các công ty đang nghiên cứu phát triển hơn, đào tạo đội ngũ nhân viên
nhằm nâng cao chất lượng sữa, đảm bảo dinh dưỡng sản phẩm cho nhu cầu thị trường
hiện nay và tương lai.
2.1.4 Một số công ty sữa hiện nay
Trong quá trình phát triển các sản phẩm từ sữa, sự xuất hiện của các công ty chế
biến sữa là điều tất yếu. Điển hình một số cơng ty hiện nay:
Science VietNam, Xu hướng phát triển sản phẩm Sữa 2020 mà R&D thực phẩm có thể khai thác, Truy cập từ:
/>11
11
Vinamilk niềm tự hào của Việt Nam trong ngành sữa: có tên đầy đủ là Cơng ty cổ
phần Sữa Việt Nam. Thành lập năm 1976, với tên gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê
Miền Nam. Tháng 3 năm 1992, chính thức đổi tên thành Cơng ty Sữa Việt Nam
(Vinamilk). Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa
Việt Nam.
FrieslandCampina Việt Nam là công ty liên doanh được thành lập từ năm 1995 tại
Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal
FrieslandCampina – tập đồn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm hoạt
động trên tồn thế giới. Với dịng sản phẩm nổi tiếng như Dutch Lady…
Nutifood: có tiền thân là Cơng ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Thành Tâm được
thành lập vào ngày 29/03/2000. Ngày 16/06/2011, công ty đổi tên thành Công ty CP
Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood.
Nestle là tập đoàn Thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới,có trụ sở chính tại
Thụy Sĩ, Nestle Việt Nam thành lập văn phòng đầu tiên tại Sài Gịn từ 1912.
TH Truemilk: một cơng ty trẻ của Việt Nam trong ngành, bắt đầu xây dựng năm
2008 và bắt đầu kinh doanh năm 2010.
2.2 Thực trạng phát triển của ngành sữa ở Việt Nam hiện nay
2.2.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được của ngành sữa
Nguồn nhân lực: Tính sơ bộ năm 2020, Việt Nam có 11,3 triệu12 lao động làm việc
trong các ngành chế biến, chế tạo. Số lượng lao động có trình độ chun mơn về chế
biến thực phẩm khơng ngừng tăng lên. Do đó, lao động Việt Nam hồn tồn có thể vận
hành các cơng nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến sữa, tạo thuận lợi trong
việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Điều này mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho
ngành sữa của Việt Nam trong tương lai, bên cạnh đó cịn tạo dựng được niềm tin cho
các doanh nghiệp khác trong ngành.
Tổng cục thống kê, Lao động và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo ngành
kinh tế, Truy cập từ: />12
12
Nguồn ngun liệu: Phát triển nhanh chóng về quy mơ và chất lượng. Sau hơn 100
năm xuất hiện, chăn nuôi bò sữa ở nước ta ngày càng phát triển. Ta đã nhân giống, tìm
các giải pháp, địa điểm có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc chăn ni bị sữa và
đạt năng suất đã tiệm cận những nước đứng đầu. “Theo Cục Chăn ni, tính đến ngày
31/12/2020, nước ta có 331.368 con bị sữa, tăng 4,29% so với 2019. Trong đó, nhiều
doanh nghiệp đầu tư chăn ni bị sữa số lượng rất lớn: TH Milk có 63.000 con,
Vinamilk có 60.000 con, Nutifood có 7.000 con,.... Ngồi ra cịn có chăn ni hộ gia
đình dao động từ 7-10 con/hộ, xu hướng tăng lên 15-20 con/hộ đang tăng lên. Sản lượng
sữa bò tươi nguyên liệu liên tục tăng nhanh: 962,12 triệu lít ( năm 2019), 1.049 triệu lít
( năm 2020). Năng suất sữa trung bình của đàn bị vắt sữa trong cả nước năm 2020 đạt
trên 5.100 kg/con/năm, khá cao so với các nước chăn ni bị sữa với điều kiện tương
đương. Đặc biệt, một số trang trại áp dụng công nghệ cao, đạt năng suất thuộc loại hàng
đầu thế giới”8.
Công nghệ sản xuất, chế biến: Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng nhiều cơng nghệ
vào chế biến, bảo quản, đóng gói, thu mua sữa... Tính đến 2015, hầu hết các nhà máy
sữa được đầu tư sau năm 1990 với quy mơ đầu tư hồn chỉnh và hiện đại. Dây chuyền
thiết bị đồng bộ và công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có cơng nghệ và
thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Đan Mạch, …với dây chuyền sản xuất khép
kín tự động và bán tự động. Các Cơng ty đã đầu tư chương trình điều khiển tự động vào
dây chuyền cơng nghệ nhằm kiểm sốt chặt chẽ các thông số công nghệ để sản phẩm
sản xuất ra có chất lượng ổn định và đạt các chỉ tiêu như mong muốn:
- Trong lĩnh vực bao bì và đóng gói, những năm qua, các Cơng ty trong ngành đã
không ngừng đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất đồng bộ, đầu tư đổi mới thiết bị hiện
đại trong lĩnh vực đa dạng hố bao bì sản phẩm, sử dụng bao bì giấy tiệt trùng để đóng
gói sản phẩm.
- Về công nghệ sản xuất, sản phẩm sữa nước của Việt Nam hiện nay được chế biến
và đóng gói dưới hai dạng: thanh trùng và tiệt trùng. Mỗi loại đều có ưu điểm riêng tùy
vào nhu cầu thị trường nhưng đều cho ra sản phẩm chất lượng.
- Trong sản xuất sữa bột, có những cải tiến trong cơng nghệ ở công đoạn sấy và
chiết lon, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất sữa chua, Việt Nam áp dụng
13
nhiều công nghệ khác nhau để lên men sữa chua, hỗ trợ cho công nghệ lên men sữa chua
hiện đại tại các cơ sở lớn và chủng vi khuẩn lên men sữa chua chủ yếu là nhập khẩu.
Các công ty khác nhau luôn tạo ra các hương vị sản phẩm mang tính đặc trưng.
- Vận hành nhà máy sản xuất, kiểm soát chất lượng, vận chuyển sản phẩm đã áp
dụng khoa học kĩ thuật hiện đại.
- Qua nhiều năm nghiên cứu phát triển, các sản phẩm sữa vô cùng đa dạng : sữa
thanh trùng, tiệt trùng, sữa chua, sữa bột, sữa thực vật...với thành phần khác nhau, đưa
ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng và có mặt khắp mọi nơi, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
sữa, nâng cao đời sống của người dân.
Nguồn kiến thức: Nền giáo dục nước ta cũng đã có nhiều trường Đại học, Cao đẳng
đào tạo chun ngành, đào tạo đội ngũ có chun mơn. Bên cạnh đó, nước ta cũng đã
có tổ chức đóng vai trị nghiên cứu, phát triển. Đó là Hiệp hội Sữa Việt Nam. Ngồi ra,
hiệp hội cịn hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
Thị trường: Các sản phẩm sữa của Việt Nam không chỉ tiêu thụ trong nước cịn
xuất khẩu ra thị trường nước ngồi: Iraq, TQ, Philippines, UAE.... “Tính chung cả năm
2020, kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đạt 302,7 triệu USD, tăng 10,5% so với
năm 2019. Như vậy, đây là lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của
Việt Nam vượt mốc 300 triệu USD”13. Đó là nhờ những nỗ lực khơng ngừng của tồn
ngành nói chung và các doanh nghiệp sản xuất sữa nói riêng.
2.2.1.2 Những nguyên nhân của từng thành tựu
Nguồn nhân lực: Nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng cao, đặc biệt là trình độ có
chun mơn.
Nguồn ngun liệu: Nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng nhanh cũng như
chất lượng của chúng cũng được quan tâm hơn nên việc nâng cao chất lượng và sản
lượng sữa nguyên liệu được đặt lên hàng đầu.
Sơn Trang, (24/02/2021), Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa vượt mốc 300 triệu USD. Truy cập từ :
/>13
14
Công nghệ sản xuất, chế biến: Nhằm nâng cao mùi vị, nguồn dinh dưỡng, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm,... của các sản phẩm đầu ra từ sữa cũng như nguồn nguyên
liệu đầu vào.
Nguồn kiến thức: Để tiếp tục nghiên cứu cải tiến các sản phẩm sữa, góp phần phát
triển ngành sữa hơn nữa. Cùng với yêu cầu ngày càng cao về trình độ của cơng nhân lao
động, đội ngũ làm việc trong ngành.
Thị trường: Để phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và ngành sữa nói riêng
thì việc mở rộng thị trường là điều tất yếu. Ngồi ra, Việt Nam cịn có thể khẳng định
sự phát triển của mình trong ngành: cơng nghệ sản xuất, chế biến, lên men và sự đa dạng
các sản phẩm từ sữa.
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân của nó
2.2.2.1 Những hạn chế của ngành sữa
Những trở ngại về kỹ thuật cơng nghệ: Việt Nam chưa có biện pháp phát triển chăn
ni tập trung triệt để. Cụ thể, có tới khoảng 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ14 (chiếm tới
95%15) thuộc khâu sản xuất, cung cấp về thịt, sữa và sản phẩm từ sữa.
Những thách thức về an toàn thực phẩm và kiểm sốt cịn lỏng lẻo: Các chính sách
kiểm duyệt cịn lỏng lẻo: Có tới 40% sữa gọi là "sữa tươi tiệt trùng" bán trên thị trường
không phải là “100% sữa tươi nguyên chất”. Thống kê cho thấy, năm 2009 tổng lượng
sữa tươi cả nước đạt 270 triệu lít, trong khi lượng sữa tươi các nhà doanh nghiệp đưa ra
thị trường lên tới 452 triệu lít.16
Vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường: chưa giải quyết được vấn đề về rác thải:
chỉ tính riêng các vỏ hộp sữa, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường đến 10-15 tỉ vỏ
hộp17.
Ngọc Diễm, Cơ hội phát triển chăn ni bị sữa, Truy cập từ: />14
Hương Giang, Văn Hai, Công Hậu, (11/10/2016), Liên kết phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, Truy cập từ:
/>16
Quang Tuấn, (19/07/2010), Chất lượng sữa tươi bị thả nổi?, Truy cập từ: />17
Ngọc Hiển, (22/06/2019), Việt Nam thải chục tỉ vỏ hộp sữa, các 'ông lớn' bắt tay lập Liên minh tái chế bao bì,
Truy cập từ: />15
15
Những khó khăn trong mùa dịch Covid: mặt hàng đồ uống (điển hình là sữa) khơng
nằm trong nhóm hàng hố thiết yếu, nên thực tế không phải địa phương nào cũng đưa
mặt hàng này vào danh sách hàng hoá thiết yếu khi giãn cách xã hội, trong khi thời hạn
sử dụng ngắn 2-3 tháng18. Vì thế, doanh nghiệp gặp khó khăn khi phân phối hàng đến
các đại lý, người tiêu dùng.
2.2.2.2 Nguyên nhân của từng hạn chế
Những trở ngại về kỹ thuật cơng nghệ: Việc chăn ni bị sữa là ngành đòi hỏi kỹ
thuật tiên tiến và đầu tư cao. Nhưng trên số liệu thống kê thực tế, có khoảng 10 triệu hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ19 (chiếm đến 95%) thuộc khâu sản xuất, cung cấp về thịt, sữa và sản
phẩm từ sữa; nên với quy mô như thế, sự phân tán cịn chiếm tỷ lệ cao, thì việc áp dụng
những cơng nghệ tiên tiến trong chăn ni cịn có nhiều trở ngại cũng như đầu tư không
thể triệt để.
Những thách thức về an toàn thực phẩm: Như đã kể trên, với quy mơ sản xuất cịn
có sự phân tán cao thì việc kiểm sốt dịch bệnh, an tồn thực phẩm cũng gặp nhiều thách
thức không kém. Vào cuối năm 2008, một số loại sữa trên thị trường bị phát hiện nhiễm
melemine khiến cho người dùng hoang mang, quay lưng với các sản phẩm sữa. Nơng
dân thì lao đao, trở thành nạn nhân của cơn ác mộng melamine.
Kiểm sốt cịn lỏng lẻo: Sau khi có thơng tin sữa bị nhiễm melamine, bộ y tế Việt
Nam đã tiến hành điều tra nhiều nhà cung cấp trên thị trường, phát hiện ra nhiều doanh
nghiệp có tên tuổi sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc có chất lượng thấp và
chứa độc tố melamine.
Trưởng Ban bảo vệ tiêu dùng - bà Vũ Thị Bạch Nga - cịn cho hay, có sự chênh
lệch nhau rất lớn giữa lượng sữa thực do đàn bò trong nước sản xuất và lượng sữa được
gọi là sữa tươi mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Thống kê cho thấy, năm 2009 tổng
lượng sữa tươi cả nước đạt 270 triệu lít, trong khi lượng sữa tươi các nhà doanh nghiệp
đưa ra thị trường lên tới 452 triệu lít.20
Anh Minh, (23/07/2021), Xe chở đồ uống, sữa phải quay đầu vì không phải hàng thiết yếu, Truy cập từ:
/>19
Ngọc Diễm, Cơ hội phát triển chăn ni bị sữa, Truy cập từ: />20
Quang Tuấn, (19/07/2010), Chất lượng sữa tươi bị thả nổi?, Truy cập từ: />18
16
Vấn đề về rác thải và ô nhiễm môi trường: Rác thải và ô nhiễm môi trường thường
xuyên là vấn đề nan giải mà các ngành công nghiệp luôn bị mắc phải. Không chỉ rác
thải nhựa, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với vấn đề quản lý và tái chế rác thải nói
chung, đặc biệt là rác thải bao bì đã làm gia tăng gánh nặng về mơi trường, ảnh hưởng
tới sức khỏe của cộng đồng ngày càng lớn. Các loại bao bì sử dụng một lần được tìm
thấy phổ biến nhất ở Việt Nam gồm chai, nắp chai nhựa, bao bì giấy, túi nilơng, vỏ hộp
sữa, vỏ hộp các loại đồ uống...
Ông Phạm Phú Ngọc Trai - chủ tịch PRO Vietnam - cho biết Việt Nam đang xếp
thứ 4 trên toàn cầu về lượng rác thải nhựa thải ra đại dương, trong khi vẫn phải nhập
khẩu nhựa và giấy phế liệu cho công nghiệp tái chế. Chỉ riêng ngành cơng nghiệp sữa,
có đến 10-15 tỉ21 vỏ hộp sữa được thải ra mỗi ngày.
Tính đến năm 2019, tổng sản lượng bị sữa tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng
65.000 - 67.000 con22. Người chăn nuôi do thể chưa áp dụng cơng nghệ tiên tiến, cịn
theo phương thức chăn bị truyền thống nên sản lượng và chất lượng chưa cao đồng thời
cũng gây ơ nhiễm mơi trường.
Những khó khăn trong mùa dịch Covid: Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhiều
doanh nghiệp phải điêu đứng, trong đó có sữa và các sản phẩm về sữa. Mặt hàng sữa
được xếp vào nhóm hàng hố thiết yếu ở tỉnh này, nhưng khơng thuộc nhóm hàng hố
thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý.
Ngoài ra với các doanh nghiệp xuất khẩu, thủ tục khai báo hải quan và tình hình
tắc nghẽn tại các cảng biển là những điểm nghẽn cần được giải quyết. Sự ngăn cách,
kiểm soát chặt chẽ giữa các tỉnh, và những quy định không đồng nhất của cơ quan hải
quan càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt đối với các mặt hàng thực
phẩm đòi hỏi điều kiện bảo quản khắt khe, thời hạn sử dụng ngắn.
Ngọc Hiển, (22/06/2019), Việt Nam thải chục tỉ vỏ sữa, các ‘ông lớn’ bắt tay lập Liên minh tái chế bao bì, Truy
cập từ: />22
Dairy VietNam, Ơ nhiễm mơi trường trong chăn ni bị sữa, Truy cập từ:
/>21
17
2.3 Các kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của ngành sữa ở nước ta theo hướng hiện
đại và ngày càng hiệu quả
Đẩy mạnh xuất khẩu: Với sự tăng trưởng tốt về sản lượng, để tiêu thụ hết sản phẩm
và nâng cao hiệu quả chăn ni, thì ngành chăn ni đang hướng đến việc không chỉ
phát triển thị trường trong nước mà cịn ra nước ngồi, đặc biệt là Trung Quốc. Theo
thống kê cho rằng, trong năm 2018 Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 11 tỷ USD vào
các sản phẩm sữa và chưa có dấu hiệu giảm. Nên có thể trong năm 2025, việc nhập khẩu
các sản phẩm sữa của nước này sẽ có thể tăng mạnh, có thể chiếm tới 45% tổng nhu cầu
sử dụng sữa ở Trung Quốc.23
Nắm bắt được cơ hội trên, một số doanh nghiệp sữa Việt Nam đã chủ động ký kết
đối tác với Trung Quốc để sẵn sàng xuất khẩu. Tuy vậy, theo ông Phạm Văn Đông, Cục
trưởng Cục Thú y cho rằng “Các doanh nghiệp nên nghiên cứu thật kỹ Nghị định thư
xuất khẩu sữa từ Việt Nam. Đồng thời tham khảo các đối tác Trung Quốc đã từng nhập
khẩu sữa từ những nước cũng có thỏa thuận xuất khẩu sữa sang Trung Quốc như Nga,
Israel, Úc, New Zealand…, xem khả năng quản lý, giám sát, thực hiện của họ như thế
nào để xuất khẩu được sữa sang Trung Quốc, và thông tin lại cho Cục Thú y. Nhằm
giám sát dịch bệnh, dự tốn kinh phí để báo cáo bố trí ngân sách.
Củng cố và phát triển thị trường nội địa:
- Đối với Chính phủ: tổ chức rà sốt các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đề xuất, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất: cần đưa ra một mức giá phù hợp sao cho
người tiêu dùng có thể cảm nhận sự tương ứng giữa chất lượng mang lại khi mà họ đã
bỏ tiền ra để dùng và đồng thời bản thân các chủ doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo
nguồn thu cho ngành hàng sữa tươi. Nói cách khác, người tiêu dùng bên cạnh việc quan
tâm đến giá cả, họ cũng yêu cầu chất lượng tương ứng theo giá của một sản phẩm khi
quyết định mua để sử dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm
sữa tươi vừa đảm bảo về chất lượng vừa đáp ứng đầy đủ về các dưỡng chất cần phải có.
Thanh Hải, (28/10/2019), Tiềm năng xuất khẩu sữa chính ngạch sang Trung Quốc, Truy cập từ:
/>23
18
Đồng thời thực hiện hàng loạt các chương trình kích thích tiêu dùng, tăng doanh thu
như: cho ra các chương trình khuyến mãi, đẩy mạnh kênh phân phối ở các vùng sâu
vùng xa.
- Đối với các hộ chăn ni bị sữa: Theo ơng Tống Xn Chinh, Phó cục trưởng
Cục chăn ni cho rằng, để ngành chăn ni bị sữa phát triển hơn đồng thời gia tăng
khả năng kiểm soát đảm bảo an tồn thực phẩm thì cần phải quy hoạch lại, khuyến khích
đầu tư phát triển các hộ ni bị; tăng cường liên doanh, liên kết chặt chẽ giữa người
chăn nuôi với các nhà máy, cơ sở thu mua, chế biến, vì tính đặc thù của sản phẩm sữa
là phải bảo quản kỹ, và người chăn nuôi không thể tự mang ra thị trường bán mà phải
qua doanh nghiệp.
Giảm thiểu rác thải và chất thải ra môi trường: Để giảm thiểu chất thải ra mơi
trường, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách hỗ trợ người chăn ni đầu tư
xây dựng hầm biogas. Trong đó có các quận, huyện như Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi,....
được thụ hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng cơng trình xử lý chất thải chăn nuôi giai
đoạn 2018-2020. Theo thống kê của Cục phát triển nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh,
“hơn 6.000 hộ được hỗ trợ xây dựng cơng trình khí sinh học, hàng chục hộ xây dựng
đệm lót sinh học và trên 1.000 hộ áp dụng quy trình thực hành chăn ni tốt. Đến nay,
chỉ cịn khoảng 2.700 cơng trình xử lý chất thải trong chăn nuôi cần xây mới và trên 900
cơng trình cần được hỗ trợ sửa chữa cải tạo.”24
Vượt qua khó khăn trong thời gian dịch bệnh kéo dài: Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch hiện
nay. Nghị quyết tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an tồn phịng, chống dịch COVID-19;
hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch
COVID-19.25 Nghị quyết đã đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:
Dairy VietNam, Ơ nhiễm mơi trường trong chăn ni bị sữa, Truy cập từ:
/>24
Vũ Phương Nhi, (09/09/2021), Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong
bối cảnh dịch COVID-19, Truy cập từ: />25
19
Thứ nhất, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tiếp
tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vaccine phòng COVID-19 theo các nghị quyết của
Chính phủ, bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm, bao gồm người lao động của doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng.
Thứ hai, đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thơng hàng hố thơng suốt, hiệu quả, an
tồn, khắc phục trì trệ chuỗi cung ứng. Đồng thời tăng cường quản lý thị trường, đảm
bảo cân đối vật tư, hàng hoá quan trọng, thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, không
để lợi dụng tăng giá.
Thứ ba, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính. Tránh việc tăng giá
cước vận chuyển. Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các chính sách về giảm thuế, phí,
lệ phí và tiền thuê đất của các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cịn khuyến
khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các
khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Thứ tư, Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong tháng
9/2021, chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi về lao động
nhưng vẫn phải tuyệt đối an tồn về phịng, chống dịch. Đề xuất cấp có thẩm quyền thực
hiện thủ tục rút gọn trong tháng 9/2021 về việc cho phép các chủ doanh nghiệp thỏa
thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn
biến dịch COVID-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300
giờ/năm.
20
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận trên, được phân tích đa chiều, từ tổng quan đến chi tiết, cho thấy
món hàng “sữa” có vị thế mạnh mẽ trên thị trường tồn cầu. Cho đến ngày nay sự phát
triển của sữa đã đem lại cho quốc gia nguồn ngân sách đáng kể thơng qua việc trao đổi
đó. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy quan hệ đối ngoại đối với các đất nước gần xa khác.
Trải qua một quá trình lịch sử phát triển, có những lúc thăng trầm lưu lại đến ngày
nay những thành tựu. Trong bối cảnh sự sản xuất đẩy cho những người có kiến thức và
khả năng lao động; thì sự cạnh tranh về lao động giữa những con người có kiến thức
chun mơn sâu rộng và người ít kiến thức, giữa những người sở hữu tư liệu sản xuất
và người làm công càng khốc liệt. Và vấn đề đó là hạn chế bên cạnh những thành tựu.
Sữa – trong bối cảnh Covid khắc nghiệt và căng thẳng hiện nay, hầu như mọi hoạt
động sản xuất (ngoại trừ sản xuất lương thực thiết yếu) bị ngưng trệ, khiến nhiều người
dân bị khơng có có thêm nguồn thu nhập trong thời gian dài, nhưng chúng ta vẫn thấy
số lượng sữa sản xuất và tiêu thụ vẫn không hề giảm đi, minh chứng rõ ràng cho tầm
quan trọng của sữa đối với cuộc sống con người hiện nay.
Theo nhận thấy thị trường sữa được ưa chuộng hơn phải kể đến là sữa tươi và sữa
bột, và sản phẩm của sữa rất phong phú, đa dạng không kém sự phổ biến như bơ, phơ
mai,… thì ngành cơng nghiệp sữa và sản phẩm được chế biến từ sữa hứa hẹn mang lại
sự đột phá. Các doanh nghiệp về sản xuất sữa hàng năm không ngừng tung ra các sản
phẩm từ sữa mới, tăng nguồn dinh dưỡng và làm mới khẩu vị đến người dùng, làm tăng
sự tiêu thụ đối với ngành. Quy hoạch và phát triển các địa hình phù hợp để tăng số lượng
nông trại chăn nuôi theo mục tiêu đạt con số đến hàng tỷ lít sữa mỗi năm cung ứng cho
thị trường trong nước nói riêng. Có các biện pháp đổi mới hoặc giữ gìn chính sách về
thuế tạo điều kiện gia tăng số lượng doanh nghiệp phát triển trong ngành sữa. Bên cạnh
đó và khơng kém phần quan trọng trong việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường trong khi
sản xuất, đảm bảo số lượng lớn nhưng vẫn an toàn vệ sinh thực phẩm, và điều hòa các
mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất một cách lành mạnh.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Giang (31/07/2019), Ăn ít thịt, uống nhiều sữa Việt Nam ni thêm trăm
ngàn con bị. Truy cập từ />2. Báo Công Thương (11/01/2021), Ngành sữa ít bị tác động bởi Covid-19. Truy
cập từ />3. Dairy Vietnam. Lịch sử phát triển ngành sữa. Truy cập từ: Lịch sử phát triển
ngành sữa Việt Nam (dairyvietnam.com)
4. INVESTVIETNAM. Sữa và các sản phẩm sữa. Truy cập từ: Sữa và các sản
phẩm sữa (investvietnam.gov.vn)
5. Nguyễn Thị Diệu Hiền. (2016). Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sữa của Việt
Nam.,Tạp chí Phát triển KH & CN, tập 19, số Q4-2016 tr 55-56
6. Phan Nam. (01/07/2021). Chăn ni bị sữa Việt Nam vươn tầm thế giới. Truy
cập từ: />7. M.N (29/08/2019). Đàn bò sữa nước ta phát triển mạnh. Truy cập từ : Đàn bò
sữa nước ta phát triển mạnh - Tạp chí Chăn ni Việt Nam (nhachannuoi.vn)
8. Các số liệu từ Tổng cục Thống kê: số lao động trong ngành chế biến, chế tạo(
so bộ năm 2020); sản lượng sữa tươi nguyên liệu ( các năm 2001, 2013, 2014,
2019, 2020), sữa nước (các năm 2010, 2014, 2015, 2019), sữa bột (các năm
2005, 2008, 2010, 2015, 2020); Truy cập từ: />9. Thanh Hằng. (15/08/2021). Cơng ty sữa Vinamilk: Q trình phát triển thương
hiệu sữa Việt tỷ đô. Truy cập từ: />10. Nestlé. Nestlé Việt Nam. Truy cập từ :
/>11. Nguyễn Trần. (28/04/2011).Người dùng nên thận trọng với quảng cáo sữa.
Truy cập từ: />
22